-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Thống kê xã hội học 96 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Thống kê xã hội học 96 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mô đun 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước
1.1. Nguồn gốc và bản chất của Nhà nước
1.1.1. Nguồn gốc Nhà nước
Nhà nước là một hiện tượng đa dạng và phức tạp; do vậy, để nhận thức đúng
bản chất của Nhà nước cũng như những biến động trong đời sống Nhà nước cần lý
giải đầy đủ hàng loạt vấn đề, trong đó, nhất thiết làm sáng tỏ nguồn gốc hình thành
Nhà nước, chỉ ra những nguyên nhân làm xuất hiện Nhà nước.
Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên
làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và
bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
- Các học thuyết phi mácxít về nguồn gốc của Nhà nước
+ Thuyết thần quyền học cho rằng, thượng đế sinh ra loài người và sinh ra Nhà nước.
+ Thuyết gia trưởng cho rằng, Nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát
triển của gia đình và quyền gia trưởng.
+ Thuyết bạo lực cho rằng, Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ các cuộc chiến
tranh xâm lược chiếm đất, là việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với thị tộc khác.
+ Thuyết tâm lý cho
rằng, Nhà nước xuất hiện do nhu cầu về tâm lý của con
người nguyên thủy luôn muốn phụ thuộc vào các thủ lĩnh, giáo sĩ, cần có người phụ trách.
+ Thuyết “khế ước xã hội” cho rằng, sự ra đời của Nhà nước là sản phẩm
của một khế ước xã hội được ký kết trước hết giữa những con người sống trong một cộng đồng.
- Quan điểm về nguồn gốc Nhà nước của chủ nghĩa Mác – Lênin 1
Học thuyết Mác - Lênin đã giải thích một cách khoa học về Nhà nước, trong
đó, có vấn đề nguồn gốc của Nhà nước.
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, Nhà nước là một phạm trù lịch sử, nghĩa là có
quá trình phát sinh, phát triển và tiêu vong. Nhà nước
xuất hiện một cách khách
quan, nhưng không phải là hiện tượng xã hội vĩnh cửu và bất biến. Nhà nước luôn
vận động, phát triển và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại và
phát triển của chúng không còn nữa.
Như vậy, Nhà nước xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của một xã
hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định. Những tiền đề kinh tế - xã hội dẫn
đến sự ra đời của Nhà nước là sự xuất hiện của chế độ tư hữu, sự phân chia xã hội
thành các giai cấp, tầng lớp mà lợi ích cơ bản là đối kháng, dẫn đến mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp.
- Những phương thức hình thành Nhà nước điển hình trong lịch sử
Nhà nước Aten: là hình thức Nhà nước thuần túy nhất và cổ điển nhất, Nhà
nước nảy sinh chủ yếu và trực tiếp từ sự đối lập giai cấp và phát triển ngay trong
nội bộ xã hội thị tộc.
Nhà nước Rôma: hình thành vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên, từ
cuộc đấu tranh bởi những người thường dân chống lại giới quý tộc, thị tộc Rôma - La Mã.
Nhà nước của người Giéc-Manh: ra đời sau chiến thắng của người
Giécmanh đối với đế chế La Mã cổ đại. Nhà nước này hình thành khoảng giữa thế
kỷ V trước công nguyên, từ việc người Giéc-Manh xâm chiếm vùng lãnh thổ rộng
lớn của đế chế La Mã cổ đại.
Ở phương Đông cổ đại, Nhà nước xuất hiện từ rất sớm, nhưng không phải là
do những điều kiện kinh tế - xã hội trong nội tại xã hội đó, mà chủ yếu do nhu cầu
cố kết đấu tranh chống lại thiên nhiên (nhu cầu trị thủy) và chống giặc ngoại xâm.
Nhà nước Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập cổ đại,… được hình thành từ rất sớm,
hơn 3000 năm trước công nguyên. 2
Ở Việt Nam, từ sự hình thành phôi thai của Nhà nước cuối thời Hùng Vương
– Văn Lang đến Nhà nước sơ khai thời An Dương Vương – Âu Lạc.
1.1.2. Bản chất của Nhà nước
Bản chất của Nhà nước được thể hiện sâu sắc và trước hết trong tính giai
cấp, tính xã hội (vai trò xã hội) và những đặc trưng của Nhà nước.
