Nội dung Báo cáo TMQT - Thương mại quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Nội dung Báo cáo TMQT - Thương mại quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

Môn:
Trường:

Đại học Hoa Sen 4.8 K tài liệu

Thông tin:
54 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nội dung Báo cáo TMQT - Thương mại quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen

Nội dung Báo cáo TMQT - Thương mại quốc tế - Tài liệu tham khảo | Đại học Hoa Sen và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả

36 18 lượt tải Tải xuống
Outline: Ngành xuất - nhập khẩu tôm của Việt Nam tại thị trường Nhật. Cơ hội -
thách thức - dự đoán tương lai
I. Giới thiệu - QUỲNH NGA
Nêu tổng quan hoặc một số vấn đề của thị trường Nhật đối với mặt hàng tôm của Việt
Nam (Sự quan trọng của ngành sản xuất tôm đối với nền kinh tế Việt Nam. Vai trò của
thị trường Nhật Bản trong xuất khẩu tôm Việt Nam.)
Nêu rõ lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc xuất khẩu tôm trên thế giới,
và Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Do đó
nghiên cứu về thị trường này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức mà ngành tôm
Việt Nam đang đối mặt từ đó sẽ tìm hiểu ra các yêu cầu, tiêu chuẩn và xu hướng tiêu
dùng tôm tại thị trường Nhật Bản sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể điều chỉnh
chiến lược kinh doanh phù hợp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng kim
ngạch xuất khẩu. Thị trường Nhật Bản có nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng và an
toàn thực phẩm nên nghiên cứu về thị trường này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cơ hội và thách
thức mà ngành tôm Việt Nam đang đối mặt, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để tăng
cường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hình 1: Sản phẩm tôm chế biến được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản.
(Nguồn: thuysanvietnam.com.vn)
1. Sự quan trọng của ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam:
Với 3.260 km đường bờ biển và khu đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, Việt Nam
có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Ngành nuôi
trồng và chế biến tôm là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng
góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Đồng
bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước, chiếm 60% tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, là nơi chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm
của các nhà máy chế biến tôm.
Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương
đương 3,5- 4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta trong năm 2022 cũng lập kỷ
lục 4,3 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2021 (3,9 tỷ USD). (Vasep,2023)
2. Vai trò của thị trường Nhật Bản trong xuất khẩu tôm Việt Nam:
Nhật Bản (671 triệu USD), là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ
807 triệu USD và EU 691 triệu USD, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm
của Việt Nam trong năm 2022. Nhật Bản có nhu cầu tiêu thụ tôm rất lớn, đặc biệt là tôm
nguyên liệu để chế biến các món ăn truyền thống như sushi và sashimi. (Vasep,2023)
Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị
trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, sản lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đạt
3,7 tấn (tương đương 79,7 triệu USD). Tính đến tháng 10/2021, Việt Nam là nguồn cung
cấp tôm lớn thứ 3 cho thị trường Nhật Bản, đạt 437,2 triệu USD. Sản lượng tôm xuất
khẩu sang Nhật đã mang về 613 triệu USD vào năm 2020, và 578 triệu USD vào năm
2021.
Hình 2: Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản
(Nguồn: congthuong.vn)
II. Tổng quan/lý thuyết liên quan: - BẢO QUYÊN
1 . Khái niệm thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Nó
bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác giữa các nền kinh tế.
Hình 3.
2. Vai trò.
- Tăng trưởng kinh tế: Thương mại quốc tế giúp các nước tiếp cận các nguồn lực và thị
trường mới, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo việc làm: Thương mại quốc tế tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân ở
các nước khác nhau.
-Tăng cường hợp tác quốc tế: giúp các nước hiểu biết từ đó hợp tác với nhau tốt hơn.
3. Tầm quan trọng.
Tăng trưởng kinh doanh: Thương mại quốc tế tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
bán hàng hóa và dịch vụ của mình tại các thị trường mới, dẫn đến tăng lợi nhuận
và tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Tăng trưởng việc làm: Thương mại quốc tế có thể tạo ra cơ hội việc làm mới ở
cả nước xuất khẩu và nhập khẩu.
Thị trường tiêu dùng lớn hơn: Thương mại quốc tế mở ra thị trường mới cho các
doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ. Điều này có thể dẫn đến tăng doanh thu
và doanh thu.
Phát triển kinh tế: Thương mại quốc tế có thể giúp các nước đang phát triển phát
triển nền kinh tế bằng cách cung cấp các cơ hội thị trường mới.
Tăng trưởng toàn cầu: Thương mại quốc tế cho phép các doanh nghiệp thâm
nhập vào các thị trường mới và mở rộng hoạt động, dẫn đến tăng trưởng và phát
triển toàn cầu.
Lợi thế so sánh cạnh tranh.
Lợi thế so sánh cạnh tranh đề cập đến khả năng của một quốc gia trong việc sản xuất
hàng hóa hoặc dịch vụ với chi phí cơ hội thấp hơn so với các đối tác thương mại của
mình, đồng thời có thể bán nó với giá cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Nói cách khác,
một quốc gia có lợi thế so sánh cạnh tranh nếu quốc gia đó có thể sản xuất một sản phẩm
với chi phí thấp hơn các quốc gia khác và bán sản phẩm đó với mức giá cạnh tranh với
các quốc gia khác.
Lợi thế so sánh tương đối.
Lợi thế so sánh tương đối đề cập đến khả năng của một quốc gia trong việc sản xuất hàng
hóa hoặc dịch vụ với chi phí cơ hội thấp hơn so với các đối tác thương mại so với khả
năng sản xuất của chính quốc gia đó. Nói cách khác, một quốc gia có lợi thế so sánh
tương đối nếu quốc gia đó có thể sản xuất một sản phẩm với chi phí cơ hội thấp hơn các
sản phẩm khác mà quốc gia đó có thể sản xuất.
Ví dụ: Khái niệm về thương mại quốc tế, vai trò và tầm quan trọng của thương mại quốc
tế đối với nền kinh tế Việt Nam; Lợi thế so sánh cạnh tranh, Lợi thế so sánh tương đối,...
III. Phân tích:
1. Vị thế, những thành tích của ngành XNK tôm của Việt Nam tại thị trường
Nhật: (YẾN NHI)Kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thương hiệu
1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2022, Nhật Bản vẫn là một thị trường nhập khẩu tôm ổn định của Việt Nam, đạt 617
triệu USD, tăng 16% so với năm 2021. Năm 2023, Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản
lớn thứ 3 cho thị trường Nhật Bản. Với kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 513,2 triệu USD,
giảm 22,7% so với năm 2022. Giữa tháng 7/2023, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản chỉ đạt
256 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ 2022. Trong nửa đầu năm 2023, thị trường
Nhật Bản chỉ mua 236 triệu USD tôm từ Việt Nam, giảm 29% so với cùng kỳ. Đến tháng
6/2023, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm tới 35%, mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3
năm nay. Lý do dẫn đến sự sụt giảm là do ảnh hưởng của covid-19 làm giảm giá đồng
Yên, khiến cho việc xuất khẩu tôm vào Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do Việt Nam phải
bán theo giá đồng Yên.
Trong tháng 1/2024, kim ngạch đạt hơn 37 triệu USD, tăng gần 9 triệu USD so với cùng
kỳ năm 2023. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam.
1.2 Thị phần
Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Với hơn 100 doanh
nghiệp lớn nhỏ xuất khẩu tôm qua Nhật Bản với các sản phẩm chủ lực như: tôm sú, tôm
chân trắng, tôm đông lạnh, tôm thẻ, tôm phủ bột,....
Theo Trung tâm thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt 176
triệu USD vào tháng 1/2022,tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên xuất khẩu
của Việt Nam lại giảm vào thời gian này.
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt 2,3 tỷ USD. Với 5 nước cung cấp
tôm lớn nhất là Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Argentina.
Các nguồn xuất
khẩu tôm sang
Nhật Bản
Việt Nam Indonesia Ấn Độ Argentina Các nước
còn lại
Thị phần xuất
khẩu
24% 16% 16% 7% 37%
Thị phần các nước xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản năm 2020
Kim ngạch xuất khẩu tôm của Nhật Bản từ 2017-2021
(Nguồn: vasep.com.vn)
1.3 Thương hiệu
Để vươn lên là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 2 thế giới, không thể kể đến sự đóng góp to
lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Điều này thể hiện Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong việc xuất khẩu các sản phẩm phẩm chất lượng cao cho các nước trên thế giới.
