-
Thông tin
-
Quiz
Nội dung câu hỏi ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đặc điểm của quy luật kinh tế chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người. Chính sáchkinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế.Quy luật kinh tế mang tính khách quan và phát huy tác dụng thông qua hoạt động của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Nội dung câu hỏi ôn tập - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng
Đặc điểm của quy luật kinh tế chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người. Chính sáchkinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế.Quy luật kinh tế mang tính khách quan và phát huy tác dụng thông qua hoạt động của con người. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (THM2) 261 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
CHƯƠNG 1.
1. Thuật ngữ "kinh tế - chính trị" được sử dụng lần đầu tiên vào năm nào? Ai là người đầu tiên
đưa ra khái niệm "kinh tế - chính trị"? Montchrestien đã đề xuất môn khoa học mới- Khoa
học kinh tế chính trị, trong tác phẩm nào? TRẢ LỜI:
Thuật ngữ "kinh tế chính trị" được dùng lần đầu tiên vào đầu TK XVII năm 1615 bởi trong tác phẩm Traité d'économie politique.
Montchrestien là người đầu tiên đưa ra khái niệm "kinh tế - chính trị"
2. Ai là người được C. Mác coi là sáng lập ra kinh tế chính trị tư sản cổ điển ? TRẢ LỜI: W.Petty; A.Smith; D.Recardo
3. Ai là người được coi là nhà kinh tế tiêu biểu của trường phái chủ nghĩa trọng thương? TRẢ LỜI:
Francois Queney; Turgot; Boisguillebert
4. Kinh tế- chính trị Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển trực tiếp những thành tựu của trường phái nào? TRẢ LỜI: Tư sản cổ điển Anh
5. Sự khác nhau cơ bản giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế là gì? Yếu tố nào giúp phân
biệt giữa quy luật kinh tế và chính sách kinh tế? đặc điểm của quy luật kinh tế là gì? TRẢ LỜI:
Đặc điểm của quy luật kinh tế chỉ phát huy tác dụng thông qua hoạt động kinh tế của con người. Chính sách
kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế và các quy luật khác vào hoạt động kinh tế.
Quy luật kinh tế mang tính khách quan và phát huy tác dụng thông qua hoạt động của con người.
6. Đối tượng nghiên cứu của kinh tế- chính trị Mác-Lênin là gì? TRẢ LỜI:
Đối tượng nghiên cứu của KTCT Mác-Lênin là các quan hệ XH giữa người với người trong sản xuất và trao
đổi các quan hệ này được đặt trong sự liên hệ chặt chẽ sự phát triển của lực lượng.
7. Để nghiên cứu kinh tế- chính trị Mác- Lênin có thể sử dụng nhiều phương pháp, phương pháp
nào quan trọng nhất? Trừu tượng hoá khoa học là phương pháp như thế nào? TRẢ LỜI: 1
Pp trừu tượng hoá khoa học là quan trọng nhất. Pp trừu tượng hoá khoa học là gạt bỏ đi những yếu tố ngẫu
nhiên xảy ra trong các hiện tượng quá trình nghiên cứu, để từ đó tách ra những hiện tượng bền vững, mang
tính điển hình, ổn định của đối tượng nghiên cứu. Từ đó nắm được bản chất xây dựng các phạm trù và khám
phá được tính quy luật và quy luật chi phối sự vận động của đối tượng nghiên cứu.
8. Chức năng nhận thức của kinh tế- chính trị thể hiện nội dung nào? Chức năng tư tưởng của
kinh tế- chính trị Mác – Lê nin thể hiện ở nội dung nào? Chức năng phương pháp luận của
kinh tế- chính trị Mác- Lênin thể hiện ở nội dung nào? Bản chất khoa học và cách mạng của
kinh tế - chính trị Mác- Lênin thể hiện ở chức năng nào? TRẢ LỜI:
Nhận thức: Giúp nhận thức sâu sắc về bản chất của các hiện tượng, quá trình kinh tế diễn ra trên bề mặt nền
KTXH; phân tích làm rõ những nguyên nhân sâu xa của sự giàu có của các quốc gia trong sự liên hệ với thế
giới; khái quát những triển vọng và xu hướng phát triển KTXH trong những giai đoạn lịch sử và những bối cảnh phát triển mới.
Tư tưởng: Vận dụng các quy luật kinh tế ấy vào trong thực tiễn hoạt động lao động cũng như quản trị quốc
gia của mình. Vận dụng đúng các quy luật kinh tế khách quan thông qua điều chỉnh hành vi cá nhân hoặc
các chính sách kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy nền KT-XH.
Pp luận: Nền tảng lý luận khoa học cho việc tiếp cận các khoa học kinh tế chuyên ngành.
Bản chất khoa học và cách mạng: Đó là học thuyết mở, không cứng nhắc, bất biến mà đòi hỏi luôn được bổ
sung, tự Đổi Mới, tự phát triển trong dòng phát triển trí tuệ của nhân loại. CHƯƠNG 2.
1. Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, C.Mac bắt đầu từ đâu ? Điều kiện ra
đời của sản xuất hàng hóa là gì? Sản xuất hàng hóa xuất hiện từ hình thái kinh tế xã hội nào?
Suy cho cùng, nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hóa là gì ? TRẢ LỜI:
Khi nghiên cứu phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Mác bắt đầu nghiên cứu sản xuất hàng hoá giản đơn
Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá là: Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất
hàng hoá và phân công lao động
Sản xuất hàng hóa xuất hiện từ hình thái kinh tế xã hội: Hình thái xã công nguyên thuỷ
Do phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ sản xuất một hoặc vài sản phẩm nhất định. Trong khi đó, nhu
cầu của họ lại đòi hỏi nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thoả mãn nhu cầu, giữa những người sản xuất phải
có sự trao đổi sản phẩm. Nên dẫn đến sự xuất hiện của sản xuất hàng hoá.
