Những ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường| Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tối và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
MỞ ĐẦU
Theo C. Mác, kinh tế thị trường là một giai đoạn phát triển tất yếu của lịch sử mà
bất cứ nền kinh tế nào cũng phải trải qua để đạt tới nấc thang cao hơn trên con đường phát
triển và nền kinh tế tư bản chủ nghĩa chính là nền kinh tế thị trường phát triển đến trình độ
phổ biến và hoàn chỉnh. Nấc thang cao hơn chính là nền kinh tế cộng sản chủ nghĩa mà
giai đoạn đầu là nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Để chuyển lên nấc thang này, nền kinh tế
thị trường phải phát triển hết mức, phải trở thành phổ biến trong đời sống kinh tế - xã hội.
Kinh tế thị trường có nhiều ưu điểm song không phải tuyệt đối, nó có tồn tại những
khuyết tật mà nếu ta để mặc thì đến một lúc nào đó sẽ khiến nền kinh tế quốc gia rơi vào
tình trạng rất nguy hiểm. Ở nước ta việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa là một yếu tố tất yếu cơ bản của quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển,
Đảng đã xác định phát triển kinh tế chính trị là đúng đắn nhưng phải có sự điều chỉnh sao
cho phù hợp với tình hình đất nước, định hướng của nước ta. Do vậy em xin lựa chọn đề
tài “ Những ưu thế và khuyết tật của kinh tế thị trường? Nhà nước cần phải có những giải
pháp gì để hạn chế những khuyết tật đó? Liên hệ thực tiễn Việt Nam?” làm đề tài nghiên cứu cuối kỳ.
Do kiến thức còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những thiếu sót nhưng em
rất mong nhận được nhận xét và đánh giá từ thầy cô. Em xin chân thành cảm ơn. NỘI DUNG 1 I.
Khái niệm nền kinh tế thị trường.
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường. Đó là nền
kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua
thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường. Sự hình thành kinh tế thị
trường là khách quan trong lịch sử: từ kinh tế tự nhiên, tự túc , kinh tế hàng hóa rồi từ
kinh tế hàng hóa phát triển thành kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường cũng trải qua quá
trình phát triển ở các trình độ khác nhau từ kinh tế thị trường sơ khai đến kinh tế thị
trường hiện đại ngày nay. Kinh tế thị trường là sản phẩm của văn minh nhân loại. II.
Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường.
1. Những ưu thế của nền kinh tế thị trường.
Một là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của chủ thể kinh tế.
Trong nền kinh tế thị trường các chủ thể luôn có cơ hội để tìm ra động lực cho sự sáng tạo
của mình. Thông qua vai trò của thị trường mà nền kinh tế thị trường trở thành phương
thức hữu hiệu kích thích sự sáng tạo trong hoạt động của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện
thuận lợi cho hoạt động tự do của họ, qua đó, thúc đẩy năng suất lao động, tăng hiệu quả
sản xuất, làm cho nền kinh tế hoạt động năng động, hiệu quả.
Hai là, nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các
vùng miền cũng như lợi thế quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, mọi tiềm năng, lợi thế
đều có thể được phát huy, đề có thể trở thành lợi ích đóng góp cho xã hội.
Ba là, nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức để thỏa mãn tối đa nhu cầu của
con người, từ đó thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội. Nền kinh tế thị trường với sự tác động
của các quy luật thị trường luôn tạo ra sự phù hợp giữa khối lượng, cơ cấu sản xuất với
khối lượng, cơ cấu như cầu tiêu dùng của xã hội. Nhờ đó, nhu cầu tiêu dùng về các loại
hàng hóa , dịch vụ khác nhau được đáp ứng kịp thời; người tiêu dùng được thảo mãn nhu
cầu cũng như đáp ứng đầy đủ mọi chủng loại hàng hóa, dịch vụ. Thông qua đó, nền kinh
tế thị trường trở thành phương thức để thúc đẩy văn minh, tiến bộ xã hội.
2. Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. 2
Bên cạnh những ưu thế, nền kinh tế thị trường cũng tồn tại những khuyết tật:
Một là, trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng. Sự vận
động của cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng tạo ra được sự cân đối. Do đó, luôn
tiềm ẩn những nguy cơ khủng hoảng. Những nguy cơ khủng hoảng này khó được dự báo
chính xác thời điểm, nó có thể diễn ra cục bộ, cũng có thể diễn ra trên phạm vi tổng thể.