Bảng thống kê top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản,T1/2024
(Nguồn: mekongasean.vn)
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong các doanh nghiệp với tỷ trọng 13,8% là công ty thực phẩm
Sao Ta. Với thế mạnh là các sản phẩm chế biến sâu, tôm bao bột, tôm sushi, tôm viên và
tôm đông lạnh. Tháng 7/2023, công ty đã mở rộng quy mô ở Vĩnh Thuận. Tăng diện tích
nuôi trồng tôm để xuất khẩu nhưng không làm giảm chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra
còn đa dạng hóa sản phẩm và tự chủ nguyên vật liệu nhằm giảm giá thành để có thể cạnh
tranh với các nước khác.
Đứng thứ 2 là công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú với 9,1% tỷ trọng. Giảm 35%
so với cùng kỳ năm ngoái do các sức ép cạnh tranh từ các nước cùng xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản. Với các sản phẩm chủ lực như tôm sú và tôm chân trắng. Công ty đang
đi theo chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với mục tiêu mở rộng thị trường.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một thế mạnh về giống loài tôm khác nhau khi xuất khẩu qua thị
trường Nhật Bản. Điều này đa dạng hóa các sản phẩm kích cầu tiêu dùng thị
trường khó tính như Nhật Bản. Ngoài ra các doanh nghiệp còn được đánh giá cao về chất
lượng sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng tốt, sẵn sàng thay đổi để phù hợp với nhu
cầu của các nước nhập khẩu.
2. Phân tích những lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của ngành XNK tôm của VN
đối với thị trường Nhật.
(Sử dụng các mô hình đã học để phân tích. Chi phí lao động, vốn) (VIỆT THÀNH)
2.1 Lợi thế so sánh
Theo lý thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo, ta có thể phân tích như
sau về lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản. Việt Nam có
lợi thế so sánh trong việc sản xuất và xuất khẩu tôm so với Nhật Bản. Điều này thể hiện
ở:
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
Đánh bắt tự nhiên
Hình 1: Đánh bắt tôm tự nhiên từ ngư dân tỉnh An Giang
(Nguồn: Danviet.vn)
Việt Nam có nguồn tôm tự nhiên lớn, với nhiều vùng biển và vùng ven biển có trữ lượng
tôm dồi dào. Bên cạnh đó Nhật Bản ít nguồn tôm tự nhiên do diện tích vùng biển
ven biển hạn chế.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió
mùa nhiệt đới và gió tây khô nóng nên Việt Nam có nhiều tiểu vùng khí hậu, mà sự phân
biệt rệt nhất hai vùng Nam Bắc đèo Hải Vân tạo nên sự đa dạng của vùng sinh
thái ven biển, tác động sâu sắc đến sản xuất nghề tôm. Đặc điểm tự nhiên với điều kiện
thuận lợi như vậy sẽ là lợi thế rất lớn của ngành thủy sản cũng như xuất khẩu thủy sản.
Nuôi trồng tôm
Hình 2: Mô hình nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Cà Mau
(Nguồn: Evan.edu.vn)
Khi nói đến đánh bắt tôm thì không thể không kể đến Đồng bằng sông Cửu Long nơi
sản xuất hải sản lớn nhất cả nước. đây nơi mạng lưới sông dày đặc tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt tôm. Là một trong những quốc gia lớn nhất về
nuôi trồng sản xuất tôm trên thế giới, ngành công nghiệp tôm Việt Nam rất phát triển
với tổng diện tích khoảng 700,000 - 800,000 ha, chủ yếu tập trung Đồng bằng sông
Cửu Long với sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam rất lớn khoảng 650,000 - 700,000 tấn mỗi
năm. Ngoài ra Việt Nam khả năng nuôi nhiều giống tôm khác nhau như tôm thẻ chân
trắng, tôm sú, tôm hùm… Tuy nhiên chi phí nuôi trồng tôm tại Việt Nam thấp hơn nhiều
so với Nhật Bản, do lợi thế về lao động và công nghệ.
Nhật Bản chỉ diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 30,000 - 40,000 ha, rất hạn chế so
với Việt Nam với sản lượng tôm khiêm tốn chỉ khoảng 30,000 - 40,000 tấn, không đủ đáp
ứng nhu cầu nội địa.
2.1.2 Điều kiện về nguồn lao động
Hình 3: Công nhân ngành tôm tại các tỉnh ven biển ĐBSCL
(Nguồn: Báo công thương)
Việt Nam dân số lớn thứ 15 thế giới với 99.410.362 người, hầu hết sống khu vực
nông thôn. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí lao động mà còn tạo sự linh hoạt và khả
năng cạnh tranh trong sản xuất. Ngoài ra câu cá, tôm và kiếm tiền từ đánh bắt thủy sản là
một trong những ngành nghề truyền thống rất phổ biến tại Việt Nam. Ngư dân kinh
nghiệm trong việc đảm bảo chất lượng hiệu quả của quá trình sản xuất. Điều đó cho
thấy được sự linh hoạt nhanh chóng thích nghi của người Việt Nam, họ thể làm
việc trong môi trường đầy thách thức sẵn sàng thích ứng với các công nghệ quy
trình sản xuất mới. Vì vậy, với lực lượng lao động đông đảo, nhạy cảm và có yêu cầu cao
sẽ đóng góp rất nhiều cho sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Chi phí lao động
Chi phí lao động trong ngành sản xuất tôm Việt Nam tương đối thấp so với các quốc
gia khác. Theo tờ báo Research And Markets về báo cáo ngành thủy sản Việt Nam năm
2022, mức lương tối thiểu tại Khu vực 1 của Việt Nam 4,68 triệu đồng/tháng, tương
đương 200 USD, thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu Trung Quốc một số
nước Đông Nam Á. Nhờ đó, Việt Nam chi phí hoạt động cạnh tranh hơn so với các
nước trong khu vực trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của các công ty đa quốc gia.
(ResearchAndMarkets, 2022)
Bên cạnh đó, Chi phí lao động trong ngành sản xuất tôm Nhật Bản rất cao so với Việt
Nam. Mức lương trung bình của công nhân trong ngành sản xuất tôm khoảng 300,000-
400,000 yên/tháng (tương đương 2,800-3,700 USD/tháng) Nhật Bản đang phải đối mặt
với vấn đề thiếu lao động trong ngành sản xuất tôm do dân số già hóa ít người lựa
chọn ngành nghề này.
Năng suất lao động
Việt Nam một trong những nước sản xuất xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 15-20% sản lượng tôm toàn cầu. Các vùng sản xuất tôm lớn của Việt Nam bao
gồm Mau, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang. Ngành tôm một ngành xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam, mang lại kim ngạch hàng tỷ USD mỗi năm. Trong năm 2023 kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức 9,2 tỷ USD với tổng sản lượng đạt được
9.269 triệu tấn trong đó xuất khẩu tôm chiếm gần 37% (3,4 tỷ USD) tổng giá trị. Diện
tích nuôi tôm tăng 5,5% so với năm trước với 737,000 triệu ha để nuôi tôm sú, 115.000
triệu ha nuôi tôm chân trắng mang lại tổng sản lượng tôm 1,12 triệu tấn.
(Aquaculture, 2023)
Trong khi đó sản lượng tôm của Nhật Bản chỉ khoảng 0,2 triệu tấn trong năm 2023
chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.. Sản
lượng tôm trong nước của Nhật Bản chỉ đáp ứng khoảng 10-15% nhu cầu tiêu thụ. Sản
lượng tôm của Việt Nam vượt trội so với Nhật Bản, với sản lượng gấp khoảng 19 lần.
Điều này phản ánh vị thế quan trọng của ngành tôm trong nền kinh tế Việt Nam.
Vốn:
Đẻ dự án nuôi, đánh bắt, sản xuất tôm duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả thì vốn
đầu nguồn i chính không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Vốn đầu cho
ngành tôm tại Việt Nam là khá lớn gồm các loại vốn như sau
- Vốn cố định: Đây là khoản đầu tư để xây dựng ao nuôi, cống, máy bơm, hệ thống
lọc nước, sục khí, Ngoài ra còn có vốn đầu tư cho con giống và thức ăn, trang thiết
bị xe vận chuyển, lưu trữ tôm nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình vận chuyển
và xuất khẩu.
