Nội dung ôn tập cuối học phần 2021-2022 - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Nội dung ôn tập cuối học phần 2021-2022 - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

-ND ÔN CSVH CUỐI HP-
Gửi các em nội dung chủ đề ôn tập câu Tự luận.
1. Tính nước trong văn hóa truyền thống Việt
2. Văn hóa Champa: tôn giáo, kiến trúc.
3. Bối cảnh và 1 số thành tựu văn hóa thời Lý- Trần
4. Tín ngưỡng của người Việt: khái niệm tín ngưỡng, bản chất, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng
sùng bái con người, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
5. Tổ chức Làng xã truyền thống của người Việt: nguyên lý hình thành, đặc trưng, những ưu
điểm và hạn chế trong thời hiện tại.
H NG DẪẪN ÔN T P: ƯỚ
A. CÁCH TRÌNH BÀY CÂU TỰ LUẬN
- Mọi sự sao chép từ 15% trở lên đều bị tính là đạo văn, trừ các trích dẫn.
Viết thành 1 bài viết hoàn chỉnh, đủ Mở- Thân – Kết. Tuyệt đối không được viết GẠCH
ĐẦU DÒNG như dạng đề cương.
Phần thân bài gồm các đoạn, mỗi đoạn là một luận điểm để trả lời câu hỏi. Trong đoạn
cần nêu đặc điểm của hiện tượng, dẫn chứng/ví dụ minh họa.
Ví dụ:
Tính linh hoạt của người Việt được thể hiện trong cách tiếp thu biến đổi các yếu tố văn hóa ngoại
lai. Người Việt không chối từ các ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai nhưng người Việt không sao
chép y nguyên mà biến đổi hoặc tiếp thu một phần nào đó phù hợp với lối sống, điều kiện sống
của dân tộc. Ví dụ như hiện tượng lớp từ Hán- Việt trong tiếng Việt. Đây là thành quả của quá
trình người Việt tiếp thu ngôn ngữ Trung Hoa trong suốt hàng nghìn năm. Từ Hán- Việt là những
từ gốc Hán nhưng đã được người Việt đọc, hiểu theo cách của người Việt..... Về vấn đề này, nhà
nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Nguồn gốc và quá trình hình thành từ Hán- Việt” đã có
nhận xét rằng: “........”
Bên cạnh ....., thì ....
Ngoài ra, ......
Như vậy, ta có thể thấy, ......
B. GỢI Ý ÔN TẬP VỀ NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI TỰ LUẬN. Lưu ý là câu hỏi trong bài thi
có thể là một nội dung cụ thể trong Chủ đề ôn tập.
1. Tính nước trong văn hóa truyền thống Việt: những biểu hiện của đặc trưng này trong các
thành tố văn hóa Việt Nam:
Văn hóa vật chất (ăn- mặc- ở- đi lại...)
Văn hóa tinh thần (tín ngưỡng- phong tục- ngôn từ- lối sống- tư duy)
1. Văn hóa Champa: tôn giáo, kiến trúc: hưởng của văn hóa Ấn Độ: bà la môn, phật giáo,
kiến trúc Tháp: có đặc điểm gì.
2. Bối cảnh và 1 số thành tựu văn hóa thời Lý- Trần:
Bối cảnh lịch sử: năm bắt đầu, sơ lược tình hình.
Thành tựu: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần.
Đánh giá: thời kỳ phục hưng lần 1, vì sao.
1. Tín ngưỡng của người Việt:
Hhái niệm tín ngưỡng, bản chất
Tín ngưỡng phồn thực/tín ngưỡng sùng bái con người/ tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
Làng: là gì, biểu hiện, ví dụ cụ thể minh họa, ý nghĩa trong đời sống của người Việt.
1. Tổ chức Làng xã truyền thống của người Việt:
Làng là gì?
Các nguyên lý hình thành
Đặc trưng, tính chất làng xã Việt: tính cộng đồng, tính tự trị: biểu hiện, ví dụ minh họa...
Những ưu điểm và hạn chế trong thời hiện tại.
1. Tính nước trong văn hóa truyền thống Việt
Việt Nam là một đất nước có lượng mưa trung bình lớn, sở hữu một hệ thông sông
ngòi kênh rạch chằng chịt với nhiều những con sông sớn nhỏ khác nhau phân bố trên
khắp cả nước. Thêm vào đó, Việt Nam còn cỏ một đường bờ biển 3260km chạy dọc theo
chiều dài của đất nước. Như vậy, ta có thể thấy rằng, cuộc sống của cư dân Việt từ xa xưa
đến nay dù là ở khu vực nào trên dải đất hình chữ S thì cũng bị tác động bởi yếu tố nước,
hay tính nước. Như một điều tất yếu, tính sông nước đã là một phần đặc sắc và không thể
thiếu của văn hóa Việt Nam. Nó xuất hiện trong cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
của người Việt, từ bữa ăn, cách ăn mặc, phương tiện đi lại đến những tín ngưỡng thờ
phụng và lối sông cũng như tư duy.
Ở nền văn hóa vật chất, thứ nhất, phải kể đến biểu hiện của yêu tố nước trong nền kinh tế
của người Việt. Nền kinh tế của cư dân Việt Nam chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp cấy
lúa nước. Bên cạnh đó, việc khai thác thủy hải sản và hình thành các làng nghề gắn với
sông nước cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Bên cạnh đó, tính nước hay tính sông nước thể hiện rất rõ trong văn hóa vật chất của cư
dân Việt, cụ thể là trong bữa ăn hàng ngày. Chính vì cư trú tại một miền đất trù phú về
mặt sông nước, người dân Việt Nam nghiễm nhiễn được hưởng lợi từ nguồn thực phẩm
đến từ sông, biển dồi dào. Lượng đạm trong bữa ăn của người Việt được cung cấp chủ
yếu từ các nguồn thủy sản, đôi khi là hải sản ở các vùng ven biển. Các thực phẩm chế
biến từ tôm cá thường được cư dân Việt Nam ưa chuộng hơn các loài gia súc được nuôi ở
trên cạn. Biểu hiện cao nhất của tính hòa hợp với thiên nhiên sông nước như một đặc
trưng tính cách văn hóa con người Nam Bộ. Thiên nhiên ưu đãi cho Nam Bộ sự sung túc,
phong phú về tài nguyên thủy sản, đặc biệt là nước mắm. Trong ẩm thực người dân có
nhiều cách chế biến món ăn khác nhau và tại đây vịt được ưa chuộng hơn gà.
Ngoài ra, tính nước trong văn hóa vật chất của người Việt còn được thể hiện trong cách
xây dựng nhà ở và ăn mặc của cư dân nơi đây. Nhà ở của người Việt được xây dựng kiên
cố chắc chắn theo kiểu mái dốc, sàn cao để chống lại mưa bão và ẩm mốc. Mái nhà được
thiết kế theo hình vảy của những con cá, đầu đao của những ngôi nhà thì lại được xây
dựng theo hình mũi của những chiếc thuyền. Ngoài ra, Thời kỳ chưa có đê, người Việt cổ
sống bằng thuyền. Trên các sông ngòi đầy thuyền thay thế ngôi nhà. Tính nước trong việc
ở của người Việt thể hiện rõ nhất trong văn hóa của cư dân Việt Nam vùng Tây Nam Bộ.
Nhà của những người dân vùng này phân bố theo dạng tỏa tia, nhà cửa quay mặt ra sông,
lấy sông làm mặt tiền. Đồng thời, do cuộc sống gắn liền với sông nước nên nhà cửa của
người Việt vùng Tây Nam Bộ thường dựng ven sông; việc họp chợ cũng ở trên sông
nước, mà người dân địa phương thường gọi là chợ nổi.