2. Hàng hóa là gì? Hàng hóa có mấy thuộc tính? Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? Giá trị của hàng hóa là gì ? TRẢ LỜI: 2
Hàng hoá là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.
Hàng hoá có 2 thuộc tính: Giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng: Là công dụng của vật phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
Giá trị: Là lao động XH của người sản xuất đã hao phí để sản xuất ra hàng hoá kết tinh trong hàng hoá ấy.
3. Trong nền sản xuất hàng hóa, giá trị sử dụng của hàng hóa nhằm phục vụ cho ai? Hai hàng
hóa trao đổi được với nhau là vì sao? TRẢ LỜI:
Giá trị sử dụng của hàng hóa nhằm phục vụ cho người mua
Hai hàng hóa trao đổi được với nhau là vì hàng hoá đó đáp ứng được nhu cầu của đối phương.
4. Giá cả hàng hóa là gì? Yếu tố nào làm giá cả lớn hơn giá trị hàng hóa? Yếu tố quyết định đến
giá cả hàng hóa là gì? Quan hệ giữa giá trị và giá cả hàng hóa là gì? TRẢ LỜI:
Giá cả hàng hoá là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá
Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hàng hóa nếu số lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại.
Giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, là nhân tố quyết định nên giá cả
Giá trị của hàng hóa tỷ lệ THUẬN với giá cả của hàng hóa. Giá cả sẽ cao hơn giá trị của hảng hóa nếu số
lượng cung thấp hơn cầu và ngược lại.
5. Sự biến động của giá cả xoay quanh trục giá trị hàng hóa do sự tác động của các yếu tố nào ?
Tác động của quy luật giá trị Cạnh tranh, cung-cầu, sức mua của đồng tiền.
Quan hệ cung cầu có ảnh hưởng đến yếu tố giá cả hay giá trị hàng hóa?
Cung cầu ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả. Nếu:
Cung > Cầu : giá cả thấp hơn giá trị
Cung< Cầu: giá cả cao hơn giá trị
Cung= Cầu: giá cả bằng với giá trị
6. Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở nào?
Thời gian lao động xã hội cần thiết
Giá trị cá biệt của hàng hóa do yếu tố nào quyết định? 3
Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất quyết định
Yếu tố nào là nguồn gốc tạo ra giá trị hàng hóa? Năng suất lao động
7. Tiền tệ là gì ?
Là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung cho tất cả hàng hóa, nó thể hiện lao động xã hội
và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
Nguyên nhân ra đời của tiền tệ là gì ?
Là kết quả phát triển lâu dài của sản xuất và trao đổi hàng hóa
Tiền tệ có những chức năng nào? Có 5 chức năng: Thước đo giá trị Tiền tệ thế giới Phương tiện thanh toán Phương tiện lưu thông Phương tiện cất trữ
Khi nghiên cứu về tiền tệ, Các Mác bắt đầu từ yếu tố nào? Hàng hóa giản đơn
8. Trong trao đổi hàng hóa, khi người ta mang vật này trao đổi trực tiếp với một vật khác thì đó
là biểu hiện của hình thái cụ thể nào ?
Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị
9. Hình thái giá trị nào là lần đầu tiên xuất hiện vật trung gian trong trao đổi hàng hóa?
Hình thái giản đơn hay ngẫu nhiên của giá trị
10. Trong các chức năng của tiền tệ thì chức năng nào không đòi hỏi cần thiết phải là tiền mặt mà
chỉ cần so sánh với một lượng vàng nào đó một cách tưởng tượng?
Chức năng: Thước đo giá trị
11. Khi nền kinh tế có hiện tượng mua bán chịu thì lúc đó tiền tệ thực hiện chức năng gì?
Chức năng: Phương tiện thanh toán
12. Chức năng phương tiện thanh toán của tiền tệ là gì?
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả tiền mua chịu hàng… 4
Nếu lượng tiền lưu thông lớn hơn lượng tiền cần thiết thì xảy ra hiện tượng gì?
Hiện tượng giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện
13. Khi có lạm phát phi mã (lạm phát 2 con số), người dân có xu hướng sử dụng tiền tệ vào việc gì?
Vào việc cất trữ tiền tệ
14. Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Phụ thuộc vào 3 yếu tố: Năng suất lao động Cường độ lao động
Mức độ phức tạp của lao động
Lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa được đo lường bằng thước đo nào?
Thước đo thời gian lao động xã hội cần thiết
15. Cặp phạm trù nào là phát hiện riêng của C.Mác?
Lao động cụ thể và lao động trừu tượng
Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa là gì?
Vừa là lao động cụ thể vừa là lao động trừu tượng
Lao động cụ thể là gì?
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
Lao động trừu tượng là gì?
Lao động trừu tượng là lao động của người sản xuất hàng hóa khi đã gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó,
hay nói cách khác đó chính là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung
Lao động trừu tượng là nguồn gốc của yếu tố nào?
Nguồn gốc của giá trị hàng hóa
Lao động cụ thể là nguồn gốc của yếu tố nào?
Nguồn gốc của của cải
Ai là người phát hiện ra tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Marx-Lenin 5
16. Thế nào là lao động phức tạp ?
Là lao động phải trải qua đào tạo, huấn luyện mới làm được
Thế nào là lao động giản đơn ?