- Tính giai cấp của Nhà nước
Nhà nước chỉ sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp. Nhà nước là sản
phẩm và là biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Nhà
nước bao giờ cũng thể hiện bản chất giai cấp một cách sâu sắc.
Nhà nước nào cũng là Nhà nước của một giai cấp, là bộ máy trấn áp đặc biệt
của giai cấp này đối với giai cấp khác, là bộ máy duy trì sự thống trị giai cấp.
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, sự thống trị của giai cấp này đối với giai
cấp khác, thể hiện dưới ba hình thức: chính trị, kinh tế, tư tưởng.
- Tính xã hội của Nhà nước
Nhà nước thể hiện bản chất giai cấp sâu sắc, song Nhà nước còn có tính xã
hội. Nhà nước là tổ chức công quyền, là phương thức bảo đảm lợi ích chung của
toàn xã hội. với tư cách là tổ chức công quyền, Nhà nước phải giải quyết tất cả các
vấn đề nảy sinh trong xã hội, phải thực hiện chức năng quản lý toàn xã hội. Nhà
nước phải thống nhất quản lý xã hội bằng pháp luật.
Vai trò xã hội của Nhà nước còn thể hiện qua vai trò của Nhà nước trong
kiến trúc thượng tầng của xã hội. Trong mối quan hệ với các tổ chức chính trị khác
của xã hội (các đảng chính trị, các tổ chức xã hội) thì Nhà nước giữ vị trí trung tâm.
Là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng, Nhà nước còn có mối quan hệ
qua lại, chặt chẽ với các bộ phận khác của kiến trúc thượng tầng như chính trị,
pháp luật, khoa học, nghệ thuật, đạo đức, tôn giáo. 3
Kết luận: Nhà nước là mô R
t tổ chức chính trị có quyền lực công cô R ng đă R c biê R
t, được hình thành và bị quyết định bởi nhu cầu trấn áp giai cấp và nhu cầu
quản lý các công viê R c chung của xã hô R i.
1.1.3. Các dấu hiệu đặc trưng (đặc điểm) của Nhà nước
Thứ nhất, nhà nước thiết lâ R
p quyền lực công cộng đặc biệt không hòa nhập
với dân cư, hầu như tách khỏi xã hội; Nhà nước có bộ máy cưỡng chế duy trì địa vị
của giai cấp thống trị, để thực hiện quyền lực và quản lý xã hội.
Thứ hai, nhà nước quản lý cư dân theo sự phân chia lãnh thổ thành các đơn
vị hành chính, không theo quan hệ huyết thống như trước.
Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước đại diện, nắm giữ chủ quyền quốc gia.
Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và thực hiện sự quản lý xã hô R i bằng pháp luật.
Thứ năm, nhà nước quy định và thực hiện thu các loại thuế dưới hình thức bắt buộc.
Những đặc điểm trên đây nói lên sự khác nhau giữa Nhà nước với các tổ
chức chính trị khác, đồng thời cũng phản ánh vị trí và vai trò của Nhà nước trong xã hội có giai cấp.
Như vậy, có thể định nghĩa chung về Nhà nước: Nhà nước là một tổ chức
đặc biệt của quyền lực chính trị có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực
hiện các chức năng quản lý xã hội, nhằm thực hiện và bảo vệ trước hết lợi ích
chung của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng.
1.2. Kiểu Nhà nước
1.2.1. Khái niệm kiểu Nhà nước
Kiểu Nhà nước là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học lý luận
chung về Nhà nước và pháp luật. Học thuyết Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã
hội, là cơ sở khoa học để phân chia các kiểu Nhà nước trong lịch sử. Trong lịch sử
nhân loại, từ khi xuất hiện xã hội có giai cấp đã tồn tại bốn hình thái kinh tế - xã 4
hội: cổ đại (chủ nô), phong kiến, tư bản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa. Phù hợp với
bốn hình thái kinh tế - xã hội ấy là bốn kiểu Nhà nước: Nhà nước cổ đại (chủ nô),
Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Kiểu Nhà nước là tổng thể những đặc điểm cơ bản của Nhà nước, thể hiện
bản chất giai cấp, vai trò xã hội, những điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển
của Nhà nước trong một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp nhất định.
