Nội dung câu hỏi tự luận, dạng bài tập tình huống | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Nêu khái niệm, cho ví dụ Các hình thức thực hiện pháp luật. Nêu khái niệm các trường hợp cần áp dụng pháp luật. Nêu khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu nhận biết. Nêu khái niệm các loại lỗi. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl)
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45980359
B. NỘI DUNG CÂU HỎI TỰ LUẬN, DẠNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
(Học phần: Pháp luật Đại cương khóa 12)
1. I. Nội dung câu hỏi tự luận
1. Thực hiện pháp luật: -
Nêu khái niệm, cho ví dụ Các hình thức thực hiện pháp luật -
Nêu khái niệm các trường hợp cần áp dụng pháp luật
1. Vi phạm pháp luật, cấu thành VPPL -
Nêu khái niệm vi phạm pháp luật, các dấu hiệu nhận biết-
Nêu khái niệm các loại lỗi. 1. Hệ thống pháp luật: -
Khái niệm và những nguyên tắc cơ bản pháp chế XHCN
1. Một số nội dung cơ bản của Luật chuyên ngành: -
Khái niệm nội dung quyền sở hữu. -
Quyền của người lập di chúc. -
Phân loại tội phạm và tuổi chịu trách nhiệm hình sự. -
Khái niệm những trường hợp không được coi là tội phạm. -
Quyền cơ bản của người lao động. -
Trả lương khi làm thêm giờ, khi làm vào ban đêm. -
Khái niệm kết hôn và nêu các điều kiện kết hôn (không phân tích)
II. Dạng bài tập tình huống
1. Bài tập chia tài sản thừa kế theo pháp luật, theo di chúc
2. Vi phạm pháp luật (Xác định có VPPL hay không; xác định các
mặt cấu thành của VPPL; phần các tội phạm cụ thể.)
Bài tập thừa kế (một trong 3 dạng bài tập chủ yếu)
Đối với dạng bài tập này sinh viên lưu ý các điểm sau:
3.1. Thời điểm mở thừa kế lOMoAR cPSD| 45980359
Về thời điểm mở thừa kế luật quy định: Thời điểm mở thừa kế là thời
điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà án tuyên bố một người
là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày mà Toà án tuyên bố người đó
chết có hiệu lực pháp luật.
Ví dụ: Ông H rất giàu có để tránh việc các con tranh giành tài sản ông
lập di chúc chia đều tài sản cho các con. Các con ông H băn khoăn không
biết khi nào di chúc có hiệu lực.
1. Ngay khi lập di chúc xong ; 2. Khi ông H chết ;
3. Một năm sau khi ông H chết.
Đáp án : b. Theo 633 Bộ luật dân sự về thời điểm, địa điểm thừa kế quy
định: Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. (khi ông H chết)
3.2 . Xác định di sản thừa kế:
Di sản thừa kế phải là những tài sản riêng của người chết. Cách xác định tài sản riêng như sau:
- Tài sản thuộc sở hữu riêng của họ.
- Phần tài sản của họ trong khối tài sản chung với người khác, có thể là
sởhữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần.
- Các quyền tài sản .v.v.
- Trong trường hợp họ có tài sản chung với người khác thì cũng cần phải
phân định phần tài sản của họ trong khối tài sản chung đó (Điều 634, Bộ
Luật Dân sự (BLDS) năm 2005). Việc xác định phần tài sản của họ
trong khối tài sản chung có thể dựa trên những thoả thuận đã có từ trước
hoặc căn cứ theo văn bản do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
- Ví dụ: Theo pháp luật của Việt Nam, ngoại trừ việc vợ chồng tự thoả
thuận tài sản riêng và tài sản chung thì toà án là cơ quan có quyền tiến
hành phân định phần tài sản của vợ và chồng trong khối tài sản chung
hợp nhất trên cơ sở có yêu cầu của họ (Điều 29, Luật Hôn nhân và gia đình).
- Ngoài ra, theo quy định tại Điều 27, Luật Hôn nhân và gia đình thì tài
sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do
lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp
khác trong thời kỳ hôn nhân…. Một điểm cần lưu ý là đối với những tài
sản mà họ có trước thời kỳ hôn nhân chỉ là tài sản chung khi vợ chồng
có thoả thuận. Điều 95, Luật Hôn nhân gia đình công nhận về mặt
nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng có trong thời kỳ hôn nhân sau
khi chấm dứt hôn nhân (một trong 2 người chết hoặc ly hôn) thì được
chia đôi. - Tài sản thừa kế riêng, tặng cho riêng của vợ hoặc chồng thì
được coi là tài sản riêng của người đó. lOMoAR cPSD| 45980359
- Tài sản chung của vợ chồng nếu có thỏa thuận trong thời kỳ hôn nhân
thống nhất chia đôi, thì sau khi có quyết định của tòa án về chia tài sản
chung thì tài sản được chia đó là tài sản riêng của mỗi người. Lợi
nhuận, lợi tức thu được từ tài sản được chia đó cũng là tài sản riêng.
- Chú ý: khi chia tài sản chung của vợ chồng để xác định khối tài sản
riêng của người chết thì ½ tài sản của người còn sống được chia đương
nhiên là của họ chứ không phải là di sản thừa kế mà người chết để lại
(nhiều sinh viên nhầm vấn đề này)
3.3 Thứ tự phân chia di sản
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được
thanh toán theo thứ tự sau đây:
1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2. Tiền cấp dưỡng còn
thiếu; 3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 4. Tiền công lao động;
5. Tiền bồi thường thiệt hại; 6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà
nước; 7. Tiền phạt; 8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân
hoặc chủ thể khác; 9. Chi phí cho việc bảo quản di sản; 10. Các chi phí khác.
Di sản thừa kế sau khi đã thanh toán hết các khoản theo thứ tự nêu trên
mới chia cho người thừa kế.
Chú ý: Theo quy định tại Điều 636 và Điều 637 Bộ luật Dân sự thì kể từ
thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài
sản do người chết để lại; những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường
hợp có thỏa thuận khác.