Về phong cách ăn mặc, người Việt Nam chọn cho mình một phong cách ăn mặc giản dị,
gọn gàng : nam đóng khố; nữa mặc váy. Điều này khiến họ có thể dễ dàng di chuyển
được trên mặt nước, phục vụ cho việc chài lưới đánh bắt hay cả phục vụ cho việc sản
xuất kinh tế theo nền nông nghiệp lúa nước. Việc chọn màu sác của trang phục như người
dân Việt Nam ở vùng Bắc bộ thì chọn trong phục màu nâu hay ở vùng Nam bộ chọn màu
đen chính là để cho màu quần áo hào hợp với màu đất sử dụng cho trông lúa nước. Như
vậy, quần áo sẽ trông đỡ bẩn hơn vì bám đất bùn.
Theo đó nữa, việc đi lại của người dân Việt cũng thể hiện rất rõ yếu tố nưowsc trong văn
hóa vật chất. Giao thông đường thủy của người Việt phát triển mạnh vời phong phú các
loại phương tiện di chuyển trên mặt nước như : thuyền độc mộc, thuyền thúng , ghe,
phà... Người Việt giỏi di chuyển trên sông nước và đặc biệt là giỏi bắc cầu. Minh chứng
là rất nhiều những cây cầu được dựng lên để nối liền hai vùng đất bị chia bắt bởi vùng
nước, từ những cây cầu khỉ, cầu treo đơn sơ cho đến những câu cầu to lớn, bề thế như cầu
Long Biên, Chương Dương,...
Tiếp theo, tính sông nước đã ghi lại dấu ấn đặc sắc trong văn hóa tinh thần của người Việt
Nam. Đầu tiên, ta phải kể đến tính nước trong tín ngưỡng phong tục của người Việt.
Chính vì nước là nhân tố quan trọng trực tiếp đến đời sống của cư dân Việt( chỗ này liệt
kê ra), nên nhân dân ta có tục thờ nước và các loài sống ở vùng sông nước. Có thể nói
rằng yếu tố nước không chỉ thể hiện trong đời sống thường nhật của những người sống
mà còn gắn bó mật thiết với thế giới tâm linh của người đã khuất. Thế giới bên kinh của
những người đã đi xa được nhắc đến là một dòng suối vàng. Thêm vào đó, trong phong
tục tang ma của người Việt Nam, gạo nếp và 3 đồng xu được đặt vào trong miệng của
người chết cới hàm ý để người chết có tiền đi đò để trở về với cõi vĩnh hằng. Trong đám
tang còn có tục chèo đò và bắc cầu để tiễn đưa người đã khuất trên đoạn đường cuối
cùng. Các lễ hội của người Việt cũng gắn bó chặt chẽ với yếu tố nước. Các lễ hội này
được tổ chức vào những lúc nông nhàn của vụ mùa lúa nước, chủ yếu vào hai mùa Xuân,
Thu. Các nghi lễ, trò chơi đều liên quan đến nước, nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ nước của
đồng bào Thái đen được thể hiện qua tục cúng thần sông trong lễ hội xên mường, xên
bản. Ở lễ hội Kin Pang Then của đồng bào Thái trắng có tục té nước diễn ra cuối phần lễ.
Người khơ mú lại tổ chức lễ cầu mưa, hay lễ tra hạt trước mùa nương rẫy. Dân tộc Lào
cũng có lễ hội cầu mưa, với tục đi xin mưa và cúng thần sông nước. Trong các lễ hội này,
thần sông, thần mưa luôn được sùng bái. Các thần chính là đại diện tối cao tập hợp sức
mạnh của nước, mang đến sự sống hoặc sự tàn phá khiến con người vừa sùng kính, vừa
sợ hãi.
Ngôn ngữ, lối sống, tư duy của người Việt Nam cũng mang đậm tính sông nước. Biểu
hiện rõ nét là hầu hết các mặt sinh hoạt đời sống của con người đều lấy con thuyền, sông
nước làm chuẩn mực và đối tượng so sánh. Điều này không chỉ xuất hiện trong ca dao,
tục ngữ, thành ngữ của dân gian mà ngay cả đến ngày nay, trong xã hội hiện đại, người
Việt khi sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày đều sử dụng từ ngữ mang dấu ấn sông nước
một cách hết sức tự nhiên và gần gũi.
Ngay cả khi đi trên đường bộ, người Việt vẫn giữ thói quen nghĩ và nói theo cách đi
đường thủy, chẳng hạn khi nhờ ai chở giúp một đoạn đường, người ta hay dùng từ quá
giang (qua sông), các xe khách liên tỉnh thường được gọi là xe đò… Hay như ngày Tết
ông Táo, các gia đình đều sắm sửa vật phẩm cùng cá chép để ông Táo cưỡi lên chầu Trời.
Rồi đến khi về với thế giới bên kia, người Việt cũng quan niệm đó là một vùng sông nước
nên mới gọi là: chín suối, suối vàng…, thế nên mới tiễn đưa bằng xe hình thuyền.
Theo GS. Cao Xuân Huy, tinh thần lập quốc của chúng ta chính là tinh thần “nhu đạo”.
Ông cho rằng, dân tộc ta có đặc tính mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động như
nước. Bởi lẽ, nước khiêm tốn khi nào cũng ở chỗ thấp, nó lại rất uyển chuyển thích nghi
theo những vật chứa, luôn giữ được trạng thái cân bằng. Nước có thể uốn theo đường
cong, đường thẳng, chỗ lồi, chỗ lõm. Nó mềm yếu nhưng kỳ thực lại rất khỏe, nó có thể
làm xói mòn những thứ cứng như sắt, đá (Nước chảy đá mòn) và cả lửa cũng không sợ.
Sự mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển của người Việt được phản ánh khá rõ ở câu tục ngữ
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Quả thật, chỉ có nước mới sống được như vậy.
2. Văn hóa Champa: tôn giáo, kiến trúc
Văn hóa Champa được hình thành trên nền tảng kế tiếp của văn hóa Sa Huỳnh, gồm 2 bộ
phận chính : ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn ( một bộ phận nhỏ
theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni); Bộ phận cư trú ở một số địa
phương thuộc các tỉnh Châu Đốc, Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và TP HCM theo đạo
Islam (Hồi giáo)
Vương quốc Chăm pa là một vương quốc của các tiểu vương quốc tồn tại gần 15 thế kỉ
( từ TK II đến TK XV), phân bố ở miền Trung Việt Nam từ núi đến biển, giãn cách nhau
bằng các đèo, có độc lập và liên lập, có một tổng thể văn hóa chung mà cũng có văn hóa
sắc thái vùng. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng, người Chăm pa là con cháu của người
Sa Huỳnh cổ.
Từ thập kỉ 60 trở về trước, nhiều học giả phương Tây thường coi Chăm pa là một quốc
gia Ấn hóa. Thực sự, văn hóa Ấn Độ đã có rất nhiều những ảnh hưởng đến văn hóa của
quốc gia này. Trong quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người Chăm pa đã kết hợp hài hòa
giữa yếu tố văn hóa địa phương và văn hóa từ bên ngoài để tạo ra nền văn hóa của mình
có những nét chung, song cũng có nhiều nét riêng. Nhắc đến văn hóa Chăm pa, không thể
không đề cập đến những nét đặc sắc và kiến trúc của nơi đây.