Sự thay thế các kiểu Nhà nước trong lịch sử là một quá trình tiến hóa, là tất
yếu gắn liền với sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội tương ứng, phụ thuộc
vào thay đổi của cơ sở kinh tế. Quá trình thay thế đó có những đặc điểm sau:
- Mang tính tất yếu khách quan;
- Được thực hiện bằng một cuộc cách mạng xã hội;
- Kiểu Nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ và hoàn thiện hơn kiểu Nhà nước trước.
Như vậy, “kiểu Nhà nước” là một khái niệm tổng hợp, cho phép xác định
Nhà nước thuộc mỗi kiểu là của giai cấp cụ thể nào, cũng như các yếu tố khác có
liên quan đến sự tồn tại và xu thế phát triển của nó trong lịch sử.
1.2.2. Các kiểu Nhà nước trong lịch sử
1.2.2.1. Nhà nước chủ nô (Nhà nước cổ đại hay Nhà nước chiếm hữu nô lệ)
- Nhà nước chủ nô là kiểu Nhà nước đầu tiên trong lịch sử, ra đời trên sự tan
rã của chế độ thị tộc, gắn liền với xuất hiện chế độ tư hữu và phân chia xã hội
thành giai cấp. Mặc dù vậy, cách thức xuất hiện, sự tồn tại và quá trình phát triển
của các Nhà nước cổ đại cũng rất khác nhau. Một số Nhà nước ở phương Đông cổ
đại như: Ai Cập, Ấn Độ… rất khác với các nước phương Tây cổ đại như Aten,
Rôma… (ví dụ: trong chế độ chiếm hữu nô lệ ở phương Tây (chế độ nô lệ cổ điển),
thì nô lệ là lực lượng sản xuất chủ yếu của xã hội). Còn ở phương Đông cổ đại, thì
nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chủ yếu mà hầu hết là họ làm các công việc gia đình. 5
Nhà nước chủ nô, xét về bản chất, là công cụ bạo lực để thực hiện nền
chuyên chính của giai cấp chủ nô, duy trì sự thống trị và bảo vệ lợi ích của chủ nô,
đàn áp nô lệ và những người lao động khác.
1.2.2.2. Kiểu Nhà nước phong kiến
Nhà nước phong kiến là kiểu Nhà nước bóc lột, nhưng nó tiến bộ hơn so với
Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Ở hầu hết các nước châu Âu, Nhà nước phong kiến
được hình thành trên sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nô lệ. Nhưng đối với một số
dân tộc như: Giécmanh, Mông Cổ… thì Nhà nước đầu tiên lại là Nhà nước phong kiến.
Cơ sở kinh tế của Nhà nước phong kiến là chế độ sở hữu của giai cấp địa
chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất mà chủ yếu là ruộng đất, người nông dân
không có hoặc có rất ít ruộng đất nên phải phụ thuộc vào địa chủ phong kiến.
Cơ sở xã hội của Nhà nước phong kiến: Thành phần giai cấp được mở rộng,
phức tạp; ngoài hai giai cấp chính là địa chủ và nông dân. Giai cấp địa chủ là giai
cấp thống trị trong xã hội. Giai cấp nông dân chiếm đa số trong dân cư, nhưng bị
trói buộc vào ruộng đất và bị phụ thuộc vào phong kiến ở mỗi nước, trong mỗi thời
kỳ của chế độ phong kiến có sự khác nhau nhất định. Ngoài ra, trong xã hội phong
kiến còn có các tầng lớp như tăng lữ, thợ thủ công, thị dân, thương nhân… Những
người giữ các chức sắc tôn giáo có uy quyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống
chính trị, xã hội. Trong các Nhà nước phong kiến châu Âu, Giáo hội thiên chúa
giáo có quyền lực rất lớn. Chế độ đẳng cấp phong kiến cũng được áp dụng trong
các tổ chức tôn giáo và được Nhà nước phong kiến bảo hộ.
Nhà nước phong kiến là công cụ để thực hiện nền chuyên chính của giai cấp
địa chủ phong kiến đối với nông dân, bảo vệ chế độ sở hữu ruộng đất của địa chủ
phong kiến, duy trì các hình thức bóc lột với nông dân và các tầng lớp lao động khác.