Trong chi phí bảo quản di sản ví dụ như chi phí sửa chữa nhà thì do đây
là tài sản chung nên người chết để lại di sản (là vợ hoặc chồng) cũng chỉ
chịu trách nhiệm chi trả ½ giá trị sửa chữa.
3.4 Quyền bình đẳng trong thừa kế.
Vợ chồng đều được thừa kế của nhau, phụ nữ và nam giới nếu cùng hàng
thừa kế, con trai, con gái, con trong giá thú (con hợp pháp) và con ngoài
giá thú (con riêng), con đẻ con nuôi đều được hưởng thừa kế ngang nhau
theo quy định của pháp luật.
3.5 Thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.
Ví dụ: A và B là vợ chồng hợp pháp có con chung là C, bố mẹ A đã chết
hết, A chết khi đó C mới 12 tuổi. A có di sản riêng là 900 triệu, A để lại di
chúc dành toàn bộ di sản này cho D là con riêng của A. ở đây B và C
thuộc đối tượng hưởng di sản mà không phụ thuộc theo di chúc, được
một suất bằng 2/3 của một suất chia theo pháp luật.
Nếu chia theo pháp luật ở trường hợp này những người ở hàng thừa kế
thứ nhất của A là 3 người B,C, và D, mỗi người sẽ nhận một phần là: 900 : 3 = 300 triệu. lOMoAR cPSD| 45980359
Khi đó B, C sẽ nhận được 2/3 suất của 200 triệu là: 300*2/3 = 200 triệu đồng.
Số tiền còn lại D được nhận là: 900-(200*2)=500 triệu
3.6. Thừa kế thế vị
Ví dụ: A và B có 3 người con là X,Y,Z. X năm 2007 không may tai nạn
để lại 2 con là G,H. Năm 2010 A chết không để lại di chúc, thì khi đó
G,H sẽ được nhận một suất chia theo pháp luật thay cho cha mình là Z
được hưởng nếu còn sống.
3.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế
Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền
thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười
năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người
thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể
từ thời điểm mở thừa kế. 3.8. Bài tập thừa kế mẫu:
Hai vợ chồng A và B lấy nhau, tổng tài sản là 1 tỷ 600 triệu đồng. B có tài
sản riêng là 900 triệu đồng. Hai vợ chồng có 3 người con: C: 20 tuổi,
D: 21 tuổi, E: 22 tuổi. B chết, B có lập di chúc hợp pháp: Để lại cho M 50
triệu đồng, tặng cho hội từ thiện 50 triệu đồng. Vậy phải chia thừa kế của B như thế nào ?
Trả lời: Theo điều 27 khoản 1 Luật Hôn nhân gia đình năm 2000, tổng
tài sản là 1 tỷ 600 triệu đồng sẽ được xác định là tài sản chung trong thời
kỳ hôn nhân của A&B.
Khối tài sản chung nêu trên, sẽ được định đoạt theo quy định tại điều 28
khoản 1: “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Theo đó, tài sản của B được sẽ được hưởng trong khối tài sản chung nêu
trên là 800 triệu đồng. Bên cạnh đó, theo điều 32, Luật Hôn nhân gia đình
năm 2000, vợ chồng có quyền có tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài
sản riêng của B là 900 triệu.
Từ những căn cứ nêu trên, B sẽ có tổng tài sản được toàn quyền định
đoạt là 800 triệu đồng + 900 triệu đồng = 1 tỷ 700 triệu đồng. Theo điều
648 khoản 1, Bộ Luật dân sự 2005: Quy định về quyền của người lập di
chúc, người lập di chúc có quyền chỉ định người được hưởng di sản thừa
kế và truất quyền hưởng di sản thừa kế.
B chết có lập di chúc phân chia 100 triệu đồng trong khối tài sản chung.
- Theo đó, số tài sản còn lại của B chưa định đoạt là 1 tỷ 600 triệu đồng,
việc chia số tiền 1 tỷ 600 triệu đồng sẽ xẩy ra các phương án như sau: +
Nếu B không lập di chúc định đoạt số tiền trên sẽ được chia theo pháp
luật được quy định tại điều 675, 676 Bộ Luật Dân sự năm 2000: Những
người sẽ được hưởng số tài sản còn lại của B là: A, C,D,E thuộc hàng lOMoAR cPSD| 45980359
thừa kế thứ nhất; mỗi người sẽ được các phần bằng nhau (1 tỷ 600 triệu
đồng : 4 = 400 triệu đồng).
+ Nếu di chúc có định đoạt khối tài sản riêng của B thì chia theo di chúc.
(Trong quá trình làm bài sinh viên không bắt buộc phải nhớ các điều luật)
PHẦN V: LUẬT HÌNH SỰ
Bài tập liên quan.
Bài tập 1: Xác định cấu thành vi phạm pháp luật.
A 30 tuổi, nhận thức bình thường. B là hàng xóm của A. Do giữa hai
người là có nhà liền kề nhau nên đã có nhiều lần có mâu thuẫn và tranh
chấp về đất đai. Vào lúc 22h00’ ngày 07/04/2010 trong một lần cãi nhau
về việc tranh chấp này A cho rằng B xây lấn sang đất Nhà, anh B đã bị
anh A dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 25%.
Hành vi của anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật. Hỏi: Xác định
vi phạm pháp luật của anh A? Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên?
Đáp: Hành vi của A Cấu thành tội phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo
điều 104 BLHS 1999 trong trường hợp này như sau:
1. Khách thể của tội phạm:
Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người
khác, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của
con người. Cụ thể là xâm phạm đến tính mạng sức khỏe của B mà Nhà nước bảo vệ.
2. Mặt khách quan của tội phạm:
- Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác, gây
tổn hại cho sức khoẻ của người đó.
- Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 25%.
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy hiểm:
Hành vi dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại 25% sức khoẻ của người khác.
- Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội
Lưu ý: trong quá trình làm bài sinh viên bắt buộc trình bày đầy đủ 3
yếu tố cơ bản của Mặt khách quan đó là hành vi khách quan, hậu quả,
mối quan hệ nhân quản giữa hành vi và hậu quả!