Là lao động không cần trải qua đào tạo cũng có thể làm được
17. Trong cùng một thời gian lao động, khi số lượng sản phẩm tăng lên còn giá trị một đơn vị
hàng hóa giảm xuống và các điều kiện khác không thay đổi thì đó là kết quả của việc thay đổi yếu tố nào ? Tăng năng suất lao động
Nhân tố nào là cơ bản, lâu dài để tăng sản phẩm cho xã hội ? Tăng năng suất lao động
18. Trong cùng một thời gian lao động, khi số lượng sản phẩm tăng lên còn giá trị một đơn vị
hàng hóa và các điều kiện khác không thay đổi thì đó là kết quả của việc gì ?
Tăng cường độ lao động
19. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau ở chỗ nào ?
Đều làm cho số lượng sản phẩm tăng lên trong cùng một đơn vị thời gian
20. Quan hệ giữa tăng năng suất lao động và tổng giá trị hàng hóa là gì ?
Khi NSLĐ tăng lên thì giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ giảm xuống và ngược lại
Quan hệ giữa tăng cường độ lao động và tổng giá trị hàng hóa là gì?
Khi tăng CĐLĐ thì số lượng hàng hóa sản xuất tăng lên và sức hao phí lao động cũng tăng lên tương ứng.
Vì vậy giá trị của một đơn vị hàng hóa vẫn không đổi
Quan hệ giữa tăng cường độ lao động và giá trị một đơn vị hàng hóa là gì?
Tăng CĐLĐ thì giá trị 1 đơn vị hàng hóa không thay đổi
Khi tăng cường độ lao động thì tổng lượng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian sẽ thay đổi như thế nào?
Mức hao phí lao động trong 1 đơn vị thời gian sẽ tăng lên
21. Trong cùng ngày với 8 giờ lao động, doanh nghiệp A sản xuất được 5000 sản phẩm A, doanh
nghiệp B sản xuất được 20.000 sản phẩm B. Giá trị trao đổi giữa A và B như thế nào?
Giá trị trao đổi của hàng hóa A cao hơn giá trị trao đổi của hàng hóa B 6
22. Sản xuất và trao đổi hàng hóa chịu sự chi phối của những quy luật kinh tế nào?
Quy luật giá trị, Quy luật cạnh tranh và quy luật cung cầu, Quy luật lưu thông tiền tệ
Quy luật giá trị là gì ?
Là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa
Nội dung (yêu cầu) của quy luật giá trị là gì?
Họ phải luôn luôn tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hao phí lao động xã
hội cần thiết. Trong lĩnh vực trao đổi, phải tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở,
không dựa trên giá trị cá biệt.
Tác dụng của quy luật giá trị là gì?
Điều tiết việc sản xuất và lưu thông hàng hóa
Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng năng suất lao động
Phân hóa những người sản xuất thành những người giàu, người nghèo một cách tự nhiên
23. Thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra hàng hóa A là 4 h, sản xuất ra hàng hóa B là
2h. Hỏi theo quy luật giá trị, hàng hóa A và hàng hóa B khi trao đổi trên thị trường phải tuân theo tỷ lệ nào? 2:1
24. Thị trường là gì? (theo nghĩa hẹp và cả nghĩa rộng), Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với
sự phát triển của yếu tố nào ?
Thị trường theo nghĩa hẹp: đơn giản chỉ là nơi diễn ra hành vi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế với nhau
Thị trường theo nghĩa rộng: là tổng hòa các mối quan hệ liên quan đến trao đổi, mua bán hàng hóa trong xã
hội, được hình thành trong những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội nhất định
Thị trường ra đời, phát triển gắn liền với sự phát triển sản xuất hàng hóa
25. Động lực phát triển quan trọng nhất của kinh tế thị trường là gì?
Cạnh tranh và liên kết phát triển.
26. Để khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những yếu tố tích cực, đảm bảo sự
bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế thì cần đến yếu tố nào?
Nhà nước đảm bảo sự ổn định về chính trị, kinh tế, xã hội, có cơ chế thông thoáng trong đầu tư, tạo ra những
hành lang pháp lý rõ ràng trong hoạt động kinh tế
27. Thực hiện nền kinh tế mở, thị trường trong nước gắn liền với thị trường quốc tế là đặc trưng
cơ bản của nền kinh tế nào?
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 7
28. Dấu hiệu đặc trưng của cơ chế thị trường là cơ chế hình thành giá cả như thế nào ?
Tuân theo quy luật kinh tế thị trường
29. Trong nền sản xuất hàng hóa, chủ thể sản xuất cần phải làm gì để nâng cao khả năng cạnh tranh?
Chủ động Đổi Mới tư duy kinh doanh, nâng cao năng lực quản trị, năng suất, chất lượng, khả năng cạnh
tranh của sản phẩm, dịch vụ
30. Xét đến cùng, nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thắng lợi của một trật tự xã hội mới là gì? Năng suất lao động CHƯƠNG 3.
1. Học thuyết kinh tế nào của C.Mác được coi là hòn đá tảng ? Quy luật kinh tế tuyệt đối của
chủ nghĩa tư bản là gì ?
Được coi là hòn đá tảng là học thuyết giá trị thặng dư
Sản xuất ra giá trị thặng dư là quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản
2. Khi nào tiền tệ biến thành tư bản? Mục đích trực tiếp của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là
gì ? Mục đích trực tiếp của nền sản xuất TBCN là gì?
Tiền tệ biến thành tư bản khi sức lao động trở thành hàng hoá
Mục đích trực tiếp của nền sx TBCN là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư
3. Khi nào sức lao động trở thành hàng hoá một cách phổ biến? Từ khi có CNTB
4. Theo kinh tế chính trị Mác – Lênin thì tư bản là gì? Cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa bao
gồm các yếu tố nào? Lượng giá trị mới do lao động tạo ra bao gồm các yếu tố nào?