- Vốn lưu động gồm chi phí nhân công, điện, nước, chi phí quản lý, dịch vụ nhầm
hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thường xuyên của các doanh nghiệp tại Việt
Nam.
Tổng vốn đầu ban đầu cho 1 ha ao nuôi tôm xuất khẩu khoảng 500-800 triệu VND.
Ngoài ra, cần vốn lưu động khoảng 200-400 triệu VND/ha/chu kỳ. Đây mức vốn
đầu tư khá lớn, tuy nhiên nó rất quan trọng để khởi động và duy trì hoạt động kinh doanh.
Nó quyết định khả năng đầu tư, mở rộng, và phát triển của doanh nghiệp. Việc quản lý và
sử dụng hiệu quả vốn đầu rất cần thiết để đảm bảo tính bền vững lợi nhuận của
doanh nghiệp.
2.1.3 Điều kiện về Công nghệ kỹ thuật đánh bắt và nuôi tôm
Ngành đánh bắt và nuôi tôm tại Việt Nam được áp dụng các công nghệ tiên tiến để quản
các môi trường nước gồm hệ thống hỗ trợ nuôi tôm như máy bơm nước, quạt nước,
máy đo nồng độ pH, máy đo nồng độ kiềm,… nhằm kiểm soát nhiệt độ chất lượng
nước, tạo ra môi trường lành mạnh cho đời sống thủy sinh giúp nâng cao chất lượng sản
phẩm xuất khẩu. Đặc biệt khi nói đến việc bảo vệ hải sản ven biển, những cải tiến
trong các quy trình này đã làm giảm tổn thất sau thu hoạch cũng như đầu vào việc cải
thiện việc bảo quản và chất lượng tôm. Là nguồn thực phẩm thô, an toàn cho sản xuất
xuất khẩu. Công nghệ tiên tiến để lưu trữ vận chuyển tôm cũng rất cần thiết.để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, giá thủy sản đã tăng đều đặn. Hơn thế nữa, các
thành phố lớn nhưng nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành
hàng hải.
Hình 4: Công nghệ và mô hình nuôi tôm tại Việt Nam
(Nguồn Thcslytutrongst.edu.vn)
Không chỉ dừng lại công nghệ đánh bắt nuôi tôm, Việt Nam còn nghiên cứu áp
dụng công nghệ cho việc cho tôm ăn tự động phòng bệnh cho tôm. Từ đó, Việt Nam
có khả năng sản xuất giống tôm với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại.
2.1.4 Chính sách hỗ trợ của chính phủ
Nhận biết được tầm quan trọng của công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Đảng
Nhà nước đặc biệt quan tâm và đặt ngành thủy sản là ngành mũi nhọn Ngành thủy sản đã
một thời gian khá dài chuyển sang chế kinh tế mới trong những năm gần đây của
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Từ đó đã tạo ra nhiều cơ hội cọ sát với
kinh tế thị trường và đào tạo một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ
khai thác, chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn
cũng đã tăng đáng kế. Ngoài ra Chính phủ Việt Nam các chính sách hỗ trợ như
miễn/giảm thuế, tín dụng ưu đãi để thúc đẩy xuất khẩu tôm sang Nhật Bản.
2.1.5 Hiệp định VASEP
Hiệp hội chế biến xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) được thành lập vào năm
1998 là tổ chức có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang
Nhật Bản. Là đại diện cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam
với mục đích thúc đẩy hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu thủy sản. Giúp doanh
nghiệp thể dễ dàng nhanh chóng tiếp cận thị trường bằng việc tổ chức sự kiện
hội chợ thương mại nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm tôm của Việt Nam.
2.1.6 Đánh giá
Theo nguyên lợi thế so sánh của Ricardo, Việt Nam sẽ chuyên sản xuất xuất khẩu
tôm, trong khi Nhật Bản sẽ chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng khácNhật có
lợi thế so sánh hơn. Nhật Bản được cung cấp tôm với giá cả cạnh tranh, còn Việt Nam
thu được lợi nhuận từ việc xuất khẩu tôm.
Việc chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh sẽ mang lại lợi ích tối đa cho cả hai nền kinh tế
thông qua trao đổi thương mại. Qua đó, ta thấy lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo hoàn
toàn phù hợp với thực tế về lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu tôm sang thị trường
Nhật Bản
2.2 Lợi thế cạnh tranh
2.2.1 Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh trong ngành
Chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam:
- Đầu tư công nghệ hiện đại để tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
- Đa dạng hóa sản phẩm tôm để phù hợp với các phân khúc khách hàng tại Nhật.
- Xây dựng thương hiệu và uy tín đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất
lượng của Nhật Bản.
- Tham gia, tổ chức các hoạt động, hội chợ thương mại và triển lãm nhằm quảng bá,
giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng tại Nhật Bản.
- Tìm hiểu xác định xu hướng tiêu dùng nhu cầu của người tiêu dùng tại thị
trường Nhật Bản nhằm nhanh chóng đáp ứng sản phẩm.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Cung cấp đầy
đủ giấy tờ kiểm định cần thiết đáp ứng yêu cầu khắt khe về hàng xuất khẩu sang
Nhật Bản.
Cấu trúc ngành:
- Quy sản xuất: Ngành tôm quy sản xuất lớn, với diện tích ao nuôi
sản lượng tôm lớn, chủ yếu sản xuất quy công nghiệp. Ngoài ra. Việt Nam
cấu trúc khá tập trung, với sự hiện diện của một sdoanh nghiệp lớn. Sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nước đang thúc đẩy năng lực cạnh tranh và chất
lượng sản phẩm.
- Cơ cấu sản phẩm: Với điều kiện thuận lợi về môi trường, thời tiết và nguồn nhân
công dồi dào Việt Nam tập trung sản xuất xuất khẩu nhiều loại tôm đa dạng
như tôm thẻ chân trắng tôm với nhiều chủng loại khác giá trị trong chế
biến thực phẩm.
- Thị trường tiêu thụ: Ngoài tiêu thụ sản phẩm Việt Nam còn nước xuất khẩu
chủ đạo sang các thị trường lớn trên thế giới như EU. Mỹ, Anh.
Cạnh tranh trong ngành:
Việt Nam phải cạnh tranh với các nhà cung cấp tôm lớn khác như Ấn Độ, Indonesia, Thái
Lan,... trên thị trường Nhật Bản. Đặc biệt là Ecuador là nhà cung cấp tôm lớn, đặc biệt là
tôm sú với khả năng cung ứng sản lượng lớn, chất lượng đảm bảo.
Để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương
hiệu đưa ra chiến lược về giá cả cạnh tranh. đồng thời tăng cường các hoạt động tiếp
thị và xúc tiến thương mại.
2.2.2 Nhu cầu tiêu dùng
Nhật Bản là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ thủy sản cao nhất thế giới với rất
nhiều món ăn phổ biến, chứa nhiều chất đạm được chế biến từ tôm, hồi, basa
nhiều loại hải sản khác. Đặc biệt tôm là sản phẩm mà người dân Nhật Bản rất ưa chuộng.
Hình 5: Sushi tôm tại Nhật Bản
(Nguồn: Sachfood.com)
Việt Nam là quốc gia có nguồn xuất khẩu chính, chiếm thị phần lớn trong tổng sản lượng
tôm cửa thị trường Nhật Bản với các tiêu chí phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
như sản phẩm tươi sống có nguồn gốc, chất lượng cao, đảm bảo uy tín vàchứng nhận
về an toàn thực phẩm
2.2.3 Giá thành sản phẩm tôm của Việt Nam tại Nhật Bản so với các nước khác
Nhìn chung chi phí sản tôm tại Việt Nam tại Nhật Bản thấp hơn so với các nước khác
như Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan. Các mức giá giao động của tôm tại thị trường Nhật Bản
trong năm 2022 từ 10,8 USD/kg đến 15,8 USD/kg tuy nhiên đây chỉ mức giá tham
khảo thể thay đổi dựa trên kích thước, nhu cầu cung ứng các yếu tố liên quan
khác. (H.Mĩ, 2023)
Tại thị trường Nhật Bản, giá tôm của Ấn Độ và Ecuador cạnh tranh ở mức thấp tuy nhiên
chất lượng không phù hợp với tiêu chí nhu cầu sdụng. Các món ăn người Nhật chủ
yếu các món ăn yêu cầu sự tươi sống của tôm để chế biến các món ăn như sushi, tôm
chiên, tôm tẩm bột, tôm đông lạnh... vậy Việt Nam vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh
trong thị trường tôm tại Nhật Bản.