Hai là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên
không thể tái tạo, suy thoái môi trường tự nhiên, môi trường xã hội. Phần lớn các chủ thể
sản xuất kinh doanh luôn đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa do vậy có những hành vi
vi phạm cả nguyên tắc đạo đức để chạy theo mục tiêu làm giàu thậm chí là phi pháp, gây
xói mòn đạo đức kinh doanh, thậm chí cả đạo đức xã hội. Cũng vì mục đích lợi nhuận,
các chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh không tham gia vào các kĩnh vực thiết yếu cho
nền kinh tế những lợi nhuận thấp, rủi ro cao, quy mô đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn
dài. Tự nền kinh tế thị trường không thể khắc phục những khuyết tật này.
Ba là, nền kinh tế thị trường không tự khắc phụ được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong
xã hội. Trong nền kinh tế thị trường, hiện tượng phân hóa xã hội về thu nhập, về cơ hội là
tất yếu. Bản thân nền kinh tế thị trường không thể tự khắc phục được khía cạnh phân hóa
có xu hương xâu sắc này mà cần có sự tham gia điều tiết của vai trò nhà nước. III.
Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước vừa là chủ thể thực hiện chức năng quản lý hành
chính nhà nước về kinh tế đồng thời cũng là chủ thể thực hiện những biện pháp để khắc
phục những khuyết tật của thị trường. Nhà nước có các chức năng như :Quản lý, định
hướng và hỗ trợ phát triển, phân phối lại thu nhập quốc dân, bảo vệ môi trường,…
Để thực hiện các chức năng đó, nhà nước phải đề ra những biện pháp cần thiết như:
- Xây dựng những khuôn khổ pháp lý rõ ràng, nghiêm minh, kịp thời và phù hợp với
đòi hỏi của cơ chế thị trường.
- Kiến tạo và đảm bảo môi trường vĩ mô ổn định, có tính khuyến khích kinh doanh,
đặc biệt tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. 3
- Cung cấp kết cấu hạ tầng ( hệ thống giao thông vận tải, dịch vụ thông tin, bưu
chính- viễn thông,…) cũng như dịch vụ và hàng hóa công cộng ( chăm sóc sức
khỏe, giáo dục,- đào tạo, bảo vệ môi trường,…)
- Điều tiết các mối quan hệ xã hội, cân bằng sự phân hóa giàu nghèo, tạo điều kiện
để mọi chủ thể trong xã hội đều có thể tham gia thị trường một cách bình đẳng. IV.
Liên hệ thực tiễn với Việt Nam.
Khái niệm “ kinh tế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa” được khẳng định tại Đại
hội Đảng IX năm 2001. Đây là kết quả của quá trình 15 năm đổi mới tư duy và thực tiễn ở
nước ta, được đúc kết lại trên cơ sở kiểm điểm, đánh giá và rút ra các bài học lớn tại các kỳ Đại hội Đảng.
Nền kinh tế nước ta giai đoạn trước Đại hội VI( 1986) là nền kinh tế vận hành khuôn
khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Những cải tiến theo định hướng kinh tế thị
trường chủ yếu ở cấp vĩ mô, mang tính cục bộ, không triệt để và thiếu đồng bộ, diễn ra
trong khuôn khổ cơ chế kế hoạch hóa tập trung và nhằm duy trì, củng cố hệ thống kinh tế
công hữu, tập trung, bao cấp và đóng cửa.
