Nội dung của tội phạm học - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Nội dung của tội phạm học - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG CỦA TỘI PHẠM HỌC
Tội phạm hiện thực, nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội
phạm hiện thực đồng thời là những nội dung khái quát của tội phạm học.
Khi nghiên cứu về tội phạm hiện thực đòi hỏi phải nghiên cứu cả về người
phạm tội với ý nghĩa là chủ thể gây ra tội phạm, về nạn nhân của tội phạm và hậu
quả gây ra cho nạn nhân của tội phạm.
Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm hiện thực cũng đòi nghiên
cứu cả người phạm tội và nạn nhân của tội phạm để hiểu về nguyên nhân từ phía
người phạm tội và những yếu tố có ảnh hưởng đến nguyên nhân của tội phạm từ
phía nạn nhân có tội phạm.
Khi nghiên cứu về kiểm soát tội phạm hiện thực bao cả nghiên cứu về
hiệu quả của pháp luật hình sự, hiệu quả của hình phạt, hiệu quả của hoạt động
đấu tranh chống tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng... từ góc độ phòng
ngừa tội phạm và nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.
Các nội dung của tội phạm học cũng được phát triển cùng với sự phát triển của
tội phạm học. Từ những năm 90 của thế kỉ XX phòng ngừa tội phạm ngày càng
được các nước trên thế giới quan tâm, được thể hiện từ trong chính sách hình sự
đến trong hệ thống kiểm soát của tội phạm đến trong nghiên cứu tội phạm học.
Cùng với phòng ngừa tội phạm là vấn đề lí luận về nạn nhân của tội phạm và
về tác dụng, hiệu quả của hình phạt cũng được phát triển thành những bộ phận
(chuyên sâu) quan trọng của tội phạm học.
Những nội dung của tội phạm học được phản ánh ngay trong các sách viết về tội phạm học.
Có thể viện dẫn ra đây nội dung cho tội phạm học được giới thiệu trong cuốn
“Giáo trình mới về tội phạm học” của các tác giả người Nhật Bản - Miiaddzrava
và Phuddzìmoto. Cuốn Giáo trình này có các nội dung sau:
I. Nhập môn về tội phạm học
1. Tội phạm và tội phạm ẩn
2. Thực hiện công tác tư pháp hình sự trên cơ sở khoa học và quyền con người
3. Phi hình sự hoá và phi hình phạt hoá
4. Các tội phạm không có nạn nhân và chưa thể hiện rõ tính tội phạm
5. Chính sách hình sự về nạn nhân của tội phạm
II. Các giả thuyết và học thuyết tội phạm học
1. Học thuyết tội phạm học truyền thống
2. Học thuyết “Sự buộc tội”
3. Học thuyết trung lập hoá
4. Học thuyết về “Tội phạm học mới” 5.
5. Học thuyết về sử dụng các phương pháp sinh học mới
III. Phân loại người phạm tội
1. Người phạm tội là phụ nữ
2. Sự tổn hại thần kinh và tội phạm
3. Những người phạm tội truyền thống
4. Những người phạm tội của nhóm tội phạm giới tính
5. Những người phạm tội vị thành niên
IV. Tiếp cận phân loại tội phạm
1. Thành phố và tội phạm
2. Tham nhũng của các cán bộ chức vụ
3. Tội phạm lạm dụng ma túy
4. Các nhóm tội phạm và tội phạm
5. Sự suy đồi văn hoá và tội phạm
V. Cơ chế kiểm soát tội phạm
1. Kiểm soát xã hội và tội phạm
2. Xã hội hiện đại và cảnh sát
3. Các chức năng của viện kiểm sát và toà án
4. Giáo dục cải tạo phạm nhân
5. Giáo dục người phạm tội không bị tách khỏi
VI. Các khuynh hướng quốc tế trong phát triển
Cuốn sách “Tội phạm học ngày nay” của tác giả người Mỹ Frank Schmalleger xuất bản năm 2002
Phần I. Bức tranh tội phạm
Chương 1. Tội phạm học là gì?