Về mặt tôn giáo, các tôn giáo Ấn Độ đã có mặt ở các vùng đất thuộc vương quốc Chăm
pa sau này ngay từ đầu công nguyên. Như nhiều quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam Á,
Chăm Pa k có sự kì thị tôn giáo mà ngược lại, bao trùm lên toàn bộ lịch sử của Chăm pa
là sự hỗn dung giữa tất cả các tôn giáo và giáo phái của Ấn Độ. trong đó Bà la môn giáo
là tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất. Đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ
thứ II, III, tồn tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay. Đạo Bà la
môn du nhập vào Chăm Pa rất sớm, đượctruyền bá đến Chăm Pa nói riêng và Đông Nam
Á nói chung bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy thì từ vịnh
Bengal thông qua eo biển Malacca, và đường bộ thì từ Assam đi vào Myanmar rồi qua
khu vực đồng bằng sông Mêkông. Người Chăm đã chọn lọc tinh túy của đạo Bà la môn
(đã Chăm hóa) thành Bà Chăm và Bà Chăm là một hệ phái thứ 2 trong tôn giáo Agama
Cham. Phái Bà Chăm phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần
Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời
của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội
người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh
Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo
chính thống của vương quốc.
Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo (Brahmanism – tiền thân của
Hinđu giáo), với ý niệm trung tâm là bộ ba gồm các thần: Brahma (thần sáng tạo
đầy quyền năng) - Visnu (thần bảo trợ và bảo tồn) - Siva (thần huỷ diệt). Trong bộ
ba này, người Chăm đặc biệt coi trọng vai trò của Thần Siva, khiến cho việc thờ
phụng Siva trở thành một nhánh tôn giáo phát triển khá độc lập, khiến có thể hiểu
Brahmanism của người Chăm là Siva giáo.
Siva giáo và tín ngưỡng phồn thực bản địa của người Chăm hoà trộn với nhau để
tạo thành một thứ tôn giáo hỗn dung. Theo đó, Siva được hoá thân dưới dạng
Linga hay hiện diện đi kèm với Linga (ngẫu tượng sinh thực khí nam giới) - với tư
cách là những đối tượng thờ cúng của người Chăm. Ngoài ra người Chăm cổ còn
theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh
hồi thế kỷ IX – X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ, người Chăm cổ đã tiếp
thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đặc
trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các quốc vương Chăm Pa
thường được đồng nhất với thần Siva.
Người Chăm để lại một di sản kiến trúc đầy tính nghệ thuật và tinh tế. Đó là các
quần thể kiến trúc - điêu khắc mà chủ yếu là quần thể các tháp Chăm. Từ Đèo
Ngang vào đến Phan Thiết, chúng ta có thể bắt gặp những ngôi tháp Chăm nhiều
tầng, phía trên mở rộng và thon vút như hình bông hoa. Mặt tường ngoài của tháp
được chạm khắc hình hoa lá, chim muông, vũ nữ cùng với đường nét tinh xảo.
Tháp Chăm là công trình kiến trúc tôn giáo của vương quốc Chăm Pa cổ xưa,
mang đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ giáo. Cho đến hôm nay, màu gạch vẫn đỏ
tươi như mới. Hoa văn được chạm khắc, gọt đẽo ngay trên gạch, một điều ít thấy
có trong kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Đặc biệt hơn hết là ở giữa các viên gạch
không có mạch, lấy dao tích vào cũng không lạch được vào mạch xây.
Trong kiến trúc quần thể, tháp Chăm có hai loại: Loại thứ nhất là các quần thể kiến
trúc bộ ba gồm tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva. Loại thứ hai là
các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva và các tháp phụ vây quanh.
Loại này thường xuất hiện muộn hơn (khoảng thế kỉ IX); có những nơi trước vốn
là quần thể kiến trúc bộ ba, đến khi tu chỉnh đã được chuyển thành loại quần thể
có một tháp trung tâm.
Các nhóm đền tháp Chăm bao giờ cũng có một nhóm, một tổng thể hoàn chỉnh
phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ. Theo đó vũ trụ có hình vuông, chung quanh có núi
và đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời. Các công trình trong
tổng thể được bố cục theo một đường trục chạy giữa, hướng chính là hướng đông –
hướng của thần thánh, của sự sinh sôi nảy nở. Cũng do hạn chế về địa hình nên có nhóm
tháp quay về hướng khác.
Trung tâm của một nhóm đền tháp bao giờ cũng là một đền thờ lớn kalan (nghĩa là
“lăng”) được xây dựng lớn nhất, quy mô nhất. Một Kalan thường có ba phần: đế,
thân và mái tượng trưng cho ba thế giới: trần tục (Bhurloka), tâm linh
(Bhurvaloka) và thần linh (Svarloka). Một trong những khu di tích đền tháp Chăm
Pa lớn, nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới là di tích Thánh địa Mỹ Sơn, thuộc xã
Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thánh địa Mỹ Sơn là một trong
những di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới.
Về chức năng, hầu hết tháp Chăm đều mang tính chất lăng mộ thờ vua (kalan).
Ngoài chức năng lăng mộ thờ vua, tháp Chăm còn là đền thờ thần bảo trợ của nhà
vua. Chính vì chức năng lăng mộ và đền thờ nên nội thất tháp Chăm rất chật hẹp,
chỉ đủ chỗ cho các pháp sư hành lễ, không phải là nơi tín đồ hội tụ và cầu nguyện
3. Bối cảnh và một số thành tựu văn hóa thời Lý- Trần
- Bối cảnh lịch sử :
+ Thời đại tự chủ kéo dài suốt gần 1 thiên niên kỉ : 938 : Nhà Ngô – 1858 : Pháp xâm
lược Việt Nam
+ Nhiều biến đổi tự thân, cũng có biến đổi do ngoại cảnh.
+ Các vương triều liên tục thay thế nhau, quốc gia tự chủ. K làm đứt đoạn ls mà biến nó
thành một dòng chảy liên tục.
+ Đất nước mở rộng về hướng nam, tk 18 : việc khai phá miền Nam bộ cơ bản hoàn
thành. Sau 1786 – 1802, đất nước VN đã có một lãnh thổ thống nhất từ Mục Nam Quan
đến Mũi Cà Mau
+ Nhiều biến đổi ngoại cảnh do các cuộc xâm lược ò pk phương bắc + chiến tranh bảo vệ
đất nước.
Văn hóa vật chất:
Về kinh tế:
- Nông nghiệp : nền nông nghiệp truyền thống lúa nước
- Thủ công nghiệp:
+ Đa dạng nghề
+ Hình thành các làng nghề chuyên môn hóa: Gốm, đúc đồng, khai thác vàng
- Thương nghiệp
+ Nội thương
+ Ngoại thương
Về kiến trúc :
- Phong cách :
+ Gọn đẹp
+ Hài hòa cân xứng
- Thành Thăng Long :
+ Tam trùng thành quách
+ 61 phường
- An Nam Tứ đại khí :
Tháp Báo Thiên
Chuông Quy Điền
Vạc Phổ Minh
Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm
Văn hóa tin thần
- Về tư tưởng
+ Khai phóng, đa nguyên
+ Tam Giáo đồng quy
- Về tôn giáo:
+ Phật giáo phát triển rực rỡ
+ Nho giáo dần được tiếp nhận
- Về văn học : hình thành văn hóa bác học
+ Tầng lớp trí thức
+ Hình thành văn học chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm.
Thời Lý-Trần là giai đoạn phục hưng nên vh dân tộc Việt lần thứ nhất, phục hưng giá trị văn hóa
bản địa ĐNA hình thành từ thời Văn Lang Âu Lạc.
Thời Lý-Trần là thời đại độc lập dân tộc thống nhất đất nước, thống nhất cộng đồng, là thời đại
khoan giản, an lạc, nhân thứ, nhân từ rộng mở và dân chủ.
