Những vấn đề pháp lý chuyên sâu về pháp luật - Công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội

Những vấn đề pháp lý chuyên sâu về pháp luật - Công pháp quốc tế | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Đề 01: “Bình luận về các yếu tố cơ bản hình thành quốc gia trong
luật quốc tế hiện đại? Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản và
chủ yếu của luật quốc tế hiện đại?”
BÙI NHẬT MINH
Hà Nội, Năm 2023
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Môn: Những vấn đề pháp lý chuyên sâu về pháp luật quốc tế
Đề 1: “Bình luận về các yếu tố cơ bản hình thành quốc gia trong
luật quốc tế hiện đại? Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản và
chủ yếu của luật quốc tế hiện đại?”
Họ và tên : Bùi Nhật Minh
Lớp : Cao học khoá 4
SBD : 021
Mã học viên: CH228380104021
Hà Nội, Năm 2023
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................2
I, Khái quát chung về quốc gia trong luật quốc tế hiện đại.............................2
1. Khái niệm về quốc gia là chủ thể của Luật Quốc tế.....................................2
2. Vấn đề chủ quyền của quốc gia......................................................................3
3. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia với tư cách chủ thể luật quốc tế..............4
II, Các yếu tố cơ bản hình thành quốc gia trong luật kinh tế hiện đại...........5
1. Lãnh thổ xác định............................................................................................5
2. Dân cư...............................................................................................................6
3. Chính quyền có khả năng kiểm soát được lãnh thổ và dân cư của mình...7
4. Khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế.................................................8
III, Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế hiện đại?
...............................................................................................................................9
1. Quốc gia là cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của luật quốc tế.......9
2. Quốc gia luôn được thừa nhận là chủ thể của luật quốc tế trong mọi giai
đoạn lịch sử........................................................................................................10
3. Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa
các quốc gia........................................................................................................10
4. Quốc gia có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế...11
5. Quốc gia có quyền tạo lập ra và khả năng tạo lập ra chủ thể mới luật
quốc tế đó là các tổ chức liên chính phủ..........................................................11
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................14
LỜI MỞ ĐẦU
Luật quốc tế cũng như bất cứ một ngành, một hệ thống pháp luật nào cũng
bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật. Trong hệ thống các quy phạm đó có một
số quy phạm được gọi các nguyên tắc của ngành hay hay hệ thống pháp luật
ấy trên sở tự nguyện bình đẳng. Các nước khác nhau sẽ một hệ thống
pháp luật khác nhau, để thống nhất sự khác nhau ấy về điểm chung đều nhằm
tăng cường các mối quan hệ ngoại giao trên tất cả lĩnh vực. Trong đó, quan hệ
pháp luật quốc tế những quan hệ phát sinh tồn tại phát triển chủ yếu giữa
các quốc gia với nhau. Khoa học Luật quốc tế xác định quốc gia chủ thể
truyền thống và phổ biến của luật quốc tế. Tính đến hiện nay có khoảng hơn 200
quốc gia trên thế giới. Vấn đề xem xét về quốc gia với cách chủ thể bản
của Luật quốc tế liên hệ mật thiết với các yếu tố để hình thành phát triển
quốc gia. Quốc gia là một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ quốc tế, là chủ thể
đầu tiên trong việc xây dựng pháp luật quốc tế. Trong quá trình thi hành luật
quốc tế, quốc gia cũng chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế.
Các quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế sẽ được điều chỉnh bởi hệ thống pháp
luật quốc tế riêng biệt thông qua việc kết các Điều ước quốc tế, các Công
ước,… Trong thế giới hiện đại ngày nay, vấn đề xem xét về quốc gia với tư cách
chủ thể cơ bản của luật quốc tế có liên hệ mật thiết với các yếu tố để hình thành
phát triển quốc gia. Cho đến nay, chưa định nghĩa thống nhất trên bình
diện quốc tế về quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi xin
được chọn đề tài số 1: “Bình luận về các yếu tố bản hình thành quốc gia
trong luật quốc tế hiện đại? Tại sao quốc gia chủ thể bản chủ yếu
của luật quốc tế hiện đại?” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần của mình.
1
NỘI DUNG CHÍNH
I, Khái quát chung về quốc gia trong luật quốc tế hiện đại
1. Khái niệm về quốc gia là chủ thể của Luật Quốc tế
1.1. Khái niệm về chủ thể của Luật quốc tế
Luật quốc tế hệ thống các nguyên tắc quy phạm điều chỉnh quan hệ
phát sinh giữa các quốc gia ở những cấp độ và khuôn khổ hợp tác khác nhau, về
phương diện khoa học và pháp lý, việc xác định một thực thể là chủ thể của Luật
quốc tế thường phải dựa trên cấc dấu hiệu cơ bản sau: Có sự tham gia vào những
quan hệ quốc tế do luật quốc tế điểu chỉnh (tức tham gia vào quan hệ pháp
luật quốc tế); Có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào các chủ thể khác) trong sinh
hoạt quốc tế; đầy đủ quyển nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế; Có khả năng độc lập gánh vác những
trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể đã thực hiện gây ra.
Cãn cứ vào các dấu hiệu trên, chủ thể luật quốc tế là thực thể độc lập tham
gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ
khả nãng gánh vác trách nhiệm pháptừ những hành vichính chủ thể thực
hiện. Chủ thể của luật quốc tế bao gồm: Quốc gia, tổ chức liên chính phủ, các
dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và các thực thể đặc biệt khác.
1.2. Khái niệm về quốc gia
Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình
cảm pháp lý. Để chỉ về một lãnh thổ chủ quyền, một chính quyền
những con người của các dân tộc trên lãnh thổ đó; họ gắn với nhau bằng
luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử
lập quốc. Và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc
đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như
hiện tại và xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền. Quốc
gia cũng thường dùng để chỉ một nước hay một đất nước; tuy thường được dùng
để thay thế cho nhau nhưng chúng mang những sắc thái khác nhau. Quốc gia
chủ thể chính yếu nhất của luật pháp quốc tế. Quốc gia chủ thể đầu tiên
đóng góp quan trọng trong xây dựng pháp luật quốc tế. Từ đó khái niệm về quốc
2
gia có thể hiểu là:“Một thực thể chính trị cấu thành trên một lãnh thổ, cùng với
dân chính quyền khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế
kiểm soát lãnh thổ và cư dân”.
Thông thường các giáo trình khi đề cập đến định nghĩa quốc gia thường
bắt đầu bằng Công ước về quyền và nghĩa vụ của quốc gia năm 1935 (Công ước
Montevideo). Một quốc gia với cách chủ thể của luật pháp quốc tế nên
tiêu chí sau: Dân thường trú; lãnh thổ xác định; Chính phủ; khả năng tham
gia vào quan hệ với các quốc gia khác.
2. Vấn đề chủ quyền của quốc gia
Việc thừa nhận một thực thể cách quốc gia trong quan hệ quốc tế
thường dựa vào các tiêu chí được nêu Công ước Montevideo nhưng một quốc
gia đang tồn tại trong thực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể có đầy
đủ tiêu chí của quốc gia. Sự xuất hiện trong đời sống quốc tế cấp độ quan hệ
quốc gia hay không lại không do những tiêu chí này quyết định. Nói cách khác,
một thực thể đủ các yếu tố cấu thành quốc gia nhưng không thể buộc các
quốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong một quan
hệ song phương. Việc công nhận thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
với nhau hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí mong muốn chủ quan của các quốc
gia trên sở chủ quyền quốc gia. Khác với chủ thể phái sinh, quốc gia chủ
thể có thuộc tính pháp lý - chính trị đặc thù là chủ quyền, với thuật ngữ phổ cập
chủ quyền quốc gia. Từ trước đến nay tồn tại nhiều học thuyết khác nhau về
chủ quyền quốc gia như Thuyết chủ quyền tuyệt đối một trong những thuyết
phản động về chủ quyền quốc gia. Thuyết này xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV -
XVI châu Âu với tính cách trào lưu chống lại quyền lực hạn của Đức
Giáo Hoàng Hoàng đế La Mã. Các luật gia quốc tế danh tiếng như Grotius.
Bodin, Achiavel... những người đầu tiên khởi xướng Thuyết chủ quyền tuyệt
đối. Nội dung của Thuyết chủ quyền tuyệt đối được quan niệm chủ quyền
quốc gia phải được đặt lén trên tất cả mọi quyền lợi khác. Về phương diện đối
nội, chủ quyền quốc gia chỉ bị giới hạn bởi pháp luật thiên nhiên, về phương
diện đối ngoại, chủ quyền quốc gia chỉ bị hạn chế bởi hoàn cảnh, không có một
3
quyền lực nào trên chù quyền quốc gia. Muốn bành trường quyền lợi quốc gia
thì tất cả các phương kế, các chính sách đều cần được sử dụng, kế cả cặc thủ
đoạn xảo quyệt, gian trá, trái vói đạo lý con người và các quy ước xã hội.