Tư bản là tác phẩm của C.Mác luận về những điều kiện căn bản để hình thành, các quy luật vận động, xu
hướng phát triển nền kinh tế thị trường TBCN, đặc biệt là nguồn gốc là bản chất của giá trị thặng dư
Cơ cấu lượng giá trị của hàng hóa gồm ba bộ phận: c + v + m. Trong đó: c: giá trị tư liệu sản xuất đã tiêu
dùng, bao gồm c1: khấu hao giá trị nhà xưởng, máy móc thiết bị; c2: giá trị nguyên, nhiên, vật liệu đã tiêu
dùng; v: giá trị sức lao động, hay tiền lương; m: giá trị thặng dư.
Lượng giá trị mới do lao động tạo ra bao gồm: v+m
5. Tư bản cố định bao gồm các yếu tố nào? Tư bản cố định có đặc điểm gì?
Tư bản cố định bao gồm: Các TLSX chủ yếu như nhà xưởng, máy móc…; Giá trị của nó chuyển dần sang sản phẩm 8
Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn cố định trong quá trình sản xuất, chỉ có giá trị của nó là
tham gia vào quá trình lưu thông cùng sản phẩm.
6. Yếu tố nào sau đây là nguồn gốc của tích lũy tư bản? Tích tụ tư bản có nguồn gốc trực tiếp từ
đâu ? Nhân tố nào được coi là nguồn gốc trực tiếp của tập trung tư bản?
Nguồn gốc của tích lũy tư bản là tài sản thừa kế, lợi nhuận, của cải tiết kiệm của nhà tư bản
Tích tụ tư bản có nguồn gốc trực tiếp từ giá trị thặng dư, lợi nhuận
Nguồn gốc trực tiếp của tập trung tư bản là tư bản có sẵn trong xã hội
7. Tư bản bất biến là gì ? Tư bản khả biến là gì? Vai trò của máy móc thiết bị trong quá trình
sản xuất giá trị thặng dư là gì? Tư bản bất biến (C) và tư bản khả biến (V) có vai trò thế nào
trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư?
Tư bản bất biến là giá trị của nó không thay đổi về lượng và được chuyển nguyên vẹn sang sản phẩm
Tư bản khả biến là bộ phận tư bản này đã có sự biến đổi về lượng
Máy móc là tiền đề vật chất cho việc tạo ra giá trị thặng dư
Tư bản bất biến (c) là điều kiện để sản xuất giá trị thặng dư. Tư bản khả biến là nguồn gốc của giá trị thặng dư
8. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp được thực hiện như thế nào?
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối có hạn chế gì ?
Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp sản xuất ra giá trị thặng dư được thực hiện trên cơ sở kéo
dài tuyệt đối ngày lao động của công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi
Hạn chế: Gặp phải sự phản kháng quyết liệt của công nhân; Năng suất lao động không thay đổi; Không thoả
mãn khát vọng giá trị thặng dư của nhà tư bản
9. Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối có điểm nào giống nhau? Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư bằng cách tăng
cường độ lao động là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư nào?
Giống nhau: Đều làm tăng tỷ suất giá trị thặng dư
Bằng cách tăng cường độ lao động là pp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
10. Trong phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối, người lao động muốn giảm thời gian
lao động trong ngày, còn nhà tư bản lại muốn kéo dài thời gian lao động trong ngày. Giới hạn
tối thiểu của ngày lao động là bao nhiêu?
Lớn hơn thời gian lao động cần thiết
11. Hàng hóa sức lao động và hàng hóa thông thường khác nhau cơ bản nhất ở nội dung nào?
Người lao động chỉ bán quyền sử dụng, không bán quyền sở hữu; chỉ được bán có thời hạn, không bán vĩnh
viễn. Giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm yếu tố tinh thần và lịch sử.
12. Giá trị hàng hóa sức lao động được đo bằng cách nào ? 9
Giá trị những tư liệu tiêu dùng để nuôi sống người lao động. (gián tiếp)
13. Chi phí tư bản chủ nghĩa là gì?
-Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là khái niệm kinh tế chính trị Marx-Lenin chỉ về phần giá trị bù lại giá cả
của những tư liệu sản xuất và giá cả sức lao động đã tiêu dùng để sản xuất ra hàng hóa cho nhà tư bản.
14. Tái sản xuất là gì ? Căn cứ nào được sử dụng để chia ra thành tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng?
Tái sản xuất là quá trình
được lặp đi lặp lại thường xuyên và phục hồi không ngừng. sản xuất Căn cứ vào quy mô.
15. Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản tư bản bất biến và tư bản khả biến có ý nghĩa
gì? Dựa vào căn cứ nào để chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến?
Sự phân chia này đó vạch ra nguồn gốc thực sự của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến tạo ra, còn
tư bản bất biến tuy không phải là nguồn gốc của giá trị thặng dư nhưng là điều kiện cần thiết không thể thiếu.
Dựa vào vai trò khác nhau của các bộ phận của tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư, do
đó nó vạch rõ bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản, chỉ có lao động của công nhân làm thuê mới tạo
ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
16. Việc phân chia tư bản ứng trước thành tư bản tư bản cố định và tư bản lưu động có ý nghĩa gì?
-Có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức sản xuất và kinh doanh, giúp cho các nhà quản lý đưa ra được các biện
pháp đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tư bản, sử dụng tư bản có hiệu quả nhất, tăng được khối lượng giá trị thặng dư.
17. .Tư bản cố định và tư bản lưu động thuộc phạm trù tư bản nào? -Tư bản sản xuất.
18. Khối lượng giá trị thặng dư (M) phản ánh điều gì? Tỷ suất giá trị thặng dư (m’) phản ánh
điều gì? Tỷ suất lợi nhuận phản ánh điều gì? So sánh tỷ suất giá trị thặng dư và tỷ suất lợi nhuận?
Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột.
Tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ khai thác, bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê 10
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh mối quan hệ giữa tổng lợi nhuận thu được trong kỳ so
với tổng mức doanh thu thu được trong kỳ đó. So sánh:
Về lượng, tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư (p’ < m’).
Về chất, tỷ suất giá trị thặng dư phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với lao động làm thuê.
19. Mục đích của lưu thông tư bản là gì?
Mục đích lưu thông tư bản là sự lớn lên của giá trị, là giá trị thặng dư, nên sự vận động của tư bản là không
có giới hạn, vì sự lớn lên của giá trị là không có giới hạn.
20. Sự phân phối giá trị thặng dư giữa tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp tuân theo quy
luật nào ? Lợi nhuận có nguồn gốc từ đâu?
- Việc phân phối giá trị thặng dư giữa nhà tư bản công nghiệp và tư bản thương nghiệp diễn ra theo quy
luật tỷ suất lợi nhuận bình quân thông qua cạnh tranh và thông qua chênh lệch giữa giá cả sản xuất cuối
cùng (giá bán lẻ thương nghiệp) và giá cả sản xuất công nghiệp (giá bán buôn công nghiệp).
- Lợi nhuận có nguồn gốc từ lao động không được trả công.
21. Lợi nhuận thương nghiệp, lợi nhuận ngân hàng, lợi tức, địa tô là hình thức biểu hiện của cái
gì? Công thức nào phản ánh sự vận động của tư bản cho vay?
- Đều là các hình thái biến tướng của giá trị thặng dư do công sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp.
- Vận động theo công thức T - T' .
22. Khi hàng hoá bán đúng giá trị thì mối quan hệ giữa p và m như thế nào?
-Khi hàng hoá bán đúng giá trị thì p=m
23. Quy luật giá cả sản xuất là biểu hiện hoạt động của quy luật nào? Giá cả sản xuất bao gồm
những yếu tố nào?
- Quy luật giá cả sản xuất là biểu hiện hoạt động của quy luật giá trị
- Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. CHƯƠNG 4
1. Độc quyền là gì? Chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?Độc quyền sinh ra từ đâu? Nguyên nhân cơ bản
của sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền? Những nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc
quyền nhà nước là gì? 11
Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán
và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do.
Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền chủ yếu do: – Sự phát triển của lực lượng sản
xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản
xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là do:
Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao,
Hai là, sự phát triển của phân công lao dộng xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các
tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn,
thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận,
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản
với giai cấp vô sản và nhân dân lao động,
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh
độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các
đối thủ trên thị trường thế giới,
2. Nguyên nhân của sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đẩy
nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
Thứ hai, vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới xuất hiện như lò
luyện kim mới ,phát hiện ra hóa chất mới, thuốc nhuộm, máy móc mới ra đời, phát triển những
phương tiện vận tải mới và đặc biệt là đường sắt.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của
chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, v.v. ngày càng mạnh mẽ, làm biến
đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy
để thắng thế trong cạnh tranh.
Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ ntghĩa làm phá sản
hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đấy
tập trung sản xuất, nhất lả việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền. Chương 4
1. Độc quyền là gì? Chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?Độc quyền sinh ra từ đâu? Nguyên nhân
cơ bản của sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền? Những nguyên nhân hình thành chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là gì?
Độc quyền là thuật ngữ trong kinh tế học chỉ về trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán
và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi.
Độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do, độc quyền đối lập với cạnh tranh tự do.
Nguyên nhân hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền chủ yếu do: – Sự phát triển của lực lượng sản
xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản
xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn. 12
Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước là do:
Một là, tích tụ và tập trung tư bản càng lớn thì tích tụ và tập trung sản xuất càng cao,
Hai là, sự phát triển của phân công lao dộng xã hội đã làm xuất hiện một số ngành mà các
tổ chức độc quyền tư bản tư nhân không thể hoặc không muốn kinh doanh vì đầu tư lớn,
thu hồi vốn chậm và ít lợi nhuận,
Ba là, sự thống trị của độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữa giai cấp tư sản
với giai cấp vô sản và nhân dân lao động,
Bốn là, cùng với xu hướng quốc tế hoá đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh
độc quyền quốc tế vấp phải những hàng rào quốc gia dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới
2. Nguyên nhân của sự chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa tư bản
độc quyền là gì?
Thứ nhất, sự phát triển của lực lượng sản xuất dưới tác động của tiến bộ khoa học - kỹ thuật đẩy
nhanh quá trình tích tụ và tập trung sản xuất, hình thành các xí nghiệp có quy mô lớn.
Thứ hai, vào 30 năm cuối của thế kỷ XIX, những thành tựu khoa học - kỹ thuật mới xuất hiện như lò
luyện kim mới ,phát hiện ra hóa chất mới, thuốc nhuộm, máy móc mới ra đời, phát triển những
phương tiện vận tải mới và đặc biệt là đường sắt.
Thứ ba, trong điều kiện phát triển của khoa học - kỹ thuật, sự tác động của các quy luật kinh tế của
chủ nghĩa tư bản như quy luật giá trị thặng dư, quy luật tích lũy, v.v. ngày càng mạnh mẽ, làm biến
đổi cơ cấu kinh tế của xã hội tư bản theo hướng tập trung sản xuất quy mô lớn.
Thứ tư, cạnh tranh khốc liệt buộc các nhà tư bản phải tích cực cải tiến kỹ thuật, tăng quy mô tích lũy
để thắng thế trong cạnh tranh.
