-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Những thách thức đối với vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
1. Chính sách xóa đói giảm nghèo ● Nguyên nhân: - Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH. - Sản xuất NN chiếm tỷ trọng lớn. - Mang nặng tính tự phát. - Chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh từng vùng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Chủ nghĩa xã hội khoa học (POLI1304) 26 tài liệu
Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Những thách thức đối với vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay - Chủ nghĩa xã hội khoa học | Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
1. Chính sách xóa đói giảm nghèo ● Nguyên nhân: - Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT - XH. - Sản xuất NN chiếm tỷ trọng lớn. - Mang nặng tính tự phát. - Chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh từng vùng. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học (POLI1304) 26 tài liệu
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh 640 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|45316467 lOMoARcPSD|45316467
Những thách thức đối với vấn đề dân tộc ở Việt Nam hiện nay
1. Chính sách xóa đói giảm nghèo ● Nguyên nhân:
- Hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển KT -
XH. - Sản xuất NN chiếm tỷ trọng lớn.
- Mang nặng tính tự phát.
- Chưa phát huy được tiềm năng, thế mạnh từng vùng. ● Diễn biến:
- Giai đoạn 2016 - 2020:
- Đầu kỳ 2015 hộ nghèo giảm từ 9,88% xuống 2,75% cuối kỳ năm 2020.
- Trong 05 năm giảm bình quân 1,43%/năm
- Hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm bình quân 04%/năm
- Hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm bình quân 5,4%/năm ● Kết quả:
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo vẫn còn cao. -
Số hộ thoát nghèo chủ yếu chuyển sang hộ cần nghèo, có nguy cơ tái nghèo.
2. An ninh - quốc phòng Nguyên nhân:
- Tiếp cận giáo dục hạn chế nên trình độ dân trí chưa cao, dễ bị xúi giục,
lợi dụng, kích động, lôi kéo.
- Khó khăn về mặt kinh tế. Diễn biến:
- Tình trạng khai thác lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy cùng với
nạn cháy rừng xảy ra ở nhiều nơi.
- Tình trạng buôn bán trái phép ma túy, tái trồng cây thuốc phiện, nghiện
hút, nhiễm HIV, hôn nhân cận huyết thống, tai nạn, di cư tự do, lừa gạt,
buôn bán phụ nữ và trẻ em, lao động trái phép qua biên giới...
- Xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm,
chính sách của Đảng.
- Lợi dụng những thiếu sót của ta trong việc thi hành các chính sách dân tộc để gây xung đột.
- Chúng gieo rắc tư tưởng ly khai, tự trị, xây dựng, nuôi dưỡng nhiều tổ
chức phản động dùng làm công cụ chống phá Kết quả:
- Khai thác trái phép ảnh hưởng đến độ che phủ rừng và khí hậu.
- Làm tăng tình trạng mất ổn định về mặt an ninh ở khu vực biên giới và
tăng tệ nạn xã hội.
- Gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. lOMoARcPSD|45316467
3. Thu hẹp khoảng cách về mặt kinh tế - văn hóa giữa các dân tộc ● Nguyên nhân:
- Phần lớn các dân tộc thiểu số ở nước ta cư trú ở miền núi, là địa bàn hiểm trở.
- Đường biên giới trên đất liền của nước ta dài 4.000km thì 3.000 km nằm ở khu vực miền núi.
- Có nhiều cửa ngõ thông thương với các nước láng
giềng. ● Diễn biến:
- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu thốn và yếu kém:
+ 535/1.848 xã có đường đến trung tâm xã chỉ đi được trong mùa khô.
+ 14.093 thôn, bản chưa có đường ô-tô.
+ 204/1.848 xã chưa có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã và trên 8.100 thôn,
bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.
+ 304 xã đặc biệt khó khăn chưa đủ lớp học kiên cố.
+ 15.930 thôn, bản chưa có nhà trẻ, mẫu giáo.
+ 758 xã chưa có nhà văn hóa;...
- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều vùng dân tộc và miền núi cao nhất
cả nước: Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo khu vực miền núi Tây Bắc là 34,52%, miền
núi Đông Bắc: 20,74%; Tây Nguyên: 17,14%; các tỉnh Bắc Trung Bộ: 12,5%.
- Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi thấp:
+ 21% số người trong độ tuổi đi học không biết đọc, biết viết chữ phổ thông.
+ Số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo chiếm 89,5%, riêng số
người trong độ tuổi lao động là người dân tộc thiểu số chưa qua đào tạo chiếm
94,2% (tỷ lệ này ở đồng bào dân tộc Mông là 98,7%; Khmer: 97,7%; Thái: 94,6%; Mường: 93,3%).
+ Chất lượng đào tạo nghề thấp.
- Thời gian qua chúng ta nặng về kinh tế, ít quan tâm đến chính trị của vấn đề
dân tộc. Do đó chính sách kinh tế của ta trong các dân tộc thiểu số như là “đổ
dầu vào đèn, cháy hết rồi lại đổ cho đèn khỏi tắt” lOMoARcPSD|45316467 ● Kết quả:
- Các dân tộc ở Việt Nam có trình độ phát triển kinh tế không đều nhau.
- Hiệu quả kinh tế ít thành công, chưa phát huy được sức mạnh của các dân tộc làm kinh tế.
- Văn hóa xã hội phát triển chậm, còn nhiều hủ tục lạc hậu chưa được bài trừ.
- Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao.
- Khó khăn cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc
thiểu số cư trú tại địa bàn.
- Các dân tộc khó tiếp cận sự thay đổi văn hóa xã hội, khó tiếp cận công nghệ
và đổi mới của đất nước.
- Gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn buôn lậu, ma tuý, xâm nhập,….
4. Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, nhóm dân tộc ● Nguyên nhân: Kinh tế:
- Kinh tế chủ đạo tập trung ở các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung Bộ. -
Các vùng núi, biên giới và vùng sâu vùng xa gặp các khó khăn như: cơ sở hạ
tầng, hạn chế được đầu tư, kinh tế kém phát triển.
Hạ tầng và dịch vụ công:
- Các vùng núi, biên giới gặp khó khăn về hạ tầng giao thông, điện lực, nước
sạch và dịch vụ công cơ bản.
- Thiếu hụt các cơ sở hạ tầng làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng các
nguồn lực, cơ hội kinh tế và giáo dục
=> Ảnh hưởng đến sự phát triển của nhóm dân tộc và vùng đó. Giáo dục và y tế:
- Khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục chất lượng cao và dịch vụ y tế.
- Gây ra sự chênh lệch về trình độ học vấn, kiến thức và sức khỏe giữa các
nhóm dân tộc và các vùng,
=> Ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận việc làm và cơ hội phát triển cá nhân. lOMoARcPSD|45316467 ● Diễn biến:
-Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu và yếu kém, hiện còn:
+ 535 trên 1.848 xã có đường đến trung tâm xã chỉ đi được trong mùa khô.
+ 14.093 thôn, bản chưa có đường ô-tô.
+ 4 trên 1.848 xã chưa có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã và trên
8.100 thôn, bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia.
+ 304 xã đặc biệt khó khăn chưa đủ lớp học kiên cố.
+ 15.930 thôn, bản chưa có nhà trẻ, mẫu giáo.
+ 758 xã chưa có nhà văn hóa.
-Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều vùng dân tộc và miền núi cao nhất cả
nước, tình trạng tái nghèo phổ biến ở nhiều nơi.
Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo các khu vực:
+ Khu vực miền núi Tây Bắc là 34,52%.
+ Miền núi Đông Bắc: 20,74%. + Tây Nguyên: 17,14%.
+ Các tỉnh Bắc Trung Bộ: 12,5%.
⇒ Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao.
-Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi thấp:
+ Số người trong độ tuổi đi học không biết đọc, biết viết chữ phổ thông là 21%.