Ngày nay, quan niệm về chủ quyền quốc gia tính chất tuyệt đối đi
ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại mà về bản chất và thực
tiên sự phủ nhân chủ quyền của các quốc gia khác cũng như đi ngược lại lợi
ích của sự phát triển cộng đồng. Ngoài ra, một số học thuyết khác về chủ quyền
quốc gia như Học thuyết chủ quyền tương đối cũng đã thịnh hành nhưng đều
những điểm hạn chế nhất định. Trong thời đại hiện nay, chủ quyền quốc gia
được hiểu quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình
quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của
mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao. Quyền lực chính trị tối cao này thể
hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, pháp của quốc gia quan trọng
hơn cả quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, hội, đời sống vật
chất tinh thần của quốc gia các quốc gia khác không quyền can thiệp.
Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào các
quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia của
quốc gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia và các
hình thức hợp tác quốc tế khác biểu hiện nét kết quả thực hiện chủ quyền
đối ngoại của quốc gia.
3. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia với tư cách chủ thể luật quốc tế
Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia có thể hiểu là các quyền tự
nhiên của một quốc gia với vai trò một chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc
tế. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia đã ngay từ khi tồn tại
quốc gia với hội tụ đầy đủ những khả năng của mà không hề phụ thuộc vào
sự công nhận của bất kỳ quốc gia nào khác. Quyền năng chủ thể Luật quốc tế
của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà quốc gia có được khi tham
gia vào quan hệ phápquốc tế. Cùng với xu hướng khu vực hóa đang gia tăng
trong những thập niên gần đây, một số tổ chức quốc tế khu vực đã đạt được
những thành tựu nhất định trong hợp tác về an ninh chính trị cũng như kinh tế,
4
văn hóahội. Nhưng để thể trở thành trung tâm phối hợp hành động về
các vấn đề quốc tế, phát huy được thế mạnh của các thiết chế này, các tổ chức
quốc tế liên chính phủ toàn cầu cũng như khu vực cần được trao cho thẩm quyền
lớn hơn. Dưới góc độ đó, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền năng đầy đủ khi
tham gia quan hệ quốc tế, điều này thể hiện ở các quyền nghĩa vụ quốc tế
bản sau đây.
Trong các vãn kiện pháp quốc tế hiện đại, các quyền bản của quốc
gia bao gồm: Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi; Quyền được tự vệ
nhân hoặc tự vệ tập thể; Quyền được tổn tại trong hoà bình độc lập; Quyền
bất khả xâm phạm về lãnh thổ; Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy
phạm pháp luật quốc tế; Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của luật
quốc tế; Quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến.
Tương ứng vói các quyềnbản nêu trên, quốc gia có các nghĩa vụ quốc
tế bản: Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia; Tôn trọng sự bất khả xâm
phạm lãnh thổ của các quốc gia khác; Không áp dụnglực đe dọa bằng
lực; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Hợp tác hữu nghị vói các
quốc gia khác nhằm duy trì hoà bình an ninh quốc tế; Tôn trọng nguyên tắc
bình đẳng trong quan hệ quốc tế; Tôn trọng những quy phạm Jus cogens
những cam kết quốc tế; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp
hoà bình.
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, quốc gia có thể tự hạn chế những quyền
nghĩa vụ bản của mình trong những lĩnh vực phạm vi nhất định, với
điều kiện không trái với các quy ước quốc tế (ví dụ, quốc gia theo đuổi chế độ
nhà nước trung lập, chính sách không liên kết v.v.) hoặc cũng thể gánh vác
thêm những quyền nghĩa vụ bổ sung nhằm duy trì hoà bình an ninh quốc
tế (ví dụ, chế độ các cường quốc theo Hiến chương Liên hợp quốc). Song tất cả
những việc làm nêu trên không hàm ý quốc gia bị hạn chế hoặc mở rộng chủ
quyền trái với ý chí quốc gia.
II, Các yếu tố cơ bản hình thành quốc gia trong luật kinh tế hiện đại
1. Lãnh thổ xác định
5
khía cạnh địa lý, lãnh thổ yếu tố rất quan trọng để định hình một
quốc gia được thể hiện trên bản đồ trên thế giới với vị trí như thế nào.
Lãnh thổ quốc gia một phần của trái đất bao gồm vùng đất; vùng nước; vùng
trời; dưới lòng đất. Lãnh thổ của quốc gia phải được xác định rõ ràng bởi đường
biên giới trên đất liền với các quốc gia lân cận hay vùng không thuộc quốc gia
nào; quốc gia đó phải được xác định trên bản đồ địa lí hành chính thế giới với vị
trí và địa danh ràng; tuy nhiên giữa các quốc gia thể các vùng lãnh thổ
tranh chấp. Để đảm bảo yếu tố lãnh thổ xác định thì quốc gia đó phải vùng
lãnh thổ hoàn toàn được xác định rõ ràng thuộc chủ quyền của mình. Còn ở khía
cạnh pháp lý, phạm vi lãnh thổ quốc gia được xác định qua đường giới hạn lãnh
thổ gọi là biên giới quốc gia và có quyền bất khả xâm phạm tuyệt đối. Biên giới
quốc gia được xác định theo điều ước quốc tế nước thành viên kết hoặc
theo quy định của pháp luật của quốc gia.
Lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác của quốc
gia. Một lãnh thổ không có dân cư; chính phủ là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, lãnh
thổ khoảng không gian thực thi quyền lực của chính phủ; đồng thời một
trong những căn cứ để xác định quốc tịch cho từng cá nhân trong cộng đồng dân
cư sinh sống trên lãnh thổ đó. Lãnh thổ xác định (defined territory) ở đây không
được hiểu là lãnh thổ đó phải đường biên giới ràng với các quốc gia xung
quanh; lãnh thổ với tất cả các biên giới đang tranh chấp với quốc gia khác vẫn
thoả mãn tiêu chí này. Điều quan trọng phải một khu vực lãnh thổ nào đó
với một cộng đồng ổn định và chính quyền quản lý; có thể biên giới của khu vực
đó đang tranh chấp nhưng phải một bộ phận cốt lõi bên trong không tranh
chấp bộ phận không nghi ngờ lãnh thổ quốc gia đó. Sự tồn tại của một
lãnh thổ thuộc một quốc gia là vấn đề tách biệt với việc phạm vi và ranh giới của
lãnh thổ đó.
2. Dân cư
Một quốc gia sẽ không ý nghĩa nếu không cộng đồng dân sinh
sống ổn định. Quần thể con người của một quốc gia tập hợp tất cả những
thể có sự ràng buộc với nhau về mặt pháp luật của chính quyền chung, có quyền
6
và nghĩa vụ đối với quốc gia, chung nguồn gốc lịch sử truyền thống văn hóa gắn
liền với lãnh thổ họ đang sinh sống gắn lâu dài. Mỗi quốc gia đều
cộng đồng dân đặc thù góp phần tạo nên sự đa dạng về chủng tộc, văn
hóa. Yếu tố con người chính điều kiện tiên quyết để hình thành phát triển bộ
máy chính quyền quốc gia.
Luật quốc tế cũng không quy định số dân tối thiểu để tạo thành một quốc
gia. Mối quan hệ pháp ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân của
quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch. Một quốc gia không thể tách rời
yếu tố con người nghĩa dân ổn định trên lãnh thổ đó; đa phần dân
phải là công dân nước sở tại; sinh sống ổn định lâu dài là những người có địa vị
pháp quyền nghĩa vụ đối với quốc gia; quốc gia cũng thực hiện quyền
nghĩa vụ của mình đối với công dân của mình; lịch sử truyền thống văn
hóa; nguồn gốc gắn liền với lãnh thổ họ đang sinh sống, gắn lâu dài với
quốc gia sở tại.
3. Chính quyền khả năng kiểm soát được lãnh thổ dân của
mình
Để được xem một quốc gia thì cộng đồng dân trên lãnh thổ cần
một chính quyền. Bằng chứng ràng nhất để thoả mãn tiêu chí này là một
chính quyền hữu hiệu với các cơ quan hành chính và lập pháp trung ương. Chính
quyền có thẩm quyền thực hiện hiệu quả chức năng quản lýđiều hành trật tự
hội trong quốc gia độc lập, không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác.
Tuy nhiên, chính quyền hữu hiệu vớicấu, tổ chức hoàn thiện như trên không
phải trong mọi trường hợp cần thiết. Tiêu chí này nên được hiểu rộng sự
tồn tại của một dạng nào đó một cấu trúc chính trị và xã hội thống nhất. Một lưu
ý quan trọng chính quyền hữu hiệu tiêu chí cần thoả mãn để được xem
một quốc gia; nhưng không phải tiêu chí cần thiết để quốc gia đó tồn tại tiếp
tục trong tương lai. Nói cách khác, một quốc gia đã hình thành và sau đó không
còn chính quyền hữu hiệu do nội chiến, bất ổn chính trị, bị xâm lược sẽ vẫn
một quốc gia không bị mất đi cách này. Ngoài ra, tầm quan trọng của bộ
máy chính quyền quốc gia được thể hiện dựa trên tư cáchngười thay mặt cho
7
quốc gia trong các chính sách đối ngoại, có khả năng thiết lập mối quan hệ cũng
như thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo luật quốc tế quy định.