Chương 2. Các dạng của tội phạm
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu và sự phát triển lí luận
Phần II. Nguyên nhân tội phạm
Chương 4. Trường phái cổ điển và cổ điển mới
Chương 5. Những nguồn gốc thuộc về sinh học của hành vi phạm tội
Chương 6. Những cơ sở về tâm lí và thần kinh của hành vi phạm tội
Chương 7. Những học thuyết xã hội 1: Cơ cấu xã hội
Chương 8. Những học thuyết xã hội 2: Quá trình xã hội và sự sự phát triển có tính chất xã hội
Chương 9. Những học thuyết xã hội 3: Xung đột xã hội
Phần III. Tội phạm trong thế giới hiện đại
Chương 10. Các tội xâm phạm con người
Chương 11. Các tội xâm phạm sở hữu
Chương 12. Tội phạm cổ cồn trắng và tội phạm có tổ chức
Chương 13. Lạm dụng chất ma túy và tội phạm
Chương 14. Công nghệ và tội phạm
Phân V. Phản ứng (kiểm soát) đối với hành vi phạm tội
Chương 15. Tội phạm học và chính sách xã hội
Chương 16. Những phương hướng trong tương lai
Tiếp theo có thể viện dẫn những nội dung của tội phạm học được thể hiện
trong cuốn sách “Tội phạm học” của tác giả Bernd-Dieter Meler…
Ở Việt Nam, một số giáo trình hoặc sách về tội phạm học đã đề cập thống nhất
các nội dung sau của tội phạm học:
1. Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học
2. Lịch sử hình thành và phát triển tội pham học
3. Phương pháp nghiên cứu tội phạm học 4 Tình hình tội phạm
5 Nguyên nhân của tội phạm
6. Nhân thân người phạm tội 7, Dự báo tội phạm 8. Phòng ngừa tội phạm
9. Phòng ngừa một số loại hoặc nhôm tội phạm cụ thể.
Tội phạm học có nội dung bao gồm hai loại vần đề: Thứ nhất là các vấn đề lí
luận chung về tội phạm học và tội phạm hiện thực; Thứ hai là các vấn đề cụ thể
về các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm.
Phần các vấn đề về lí luận chung hay còn được gọi là phần tội phạm học đại cương bao gồm:
- Khái niệm và nhiệm vụ của tội phạm học;
- Lịch sử hình thành và phát triển của tội phạm học;
- Phương pháp nghiên cứu tội phạm học; - Tình hình tội phạm,
- Nguyên nhân của tội phạm; - Dự báo tội phạm;
- Nạn nhân của tội phạm; - Kiểm soát tội phạm; - Phòng ngừa tội phạm.
Nội dung của môn tội phạm học cũng bao gồm hai phần: Tội phạm học đại
cương và tội phạm học cụ thể. CÂU HỎI
1. Tội phạm học có nội dung bao gồm mấy loại vần đề? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: B
Tội phạm học có nội dung bao gồm hai loại vần đề: Thứ nhất là các vấn
đề lí luận chung về tội phạm học và tội phạm hiện thực; Thứ hai là các
vấn đề cụ thể về các tội phạm hoặc các nhóm tội phạm.
2. Phòng ngừa tội phạm ngày càng được các nước trên thế giới quan
tâm kể từ khi nào?
A. Từ những năm 90 của thế kỉ XX
B. Từ những năm 80 của thế kỉ XX
C. Từ những năm 90 của thế kỉ XIX
D. Từ những năm 80 của thế kỉ XIX Đáp án: A
3. Nội dung của môn tội phạm học gồm mấy phần: A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Đáp án: B
Nội dung của môn tội phạm học cũng bao gồm hai phần: Tội phạm
học đại cương và tội phạm học cụ thể.
Khi nghiên cứu về nguyên nhân của tội phạm hiện thực cũng đòi nghiên
cứu cả người phạm tội và nạn nhân của tội phạm để hiểu về nguyên nhân
từ phía người phạm tội và những yếu tố có ảnh hưởng đến nguyên nhân
của tội phạm từ phía nạn nhân có tội phạm. (Đúng)
Phòng ngừa tội phạm là vấn đề lí luận về nạn nhân của tội phạm và về
tác dụng, hiệu quả của hình phạt cũng được phát triển thành những bộ
phận (chuyên sâu) quan trọng của tội phạm học. (Đúng)