3. Mặt chủ quan của tội phạm:
- Là lỗi cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng gậy
đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức khoẻ
của B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B. Lưu ý:
phần bắt buộc phải xác định trong Mặt chủ quan đó là lỗi (phần này lOMoAR cPSD| 45980359
cho nhiều điểm nhất, không cần phân tích động cơ và mục đích
phạm tội) 4. Chủ thể của tội phạm:
A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách
nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình. D.
CÁCH LÀM BÀI, TRÌNH BÀY BÀI TẬP TÌNH HUỐNGPháp
luật Đại cương áp dụng từ khoá CĐ11
Một đề thi gồm 2 phần, phần trắc nghiệm gồm 25 câu mỗi câu đúng được
0,20 điểm, tổng điểm trắc nghiệm là 5,0 điểm. Phần tự luận gồm 3 câu
tổng 5 điểm: 1 câu tự luận chiếm 1,0 điểm, 1 câu bài tập thừa kế chiếm
2,0 điểm, 1 câu bài tập xác định cấu thành tội phạm 2,0 điểm. 1. I.
ĐỐI VỚI DẠNG BÀI TẬP THỪA KẾ: (2,0 điểm)
Sinh viên phải làm theo trình tự các bước và nội dung như sau:
1. Thời điểm mở thừa kế: sinh viên phải trình bày chính xác theo dữ
kiện đề bài nêu ra như ngày tháng năm thời điểm mở thừa kế là thời
điểm người có di sản để lại chết. (cơ cấu điểm phần này nếu có 0,25 điểm)
2. Chia di sản thừa kế a.
Trình tự: Trong một tình huống thì nếu có cả chia di sản theo di
chúc và theo pháp luật thì chia theo di chúc trước, còn lại mới chia theo
pháp luật. Nếu không có di chúc, hoặc phần tài sản không định trong di
chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì chia theo pháp luật. b.
Xác định di sản thừa kế: là phần tài sản riêng của người chết và
tài sản nằm trong khối tài sản chung (cách xác định tài sản riêng hay di
sản thừa kế đã có hướng dẫn trong đề cương ôn tập rồi). Nếu là di sản
chung sinh viên phải thực hiện phép chia cụ thể và có lập luận cụ thể (ví
dụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung nên khi
chấm dứt hôn nhân được chia mỗi người một nữa…) nếu người để lại di
sản thừa kế có nghĩa vụ trong việc trả nợ hay nghĩa vụ tài chính khác thì
phải trừ các khoản tiền này trước khi chia (tiền nợ, chi phí chung trong
việc bảo quản sửa chữa tài sản chung, chi phí mai táng…). (0,75 điểm) c.
Chia di sản (0,75 điểm, nếu không có phần xác định thời điểm mở
di sản thừa kế thì 1.0 điểm)
- Chia theo di chúc: ưu tiên lấy di sản thừa kế chia theo di chúc trước.
Trường hợp chia di sản cho những người không phụ thuộc vào nội dung
di chúc: nếu phát hiện có trường hợp này thì cần chia cho những người
này trước theo đúng quy định sau đó còn lại bao nhiều mới chia. - Chia
theo pháp luật: phải xác định những người cùng hàng thừa kế được nhận
di sản (số lượng người được hưởng và lập luận vì sao?) - Kết luận: số
tài sản mỗi người nhận được từ người chết theo đề bài đưa ra (cộng số lOMoAR cPSD| 45980359
tiền chia theo di chúc với số tiền chia theo pháp luật nếu có). Sinh viên
thường nhầm lẫn, ở đây chỉ yêu câu xác định số tài sản nhận từ người
chết chứ không bao gồm số tài sản đương nhiên của họ. (0,25 điểm)
1. II. DẠNG BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CẤU THÀNH TỘI PHẠM (2,0 điểm)
Sinh viên phải làm đầy đủ các bước và nội dung sau đây:
1. Xác định tội danh: phần này chiếm 0,25 điểm, 2.
Phân tích các mặt cấu thành tội phạm:
a. Mặt khách quan: (0,75 điểm)
Sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:
- Hành vi phạm tội (hành vi khách quan)
- Hậu quả của hành vi đó
- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả xảy ra: nếu tình huống
đã rõ ràng sinh viên chỉ cần nhấn mạnh lại là việc hậu quả xảy ra nêu
trên là do hành vi khách quan gây ra… b. Mặt chủ quan: (0,35 điểm)
sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:
- Lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi: xác định là lỗi (là cố trực tiếp
haycố ý gián tiếp; vô ý vì quá tự tin hay vô ý do cẩu thả). Trường hợp
tình tiết đưa ra không đủ để phân tích sâu hơn thì chỉ cần xác định là lỗi cố ý hay vô ý.
- Về mục đích, động cơ vi phạm không yêu cầu sinh viên phải phân tích
tìm ra. c. Chủ thể: (0,25 điểm)
Sinh viên phải chỉ ra được các yếu tố sau:
Chủ thể là cá nhân thực hiện hành vi phạm tội ( phải đủ tuổi và có năng
lực chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định và là người thực hiện hành vi phạm tội)
d. Khách thể: (0,25-0,5 điểm) sinh viên phải chỉ ra mối quan hệ xã hội
mà bị hành vi trái pháp luật xâm hại tới mà được pháp luật hình sự bảo vệ.
Ví dụ: Khách thể của tội cướp tài sản trực tiếp xâm hại đến 2 quan hệ xã hội sau:
+ Quan hệ nhân thân, đó là quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người,
quyền được bảo vệ tính mạng sức khoẻ bởi Nhà nước của con người.