Chính phủ yếu tố cần phải để điều hành hội; chủ quyền được
nhân dân tín nhiệm đầy đủ chủ quyền quyền lực trong việc thực hiện các
quan hệ đối nội đối ngoại; nghĩa thực quyền điều hành quốc gia trong
lập pháp, hành pháp và tư pháp quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc; tự do
lựa chọn hình thức; thể chế chính trị; kinh tế, văn hóa hội cho đất nước
mình. Chính phủ đó phải nắm được quyền lực đối ngoại nghĩa là nắm quyền đại
diện quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế, khả năng thiết lập quan hệ
pháp luật quốc tế. Chính phủ với cách người đại diện cho quốc gia trong
quan hệ quốc tế, yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của quốc gia. Khi
nói đến một quốc gia là nói đến một dân cư; một lãnh thổ nằm dưới một quyền
lực chính trị. Như vậy, khi một quốc gia đáp ứng được các điều kiện về lãnh thổ,
dân cư ổn định, quốc gia có chủ quyền, chính phủ có khả năng quan hệ pháp luật
quốc tế thì kể từ thời điểm đó quốc gia trở thành chủ thể đương nhiên của luật
quốc tế mà không phụ thuộc bất kỳ sự công nhận nào.
4. Khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế
Khi đầy đủ các yếu tố cần thiết thành lập phát triển, quốc gia sẽ
khả năng tham gia vớicách là chủ thể cơ bản quốc tế, là thành viên của cộng
đồng các quốc gia trên thế giới các tổ chức quốc tế khác để cùng nhau nhau
giải quyết mâu thuẫn hoặc các vấn đề chung, cùng thống nhất những mục tiêu
chung mang tính nhân loại. Tiêu chí này dùng để chỉ khả năng thiết lập quan hệ
pháp với các quốc gia khác. Nội dung cốt lõi của tiêu chí này tính độc lập
(independence) của thực thể đang xem xét. Một quốc gia độc lập là một quốc gia
không phụ thuộc vào chủ quyền của quốc gia khác. Độc lập đây là độc lập về
mặt pháp lý, theo nghĩa, một quốc gia phải độc lập với hệ thống pháp lý của các
quốc gia khác, việc phụ thuộc kinh tế hay chính trị vào một quốc gia khác không
được xem mất độc lập về pháp lý. Điều quan trọng đây bằng chứng về
việc tách biệt với hệ thống pháp lý của quốc gia khác. Một điểm cần lưu ý là đôi
khi tiêu chí này bị đồng nghĩa với yếu tố công nhận quốc gia. Nói một cách chặt
8
chẽ, tình trạng hay số lượng quốc gia công nhận một thực thể không đồng nghĩa
với khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác nhưng là bằng chứng
về khả năng đó.
III, Tại sao quốc gia chủ thể bản chủ yếu của luật quốc tế hiện
đại?
Chủ thể của luật quốc tế hiện đại là những thực thể đang tham gia quan hệ
pháp lý quốc tế một cách độc lập có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế
đồng thời phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế một cách độc lập do chính
hành vi vi phạm pháp luật quốc tế gây ra trên sở các quy phạm pháp luật
quốc tế. Việc công nhận quốc gia chính chủ thể bản chủ yếu của luật
quốc tế hiện đại đóng góp quan trọng trong việc xây dựng pháp luật quốc tế nói
chung và vai trò đặc biệt của quốc gia nói riêng. Hầu hết các nhà làm luật công
nhận quốc gia chủ thể chủ yếu bản của luật quốc tế hiện đại bởi những
do cơ bản sau đây.
1. Quốc gia sở cho sự ra đời, tồn tại phát triển của luật
quốc tế
Luật quốc tế khôngquan lập pháp để xây dựng các quy phạm pháp
luật của luật quốc tế. Con đường hình thành của Luật quốc tế dựa trên sự thoả
thuận chủ yếu giữa các quốc gia dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế hoặc
cùng nhau thực hiện các điều ước quốc tế hoặc cùng nhau thừa nhận các điều
ước quốc tế. Quốc gia chủ thể bản của luật quốc tế bởi nếu không
quốc gia thì bản thân luật quốc tế không sở tồn tại phát triển. Khi các
quốc gia ra đời mối quan hệ mật thiết với nhau chịu sự điều chỉnh trong
quan hệ quốc tế, quốc gia được coi hạt nhân của toàn bộ hệ thống pháp luật
quốc tế. Quốc gia bản viên gạch đầu tiên đặt nền móng sở hình thành
luật cộng đồng quốc tế, được tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, được
hưởng đầy đủ quyền thực hiện nghĩa vụ với cách quốc gia độc lập được
công nhận. Quốc gia chủ thể chính yếu nhất của luật pháp quốc tế. Khoa học
luật quốc tế xác định quốc gia là chủ thể truyền thống và phổ biến của luật quốc
tế. Trong quan hệ pháp luật quốc tế hiện đại, ngoài quốc gia chủ thể chủ yếu
9
của luật quốc tế, các tổ chức quốc tế liên quốc gia cũng được thừa nhân chủ
thể phái sinh của luật quốc tế. Đây là những thực thể được hình thành bởi sự liên
kết của các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Tất cảmục đích hợp tác quốc tế
đa dạng, đa lĩnh vực và hướng đến lợi ích phát triển của từng quốc gia cũng như
của cộng đồng quốc tế.
2. Quốc gia luôn được thừa nhận là chủ thể của luật quốc tế trong
mọi giai đoạn lịch sử
Theo quy định tại điều 1 Công ước Montevideo năm 1935 về quyền
nghĩa vụ của quốc gia thì một thực thể quốc tế được coi một quốc gia theo
pháp luật quốc tế phải các đặc điểm bản sau: Dân thường trú; lãnh thổ
xác định; Chính phủ; khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác.
Công ước này không phải một điều ước đa phương phổ quát; chỉ một
điều ước gồm thành viên là 16 quốc gia ở khu vực châu Mỹ. Mặc dù hạn chế về
tính phổ quát. Nhưng cho đến nay, Công ước Montevideo năm 1935 văn bản
pháp duy nhất trong luật pháp quốc tế đưa ra một định nghĩa quốc gia. Công
ước đã đưa ra các tiêu chí truyền thống được chấp nhận rộng rãi nhất về
cách nhà nước trong luật quốc tế. thể thấy, việc công nhận quốc gia chủ
thể của luật quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay cả ngày nay, những điều kiện
này vẫn tiếp tục được coi là những yếu tố cơ bản của tình trạng nhà nước; nhưng
chúng không phải là toàn diện cũng như không thay đổi. Các yếu tố khác có thể
liên quan như quyền tự quyết sự công nhận; nhưng một điều ràng
khuôn khổ liên quan chủ yếu xoay quanh lãnh thổ. Chính bởi tính chất quan
trọng của lịch sử đã làm rõ điều đó.
3. Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh trước tiên chủ yếu
quan hệ giữa các quốc gia
Quan hệ pháp luật quốc tế là những quan hệ phát sinh tồn tại và phát triển
chủ yếu giữa các quốc gia với nhau. Quan hệ pháp luật quốc tế tham gia vào liên
lạc trực tiếp và đàm phán ở cấp độ hành chính và kỹ thuật với các quốc gia nước
ngoài để thúc đẩy hợp tác phápquốc tế và đểthể ký kết các hiệp định dẫn
độ tương trợ pháp. Luật quốc tế khác với các hệ thống pháp luật dựa trên
10
nhà nước chỗ chủ yếu được áp dụng cho các quốc gia hơn là cho các công
dân nhân. Quốc gia chủ thể ban đầu của luật quốc tế bởi xuất hiện
như một chủ thể đầu tiên của luật quốc tế. Do quốc gia chủ thể đầu tiên; chủ
thể trước hết xây dựng pháp luật quốc tế, chính vì vậy những quy định của pháp
luật quốc tế điều chỉnh trước và chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia. Trong quá
trình thi hành luật quốc tế, quốc gia cũng chủ thể đầu tiên cho việc thi hành
pháp luật quốc tế. Quốc gia được thừa nhận là chủ thể cơ bản của pháp luật quốc
tế điều này được thừa nhận dựa trên đa số các luật quốc gia. Trong giai đoạn
hiện nay thì một số học giả khác cho rằng, chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật
quốc tế ngoài quốc gia, thì các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền
dân tộc tự quyết, các tổ chức quốc tế liên chính chủ đều chủ thể của quan hệ
pháp luật quốc tế hiện đại.
