-
Thông tin
-
Quiz
Nội Dung Chương 1: Tổng Quan Về Kế Hoạch Hoá Trong Doanh Nghiệp môn Lập kế hoạch doanh nghiệp | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chương này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về kế hoạch hoátrong doanh nghiệp. Kết thúc chương này, học viên có thể hiểu được khái niệm, những chức năng và nguyên tắc của kế hoạch hoá doanh nghiệp; nội dung và vị trí của công tác kế hoạch hoá trong doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lập kế hoạch doanh nghiệp (HVNN) 96 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Nội Dung Chương 1: Tổng Quan Về Kế Hoạch Hoá Trong Doanh Nghiệp môn Lập kế hoạch doanh nghiệp | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Chương này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về kế hoạch hoátrong doanh nghiệp. Kết thúc chương này, học viên có thể hiểu được khái niệm, những chức năng và nguyên tắc của kế hoạch hoá doanh nghiệp; nội dung và vị trí của công tác kế hoạch hoá trong doanh nghiệp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lập kế hoạch doanh nghiệp (HVNN) 96 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:



Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 32573545
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH HOÁ TRONG DOANH NGHIỆP
Chương này nhằm cung cấp những thông tin cơ bản về kế hoạch hoá trong doanh
nghiệp. Kết thúc chương này, học viên có thể hiểu được khái niệm, những chức
năng và nguyên tắc của kế hoạch hoá doanh nghiệp; nội dung và vị trí của công
tác kế hoạch hoá trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, một qui trình kế hoạch hoá
được áp dụng rộng rãi tại các doanh nghiệp ở các nước kinh tế thị trường phát
triển - Qui trình PDCA cũng sẽ được giới thiệu.
1.1 . MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1.1 . Kế hoạch hoá
Kế hoạch hoá có nhiều nghĩa khác nhau và đã từng là chủ đề của nhiều ý kiến trái
ngược, cho dù nó liên quan đến doanh nghiệp hay là nền kinh tế quốc dân. Hiểu
một cách khái quát nhất, kế hoạch hoá là một phương thức quản lý theo mục tiêu.
Nó là hoạt động của con người trên cơ sở nhận thức và vận dụng các qui luật xã
hội và tự nhiên, đặc biệt là các qui luật kinh tế để tổ chức quản lý các đơn vị kinh
tế - kỹ thuật, các ngành, các lĩnh vực hoặc toàn bộ nền sản xuất theo những mục tiêu thống nhất.
1.1.2 . Kế hoạch hoá doanh nghiệp
Với khái niệm về kế hoạch hoá ở trên, ta thấy kế hoạch hoá được thực hiện ở nhiều
qui mô và phạm vi khác nhau: kế hoạch hoá kinh tế quốc dân, kế hoạch hoá theo
vùng, kế hoạch hoá ngành hay lĩnh vực; và kế hoạch hoá doanh nghiệp. Kế hoạch
hoá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (gọi tắt là kế hoạch hoá
doanh nghiệp) được xác định là một phương thức quản lý doanh nghiệp theo mục
tiêu, nó bao gồm toàn bộ hành vi can thiệp một cách có chủ đích của các nhà lãnh
đạo và quản lý doanh nghiệp vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của đơn vị lOMoAR cPSD| 32573545
mình nhằm đạt được những mục tiêu đã định. Nói cách khác, kế hoạch hoá doanh
nghiệp là một qui trình ra quyết định cho phép xây dựng một hình ảnh mong muốn
về trạng thái tương lai của doanh nghiệp và quá trình tổ chức triển khai thực hiện mong muốn đó.
1.2 . NỘI DUNG CỦA CÔNG TÁC KẾ HOẠCH HOÁ DOANH NGHIỆP
1.2.1 . Lập kế hoạch (xây dựng kế hoạch )
- Đây là quá trình xác định các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch và đề xuất các chính
sách, giải pháp áp dụng.
- Kết quả của việc lập kế hoạch là hình thành nên bản kế hoạch của doanh nghiệp.
Nó bao gồm một hệ thống các phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu và các chỉ tiêu
nguồn lực cần thiết cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp
trong một thời kỳ kế hoạch nhất định.
- Việc lập kế hoạch nhằm trả lời các câu hỏi sau :
+ Doanh nghiệp hiện đang ở đâu (kết quả và điều kiện hoạt động)?
+ Doanh nghiệp muốn tiến tới đâu (phương hướng, mục tiêu)?
+ Doanh nghiệp cần làm như thế nào để sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm
đạt được các mục tiêu đề ra?
1.2.2. Triển khai thực hiện kế hoạch
* Tổ chức thực hiện: Là quá trình phân công, bố trí, phối hợp các bộ phận, các
nguồn lực để triển khai các hoạt động khác nhau nhằm đạt được các mục tiêu của kế hoạch đặt ra.
Tổ chức nhằm trả lời các câu hỏi như: lOMoAR cPSD| 32573545 - Ai làm việc gì?
- Thực hiện công việc đó như thế nào? - Ai phải báo cáo cho ai?
- Phối hợp như thế nào?
- Bao giờ bắt đầu? Bao giờ kết thúc
- Những quyết định được làm ở đâu?
* Kiểm tra: Là quá trình so sánh đánh giá diễn biến thực tế các hoạt động và kết
quả đạt được so với mục tiêu dự kiến, tìm ra nguyên nhân của tình hình.
Kiểm tra nhằm trả lời các câu hỏi:
- Kế hoạch có đi đúng hướng không?
- Những gì đạt được, chưa hoặc không đạt được?
- Nguyên nhân dẫn đến kết quả đó là gì?
- Cần phải làm gì để kế hoạch đi đúng hướng? *
Điều chỉnh: Là quá trình uốn nắn để đưa hoạt động thực tiễn về gần với dự
kiến thông qua việc bổ sung các biện pháp, điều chỉnh các yếu tố, các nguồn lực
để cố gắng đạt được mục tiêu đã định. *
Đánh giá: Là quá trình phân tích các kết quả, tìm nguyên nhân thành công
và chưa thành công làm căn cứ cho việc hoàn thiện công tác lập và tổ chức thực
hiện kế hoạch thời gian tới.