Nội dung kiến tập - Nguyên Lý Kế Toán | Trường Đại học Tôn Đức Thắng
Kiến thức: Môn học cung cấp cho sinh viên có được cái nhìn tổng quát về cơ cấu tổ chức củamột doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của các phòng ban và đặc biệt là bộ phận kế toán/ kiểmtoán. Bên cạnh, sinh viên sẽ có được các kiến thức về việc phân chia công việc ở các bộ phận,công tác tổ chức bộ máy kế toán/kiểm toán ở thực tế doanh nghiệp. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Nguyên Lý Kế Toán (NLKTTDT)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
KHOA KẾ TOÁN
NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ 2
KIẾN TẬP DOANH NGHIỆP: KỸ NĂNG VĂN PHÒNG 1. MỤC TIÊU: 1.1
Kiến thức: Môn học cung cấp cho sinh viên có được cái nhìn tổng quát về cơ cấu tổ chức của
một doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức của các phòng ban và đặc biệt là bộ phận kế toán/ kiểm
toán. Bên cạnh, sinh viên sẽ có được các kiến thức về việc phân chia công việc ở các bộ phận,
công tác tổ chức bộ máy kế toán/kiểm toán ở thực tế doanh nghiệp. Ngoài ra, sinh viên có sự
liên hệ giữa lý thuyết đã học và việc vận dụng chúng vào công việc thực tế. 1.2
Kỹ năng tác nghiệp: Sinh viên có được các kỹ năng thích nghi nhanh, kỹ năng làm việc
nhóm, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng truyền đạt và tiếp nhận thông tin, kỹ năng giải quyết
vấn đề, kỹ năng tổ chức và quản lý công việc hiệu quả, kỹ năng sử dụng trang thiết bị văn
phòng và các kỹ năng văn phòng khác của một nhân viên trong môi trường công việc,… 1.3
Yêu cầu về tư duy: Biết cách tổ chức các phòng ban trong doanh nghiệp sao cho tối ưu, giữa
các bộ phận có sự liên kết và phối hợp chặc chẽ với nhau. Bên cạnh, sinh viên hiểu được cách
thức thực hiện các công việc sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. 1.4
Thái độ và hành vi: Tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của doanh nghiệp và luôn có thái độ cầu thị, ham học hỏi. 1.5
Yêu cầu chuyên môn: -
Hiểu được môi trường hoạt động, văn hóa, cơ cấu tổ chức của DN; Thái độ và hành vi ứng xử trong công việc -
Biết tự thao tác tốt các máy móc, thiết bị văn phòng; các công việc và kỹ năng tác nghiệp của nhân viên từng bộ phận -
Biết ứng dụng các kiến thức đã học vào công việc thức tế ở DN -
Mô tả được các công việc đã tham gia kiến tập tại doanh nghiệp thông qua báo cáo kiến tập;
Từ đó biết đề xuất các ý kiến cần thiết để cải tiến cách thức thực hiện những công việc đó
nhằm đạt được hiệu quả cao hơn. 2. YÊU CẦU CHUNG: 2.1
Trang phục: Yêu cầu SV ăn mặc gọn gàng (quầy tây, áo sơ mi), dép có quai hậu hoặc giày. 2.2
Tác phong: đúng giờ, nhanh nhẹn, chủ động, trang phục nghiêm chỉnh, tôn trọng văn hóa
doanh nghiệp,… Ứng xử: hòa nhã, lễ phép, ham học hỏi, cầu tiến,… 2.3
Tinh thần làm việc: làm việc cá nhân độc lập 2.4
Tiêu chuẩn đơn vị kiến tập: Vốn điều lệ trên 500trđ hoặc có hai phòng ban chức năng trở
lên hoặc nhân viên ít nhất 2 người/phòng ban,… 2.5
Lập CV:Sinh viên phải lập CV để gửi về GVHD qua Elearning 2.6
Tự liên hệ DN kiến tập: Khuyến khích sinh viên tự liên hệ tìm DN kiến tập ( đặc điểm DN
phù hợp với tiêu chuẩn lựa chọn DN của khoa- Có điểm thưởng) 3.
