-
Thông tin
-
Quiz
(NM KDQT) Chương 4 - (Nhập môn kinh doanh quốc tế) Chương 4 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
(NM KDQT) Chương 4 - (Nhập môn kinh doanh quốc tế) Chương 4 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Kinh doanh quốc tế 099 90 tài liệu
Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
(NM KDQT) Chương 4 - (Nhập môn kinh doanh quốc tế) Chương 4 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen
(NM KDQT) Chương 4 - (Nhập môn kinh doanh quốc tế) Chương 4 - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả
Môn: Kinh doanh quốc tế 099 90 tài liệu
Trường: Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Hoa Sen
Preview text:
BÁO CÁO
NHẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ LỚP 2532 Chương 4:
NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA Giảng viên: Vũ Hải Nam 04/2022 BÁO CÁO
NHẬP MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ LỚP 2532 Chương 4:
NHỮNG KHÁC BIỆT VỀ VĂN HÓA Giảng viên: Vũ Hải Nam
“DANH SÁCH NHÓM THỰC HIỆN:” Nguyễn Thị Hồng Nhi 22014607 Đinh Huỳnh Minh Nhi 22011973 Hoàng Võ Như Nguyệt 22014606 04/2022 Đại học Hoa Sen Table of Contents
MỞ ĐẦU....................................................................................2
VĂN HÓA LÀ GÌ?........................................................................4
1. Giá trị và chuẩn mực.......................................................4
2. Văn hóa xã hội và quốc gia..............................................5
3. Yếu tố quyết định văn hóa...............................................5
CẤU TRÚC XÃ HỘI......................................................................6
1. Cá nhân và tập thể..........................................................6
1.1. Tập thể.......................................................................6
1.2. Cá nhân......................................................................7
2. Sự phân tầng xã hội.........................................................7
2.1. Sự dịch chuyển xã hội.................................................7
2.2. Ý thức giai cấp............................................................7
CÁC HỆ THỐNG TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC....................................8
1. Thiên Chúa Giáo..............................................................8
2. Đạo Hồi............................................................................9
3. Ấn Độ giáo (Đạo Hindu).................................................10
4. Đạo Phật........................................................................10
5. Nho giáo........................................................................11
NGÔN NGỮ..............................................................................12
1. Ngôn ngữ nói.................................................................12
2. Ngôn ngữ không lời........................................................12
GIÁO DỤC................................................................................13
VĂN HÓA VÀ NƠI LÀM VIỆC.....................................................14
SỰ THAY ĐỔI TRONG VĂN HÓA................................................16
SỰ HIỂU BIẾT ĐA VĂN HÓA......................................................17
VĂN HÓA VÀ LỢI THẾ CẠNH TRANH.........................................17
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................18
References..............................................................................18 1 Đại học Hoa Sen MỞ ĐẦU
Trong chương 2 và 3, ta đã thấy những khác biệt giữa các quốc
gia về hệ thống chính trị, kinh tế và pháp luật ảnh hưởng như
thế nào đến lợi ích, chi phí và rủi ro trong việc điều hành kinh
doanh tại các quốc gia khác nhau. Tại chương này, ta sẽ tìm
hiểu sự khác biệt về văn hóa giữa các quốc gia và trong phạm
vi một quốc gia có ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh quốc
tế. Chương 4 sẽ xoay quanh 3 vấn đề:
Vấn đề 1: Sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến kinh doanh quốc tế?
Walmart hiện là một trong những công ty lớn nhất thế giới (theo
doanh số) theo công bố của Fortune 500 năm 2019. Tuy thành
công rực rỡ ở Mỹ và Mexico, Walmart vẫn thất bại thảm hại ở
một số quốc gia khác, trong đó Đức là thị trường khó khăn điển
hình. Sau 10 năm chật vật ở Đức và không có một năm nào
kinh doanh có lời, Walmart đã buộc phải rời bỏ thị trường này vào 2007.
Thất bại của Walmart ở Đức phần lớn là do thiếu khả năng bắt
nhịp với các khác biệt về văn hóa giữa Hoa Kỳ và Đức. Tập
đoàn này đã thể hiện rõ sự thiếu hiểu biết giữa các nền văn hóa
khi bổ nhiệm một giám đốc người Mỹ - Rob Tiarks, không có
kinh nghiệm trên thương trường quốc tế (làm việc trong nước,
từng kiểm soát 200 siêu thị tại Mỹ), không có năng lực về ngôn
ngữ bản xứ (không biết và không nỗ lực học tiếng Đức, quy
định tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong ban lãnh đạo
Walmart tại Đức) và không có hứng thú tìm hiểu khác biệt về
văn hóa nhằm vận hành chi nhánh tại Đức (thói quen mua sắm
của khách hàng, khung pháp lí của thị trường bán lẻ Đức...).