2.2.4 Các ngành liên quan và hỗ trợ:
Các ngành liên quan và hỗ trợ cho ngành tôm tại Việt Nam bao gồm:
Ngành nuôi trồng và chăm sóc thủy sản:
Nhằm cung cấp giống tôm chất lượng cao cung cấp dịch vụ, sản phẩm như thức ăn,
thuốc thú y, thiết bị ao nuôi. Nuôi trồng và chăm sóc thủy sản là một ngành vô cùng quan
trọng với những hướng dẫn, kỹ thuật nuôi trồng tôm hiệu quả góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất và xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản.
Ngành chế biến và bảo quản thủy sản:
Tôm là sản phẩm tươi sống nên rất cần khâu bảo quản, đông lạnh, đóng hộp ngoài ra các
doanh nghiệp chế biến tôm có thể tạo ra nhiều sản phẩm với giá trị gia tăng cao, như tôm
đông lạnh, tôm sốc, tôm đóng hộp… Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,
đóng gói, bảo quản vận chuyển sản phẩm tôm phù hợp với nhu cầu của thị trường
Nhật Bản.
Ngành logistics và vận tải:
thể nói ngành liên quan đến ngành xuất khẩu tôm rất nhiều, song chỉ nói đây
những ngành tiêu biểu như:
- Vận tải: Đây ngành hỗ trợ cùng quan trọng của các ngành nghề xuất khẩu
bởi vì với mục đích tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp nhanh
chóng, kịp thời và chủ động trong việc giao dịch. Việt Nam là một nước giáp biển
với hệ thống giao thông vận tải phũ khắp rất thuận lợi cho ngành vận tải phát triển.
Qua đó doanh nghiệp thể xuất khẩu tôm với chi phí tiết kiệm, thu lại được
khoản lợi nhuận cao nếu tối ưu hóa chi phí giao hàng và lưu kho bãi hiệu quả.
- Kho bãi lưu trữ: Doanh nghiệp thể tự xây dựng kho bãi để lưu trữ hoặc thuê
kho bãi thuê qua các chính sách hỗ trợ. ưu đãi
- Ngành công nghệ sinh học: Cũng một ngành liên quan, để tăng năng xuất
đa dạng hóa các giống tôm trên thị trường thì việc nghiên cứu phát triển rất
cần thiết. Bên cạnh đó các yeus tố khác như kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt, công
nghệ, thiết bị hỗ trợ thu hoạch,... cũng được nghiên cứu phát triển không
ngừng nhằm đạt được hiệu quả cao, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu phù hợp
với tiêu chí sử dụng của Nhật Bản.
Ngành công nghệ thông tin và viễn thông:
- Hỗ trợ quản lý, truy xuất nguồn gốc thông tin sản phẩm: Ứng dụng công
nghệ như blockchain, IoT để quảnthông tin sản phẩm tôm, từ khâu nuôi trồng,
chế biến đến xuất khẩu. Tạo khả năng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu minh
bạch của thị trường Nhật Bản.
- Ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng, chế biến xuất khẩu tôm: giúp tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Kết nối thông tin giữa các đối tác: Để tạo ra sự minh bạch, hiệu quả trong giao
dịch chia sẻ thông tin giữa các đối tác, hỗ trợ tiếp thị xúc tiến thương mại,
xây dựng các nền tảng số, kênh bán hàng trực tuyến để tiếp cận và phục vụ khách
hàng Nhật Bản hiệu quả hơn. Ngoài ra còn thể ứng dụng công nghệ số trong
các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại tại Nhật Bản.
Ngành nghiên cứu và phát triển:
- Nghiên cứu các giống tôm mới, kỹ thuật nuôi trồng bảo gồm các loại thiết bị nuôi
tôm và cách đánh bắt hiệu quả.
- Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản tôm tiên tiến.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tôm.
- Nghiên cứu phát triển các loại thuốc nhằm phòng bệnh chữa các loại bệnh
cho tôm
2.2.5 Đánh giá
Nhìn chung, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chiến lược
cạnh tranh, tận dụng lợi thế về chi phí chất lượng sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả
trên thị trường Nhật Bản. Các ngành liên quan đóng vai trò như một kênh trực tiếp tác
động đến định hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu tôm.
Thông qua các ngành liên quan mà các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nắm bắt được cơ hội
để lựa chọn sản phẩm ưu thế để sản xuất sự tác động trở lại đối với các ngành liên
quan.
3.Phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách
thức) XNK tôm của VN đối với thị trường Nhật.
3.1 Điểm mạnh
Chất lượng sản phẩm phù hợp
Chất lượng sản phẩm tôm luôn luôn một trong những yếu tố then chốt nhất trong việc
duy trì thị trường xuất khẩu đặc biệt là quốc gia tiềm năng như Nhật Bản. Tôm Việt Nam
luôn đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu nghiêm ngặt của thị trường khó tính này về vệ
sinh an toàn thực phẩm cũng như việc người tiêu dùng Nhật Bảnyêu cầu rất khắt khe
về chất lượng độ ngon của hải sản. Họ ưa chuộng các sản phẩm được chế biến tỉ mỉ,
tinh tế. Việt Nam được đánh giá là có năng lực chế biến phù hợp với nhu cầu này của thị
trường Nhật Bản hơn là các quốc gia khác. (THẢO THƯƠNG, 2024)
Hơn thế nữa người Nhật xu hướng thích ăn tôm tươi, ngon, đạt chất lượng hơn ăn
các loại tôm có giá rẻ nhưng không có chất lượng bằng vì vậy mặc dù Tôm từ Ấn Độ và
Ecuador giá rẻ hơn so với tôm Việt Nam, tuy nhiên quy trình chế biến đơn giản hơn.
Điều này cho thấy Việt Nam có thể cạnh tranh được với các quốc gia khác trên thị trường
Nhật Bản nhờ vào chất lượngkỹ thuật chế biến tỉ mỉ của mình, tôm Việt Nam thường
là các tôm đã qua chế biến, đạt chất lượng và thường bán ở các siêu thị còn tôm Ấn Độ và
Ecuador thường là tôm còn đầu. (THẢO THƯƠNG, 2024)
Từ những yếu tố trên về chất lượng cho thấy Việt Nam điểm mạnh hơn so với các
quốc gia khác trong xuất khẩu mặt hàng tôm Nhật Bản là quốc gia lớn thứ ba trên thế
giới về nhập khẩu thủy hải sản cho thấy một lợi thế lớn dành cho ngành thủy hải sản Việt
Nam nói chung và tôm nói riêng.
| 1/54

Preview text:

Outline: Ngành xuất - nhập khẩu tôm của Việt Nam tại thị trường Nhật. Cơ hội -
thách thức - dự đoán tương lai
I. Giới thiệu - QUỲNH NGA
Nêu tổng quan hoặc một số vấn đề của thị trường Nhật đối với mặt hàng tôm của Việt
Nam (Sự quan trọng của ngành sản xuất tôm đối với nền kinh tế Việt Nam. Vai trò của
thị trường Nhật Bản trong xuất khẩu tôm Việt Nam.)

Nêu rõ lý do chọn đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia hàng đầu trong việc xuất khẩu tôm trên thế giới,
và Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong ngành xuất khẩu tôm của nước ta. Do đó
nghiên cứu về thị trường này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cơ hội và thách thức mà ngành tôm
Việt Nam đang đối mặt từ đó sẽ tìm hiểu ra các yêu cầu, tiêu chuẩn và xu hướng tiêu
dùng tôm tại thị trường Nhật Bản sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam có thể điều chỉnh
chiến lược kinh doanh phù hợp, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và gia tăng kim
ngạch xuất khẩu. Thị trường Nhật Bản có nhiều yêu cầu khắt khe về chất lượng và an
toàn thực phẩm nên nghiên cứu về thị trường này sẽ giúp hiểu rõ hơn về cơ hội và thách
thức mà ngành tôm Việt Nam đang đối mặt, từ đó đề ra các giải pháp phù hợp để tăng
cường xuất khẩu và nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hình 1: Sản phẩm tôm chế biến được ưa chuộng tại thị trường Nhật Bản.
