Những vấn đề cơ bản về tham nhũng - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội
Những vấn đề cơ bản về tham nhũng - Luật kinh tế | Trường đại học Lao động - Xã hội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THAM NHŨNG(bổ sung)
I-Khái niệm:Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để hưởng lợi ích vật chất trái pháp luật, gây thiệt hại cho tài sản của
Nhà nước, tập thể, cá nhân, xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
II. Phân loại tham nhũng
- Căn cứ vào mức độ, phạm vi, quy mô tham nhũng, được phân chia thành: Tham
nhũng lớn, tham nhũng nhỏ; tham nhũng xuyên quốc gia và tham nhũng trong nội
bộ quốc gia; tham nhũng cá nhân đơn lẻ và tham nhũng có tổ chức
-Căn cứ vào lĩnh vực cụ thể:Tham nhũng chính trị, tham nhũng hành chính, tham nhũng kinh tế…
- Căn cứ vào tính chất tham nhũng: tham nhũng trực tiếp, tham nhũng gián tiếp;
tham nhũng công, tham nhũng tư…
-Luật phòng chống tham nhũng năm 2005của Nhà nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, phân loại tham nhũng thành 12 hành vi sau:
1-Tham ô tài sản:là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.
2 - Nhận hối lộ: Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung
gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình
thức nào để làm hoặc không làm một việc vì vụ lợi hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
3- Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: Là người có chức vụ, quyền
hạn được giao thực hiện một công việc liên quan đến lợi ích của cộng đồng và đã
sử dụng chức vụ được giao để chiếm đoạt trái phép tài sản.
4- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: Là
cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình
làm trái công vụ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
5- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: Là cá nhân vì vụ lợi
hoặc động cơ cá nhân khác mà vượt quá quyền hạn của mình làm trái công vụ gây
thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, của xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
6- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục lợi: Là cá
nhân lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ
nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức
nào, gây hậu quả nghiêm trọng
7- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi:Là cá nhân vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân
khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi: sửa chữa, làm sai lệch
nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.
8- Đưa hối lộ, môi giới hối lộ: được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để
giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi, bao
gồm những hành vi: đưa hối lộ, môi giới hối lộ để được nhận cơ chế, chính sách có
lợi cho cơ quan, tổ chức, đơn vị địa phương...
9- Lợi dụng chức vụ quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi.
Hành vi này bao gồm: sử dụng tài sản của Nhà nước vào việc riêng; cho thuê tài
sản của Nhà nước, cho mượn tài sản của Nhà nước; sử dụng tài sản của Nhà nước
vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn
10- Nhũng nhiễu vì vụ lợi:là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà
khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đòi hỏi, ép buộc công dân, doanh nghiệp và tổ
chức, cá nhân khác phải nộp khoản tri phí ngoài quy định hoặc thực hiện hành vi
khác vì lợi ích của người thực hiện hành vi nhũng nhiễu
11- Không thực hiện vì nhiêm vụ, công vụ vì vụ lợi: Là hành vi cố ý không thực
hiện trách nhiệm mà pháp luật quy định cho mình trong việc ngăn chặn, phát hiện
xử lý hành vi vi phạm pháp luật không thực hiện đúng trình tự, thủ tục, thời hạn
nhiệm vụ, công vụ của mình vì vụ lợi
12- Sử dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp
luật vì vụ lợi: cản trở hoặc can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra,
kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
*Bản chất của tham nhũng
Bản chất của tham nhũng được biểu hiện bằng một số đặc trưng sau:
Thứ nhất: Tham nhũng do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện
Đặc trưng này cho thấy, chủ thể của tham nhũng luôn là người có chức vụ, quyền
hạn làm việc trong hệ thống chính trị từ trung ương đến địa phương hoặc ở các tổ
chức kinh tế, xã hội, đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp
Thứ hai: Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
để hành động hoặc không hành động trái với công việc được giao, gây thiệt hại cho
lợi ích chung của Nhà nước, xã hội và công dân
Thứ ba: Hành vi tham nhũng được thực hiện với động cơ vụ lợi
Người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng quyền hạn được giao làm trái với
chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật nhằm đặt được hoặc có thể đạt được lợi ích vất
chất hoặc tinh thần cho bản thân mình hoặc cho người thân của họ thông qua hành vi tham nhũng.