Vấn đề 2: Mối quan hệ giữa văn hóa – chi phí kinh doanh tại
một quốc gia hay một vùng
Văn hóa khác biệt có thể tác động đến phương thức sản xuất và
cũng có thể làm tăng hoặc giảm chi phí kinh doanh. Ví dụ về 2 Đại học Hoa Sen
yếu tố văn hóa làm tăng chi phí sản xuất: Phân chia giai cấp là
một điểm quan trọng khắc họa nền văn hóa Anh. Việc này đã
dẫn đến xung đột leo thang trong ngành công nghiệp tại Anh
suốt những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, đẩy chi phí kinh
doanh tại đây lên cao đáng kể so với các quốc gia khác như
Thụy Sĩ, Na Uy... nơi được ghi nhận tồn tại ít xung đột giai cấp hơn. 3 Đại học Hoa Sen
Vấn đề 3: Văn hóa không phải “thực tế tĩnh”
Xung đột giai cấp - đặc điểm quan trọng trong văn hóa Anh đã
thay đổi đáng kể theo thời gian. Ví dụ, từ 1995 - 2005, số lượng
ngày lao động bị sụt giảm do đình công tính trên 1.000 lao
động tại Anh trung bình là 28 ngày/năm, thấp hơn so với Mỹ (33
ngày), Ireland (81 ngày), Canada (168 ngày). 4 Đại học Hoa Sen VĂN HÓA LÀ GÌ?
Năm 1870, nhà nhân chủng học Edward Taylor cho rằng: văn
hóa như một “phức hợp bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ
thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, cũng như mọi khả năng
và thói quen khác mà con người như một thành viên của xã hội tiếp thu được”.
Geert Hofstede - chuyên gia về quản lý và khác biệt đa văn hóa
lại nhận định: “sự lập trình tâm trí tập thể, phân định các thành
viên trong một nhóm với nhóm khác, bao gồm các hệ thống giá
trị, và các giá trị là một trong những yếu tố nền tảng của văn hóa”.
Theo nhà xã hội học Zvi Namenwirth và Robert Weber, “văn
hóa là một hệ thống những ý tưởng và tranh luận mà những ý
tưởng này hình thành cách thức sống”.
Chúng ta sẽ theo quan điểm của Hofstede, Namenwirth và Weber:
Nhìn chung, văn hóa là hệ thống giá trị và các chuẩn
mực được chia sẻ giữa một nhóm người và khi nhìn tổng
thể thì nó cấu thành nên cuộc sống.
1. Giá trị và chuẩn mực
Giá trị được hiểu là những quan niệm trừu tượng về những thứ
mà một nhóm người tin là tốt là đúng và mong đợi. Giá trị
không chỉ là những khái niệm về lý thuyết mà còn bao gồm
những cảm xúc. Nó hình thành nền tảng của văn hóa. Bao gồm
thái độ của xã hội về tự do cá nhân, dân chủ, sự thật, công lý,
trung thực, trung thành, các nghĩa vụ của xã hội, trách nhiệm
tập thể, vai trò của phụ nữ, tình yêu, tình dục, hôn nhân.
Chuẩn mực là những quy tắc của xã hội được ghi nhận qua đó
xã hội định hướng hành vi của các thành viên. Đó là những
thông lệ xã hội chi phối hành vi của người này với người khác.
Được chia thành 2 nhóm: lề thói và tập tục.
Lề thói: là những lệ thường của cuộc sống hằng ngày,
nghiêng về những hanh động có ý nghĩa về đạo đức. Đó là 5 Đại học Hoa Sen
cách ăn mặc, hành xử, cách ăn uống,... nếu vi phạm lề
thói thì chỉ bị xem là lập dị chứ không bị coi là ác hay xấu. 6 Đại học Hoa Sen
Ví dụ: Quan điểm về thời gian của các nước:
- Mỹ, Anh, Đức,.. họ quan tâm về thời gian và cảm thấy
bực bội khi thời gian họ bị lãng phí. Họ sẽ lên kế hoạch
chi tiết về một ngày của mình.