4. Tín ngưỡng của người Việt: khái niệm tín ngưỡng, bản chất, tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng sùng bái con người, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
- Khái niệm tín ngưỡng : Theo lối triết tự, tín là niềm tin, ngưỡng là sự ngưỡng m
sùng bái, tín ngưỡng là sự thần thánh hóa, thiêng hóa của con người đối với một hay
nhiều sự vật hiện tượng nhân vật nào đó. Con người gắn với các vật này có thể mang
những khả năng siêu nhiên, những đối tượng ấy có thể gây ảnh hưởng tới đời sống
của mình
- Tín ngưỡng xuất hiện khi nhận thức con người còn hạn chế, chưa nhận thức được
những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Tín ngưỡng là sản phẩm văn hóa được hình
thành trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên- môi trường xã hội
và với chính bản thân mình.VD: ở thuở xa xưa, chưa thể giải thích được các hiện
tượng như mây mưa sấm chớp, con người lại sùng bái tôn thờ cho rằng có các vị thần
mây, mưa, sấm, chớp quản lý.Trong xã hội con người chưa giải thích được vì sao lại
có áp bức bóc lột, phân biệt giai cấp chủng tộc, lại cho rằng đó là trật tự do thần linh
đã sắp xếp vd: phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ, từ đó tín ngưỡng ra đời và tồn tại.
- Người Việt theo tín ngưỡng đa thần, phồn có nghĩa là nhiều, thực có nghĩa là sinh sôi
nảy nở. Phồn thực có nghĩa là sinh đẻ nhiều, là sự sùng bái, thiêng hóa , sự thiêng hóa
sự sinh sản. Nó thể hiện ước vọng niềm cầu mong về sự sinh sôi nảy nở của tạo vật
của con người. Sự thể hiện tín ngưỡng này dày đặc, thể hiện qua tục thờ biểu tượng
sinh thực khí và thờ hành vi giao phối. Ở Chăm pa có tục thờ Linga, Linga chỉ sinh
thực khí nam, Joni chỉ sinh thực khí nữ. Chăm pa tạo ra hai bộ linh trụ tròn và vuông
biểu tượng cho hai sinh thực khí. Sau này cái tên linga là tên gọi chung cho bộ đôi
này. Các tháp chăm thường được đặt một bộ Linga hoặc tượng thần shiva cầm bộ
Linga. Ở chùa bà Đanh( Banh) có thờ 3 tảng đá có khe nứt tự nhiên. Người dân khi về
đây thờ thường mua một cây gậy ở cổng để chọc vào lỗ nứt đó 3 lần.Hành vi đó biểu
tượng cho hành vi giao phối với ước vọng sinh sôi nảy nở. Lễ hội tế nhị nhất Việt
Nam- linh tinh tình phộc diễn ra tại huyện Lâm Thao Phú Thọ . Làng ấy có miếu thờ
ông thần tà dâm, được gọi với cái tên hơi tế nhị là miếu đụ đị, do đó lễ hội này còn có
tên là gọi khác là lễ hội đụ đị. Các bô lão sẽ chọn ra một gia đình con cái đuề huề, có
của ra của vào, nếp tẻ đầy đủ. Đến ngày các bô lão sẽ lấy ra một bộ sinh thực gọi là
“cái nõ” và “cái nường”. Cụ hô 3 lần “ linh tinh tình phộc”, đến chữ phộc người
chồng cầm cái mõ cắm vào cái nường trên tay người vợ. Cả 3 lần nõ đâm trúng
nường, dân làng hò reo, báo hiệu 1 năm mùa màng bội thu. Tiếp đó bô lão hô tháo
khoán, đèn điển trong thôn tắt phụt đi, trai gái thoải mái sờ soạng nhau. Dân làng
thậm chí còn thấy may mắn nếu cô nào trót mang thai trong thời kỳ này. Đứa trẻ được
sinh ra sẽ được coi là may mắn của làng. Kết thúc lễ hội, cô gái nào không chồng mà
chửa sẽ bị làng phạt vạ.
- Tín ngưỡng sùng bái con người được nhìn nhận với hình ảnh thiêng hóa , bắt nguồn
từ quan niệm hồn vía thể xác. Khi con người chết đi,còn lại linh hồn. Hồn vía đã lìa
khỏi xác , vẫn còn tồn tại trên dương gian để theo dõi và bảo vệ con cháu. Vậy nên
mới có tục lập bàn thờ người đã khuất trong gia đình hay còn gọi là tục thờ cúng tổ
tiên. Trong phạm vi làng xã, có tục thờ những người có công với làng xã , các danh
nhân, anh hùng. Trên phạm vi cả nước có tục thờ vua tổ. Hành động trên biểu hiện
cho truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu, tinh thần hướng về cội
nguồn, tưởng nhớ những người có công, đặt nền móng sáng tạo ra cuộc sống sau này
của chúng ta.
- Tín ngưỡng thờ thành hoàng Làng, thành là thành trì, hoàng là hào đất, Thành hoàng
là vị phúc thần bảo trợ cho thành trì ,đô thị. Tín ngưỡng thờ thành hoàng được du
nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam ở thời Đường. Vị thần hoàng đầu tiên và được
chính quyền của nhà Đường gọi là sắc không trên Đất Việt Thần sông Tô Lịch và vị
thần thành hoàng bảo trợ cho thành đại gia của Cao Biển và vị thần trong du lịch
được gọi là đô thành hoàng tức là vị thành hoàng bảo vệ cho mọi người. Tín ngưỡng
thờ thành hoàng đã lan từ đô thị về các làng xã của người Việt. Trước khi có tục thờ
thành hoàng làng được du nhập về các làng xã thì ở các làng của người Việt cũng đã
có tục thờ các vị thần bản địa của làng.Những vị thần này được coi là người bảo vệ
cho làng.Từ thời kỳ Hậu Lê thì trong số các vị thần Làng đó có một vị thần được dân
làng lựa chọn và triều đình sắc phong là thành hoàng làng.Như vậy Tín ngưỡng thờ
thành hoàng làng là sự kết hợp giữa tục thờ thành hoàng của người Trung Quốc và tục
thờ các vị thần bản địa của người Việt . Đây là biểu hiện của tính dung hợp và tính
minh họa trong văn hóa Việt. Chúng ta vay mượn cái tên gọi Thành hoàng còn nội
dung thì vẫn là thờ các vị thần bản địa của làng xã.
- Thành hoàng làng được chia ra làm các loại khác nhau, đó có thể là một thiên thần-vị
thần ở trên trời vd mây mưa sấm chớp, có thể là một nhiên thần-vị thần của tự nhiên
như núi-Sơn Tinh, nước-Thủy Tinh, sông- hà bá,... thành hoàng cũng có thể là một
nhân thần-nhân vật có thực hoặc nhân vật hư cấu nhưng được gắn với tính chất của
con người được chia ra làm 2 loại Chính thần và Tà thần – dâm thần. Chính thần là
các vị thần có công lao với làng, nước được triều đình sắc phong. Tà thần dâm thần là
những vị thần có xuất thân hèn kém nhưng vẫn được người dân thờ phụng vd; thần ăn
trộm, thần tà dâm... Chính thần được triều đình sắc phong và phân cấp thành Thượng
đẳng phúc thần hay thượng đẳng thần, rồi đến Trung đẳng thần và cuối cùng là Hạ
đẳng thần tùy thuộc theo công trạng với làng nước. Tà thần- dâm thần là các vị thần
có xuất thân hèn kém nhưng mất đi ở làng và có thiêng với làng. Đi kèm với tục thờ
có tục hèm lễ mật,là nghi lễ được tiến hành khi hội làng. Khi đó phải mô tả theo hành
động của các vị thành hoàng làng. Vd về Làng Đồng Kị, làng Cổ Nhuế có thần gắp
phân,..người ta cho rằng nếu không làm tục hèm lễ mật trong ngày hội làng, các vị
thành hoàng sẽ chứng kiến và phạt người dân. Về sau khi triều đình nhà Hậu Lê thay
đổi quy định về lễ thờ nên tục hèm lễ mật cũng dần bị mai một.
5. Tổ chức làng xã truyền thống của người Việt: nguyên lý hình thành, đặc trưng, những
ưu điểm và hạn chế trong thời hiện đại.