(Nguồn: thuysanvietnam.com.vn)
1. Sự quan trọng của ngành xuất khẩu tôm của Việt Nam:
Với 3.260 km đường bờ biển và khu đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km2, Việt Nam
có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Ngành nuôi
trồng và chế biến tôm là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng
góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất khẩu và tạo việc làm cho hàng triệu lao động. Đồng
bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất thủy sản lớn nhất cả nước, chiếm 60% tổng giá trị
xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, là nơi chiếm 95% sản lượng tôm và cũng là trung tâm
của các nhà máy chế biến tôm.
Hàng năm, ngành tôm đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương
đương 3,5- 4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu tôm của nước ta trong năm 2022 cũng lập kỷ
lục 4,3 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2021 (3,9 tỷ USD). (Vasep,2023)
2. Vai trò của thị trường Nhật Bản trong xuất khẩu tôm Việt Nam:
Nhật Bản (671 triệu USD), là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam sau Mỹ
807 triệu USD và EU 691 triệu USD, chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu tôm
của Việt Nam trong năm 2022. Nhật Bản có nhu cầu tiêu thụ tôm rất lớn, đặc biệt là tôm
nguyên liệu để chế biến các món ăn truyền thống như sushi và sashimi. (Vasep,2023)
Theo thống kê của Cơ quan Hải quan Nhật Bản, 2 tháng đầu năm 2021, Việt Nam là thị
trường cung cấp tôm lớn nhất cho Nhật Bản, sản lượng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đạt
3,7 tấn (tương đương 79,7 triệu USD). Tính đến tháng 10/2021, Việt Nam là nguồn cung
cấp tôm lớn thứ 3 cho thị trường Nhật Bản, đạt 437,2 triệu USD. Sản lượng tôm xuất
khẩu sang Nhật đã mang về 613 triệu USD vào năm 2020, và 578 triệu USD vào năm 2021.
Hình 2: Việt Nam vẫn là nguồn cung tôm lớn nhất cho Nhật Bản (Nguồn: congthuong.vn)
II. Tổng quan/lý thuyết liên quan: - BẢO QUYÊN
1 . Khái niệm thương mại quốc tế.
Thương mại quốc tế là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa các quốc gia với nhau. Nó
bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu và các hoạt động thương mại khác giữa các nền kinh tế. Hình 3. 2. Vai trò.
- Tăng trưởng kinh tế: Thương mại quốc tế giúp các nước tiếp cận các nguồn lực và thị
trường mới, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
- Tạo việc làm: Thương mại quốc tế tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người dân ở các nước khác nhau.
-Tăng cường hợp tác quốc tế: giúp các nước hiểu biết từ đó hợp tác với nhau tốt hơn. 3. Tầm quan trọng.
Tăng trưởng kinh doanh: Thương mại quốc tế tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
bán hàng hóa và dịch vụ của mình tại các thị trường mới, dẫn đến tăng lợi nhuận
và tăng trưởng cho doanh nghiệp.
Tăng trưởng việc làm: Thương mại quốc tế có thể tạo ra cơ hội việc làm mới ở
cả nước xuất khẩu và nhập khẩu.
Thị trường tiêu dùng lớn hơn: Thương mại quốc tế mở ra thị trường mới cho các
doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ. Điều này có thể dẫn đến tăng doanh thu và doanh thu.
Phát triển kinh tế: Thương mại quốc tế có thể giúp các nước đang phát triển phát
triển nền kinh tế bằng cách cung cấp các cơ hội thị trường mới.
Tăng trưởng toàn cầu: Thương mại quốc tế cho phép các doanh nghiệp thâm
nhập vào các thị trường mới và mở rộng hoạt động, dẫn đến tăng trưởng và phát triển toàn cầu.
Lợi thế so sánh cạnh tranh.
Lợi thế so sánh cạnh tranh đề cập đến khả năng của một quốc gia trong việc sản xuất
hàng hóa hoặc dịch vụ với chi phí cơ hội thấp hơn so với các đối tác thương mại của
mình, đồng thời có thể bán nó với giá cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Nói cách khác,
một quốc gia có lợi thế so sánh cạnh tranh nếu quốc gia đó có thể sản xuất một sản phẩm
với chi phí thấp hơn các quốc gia khác và bán sản phẩm đó với mức giá cạnh tranh với các quốc gia khác.
Lợi thế so sánh tương đối.
Lợi thế so sánh tương đối đề cập đến khả năng của một quốc gia trong việc sản xuất hàng
hóa hoặc dịch vụ với chi phí cơ hội thấp hơn so với các đối tác thương mại so với khả
năng sản xuất của chính quốc gia đó. Nói cách khác, một quốc gia có lợi thế so sánh
tương đối nếu quốc gia đó có thể sản xuất một sản phẩm với chi phí cơ hội thấp hơn các
sản phẩm khác mà quốc gia đó có thể sản xuất.
Ví dụ: Khái niệm về thương mại quốc tế, vai trò và tầm quan trọng của thương mại quốc
tế đối với nền kinh tế Việt Nam; Lợi thế so sánh cạnh tranh, Lợi thế so sánh tương đối,... III. Phân tích:
1. Vị thế, những thành tích của ngành XNK tôm của Việt Nam tại thị trường
Nhật: Kim ngạch xuất khẩu, thị phần, thương hiệu (YẾN NHI)
1.1 Kim ngạch xuất khẩu
Năm 2022, Nhật Bản vẫn là một thị trường nhập khẩu tôm ổn định của Việt Nam, đạt 617
triệu USD, tăng 16% so với năm 2021. Năm 2023, Việt Nam là nhà cung cấp thủy sản
lớn thứ 3 cho thị trường Nhật Bản. Với kim ngạch xuất khẩu tôm đạt 513,2 triệu USD,
giảm 22,7% so với năm 2022. Giữa tháng 7/2023, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản chỉ đạt
256 triệu USD, giảm 29% so với cùng kỳ 2022. Trong nửa đầu năm 2023, thị trường
Nhật Bản chỉ mua 236 triệu USD tôm từ Việt Nam, giảm 29% so với cùng kỳ. Đến tháng
6/2023, xuất khẩu tôm sang Nhật Bản giảm tới 35%, mức giảm sâu nhất kể từ tháng 3
năm nay. Lý do dẫn đến sự sụt giảm là do ảnh hưởng của covid-19 làm giảm giá đồng
Yên, khiến cho việc xuất khẩu tôm vào Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do Việt Nam phải bán theo giá đồng Yên.
Trong tháng 1/2024, kim ngạch đạt hơn 37 triệu USD, tăng gần 9 triệu USD so với cùng
kỳ năm 2023. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho ngành xuất nhập khẩu của Việt Nam. 1.2 Thị phần
Nhật Bản hiện là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam. Với hơn 100 doanh
nghiệp lớn nhỏ xuất khẩu tôm qua Nhật Bản với các sản phẩm chủ lực như: tôm sú, tôm
chân trắng, tôm đông lạnh, tôm thẻ, tôm phủ bột,....
Theo Trung tâm thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt 176
triệu USD vào tháng 1/2022,tăng 11% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên xuất khẩu
của Việt Nam lại giảm vào thời gian này.
Năm 2021, kim ngạch nhập khẩu tôm của Nhật Bản đạt 2,3 tỷ USD. Với 5 nước cung cấp
tôm lớn nhất là Việt Nam, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan và Argentina. Các nguồn xuất Việt Nam Indonesia Ấn Độ Argentina Các nước khẩu tôm sang còn lại Nhật Bản Thị phần xuất 24% 16% 16% 7% 37% khẩu
Thị phần các nước xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản năm 2020
Kim ngạch xuất khẩu tôm của Nhật Bản từ 2017-2021 (Nguồn: vasep.com.vn) 1.3 Thương hiệu
Để vươn lên là nước xuất khẩu tôm lớn thứ 2 thế giới, không thể kể đến sự đóng góp to
lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Điều này thể hiện Việt Nam đóng vai trò quan
trọng trong việc xuất khẩu các sản phẩm phẩm chất lượng cao cho các nước trên thế giới.