Cho đến giai đoạn từ Đại hội VI (1986) đến hết Đại hội VIII(2001) , nước ta đã đổi mới
toàn diện cả cấu trúc và cơ chế vận hành nền kinh tế với nội dung chính là từ bỏ cơ chế kế
hoạch tập trung bao cấp, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị
trường, có sự quản lý nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đại hội VI
đột phá mạnh và căn bản trong tư duy lý luận bằng việc đề ra đường lối đổi mới, trong đó,
phê phán và từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, coi sản xuất hàng hoá và kinh tế
hàng hoá không phải là sản phẩm riêng có của chủ nghĩa tư bản, thừa nhận sự tồn tại
khách quan của “nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước” trên con đường đi lên Chủ
nghĩa xã hội (CNXH) (Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH
được thông qua tại Hội nghị giữa kỳ Đại hội VII). Tuy nhiên đến thời điểm 2000, những
điểm yếu về cơ cấu và cơ chế nghiêm trọng bộc lộ ngày càng rõ, xu hướng cơ cấu ngành
hướng nội, sử dụng nhiều vốn, thiếu năng lực cạnh tranh, hệ thống thể chế kinh tế thị
trường thiếu sự đồng bộ. 4
Giai đoạn từ Đại hội IX (2001) đến nay, chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính
sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có
sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; đó chính là “nền kinh tế thị trường định
hướng XHCN”. Đại hội coi đây là “mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ
quá độ đi lên CNXH”. Các bước tiến thực tế của đổi mới sau Đại hội IX:
- Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (12-2001) phát huy tác dụng tích cực, mở ra nhiều cơ
hội phát triển to lớn cho nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam. Nó chứng tỏ việc giải
phóng thể chế mang lại sức thúc đẩy phát triển mạnh mẽ.
- Luật Doanh nghiệp tiếp tục phát huy tác dụng, với sức lan toả mạnh, tạo nên làn sóng
phát triển mới trong khu vực tư nhân.
- Quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế được đẩy mạnh (thực hiện AFTA, đẩy
mạnh quá trình liên kết kinh tế ASEAN theo hướng xây dựng Cộng đồng kinh tế ASEAN;
tham gia ASEM, ký Hiệp định bảo bộ đầu tư với Nhật Bản; thúc đẩy quá trình gia nhập WTO, v.v.)
Kết quả nền kinh tế đã khôi phục được nhịp độ tăng trưởng, giữ vững được ổn định. Tuy
nhiên bên cạnh đó còn tồn tại một số vấn đề cơ bản trong nhận thức lý luận, quan điểm, tư
tưởng và chính sách về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vấn đề về sở hữu, về cơ
cấu thành phần, về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, vai trò của nhà nước, về quan hệ
giữa tăng trưởng và đói nghèo, giữa các yếu tố kinh tế - xã hội,… đòi hỏi phải được giải
quyết triệt để để định hình khung lý luận cho nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 5 KẾT LUẬN
Từ những phân tích trên, có thể thấy nền kinh tế thị trường bên cạnh những ưu thế
nổi bật thì cũng tồn tại một loạt những khuyết tật. Để khắc phục sửa chữa những khuyết
tật, hạn chế đó thì cần có sự can thiệp của “ bàn tay hữu hình” , đó là vai trò của nhà nước
vào thị trường, vào kinh tế. Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa thông qua pháp luật, các chiến lược, kế hoạch, quy hoạch và cơ chế chính sách
cùng các công cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của thị trường, phù hợp
với yêu cầu xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Nhà nước chăm lo xây dựng và
hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo môi trường để phát
triển đồng bộ các loại thị trường, khuyến khích các thành phần kinh tế phát huy mọi
nguồn lực để mở mang kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh, có trật tự, kỷ cương. 6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình học phần Kinh tế chính trị Mac- Lenin
2. Một số vấn đề về nền kinh tế thị trường định hướng xhcn ở việt nam và vấn đề
toàn cầu hoá, hội nhập quốc tế (Tài liệu bồi dưỡng thi nâng ngạch chuyên viên
chính khối Đảng, đoàn thể năm 2012)
3. Tài liệu “Đề cương bài giảng Kinh tế chính trị Mac – Lenin”, NXB. Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
4. ThS. Hoàng Văn Nghĩa, Học thuyết "nền kinh tế thị trường xã hội" và ý nghĩa đối với Việt Nam. 7 MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
NỘI DUNG....................................................................................................................2
I. Khái niệm nền kinh tế thị trường..............................................................................2
II. Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường............................................2
1. Những ưu thế của nền kinh tế thị trường...........................................................2
2. Những khuyết tật của nền kinh tế thị trường.....................................................3
III. Vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường....................................................3
IV. Liên hệ thực tiễn với Việt Nam................................................................................4
KẾT LUẬN....................................................................................................................6
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................7 8