4. Quốc gia khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật
quốc tế
Khả năng này xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng
đối ngoại của mình. Khả năng tham gia quan hệ quốc tế được hiểu là dựa trên ý
chí của chính chủ thể để quyết định việc tham gia hoặc không tham gia vào quan
hệ quốc tế. quốc gia có thể tham gia quan hệ quốc tế thông qua hành vi của mình
hoặc uỷ quyền cho chủ thể khác đại diện cho mình trong quan hệ quốc tế. Chỉ có
những quan hệ có sự tham gia của quốc gia mà cả hai bên đều là chủ thể của luật
quốc tế thì quan hệ đó mới là quan hệ của luật quốc tế. Quốc gia là chủ thể đặc
biệt trong việc xây dựng pháp luật quốc tế. Trong quá trình thi hành luật quốc tế,
quốc gia cũng chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế. Quốc gia
cũng là chủ thể bản chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp cưỡng
chế việc tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế. Điều này góp phần cho cơ chế quan
hệ pháp luật quốc tế giữa các quốc gia với nhau được vận hành tốt hơn.
5. Quốc gia quyền tạo lập ra khả năng tạo lập ra chủ thể
mới luật quốc tế đó là các tổ chức liên chính phủ
Hiện nay, nhu cầu hợp tác hội nhập quốc tế không chỉ diễn ra trong
lĩnh vực kinh tế còn diễn ra lĩnh vực chính trị giữa các chính phủ của các
11
quốc gia trên thế giới với nhau nhằm tạo ra các chế độ, chính sách chung để các
bên cam kết, thực hiện giải quyết các tranh chấp khi phát sinh xảy ra. Tổ
chức quốc tế liên chính phủ các thực thể liên kết các quốc gia các chủ thể
khác của luật quốc tế. Được hình thành trên sở điều ước quốc tế quyền
năng chủ thể luật quốc tế, hệ thống các quan duy trì hoạt động thường
xuyên theo đúng mục đích tôn chỉ của tổ chức quốc tế đó. Đây đặc điểm
bản để phân biệt với tổ chức quốc tế phi chính phủ tổ chức quốc tế phi chính
phủ thì thành viên nhân, pháp nhân, các tổ chức khác nhau mục đích
chung nào đó. Tổ chức liên chính phủ được thành lập dựa trên các hiệp định
(đóng vai trò hiến chương); những hiệp định này được hình thành khi các đại
diện pháp của một số nhà nước nào đó thông qua quá trình phê chuẩn hiệp
định, từ đó tạo lập cách pháp nhân cho tổ chức liên chính phủ. dụ như:
Liên hợp quốc; Liên minh Châu Âu (EU); Tổ chức thương mại thế giới; Tổ chức
thuế quan thế giới; Quỹ tiền tệ quốc tế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN); Đại học Liên hợp quốc; NATO; Tổ chức các quốc gia châu mỹ; Liên
minh bưu chính quốc tế,…Tổ chức liên chính phủ đóng một vai trò cùng
quan trọng trong việc xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Khi
thành lập của một tổ chức quốc tế thì các thành viên trong tổ chức đó đều có thể
liên kết với nhau về mọi mặt trong tất cả các lĩnh vực chính trị, giáo dục, thể
thao, kinh tế thương mại tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển về mọi mặt
của đời sống xã hội.
12
KẾT LUẬN CHUNG
Trong các thảo luận về công nhận quốc gia, một câu hỏi thường được đặt
ra đâu đó là: Sự tồn tại của quốc gia vấn đề pháp hay thực tế? (The
existence of a state is a matter of law or fact?). Một số học giả ủng hộ thuyết cấu
thành cho rằng việc một thực thể được xem quốc gia chủ thể của Luật
quốc tế hiện đại hay không vấn đề được xác định theo luật bằng các tiêu chí
pháp lý. Ngược lại, một số học giả khác ủng hộ thuyết tuyên bố cho rằng luật
pháp quốc tế không có vai trò quyết định trong việc hình thành quốc gia. Không
quan điểm nào giải thích thoả đáng thực tế, quốc gia cần được xem xét dựa trên
cả tiêu chí pháp lý và thực tế.
Khi một quốc gia đáp ứng được các tiêu chí về lãnh thổ, dân ổn định,
quốc gia chủ quyền, chính phủ có khả năng quan hệ pháp luật quốc tế thì kể
từ thời điểm đó quốc gia trở thành chủ thể đương nhiên, chủ thể mới của luật
quốc tế không phụ thuộc bất kỳ sự công nhận nào. Bốn tiêu chí trên được
xem các tiêu chí được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay, nhưng vai trò của
chúng chỉ nên giới hạn ở mức độ điểm khởi đầu cho thảo luận rộng hơn. Không
phải tất cả các tiêu chí đều cần thiết, mà thể cần tính đến các tiêu chí khác.
Nói cách khác, đây không phải các tiêu chí cần đủ còn các tiêu chí
khác trong từng trường hợp cụ thể sức nặng của các tiêu chí sẽ khác nhau;
với mục đích khẳng định rằng quốc gia chính chủ thể bản chủ yếu của
luật quốc tế. Quốc gia là chủ thể quan trọng trong sự hình thành và phát triển từ
những giai đoạn phát triển đầu tiên của Luật quốc tế. Chính vì vậy, các quốc gia
phải không ngừng nỗ lực và hợp tác ở trên mọi phương diện để ngày càng hoàn
thiện hơn hệ thống pháp luật quốc tế.
13
Trong quá trình làm tiểu luận khó thể tránh khỏi những sai sót, kính
mong quý thầy xem xét những ý kiến giúp tôi tiến bộ. Tôi xin chân
thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình và văn bản pháp luật
1. Trường Đại học Kiểm sát Nội, Học phần: Những vấn đề pháp
lý chuyên sâu về pháp luật quốc tế, 2023.
2. Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, , 2015.Giáo trình Luật quốc tế
3. Trường Đại học Luật Hà Nội, , 2018.Giáo trình Luật quốc tế
4. Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945.
5. Công ước Montevideo năm 1935.
6. Hiến chương Bô-gô-ta năm 1948.
7. Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công
pháp quốc tế, quyển 2, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2015.
8. Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc
gia.
Các nguồn tài liệu khác trên mạng Internet
9. https://thegioiluat.vn/bai-viet/quoc-gia-la-chu-the-dau-tien-chu-the-
co-ban-va-chu-yeu-luat-quoc-te-1012/
10. https://lsx.vn/tai-sao-quoc-gia-la-chu-the-co-ban-cua-luat-quoc-te/
11. https://luatduonggia.vn/quoc-gia-la-gi-quoc-gia-voi-vai-tro-la-chu-
the-co-ban-cua-luat-quoc-te/
12. https://luatminhkhue.vn/khai-niem-chu-the-luat-quoc-te-quoc-gia-
chu-the-co-ban-cua-luat-quoc-te.aspx
13. https://luatminhkhue.vn/tai-sao-noi-quoc-gia-la-chu-the-co-ban-
cua-luat-quoc-te-quyen-nghia-vu-quoc-te-cua-quoc-gia.aspx
14. https://iuscogens-vie.org/2018/01/28/59/
14
15. https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/quoc-gia-la-gi-883-93851-
article.html
16. https://luatsux.vn/quoc-gia-la-thuc-the-phap-ly-bao-gom-nhung-gi/
15
| 1/18

Preview text:

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
VỀ PHÁP LUẬT QUỐC TẾ
Đề 01: “Bình luận về các yếu tố cơ bản hình thành quốc gia trong
luật quốc tế hiện đại? Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản và
chủ yếu của luật quốc tế hiện đại?” BÙI NHẬT MINH
Hà Nội, Năm 2023
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Môn: Những vấn đề pháp lý chuyên sâu về pháp luật quốc tế
Đề 1: “Bình luận về các yếu tố cơ bản hình thành quốc gia trong
luật quốc tế hiện đại? Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản và
chủ yếu của luật quốc tế hiện đại?” Họ và tên : Bùi Nhật Minh Lớp : Cao học khoá 4 SBD : 021
Mã học viên: CH228380104021
Hà Nội, Năm 2023 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................1
NỘI DUNG CHÍNH............................................................................................2
I, Khái quát chung về quốc gia trong luật quốc tế hiện đại.............................2
1. Khái niệm về quốc gia là chủ thể của Luật Quốc tế.....................................2
2. Vấn đề chủ quyền của quốc gia......................................................................3
3. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia với tư cách chủ thể luật quốc tế..............4
II, Các yếu tố cơ bản hình thành quốc gia trong luật kinh tế hiện đại...........5
1. Lãnh thổ xác định............................................................................................5
2. Dân cư...............................................................................................................6
3. Chính quyền có khả năng kiểm soát được lãnh thổ và dân cư của mình...7
4. Khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế.................................................8
III, Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế hiện đại?