+ Quan hệ sở hữu: quan hệ về quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp
pháp của công dân được Nhà nước bảo vệ -
Khách thể của tội trộm cắp tài sản đó là: Quan hệ sở hữu: quan hệ
về quyền sở hữu, quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân được Nhà nước bảo vệ -
Khách thể của các tội giết người (Điều 93) Tội cố ý gây thương
tích (Điều 104), Tội vô ý làm chết người (Điều 98): Quan hệ nhân thân,
đó là quan hệ về tính mạng, sức khoẻ con người, quyền được bảo vệ tính lOMoAR cPSD| 45980359
mạng sức khoẻ bởi Nhà nước của con người. Cụ thể hơn là xâm phạm
đến quyền sống, đến tính mạng của con người. (Điều 93, Điều 98) -
Khách thể Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông
đường bộ trực tiếp xâm hại tới 3 loại quan hệ xã hội, đó là:
+ Xâm phạm đến sự an toàn, sự hoạt động bình thường của các phương
tiện giao thông đường bộ.
+ Xâm phạm quan hệ về tính mạng, sức khoẻ của người khác
+ Xâm phạm quan hệ sở hữu tài sản của người khác. -
Khách thể Tội hối lộ, nhận hối lộ trực tiếp xâm sự hoạt động đúng
đắn của các cơ quan Nhà nước tổ chức xã hội. Cau 1:
Do mâu thuẫn nên anh K bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà anh B nhằm
đầu độc cả gia đình anh B . Kết quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc , anh
B qua đời . Việc làm của anh K có được coi là vi phạm pháp luật ko ? tại sao
Anh K đã vi phạm pháp luật vì:
1.Hành vi của anh K là xác định: anh ta bỏ thuốc trừ sâu vào bể nước nhà
anh B n nhằm đầu độc cả gia đình anh B.
2.Hành vi đó trái pháp luật, gây hậu quả là cả gia đình anh B bị ngộ độc , anh B qua đời.
3.Hành vi đó có yếu tố lỗi mà cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp: anh K nhận thức
rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và thấy rõ hậu quả hành vi
và anh ta mong muốn hậu quả xảy ra.
4.Anh K là chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp luật.
Anh K phải chịu trách nhiệm hình sự. Cau 2:
A sinh ngày 15.09.1970, nhận thức bình thường. Do mâu thuẫn cá nhân,
vào lúc 22H00 ngày 15.09.2007 trên đường đi làm về, anh B đã bị anh A
dùng gậy đánh thương tích với tỉ lệ thương tích sức khỏe là 15%. Hành vi
của anh A đã bị bắt giữ và xử lý trước pháp luật.
- Xác định vi phạm pháp luật của anh A ?
- Trách nhiệm pháp lý đặt ra đối với anh A ?
- Phân tích cấu thành của vi phạm pháp luật trên ?
Cấu thành tội phạm tội "Cố ý gây thương tích" theo điều 104 BLHS trong
trường hợp này như sau: 1. Khách thể của tội phạm:
Hành vi cố ý gây thương tích xâm phạm đến sức khoẻ, thân thể của người
khác, xâm hại đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể và sức khoẻ của con người.
2. Mặt khách quan của tội phạm: -
Hành vi khách quan: Là hành vi cố ý dùng gậy đánh người khác,
gây tổn hại cho sức khoẻ của người đó. lOMoAR cPSD| 45980359 -
Hậu quả: Gây thương tích (hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ) người khác 15%. -
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi khách quan và hậu quả nguy
hiểm: Hành vi dùng gậy đánh là nguyên nhân trực tiếp gây ra tổn hại
15% sức khoẻ của người khác. -
Công cụ phạm tội: Chiếc gậy là công cụ phạm tội, nó có thể là
"hung khí nguy hiểm" quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 104 BLHS.
Trong trường hợp này, A sẽ bị truy tố, xét xử theo khoản 2 Điều 104 BLHS.
3. Mặt chủ quan của tội phạm: -
Có thể là cố ý trực tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng
gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức
khoẻ của B và A mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B. -
Có thể là cố ý gián tiếp: A nhận thức rõ tính chất của hành vi dùng
gậy đánh người là nguy hiểm, hành vi đó có thể gây ra tổn hại cho sức
khoẻ của B và A không mong muốn gây ra tổn hại cho sức khoẻ của B
nhưng vì lí do nào đó mà A vẫn đánh, chấp nhận hậu quả đó xảy ra. -
Cố ý trực tiếp hay cố ý gián tiếp còn phụ thuộc vào lời khai, tính
chất hành vi khách quan, mức độ nguy hiểm của các vị trí bị đánh...
4. Chủ thể của tội phạm:
A là người đã thành niên, có đủ năng lực trách nhiệm hình sự chịu trách
nhiệm về hành vi cố ý gây thương tích của mình. *
Nếu chiếc gậy là hung khí nguy hiểm (gậy to, nặng, có góc
cạnh...có thể dễ dàng gây thương tích) thì A sẽ bị khởi tố theo khoản 2 Điều 104 BLHS. *
Nếu chiếc gậy không bị coi là hung khí nguy hiểm, và hành vi của
A không thuộc một trong các trường hợp quy định thêm tại khoản 1 Điều
104 BLHS thì A chỉ bị khởi tố theo khoản 1 Điều 104 BLHS, A chỉ bị
khởi tố khi B có đơn yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng khởi tố vụ án. Cau 3:
Bác sĩ Thành sau khi khám bệnh cho chị Lan, vì quá chủ quan và tự tin về
chuyên môn nên đã kê toa và bốc thuốc nhầm nhưng không hề hay
biết.Sau khi uống thuốc nói trên, chị Lan đã tử vong ( cái chết được xác
định từ nguyên nhân uống nhầm thuốc).
==> Hãy xác định yếu tố lỗi và trách nhiệm mà bác sĩ Thành phải chịu???
Lỗi ở đây là lỗi vô ý làm chết người do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp.
Người phạm tội như tình huống nêu trên do đã quá chủ quan và tự tin về
chuyên môn nên đã kê nhầm thuốc. Quá tự tin ở đây được hiểu là người
phạm tội nhận biết được tính nguy hiểm về hậu quả nếu xảy ra và lẽ ra
phải đảm bảo các quy tắc nghề nghiệp đảm bảo an toàn tính mạng sức lOMoAR cPSD| 45980359
khỏe cho người chữa bệnh nhưng do quá tự tin vào khả năng của mình
nghĩ rằng hậu quả đó sẽ không thể xảy ra nên đã bốc nhầm thuốc gây hậu quả nghiêp trọng.
