Những hạn chế trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
4 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Những hạn chế trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay - Môn chủ nghĩa xã hội khoa học| Đại học Kinh Tế Quốc Dân

Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và học tập dễ dàng hơn. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

51 26 lượt tải Tải xuống
Những hạn chế trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, nhân dân trong thời gian qua, vẫn còn những hạn chế, tồn tại
cần tiếp tục quan tâm giải quyết:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật vẫn chưa đồng bộ, thống nhất, vẫn còn tình trạng có nhiều văn bản
chồng chéo, mâu thuẫn.
Thứ hai, tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước vẫn còn nhiều bất cập
Thứ ba, việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân còn có những hạn chế
Thứ tư, sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn
có những mặt hạn chế
Gi ải Pháp
1- Tăng cường và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
2 xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng
3 cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
4 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.
5 đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
6 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
7 Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị
. Một số hạn chế của việc thực hiện các nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam
Thứ nhất, việc giữ vững tính chất giai cấp công nhân và tính chất nhân dân, tính chất nhân đạo
của Nhà nước chưa được thực hiện triệt để. Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện
đầy đủ. Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Giác ngộ giai
cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật
còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, các giá trị của nền dân chủ XHCN đã được phát huy nhưng chưa xứng tầm với yêu cầu
của NNPQ XHCN. Biểu hiện ở chỗ, thể chế luật pháp để bảo đảm dân chủ được thực thi chưa
đầy đủ và thiếu đồng bộ, thiếu ổn định và tính khả thi của nó. Không ít quy định pháp luật được
xây dựng công phu, tốn kém, nhưng mới ban hành chưa lâu đã có nhu cầu phải bổ sung, sửa đổi.
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu quả, một bộ phận đội ngũ cán bộ, công
chức sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.
Thứ ba, công cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị còn nhiều hạn chế, nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN còn yếu về khả năng cạnh tranh. Bộ máy của hệ thống
chính trị còn quá cồng kềnh, chưa thật trong sạch, vững mạnh; hiệu lực và khả năng quản lý,
điều hành chưa ngang tầm với tình hình mới, cơ chế vận hành chưa thật khoa học. Sự phân công
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp
còn nhiều điểm chưa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
còn yếu về khả năng cạnh tranh, chưa tăng cường được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,
chưa phát triển được kinh tế hợp tác và phát huy khả năng của các thành phần kinh tế, chậm đổi
mới so với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
Thứ tư, nguyên tắc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam cần có sự tiếp thu và vận dụng các giá trị
phổ biến và kinh nghiệm thế giới về xây dựng NNPQ còn có những hạn chế nhất định. Hệ thống
pháp luật về hội nhập quốc tế chưa được hoàn thiện, việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Đặc biệt trong các lĩnh
vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường…
chưa có các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế,
vv…
Thứ năm, đối với nguyên tắc Đảng lãnh đạo thì sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu của
quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước, vẫn còn tình trạng buông lỏng và bao
biện, chồng chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ
máy nhà nước. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của Đảng chưa được tiến hành thường
xuyên, các biện pháp xử lý vi phạm của Đảng còn nhẹ tay nên hạn chế về tính răn đe.
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam là xây dựng một nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; nhà
nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt
động của nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Để từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta cần phải:
1 – Kiên trì vận dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng
Hòa XHCN Việt Nam.
2 – Đổi mới cơ cấu quản lý nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho toàn xã hội, đời
sống nhân dân.
3 – Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nội dung và hình thức, ưu tiên ban hành các luật về kinh tế,
cải cách bộ máy nhà nước, về quyền của công dân nhằm tạo ra một khung pháp lý lành mạnh cho
mọi hoạt động xã hội, nhà nước và công dân.
4 – Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp
luật, lối sống tuân theo pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt với cán bộ công chức.
5 – Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật.
6 – Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.
7 – Hoàn thiện hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà
nước và các cơ quan tư pháp.
8 – Mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực chính trị xã hội của quần chúng, thực hiện đầy đủ
dân chủ ở cơ quan, tổ chức, cơ sở.