*Nguyên nhân của tham nhũng
Tham nhũng là sản phẩm của xã hội có nhà nước, thể hiện sự tha hóa của người có
chức vụ, quyền hạn. Tham nhũng ra đời do nhiều nguyên nhân ví như: Hình thái
kinh tế- xã hội; cơ chế quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, quản lý xã hội…
Một là:do sơ hở, yếu kém trong quản lý kinh tế xã hội đã tạo điều kiện cho tham
nhũng nảy sinh, phát triển, được thể hiện
- Bộ máy nhà nước độc đoán, chuyên quyền, cồng kềnh, chức năng nhiệm vụ
không rõ, hiệu lực, hiệu quả thấp, không đủ năng lực quản lý điều hành đất nước.
- Hệ thống pháp luật cũ, lạc hậu, rắc rối, nhiều tầng, nấc, thủ tục phức tạp, cơ chế
ra quyết định và chịu trách nhiệm không rõ ràng.
- Đội ngũ cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất đạo đức, trình độ non kém, chế độ
tiền lương không thỏa đáng trong khi cơ chế chịu trách nhiệm, cơ chế kiểm tra
chức trách cán bộ, công chức, công vụ không rõ ràng.
- Kỷ cương xã hội bị buông lỏng....
Hai là: tham nhũng nảy sinh do sự biến động về chính trị, kinh tế, xã hội.
Ở các quốc gia có biến động thay đổi lớn về chính trị thường làm đảo lộn trật tự xã
hội, kinh tế đình trệ, suy thoái, kém phát triển, kỷ cương xã hội bị buông lỏng đã
tạo ra cơ sở để tham nhũng phát triển.
Ba là: Tham nhũng nay sinh từ nhiều từ xã hội nghèo nàn lạc hậu thiếu dân chủ,
người dân bị áp bức bóc lột nặng nề, đội ngũ cán bộ, công chức tha hóa, biến chất,
bóc lột, ăn bám, nhiều đặc quyền đặc lợi là nguyên nhân trực tiếp làm cho tham nhũng phát triển.
Bốn là: Tham nhũng nảy sinh do sự lũng đoạn của các tập đoàn kinh tế, chính trị,
sự độc đoán chuyên quyền, tham lam của những người cầm quyền. Ở những nước
có nền kinh tế phát triển, thường sảy ra những vụ tham nhũng lớn với sự tham gia
của một số quan chức cao cấp, tập đoàn kinh tế, chính trị có sự cấu kết chặt trẽ với nhau.
Năm là: xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa về trao đổi thương mại và sự luân
chuyển các nguồn tài chính cũng là yếu tố làm nghiêm trọng thêm tình trạng tham
nhũng. Những nước nghèo nàn, lạc hậu, đời sống nhân dân thấp kém, chiến tranh
sắc tộc, tôn giáo, bạo loạn lật đổ…xảy ra triền miên, bộ máy nhà nước bị quân sự
hóa, quan liêu, độc đoán chuyên quyền là nguyên nhân trực tiếp để tham nhũng nảy nở và phát triển.
III-Tác hại của tham nhũng có thẻ khái quát như sau:
Về kinh tế: Tham nhũng kìm hãm sự phát triển về kinh tế, phá hoại sức sản
xuất,gây thiệt hại lớn về tài sản của nhà nước, của tập thể và của công dân.
Tham nhũng làm cho tài sản nhà nước bị thất thoát nghiêm trọng, kinh tế nhà
nướcgiảm sút, thua lỗ, kém hiệu quả, không phát huy được hiệu quả; tham
nhũng là ràocản sự tham gia vào thị trường, làm thui chột môi trường cạnh tranh
lành mạnh,cản trở khả năng cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế nói chung;
làm mất khảnăng hấp dẫn của môi trường đầu tư và dần dần làm suy yếu nền
kinh tế của cácquốc gia.