+ Số người trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo chiếm 89,5%,
riêng số người trong độ tuổi lao động là người dân tộc thiểu số chưa
qua đào tạo chiếm 94,2% (ở đồng bào dân tộc Mông là 98,7%,
Khmer: 97,7%, Thái: 94,6%, Mường: 93,3%).
⇒ chất lượng đào tạo nghề thấp.
-Đội ngũ cán bộ y tế vùng dân tộc và miền núi vừa thiếu, vừa yếu về chuyên môn
nghiệp vụ, trang thiết bị y tế thiếu và lạc hậu. lOMoARcPSD|45316467
-Hệ thống chính trị cơ sở ở một số nơi còn yếu, đội ngũ cán bộ người dân tộc
thiểu số hoặc có cán bộ dân tộc nhưng chưa được đào tạo.
-Tỷ lệ cán bộ là người dân tộc thiểu số trong chính quyền cấp huyện và tỉnh tại các
địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số còn thấp (khoảng 10,9% và 11,32%).
-Trong tổng số 48.200 cán bộ dân tộc thiểu số cấp xã, số người có trình độ học vấn
trung học cơ sở là 45%, tiểu học là 18,7% và 1,9% là cao đẳng và đại học. ● Kết quả:
- Bất bình đẳng xã hội - Di cư và tách biệt
- Suy thoái văn hóa và môi trường
5. Sự đồng nhất văn hóa ● Nguyên nhân:
- Đô thị hóa và phát triển kinh tế: quá trình đô thị hóa, phát triển kinh tế mạnh
mẽ và mở rộng xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện tiếp cận với văn hóa
chung, giáo dục và phong cách sống đồng nhất.
● Mở cửa kinh tế và giao lưu văn hóa: quá trình hội nhập kinh tế và giao lưu
văn hóa quốc tế, tiếp cận với các giá trị văn hóa và phong cách sống mới từ
các quốc gia khác làm thay đổi quan niệm, thói quen và phong cách sống
của người dân Việt Nam.
● Cải cách giáo dục: Chính sách cải cách giáo dục đã đưa vào chương trình
giảng dạy các giá trị và kiến thức chung, hướng đến việc tạo nền tảng văn
hóa chung cho tất cả các dân tộc. Các khóa học giáo dục công dân và văn
hóa cũng như việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hệ thống giáo dục đã
góp phần thúc đẩy sự đồng nhất văn hóa. ● Diễn biến:
- Qua các phương tiện truyền thông như truyền hình, Internet và mạng xã
hội, mọi người có thể tiếp cận với nội dung văn hóa chung và các xu hướng
thời trang, âm nhạc, điện ảnh, và nghệ thuật phổ biến.
- Quá trình hội nhập kinh tế và xã hội, sự hội nhập kinh tế tạo phương
tiện tiếp cận và tiêu thụ sản phẩm văn hóa. lOMoARcPSD|45316467
- Sự thay đổi trong chương trình giảng dạy, giảng viên và tài liệu giáo dục
đã góp phần xây dựng một nền tảng văn hóa chung cho tất cả các dân tộc.
- Di cư và sự phân tán dân cư đã đưa các dân tộc đến các khu vực đô thị và các
khu vực có dân cư đông đúc hơn tạo điều kiện cho sự giao lưu và tiếp xúc với
các dân tộc khác, dẫn đến sự trao đổi văn hóa và đồng nhất văn hóa. ● Kết quả:
- Sự hòa nhập và tương tác
- Tạo ra nền tảng văn hóa chung
- Mất mát và biến đổi văn hóa truyền thống
- Gánh nặng tăng cường sự đa dạng văn hóa
6. Phân tộc và đa dạng dân tộc ● Nguyên nhân:
- Lịch sử và địa lý: VN là quốc gia có lịch sử phong phú về dân tộc, hơn 50 dân tộc
khác nhau. Địa lý VN đa dạng, từ các khu vực núi cao đến đồng bằng sông Cửu Long.
- Chính sách chính trị: Chính sách chính trị của chính phủ Việt Nam đã đặt
sự chú trọng vào việc duy trì và bảo vệ sự đa dạng dân tộc.