9 – Công khai hóa mọi lĩnh vực hoạt động nhà nước, trừ những lĩnh vực liên quan đến bí mật, an
ninh quốc gia, bảo đảm quan điểm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo ra môi trường
phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội, bảo đảm sự ổn định về chính trị, sự thống nhất về tư tưởng.
Câu 1 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam
B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
D. Liên đoàn Lao động Việt Nam
Câu 2 Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của
A. Các cơ quan
B. Mọi công dân
C. Nhà nước
D. Lực lượng vũ trang
Câu 3 Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền
hội chủ nghĩa ?
A. Mọi công đân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước
B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiemj tham gia xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân
D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước
Câu 4 Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh G không vi phạm pháp luật
B. Anh C không tố giác tội phạm
C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường
D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật
Câu 18: ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng
Nhà nước
A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền
D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người
| 1/4

Preview text:

Những hạn chế trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân trong thời gian qua, vẫn còn có những hạn chế, tồn tại
cần tiếp tục quan tâm giải quyết:
Thứ nhất, hệ thống pháp luật vẫn chưa đồng bộ, thống nhất, vẫn còn tình trạng có nhiều văn bản chồng chéo, mâu thuẫn.
Thứ hai, tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước vẫn còn nhiều bất cập
Thứ ba, việc thực hiện quyền làm chủ của nhân dân còn có những hạn chế
Thứ tư, sự lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa còn có những mặt hạn chế Gi ải Pháp
1- Tăng cường và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa
2 xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng
3 cải cách thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước.
4 xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực.
5 đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm
6 Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
7 Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và hệ thống chính trị
. Một số hạn chế của việc thực hiện các nguyên tắc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Thứ nhất, việc giữ vững tính chất giai cấp công nhân và tính chất nhân dân, tính chất nhân đạo
của Nhà nước chưa được thực hiện triệt để. Địa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện
đầy đủ. Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng. Giác ngộ giai
cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế.
Thứ hai, các giá trị của nền dân chủ XHCN đã được phát huy nhưng chưa xứng tầm với yêu cầu
của NNPQ XHCN. Biểu hiện ở chỗ, thể chế luật pháp để bảo đảm dân chủ được thực thi chưa
đầy đủ và thiếu đồng bộ, thiếu ổn định và tính khả thi của nó. Không ít quy định pháp luật được
xây dựng công phu, tốn kém, nhưng mới ban hành chưa lâu đã có nhu cầu phải bổ sung, sửa đổi.
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu quả, một bộ phận đội ngũ cán bộ, công
chức sa sút về phẩm chất, yếu kém về năng lực.
Thứ ba, công cuộc đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị còn nhiều hạn chế, nền
kinh tế thị trường định hướng XHCN còn yếu về khả năng cạnh tranh. Bộ máy của hệ thống
chính trị còn quá cồng kềnh, chưa thật trong sạch, vững mạnh; hiệu lực và khả năng quản lý,
điều hành chưa ngang tầm với tình hình mới, cơ chế vận hành chưa thật khoa học. Sự phân công
phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện 3 quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp
còn nhiều điểm chưa rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
còn yếu về khả năng cạnh tranh, chưa tăng cường được vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước,
chưa phát triển được kinh tế hợp tác và phát huy khả năng của các thành phần kinh tế, chậm đổi
mới so với yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
Thứ tư, nguyên tắc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam cần có sự tiếp thu và vận dụng các giá trị
phổ biến và kinh nghiệm thế giới về xây dựng NNPQ còn có những hạn chế nhất định. Hệ thống
pháp luật về hội nhập quốc tế chưa được hoàn thiện, việc nghiên cứu và tổ chức thực hiện các
điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên chưa được quan tâm đầy đủ. Đặc biệt trong các lĩnh
vực kinh tế, thương mại, đầu tư, tín dụng quốc tế, sở hữu trí tuệ, thuế quan, bảo vệ môi trường…
chưa có các thiết chế bảo vệ nền kinh tế độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, vv…
Thứ năm, đối với nguyên tắc Đảng lãnh đạo thì sự lãnh đạo của Đảng chưa đáp ứng yêu cầu của
quá trình đổi mới tổ chức và hoạt động của Nhà nước, vẫn còn tình trạng buông lỏng và bao
biện, chồng chéo nên chưa phát huy tốt vai trò lãnh đạo của Đảng và hiệu lực điều hành của bộ
máy nhà nước. Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát của Đảng chưa được tiến hành thường
xuyên, các biện pháp xử lý vi phạm của Đảng còn nhẹ tay nên hạn chế về tính răn đe.
GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
Xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam là xây dựng một nhà nước thực sự của nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng với lý tưởng dân chủ, nhân đạo, công bằng, tất cả vì hạnh phúc của nhân dân; nhà
nước được tổ chức và vận hành một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn đất nước, tổ chức, hoạt
động của nhà nước phải đặt trên cơ sở pháp luật, chịu sự điều chỉnh của pháp luật.
Để từng bước xây dựng và hoàn thiện nhà nước ta cần phải:
1 – Kiên trì vận dụng những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam.
2 – Đổi mới cơ cấu quản lý nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự
quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho toàn xã hội, đời sống nhân dân.
3 – Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nội dung và hình thức, ưu tiên ban hành các luật về kinh tế,
cải cách bộ máy nhà nước, về quyền của công dân nhằm tạo ra một khung pháp lý lành mạnh cho
mọi hoạt động xã hội, nhà nước và công dân.
4 – Tăng cường công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp
luật, lối sống tuân theo pháp luật của mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt với cán bộ công chức.
5 – Tổ chức tốt công tác thực hiện pháp luật.
6 – Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện pháp luật.
7 – Hoàn thiện hoạt động lập pháp, giám sát của Quốc hội, hoàn thiện bộ máy hành chính nhà
nước và các cơ quan tư pháp.
8 – Mở rộng dân chủ, phát huy tính tích cực chính trị xã hội của quần chúng, thực hiện đầy đủ
dân chủ ở cơ quan, tổ chức, cơ sở.
9 – Công khai hóa mọi lĩnh vực hoạt động nhà nước, trừ những lĩnh vực liên quan đến bí mật, an
ninh quốc gia, bảo đảm quan điểm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo ra môi trường
phát triển kinh tế, văn hóa,xã hội, bảo đảm sự ổn định về chính trị, sự thống nhất về tư tưởng.
Câu 1 Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do tổ chức nào dưới đây lãnh đạo?
A. Mặt trận Tổ quốc Việt nam
B. Đảng Cộng sản Việt Nam
C. Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
D. Liên đoàn Lao động Việt Nam
Câu 2 Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là trách nhiệm của A. Các cơ quan B. Mọi công dân C. Nhà nước D. Lực lượng vũ trang
Câu 3 Ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ?
A. Mọi công đân đều phải có trách nhiệm tham gia xây dựng và bảo vệ Nhà nước
B. Chỉ cán bộ, công chức nhà nước mới có trách nhiemj tham gia xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng và bảo vệ nhà nước là trách nhiệm của lực lượng công an nhân dân
D. Chỉ lực lượng quân đội nhân dân mới có trách nhiệm xây dựng và bảo vệ nhà nước
Câu 4 Hành vi nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam?
A. Anh G không vi phạm pháp luật
B. Anh C không tố giác tội phạm
C. H tham gia vào đội dân quân tự vệ của phường
D. Bác D tuyên truyền và vận động mọi người trong khu phố thực hiện tốt pháp luật
Câu 18: ý kiến nào dưới đây là đúng về trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng Nhà nước
A. Chỉ cán bộ, công chức Nhà nước mới có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
B. Học sinh cũng có trách nhiệm xây dựng Nhà nước
C. Xây dựng nhà nước là trách nhiệm riêng của những người có chức quyền
D. Xây dựng Nhà nước là tùy vào tính tự giác mỗi người