Làng xã là tổ chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về huyết thống,
lịch sử cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng sản xuất nông
thôn hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn.
Làng được hình thành theo hai nguyên lý : Theo huyết thống và theo địa vực ( chiếm ưu
thế).
Cùng huyết thống là những người có cùng dòng máu, sống cùng trong một tổ chức quần
cư có liên kết chặt chẽ với nhau, kiểu tổ chức này xuất hiện trước khi có nhà nước. Làng
là nơi ở của một họ hoặc vài họ, người ta thường lấy họ để đặt cho tên làng vd: Nguyễn
Xá, Lê Xá, Phạm Xá,.....Giữa những người trong làng có mối quan hệ huyết thống,có
câu: “Tu hú là chú bồ các, bồ các là bác chim ri, chim ri là dì sáo sậu, sáo sậu là cậu sáo
đen, sáo đen là em tu hú” ý chỉ rằng những cá nhân này phải đặt bản thân trong mối quan
hệ với dòng họ vd con ông nào, cháu bà nào,....Tổ chức nông thôn người Việt thủ tiêu vai
trò cá nhân. Cá nhân bị hòa tan ở cộng đồng, khác với phương Tây- đề cao cá nhân.
Nguyên tắc thứ hai là theo địa vực, nguyên tắc này xuất hiện từ thời Hùng Vương, vào
thời kì Hùng Vương, vào thời kỳ này do lối sống định cư, dân số tăng lên, biển bắt đầu
lùi tạo nên vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ nên người Việt đã di chuyển từ trung du
miền núi xuống đồng bằng để làm ăn sinh sống, đến đây họ phải đối mặt với nạn cướp
đất làng, thiên tai. Những người không cùng huyết thống nhưng để sinh sống họ phải kết
hợp lại thành quần cư, gọi là làng.Tổ chức làng nông thôn theo quan hệ cư trú đề cao tình
nghĩa quan hệ láng giềng. Để thể hiện điều này người Việt có câu : “ Bán anh em xa mua
láng giềng gần”, “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Làng của người Việt có 2 tên, tên
Nôm và tên chữ.Trong làng có sự phân biệt rạch ròi giữa dân chính cư và dân ngụ cư.
Dân chính cư được hưởng mọi quyền lợi.Có 5 hạng, hạng cao nhất là chức sắc- những
người đỗ đạt có phẩm hạnh. Hạng hai là chức dịch, đứng đầu là lý trưởng phụ trách quản
lý làng xã, truyền đạt mong muốn của dân làng tới chức trách triều đình và ngược lại.
Hạng 3 là các cụ lão, từ 60 tuổi trở lên có kinh nghiệm trong cuộc sống được dân làng coi
trọng. Hạng 4 là các đinh- trai tức các trai tráng khỏe mạnh trong độ tuổi lao động,khi
làng có các công việc phu phen, phục dịch.. người ta sẽ huy động lực lượng đinh này.
Hoặc khi cần đóng góp cho làng, người ta sẽ căn cứ theo số đinh của từng gia đình để
thu. Hạng cuối là ti ấu-các bé trai từ dưới tuổi lao động (dưới 16 tuổi) khi gia đình sinh
con trai, người cha sẽ viện một lễ nhỏ trình làng. Dân ngụ cư là dân chuyển từ nơi khác
đến, vì một lý do nào đó phải bỏ quê hương bản xứ để sống ở nơi ở mới.Dân ngụ cư
thường phải ở cách xa dân chính cư. Thông thường xóm làng nào gần ven sông thì dân
ngụ cư phải ở rìa ven sông gọi là xóm trại. Dân chính cư đã ở những vùng vững chãi, còn
dân ngụ cư phải ở những roi đất thừa không có tiếng nói, không có quyền chức trong
làng. Lý do dân chính cư phân biệt dân ngụ cư là vì họ sợ nỗi mơ hồ, Họ sợ dân ngụ cư
một ngày nào đó sẽ nắm được quyền , chiếm lĩnh vùng đất.Có làng nới lỏng giới luật ,
nếu dân ngụ cư sống ở làng liên tiếp trên 3 đời (khoảng 60 năm trở lên) sẽ được coi là
chính cư. Lý do là khi đã sống và gắn bó liên tục 3 đời với dân chính cư, hiểu lề quê thói
làng thì họ sẽ không còn ý định gì với quê cũ nữa.
Cấu trúc xã hội ở làng được liên kết theo mối quan hệ thứ nhất là dòng họ. Người dân
trong làng có thể liên kết với nhau theo phường, là tổ chức của những người theo cùng
một nghề nghiệp.Đại đa số các làng sẽ có nghề chung và nghề chính đó là trồng cấy lúa
nước nhưng ở một số làng có thêm nghề thủ công đan lát thêu thùa, ở một số làng còn có
làng nghề như làng lụa vạn phúc, làng cốm vòng.... những người sống cùng một nghề liên
kết với nhau trong tổ chức gọi là phường, đứng đầu là ông trùm hoặc bà trùm đảm nhiệm
chức năng kết nối người dân trong phường với chính quyền sở tại, thường sẽ có một nhà
thờ tổ nghề và ngày giỗ tổ nghề. Ngày giỗ đó sẽ đc kết hợp làm ngày hội. Ngoài ra còn có
cấu trúc liên kết theo giáp. Giáp chỉ dành cho nam giới, dựa theo mối quan hệ về rước
sách tế tự, thờ phụng. Đứng đầu các giáp là ông cai giáp, dưới là các ông lềnh. Dấu tích
của giáp ở tên gọi: Giáp nhất, giáp nhị, giáp tam giáp tứ.... Sau này các giáp nhập lại
thành tên gọi khác, chỉ còn giáp nhất,giáp nhị, giáp bát. Người dân trong làng liên kết với
nhau theo hội- những người cùng sở thích như hội chơi chim, hội cây cảnh, hội đua
thuyền, hội trư bà, hội tư văn( kiêu nhất làng vì họ là người có chữ)
Về kết cấu kinh tế theo kết cấu tự cung tự cấp tự túc, kinh tế tiểu nông. Do đất rộng người
đông nên phân ruộng đất manh mún. Mỗi làng sẽ có khu ruộng đất riêng, có cách thức
phân chia ruộng đất riêng của mình. Làng của người Việt có tính tổng hợp khá cao. Vào
mùa vụ, người ta làm nghề nông , khi nông vụ nhàn, họ có thêm nghề làm thủ công rồi
mang bán, nhiều làng mang chức năng thương nghiệp. Buôn bán ở VN chủ yếu mang
tính nhỏ lẻ, để làm tăng thu nhập vì người dân nhiều khi kiêm 3 việc vai : làm nông, thợ
thủ công , tiểu thương nhân. Nó kéo theo một ảnh hưởng xã hội còn tồn tại đến tận sau
này là làm cho kinh tế chậm phát triển, sống chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông. Trong các
câu chuyện dân gian đc truyền lại, nông dân thường được ca ngợi còn các thương nhân
thì bị khinh rẻ : “ con buôn”.
Về cách phân bố, làng phân bố theo 3 hình thức đầu tiên là các gia đình sống quần cư
trong một cụm cư dân xung quanh là đông lúa, bao bọc là lũy tre làng, có cổng làng để
phân chia ranh giới. Cụm thứ 2 phân bố ở bên sông từng đoạn cụm 1 ở bờ sông, loại t2
cũng được phân bố ở ven sông nhưng lại ở cả 2 bên bờ theo kiểu co cum khép kín chứ
không giống kiểu làng Nam bộ là trải dài theo ven kênh rạch, theo ven lộ.