Về xã hội: Tham nhũng là một trong các yếu tố dẫn đến sự phân cực giàu
nghèo,bất công trong xã hội.
Nhân dân bất bình, suy giảm lòng tin vào giai cấp cầmquyền, nhà nước và chế
độ. Từ đó, dẫn đến sự mất ổn định trong xã hội, làm phátsinh “ khiếu kiện” và
những “điểm nóng” với những diễn biến phức tạp.
Về văn hóa: Tham nhũng là các tệ nạn xã hội, là cái sấu nhiều khi được che
đậybằng những hình thức có vẻ văn hóa và công khai.
Về đạo đức: Tham nhũng làm băng hoại đạo đức, là hiện thân của tham lam,
độcác, nhiều khi bất chấp cả dư luận xã hội.
Về chính trị: Tham nhũng vừa là nguyên nhân, vừa là điều kiện làm cho một
bộphận cán bộ, công chức thoái hóa biến chất; bộ máy nhà nước hoạt động kém
hiệulực, hiệu quả; các chủ trương, chính sách của nhà nước bị vô hiệu hóa hoặc thựchiện khong đúng.
Các vấn đề tham nhũng gây ra có thể đe dọa đến an ninh xã hội,xâm hại đến các
thể chế và giá trị dân chủ, sự ổn định chính trị và phát triển bềnvững của các quốc gia.
VD: Trong năm 2016,vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm phạm tội “Cố ý
làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”
và “Tham ô tài sản” xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam
– PVC và Công ty Cổ phần Bất động sản Điện lực dầu khí Việt Nam – PVP
Land. Hậu quả, doanh nghiệp này đã thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng. Trịnh Xuân Thanh tại tòa
IV,Quan điểm của Đảng ta về phòng chống tham nhũng
Chiến lược quốc gia về phòng chống tham nhũng đến năm 2020 được ban
hànhkèm theo Nghị quyết số 21/NQ - CP ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Chính
phủ.Trong đó các mục tiêu được đưa ra là:
- Ngăn chặn, làm triệt tiêu các điều kiện và cơ hội phát sinh tham nhũng trong
việchoạch định chính sách, xây dựng, thực hiện pháp luật, nhất là trong quá
trình banhành và tổ chức thi hành các văn bản pháp luật.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực thi quyền lực Nhà nước, ngăn ngừa
việclợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi trên cơ sở xây dựng nền công vụ hiệu
quả,minh bạch, phục vụ nhân dân và xã hội, với đội ngũ cán bộ, công chức
trung trực,công tâm, liêm khiết, tận tụy, chuyên nghiệp và được trả lương hợp
lý; các chuẩnmực đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp được phát triển.
- Hoàn thiện thể chế, tạo lập môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng,
côngbằng, minh bạch nhằm thu hút đầu tư và nước ngoài, góp phần thúc đẩy
tăngtrưởng kinh tế; nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp; từng
bướcxóa bỏ tệ nạn hối lộ trong quan hệ giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà
nước vàtrong giao dịch thương mại.
- Tính trách nhiệm, tính chuyên nghiệp, sức chiến đấu và hiệu quả hoạt động
củacác cơ quan bảo vệ pháp luật, các cơ quan, đơn vị chuyên trách chống tham
nhũngđược nâng cao, giữ vai trò nòng cốt trong phát hiện xử lý tham nhũng..
-Nâng cao nhận thức, vai trò của xã hội về tham nhũng, về chủ trương, chính
sáchcủa Đảng, pháp luật của Nhà nước vè phòng, chống tham nhũng; thúc đẩy
sự thamgia chủ động của các tổ chức, đoàn thể xã hội, các phương tiện truyền
thông vàmọi công dân trong nỗ lực phòng, chống tham nhũng; xây dựng văn
hóa, thói quenphòng, chống tham nhũng trong đời sống cán bộ, công chức và trong tầng lớp nhândân
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
“Tăngcường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí”xác định mục tiêu phòng chống tham nhũng : “Ngăn chặn, từng bước
đẩy lùi thamnhũng, lãng phí; tạo bước chuyển bién rõ rệt để giữ vững ổn định
chính trị, pháttriển kinh tế- xã hội; củng cố lòng tin của nhân dân; xay dựng
Đảng, Nhà nướctrong sạch vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”.
