Nội dung hội nghị TW 15 - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Thực hiện Nghị quyết 15 (5 năm) mục đích đánh Mỹ ở miền Nam va Khởi nghĩagiành chính quyền về tay nhân dân. Mở đường chi viện miền Nam: đường vận tảitrên bộ: đường 559; đường vận tải trên biển: đường 759. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Nội dung Hội nghị TW 15(1/1959) và Nội dung ĐH Đảng toàn quốc lần thứ III(9/1960)
Hội nghị TW 15 (1/1959)
Tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sử dụng bạo lực cách mạng
với hai lực lượng chính trị và vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự.
Thực hiện Nghị quyết 15 (5 năm) mục đích đánh Mỹ ở miền Nam va Khởi nghĩa
giành chính quyền về tay nhân dân. Mở đường chi viện miền Nam: đường vận tải
trên bộ: đường 559; đường vận tải trên biển: đường 759. Các tỉnh miền Bắc chủ
động kết nghĩa với các tỉnh miền Nam để phối hợp đấu tranh cách mạng vì mục
tiêu giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Hội nghị nhấn mạnh: "Vì chế độ thống trị của Mỹ - Diệm dựa vào vũ lực để tồn tại
mà chúng ta thì phải dựa vào lực lượng quần chúng, lấy lực lượng quần chúng để
đánh đổ chúng, cho nên muốn đạt được mục tiêu đó, cần phải có một quá trình đấu
tranh lâu dài và gian khổ".
Nghị quyết Hội nghị TW 15 là một mốc lịch sử vô cùng quan trọng. Nghị quyết đã
đề ra một cách toàn diện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền
nam. Nó đánh dấu bước phát triển mới về tư duy lý luận và chỉ đạo thực tiễn của
Ðảng ta trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhằm mục tiêu chiến
lược giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III (9/1960)
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở Miền Bắc và đấu tranh hoà bình thống nhất nước nhà.”
Đại hội xác định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới là phải
thực hiện đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau ở hai miền: Ở miền Bắc,
đẩy mạnh cách mạng xã hội chủ nghĩa. Tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân ở miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành độc lập và dân chủ trong nước.
Mục tiêu: miền Bắc và miền Nam có hai chiến lược khác nhau song trước mắt là
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Miền Bắc là hậu phương, miền Nam là tiền tuyến. Đại hội chủ trương kiên quyết
giữa vững đường lối hoà bình để thống nhất nước nhà. Thắng lợi cuối cùng nhất
định thuộc về nhân dân ta, Nam – Bắc nhất định sum họp một nhà.
2. Những điểm mới tại HNTW lần thứ 11,12 (1965)
Hai Hội nghị Trung ương đã khẳng định quyết tâm đánh Mỹ và kiên quyết đánh
thắng cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kỳ tình huống nào
nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.
Nhiệm vụ cấp bách ở miền Bắc: “Kịp thời chuyển hướng tư tưởng và tổ chức,
chuyển hướng xây dựng kinh tế và tăng cường lực lượng quốc phòng cho phù hợp
với tình hình mới.” Và ra sức chi viện cho miền Nam để hạn chế dịch chuyển
"chiến tranh đặc biệt" ở miền Nam thành "chiến tranh cục bộ" và ngăn chặn địch
mở rộng "chiến tranh cục bộ" ra miền Bắc.
Phương châm: Đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính, càng đánh càng mạnh, cần
phải cố gắng đến mức độ cao, tập trung lực lượng cách mạng của cả hai miền để
mở những cuộc tiến công lớn, tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong
thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam.
Tư tưởng chỉ đạo chiến lược là giữ vững và phát triển thế tiến công, kiên quyết tiến
công và liên tục tiến công.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11, cách mạng miền Bắc đã có bước
chuyển hướng kịp thời về kinh tế, quốc phòng, tư tưởng và tổ chức để tiến lên giành thắng lợi.
Hội nghị lần thứ 12 đã phân tích một cách khoa học so sánh lực lượng giữa ta và
địch, khẳng định thất bại tất yếu của đế quốc Mỹ, vạch rõ nhiệm vụ cụ thể cho cách mạng hai miền.
3. Âm mưu của đế quốc Mỹ trong chiến tranh cục bộ (1965 – 1968); Âm mưu
của đế quốc Mỹ trong chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh và Đông
Dương hóa chiến tranh (1969 – 1973)
Chiến tranh cục bộ (1965 – 1968): âm mưu: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, đàn
áp và bình định cho được miền Nam, phá hoại miền Bắc đồng thời cứu nguy cho quân ngụy.
Chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh: âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”
nhằm giảm xương máu của người Mỹ trên chiến trường.
Đông Dương hóa chiến tranh (1969 – 1973): âm mưu "Dùng người Đông Dương
đánh người Đông Dương".
4. Thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lãnh đạo của Đảng thời kỳ 1954- 1975 Thành tựu:
Đảng luôn trung thành và vận dụng đúng đắn và xây dựng xã hội theo chủ nghĩa Mác – Lênin.
Đảng đã luôn động viên, hỗ trợ, đoàn kết, đưa ra đường lối, chính sách giúp giành
lấy chính quyền về tay nhân dân. Hạn chế:
Việc thực hiện đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng đề ra có nhiều vấn
đề chưa kịp cụ thể hoá và vận dụng tốt vào các kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá…
Chủ quan, các vấn đề liên quan đến cải cách ruộng đất chưa hợp lý.
Có thời điểm đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và địch chưa thật sự đầy đủ có
những biểu hiện nóng vội, chủ quan, duy ý chí trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Kinh nghiệm:
Tìm ra phương pháp đấu tranh đúng đắn, sáng tạo, thực hiện khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân,
Công tác tổ chức chiến đấu giỏi của các cấp bộ đảng và các cấp chi uỷ quân đội,
thực hiện giành thắng lợi từng bước tiến đến thắng lợi hoàn toàn.
Xây dựng lực lượng cách mạng ở miền Nam và tổ chức xây dựng lực lượng chiến
đấu tong cả nước, tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ quốc tế.