- Về đặc trưng của làng có 2 đặc trưng nổi bật là tính cố kết cộng đồng và tính tự trị
+ Tính cố kết cộng đồng bền chặt là nhấn mạnh sự đồng nhất, tinh thần tập thể. Sự
đồng nhất thể hiện ở sự giống nhau giữa các gia đình trong làng, nhà nào cũng giống
nhau, sống chủ yếu dựa vào nghề nông, đều có lệ, phong tục tập quán riêng của làng,
có tín ngưỡng luật lệ, đội tự quản riêng.Ưu điểm của đặc trưng này là là tạo nên sự
thống nhất đoàn kết, tương thân tương ái giữa mọi người trong làng. Hạn chế của đặc
trưng là tạo ra thói dựa dẫm ỷ lại vào tập thể do quan niệm: “ Cha chung không ai
khóc. Lắm vãi không ai đóng cửa chùa”.Tính cố kết cộng đồng chỉ thực sự phát huy
khi mọi người cùng phải đối mặt với một nguy cơ hay mối đe dọa. Thực tế thì việc
chung trong cuộc sống bình thường thì hay ỷ lại, thói xấu này vẫn còn tồn tại đến
ngày nay. Hạn chế tiếp theo là thói cào bằng . Khi mà cùng sống trong một tập thể, ai
cũng như ai cùng chung một nếp sống, nhìn ai cũng thành một thói quen, đến khi có
cá nhân nào đó khác với tập thể thì sẽ dễ gây ra tính cào bằng đố kỵ. Biểu hiện của
thói xấu này là không muốn ai hơn mình. Biểu hiện cho thói cào bằng có câu “Cá mè
một lứa”, “Gần chùa gọi bụt bằng anh. Thấy bụt hiền lành cõng bụt đi chơi.” Quan
niệm về hệ giá trị của người Việt chỉ mang tính tương đối. Xấu tập thể là tốt, một cá
nhân tốt thì có khi bị coi là xấu vd trong việc thi cử khi cả lớp coi bài thì được coi là
bình thường, khi ấy cá nhân nào đó không gian lận lại bị coi là bất bình thường.
Những thói quen xấu này dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, nhiều
khi người ta duy trì những thói xấu ấy mà không ý thức được nó, thế hệ này nối tiếp
thế hệ kia “ sóng trước đổ sóng kia”. Biểu tượng của đặc trưng này là hình ảnh Cây
đa- giếng nước- sân đình. Đây là ba địa điểm thường diễn ra các hoạt động tập thể
người dân tụ tập với nhau. Gốc đa đầu làng thường là nơi để nghỉ trưa hoặc chiều,
hóng gió mát khi đi làm đồng về, các câu chuyện của làng hay các cá nhân cũng
thường bắt đầu từ đây.Giếng là nơi cung cấp nước cho cả làng, là long mạch của làng.
Dù hiện tại đã có nước máy nhưng nhiều nơi vẫn không lấp giếng lại, bên cạnh giếng
còn có ban thờ để thờ thần giếng làng đó. Nước giếng của làng tạo nên sự khác biệt
về âm vực, da dẻ của làng, đến nay vẫn còn nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này.
Đình làng được coi là “ trung tâm hành chính” của làng, nơi làng tiếp nhận chiếu chỉ
sắc phong của triều đình, nơi xét xử các vụ án , nơi định ra lệ làng. Đình làng còn là
trung tâm tín ngưỡng, vì các vị thần được thờ trong đình sẽ quyết định đến phúc họa
của cả làng. Nơi đây còn là trung tâm kinh tế của làng , nơi diễn ra các hoạt động thu
thuế, phân chia ruộng đất.Đình làng cũng là nơi thể hiện tính cố kết cộng đồng cao
nhất. Hướng đình quan trọng quyết định đến vận mệnh của cả làng. Trong dân gian có
câu “ toét mắt là tại hướng đình, Cả làng toét mắt chứ mình em đâu”. Người ta không
lý giải được nguyên nhân bệnh nên sẽ đổ cho phong thủy của đình , câu thơ thể hiện
rằng hệ quan niệm giá trị của người Việt chỉ mang tính tương đối, cả một cộng đồng
tập thể chứ không riêng gì ai.
+ Đặc trưng thứ 2 là tính tự trị, đặc trưng này nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa các
làng , dù làng nào cũng có ruộng, có lúa tre bao quanh, có lệ có đình nhưng mỗi làng
mỗi khác, người xưa có câu “ Trống làng nào, làng ấy đánh. Thánh làng nào, làng ấy
thờ.” Biểu tượng của tính tự trị là Lũy tre và lệ làng. Đời xưa có tục trồng tre để
chống nạn lấn đất. Lũy tre tạo nên thành lũy ngăn giữa các làng với nhau. Ngoài ra lệ
làng được văn bản hóa lên thành hương ước- quy định các tục lệ, cách ứng xử của
người dân trong làng, nếu không theo lệ làng thì chỉ còn nước bán xới đất mà đi. Lệ
làng mạnh đến mức, quyền lực triều đình đôi khi chẳng thể can thiệp. Bởi vậy mới có
câu “ phép vua thua lệ làng.” Tính tự trị có ưu điểm là tạo nên cơ sở cho lòng yêu
nước. Bởi nước hình thành từ làng, từ tình yêu làng phát triển lên thành tình yêu
nước.Tính tự trị còn tạo nên tính cần cù chịu khó của người dân, vì làng nào biết làng
ấy,không thể trông chờ vào nhau. Đến đây ta cũng nhận ra được hạn chế của tính tự
trị, đó chính là sự ích kỷ. Nếu tính cố kết cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất thì
tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt, nhưng cả 2 lại cùng tồn tại trong làng xã Việt.
Khi trong cộng đồng quen thuộc thì ỷ lại nhưng khi đặt với một cộng đồng khác lại
độc lập. Hạn chế ở đây là tạo ra thói tư hữu ích kỷ, làng nào biết làng ấy khiến cho
người Việt có thói cái gì của mình , trong nhà trong làng mình mới là của mình. Câu
thơ “ Trâu ta ăn cỏ đồng ta”, “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, hay “ Ăn cây nào
rào cây ấy” biểu hiện cho tính gia trưởng trên nói dưới phải nghe, tính bè phái, người
trong làng hay có thói bênh vực nhau dù cho biết mình không đúng. Khi ra đường hay
liên kết với nhau vd hội đồng hương...
| 1/14

Preview text:

-ND ÔN CSVH CUỐI HP-
Gửi các em nội dung chủ đề ôn tập câu Tự luận.
1. Tính nước trong văn hóa truyền thống Việt
2. Văn hóa Champa: tôn giáo, kiến trúc.
3. Bối cảnh và 1 số thành tựu văn hóa thời Lý- Trần
4. Tín ngưỡng của người Việt: khái niệm tín ngưỡng, bản chất, tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng
sùng bái con người, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
5. Tổ chức Làng xã truyền thống của người Việt: nguyên lý hình thành, đặc trưng, những ưu
điểm và hạn chế trong thời hiện tại. H ƯNG D ẪẪN ÔN T P:
A. CÁCH TRÌNH BÀY CÂU TỰ LUẬN
- Mọi sự sao chép từ 15% trở lên đều bị tính là đạo văn, trừ các trích dẫn. 
Viết thành 1 bài viết hoàn chỉnh, đủ Mở- Thân – Kết. Tuyệt đối không được viết GẠCH
ĐẦU DÒNG như dạng đề cương. 