- Ả Rập, Latin, Châu Phi,... thời gian đối với họ có tính co
giãn hơn rất nhiều. Giữ đúng lịch quan trọng hơn hoàn
thành công việc với đối tác.
Ngoài ra, lề thói còn là những nghi thức và cách hành xử
đặc trưng. Đó là những biểu hiện hữu hình nhất của một
nền văn hóa và hình thành biểu hiện bên ngoài của giá trị sâu sắc hơn.
Ví dụ: Nhật Bản sẽ giữ tấm danh thiếp của mình ở cả hai
tay và cúi đầu trong lúc trao danh thiếp cho đối tác. Tấm
danh thiếp thể hiện cấp bậc của lãnh đạo.
Tập tục: những chuẩn mực được xem là tâm điểm vận
hành xã hội và các hoạt động xã hội ý nghĩa lớn hơn nhiều
so với lề thói. Bao gồm các cáo buộc chống lại hành vi
trộm cắp, ngoại tình, loạn luân và ăn thịt đồng loại. Vi
phạm tập tục có thể gây ra sự trừng phạt nghiêm trọng.
Ví dụ: uống rượu tại Mỹ được chấp nhận rộng rãi; tại Ả
Rập Xê - út là vi phạm tập tục quan trọng và có thể bị phạt tù.
2. Văn hóa xã hội và quốc gia
Xã hội là một nhóm người có tập hợp chung các giá trị và
chuẩn mực hay nói cách khác một nhóm người bị ràng buộc với
nhau bởi một nền văn hóa chung. Sự tương quan giữa xã hội và
quốc gia không phải lúc nào cũng theo tỉ lệ 1:1.
Quốc gia là thực thể chính trị. Trong một quốc gia có thể có
một nền văn hóa đơn lẻ hoặc cũng có thể tồn tại nhiều nền văn
hóa, mặt khác có các nền văn hóa tồn tại ở nhiều quốc gia.
Ví dụ: xã hội Hồi Giáo hay văn hóa Hồi giáo như tài sản chung
của công dân rất nhiều nước ở Trung Đông châu Á và châu Phi. 7 Đại học Hoa Sen
3. Yếu tố quyết định văn hóa
Giá trị và chuẩn mực của một nền văn hóa không xuất hiện
dưới hình thái hoàn thiện. Chúng thay đổi theo thời gian nhằm
đáp ứng một số yếu tố, bao gồm các triết lý chính trị về kinh tế
hình thành cấu trúc của một xã hội, giáo dục, ngôn ngữ và tôn
giáo. Những triết lý này rõ ràng là ảnh hưởng tới hệ thống giá trị của một xã hội. 8 Đại học Hoa Sen CẤU TRÚC XÃ HỘI
Cấu trúc của một xã hội chính là cơ cấu của xã hội cơ bản, có
hai yếu tố đặc biệt quan trọng để giải thích cho sự khác biệt
văn hóa. Đầu tiên là nhìn nhận cá nhân là đơn vị cơ bản của tổ
chức xã hội. Thứ hai là mức độ của một xã hội phân chia giai cấp hay đẳng cấp.
1. Cá nhân và tập thể 1.1. Tập thể
Tập thể là đơn vị cơ bản trong cấu trúc xã hội, ở nhiều xã hội
khác tập thể là một tập hợp của hai hay nhiều cá nhân có
những điểm chung và tương tác với nhau theo những phương
thức có sẵn trên cơ sở của một tập hợp chung với những môn đội về nhau.
Mọi cá nhân đều gắn với gia đình, tập thể làm việc, nhóm xã
hội, nhóm giải trí,... Dù vậy nhưng mức độ nhìn nhận tập thể
trong cơ cấu xã hội là rất khác nhau, trong một vài xã hội thì
đặc điểm và thành tích của cá nhân được xem là quan trọng hơn so với tập thể.
Ngày nay một tập thể thường gắn với đội ngũ cộng sự hay tổ
chức kinh doanh mà cá nhân đó là thành viên.
Ví dụ: Tại Nhật Bản thì họ sẽ nói “Tôi làm việc tại công ty A”
hơn là nói “Tôi là một biên kịch”.
Tính ưu việt của tập thể đó chính là sự gắn bó cảm xúc sâu sắc,
làm cho các cá nhân trong tập thể nỗ lực làm việc cùng nhau vì tương lai.