Bảng thống kê top 10 doanh nghiệp xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật Bản,T1/2024
(Nguồn: mekongasean.vn)
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong các doanh nghiệp với tỷ trọng 13,8% là công ty thực phẩm
Sao Ta. Với thế mạnh là các sản phẩm chế biến sâu, tôm bao bột, tôm sushi, tôm viên và
tôm đông lạnh. Tháng 7/2023, công ty đã mở rộng quy mô ở Vĩnh Thuận. Tăng diện tích
nuôi trồng tôm để xuất khẩu nhưng không làm giảm chất lượng của sản phẩm. Ngoài ra
còn đa dạng hóa sản phẩm và tự chủ nguyên vật liệu nhằm giảm giá thành để có thể cạnh
tranh với các nước khác.
Đứng thứ 2 là công ty cổ phần tập đoàn thủy sản Minh Phú với 9,1% tỷ trọng. Giảm 35%
so với cùng kỳ năm ngoái do các sức ép cạnh tranh từ các nước cùng xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản. Với các sản phẩm chủ lực như tôm sú và tôm chân trắng. Công ty đang
đi theo chiến lược đa dạng hóa sản phẩm với mục tiêu mở rộng thị trường.
Mỗi doanh nghiệp sẽ có một thế mạnh về giống loài tôm khác nhau khi xuất khẩu qua thị
trường Nhật Bản. Điều này là đa dạng hóa các sản phẩm và kích cầu tiêu dùng ở thị
trường khó tính như Nhật Bản. Ngoài ra các doanh nghiệp còn được đánh giá cao về chất
lượng sản phẩm cũng như dịch vụ khách hàng tốt, sẵn sàng thay đổi để phù hợp với nhu
cầu của các nước nhập khẩu.
2. Phân tích những lợi thế so sánh, lợi thế cạnh tranh của ngành XNK tôm của VN
đối với thị trường Nhật.

(Sử dụng các mô hình đã học để phân tích. Chi phí lao động, vốn) (VIỆT THÀNH)
2.1 Lợi thế so sánh
Theo lý thuyết lợi thế so sánh của nhà kinh tế học David Ricardo, ta có thể phân tích như
sau về lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản. Việt Nam có
lợi thế so sánh trong việc sản xuất và xuất khẩu tôm so với Nhật Bản. Điều này thể hiện ở:
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
● Đánh bắt tự nhiên
Hình 1: Đánh bắt tôm tự nhiên từ ngư dân tỉnh An Giang (Nguồn: Danviet.vn)
Việt Nam có nguồn tôm tự nhiên lớn, với nhiều vùng biển và vùng ven biển có trữ lượng
tôm dồi dào. Bên cạnh đó Nhật Bản có ít nguồn tôm tự nhiên do diện tích vùng biển và ven biển hạn chế.
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió
mùa nhiệt đới và gió tây khô nóng nên Việt Nam có nhiều tiểu vùng khí hậu, mà sự phân
biệt rõ rệt nhất là hai vùng Nam và Bắc đèo Hải Vân tạo nên sự đa dạng của vùng sinh
thái ven biển, tác động sâu sắc đến sản xuất nghề tôm. Đặc điểm tự nhiên với điều kiện
thuận lợi như vậy sẽ là lợi thế rất lớn của ngành thủy sản cũng như xuất khẩu thủy sản. ● Nuôi trồng tôm
Hình 2: Mô hình nuôi tôm thâm canh tại tỉnh Cà Mau (Nguồn: Evan.edu.vn)
Khi nói đến đánh bắt tôm thì không thể không kể đến Đồng bằng sông Cửu Long là nơi
sản xuất hải sản lớn nhất cả nước. đây là nơi có mạng lưới sông dày đặc tạo điều kiện
thuận lợi cho việc nuôi trồng và đánh bắt tôm. Là một trong những quốc gia lớn nhất về
nuôi trồng và sản xuất tôm trên thế giới, ngành công nghiệp tôm Việt Nam rất phát triển
với tổng diện tích khoảng 700,000 - 800,000 ha, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông
Cửu Long với sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam rất lớn khoảng 650,000 - 700,000 tấn mỗi
năm. Ngoài ra Việt Nam có khả năng nuôi nhiều giống tôm khác nhau như tôm thẻ chân
trắng, tôm sú, tôm hùm… Tuy nhiên chi phí nuôi trồng tôm tại Việt Nam thấp hơn nhiều
so với Nhật Bản, do lợi thế về lao động và công nghệ.
Nhật Bản chỉ có diện tích nuôi trồng thủy sản khoảng 30,000 - 40,000 ha, rất hạn chế so
với Việt Nam với sản lượng tôm khiêm tốn chỉ khoảng 30,000 - 40,000 tấn, không đủ đáp ứng nhu cầu nội địa.
2.1.2 Điều kiện về nguồn lao động
Hình 3: Công nhân ngành tôm tại các tỉnh ven biển ĐBSCL
(Nguồn: Báo công thương)
Việt Nam có dân số lớn thứ 15 thế giới với 99.410.362 người, hầu hết sống ở khu vực
nông thôn. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí lao động mà còn tạo sự linh hoạt và khả
năng cạnh tranh trong sản xuất. Ngoài ra câu cá, tôm và kiếm tiền từ đánh bắt thủy sản là
một trong những ngành nghề truyền thống rất phổ biến tại Việt Nam. Ngư dân có kinh
nghiệm trong việc đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quá trình sản xuất. Điều đó cho
thấy được sự linh hoạt và nhanh chóng thích nghi của người Việt Nam, họ có thể làm
việc trong môi trường đầy thách thức và sẵn sàng thích ứng với các công nghệ và quy
trình sản xuất mới. Vì vậy, với lực lượng lao động đông đảo, nhạy cảm và có yêu cầu cao
sẽ đóng góp rất nhiều cho sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
● Chi phí lao động
Chi phí lao động trong ngành sản xuất tôm ở Việt Nam tương đối thấp so với các quốc
gia khác. Theo tờ báo Research And Markets về báo cáo ngành thủy sản Việt Nam năm
2022, mức lương tối thiểu tại Khu vực 1 của Việt Nam là 4,68 triệu đồng/tháng, tương
đương 200 USD, thấp hơn nhiều so với mức lương tối thiểu ở Trung Quốc và một số
nước Đông Nam Á. Nhờ đó, Việt Nam có chi phí hoạt động cạnh tranh hơn so với các
nước trong khu vực và trở thành điểm đến hấp dẫn nhất của các công ty đa quốc gia.
(ResearchAndMarkets, 2022)
Bên cạnh đó, Chi phí lao động trong ngành sản xuất tôm ở Nhật Bản rất cao so với Việt
Nam. Mức lương trung bình của công nhân trong ngành sản xuất tôm khoảng 300,000-
400,000 yên/tháng (tương đương 2,800-3,700 USD/tháng) Nhật Bản đang phải đối mặt
với vấn đề thiếu lao động trong ngành sản xuất tôm do dân số già hóa và ít người lựa chọn ngành nghề này.
● Năng suất lao động
Việt Nam là một trong những nước sản xuất và xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, chiếm
khoảng 15-20% sản lượng tôm toàn cầu. Các vùng sản xuất tôm lớn của Việt Nam bao
gồm Cà Mau, Bến Tre, Sóc Trăng, Kiên Giang. Ngành tôm là một ngành xuất khẩu chủ
lực của Việt Nam, mang lại kim ngạch hàng tỷ USD mỗi năm. Trong năm 2023 kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt mức 9,2 tỷ USD với tổng sản lượng đạt được
9.269 triệu tấn trong đó xuất khẩu tôm chiếm gần 37% (3,4 tỷ USD) tổng giá trị. Diện
tích nuôi tôm tăng 5,5% so với năm trước với 737,000 triệu ha để nuôi tôm sú, 115.000
triệu ha nuôi tôm chân trắng và mang lại tổng sản lượng tôm là 1,12 triệu tấn. (Aquaculture, 2023)
Trong khi đó sản lượng tôm của Nhật Bản chỉ khoảng 0,2 triệu tấn trong năm 2023 và
chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu từ các nước như Việt Nam, Thái Lan, Indonesia.. Sản
lượng tôm trong nước của Nhật Bản chỉ đáp ứng khoảng 10-15% nhu cầu tiêu thụ. Sản
lượng tôm của Việt Nam vượt trội so với Nhật Bản, với sản lượng gấp khoảng 19 lần.