...............................................................................................................................9
1. Quốc gia là cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của luật quốc tế.......9
2. Quốc gia luôn được thừa nhận là chủ thể của luật quốc tế trong mọi giai
đoạn lịch sử
........................................................................................................10
3. Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh trước tiên và chủ yếu là quan hệ giữa
các quốc gia
........................................................................................................10
4. Quốc gia có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế...11
5. Quốc gia có quyền tạo lập ra và khả năng tạo lập ra chủ thể mới luật
quốc tế đó là các tổ chức liên chính phủ
..........................................................11
KẾT LUẬN CHUNG........................................................................................13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................14 LỜI MỞ ĐẦU
Luật quốc tế cũng như bất cứ một ngành, một hệ thống pháp luật nào cũng
bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật. Trong hệ thống các quy phạm đó có một
số quy phạm được gọi là các nguyên tắc của ngành hay hay hệ thống pháp luật
ấy trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng. Các nước khác nhau sẽ có một hệ thống
pháp luật khác nhau, để thống nhất sự khác nhau ấy về điểm chung đều nhằm
tăng cường các mối quan hệ ngoại giao trên tất cả lĩnh vực. Trong đó, quan hệ
pháp luật quốc tế là những quan hệ phát sinh tồn tại và phát triển chủ yếu giữa
các quốc gia với nhau. Khoa học Luật quốc tế xác định quốc gia là chủ thể
truyền thống và phổ biến của luật quốc tế. Tính đến hiện nay có khoảng hơn 200
quốc gia trên thế giới. Vấn đề xem xét về quốc gia với tư cách chủ thể cơ bản
của Luật quốc tế có liên hệ mật thiết với các yếu tố để hình thành và phát triển
quốc gia. Quốc gia là một chủ thể đặc biệt trong các quan hệ quốc tế, là chủ thể
đầu tiên trong việc xây dựng pháp luật quốc tế. Trong quá trình thi hành luật
quốc tế, quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế.
Các quốc gia khi tham gia quan hệ quốc tế sẽ được điều chỉnh bởi hệ thống pháp
luật quốc tế riêng biệt thông qua việc ký kết các Điều ước quốc tế, các Công
ước,… Trong thế giới hiện đại ngày nay, vấn đề xem xét về quốc gia với tư cách
chủ thể cơ bản của luật quốc tế có liên hệ mật thiết với các yếu tố để hình thành
và phát triển quốc gia. Cho đến nay, chưa có định nghĩa thống nhất trên bình
diện quốc tế về quốc gia. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi xin
được chọn đề tài số 1: “Bình luận về các yếu tố cơ bản hình thành quốc gia
trong luật quốc tế hiện đại? Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu
của luật quốc tế hiện đại?” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần của mình. 1 NỘI DUNG CHÍNH
I, Khái quát chung về quốc gia trong luật quốc tế hiện đại
1. Khái niệm về quốc gia là chủ thể của Luật Quốc tế
1.1. Khái niệm về chủ thể của Luật quốc tế
Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm điều chỉnh quan hệ
phát sinh giữa các quốc gia ở những cấp độ và khuôn khổ hợp tác khác nhau, về
phương diện khoa học và pháp lý, việc xác định một thực thể là chủ thể của Luật
quốc tế thường phải dựa trên cấc dấu hiệu cơ bản sau: Có sự tham gia vào những
quan hệ quốc tế do luật quốc tế điểu chỉnh (tức là tham gia vào quan hệ pháp
luật quốc tế); Có ý chí độc lập (không lệ thuộc vào các chủ thể khác) trong sinh
hoạt quốc tế; Có đầy đủ quyển và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác
thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế; Có khả năng độc lập gánh vác những
trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể đã thực hiện gây ra.
Cãn cứ vào các dấu hiệu trên, chủ thể luật quốc tế là thực thể độc lập tham
gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ quyền, nghĩa vụ và
khả nãng gánh vác trách nhiệm pháp lý từ những hành vi mà chính chủ thể thực
hiện. Chủ thể của luật quốc tế bao gồm: Quốc gia, tổ chức liên chính phủ, các
dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết và các thực thể đặc biệt khác.
1.2. Khái niệm về quốc gia
Quốc gia là một khái niệm địa lý và chính trị, trừu tượng về tinh thần, tình
cảm và pháp lý. Để chỉ về một lãnh thổ có chủ quyền, một chính quyền và
những con người của các dân tộc có trên lãnh thổ đó; họ gắn bó với nhau bằng
luật pháp, quyền lợi, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, chữ viết qua quá trình lịch sử
lập quốc. Và những con người chấp nhận nền văn hóa cũng như lịch sử lập quốc
đó cùng chịu sự chi phối của chính quyền, cùng nhau chia sẻ quá khứ cũng như
hiện tại và xây dựng một tương lai chung trên vùng lãnh thổ có chủ quyền. Quốc
gia cũng thường dùng để chỉ một nước hay một đất nước; tuy thường được dùng
để thay thế cho nhau nhưng chúng mang những sắc thái khác nhau. Quốc gia là
chủ thể chính yếu nhất của luật pháp quốc tế. Quốc gia là chủ thể đầu tiên và
đóng góp quan trọng trong xây dựng pháp luật quốc tế. Từ đó khái niệm về quốc 2
gia có thể hiểu là:“Một thực thể chính trị cấu thành trên một lãnh thổ, cùng với
dân cư và có chính quyền có khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế và
kiểm soát lãnh thổ và cư dân”.
Thông thường các giáo trình khi đề cập đến định nghĩa quốc gia thường
bắt đầu bằng Công ước về quyền và nghĩa vụ của quốc gia năm 1935 (Công ước
Montevideo). Một quốc gia với tư cách là chủ thể của luật pháp quốc tế nên có
tiêu chí sau: Dân cư thường trú; lãnh thổ xác định; Chính phủ; khả năng tham
gia vào quan hệ với các quốc gia khác.
2. Vấn đề chủ quyền của quốc gia
Việc thừa nhận một thực thể có tư cách quốc gia trong quan hệ quốc tế
thường dựa vào các tiêu chí được nêu ở Công ước Montevideo nhưng một quốc
gia đang tồn tại trong thực tế có xác định sẽ thiết lập quan hệ với thực thể có đầy
đủ tiêu chí của quốc gia. Sự xuất hiện trong đời sống quốc tế ở cấp độ quan hệ
quốc gia hay không lại không do những tiêu chí này quyết định. Nói cách khác,
một thực thể có đủ các yếu tố cấu thành quốc gia nhưng không thể buộc các
quốc gia khác phải công nhận tư cách quốc gia của thực thể này trong một quan
hệ song phương. Việc công nhận và thiết lập quan hệ hợp tác giữa các quốc gia
với nhau hoàn toàn tùy thuộc vào ý chí và mong muốn chủ quan của các quốc
gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia. Khác với chủ thể phái sinh, quốc gia là chủ
thể có thuộc tính pháp lý - chính trị đặc thù là chủ quyền, với thuật ngữ phổ cập
là chủ quyền quốc gia. Từ trước đến nay tồn tại nhiều học thuyết khác nhau về
chủ quyền quốc gia như Thuyết chủ quyền tuyệt đối là một trong những thuyết
phản động về chủ quyền quốc gia. Thuyết này xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV -
XVI ở châu Âu với tính cách là trào lưu chống lại quyền lực vô hạn của Đức
Giáo Hoàng và Hoàng đế La Mã. Các luật gia quốc tế danh tiếng như Grotius.
Bodin, Achiavel... là những người đầu tiên khởi xướng Thuyết chủ quyền tuyệt
đối. Nội dung của Thuyết chủ quyền tuyệt đối được quan niệm là chủ quyền
quốc gia phải được đặt lén trên tất cả mọi quyền lợi khác. Về phương diện đối
nội, chủ quyền quốc gia chỉ bị giới hạn bởi pháp luật thiên nhiên, về phương
diện đối ngoại, chủ quyền quốc gia chỉ bị hạn chế bởi hoàn cảnh, không có một 3
quyền lực nào trên chù quyền quốc gia. Muốn bành trường quyền lợi quốc gia
thì tất cả các phương kế, các chính sách đều cần được sử dụng, kế cả cặc thủ
đoạn xảo quyệt, gian trá, trái vói đạo lý con người và các quy ước xã hội.
Ngày nay, quan niệm về chủ quyền quốc gia có tính chất tuyệt đối là đi
ngược lại các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại mà về bản chất và thực
tiên là sự phủ nhân chủ quyền của các quốc gia khác cũng như đi ngược lại lợi
ích của sự phát triển cộng đồng. Ngoài ra, một số học thuyết khác về chủ quyền
quốc gia như Học thuyết chủ quyền tương đối cũng đã thịnh hành nhưng đều có
những điểm hạn chế nhất định. Trong thời đại hiện nay, chủ quyền quốc gia
được hiểu là quyền tối cao của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của mình và
quyền độc lập của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Trong phạm vi lãnh thổ của
mình, quốc gia có quyền lực chính trị tối cao. Quyền lực chính trị tối cao này thể
hiện qua các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của quốc gia mà quan trọng
hơn cả là quyền quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đời sống vật
chất và tinh thần của quốc gia và các quốc gia khác không có quyền can thiệp.
