-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nhượng quyền thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Nhượng quyền thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Nhượng quyền thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế
Nhượng quyền thương mại - Luật kinh tế | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật kinh tế(HDLH) 111 tài liệu
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế 440 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Preview text:
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại Điều 284 Luật Thương mại 2005 có nội
dung cụ thể như sau: - Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo
đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành
việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây: + Việc
mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức
kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá,
tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh
doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; + Bên nhượng quyền có quyền kiểm
soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
2. Các hình thức phương thức nhượng quyền thương mại
-Nhượng quyền thương mại: nhượng quyền được cấp cho bên nhận quyền sử
dụng thương hiệu, logo và các yếu tố liên quan. Bên nhận quyền có thể sử dụng
thương hiệu để sản xuất, tiếp thị và bán hàng hóa hoặc dịch vụ.
Nhượng quyền sản phẩm: nhượng quyền được cấp cho bên nhận quyền sử dụng
công nghệ, bằng sáng chế hoặc sản phẩm của một công ty khác. Bên nhận
quyền có thể sản xuất, tiếp thị và bán sản phẩm đó dưới thương hiệu của mình.
- Nhượng quyền thương mại tổng hợp: một tổ chức hoặc cá nhân được cấp
quyền nhượng quyền thương mại cho một khu vực nhất định. Người nhận quyền
có thể mở rộng hệ thống bằng cách nhượng quyền thêm cho các đối tác nhỏ hơn trong khu vực đó.
- Nhượng quyền cửa hàng: doanh nghiệp nhượng quyền cho bên nhận quyền mở
và điều hành các cửa hàng dưới thương hiệu của mình. Bên nhận quyền thường
phải tuân thủ các quy định về cách vận hành, quy trình và chuẩn mực của hệ
thống. Bên cạnh đó, nhượng quyền thương mại có thể được chia thành hai hình thức:
- Nhượng quyền sơ cấp (nhượng quyền trực tiếp): Thương nhân nhận quyền từ
Bên nhượng quyền ban đầu. Trong trường hợp này, thương nhân được gọi là Bên nhận quyền sơ cấp.
- Nhượng quyền thứ cấp (nhượng quyền gián tiếp): Thương nhân nhượng lại
quyền thương mại mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho một bên
nhận quyền khác. Trong trường hợp này, thương nhân cấp lại quyền thương mại
được gọi là Bên nhượng quyền thứ cấp;Ythương nhân nhận lại quyền thương mại
từ Bên nhượng quyền thứ cấp được gọi là Bên nhận quyền thứ cấp.
3. Nguyên tắc nhượng quyền thương mại - Điều 285 Luật Thương mại 2005 quy
định rằng: “Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản
hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.”. Như vậy, để nhượng
quyền thương mại, các bên phải ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Hợp đồng này phải được lập thành văn bản hoặc bằng các hình thức khác có giá
trị tương đương theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, hợp đồng nhượng quyền thương mại phải quy định rõ các quyền và
nghĩa vụ của cả hai bên là bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, và
trách nhiệm đăng ký việc nhượng quyền với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Thủ tục, trình tự nhượng quyền thương mại Thủ tục đăng ký hoạt động
nhượng quyền thương mại được thực hiện theo các bước như sau: -
Bước 1: Nộp hồ sơ + Thương nhân dự kiến nhượng quyền thương mại chuẩn bị
đầy đủ các giấy tờ trong bộ hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền
thương mại. + Gửi hồ sơ đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện đăng
ký hoạt động nhượng quyền thương mại. + Sau khi các cơ quan trên tiếp nhận
hồ sơ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, cơ quan đăng ký sẽ ghi
giấy biên nhận và giao cho thương nhân đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại.
Bước 2: Theo dõi và bổ sung hồ sơ + Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày
nhận hồ sơ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hợp lệ thì cơ quan đăng ký sẽ thông báo
bằng văn bản cho thương nhân nộp hồ sơ để yêu cầu bổ sung và hoàn chỉnh hồ
sơ. Lúc này, thời hạn xử lý hồ sơ sẽ được tính từ thời điểm thương nhân đăng ký
hoạt động nhượng quyền thương mại bổ sung hồ sơ đầy đủ. + Thương nhân
đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại có quyền đề nghị cơ quan đăng ký
giải thích rõ những yêu cầu cần bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ. –
Buoc 3: Xử lý hồ sơ và nhận kết quả
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan
đăng ký sẽ thực hiện việc đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại cho
thương nhân vào Sổ đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại và thông báo
bằng văn bản cho thương nhân được biết.
+ Trường hợp cơ quan đăng ký từ chối đăng ký hoạt động nhượng quyền thương
mại, thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ
quan đăng ký sẽ thông báo bằng văn bản cho thương nhân được biết và trong
đó sẽ nêu rõ lý do từ chối.