Điều này phản ánh vị thế quan trọng của ngành tôm trong nền kinh tế Việt Nam. ● Vốn:
Đẻ dự án nuôi, đánh bắt, sản xuất tôm và duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả thì vốn
đầu tư là nguồn tài chính không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Vốn đầu tư cho
ngành tôm tại Việt Nam là khá lớn gồm các loại vốn như sau
- Vốn cố định: Đây là khoản đầu tư để xây dựng ao nuôi, cống, máy bơm, hệ thống
lọc nước, sục khí, Ngoài ra còn có vốn đầu tư cho con giống và thức ăn, trang thiết
bị xe vận chuyển, lưu trữ tôm nhằm đạt hiệu quả cao trong quá trình vận chuyển và xuất khẩu.
- Vốn lưu động gồm chi phí nhân công, điện, nước, chi phí quản lý, dịch vụ nhầm
hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh thường xuyên của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Tổng vốn đầu tư ban đầu cho 1 ha ao nuôi tôm xuất khẩu khoảng 500-800 triệu VND.
Ngoài ra, cần có vốn lưu động khoảng 200-400 triệu VND/ha/chu kỳ. Đây là mức vốn
đầu tư khá lớn, tuy nhiên nó rất quan trọng để khởi động và duy trì hoạt động kinh doanh.
Nó quyết định khả năng đầu tư, mở rộng, và phát triển của doanh nghiệp. Việc quản lý và
sử dụng hiệu quả vốn đầu tư rất cần thiết để đảm bảo tính bền vững và lợi nhuận của doanh nghiệp.
2.1.3 Điều kiện về Công nghệ kỹ thuật đánh bắt và nuôi tôm
Ngành đánh bắt và nuôi tôm tại Việt Nam được áp dụng các công nghệ tiên tiến để quản
lý các môi trường nước gồm hệ thống hỗ trợ nuôi tôm như máy bơm nước, quạt nước,
máy đo nồng độ pH, máy đo nồng độ kiềm,… nhằm kiểm soát nhiệt độ và chất lượng
nước, tạo ra môi trường lành mạnh cho đời sống thủy sinh giúp nâng cao chất lượng sản
phẩm xuất khẩu. Đặc biệt là khi nói đến việc bảo vệ hải sản ven biển, những cải tiến
trong các quy trình này đã làm giảm tổn thất sau thu hoạch cũng như đầu tư vào việc cải
thiện việc bảo quản và chất lượng tôm. Là nguồn thực phẩm thô, an toàn cho sản xuất và
xuất khẩu. Công nghệ tiên tiến để lưu trữ và vận chuyển tôm cũng rất cần thiết.để đáp
ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng, giá thủy sản đã tăng đều đặn. Hơn thế nữa, các
thành phố lớn nhưng nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững của ngành hàng hải.
Hình 4: Công nghệ và mô hình nuôi tôm tại Việt Nam
(Nguồn Thcslytutrongst.edu.vn)
Không chỉ dừng lại ở công nghệ đánh bắt và nuôi tôm, Việt Nam còn nghiên cứu và áp
dụng công nghệ cho việc cho tôm ăn tự động và phòng bệnh cho tôm. Từ đó, Việt Nam
có khả năng sản xuất giống tôm với số lượng lớn và đa dạng về chủng loại.
2.1.4 Chính sách hỗ trợ của chính phủ
Nhận biết được tầm quan trọng của công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn Đảng và
Nhà nước đặc biệt quan tâm và đặt ngành thủy sản là ngành mũi nhọn Ngành thủy sản đã
có một thời gian khá dài chuyển sang cơ chế kinh tế mới trong những năm gần đây của
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Từ đó đã tạo ra nhiều cơ hội cọ sát với
kinh tế thị trường và đào tạo một nguồn nhân lực khá dồi dào trong tất cả mọi lĩnh vực từ
khai thác, chế biến, nuôi trồng đến thương mại. Trình độ nghiên cứu và áp dụng thực tiễn
cũng đã tăng đáng kế. Ngoài ra Chính phủ Việt Nam có các chính sách hỗ trợ như
miễn/giảm thuế, tín dụng ưu đãi để thúc đẩy xuất khẩu tôm sang Nhật Bản.
2.1.5 Hiệp định VASEP
Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) được thành lập vào năm
1998 là tổ chức có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xuất khẩu tôm từ Việt Nam sang
Nhật Bản. Là đại diện cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản tại Việt Nam
với mục đích thúc đẩy và hỗ trợ cho các hoạt động xuất khẩu thủy sản. Giúp doanh
nghiệp có thể dễ dàng và nhanh chóng tiếp cận thị trường bằng việc tổ chức sự kiện và
hội chợ thương mại nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm tôm của Việt Nam. 2.1.6 Đánh giá
Theo nguyên lý lợi thế so sánh của Ricardo, Việt Nam sẽ chuyên sản xuất và xuất khẩu
tôm, trong khi Nhật Bản sẽ chuyên sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng khác mà Nhật có
lợi thế so sánh hơn. Nhật Bản được cung cấp tôm với giá cả cạnh tranh, còn Việt Nam
thu được lợi nhuận từ việc xuất khẩu tôm.
Việc chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh sẽ mang lại lợi ích tối đa cho cả hai nền kinh tế
thông qua trao đổi thương mại. Qua đó, ta thấy lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo hoàn
toàn phù hợp với thực tế về lợi thế của Việt Nam trong xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản
2.2 Lợi thế cạnh tranh
2.2.1 Chiến lược, cơ cấu và môi trường cạnh tranh trong ngành
● Chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam:
- Đầu tư công nghệ hiện đại để tăng chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất.
- Đa dạng hóa sản phẩm tôm để phù hợp với các phân khúc khách hàng tại Nhật.
- Xây dựng thương hiệu và uy tín đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và chất lượng của Nhật Bản.
- Tham gia, tổ chức các hoạt động, hội chợ thương mại và triển lãm nhằm quảng bá,
giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng tại Nhật Bản.
- Tìm hiểu và xác định xu hướng tiêu dùng và nhu cầu của người tiêu dùng tại thị
trường Nhật Bản nhằm nhanh chóng đáp ứng sản phẩm.
- Tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm. Cung cấp đầy
đủ giấy tờ kiểm định cần thiết đáp ứng yêu cầu khắt khe về hàng xuất khẩu sang Nhật Bản. ● Cấu trúc ngành:
- Quy mô sản xuất: Ngành tôm có quy mô sản xuất lớn, với diện tích ao nuôi và
sản lượng tôm lớn, chủ yếu là sản xuất quy mô công nghiệp. Ngoài ra. Việt Nam
có cấu trúc khá tập trung, với sự hiện diện của một số doanh nghiệp lớn. Sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp trong nước đang thúc đẩy năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm.
- Cơ cấu sản phẩm: Với điều kiện thuận lợi về môi trường, thời tiết và nguồn nhân
công dồi dào Việt Nam tập trung sản xuất và xuất khẩu nhiều loại tôm đa dạng
như tôm thẻ chân trắng và tôm sú với nhiều chủng loại khác có giá trị trong chế biến thực phẩm.
- Thị trường tiêu thụ: Ngoài tiêu thụ sản phẩm Việt Nam còn là nước xuất khẩu
chủ đạo sang các thị trường lớn trên thế giới như EU. Mỹ, Anh.
● Cạnh tranh trong ngành:
Việt Nam phải cạnh tranh với các nhà cung cấp tôm lớn khác như Ấn Độ, Indonesia, Thái
Lan,... trên thị trường Nhật Bản. Đặc biệt là Ecuador là nhà cung cấp tôm lớn, đặc biệt là
tôm sú với khả năng cung ứng sản lượng lớn, chất lượng đảm bảo.
Để cạnh tranh hiệu quả trên thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải
không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương
hiệu và đưa ra chiến lược về giá cả cạnh tranh. đồng thời tăng cường các hoạt động tiếp
thị và xúc tiến thương mại.
2.2.2 Nhu cầu tiêu dùng
Nhật Bản là một trong những quốc gia có lượng tiêu thụ thủy sản cao nhất thế giới với rất
nhiều món ăn phổ biến, chứa nhiều chất đạm được chế biến từ tôm, cá hồi, cá basa và
nhiều loại hải sản khác. Đặc biệt tôm là sản phẩm mà người dân Nhật Bản rất ưa chuộng.