Trong quan hệ quốc tế, quốc gia hoàn toàn độc lập, không bị lệ thuộc vào các
quốc gia khác trong giải quyết vấn đề đối ngoại của mình. Việc tham gia của
quốc gia vào các tổ chức quốc tế, vào các hoạt động quốc tế liên quốc gia và các
hình thức hợp tác quốc tế khác là biểu hiện rõ nét kết quả thực hiện chủ quyền
đối ngoại của quốc gia.
3. Quyền và nghĩa vụ của quốc gia với tư cách chủ thể luật quốc tế
Quyền năng chủ thể Luật quốc tế của quốc gia có thể hiểu là các quyền tự
nhiên của một quốc gia với vai trò là một chủ thể trong quan hệ pháp luật quốc
tế. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia đã có ngay từ khi có tồn tại
quốc gia với hội tụ đầy đủ những khả năng của nó mà không hề phụ thuộc vào
sự công nhận của bất kỳ quốc gia nào khác. Quyền năng chủ thể Luật quốc tế
của quốc gia là tổng thể những quyền và nghĩa vụ mà quốc gia có được khi tham
gia vào quan hệ pháp lý quốc tế. Cùng với xu hướng khu vực hóa đang gia tăng
trong những thập niên gần đây, một số tổ chức quốc tế khu vực đã đạt được
những thành tựu nhất định trong hợp tác về an ninh chính trị cũng như kinh tế, 4
văn hóa và xã hội. Nhưng để có thể trở thành trung tâm phối hợp hành động về
các vấn đề quốc tế, phát huy được thế mạnh của các thiết chế này, các tổ chức
quốc tế liên chính phủ toàn cầu cũng như khu vực cần được trao cho thẩm quyền
lớn hơn. Dưới góc độ đó, quốc gia là chủ thể duy nhất có quyền năng đầy đủ khi
tham gia quan hệ quốc tế, điều này thể hiện ở các quyền và nghĩa vụ quốc tế cơ bản sau đây.
Trong các vãn kiện pháp lý quốc tế hiện đại, các quyền cơ bản của quốc
gia bao gồm: Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi; Quyền được tự vệ cá
nhân hoặc tự vệ tập thể; Quyền được tổn tại trong hoà bình và độc lập; Quyền
bất khả xâm phạm về lãnh thổ; Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy
phạm pháp luật quốc tế; Quyền được tự do quan hệ với các chủ thể khác của luật
quốc tế; Quyền được trở thành thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến.
Tương ứng vói các quyền cơ bản nêu trên, quốc gia có các nghĩa vụ quốc
tế cơ bản: Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia; Tôn trọng sự bất khả xâm
phạm lãnh thổ của các quốc gia khác; Không áp dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ
lực; Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; Hợp tác hữu nghị vói các
quốc gia khác nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc tế; Tôn trọng nguyên tắc
bình đẳng trong quan hệ quốc tế; Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và
những cam kết quốc tế; Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hoà bình.
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, quốc gia có thể tự hạn chế những quyền
và nghĩa vụ cơ bản của mình trong những lĩnh vực và phạm vi nhất định, với
điều kiện không trái với các quy ước quốc tế (ví dụ, quốc gia theo đuổi chế độ
nhà nước trung lập, chính sách không liên kết v.v.) hoặc cũng có thể gánh vác
thêm những quyền và nghĩa vụ bổ sung nhằm duy trì hoà bình và an ninh quốc
tế (ví dụ, chế độ các cường quốc theo Hiến chương Liên hợp quốc). Song tất cả
những việc làm nêu trên không hàm ý quốc gia bị hạn chế hoặc mở rộng chủ
quyền trái với ý chí quốc gia.
II, Các yếu tố cơ bản hình thành quốc gia trong luật kinh tế hiện đại
1. Lãnh thổ xác định 5
Ở khía cạnh địa lý, lãnh thổ là yếu tố rất quan trọng để định hình một
quốc gia là gì và được thể hiện trên bản đồ trên thế giới với vị trí như thế nào.
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất bao gồm vùng đất; vùng nước; vùng
trời; dưới lòng đất. Lãnh thổ của quốc gia phải được xác định rõ ràng bởi đường
biên giới trên đất liền với các quốc gia lân cận hay vùng không thuộc quốc gia
nào; quốc gia đó phải được xác định trên bản đồ địa lí hành chính thế giới với vị
trí và địa danh rõ ràng; tuy nhiên giữa các quốc gia có thể có các vùng lãnh thổ
tranh chấp. Để đảm bảo yếu tố lãnh thổ xác định thì quốc gia đó phải có vùng
lãnh thổ hoàn toàn được xác định rõ ràng thuộc chủ quyền của mình. Còn ở khía
cạnh pháp lý, phạm vi lãnh thổ quốc gia được xác định qua đường giới hạn lãnh
thổ gọi là biên giới quốc gia và có quyền bất khả xâm phạm tuyệt đối. Biên giới
quốc gia được xác định theo điều ước quốc tế mà nước thành viên ký kết hoặc
theo quy định của pháp luật của quốc gia.
Lãnh thổ có mối quan hệ chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác của quốc
gia. Một lãnh thổ không có dân cư; chính phủ là lãnh thổ vô chủ. Ngược lại, lãnh
thổ là khoảng không gian thực thi quyền lực của chính phủ; đồng thời là một
trong những căn cứ để xác định quốc tịch cho từng cá nhân trong cộng đồng dân
cư sinh sống trên lãnh thổ đó. Lãnh thổ xác định (defined territory) ở đây không
được hiểu là lãnh thổ đó phải có đường biên giới rõ ràng với các quốc gia xung
quanh; lãnh thổ với tất cả các biên giới đang tranh chấp với quốc gia khác vẫn
thoả mãn tiêu chí này. Điều quan trọng là phải có một khu vực lãnh thổ nào đó
với một cộng đồng ổn định và chính quyền quản lý; có thể biên giới của khu vực
đó đang tranh chấp nhưng phải có một bộ phận cốt lõi bên trong không tranh
chấp – bộ phận không nghi ngờ gì là lãnh thổ quốc gia đó. Sự tồn tại của một
lãnh thổ thuộc một quốc gia là vấn đề tách biệt với việc phạm vi và ranh giới của lãnh thổ đó. 2. Dân cư
Một quốc gia sẽ không có ý nghĩa nếu không có cộng đồng dân cư sinh
sống ổn định. Quần thể con người của một quốc gia là tập hợp tất cả những cá
thể có sự ràng buộc với nhau về mặt pháp luật của chính quyền chung, có quyền 6
và nghĩa vụ đối với quốc gia, chung nguồn gốc lịch sử truyền thống văn hóa gắn
liền với lãnh thổ mà họ đang sinh sống và gắn bó lâu dài. Mỗi quốc gia đều có
cộng đồng dân cư đặc thù và góp phần tạo nên sự đa dạng về chủng tộc, văn
hóa. Yếu tố con người chính điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển bộ
máy chính quyền quốc gia.
Luật quốc tế cũng không quy định số dân tối thiểu để tạo thành một quốc
gia. Mối quan hệ pháp lý ràng buộc giữa nhà nước với cộng đồng dân cư của
quốc gia chủ yếu thông qua chế định quốc tịch. Một quốc gia không thể tách rời
yếu tố con người nghĩa là có dân cư ổn định trên lãnh thổ đó; đa phần dân cư
phải là công dân nước sở tại; sinh sống ổn định lâu dài là những người có địa vị
pháp lý có quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia; quốc gia cũng thực hiện quyền
và nghĩa vụ của mình đối với công dân của mình; có lịch sử truyền thống văn
hóa; nguồn gốc gắn liền với lãnh thổ mà họ đang sinh sống, gắn bó lâu dài với quốc gia sở tại.
3. Chính quyền có khả năng kiểm soát được lãnh thổ và dân cư của mình
Để được xem là một quốc gia thì cộng đồng dân cư trên lãnh thổ cần có
một chính quyền. Bằng chứng rõ ràng nhất để thoả mãn tiêu chí này là một
chính quyền hữu hiệu với các cơ quan hành chính và lập pháp trung ương. Chính
quyền có thẩm quyền thực hiện hiệu quả chức năng quản lý và điều hành trật tự
xã hội trong quốc gia độc lập, không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác.