1.2.2.3. Kiểu Nhà nước tư sản 6
Do sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự hình thành quan hệ tư
bản trong lòng xã hội phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến đã trở nên lỗi thời,
kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, chế độ phong kiến rơi vào khủng
hoảng toàn diện. Tiền đề ra đời Nhà nước tư sản là sự khủng hoảng toàn diện của
chế độ phong kiến và sự hình thành trong lòng xã hội phong kiến ấy các quan hệ tư
bản. Sự ra đời của Nhà nước tư sản đánh dấu sự tiến bộ lớn trong lịch sử phát triển
của nhân loại. Nhà nước tư sản ra đời là kết quả của cuộc cách mạng tư sản.
Cơ sở kinh tế của Nhà nước tư sản là quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa
trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và bóc lột giá trị thặng dư.
Cơ sở xã hội , do nhu cầu tích lũy tư bản, tìm kiếm lợi nhuận cao, giai cấp tư
sản đã thực hiện sự bóc lột dã man và đẩy giai cấp vô sản đến chỗ bần cùng hóa,
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và những người lao động khác ngày càng gay gắt.
Cơ sở tư tưởng, Nhà nước tư sản được tổ chức và hoạt động dựa trên hệ tư
tưởng tư sản vốn được hình thành trong quá trình đấu tranh với quý tộc phong
kiến. Nhà nước tư sản đặc biệt chú trọng truyền bá hệ tư tưởng tư sản, bảo đảm vai
trò thống trị của hệ tư tưởng này trong xã hội, ngăn cản sự phát triển của các tư
tưởng tiến bộ và cách mạng.
1.2.2.4. Kiểu Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là kiểu Nhà nước cuối cùng trong lịch sử xã hội
loài người. Sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang tính tất yếu khách quan,
phù hợp với quy luật vận động và phát triển xã hội. Nguyên nhân dẫn đến sự ra đời
của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là những tiền đề về kinh tế, xã hội và chính trị xuất
hiện trong lòng xã hội tư sản.
Vào cuối thế kỷ XIX, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bộc lộ tính trì
trệ, kìm hãm sự phát triển sản xuất xã hội, không phù hợp với tính chất và trình độ
của lực lượng sản xuất đã phát triển đến mức xã hội hóa cao, mâu thuẫn giữa quan
hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và lực lượng sản xuất ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải 7
tiến hành cải biến cách mạng, xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, xác lập
kiểu quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
đó chính là quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất – quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Đây là tiền đề kinh tế cho sự ra đời Nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Về mặt xã hội, do nhu cầu tích lũy tư bản, tìm kiếm lợi nhuận cao, giai cấp
tư sản đã thực hiện sự bóc lột dã man và đẩy giai cấp vô sản đến chỗ bần cùng hóa,
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản và những nhười lao động khác ngày càng gay gắt.
Cơ sở tư tưởng chính trị, là chủ nghĩa Mác - Lênin. Những thành tựu vĩ đại
của khoa học tự nhiên thu được đã mở ra khả năng nhận thức đúng đắn hơn bản
chất của sự phát triển của thế giới khách quan, trên cơ sở đó tổng kết một cách
khoa học lịch sử phát triển loài người, các lãnh tụ tư tưởng của giai cấp vô sản đã
sáng lập ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết
này là vũ khí tư tưởng khoa học để giai cấp công nhân tổ chức và tiến hành cách
mạng vô sản, xây dựng một chế độ văn minh.
Sự phát triển của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đòi hỏi phải
có một tổ chức cách mạng tiên phong lãnh đạo, vì thế, Đảng Cộng sản và công
nhân được thành lập và trở thành hạt nhân lãnh đạo quần chúng lao động trong sự
nghiệp đấu tranh xóa bỏ chế độ xã hội cũ, xây dựng chế độ mới.
Lịch sử đấu tranh giành chính quyền của giai cấp vô sản thế giới cho đến
nay đã chứng kiến ba hình thức ra đời Nhà nước xã hội chủ nghĩa:
- Công xã Pari năm 1871, giai cấp công nhân và những người lao động đã
giành được chính quyền tại Thủ đô nước Pháp.
- Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bônsêvích Nga, giai cấp công nhân nông dân và binh lính tiến công vào cơ quan
đầu não của Chính phủ Nga hoàng đập tan bộ máy Nhà nước tư sản và địa chủ, lập 8
nên Nhà nước Xôviết – Nhà nước công nông và sử dụng Nhà nước đó xây dựng
một xã hội mới – xã hội chủ nghĩa, không có áp bức, bóc lột.