Nhưng không phải lúc nào tập thể cũng có lợi. Nó có thể ngăn
cản các nhà quản lý và nhân viên trong việc chuyển công việc sau này. 9 Đại học Hoa Sen 1.2. Cá nhân
Nó như một triết lý chính trị. Ở phương tây, cá nhân là nhân tố
cơ bản của cơ cấu xã hội. Chủ nghĩa cá nhân cũng ở mức độ
cao về khả năng di chuyển của nhân viên cấp quản lý giữa các
công ty và điều này không phải lúc nào cũng tốt. Song sự coi
trọng chủ nghĩa cá nhân cũng có thể gây khó dễ cho đội ngũ
bên trong của một tổ chức để thực hiện các nhiệm vụ tập thể
họ luôn cạnh tranh với nhau chỉ vì thành tích cá nhân có hợp tác với nhau.
Ví dụ: Sẽ rất khó khăn đối với các công ty hoạt động tại Mỹ -
một nơi mà tại đây họ luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân. Điều này
đã làm cho các công ty thiệt hại nặng nề.
2. Sự phân tầng xã hội
Việc phân định cấp bậc trong xã hội dựa trên các yếu tố như
nguồn gốc gia đình, nghề nghiệp và thu nhập. Các cá nhân
được sinh ra và trở thành một thành viên của thành phần xã hội
mà cha mẹ họ thuộc về.
Phân biệt dựa trên hai yếu tố: Thứ nhất, chúng khác nhau bởi
mức độ dịch chuyển giữa các tầng lớp xã hội. Thứ hai, là tầm
quan trọng gắn với tầng lớp xã hội trong các bối cảnh kinh doanh.
2.1. Sự dịch chuyển xã h ội
Để chỉ phạm vi các cá nhân có thể di chuyển khỏi tầng lớp mà họ được sinh ra.
Hệ thống đẳng cấp: sự phân tầng khép kín, vị trí xã hội quyết
định bởi gia đình người được sinh ra và thay đổi vị thế thường là điều không tưởng.
Hệ thống giai cấp: một dạng thức bớt cứng nhắc hơn của việc
phân toàn xã hội trong đó sự dịch chuyển xã hội là khả thi. Có
thể thông qua thành công hoặc may mắn. 2.2. Ý thức giai cấp
Là điều kiện mà trong đó mọi người có xu hướng “nhận thức
bản thân” dựa trên xuất thân giai cấp của mình và điều này 10 Đại học Hoa Sen
định hình các mối quan hệ của họ với thành viên của các tầng lớp khác.
Ví dụ: Mối quan hệ đối kháng giữa ban quản lý và các tầng lớp
lao động dẫn tới hậu quả là sự thiếu hợp tác trong tình trạng
gián đoạn công nghiệp triền miên có xu hướng làm tăng chi phí
sản xuất cho các công ty. Làm cho công ty gặp khó khăn khi
tạo lập lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. 11 Đại học Hoa Sen
CÁC HỆ THỐNG TÔN GIÁO VÀ ĐẠO ĐỨC
Tôn giáo: là một hệ thống các nghi lễ và niềm tin chung có liên
quan tới phạm trù linh thiêng.
Hệ thống đạo đức: liên quan tới một tập hợp các nguyên tắc
hoặc giá trị luân lý được sử dụng để dẫn dắt và định hình hành vi.
Trên thế giới hiện nay có 4 tôn giáo thống trị và số lượng tín đồ
đó là: Thiên Chúa Giáo, Hồi giáo, Hindu giáo và Phật giáo. Ngoài
ra, còn một ngoại lệ mà chúng ta cũng sẽ nhắc đến đó chính là
Nho giáo và sẽ tập trung của hiệu quả kinh tế của chúng. 1. Thiên Chúa Giáo
Bắt nguồn từ Do Thái giáo, là tôn giáo được tôn thờ rộng rãi
nhất trên thế giới có khoảng 20% dân số trên thế giới công
nhận mình là tín đồ Thiên Chúa. Phần lớn họ sinh sống ở châu
Âu, châu Mỹ, nhưng tín đồ tại các nước châu Phi cũng đang tăng khá nhanh.
Hậu quả kinh tế của Thiên Chúa Giáo:
Một số nhà xã hội học đã lập luận rằng trong các nhánh chính
của Thiên Chúa Giáo – Công giáo, Chính thống giáo và Tin Lành
thì nhánh cuối có hiệu quả kinh tế quan trọng nhất.