- Văn hóa và ngôn ngữ: Các dân tộc thiểu số có các tập quán, truyền thống và
ngôn ngữ riêng, tạo nên sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam. ● Diễn biến:
- Sự duy trì và bảo vệ: Chính phủ Việt Nam công nhận và bảo vệ quyền tự
trị, tự do tôn giáo và ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.
- Tăng cường nhận thức: nhận thức tầm quan trọng của sự đa dạng dân tộc và
tôn trọng quyền tự do văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của các dân tộc thiểu số.
- Giao lưu và giao tiếp: phương tiện truyền thông và giao tiếp đã mở ra cơ hội
để các dân tộc thiểu số có thể giao lưu, chia sẻ và tìm hiểu về nhau tăng
cường sự đa dạng và hiểu biết về các dân tộc trong xã hội. ● Kết quả:
- Bất bình đẳng xã hội - Mất mát văn hóa
- Tạo ra sự phân chia và xung đột
7. Phân tán và mất động lực dân tộc ● Nguyên nhân ● Diễn biến: ● Kết quả:
8. Bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc ● Nguyên nhân: lOMoARcPSD|45316467 ● Diễn biến: ● Kết quả:
9. Chênh lệch mức sinh giữa các vùng miền, khu vực ● Nguyên nhân:
- Xu hướng kết hôn muộn, không muốn đẻ, đẻ ít, đẻ thưa ngày càng cao.
- Tỷ lệ đô thị hóa tăng và phát triển kinh tế dẫn đến áp lực tìm kiếm việc làm,
nhà ở, chi phí sinh hoạt, chi phí nuôi dạy và chăm sóc con cái đắt đỏ;
- Học vấn, điều kiện sống được cải thiện, lối sống theo trào lưu và tâm lý
thích hưởng thụ có tác động nhất định đến mức sinh. ● Diễn biến:
- Tại các đô thị lớn, đặc biệt là TPHCM và vùng Đông Nam Bộ mức sinh
rất thấp. “Chúng ta đang muốn kéo mức sinh này lên nhưng rất khó thực
hiện. Trong khi những vùng điều kiện kinh tế thấp, điều kiện sống khó
khăn thì mức sinh vẫn cao”.
- Tốc độ tăng dân số có những vùng tăng rất cao, và có những dân tộc có
nguy cơ suy giảm dân số. VD: dân số của dân tộc Đan Lai ở Kon Tum
hiện nay chỉ có mấy nghìn nhân khẩu, có dân tộc chỉ có mấy trăm người. ● Hậu quả:
- Ảnh hưởng lớn đến mục tiêu dân số, sự phát triển kinh tế xã hội của
nước ta, đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm, chăm sóc sức khỏe nhân
dân, giáo dục của địa phương và cả nước.
- Mức sinh có tác động trực tiếp đến quy mô, cơ cấu, phân bố dân số và sẽ
gây bất lợi cho ổn định xã hội và phát triển đất nước.
10. Mất cân bằng giới tính khi sinh ● Nguyên nhân:
- Có nguồn gốc từ vấn đề phân biệt giới tính, trọng nam khinh nữ.
- Sự can thiệp có chủ đích trong lựa chọn giới tính khi mang thai ở Việt Nam.
- Sự ưa thích sinh con trai trong bối cảnh giảm sinh, văn hóa Nho giáo với phong
tục về việc mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên.
- Đánh giá thấp giá trị của nữ giới trong gia đình và xã hội tại mỗi vùng, miền.