Do đó lỗi ở đây là vô ý do quá tự tin.
Về trách nhiệm: Hậu quả chết người có nguyên nhân trực tiếp từ việc bốc
nhầm thuốc nên tức là đã xâm phạm đến tính mạnh của người khác. căn
cứ vào các dấu hiệu pháp lý có thể kết luận ông Thành phạm Tội vô ý
làm chết người do vi phạm các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành
chính theo khoản 1 Điều 99 Bộ Luật hình sự năm 1999.Tức là có thể chịu
mức hình phạt tù từ một năm đến sáu năm.
Ngoài ra căn cứ khoản 3 Điều 99 ông Thành còn có thể bị cấm đảm
nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ một năm đến năm năm Cau 4:
Năm 2001 A bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 3 điều
139/BLHS và bị xử phạt 15 năm.Đang thụ hình trong trại giam được 3
năm thì A lại phạm tội cố ý gây thương tích cho bạn tù.Sự việc xảy ra là
do có có sự khiêu khích của người bị hại trong vụ án này. Về tội phạm
mới,A bị xét xử theo khoản 4 điều 104/BLHS vì đã gây hậu quả đặc biệt
nghiêm trọng và bị xử phạt 12 năm tù .Chi phí điều trị cho người bị hại là
9.200.000 đồng .Gia đình của A đã gửi cho gia đình người bị hại 5 triệu
đồng dùng để điều trị cho người bị hại. 1.Hãy xác định: A)
Trong việc thực hiện tội phạm mới có tình tiết giảm nhẹ hoặc tăng
nặng TNHS nào không? “Nếu có thì hãy chỉ rõ điều luật quy định về giá trị giảm nhẹ của nó. B)
Trong lần phạm tội mới A có bị coi là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm không? C)
Nếu là tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm thì tình tiết đó có ý nghĩa
là tình tiết tăng nặng TNHS theo điều 48/BLHS hay là tình tiết định
khung tăng nặng của tội phạm mới .
2 Tổng hợp 2 bản án trên để quyết định hình phạt chung đối với A
3. Xác định những vấn đề khác cần giải quyết trong vụ án này, chỉ rõ căn
cứ pháp lý và hướng giải quyết.
1)A),b) và c): -Tình tiết giảm nhẹ: người phạm tội tự nguyện sửa chữa,
bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả (điểm b, khoản 1, điều 46) (xem
thêm mục 1, Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP). Còn về tình tiết A phạm
tội do bị khiêu khích, vì không nói rõ là khiêu khích như thế nào nên
mình ko coi đó là tình tiết giảm nhẹ.
- Tình tiết tăng nặng: Tái phạm nguy hiểm (điểm g, khoản 1, điều 48),
đây là tình tiết tăng nặng TNHS 2)
Tổng hợp hình phạt theo khoản 2, điều 51: Hình phạt của A=12 + 152=25 năm. lOMoAR cPSD| 45980359 3)
Các vấn đề khác cần giả quyết: A (thực chất là gia đình của A) phải
bổi thường cho người bị hại thêm 4tr200 ngàn đồng (khoản 2, điều 42) Cau 5:
Bài tập 4: A là người 17 tuổi, đồng phạm trong vụ án trộm cắp tài sản và
bị đưa ra xét xử theo khoản 1 điều 183 BLHS.Xét mức độ tham gia của A
trong vụ án còn hạn chế, hoàn cảnh cơ nhỡ không có cha mẹ , không gia
đình nên tòa án quyết định không áp dụng hình phạt tù đối với A.Hội
đồng xét xử đưa ra 2 ý kiến:
1.Phương hướng thứ 1 là tuyên cảnh cáo đối với A và đưa A và đưa A vào
trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm
2.Phương án thứ 2 là không tuyên cảnh cáo mà chỉ áp dụng biện pháp đưa
vào trường giáo dưỡng với thời hạn là 2 năm .
Hỏi :Nếu bạn rơi vào tình huống này ,phương án nào được bạn lựa chọn
.Chỉ rõ cơ sở sự lựa chọn của bạn?
Theo mình thì chỉ áp dụng biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Căn cứ pháp lý: khoản 1, khoản 4 điều 69. Cau 6
Trong khi Hòa và Bình chơi với nhau , bé Hòa ( đang học lớp 3 ) đã đánh
nhau với bè BÌnh ( học lớp 5 ) .Do hòa yếu hơn nên đã bị Bình vật ngã .
Do bực tức , Hòa đã dùng dao chém vào đầu Bình làm Bình bị thương nặng
Hãy cho biết : Hành vi của Hòa có bị coi là vi phạm pháp luật hay ko ? tại sao ?
Theo Đ12 BLHS1999 thì người từ đủ 16tuổi trở nên phải chịu trách
nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Nhưng ở đây bé Hòa mới học lớp 3 ( tức
9tuổi ), chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Nên bé Hòa không bị coi
là vi phạm pháp luật, bố mẹ ( người đại diện hợp pháp ) của bé Hòa sẽ là
người chịu trách nhiệm về hành vi của bé Hòa : chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại mà bé Hòa gây ra đối với bé Bình.
Từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi chịu trách nhiệm các tội với lỗi cố ý, nghiêm
trọng. Từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm về mọi loại tội đã
phạm. Hòa ở đây đc coi là chưa có năng lực chủ thể (mới có năng lực
pháp luật, chưa có năng lực hành vi), do đó ko thể coi hành động của Hòa
là vi phạm pháp luật đc. Cau 7
A có hành vi đi xe máy vượt đèn đỏ và bị cảnh sát giao thông B yêu cầu
dừng xe. A dừng xe, rút 100.000 đồng đưa cho B và xin không xử phạt
hành vi vi phạm. B từ chối nhận tiền và kiên quyết yêu cầu A cho kiểm
tra giấy tờ xe. A xô mạnh vào người B rồi vội vã lên xe nổ máy. Tuy
nhiên khi A chưa kịp phóng đi thì đã bị B giữ lại. A rút từ túi quần ra con lOMoAR cPSD| 45980359
dao nhíp đâm thẳng vào ngực B rồi phóng xe bỏ trốn. kết quả giám định
B bị thương tích tỷ lệ 8%.