Nghị quyết HNTW3 - Khóa X cũng đưa ra 10 chủ trương giải pháp phòng
chốngtham nhũng, lãng phí đó là:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm
củađảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng,lãng phí
- Nâng cao tính tiên phong, giương mấu của tổ chức Đảng và đảng viên,
tăngcường vai trò của chi bộ trong quản lý, giáo dục đảng viên.
- Tiếp tục hoàn thiện công tác cán bộ phục vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí
- Bảo đảm công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị
- Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý kinh tế, xã hội
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều
tra,xét xử hành vi tham nhũng.
- Thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Xây dựng các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử
- Hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng.
Năm 2016, ông Trọng đã đưa ra một chiến dịch chống tham nhũng rộng khắp,
hiện thực hóa quyết tâm thành những hành động cụ thể.Trong các phát biểu của
mình, Nguyễn Phú Trọng thường dùng hình tượng "củi và lò" để thể hiện công
cuộc chống tham nhũng. Lần đầu tiên Nguyễn Phú Trọng nhắc đến khái niệm
"đốt lò" là ngày 31 tháng 7 năm 2017, tại Hà Nội, khi chủ trì phiên họp thứ 12
của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng.[3][4] "Cái lò đã nóng
lên rồi thì củi tươi vào đây cũng phải cháy. Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi
cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể
đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới
là thành công." Ngày 26 tháng 7 năm 2019, Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên
họp thứ 16 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng phát
biểu: "Việc này phải thành nếp, không làm không được. Lò cháy rồi không ai
đứng ngoài cuộc được. Anh đi ngược là lộ ra ngay anh thế nào."
Kết quả của chiến dịch đốt là có những vụ án tiêu biểu:
-Vụ án “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Vinashin:
Tổng thiệt hại 910,2 tỷ VND; 8 bị cáo bị tuyên các mức án từ 3 năm đến 20 năm
tù giam; 2 bị cáo Giang Kim Đạt và Trần Văn Liêm bị tuyên án tử hình
-Vụ khởi tố, bắt tạm giam và khai trừ Đảng đối với Nguyễn Thanh Long
(nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế) về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ"; khởi tố, bắt tạm giam và khai trừ Đảng đối với Chu Ngọc Anh
(nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ), Phạm Công Tạc (nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
cùng về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất
thoát, lãng phí" liên quan đến Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Vụ án sai
phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á).
-Vụ chuyến bay "giải cứu" công dân trở về nước do đại dịch COVID-19.
Nguyên tắc xử lý tham nhũng
1. Mọi hành vi tham nhũng đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Người có hành vi tham nhũng ở bất cứ cương vị, chức vụ nào phải bị xử lý
theo qui định của pháp luật.
3.Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, tịch thu; người có hành vi tham nhũng
gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo qui định của pháp luật.
4. Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện,
tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản.
5. Việc xử lý tham nhũng phải được thực hiện công khai theo qui định của pháp luật.
6. Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc chuyển công tác vẫn
phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
Ông Nguyễn Bắc Son (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) bị TAND cấp cao tại Hà Nội tuyên y án chung thân về
tội “Vi phạm quản lý đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và tội “Nhận hối lộ”.
Cuộc đấu tranh chống tham nhũng là đấu tranh ngay trong mỗi con người, ngay
trong mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tham nhũng hiện đã xảy ra trên diện rộng, ở
hầu hết các cấp, các ngành, các lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có quân đội.
Vì vậy, công tác phòng, chống tham nhũng trong quân đội phải trở thành nhiệm
vụ của các cơ quan, đơn vị trong toàn quân và của mọi cán bộ, chiến sĩ, công
nhân vien quốc phòng. Mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, trước pháp luật đều là
công dân,họ sẽ dũng cảm đấu tranh phòng, chống tham nhũng khi ý thức công
dân, ý thức tổ chức kỷ luật, lòng tin vào chế độ, vào sự lãnh đạo của Đảng được đặt lên hàng đầu