- Tiếp cận các dịch vụ y tế dễ dàng hơn trong lựa chọn giới tính thai nhi khi
mang thai hoặc chuẩn đoán giới tính thai nhi dẫn tới nạo phá thai vì lý
do lựa chọn giới tính. ● Diễn biến: lOMoARcPSD|45316467
- Tổng cục Thống kê tiến hành điều tra trong cuộc Tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2019 là Tỷ số giới tính khi sinh - SRB (Chỉ số SRB phản ánh
cân bằng giới tính của số bé trai và bé gái khi được sinh ra.Tỷ số này
thông thường là 104-106 bé trai/100 bé gái sinh ra sống). -
Theo Tổng cục Thống kê, SRB của Việt Nam có xu hướng tăng hơn so với mức
sinh học tự nhiên từ năm 2006 đến nay, SRB năm 2019 giảm so với năm
2018 nhưng vẫn ở mức cao (năm 2018: 114,8 bé trai/100 bé gái; năm
2019: 111,5 bé trai/100 bé gái). ● Kết quả:
- Dẫn đến tình trạng thiếu hụt phụ nữ ở tất cả các nhóm tuổi trong tương lai.
- Nam giới trẻ tuổi sẽ bị dư thừa so với nữ do tỷ lệ nữ giới đang giảm dần
trong cùng một thế hệ và kết quả là phải đối mặt với những khó khăn
nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời.
- Trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân
do tình trạng thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn. 11. Già hóa dân số ● Nguyên nhân:
- Giảm tỷ lệ tử vong và tăng tuổi thọ
- Giảm mạnh tỷ lệ sinh. Tỷ lệ sinh giảm trong những thập kỷ qua đã tác động
rất lớn tới cơ cấu dân số của Việt Nam, làm đẩy nhanh tốc độ già hóa dân số. ● Diễn biến:
- 10 năm tới đây dự báo sẽ có khoảng 21 triệu người cao tuổi.
- Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.
- Những người từ 60 tuổi trở lên chiếm 11,9% tổng dân số vào năm 2019 và
đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên hơn 25%.
- Đến năm 2036, Việt Nam bước vào thời kỳ dân số già, chuyển từ xã hội
“già hóa” sang xã hội “già”. ● Kết quả:
- Già hóa dân số đặt ra những cơ hội và thách thức về mặt kinh tế, xã hội.
- Dẫn đến tình trạng thiếu lao động trong tương lai
- Nhu cầu an sinh xã hội ngày càng tăng ở người cao tuổi
- Quy mô cung lao động đáp ứng cho cầu sử dụng bắt đầu mất cân đối.
12. Tình trạng di cư tự do vào các khu rừng tự ý phá rừng dựng nhà, lập
làng; tái du canh du cư. lOMoARcPSD|45316467 ● Nguyên nhân: -
Dân di cư tự do là nguyên nhân chính dẫn đến việc hàng nghìn héc-ta đất lâm
nghiệp bị lấn chiếm, nhiều cánh rừng tự nhiên tại Đắk Nông bị tàn phá. -
Hiện nay, toàn tỉnh còn 5.450 hộ với 24.330 nhân khẩu chưa ổn định cuộc sống -
Trong đó có khoảng 3.200 hộ xâm chiếm hơn 20.934ha đất lâm nghiệp, đang
sống rải rác trong khu bảo tồn, rừng phòng hộ và các công ty lâm nghiệp. ● Diễn biến:
+ Đến ngày 31/12/2022, có hơn 3.080ha đất, rừng bị lấn chiếm; diện tích
đất đã canh tác hơn 1.858ha.
+ Tổng số nhà ở, nhà tạm, nhà chòi đã làm trên đất lấn chiếm là 633 nhà và
số hộ canh tác được xác định và thống kê là 785 hộ.
+ Trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ khoảng 120 hộ, chiếm 16%;
đồng bào dân tộc thiểu số di cư từ nơi khác đến khoảng 665 hộ, chiếm
84%; còn khoảng 200 hộ lấn chiếm 457,2ha chưa xác định được đối tượng. ● Kết quả:
- Tình trạng các hộ dân di cư tự do tự lập làng giữa rừng do đơn vị quản lý.
- Gây ra điểm nóng về phá rừng -
Phát sinh nhiều hệ lụy khác như: mua bán đất lâm nghiệp trái pháp luật,
tranh giành đất đai khiến an ninh-trật tự nông thôn diễn biến phức tạp.