Phần thân bài gồm các đoạn, mỗi đoạn là một luận điểm để trả lời câu hỏi. Trong đoạn
cần nêu đặc điểm của hiện tượng, dẫn chứng/ví dụ minh họa. Ví dụ:
Tính linh hoạt của người Việt được thể hiện trong cách tiếp thu biến đổi các yếu tố văn hóa ngoại
lai. Người Việt không chối từ các ảnh hưởng của văn hóa ngoại lai nhưng người Việt không sao
chép y nguyên mà biến đổi hoặc tiếp thu một phần nào đó phù hợp với lối sống, điều kiện sống
của dân tộc. Ví dụ như hiện tượng lớp từ Hán- Việt trong tiếng Việt. Đây là thành quả của quá
trình người Việt tiếp thu ngôn ngữ Trung Hoa trong suốt hàng nghìn năm. Từ Hán- Việt là những
từ gốc Hán nhưng đã được người Việt đọc, hiểu theo cách của người Việt..... Về vấn đề này, nhà
nghiên cứu Nguyễn Tài Cẩn trong cuốn “Nguồn gốc và quá trình hình thành từ Hán- Việt” đã có
nhận xét rằng: “........” Bên cạnh ....., thì .... Ngoài ra, ......
Như vậy, ta có thể thấy, ......
B. GỢI Ý ÔN TẬP VỀ NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI TỰ LUẬN. Lưu ý là câu hỏi trong bài thi
có thể là một nội dung cụ thể trong Chủ đề ôn tập.
1. Tính nước trong văn hóa truyền thống Việt: những biểu hiện của đặc trưng này trong các
thành tố văn hóa Việt Nam: 
Văn hóa vật chất (ăn- mặc- ở- đi lại...) 
Văn hóa tinh thần (tín ngưỡng- phong tục- ngôn từ- lối sống- tư duy)
1. Văn hóa Champa: tôn giáo, kiến trúc: hưởng của văn hóa Ấn Độ: bà la môn, phật giáo,
kiến trúc Tháp: có đặc điểm gì.
2. Bối cảnh và 1 số thành tựu văn hóa thời Lý- Trần: 
Bối cảnh lịch sử: năm bắt đầu, sơ lược tình hình. 
Thành tựu: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần. 
Đánh giá: thời kỳ phục hưng lần 1, vì sao.
1. Tín ngưỡng của người Việt: 
Hhái niệm tín ngưỡng, bản chất 
Tín ngưỡng phồn thực/tín ngưỡng sùng bái con người/ tín ngưỡng thờ Thành Hoàng
Làng: là gì, biểu hiện, ví dụ cụ thể minh họa, ý nghĩa trong đời sống của người Việt.
1. Tổ chức Làng xã truyền thống của người Việt:  Làng là gì?  Các nguyên lý hình thành 
Đặc trưng, tính chất làng xã Việt: tính cộng đồng, tính tự trị: biểu hiện, ví dụ minh họa... 
Những ưu điểm và hạn chế trong thời hiện tại. 
1. Tính nước trong văn hóa truyền thống Việt
Việt Nam là một đất nước có lượng mưa trung bình lớn, sở hữu một hệ thông sông
ngòi kênh rạch chằng chịt với nhiều những con sông sớn nhỏ khác nhau phân bố trên
khắp cả nước. Thêm vào đó, Việt Nam còn cỏ một đường bờ biển 3260km chạy dọc theo
chiều dài của đất nước. Như vậy, ta có thể thấy rằng, cuộc sống của cư dân Việt từ xa xưa
đến nay dù là ở khu vực nào trên dải đất hình chữ S thì cũng bị tác động bởi yếu tố nước,
hay tính nước. Như một điều tất yếu, tính sông nước đã là một phần đặc sắc và không thể
thiếu của văn hóa Việt Nam. Nó xuất hiện trong cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần
của người Việt, từ bữa ăn, cách ăn mặc, phương tiện đi lại đến những tín ngưỡng thờ
phụng và lối sông cũng như tư duy.
Ở nền văn hóa vật chất, thứ nhất, phải kể đến biểu hiện của yêu tố nước trong nền kinh tế
của người Việt. Nền kinh tế của cư dân Việt Nam chủ yếu dựa vào nền nông nghiệp cấy
lúa nước. Bên cạnh đó, việc khai thác thủy hải sản và hình thành các làng nghề gắn với
sông nước cũng có những ảnh hưởng nhất định.
Bên cạnh đó, tính nước hay tính sông nước thể hiện rất rõ trong văn hóa vật chất của cư
dân Việt, cụ thể là trong bữa ăn hàng ngày. Chính vì cư trú tại một miền đất trù phú về
mặt sông nước, người dân Việt Nam nghiễm nhiễn được hưởng lợi từ nguồn thực phẩm
đến từ sông, biển dồi dào. Lượng đạm trong bữa ăn của người Việt được cung cấp chủ
yếu từ các nguồn thủy sản, đôi khi là hải sản ở các vùng ven biển. Các thực phẩm chế
biến từ tôm cá thường được cư dân Việt Nam ưa chuộng hơn các loài gia súc được nuôi ở
trên cạn. Biểu hiện cao nhất của tính hòa hợp với thiên nhiên sông nước như một đặc
trưng tính cách văn hóa con người Nam Bộ. Thiên nhiên ưu đãi cho Nam Bộ sự sung túc,
phong phú về tài nguyên thủy sản, đặc biệt là nước mắm. Trong ẩm thực người dân có
nhiều cách chế biến món ăn khác nhau và tại đây vịt được ưa chuộng hơn gà.
Ngoài ra, tính nước trong văn hóa vật chất của người Việt còn được thể hiện trong cách
xây dựng nhà ở và ăn mặc của cư dân nơi đây. Nhà ở của người Việt được xây dựng kiên
cố chắc chắn theo kiểu mái dốc, sàn cao để chống lại mưa bão và ẩm mốc. Mái nhà được
thiết kế theo hình vảy của những con cá, đầu đao của những ngôi nhà thì lại được xây
dựng theo hình mũi của những chiếc thuyền. Ngoài ra, Thời kỳ chưa có đê, người Việt cổ
sống bằng thuyền. Trên các sông ngòi đầy thuyền thay thế ngôi nhà. Tính nước trong việc
ở của người Việt thể hiện rõ nhất trong văn hóa của cư dân Việt Nam vùng Tây Nam Bộ.
Nhà của những người dân vùng này phân bố theo dạng tỏa tia, nhà cửa quay mặt ra sông,
lấy sông làm mặt tiền. Đồng thời, do cuộc sống gắn liền với sông nước nên nhà cửa của
người Việt vùng Tây Nam Bộ thường dựng ven sông; việc họp chợ cũng ở trên sông
nước, mà người dân địa phương thường gọi là chợ nổi.
Về phong cách ăn mặc, người Việt Nam chọn cho mình một phong cách ăn mặc giản dị,
gọn gàng : nam đóng khố; nữa mặc váy. Điều này khiến họ có thể dễ dàng di chuyển
được trên mặt nước, phục vụ cho việc chài lưới đánh bắt hay cả phục vụ cho việc sản
xuất kinh tế theo nền nông nghiệp lúa nước. Việc chọn màu sác của trang phục như người
dân Việt Nam ở vùng Bắc bộ thì chọn trong phục màu nâu hay ở vùng Nam bộ chọn màu
đen chính là để cho màu quần áo hào hợp với màu đất sử dụng cho trông lúa nước. Như
vậy, quần áo sẽ trông đỡ bẩn hơn vì bám đất bùn.
Theo đó nữa, việc đi lại của người dân Việt cũng thể hiện rất rõ yếu tố nưowsc trong văn
hóa vật chất. Giao thông đường thủy của người Việt phát triển mạnh vời phong phú các
loại phương tiện di chuyển trên mặt nước như : thuyền độc mộc, thuyền thúng , ghe,
phà... Người Việt giỏi di chuyển trên sông nước và đặc biệt là giỏi bắc cầu. Minh chứng
là rất nhiều những cây cầu được dựng lên để nối liền hai vùng đất bị chia bắt bởi vùng
nước, từ những cây cầu khỉ, cầu treo đơn sơ cho đến những câu cầu to lớn, bề thế như cầu
Long Biên, Chương Dương,...
Tiếp theo, tính sông nước đã ghi lại dấu ấn đặc sắc trong văn hóa tinh thần của người Việt
Nam. Đầu tiên, ta phải kể đến tính nước trong tín ngưỡng phong tục của người Việt.