Hệ đạo đức Tin lành nhấn mạnh và tầm quan trọng của lao
động chăm chỉ và việc tạo ra của cải (cho vinh quang của Chúa)
và sự tiết chế (kiêm khem các lạc thú thế gian) giá trị kiểu này
là cần thiết để tạo tiền đề cho sự phát triển của chủ nghĩa tư
bản. Điều này đã mở đường cho chủ nghĩa tư bản tại Châu Âu
và Mỹ mở rộng con đường phát triển.
Trái lại, Công giáo hứa hẹn sự cứu rỗi ở thế giới bên kia chứ
không phải thế giới này đã không thúc đẩy hệ đạo đức lao động tương tự như vậy.
Đạo Tin lành lấy việc thoát đi khỏi sự thống trị về thứ bậc trong
đời sống tôn giáo và xã hội. Ban cho họ các quyền tự do hơn rất
nhiều để phát triển mối liên hệ của họ với Chúa. Các nước đầu
tàu trong cách mạng công nghiệp, họ có truyền thống Tin
ngành mạnh mẽ các quốc gia lớn như Anh, Đức, Mỹ. 12 Đại học Hoa Sen
Ngoài ra, các nước tôn thờ Công giáo và Chính thống giáo cũng
cho thấy rằng sự tăng trưởng kinh tế và hoạt động kinh doanh
bền vững và đáng kể trong thế giới hiện đại. 13 Đại học Hoa Sen 2. Đạo Hồi
Là tôn giáo lớn thứ hai trên thế giới với khoảng 1,2 tỷ tín đồ.
Được khởi nguồn từ năm 610 sau Công nguyên khi nhà tiên tri
Muhammad bắt đầu đi truyền bá. Các tín đồ Đạo Hồi được gọi
là người Hồi giáo, hợp thành ở hơn 35 nước từ bờ tây bắc Châu
Phi, qua vùng Trung Đông, cho tới tận Trung Quốc và Malaysia ở miền Viễn Đông.
Theo đạo Hồi, danh lợi thế gian và quyền lực nhất thời chỉ là hư
ảo. Nguyên tắc của Đạo Hồi bao gồm (1) tôn kính và tôn trọng
cha mẹ, (2) tôn trọng các quyền của người khác, (3) hào phóng
nhưng không vung tay quá trán (4) tránh giết người trừ khi có
nguyên nhân chính đáng, (5) không ngoại tình, (6) đối xử thông
minh và cân bằng với người khác, (7) giữ trái tim và tâm hồn
trong sáng, (8) bảo vệ tài sản của trẻ mồ côi, (9) sống khiêm nhường và giản dị.
Ở các nước phương Tây, trào lưu chính thống Hồi giáo đang gia
tăng mạnh, nhưng họ lại đánh đồng với các chiến binh, những
kẻ khủng bố, và các cuộc bạo động. Chẳng hạn như cuộc tấn
công vào Trung tâm Thương mại Thế giới và Lầu Năm Góc ở Mỹ
vào ngày 1.9.2001. Những kẻ lợi dụng tôn giáo để phục vụ mục
đích chính trị và bạo lực của riêng họ.
Hậu quả về kinh tế của Đạo Hồi:
Kinh Koran đã thiết lập các nguyên tắc kinh tế minh bạch, phần
nhiều trong số đó ủng hộ kinh việc kinh doanh tự do. Ngoài ra,
một nguyên lý kinh tế tiếp theo chính là cấm việc chi trả hay
nhận lãi suất, thứ bị coi là cho vay nặng lãi. Kinh Koran lên án
lãi suất, còn gọi là ribaa trong tiếng Ả Rập, coi đó là động thái
lợi dụng và không chính đáng.
Cho tới cuối năm 2009 hơn 300 ngân hàng Hồi giáo trên 50
quốc gia hiện nay nắm giữ tài sản giá trị khoảng 400 tỷ USD,
trong khi các quỹ chung hoạt động theo nguyên tắc Hồi giáo
hiện đang quản lý có tài sản trị giá 800 tỷ USD. 14 Đại học Hoa Sen
3. Ấn Độ giáo (Đạo Hindu)
Có khoảng 750 triệu tín đồ trên thế giới, đa số thì họ sinh sống
ở trên các tiểu lục địa Ấn Độ. Khởi nguồn từ thung lũng Indus ở
Ấn Độ hơn 4000 năm trước. Đây chính là tôn giáo cổ xưa nhất trên thế giới.