Hình 5: Sushi tôm tại Nhật Bản (Nguồn: Sachfood.com)
Việt Nam là quốc gia có nguồn xuất khẩu chính, chiếm thị phần lớn trong tổng sản lượng
tôm cửa thị trường Nhật Bản với các tiêu chí phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
như sản phẩm tươi sống có nguồn gốc, chất lượng cao, đảm bảo uy tín và có chứng nhận về an toàn thực phẩm
2.2.3 Giá thành sản phẩm tôm của Việt Nam tại Nhật Bản so với các nước khác
Nhìn chung chi phí sản tôm tại Việt Nam tại Nhật Bản thấp hơn so với các nước khác
như Nhật Bản, Mỹ, Thái Lan. Các mức giá giao động của tôm tại thị trường Nhật Bản
trong năm 2022 từ 10,8 USD/kg đến 15,8 USD/kg tuy nhiên đây chỉ là mức giá tham
khảo và có thể thay đổi dựa trên kích thước, nhu cầu cung ứng và các yếu tố liên quan khác. (H.Mĩ, 2023)
Tại thị trường Nhật Bản, giá tôm của Ấn Độ và Ecuador cạnh tranh ở mức thấp tuy nhiên
chất lượng không phù hợp với tiêu chí và nhu cầu sử dụng. Các món ăn người Nhật chủ
yếu là các món ăn yêu cầu sự tươi sống của tôm để chế biến các món ăn như sushi, tôm
chiên, tôm tẩm bột, tôm đông lạnh... vì vậy Việt Nam vẫn giữ được lợi thế cạnh tranh
trong thị trường tôm tại Nhật Bản.
2.2.4 Các ngành liên quan và hỗ trợ:
Các ngành liên quan và hỗ trợ cho ngành tôm tại Việt Nam bao gồm:
● Ngành nuôi trồng và chăm sóc thủy sản:
Nhằm cung cấp giống tôm chất lượng cao và cung cấp dịch vụ, sản phẩm như thức ăn,
thuốc thú y, thiết bị ao nuôi. Nuôi trồng và chăm sóc thủy sản là một ngành vô cùng quan
trọng với những hướng dẫn, kỹ thuật nuôi trồng tôm hiệu quả góp phần nâng cao hiệu
quả sản xuất và xuất khẩu tôm sang thị trường Nhật Bản.
● Ngành chế biến và bảo quản thủy sản:
Tôm là sản phẩm tươi sống nên rất cần khâu bảo quản, đông lạnh, đóng hộp ngoài ra các
doanh nghiệp chế biến tôm có thể tạo ra nhiều sản phẩm với giá trị gia tăng cao, như tôm
đông lạnh, tôm sốc, tôm đóng hộp… Đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm,
đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm tôm phù hợp với nhu cầu của thị trường Nhật Bản.
● Ngành logistics và vận tải:
Có thể nói ngành liên quan đến ngành xuất khẩu tôm là rất nhiều, song chỉ nói ở đây
những ngành tiêu biểu như:
- Vận tải: Đây là ngành hỗ trợ vô cùng quan trọng của các ngành nghề xuất khẩu
bởi vì với mục đích tiết kiệm chi phí và hạn chế rủi ro sẽ giúp doanh nghiệp nhanh
chóng, kịp thời và chủ động trong việc giao dịch. Việt Nam là một nước giáp biển
với hệ thống giao thông vận tải phũ khắp rất thuận lợi cho ngành vận tải phát triển.
Qua đó doanh nghiệp có thể xuất khẩu tôm với chi phí tiết kiệm, thu lại được
khoản lợi nhuận cao nếu tối ưu hóa chi phí giao hàng và lưu kho bãi hiệu quả.
- Kho bãi lưu trữ: Doanh nghiệp có thể tự xây dựng kho bãi để lưu trữ hoặc thuê
kho bãi thuê qua các chính sách hỗ trợ. ưu đãi
- Ngành công nghệ sinh học: Cũng là một ngành liên quan, để tăng năng xuất và
đa dạng hóa các giống tôm trên thị trường thì việc nghiên cứu và phát triển là rất
cần thiết. Bên cạnh đó các yeus tố khác như kỹ thuật nuôi trồng, đánh bắt, công
nghệ, thiết bị hỗ trợ và thu hoạch,... cũng được nghiên cứu và phát triển không
ngừng nhằm đạt được hiệu quả cao, tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu và phù hợp
với tiêu chí sử dụng của Nhật Bản.
● Ngành công nghệ thông tin và viễn thông:
- Hỗ trợ quản lý, truy xuất nguồn gốc và thông tin sản phẩm: Ứng dụng công
nghệ như blockchain, IoT để quản lý thông tin sản phẩm tôm, từ khâu nuôi trồng,
chế biến đến xuất khẩu. Tạo khả năng truy xuất nguồn gốc, đáp ứng yêu cầu minh
bạch của thị trường Nhật Bản.
- Ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu tôm: giúp tăng
năng suất và chất lượng sản phẩm.
- Kết nối thông tin giữa các đối tác: Để tạo ra sự minh bạch, hiệu quả trong giao
dịch và chia sẻ thông tin giữa các đối tác, hỗ trợ tiếp thị và xúc tiến thương mại,
xây dựng các nền tảng số, kênh bán hàng trực tuyến để tiếp cận và phục vụ khách
hàng Nhật Bản hiệu quả hơn. Ngoài ra còn có thể ứng dụng công nghệ số trong
các hoạt động quảng bá, xúc tiến thương mại tại Nhật Bản.
● Ngành nghiên cứu và phát triển:
- Nghiên cứu các giống tôm mới, kỹ thuật nuôi trồng bảo gồm các loại thiết bị nuôi
tôm và cách đánh bắt hiệu quả.
- Phát triển công nghệ chế biến, bảo quản tôm tiên tiến.
- Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành tôm.
- Nghiên cứu và phát triển các loại thuốc nhằm phòng bệnh và chữa các loại bệnh cho tôm 2.2.5 Đánh giá
Nhìn chung, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đang nỗ lực nâng cao chiến lược
cạnh tranh, tận dụng lợi thế về chi phí và chất lượng sản phẩm để cạnh tranh hiệu quả
trên thị trường Nhật Bản. Các ngành liên quan đóng vai trò như một kênh trực tiếp tác
động đến định hướng và mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xuất khẩu tôm.
Thông qua các ngành liên quan mà các doanh nghiệp xuất khẩu tôm nắm bắt được cơ hội
để lựa chọn sản phẩm ưu thế để sản xuất và có sự tác động trở lại đối với các ngành liên quan.
3.Phân tích SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách
thức) XNK tôm của VN đối với thị trường Nhật.
3.1 Điểm mạnh
● Chất lượng sản phẩm phù hợp
Chất lượng sản phẩm tôm luôn luôn là một trong những yếu tố then chốt nhất trong việc
duy trì thị trường xuất khẩu đặc biệt là quốc gia tiềm năng như Nhật Bản. Tôm Việt Nam
luôn đáp ứng được các yêu cầu xuất khẩu nghiêm ngặt của thị trường khó tính này về vệ
sinh an toàn thực phẩm cũng như việc người tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu rất khắt khe
về chất lượng và độ ngon của hải sản. Họ ưa chuộng các sản phẩm được chế biến tỉ mỉ,
tinh tế. Việt Nam được đánh giá là có năng lực chế biến phù hợp với nhu cầu này của thị
trường Nhật Bản hơn là các quốc gia khác. (THẢO THƯƠNG, 2024)
Hơn thế nữa người Nhật có xu hướng thích ăn tôm tươi, ngon, đạt chất lượng hơn là ăn
các loại tôm có giá rẻ nhưng không có chất lượng bằng vì vậy mặc dù Tôm từ Ấn Độ và
Ecuador có giá rẻ hơn so với tôm Việt Nam, tuy nhiên quy trình chế biến đơn giản hơn.
Điều này cho thấy Việt Nam có thể cạnh tranh được với các quốc gia khác trên thị trường
Nhật Bản nhờ vào chất lượng và kỹ thuật chế biến tỉ mỉ của mình, tôm Việt Nam thường
là các tôm đã qua chế biến, đạt chất lượng và thường bán ở các siêu thị còn tôm Ấn Độ và
Ecuador thường là tôm còn đầu. (THẢO THƯƠNG, 2024)
Từ những yếu tố trên về chất lượng cho thấy Việt Nam có điểm mạnh hơn so với các
quốc gia khác trong xuất khẩu mặt hàng tôm và Nhật Bản là quốc gia lớn thứ ba trên thế
giới về nhập khẩu thủy hải sản cho thấy một lợi thế lớn dành cho ngành thủy hải sản Việt
Nam nói chung và tôm nói riêng.