- Nhà nước dân chủ nhân dân ra đời sau thắng lợi vĩ đại của nhân dân Liên
Xô và các lực lượng tiến bộ đối với chủ nghĩa phát xít quốc tế. Trong bối cảnh
quốc tế đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản và công nhân đã tiến hành cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đổ các chế độ thực dân, phản động, giành chính
quyền về tay nhân dân và sử dụng chính quyền đó tiến hành cách mạng xã hội chủ
nghĩa. Hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được thành lập; ở châu Á
như Việt Nam, Triều Tiên, Trung Quốc là những Nhà nước xã hội chủ nghĩa ra đời theo hình thức này.
Nhà nước XHCN ra đời là kết quả cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Tùy theo
điều kiện và hoàn cảnh lịch sử của mỗi nước mà sự ra đời cũng như việc tổ chức
nhà nước kiểu mới với những hình thức khác nhau, song bản chất của nó như
Lênin chỉ rõ: “Bước chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cố nhiên
không thể không đem lại rất nhiều những hình thức khác nhau, nhưng thực chất
của những hình thức ấy tất nhiên sẽ chỉ là một tức là: chuyên chính vô sản” (Lênin
– Toàn tập Nxb Tiến bộ Mátxcơva, 1976 – Tập 33, trang 44)
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, nhà nước nào cũng là nền
chuyên chính của giai cấp thống trị về chính trị. Nhưng sự thống trị của giai cấp
công nhân có bản chất và mục đích khác hẳn với sự thống trị về chính trị của các
giai cấp bóc lột. Sự thống trị của giai cấp bóc lột là sự thống trị của thiểu số đối với
tất cả các giai cấp bị bóc lột nhằm bảo vệ lợi ích của giai cấp bóc lột. Trái lại,
chuyên chính vô sản là sự thống trị của giai cấp công nhân nhằm xóa bỏ áp bức
bóc lột, bảo vệ lợi ích của tất cả nhân dân lao động, xây dựng một xã hội mới – xã
hội không còn người bóc lột người.
Sự xác lập chuyên chính vô sản trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa cộng sản
là cần thiết vì thời kì này còn tồn tại nhiều giai cấp khác nhau. Chuyên chính vô 9
sản vì vậy không chỉ là trấn áp bằn bạo lực đối với giai cấp bóc lột, mà còn là một
tổ chức thông qua đó Đảng của giai cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của
mình đối với toàn xã hội. Không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhà nước đó
không giữ được bản chất giai cấp công nhân của mình. Vì vậy, bảo đảm vai trò
lãnh đạo cảu Đảng Cộng sản đối với nhà nước là nguyên tắc sống còn của chuyên
chính vô sản. Sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước không chỉ là yếu tố đảm bảo
bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, mà còn là điều kiện để giữ vững tính
nhân dân, tính chất dân chủ rộng rãi của nhà nước đó. Bản chất giai cấp công nhân
và bản chất dân chủ là hai mặt thống nhất của nhà nước xã hôi chủ nghĩa.
Chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ ra rằng, nhà nước xã chủ nghĩa là nhà nước đặc
biệt, nhà nước quá độ, nhà nước không còn nguyên nghĩa nhà nước “nửa nhà
nước”. Sau khi những cơ sở kinh tế xã hội của sự xuất hiện và tồn tại nhà nước mất
đi thì nhà nước sẽ không còn tồn tại. Sự mất đi của nhà nước xã hội chủ nghĩa
không phải bằng con đường “xóa bỏ” mà bằng con đường “tự tiêu vong” và muốn
cho nó nhanh chóng đi đến chỗ tiêu vong phải không ngừng xây dựng và hoàn
thiện nó. Sự tiêu vong của nhà nước xã hội chủ nghĩa là một quá trình lâu dài.
1.3. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3.1. Sự ra đời và bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3.1.1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trung tâm quyền lực trong
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay được hình thành trong quá trình đấu
tranh cách mạng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhà nước ta ra đời sau cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Đó là hệ thống
chính trị có tính chất dân chủ nhân dân; sau khi thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng
dân tộc dân chủ, hệ thống chính trị đó chuyển sang làm nhiệm vụ của hệ thống
chính trị xã hội chủ nghĩa.
Hệ thống chính trị ở nước ta bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội. 10