Thứ năm, cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1873 trong toàn bộ thế giới tư bản chủ ntghĩa làm phá sản
hàng loạt xí nghiệp vừa và nhỏ, thúc đẩy nhanh chóng quá trình tích tụ và tập trung tư bản.
Thứ sáu, sự phát triển của hệ thống tín dụng tư bản chủ nghĩa trở thành đòn bẩy mạnh mẽ thúc đấy
tập trung sản xuất, nhất lả việc hình thành các công ty cổ phần, tạo tiền đề cho sự ra đời của các tổ chức độc quyền.
3. Cuộc khủng hoảng kinh tế trong toàn bộ thế giới tư bản chủ nghĩa diễn ra vào năm nào?
-Năm 1847.(trước tác dụng của quy luật giá trị)
4. Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, cạnh tranh và độc quyền luôn có mối quan hệ 5.như thế nào?
-độc quyền sinh ra từ cạnh tranh tự do. nhưng không thủ tiêu được cạnh tranh. Trái lại,nó làm cho cạnh
tranh diễn ra mạnh mẽ hơn
Vì sao trong chủ nghĩa tư bản độc quyền, cạnh tranh không bị thủ tiêu?
-Bởi sự biểu hiện của giá trị ,giá trị thặng dư, quy luật giá trị, quy luật giá trị thặng dư trong giai đoạn chủ
nghĩa tư bản độc quyền diễn ra mạnh mẽ và quyết định đến nền kinh tế.
5. Chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất hiện vào thời kỳ lịch sử nào?
- Cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX
6. Các tổ chức độc quyền thống trị bằng cách nào? 13
-Khống chế (áp đặt) giá bán hàng hóa cao và giá mua hàng hóa thấp, do đó các tổ chức độc quyền thu được
lợi nhuận độc quyền cao.
- Đặc điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
Sự tập trung sản xuất và sự thống trị của các tổ chức độc quyền - Tư bản tài chính - Xuất khẩu tư bản
- Sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa các liên minh độc quyền quốc tế
- Sự phân chia thế giới về mặt lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc.
7. Giá cả độc quyền là gì?
-Giá độc quyền là giá cả fo các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa.
Giá cả độc quyền gồm những yếu tố nào?
-chi phí sản xuất cộng với lợi nhận độc quyền.
Độc quyền có những tác động tích cực nào?
-Độc quyền tạo ra khả năng to lớn trong việc nghiên cứu và triển khai các hoạt động khoa học kỹ thuật, thúc
đẩy sự tiến bộ kỹ thuật.
-Độc quyền có thể làm tăng năng suất lao động,nâng cao năng lực cạnh tranh cảu bản thân tổ chức độc quyền.
-Độc quyền tạo sức mạnh kinh tế góp phần tạo thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng sản xuất lớn hiện đại.
Độc quyền có những tác động tiêu cực nào? -Độc quyền xuất hiện làm cho cạnh tranh không hoàn hảo
gây thiệt hại cho người tiêu dùng và xã hội.
-Độc quyền có thể kìm hãm sự tiến bộ kỹ thuật ,theo đó sự phát triển kinh tế ,xã hội.
Lợi nhuận độc quyền là gì?
Là lợi nhuận thu được cao hơn lợi nhuận bình quân, do sự thống trị của các tổ chức độc quyền luôn thu được lợi nhuận cao.
8. Khi xuất hiện giá cả độc quyền thì giá cả thị trường lên xuống xoay quanh yếu tố nào? -giá cả độc quyền
9. Về thực chất, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và không phủ định cơ sở nào của nó? - Cơ sở giá trị.
10. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến độc quyền đa ngành là gì?
-Đối phó với luật chống đới độc quyền ;Do kinh doanh đơn ngành dễ bị phá sản trong điều kiện cạnh tranh quyết liệt.
11. Sự xuất hiện các tổ chức độc quyền đánh dấu chủ nghĩa tư bản đã chuyển sang giai đoạn phát triển mới nào?
-Sự hình thành chủ nghĩa tư bản độc quyền.
12. Trong các hình thức liên kết sau đây của chủ nghĩa tư bản độc quyền, hình thức nào dễ bị tan rã nhất? Cartel 14
Hình thức liên kết nào của các tổ chức độc quyền có trình độ cao và quy mô lớn nhất? Consortium
13. Trong các hình thức liên kết của chủ nghĩa tư bản độc quyền, hình thức nào điển hình cho
liên kết theo chiều dọc? Consortium
14. Tư bản tài chính là sự hợp nhất của những yếu tố nào?
-Là kết quả hợp nhất giữa tư bản ngân hàng của một số ít ngân hàng độc quyền lớn nhất ,với tư bản những
liên minh độc quyền các nhà công nghiệp .
“Chế độ tham dự”, “chế độ ủy nhiệm” có phải là đặc điểm của tư bản tài chính? Phải
15. Xuất khẩu hàng hóa là đặc điểm cơ bản của giai đoạn nào? đặc điểm của giai đoạn chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh
Xuất khẩu tư bản là đặc điểm cơ bản của giai đoạn nào?đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền.
Sự khác biệt cơ bản giữa xuất khẩu tư bản và xuất khẩu hàng hóa là gì?
Xuất khẩu hàng hóa là mang hàng hóa ra nước ngoài để thực hiện giá trị và giá trị thặng dư. Còn
xuất khẩu tư bản là mang tư bản đầu tư ở nước ngoài để sản xuất giá trị thặng dư tại nước sở tại.
16. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu yếu tố nào ra nước ngoài? Hình thức xuất khẩu chủ yếu của
chủ nghĩa tư bản hiện nay là gì? Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới những hình thức chủ yếu nào?
+Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu yếu tố nào ra nước ngoài?