QUY ĐỊNH VỀ TRÌNH BÀY BÁO CÁO KIẾN TẬP 3.1
Thời gian kiến tập: -
Làm việc kiến tập từ ngày ....... đến ngày ............(theo TKB) -
Sinh viên làm việc tại đơn vị ít nhất 02 buổi/tuần. nộp nhật ký thực tập cho GVHD 1 tuần/ lần -
Báo cáo kiến tập nộp về cho GVGD 1 tuần sau kết thúc kiến tập. -
Thời gian dự kiến báo cáo kết quả kiến tập sau một tuần kể từ ngày kết thúc buổi kiến tập 3.2 Báo cáo kiến tập: -
Hình thức trình bày: Trình bày theo cá nhân, trình bày file word, đóng bìa báo cáo -
Nội dung trình bày: Các nội dung cơ bản của báo cáo kiến tập bao gồm: Bìa, Lời nói đầu, Lời cảm ơn, CV,
Thư ngỏ (có đóng dấu) Nhận xét của DN,
Nhật ký kiến tập tại DN, Mục lục
Nội dung bài báo cáo:
Phần 1: THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ KIẾN TẬP( từ 2 đến 3 trang)
1.1 Giới thiệu đơn vị kiến tập.
1.2 Giới thiệu về bộ phận/phòng ban được kiến tập.
Phần 2: NHỮNG CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH KIẾN TẬP( từ 2 đến 3 trang)
2.1 Mô tả lại các công việc đã thực hiện trong quá trình kiến tập.
2.1.1 Công tác văn phòng, hành chính
Mô tả: Tác phong, trang phục, thời gian làm việc, quy định, văn hóa
ứng xử tại công ty
Mô tả chi tiết các bước thực hiện theo từng đầu công việc, mỗi đầu công
việc phải có hình ảnh minh họa cụ thể
2.1.2 Công tác kế toán thực tế
2.2 Những khó khăn và cách thức khắc phục của sinh viên khi kiến tập.
Phần 2 này ghi thực tế thực trạng tại DN, những công việc được giao thực tế:
VD: Ngày … tháng… năm…: Được giao công việc photo hóa đơn ….
Lưu hình ảnh minh họa (chú thích dưới mỗi hình)
Phần 3: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM NHẬN ĐƯỢC VÀ CẢM NGHĨ VỀ QUÁ
TRÌNH KIẾN TẬP( từ 1 đến 2 trang)
3.1 Mô tả những kinh nghiệm, bài học sinh viên nhận được sau quá trình kiến tập.
3.2 Đề xuất 1 số giải pháp mà có thể cải thiện được hiệu quả công việc nơi kiến tập.
3.3 Nêu cảm nghĩ cá nhân về quá trình kiến tập và đề xuất cá nhân nếu SV kiến tập lần sau.
MỘT SỐ QUY ĐỊNH KHÁC:
- Trong quá trình kiến tập, SV phải lập “Nhật ký kiến tập” theo cá nhân (theo Mẫu) và có chữ ký
của Cán bộ hướng dẫn tại đơn vị (ký một lần vào cuối mỗi tuần)
- Kết thúc đợt kiến tập, DN tiến hành nhận xét vào “Phiếu nhận xét kiến tập” (Theo Mẫu - mỗi
SV/Phiếu_ nếu SV đi 1 mình tại DN, nếu đi từ 2 sinh viên trở lên sẽ dung mẫu nhận xét cho cả
nhóm, sau đó photo ra để nộp cá nhân). phải có điểm chấm của DN
- Gửi thư ngỏ đến Doanh nghiệp và có xác nhận tiếp nhận của doanh nghiệp trên thư ngỏ