Người Ấn Độ giáo tin rằng một lực lượng tâm linh trong xã hội
đòi hỏi sự chấp thuận những trách nhiệm nhất định còn gọi là là
Hana, họ tin vào luân hồi sự đầu thai vào một cơ thể khác sau
khi chết, họ cũng tin vào nghiệp chướng còn được gọi là kamar.
Hậu quả về kinh tế của Ấn Độ giáo
Ấn Độ giáo không khuyến khích loại hình hoạt động kinh doanh
nhằm tạo ra của cải, cái mà ta tìm thấy trong đạo Tin Lành hội.
Nhấn mạnh rằng các cá nhân nên được phán xét không phải bởi
những thành tích vật chất mà bởi những thành tựu về tinh thần của họ. 4. Đạo Phật
Được sáng lập ở Ấn Độ vào thế kỷ thứ 6 trước Công Nguyên
được thành bởi Siddhartha Gautama, hoàng tử Ấn Độ - người đã
từ bỏ sự giàu sang của mình để theo đuổi lối sống khổ hạnh và
sự hoàn thiện tinh thần.
Hậu quả kinh tế của đạo Phật:
Coi trọng việc tạo ra của cải bao hàm trong Đạo Tin Lành không
có trong đạo Phật. Xã hội Phật giáo có thể tạo ra mảnh đất màu
mỡ hơn cho các hoạt động kinh doanh. 15 Đại học Hoa Sen 5. Nho giáo
Được khởi nguồn từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên bởi Khổng
Phu Tử hay còn được gọi là Khổng Tử. Từ năm 1945 Nho giáo đã
bị suy giảm nhưng vẫn có hơn 200 triệu người vẫn tuân theo lời
của Khổng Tử chủ yếu ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Hậu quả về kinh tế của Nho giáo:
Thông qua việc giảm chi phí kinh doanh ở các quốc gia này có
thể giúp thành công về kinh tế của họ. Về điểm này thì có ba
giá trị trung tâm: lòng trung thành, nghĩa vụ tương hỗ và sự
trung thực trong việc làm ăn với người khác.
Ví dụ: Mối quan hệ khăng khít giữa các công ty ô tô và các nhà
cung cấp linh kiện ở Nhật Bản đã được bồi đắp và sự kết hợp
với niềm tin và các nghĩa vụ tương hỗ một loạt các vấn đề bao
gồm các giảm hàng tồn kho, quản lý chất lượng và thiết kế. 16 Đại học Hoa Sen NGÔN NGỮ
Là cách thức thể hiện khác biệt giữa các quốc gia rõ rệt nhất.
Nhắc tới ngôn ngữ là chúng ta nhắc tới cả ngôn ngữ nói và các
phương tiện liên lạc không lời. Ngôn ngữ là một trong những
đặc điểm cơ bản định hình một nền văn hóa. 1. Ngôn ngữ nói
Có vai trò quan trọng hơn nhiều so với việc chỉ là công cụ giao tiếp với người khác.
Các quốc gia có nhiều hơn một ngôn ngữ thường có nhiều hơn một nền văn hóa. Ví dụ:
- Canada có nền văn hóa nói tiếng Anh và văn hóa nói
tiếng Pháp. Sự căng thẳng giữa hai bên của nền văn
hóa có thể dâng cao, dẫn tới một số người nói tiếng
Pháp muốn ly khai khỏi Canada khi bị thống trị của
những người nói tiếng Anh.
- Tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ mẹ để của nhiều người
nhất trên thế giới, tiếp theo là tiếng Anh và tiếng Hindi -
ngôn ngữ được sử dụng là tại Ấn Độ. Tuy nhiên ngôn
ngữ phổ biến nhất trên thế giới là tiếng Anh sau là tiếng
Pháp, Tây Ban Nha và cuối cùng là tiếng Trung.
2. Ngôn ngữ không lời
Là dạng thức giao tiếp không dùng lời nói hoặc văn bản. Ví dụ:
- Nhướng mày là một tín hiệu của sự công nhận. Trong đa
số các nền văn hóa, nụ cười là một tín hiệu của niềm vui.
- Vẽ vòng tròn bằng ngón cái và ngón trỏ là một cử chỉ
thân thiện ở Mỹ, nhưng đó là một lời chào “quan hệ”
thô thiển ở Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ. 17 Đại học Hoa Sen
Một khía cạnh khác của giao tiếp không lời là không gian cá
nhân, nghĩa là khoảng cách thoải mái giữa bạn và người nào đó
bạn đang nói chuyện cùng. 18