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài
+Hình thức xuất khẩu chủ yếu của chủ nghĩa tư bản hiện nay là gì?
Hình thức đầu tư trực tiếp.
Hình thức đầu tư gián tiếp.
+ Xuất khẩu tư bản được thực hiện dưới những hình thức chủ yếu nào?
Hình thức đầu tư trực tiếp 15
17. Xuất khẩu tư bản nhằm mục đích gì? Xét về chủ thể xuất khẩu, xuất khẩu tư bản được chia
theo hình thức nào? Xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm gì? Xuất khẩu tư bản nhà nước có đặc điểm gì?
+Xuất khẩu tư bản nhằm mục đích gì?
-Việc đưa tư bản ra nước ngoài để tìm kiếm nơi đầu tư có lợi nhất trở thành phổ biến.
+Xét về chủ thể xuất khẩu, xuất khẩu tư bản được chia theo hình thức nào?
-Các chủ thể độc quyền xuyên quốc gia
+Xuất khẩu tư bản tư nhân có đặc điểm gì?
-Xuất khẩu tư bản tăng lên cả về quy mô và phạm vi tất yếu dẫn tới sự phân chia thế giới về mặt kinh tế giữa
các tập đoàn tư bản độc quyền và hình thành các tổ chức độc quyền quốc tế
+Xuất khẩu tư bản nhà nước có đặc điểm gì? -Độc quyền
-Phát triển và sở hữu nhà nước
-Độc quyền nhà nước trở thành công cụ để nhà nước điều tiết nền kinh tế
18. Nguồn gốc của lợi nhuận độc quyền là gì?
-Do lao động của công nhân làm việc trong các xí nghiệp độc quyền; thêm vào đó là lao động không
công của công nhân làm việc trong các xí nghiệp ngoài độc quyền; giá trị thặng dư của các nhà tư bản vừa
và nhỏ bị mất đi do thua thiệt trong cuộc cạnh tranh; lao động thặng dư và đôi khi cả một phần lao động tất
yếu của những người sản xuất nhỏ, nhân dân lao động ở các nước tư bản và các nước thuộc địa và phụ thuộc.
24. Lĩnh vực điều chỉnh căn bản của chủ nghĩa tư bản trong thời đại ngày nay là gì?
-Mở rộng đầu tư sản xuất hướng tới việc xuất khẩu toàn cầu
25. Các hình thức chiến tranh thương mại, chiến tranh sắc tộc, tôn giáo là hình thức mới của đặc
điểm nào của chủ nghĩa tư bản độc quyền? - Sở hữu độc quyền .
26. Xuất khẩu tư bản trở thành tất yếu trong thời gian nào?
Những năm 50 của thế kỉ XX 16
27. Tổ chức OPEC được thành lập vào năm nào? Tổ chức OPEC là tên gọi tắt của tổ chức nào?
Liên minh châu Âu (EU) ra đời ngày nào? Tổ chức OPEC thuộc hình thức liên kết nào? -Tháng 9 năm 1960
-Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ -Ngày 1 tháng 11 năm 1993 -Liên kết độc quyền
28. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 xuất hiện vào thời gian nào?
Ngày 10-10-2016 tại Sanfansico CHƯƠNG 5.
29. Mô hình kinh tế thị trường nào phát triển phổ biến ở Cộng hòa liên bang Đức, Mỹ, Trung Quốc?
Cộng Hoà Liên Bang Đức : Mô hình kinh tế thị trường xã hội
Mỹ : mô hình kinh tế thị trường tự do
Trung Quốc :mô hình kinh tế thị trường xã hội
30. Nội dung nào thể hiện bản chất của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Mô hình kinh tế thị tường xã hội
31. Đâu là đặc trưng về mục tiêu, về sở hữu, về quan hệ quản lý, về quan hệ phân phối của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
+Mục tiêu :”dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
+Sở hữu:nhằm thực hiện những lợi ích từ đối tượng sở hữu.
+Quan hệ quản lý: Nhà nước quản lý và thực hành cơ chế quản lý là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, sự làm chủ và giám sát của nhân dân
+Quan hệ phân phối: công bằng các yếu tố sản xuất, tiếp cận và sử dụng các cơ hội và điều kiện phát triển
của mọi chủ thể kinh tế 17
để tiến tới xây dựng xã hội mọi người đều giàu có, đồng thời phân phối kết quả làm ra (đầu ra) chủ yếu theo
kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua hệ thống
an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
32. Nội dung kinh tế của sở hữu là gì? Nội dung pháp lý của sở hữu là gì?
-Nội dung kinh tế của sở hữu là Sở hữu được hiểu là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình
sản xuất và tái sản xuất xã hội trên cơ sở chiếm hữu nguồn lực của quá trình sản xuất và kết quả lao động
tương ứng của quá trình sản xuất hay tái sản xuất ấy trong một điều kiện lịch sử nhất định.
-Nội dung pháp lý của sở hữu là : sở hữu thể hiện những quy định mang tính chất pháp luật về quyền hạn,
nghĩa vụ của chủ thể sở hữu. Trong trường hợp này, sở hữu luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu khi xây dựng
và hoạch định cơ chế quản lý nhà nước với quá trình phát triển nói chung. Vì vậy, về mặt pháp lý, sở hữu giả
định và đòi hỏi sự thừa nhận về mặt luật pháp. Khi đó, những lợi ích kinh tế mà chủ thể sở hữu được thụ
hưởng sẽ không bị các chủ thể khác phản đối. Khi đó việc thụ hưởng được coi là chính đáng và hợp pháp.