Theo mình trong tình huống này A ko phai chịu TNHS về hành vi vi
phạm quy định giao thông, nhưng phải chịu TNHS về hành vi gây thương
tích, nhưng mình không biết nên áp dụng điều 104 khoản K :cố ý gây
thương tích để cản trở người thi hành công vụ, hay điều 257 chống người
thi hành công vụ. Ý kiến của các bạn là thế nào, giải thích rõ giúp mình nhé
Theo quan điểm của mình thì trường hợp này áp dụng quy định tại điểm k
khoản 1 điều 104 hay điều 257 BLHS thì cũng như nhau cả Tuy nhiên, tại
trang 68 cuốn "Mô hình Luật hình sự Việt Nam" của GS.TS Nguyễn
Ngọc Hoà, Nxb. Công an nhân dân, hướng dẫn về áp dụng điều 257
BLHS thì có chú ý rằng: "Nếu hành vi dùng vũ lực đã cấu thành tội theo
Điều 104 hoặc Điều 93 thì ko còn là tội này (tức tội Chống người thi
hành công vụ quy định tại điều 257)".
Theo đó, trong trường hợp này sẽ áp dụng quy định tại điểm k khoản 1 điều 104 BLHS.
ĐỀ THI : MÔN LUẬT HÌNH SỰ PHẦN CÁC TỘI PHẠM
I/ Các nhận định sau đúng hay sai? Tại sao? 1)
Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động
mạnh đều cấu thành "Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích
động mạnh" qui định tại Điều 95 BLHS. 2)
Làm chết người trong khi thi hành công vụ do hống hách, coi
thường tính mạng người khác là hành vi cấu thành tội "Làm chết người
trong khi thi hành công vụ" (diều 97BLHS). 3)
Uy hiếp tinh thần người quản lý tài sản nhằm chiếm đoạt tài sản là
hành vi chỉ được qui định trong tội cưỡng đoạt TS (Điều 135 BLHS). 4)
Tài sản do pham tội mà có chỉ gồm những tài sản do chiếm đoạt được. 5)
Mọi trường hợp mua dâm người chưa thành niên đều cấu thành tội mua
dâm người chưa thành niên (Điều 256 BLHS).
II/ Hãy giải quyết các tình huống sau: Bài tập 1 (3 điểm)
Qua kiểm tra hành chính, CA đã bắt quả tang chủ hộ là A đang tàng trữ
trái phép 4,5kg lá cần sa và 2372 điếu thuốc cần sa. A khai với cơ quan
điều tra là thường ngày, ngoài việc mua bán thuốc lá, A còn mua lá cần sa
của một số người đem bán (không rõ địa chỉ) với giá 100.000 đồng/kg rồi
về tự vấn thành từng điếu đem bán lẻ. B là em ruột sống cùng với A. Tuy
không tham gia vào việc mua bán của A nhưng B biết rõ việc A mua bán
lá cần sa. Khi thấy CA ập đến kiểm tra, B đã lén đem hộp đựng cần sa vứt xuống sông. lOMoAR cPSD| 45980359
1. Hãy xác định tội danh đ/v hành vi phạm tội của A?
2. Về hành vi của B, có 2 ý kiến:
-ý kiến thứ nhất cho rằng B là đồng phạm với A
-ý kiến thứ hai cho rằng hành vi của B cấu thành tội "Che giấu tội phạm" theo Điều 313 BLHS.
a) Theo anh chị, ý kiến nào đúng, tại sao?
b)Chỉ rõ ý kiến nào sai. Tại sao sai ? Bài tập 2 (2 điểm)
X là thư ký giúp việc cho Thẩm phán. Qua tiếp xúc hồ sơ vụ án, theo kinh
nghiệm, X dự đoán được bị cáo Y trong 1 vụ án có thể được hưởng án
treo nên đã chủ động tìm gặp Y và gợi ý: có thể lo cho Y được hưởng án
treo. Y tin sái cổ là X nói thật nên đã đưa cho X 5 triệu để "chạy án". Sau
khi nhận tiền, X không hề có tác động nào đối với Thẩm phán cũng như
Hội đồng xét xử. Khi đưa vụ án ra xét xử, Y bị tuyên 2 năm tù giam. Vì
thấy X không đáp ứng được yêu cầu nên Y đã tố cáo hành vi của X.
Hãy xác định các tội danh trong vụ án trên. hết để.
dưới đây là 1 vài câu hỏi sưu tầm trong các đề thi trước:
Câu 1: Các khẳng định sau đúng hay sai? giải thích? a.
Ng` đủ 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em. b.
Ng` có hành vi gây thiệt hại cho xã hội vì bị cưỡng bức về tinh
thần không phải chịu trách nhiệm hình sự. c.
Các tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng TNHS, đặc điểm nhân
thân của ng` đồng phạm này có thể áp dụng cho ng` đồng phạm kia trong đồng phạm.
Câu 2: Một người bị tòa án xét xử 18 năm tu về tội trộm cắp, anh ta đã thi
hành án được 5năm, thì phạm vào tội giết người với mức an toàn tuyên 20 năm. Hỏi:
a.Tổng hình phạt chung anh ta phải chấp hành?
b. thực tế anh ta sẽ phải chịu mức án bao nhiêu năm?
c. Giả sử tòa tuyên anh ta tù chung thân, thì mức án chung là gì?Câu 3:
Anh A có ý định giết anh P.A đã đi mua một con dao thái lan và đnag
trên đường đi đến nhà P để giết P thì bị công an bắt giữ. a.Hành vi của
A thuộc giai đoạn phạm tội nào.
b.A không có các tình tiết tăng nặng định khung, tòa xử A 8 năm tù là đúng hay sai.Tại sao
c.A có nhiều tình tiết giảm nhẹ tại điều 46 BLHS.Tòa xử A 6 năm tù.Nêu căn cứ pháp lí?
