Nội dung lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam | Tài liệu môn giáo dục quốc phòng II Trường đại học sư phạm kĩ thuật TP. Hồ Chí Minh
Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia tất cả các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp quốc tế được cấu thành bởi bốn yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính phủ và khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ quốc tế. Hiện nay trên thế giới có khoảng 195 quốc gia. Mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Tính bình đẳng về chủ quyền của các quốc gia được thể hiện qua việc mọi hoạt động đối nội và đối ngoại..Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Giáo dục quốc phòng HP II
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Nội dung lãnh thổ và biên giới quốc gia Việt Nam
1.1. Lãnh thổ quốc gia 1.1.1. Định nghĩa a. Quốc gia
Quốc gia là chủ thể cơ bản và chủ yếu tham gia tất cả các lĩnh vực lập pháp,
hành pháp và tư pháp quốc tế được cấu thành bởi bốn yếu tố: lãnh thổ, dân cư, chính
phủ và khả năng độc lập tham gia vào các quan hệ quốc tế. Hiện nay trên thế giới có khoảng 195 quốc gia.
Mọi quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Tính bình đẳng về chủ quyền của
các quốc gia được thể hiện qua việc mọi hoạt động đối nội và đối ngoại của quốc gia
do quốc gia đó quyết định, không phụ thuộc vào ý chí của quốc gia hoặc các chủ thể
khác của luật quốc tế.
b. Lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia là một phần của trái đất gồm: vùng đất, vùng nước, vùng
trời và vùng lòng đất thuộc chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt và tuyệt đối của một quốc
gia. Là một trong bốn yếu tố cơ bản tạo nên tư cách pháp lý của một quốc gia, xác
định chủ quyền quốc gia trong mối quan hệ quốc tế, là một yếu tố tĩnh, rất ít thay đổi,
trừ những trường hợp đặc biệt (sự thay đổi của tự nhiên hoặc chuyển nhượng lãnh thổ giữa các quốc gia).
c. Chủ quyền quốc gia
Luật pháp quốc tế hiện đại xem mỗi quốc gia là một thực thể có chủ quyền và
tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Chủ quyền quốc gia là quyền làm
chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp
của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Quốc gia thể hiện chủ
quyền của mình trên mọi phương diện kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao.
Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc
gia độc lập, được thể hiện trong hoạt động của các cơ quan nhà nước và trong hệ
thống pháp luật quốc gia. Tôn trọng chủ quyền quốc gia là nguyên tắc cơ bản của luật
pháp quốc tế. Không một quốc gia nào được can thiệp hoặc khống chế, xâm phạm chủ
quyền của một quốc gia khác.
d. Chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Có nhiều học thuyết về chủ quyền lãnh thổ quốc gia:
+ Thuyết tài vật (thời kì phong kiến): lãnh thổ quốc gia được tặng, cho, mua bán, thừa
kế theo sự định đoạt của vua.
+ Học thuyết cai trị (thời kì xã hội tư bản chủ nghĩa Châu Âu): quyền lực quốc gia tác
động đến đâu thì lãnh thổ quốc gia mở rộng đến đó. Hợp pháp hóa sự bành trướng và
phạm vi cai trị bằng cách xâm lược lãnh thổ quốc gia khác.
+ Học thuyết thẩm quyền (1906): Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia không chỉ tồn tại
quyền lực của quốc gia đó mà cồn tồn tại quyền lực của quốc gia khác.
Ba học thuyết trên đều đề cập đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia một cách hình
thức và sai lệch, không phù hợp với nhận thức chủ quyền lãnh thổ quốc gia hiện đại.
Theo luật pháp quốc tế hiện đại: Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một thuộc
tính không thể tách rời và vốn có của mỗi quốc gia, là bộ phận của chủ quyền quốc
gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình, biểu hiện
chủ quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm của quốc gia khác trên hai phương diện
vật chất và quyền lực. Mỗi quốc gia có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ
của mình, không được xâm phạm và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia dừng lại ở biên giới quốc gia; mọi tư tưởng và
hành động thể hiện chủ quyền quốc gia vượt quá biên giới quốc gia của mình đều là
hành động xâm phạm chủ quyền của các quốc gia khác và trái với công ước quốc tế.
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm.
1.1.2. Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia(nội thủy
và lãnh hải), vùng trời quốc gia và lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
a. Vùng đất quốc gia
Vùng đất quốc gia là toàn bộ phần mặt đất(kể cả các đảo và quần đảo) và phần
lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền của quốc gia. Là bộ
phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, là cơ sở xác định vùng trời
quốc gia, nội thủy, lãnh hải. Quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối với lãnh
thổ vùng đất (quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các vấn đề pháp lý).
Lãnh thổ vùng đất của Việt Nam bao gồm toàn bộ dải đất hình chữ “S” nằm ở
lục địa Đông Nam Á và các đảo, quần đảo gần bờ hoặc xa bờ như đảo Thổ Chu, Bạch
Long Vĩ, Côn Đảo, Phú Quốc, Cồn Cỏ,… và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. b. Vùng biển quốc gia
Theo Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982, quốc gia ven biển có vùng biển bao
gồm: nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các
vùng biển được tính từ đường cơ sở của quốc gia ven biển. - Nội thủy:
+ Thuộc chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối của quốc gia. Nội thủy của một
quốc gia ven biển là toàn bộ vùng tiếp giáp với bờ biển và nằm phía trong đường cơ
sở của quốc gia đó. Nội thủy của một quốc gia quần đảo là toàn bộ phần nước biển
nằm bên trong đường cơ sở, do đó vùng nước này còn gọi là “vùng nước quần đảo”.
Quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với nội thủy như đối với
lãnh thổ trên đất liền và không vó bất kỳ ngoại lệ nào.
+ Vùng nước nội thủy của Việt Nam được quy định trong Tuyên bố ngày
12/05/1977 của chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật biển Việt
Nam được Quốc hội thông qua ngày 21/06/2012, thống nhất và phù hợp với Công ước
của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982. Theo đó, nội thủy của Việt Nam bao gồm:
biển nội địa, các cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển, các vùng nước ở khoảng giữa bờ
biển và đường cơ sở, vùng nước lịch sử. - Lãnh hải:
+ Là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở, rộng 12 hải lý và có chế độ pháp
lý như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải được gọi là biên giới quốc gia trên biển.
+ Hội nghị Luật biển lần thứ III năm 1982, các nước đã đạt được nhận thức
chung: mọi quốc gia đề có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải của mình; chiều rộng
này không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở. Lãnh hải nước ta rộng 12 hải lý, ở
phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra xa nhất của bờ biển và các điểm
ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam.
+ Các quốc gia ven biển có chủ quyền đối với lãnh hải, vùng trời ở trên lãnh
hải, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Tàu thuyền của quốc gia khác
được quyền đi qua lãnh hải theo tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển
nhưng không được phép gây hại.
- Vùng tiếp giáp lãnh hải:
+ Nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền lãnh hải, chồng lấn với các vùng đặc quyền
kinh tế và thềm lục địa, rộng 12 hải lý kể từ ranh giới ngoài của hải lãnh. Giữ vai trò
như một vùng đệm, tại đó các quốc gia ven biển có quyền thực hiện sự kiểm soát cần
thiết nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm xảy ra trong lãnh hải quốc gia.
- Vùng đặc quyền kinh tế:
+ Vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải, có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường
cơ sở. + Quốc gia ven biển không có chủ quyền mà chỉ có quyền chủ quyền đối với
vùng đặc quyền kinh tế của mình. Quốc gia ven biển có quyền chủ quyền đối với
nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật và những hoạt động khác
gồm sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu, gió. Hiện nay, tài nguyên chính trong vùng
đặc quyền kinh tế là tôm và cá. Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với việc lắp
đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị, công trình; nghiên cứu khoa học biển;
bảo vệ và giữ gìn môi trường biển. - Thềm lục địa:
+ Là vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra đến
bờ ngoài của rìa lục địa, giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải.
+ Các quốc gia ven biển có thể mở rộng thềm lục địa của mình tối đa 350 hải
lý kể từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý kể từ đường đẳng sâu 2500m.
+ Trong phạm vi thềm lục địa của mình, các nước ven biển tập trung thăm dò,
khai thác nguồn lợi dầu khí để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế.
c. Vùng trời quốc gia
Vùng trời quốc gia là khoảng không gian bao trùm phía trên lãnh thổ quốc gia,
thuộc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia.
Quốc gia có chủ quyền tối cao về chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các vấn đề
pháp lý liên quan đến vùng trời quốc gia. Quốc gia có quyền điều hành, cho phép và
kiểm soát mọi hành động hàng không dân dụng và không dân dụng, quân sự, phi
thương mại, vũ trụ, các hoạt động thể thao, giải trí, cứu hộ cứu nạn,…nhưng phải tuân
thủ tuyệt đối luật pháp của quốc gia sở tại. Làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh
thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế.
d. Lãnh thổ quốc gia đặc biệt
Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia, tồn tại
hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế. Ví
dụ: trụ sở làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện ngoại giao; tàu, thuyền, máy bay
quân sự, các công trình, thiết bị nhân tạo như hệ thống cáp ngầm, ống dẫn ngầm, đảo
nhân tạo… có mang cờ hoặc dấu hiệu riêng biệt, hợp pháp của quốc gia hoạt động
nằm ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia (ở vùng biển quốc tế, châu Nam Cực, khoảng không vũ trụ).
1.1.3 Đặc điểm lãnh thổ nước ta
Việt Nam là một quốc gia biển lớn năm trong khu vực Biển Đông. Vùng biển Việt
Nam tiếp giáp nhiều nước: Trung Quốc, Singapore, Thái Lan,… Đường bờ biển Việt
Nam kéo dài trên 3260 km (không kể bờ các đảo) theo hướng á kinh tuyến, cắt qua
nhiều đơn vị tự nhiên - sinh thái khác nhau cùng hơn 100 bãi biển lớn nhỏ trải dài từ Bắc đến Nam.
Lãnh thổ nước ta có sự phân hóa đặc biệt theo tỷ lệ: một phần đất có ba phần biển.
Đường bờ biển cắt xẻ, khúc khuỷu, nhiều eo, vụng, vũng, vịnh ven bờ theo tỉ lệ cứ
20km đường bờ biển bắt gặp một cửa sông lớn đổ ra biển. Vùng biển Việt Nam rộng,
có trên 3000 đảo lớn nhỏ. Các đảo và quần đảo giữ vai trò đặc biệt quan trọng là điểm
mốc quốc gia trên biển, xác lập đường cơ sở ven bờ lục địa và vùng biển quốc gia,
đồng thời giữ vị trí chiến lược bảo vệ sườn phía đông của đất nước. Sự phân hóa lãnh
thổ và đặc điểm vùng biển Việt Nam tạo nên tính đa dạng về cảnh quan thiên nhiên,
tài nguyên biển và tiềm năng phát triển các lĩnh vực kinh tế biển đảo, củng cố an ninh, quốc phòng trên biển.