Tuy nhiên, chính quyền hữu hiệu với cơ cấu, tổ chức hoàn thiện như trên không
phải trong mọi trường hợp là cần thiết. Tiêu chí này nên được hiểu rộng là sự
tồn tại của một dạng nào đó một cấu trúc chính trị và xã hội thống nhất. Một lưu
ý quan trọng là chính quyền hữu hiệu là tiêu chí cần thoả mãn để được xem là
một quốc gia; nhưng không phải là tiêu chí cần thiết để quốc gia đó tồn tại tiếp
tục trong tương lai. Nói cách khác, một quốc gia đã hình thành và sau đó không
còn chính quyền hữu hiệu do nội chiến, bất ổn chính trị, bị xâm lược sẽ vẫn là
một quốc gia mà không bị mất đi tư cách này. Ngoài ra, tầm quan trọng của bộ
máy chính quyền quốc gia được thể hiện dựa trên tư cách là người thay mặt cho 7
quốc gia trong các chính sách đối ngoại, có khả năng thiết lập mối quan hệ cũng
như thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo luật quốc tế quy định.
Chính phủ là yếu tố cần phải có để điều hành xã hội; có chủ quyền được
nhân dân tín nhiệm có đầy đủ chủ quyền và quyền lực trong việc thực hiện các
quan hệ đối nội và đối ngoại; nghĩa là có thực quyền điều hành quốc gia trong
lập pháp, hành pháp và tư pháp quyết định vận mệnh chính trị của dân tộc; tự do
lựa chọn hình thức; thể chế chính trị; kinh tế, văn hóa – xã hội cho đất nước
mình. Chính phủ đó phải nắm được quyền lực đối ngoại nghĩa là nắm quyền đại
diện quốc gia tham gia vào các quan hệ quốc tế, có khả năng thiết lập quan hệ
pháp luật quốc tế. Chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong
quan hệ quốc tế, là yếu tố không thể thiếu đối với sự tồn tại của quốc gia. Khi
nói đến một quốc gia là nói đến một dân cư; một lãnh thổ nằm dưới một quyền
lực chính trị. Như vậy, khi một quốc gia đáp ứng được các điều kiện về lãnh thổ,
dân cư ổn định, quốc gia có chủ quyền, chính phủ có khả năng quan hệ pháp luật
quốc tế thì kể từ thời điểm đó quốc gia trở thành chủ thể đương nhiên của luật
quốc tế mà không phụ thuộc bất kỳ sự công nhận nào.
4. Khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế
Khi có đầy đủ các yếu tố cần thiết thành lập và phát triển, quốc gia sẽ có
khả năng tham gia với tư cách là chủ thể cơ bản quốc tế, là thành viên của cộng
đồng các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế khác để cùng nhau nhau
giải quyết mâu thuẫn hoặc các vấn đề chung, cùng thống nhất những mục tiêu
chung mang tính nhân loại. Tiêu chí này dùng để chỉ khả năng thiết lập quan hệ
pháp lý với các quốc gia khác. Nội dung cốt lõi của tiêu chí này là tính độc lập
(independence) của thực thể đang xem xét. Một quốc gia độc lập là một quốc gia
không phụ thuộc vào chủ quyền của quốc gia khác. Độc lập ở đây là độc lập về
mặt pháp lý, theo nghĩa, một quốc gia phải độc lập với hệ thống pháp lý của các
quốc gia khác, việc phụ thuộc kinh tế hay chính trị vào một quốc gia khác không
được xem là mất độc lập về pháp lý. Điều quan trọng ở đây là bằng chứng về
việc tách biệt với hệ thống pháp lý của quốc gia khác. Một điểm cần lưu ý là đôi
khi tiêu chí này bị đồng nghĩa với yếu tố công nhận quốc gia. Nói một cách chặt 8
chẽ, tình trạng hay số lượng quốc gia công nhận một thực thể không đồng nghĩa
với khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác nhưng là bằng chứng về khả năng đó.
III, Tại sao quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế hiện đại?
Chủ thể của luật quốc tế hiện đại là những thực thể đang tham gia quan hệ
pháp lý quốc tế một cách độc lập có đầy đủ quyền và nghĩa vụ pháp luật quốc tế
đồng thời phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý quốc tế một cách độc lập do chính
hành vi vi phạm pháp luật quốc tế gây ra trên cơ sở các quy phạm pháp luật
quốc tế. Việc công nhận quốc gia chính là chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật
quốc tế hiện đại đóng góp quan trọng trong việc xây dựng pháp luật quốc tế nói
chung và vai trò đặc biệt của quốc gia nói riêng. Hầu hết các nhà làm luật công
nhận quốc gia là chủ thể chủ yếu cơ bản của luật quốc tế hiện đại bởi những lý do cơ bản sau đây. 1.
Quốc gia là cơ sở cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của luật quốc tế
Luật quốc tế không có cơ quan lập pháp để xây dựng các quy phạm pháp
luật của luật quốc tế. Con đường hình thành của Luật quốc tế dựa trên sự thoả
thuận chủ yếu giữa các quốc gia dưới hình thức ký kết các điều ước quốc tế hoặc
cùng nhau thực hiện các điều ước quốc tế hoặc cùng nhau thừa nhận các điều
ước quốc tế. Quốc gia là chủ thể cơ bản của luật quốc tế bởi vì nếu không có
quốc gia thì bản thân luật quốc tế không có cơ sở tồn tại và phát triển. Khi các
quốc gia ra đời có mối quan hệ mật thiết với nhau và chịu sự điều chỉnh trong
quan hệ quốc tế, quốc gia được coi là hạt nhân của toàn bộ hệ thống pháp luật
quốc tế. Quốc gia cơ bản là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cơ sở hình thành
luật và cộng đồng quốc tế, được tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, được
hưởng đầy đủ quyền và thực hiện nghĩa vụ với tư cách quốc gia độc lập được
công nhận. Quốc gia là chủ thể chính yếu nhất của luật pháp quốc tế. Khoa học
luật quốc tế xác định quốc gia là chủ thể truyền thống và phổ biến của luật quốc
tế. Trong quan hệ pháp luật quốc tế hiện đại, ngoài quốc gia là chủ thể chủ yếu 9
của luật quốc tế, các tổ chức quốc tế liên quốc gia cũng được thừa nhân là chủ
thể phái sinh của luật quốc tế. Đây là những thực thể được hình thành bởi sự liên
kết của các quốc gia độc lập, có chủ quyền. Tất cả vì mục đích hợp tác quốc tế
đa dạng, đa lĩnh vực và hướng đến lợi ích phát triển của từng quốc gia cũng như
của cộng đồng quốc tế. 2.
Quốc gia luôn được thừa nhận là chủ thể của luật quốc tế trong
mọi giai đoạn lịch sử
Theo quy định tại điều 1 Công ước Montevideo năm 1935 về quyền và
nghĩa vụ của quốc gia thì một thực thể quốc tế được coi là một quốc gia theo
pháp luật quốc tế phải có các đặc điểm cơ bản sau: Dân cư thường trú; lãnh thổ
xác định; Chính phủ; khả năng tham gia vào quan hệ với các quốc gia khác.
Công ước này không phải là một điều ước đa phương phổ quát; mà chỉ là một
điều ước gồm thành viên là 16 quốc gia ở khu vực châu Mỹ. Mặc dù hạn chế về
tính phổ quát. Nhưng cho đến nay, Công ước Montevideo năm 1935 là văn bản
pháp lý duy nhất trong luật pháp quốc tế đưa ra một định nghĩa quốc gia. Công
ước đã đưa ra các tiêu chí truyền thống và được chấp nhận rộng rãi nhất về tư
cách nhà nước trong luật quốc tế. Có thể thấy, việc công nhận quốc gia là chủ
thể của luật quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu. Ngay cả ngày nay, những điều kiện
này vẫn tiếp tục được coi là những yếu tố cơ bản của tình trạng nhà nước; nhưng
chúng không phải là toàn diện cũng như không thay đổi. Các yếu tố khác có thể
liên quan như quyền tự quyết và sự công nhận; nhưng có một điều rõ ràng –
khuôn khổ liên quan chủ yếu xoay quanh lãnh thổ. Chính bởi tính chất quan
trọng của lịch sử đã làm rõ điều đó. 3.
Quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh trước tiên và chủ yếu là
quan hệ giữa các quốc gia
Quan hệ pháp luật quốc tế là những quan hệ phát sinh tồn tại và phát triển
chủ yếu giữa các quốc gia với nhau. Quan hệ pháp luật quốc tế tham gia vào liên
lạc trực tiếp và đàm phán ở cấp độ hành chính và kỹ thuật với các quốc gia nước
ngoài để thúc đẩy hợp tác pháp lý quốc tế và để có thể ký kết các hiệp định dẫn
độ và tương trợ tư pháp. Luật quốc tế khác với các hệ thống pháp luật dựa trên 10
nhà nước ở chỗ nó chủ yếu được áp dụng cho các quốc gia hơn là cho các công
dân tư nhân. Quốc gia là chủ thể ban đầu của luật quốc tế bởi vì nó xuất hiện
như một chủ thể đầu tiên của luật quốc tế. Do quốc gia là chủ thể đầu tiên; chủ
thể trước hết xây dựng pháp luật quốc tế, chính vì vậy những quy định của pháp
luật quốc tế điều chỉnh trước và chủ yếu là quan hệ giữa các quốc gia. Trong quá
trình thi hành luật quốc tế, quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành
pháp luật quốc tế. Quốc gia được thừa nhận là chủ thể cơ bản của pháp luật quốc
tế điều này được thừa nhận dựa trên đa số các luật quốc gia. Trong giai đoạn
hiện nay thì một số học giả khác cho rằng, chủ thể cơ bản của quan hệ pháp luật
quốc tế ngoài quốc gia, thì các dân tộc đang đấu tranh nhằm thực hiện quyền
dân tộc tự quyết, các tổ chức quốc tế liên chính chủ đều là chủ thể của quan hệ
pháp luật quốc tế hiện đại. 4.
Quốc gia có khả năng độc lập tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế
Khả năng này xuất phát từ chủ quyền quốc gia khi thực hiện chức năng
đối ngoại của mình. Khả năng tham gia quan hệ quốc tế được hiểu là dựa trên ý
chí của chính chủ thể để quyết định việc tham gia hoặc không tham gia vào quan
hệ quốc tế. quốc gia có thể tham gia quan hệ quốc tế thông qua hành vi của mình
hoặc uỷ quyền cho chủ thể khác đại diện cho mình trong quan hệ quốc tế. Chỉ có
những quan hệ có sự tham gia của quốc gia mà cả hai bên đều là chủ thể của luật
quốc tế thì quan hệ đó mới là quan hệ của luật quốc tế. Quốc gia là chủ thể đặc
biệt trong việc xây dựng pháp luật quốc tế. Trong quá trình thi hành luật quốc tế,
quốc gia cũng là chủ thể đầu tiên cho việc thi hành pháp luật quốc tế. Quốc gia
cũng là chủ thể cơ bản và chủ yếu trong việc thi hành áp dụng biện pháp cưỡng
chế việc tuân thủ áp dụng pháp luật quốc tế. Điều này góp phần cho cơ chế quan
hệ pháp luật quốc tế giữa các quốc gia với nhau được vận hành tốt hơn. 5.
Quốc gia có quyền tạo lập ra và khả năng tạo lập ra chủ thể
mới luật quốc tế đó là các tổ chức liên chính phủ
Hiện nay, nhu cầu hợp tác và hội nhập quốc tế không chỉ diễn ra trong
lĩnh vực kinh tế mà còn diễn ra ở lĩnh vực chính trị giữa các chính phủ của các 11
quốc gia trên thế giới với nhau nhằm tạo ra các chế độ, chính sách chung để các
bên cam kết, thực hiện và giải quyết các tranh chấp khi có phát sinh xảy ra. Tổ
chức quốc tế liên chính phủ là các thực thể liên kết các quốc gia và các chủ thể
khác của luật quốc tế. Được hình thành trên cơ sở điều ước quốc tế có quyền
năng chủ thể luật quốc tế, có hệ thống các cơ quan duy trì hoạt động thường
xuyên theo đúng mục đích tôn chỉ của tổ chức quốc tế đó. Đây là đặc điểm cơ
bản để phân biệt với tổ chức quốc tế phi chính phủ vì tổ chức quốc tế phi chính
phủ thì thành viên là cá nhân, pháp nhân, các tổ chức khác nhau vì mục đích
chung nào đó. Tổ chức liên chính phủ được thành lập dựa trên các hiệp định
(đóng vai trò hiến chương); những hiệp định này được hình thành khi các đại
diện pháp lý của một số nhà nước nào đó thông qua quá trình phê chuẩn hiệp
định, từ đó tạo lập tư cách pháp nhân cho tổ chức liên chính phủ. Ví dụ như:
Liên hợp quốc; Liên minh Châu Âu (EU); Tổ chức thương mại thế giới; Tổ chức
thuế quan thế giới; Quỹ tiền tệ quốc tế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN); Đại học Liên hợp quốc; NATO; Tổ chức các quốc gia châu mỹ; Liên
minh bưu chính quốc tế,…Tổ chức liên chính phủ đóng một vai trò vô cùng
quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế. Khi
thành lập của một tổ chức quốc tế thì các thành viên trong tổ chức đó đều có thể
liên kết với nhau về mọi mặt trong tất cả các lĩnh vực chính trị, giáo dục, thể
thao, kinh tế thương mại tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển về mọi mặt
của đời sống xã hội. 12 KẾT LUẬN CHUNG
Trong các thảo luận về công nhận quốc gia, một câu hỏi thường được đặt
ra đâu đó là: Sự tồn tại của quốc gia là vấn đề pháp lý hay thực tế? (The
existence of a state is a matter of law or fact?). Một số học giả ủng hộ thuyết cấu
thành cho rằng việc một thực thể có được xem là quốc gia – chủ thể của Luật
quốc tế hiện đại hay không là vấn đề được xác định theo luật bằng các tiêu chí
pháp lý. Ngược lại, một số học giả khác ủng hộ thuyết tuyên bố cho rằng luật
pháp quốc tế không có vai trò quyết định trong việc hình thành quốc gia. Không
quan điểm nào giải thích thoả đáng thực tế, quốc gia cần được xem xét dựa trên
cả tiêu chí pháp lý và thực tế.
Khi một quốc gia đáp ứng được các tiêu chí về lãnh thổ, dân cư ổn định,
quốc gia có chủ quyền, chính phủ có khả năng quan hệ pháp luật quốc tế thì kể
từ thời điểm đó quốc gia trở thành chủ thể đương nhiên, chủ thể mới của luật
quốc tế mà không phụ thuộc bất kỳ sự công nhận nào. Bốn tiêu chí trên được
xem là các tiêu chí được chấp nhận rộng rãi nhất hiện nay, nhưng vai trò của
chúng chỉ nên giới hạn ở mức độ điểm khởi đầu cho thảo luận rộng hơn. Không
phải tất cả các tiêu chí đều cần thiết, mà có thể cần tính đến các tiêu chí khác.
Nói cách khác, đây không phải là các tiêu chí cần và đủ mà còn có các tiêu chí
khác và trong từng trường hợp cụ thể sức nặng của các tiêu chí sẽ khác nhau;
với mục đích khẳng định rằng quốc gia chính là chủ thể cơ bản và chủ yếu của
luật quốc tế. Quốc gia là chủ thể quan trọng trong sự hình thành và phát triển từ
những giai đoạn phát triển đầu tiên của Luật quốc tế. Chính vì vậy, các quốc gia
phải không ngừng nỗ lực và hợp tác ở trên mọi phương diện để ngày càng hoàn
thiện hơn hệ thống pháp luật quốc tế. 13
Trong quá trình làm tiểu luận khó có thể tránh khỏi những sai sót, kính
mong quý thầy cô xem xét và có những ý kiến giúp tôi tiến bộ. Tôi xin chân thành cảm ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình và văn bản pháp luật 1.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Học phần: Những vấn đề pháp
lý chuyên sâu về pháp luật quốc tế, 2023. 2.
Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, 2015. 3.
Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật quốc tế, 2018. 4.
Hiến chương Liên hợp quốc năm 1945. 5.
Công ước Montevideo năm 1935. 6.
Hiến chương Bô-gô-ta năm 1948. 7.
Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Giáo trình Công
pháp quốc tế, quyển 2, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, 2015. 8.
Công ước Viên 1969 về Luật điều ước quốc tế ký kết giữa các quốc gia.
Các nguồn tài liệu khác trên mạng Internet 9.
https://thegioiluat.vn/bai-viet/quoc-gia-la-chu-the-dau-tien-chu-the-
co-ban-va-chu-yeu-luat-quoc-te-1012/ 10.
https://lsx.vn/tai-sao-quoc-gia-la-chu-the-co-ban-cua-luat-quoc-te/ 11.
https://luatduonggia.vn/quoc-gia-la-gi-quoc-gia-voi-vai-tro-la-chu- the-co-ban-cua-luat-quoc-te/ 12.
https://luatminhkhue.vn/khai-niem-chu-the-luat-quoc-te-quoc-gia-
chu-the-co-ban-cua-luat-quoc-te.aspx 13.
https://luatminhkhue.vn/tai-sao-noi-quoc-gia-la-chu-the-co-ban-
cua-luat-quoc-te-quyen-nghia-vu-quoc-te-cua-quoc-gia.aspx 14.
https://iuscogens-vie.org/2018/01/28/59/ 14 15.
https://luatvietnam.vn/linh-vuc-khac/quoc-gia-la-gi-883-93851- article.html 16.
https://luatsux.vn/quoc-gia-la-thuc-the-phap-ly-bao-gom-nhung-gi/ 15