33. Mỗi thành phần kinh tế (tương ứng với một hình thức sở hữu nhất định) đóng vai trò gì trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
Thành phần kinh tế theo Hiến pháp năm 18-12-1946:nhằm đem lại ấm no, hạnh phúc cho người dân như đã
được nhắc đến trong tuyên ngôn độc lập
Thành phần kinh tế theo Hiến pháp năm 18-12- 1959:Xác lập và hoàn thiện chế độ sở hữu xã hội chủ nghĩa
ở miền Bắc, từ đó, tạo nền tảng cho con đường đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta sau khi giải phóng đất nước
Thành phần kinh tế theo Hiến pháp năm 18-12-1980:hướng dẫn và giúp đỡ kinh tế hợp tác xã phát triển
Thành phần kinh tế theo Hiến pháp năm 15-04-1992: nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Thành phần kinh tế theo Hiến pháp năm 28-11-2013: Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng,
hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và
cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước.
34. Đặc trưng về quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng xã hội trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là gì?
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phải thực hiện gắn tăng trưởng kinh tế với
công bằng xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa - xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội ngay trong từng chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của kinh tế thị trường. 18
35. : Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì? Các bộ phận cơ bản của thể
chế kinh tế là gì?
Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là hệ thống đường lối, chủ trương chiến lược, hệ
thống luật pháp, chính sách quy định cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương
thức hoạt động, quan hệ lợi ích của các tổ chức, các chủ thể kinh tế nhằm tiến tới xác lập đồng bộ các yếu tố
thị trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Các bộ phận cơ bản của thể chế kinh tế là: hệ thống pháp luật về kinh tế của Nhà nước và các quy tắc xã hội
được Nhà nước thừa nhận, hệ thống các chủ thể thực hiện các hoạt động kinh tế, các cơ chế, phương pháp,
thủ tục thực hiện các quy định và vận hành nền kinh tế.
36. : Khái niệm nào dùng để phản ánh hệ thống quy tắc, luật pháp, bộ máy quản lý và cơ chế vận
hành nhằm điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế, các hành vi sản xuất kinh doanh và các quan hệ kinh tế?
Khái niệm kinhn tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
37. : Khái niệm nào dùng để phản ánh hệ thống đường lối, chủ trương, hệ thống luật pháp, chính
sách quy định cơ chế vận hành, điều chỉnh chức năng, hoạt động, mục tiêu, phương thức hoạt
động, quan hệ lợi ích của các chủ thể kinh tế nhằm tiến tới xác lập đồng bộ các yếu tố thị
trường, các loại thị trường hiện đại theo hướng góp phần thúc đẩy dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh?
Khái niệm kinhn tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
38. : Lợi ích kinh tế là gì? Bản chất của lợi ích kinh tế là gì? Vai trò của lợi ích kinh tế được thể hiện như thế nào?
Lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó xuất hiện trong những điều kiện tồn tại xã hội của
con người. Hay nói khác, lợi ích kinh tế là mối quan hệ xã hội nhằm thực hiện nhu cầu kinh tế của các chủ thể kinh tế.
Bản chất của lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ của các quan hệ giữa các chủ thể trong nền sản xuất xã hội
Vai trò của lợi ích kinh tế: nhận thức và thực hiện đúng thì nó sẽ là động lực kinh tế thúc đẩy con người hành
động. Do đó, lợi ích kinh tế thể hiện như là một trong những động lực cơ bản của sự tiến bộ xã hội nói
chung, phát triển sản xuất – kinh doanh nói riêng. 19
39. : Biểu hiện lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp (người sử dụng sức lao động) là gì? Biểu hiện
lợi ích kinh tế của người lao động là gì
Biểu hiện lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp: trước hết là lợi nhuận
Biểu hiện lợi ích kinh tế của người lao động là: tiền công
40. : Lợi ích kinh tế cổ đông (người góp vốn vào các doanh nghiệp) nhận được là gì? Lợi ích kinh
tế người cho thuê đất (mặt bằng, nhà xưởng, văn phòng) nhận được là gì?
Lợi ích kinh tế cổ đông nhận được là: Trong dài hạn, giá cổ phiếu tăng và công ty có thể trả cổ tức bằng tiền
nhiều hơn cho các cổ đông.
Lợi ích kinh tế người cho thuê đất nhận được là:lợi nhuận tăng
41. : Khái niệm nào phản ánh sự thiết lập những tương tác giữa người với người, giữa các cộng
đồng người, giữa các tổ chức kinh tế, giữa các bộ phận hợp thành nền kinh tế, … nhằm xác
lập các lợi ích kinh tế trong mối liên hệ với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và kiến
trúc thượng tầng tương ứng của một xã hội nhất định?
Khái niệm về quan hệ lợi ích kinh tế
42. : Thế nào là của sự thống nhất của các quan hệ lợi ích kinh tế? Thế nào là của sự mâu thuẫn
của các quan hệ lợi ích kinh tế?
Sự thống nhất của quan hệ lợi ích kinh tế: Chúng thống nhất với nhau vì một chủ thể có thể trở thành bộ
phận cấu thành của chủ thể khác. Do đó, lợi ích của chủ thể này được thực hiện thì lợi ích của chủ thể khác
cũng trực tiếp hoặc gián tiếp được thực hiện.
Sự mâu thuẫn: người sử dụng lao động cắt giảm mức độ thấp nhất của chi phí để tăng lợi nhuận
Người lao động sẽ đấu tranh tăng lương, giảm thời gian, bãi công.
43. : Quan hệ lợi ích kinh tế theo chiều dọc là gì? Theo chiều ngang là gì? Có những yếu tố nào
ảnh hưởng đến quan hệ lợi ích kinh tế?
44. : Tại sao nói sự phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam là tất yếu khách quan? Tính tất yếu
khách quan của sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thể
hiện ở nội dung nào? 20