Câu 4: Những khẳng định sau đây đúng hay sai?
a. Tính trái pháp luật Hình sự là dấu hiệu quan trọng nhất của tội phạm lOMoAR cPSD| 45980359
b. An đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội không được tính
để xét tái phạm và tái phạm nguy hiểm
c. Một người có thể bị tuyên án phạt tù đến 30 năm ông A kết hôn với bà
B năm 1952sinh ra anh C (năm 1954) chị D (1956). Năm 1965, ông A
và bà B phát sinh mâu thuẫn và đã ly hôn. họ thống nhất thỏa thuận bà
B nhận cả ngôi nhà đang ở (và nuôi chị D), ông A nhận nuôi anh C và
được chia một số tài sản trị giá là 20 triệu đồng. năm 1968 ông A dùng
số tiền trên để xây dựng 1 căn nhà khác.Tháng 9/1970 ông A kết hôn
với bà T sinh ra được 2 người con là E (1972) vÀ F (1978).Hai ông bà
sống trong căn nhà mới này và ông A tuyên bố nhà là của riêng không nhập vào tài sản chung.
Tháng 10/1987 ông A chết để lại di chúc hợp pháp cho anh C hưởng 1/2
di sản của ông. Riêng ngôi nhà ông để lại cho bà T dùng làm nơi thờ cúng
mà không chia thừa kế. Tháng 1/1991, anh C yêu cầu bà T chuyển nhà
cho mình nhưng bà không chịu nên anh C đã hành hung gây thương tích
cho bà T. Đến thangs 5/2001, chị D có đơn gửi tòa án yêu cầu chia di sản
thừa kế của bố. Qua điều tra xác định: ngôi nhà của ông A trị giá 30 triệu
đồng, ông A và bà T tạo lập được khối tài sản trị giá 60 triệu đồng. Hãy
chia di sản thừa kế trên. Lời Giải:
Vì đây là chia tài sản của ông A nên trước tiên bạn phải biết ông A có bao nhiêu tiền để chia.
Tính tại thời điểm năm 2001: Ông A có 20 triệu tiền nhà (ko nhập với bà
T). và 1/2 của 60 triệu (là 30 triệu) mà ông A và bà T có. => ông A có 50 triệu.
Bắt đầu chia tiền nhé. Đầu tiên cần xác định là những ai được chia tiền
đã. Danh sách chia tiền gồm có Anh C, chị D, bà T, E và F.
Theo di chúc: Anh C được hưởng 1/2 tài sản của ông A => C được hưởng 60:2= 30 triệu .
Như vậy là tài sản còn lại 60- 30 = 30 triệu. Anh C không có quyền
hưởng tiếp trong phần này => đòi bà T là sai. BT1:
Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1935 và có 3 con là anh Hải,
anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là
Hạnh. Năm 2006, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu
ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của
ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho
chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anh
Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải.
Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân chia di sản. lOMoAR cPSD| 45980359
Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn
người thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của
bà Ba và anh dũng theo đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từ
chối hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Ba
cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Ba
còn tạo lập một căn nhà trị giá 300triệu Giải:
Tình huống của bạn có vài chỗ không ổn, này nhé: -
Thứ nhất, anh Dũng di chúc toàn bộ tài sản lại cho anh Hải, vậy có
nghĩa là không có tên chị Ngân trong di chúc của anh Hải, vậy tại sao lại
có chj chị Ngân từ chối hưởng tài sản anh Dũng để lại? -
Thứ hai,"các con người em ruột của chồng tên Lương", chỗ này
bạn viếtnhư thế người đọc dễ hiểu nhầm, theo P hiểu thì đó là các con của
bà Ba và người em ruột của chồng tên là Lương.
Rắc rối nhỉ. Theo P, khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của
mình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái và cháu ngoại,
như vậy một số tài sản của ông Khải (tạm xác định là 1/2x1,2t tỷ) sẽ được
chia đều cho con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu.
vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sản
của bà Ba là 600 + 300 = 900 triệu. Bà Ba chết để lại tài sản cho các con
và người em ruột của chồng là Lương (tổng cộng 4 người), vậy số tiền
900 triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu. Anh
Dũng thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ tài
sản này cho anh Hải, vậy anh Hải được hưởng thêm số tài sản này.
Nhưng anh Hải từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh Dũng, vì vậy còn
dư ra 500 triệu. 500 Triệu này theo P sẽ được chia tiếp theo pháp luật,
theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con anh Hải (nếu có)
BT2: Năm 1972, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 3 con là M, N, C.
Năm 1995, M kết hôn với E sinh được H & X. N lấy chồng sinh được
con là K & D. Tháng 3/1997 Ô A chết để lại di chúc cho X & N. Qua quá
trình điều tra thấy rằng Ô A lập di chúc không hợp pháp. Biết rằng tài sản
của ông A là 200 triệu VNĐ. Tài sản chung của Ô bà là 100 triệu VNĐ.
Bà B mai táng cho ông A hết 40 triệu. Hãy chia tài sản thừa kế. lOMoAR cPSD| 45980359
Giải: Theo đề bài ta được các dữ kiện sau:
Tài sản riêng của ông A là 200.
Tài sản chung của ông A và B là 100.
Di sản của ông A là 200 + (100/2)=250.
Do bà B làm mai táng cho ông A hết 40 nên di sản của ông A còn lại là 250-40=210.
Theo luật định những người được hưởng tài sản thừa kế của ông A gồm
bà B, M, N và C: 210/4=52,5.
BT3: Năm 1950, Ô A kết hôn với bà B. Ô bà sinh được 2 người con gái là
chị X (1953) & chị Y (1954). Sau một thời gian chung sống, giữa Ô A &
bà B phát sinh mâu thuẫn, năm 1959 Ô A chung sống như vợ chồng với
bà C. A & C sinh được anh T (1960) & chị Q (1963). Tháng 8/1979, X
kết hôn với K, anh chị sinh được 2 con là M & N (1979-sinh đôi). Năm
1990, trên đường về quê chị X bị tai nạn chết. Năm 1993, Ô A mắc bệnh
hiểm nghèo & đã qua đời. Trước khi chết, Ô A có để lại bản di chúc với
nội dung cho anh T thừa hưởng toàn bộ tài sản do ông A để lại. Không
đồng ý với bản di chúc đó, chị Y đã yêu cầu tòa án chia lại di sản của bố
mình. Qua điều tra tòa án xác định khối tài sản của Ô A và bà B là 500
triệu đồng. Hãy xác định hàng thừa kế đối với những người được hưởng
di sản thừa kế của chị X & Ô A?
Giải: Theo dữ kiện bài ta thấy năm 1959 ông A chung sống như vợ, chống
với bà C thì việc này pháp luật vẫn thừa nhận ông A và bà C là vợ chồng hợp pháp.
Năm 1990, chị X chết nhưng đề bài không nói tài sản của chị X là bao nhiêu nên ta xem bằng 0.
Năm 1993 ông A mất và có lập di chúc để lại toàn bộ tài sản cho anh T.
Tài sản của ông A và bà B có được là 500
Tài sản của ông A và bà C đề bài không nêu nên ta xem như bằng 0.
Di sản của ông A là 500/2=250.
250 chính là giá trị tài sản mà ông A có quyền định đoạt.
Tài sản của anh T được hưởng là 250. Tuy nhiên theo quy định pháp luật
thì những người sau đây được hưởng thừa kế gồm bà B và bà C mỗi
người được hưởng 2/3 giá trị của một suất chia theo pháp luật.
Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, bà C, anh T, Q, X, Y: 250/6=41,6 lOMoAR cPSD| 45980359
Như vậy bà B=bà C=2/3 (250/6)=27,7
Tài sản của anh T còn lại là 250-(27,7x2)=194,6
Các trường hợp còn lại không được hưởng vì X đã mất, Y, Q đã thành
niên và không bị mất năng lực hành vi.
BT4: Ô A kết hôn với bà B sinh được 5 người con. Anh con cả đã chết để
lại 2 con: 1 trai & 1 gái đã thành niên. Gia tài của Ô bà gồm 2 ngôi nhà: 1
ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng, 1 cái trị giá 200 triệu đồng. Trước khi
chết Ô A lập di chúc cho bà B một ngôi nhà trị giá 100 triệu đồng. Biết
đứa con trai út của Ô bà đã sinh được 1 cháu trai đã thành niên. Sau đó
anh con trai út này đã bị tai nạn & bị tâm thần. Anh (chị) hãy chia tài sản của ông A?
Giải: Theo đề bài ta thì tài sản chung của ông A và bà B là 300
Di sản của ông A là 300/2 = 150
ông A để lại cho bà B 100
Như vậy giá trị tài sản còn lại sẽ được chia theo pháp luật là 150-100=50
Những người được hưởng thừa kế theo pháp luật gồm bà B và 05 người
con; do anh con cả mất nên theo Đ677, Luật DS thì 02 con của anh cả sẽ
được hưởng thừa kế kế vị
Mỗi người được hưởng là 50/6=8,33
Mỗi người con của anh cả là 8,33/2= 4,165. lOMoAR cPSD| 45980359
BT5: Hậu và Minh kết hôn năm 1983, có 2 con gái là Xuân 1984, Yên 1993.
Năm 2000- Hậu đi xuất khẩu LDD ở Hàn Quốc và chung sống như vợ
chồng với Thủy, 2 người có 1 con chung là Sơn -2003.
11-2007 : Hậu về nước và li hôn với Minh. Tòa án đã thụ lý đơn.
Ngày 8-1-2008, Hậu chết đột ngột và ko để lại di chúc.
Thủy đến đòi chia tài sản thừa kế của Hậu, nhưng gia đình Hậu không
đồng ý, Vì vậy Thủe làm đơn kiện.
Biết: Hậu và Thủy có khối tài sản chung là 3 tỷ, Hậu và Minh có tài sản
chugn là 980 triệu, trong time Hậu đi xuất khẩu lđ, ko gửi tiền về, Mai táng cho hậu hết 20tr.
1, hãy chia thừa kế trong trường hợp trên
2. Giả sử a Hậu để lại di chúc miệng và được nhiều người chứng kiến là
để tài sản cho Thủy, Sơn, Xuân mỗi người 1 phần đều nhau. Chia thừa kế trong trường hợp trên. Giải:
Trường hợp 1: Hậu không để lại di chúc
Theo pháp luật hôn nhân, giữa Hậu và Thủy vi phạm nghĩa vụ một vợ
một chồng và tài sản của Hậu và Thủy là tài ản chung hợp nhất theo phần
và chia theo tỷ lệ vốn góp, tuy nhiên do không đủ cơ sở để phân chia nên
số tài sản sẽ được chia điều cho 2 người =3 tỷ/2=1.5 tỷ
Do Hậu và minh chưa ly hôn theo quy định của pháp luật nên phần 1.5 tỷ
này vẫn thuộc tài sản chung của vợ chồng.
Tổng tài sản hiện còn của Hậu là: (1500+980)/2 - 20 =1220 tr
Tài sản được chia theo pháp luật:
Minh=Xuân=Yến=Sơn=1220/4=305 tr
Trường hợp 2: Hậu có để lại di chúc
+ Chia theo di chúc: Thủy=Sơn=Xuân=1220/3=406.6tr
+Giả sử toàn bộ tài sản được chia theo pháp luật
1 suất thừa kế theo pl=305tr
1 suất thừa kế bắt buộc=2*305/3=203.3tr Minh=yến=203.3tr
Thủy= sơn= xuân= (1220-203.3*2)/3=271.1tr BT6
-Du và Miên là 2 vợ chồng, có 3 con chung là Hiếu -1982, Thảo và Chi sinh đôi -1994. lOMoAR cPSD| 45980359
Do bất hòa, Du và Miên đã ly thân, Hiểu ở với mẹ còn Thảo và Chi sống với bố. lOMoAR cPSD| 45980359