Chính vì nước là nhân tố quan trọng trực tiếp đến đời sống của cư dân Việt( chỗ này liệt
kê ra), nên nhân dân ta có tục thờ nước và các loài sống ở vùng sông nước. Có thể nói
rằng yếu tố nước không chỉ thể hiện trong đời sống thường nhật của những người sống
mà còn gắn bó mật thiết với thế giới tâm linh của người đã khuất. Thế giới bên kinh của
những người đã đi xa được nhắc đến là một dòng suối vàng. Thêm vào đó, trong phong
tục tang ma của người Việt Nam, gạo nếp và 3 đồng xu được đặt vào trong miệng của
người chết cới hàm ý để người chết có tiền đi đò để trở về với cõi vĩnh hằng. Trong đám
tang còn có tục chèo đò và bắc cầu để tiễn đưa người đã khuất trên đoạn đường cuối
cùng. Các lễ hội của người Việt cũng gắn bó chặt chẽ với yếu tố nước. Các lễ hội này
được tổ chức vào những lúc nông nhàn của vụ mùa lúa nước, chủ yếu vào hai mùa Xuân,
Thu. Các nghi lễ, trò chơi đều liên quan đến nước, nông nghiệp. Tín ngưỡng thờ nước của
đồng bào Thái đen được thể hiện qua tục cúng thần sông trong lễ hội xên mường, xên
bản. Ở lễ hội Kin Pang Then của đồng bào Thái trắng có tục té nước diễn ra cuối phần lễ.
Người khơ mú lại tổ chức lễ cầu mưa, hay lễ tra hạt trước mùa nương rẫy. Dân tộc Lào
cũng có lễ hội cầu mưa, với tục đi xin mưa và cúng thần sông nước. Trong các lễ hội này,
thần sông, thần mưa luôn được sùng bái. Các thần chính là đại diện tối cao tập hợp sức
mạnh của nước, mang đến sự sống hoặc sự tàn phá khiến con người vừa sùng kính, vừa sợ hãi.
Ngôn ngữ, lối sống, tư duy của người Việt Nam cũng mang đậm tính sông nước. Biểu
hiện rõ nét là hầu hết các mặt sinh hoạt đời sống của con người đều lấy con thuyền, sông
nước làm chuẩn mực và đối tượng so sánh. Điều này không chỉ xuất hiện trong ca dao,
tục ngữ, thành ngữ của dân gian mà ngay cả đến ngày nay, trong xã hội hiện đại, người
Việt khi sử dụng lời ăn tiếng nói hằng ngày đều sử dụng từ ngữ mang dấu ấn sông nước
một cách hết sức tự nhiên và gần gũi.
Ngay cả khi đi trên đường bộ, người Việt vẫn giữ thói quen nghĩ và nói theo cách đi
đường thủy, chẳng hạn khi nhờ ai chở giúp một đoạn đường, người ta hay dùng từ quá
giang (qua sông), các xe khách liên tỉnh thường được gọi là xe đò… Hay như ngày Tết
ông Táo, các gia đình đều sắm sửa vật phẩm cùng cá chép để ông Táo cưỡi lên chầu Trời.
Rồi đến khi về với thế giới bên kia, người Việt cũng quan niệm đó là một vùng sông nước
nên mới gọi là: chín suối, suối vàng…, thế nên mới tiễn đưa bằng xe hình thuyền.
Theo GS. Cao Xuân Huy, tinh thần lập quốc của chúng ta chính là tinh thần “nhu đạo”.
Ông cho rằng, dân tộc ta có đặc tính mềm dẻo, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động như
nước. Bởi lẽ, nước khiêm tốn khi nào cũng ở chỗ thấp, nó lại rất uyển chuyển thích nghi
theo những vật chứa, luôn giữ được trạng thái cân bằng. Nước có thể uốn theo đường
cong, đường thẳng, chỗ lồi, chỗ lõm. Nó mềm yếu nhưng kỳ thực lại rất khỏe, nó có thể
làm xói mòn những thứ cứng như sắt, đá (Nước chảy đá mòn) và cả lửa cũng không sợ.
Sự mềm dẻo, linh hoạt, uyển chuyển của người Việt được phản ánh khá rõ ở câu tục ngữ
“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”. Quả thật, chỉ có nước mới sống được như vậy. 
2. Văn hóa Champa: tôn giáo, kiến trúc
Văn hóa Champa được hình thành trên nền tảng kế tiếp của văn hóa Sa Huỳnh, gồm 2 bộ
phận chính : ở Ninh Thuận và Bình Thuận chủ yếu theo đạo Bà la môn ( một bộ phận nhỏ
theo đạo Islam truyền thống gọi là người Chăm Bà ni); Bộ phận cư trú ở một số địa
phương thuộc các tỉnh Châu Đốc, Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và TP HCM theo đạo Islam (Hồi giáo)
Vương quốc Chăm pa là một vương quốc của các tiểu vương quốc tồn tại gần 15 thế kỉ
( từ TK II đến TK XV), phân bố ở miền Trung Việt Nam từ núi đến biển, giãn cách nhau
bằng các đèo, có độc lập và liên lập, có một tổng thể văn hóa chung mà cũng có văn hóa
sắc thái vùng. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng, người Chăm pa là con cháu của người Sa Huỳnh cổ.
Từ thập kỉ 60 trở về trước, nhiều học giả phương Tây thường coi Chăm pa là một quốc
gia Ấn hóa. Thực sự, văn hóa Ấn Độ đã có rất nhiều những ảnh hưởng đến văn hóa của
quốc gia này. Trong quá trình tiếp thu văn hóa Ấn Độ, người Chăm pa đã kết hợp hài hòa
giữa yếu tố văn hóa địa phương và văn hóa từ bên ngoài để tạo ra nền văn hóa của mình
có những nét chung, song cũng có nhiều nét riêng. Nhắc đến văn hóa Chăm pa, không thể
không đề cập đến những nét đặc sắc và kiến trúc của nơi đây.
Về mặt tôn giáo, các tôn giáo Ấn Độ đã có mặt ở các vùng đất thuộc vương quốc Chăm
pa sau này ngay từ đầu công nguyên. Như nhiều quốc gia cổ đại khác ở Đông Nam Á,
Chăm Pa k có sự kì thị tôn giáo mà ngược lại, bao trùm lên toàn bộ lịch sử của Chăm pa
là sự hỗn dung giữa tất cả các tôn giáo và giáo phái của Ấn Độ. trong đó Bà la môn giáo
là tôn giáo có ảnh hưởng lớn nhất. Đạo Bà la môn du nhập vào Chăm Pa từ khoảng thế kỷ
thứ II, III, tồn tại và biến đổi trong cộng đồng người Chăm cho đến ngày nay. Đạo Bà la
môn du nhập vào Chăm Pa rất sớm, đượctruyền bá đến Chăm Pa nói riêng và Đông Nam
Á nói chung bằng hai con đường: đường thủy và đường bộ. Đường thủy thì từ vịnh
Bengal thông qua eo biển Malacca, và đường bộ thì từ Assam đi vào Myanmar rồi qua
khu vực đồng bằng sông Mêkông. Người Chăm đã chọn lọc tinh túy của đạo Bà la môn
(đã Chăm hóa) thành Bà Chăm và Bà Chăm là một hệ phái thứ 2 trong tôn giáo Agama
Cham. Phái Bà Chăm phổ biến ở Ninh Thuận và Bình Thuận.
Vương quốc Chămpa cổ từng có nhiều tôn giáo, tín ngưỡng. Họ tôn thờ Nữ Thần
Mẹ của vương quốc là Pô Inư Nagar theo truyền thống tín ngưỡng Mẫu hệ lâu đời
của cư dân Đông Nam Á. Tín ngưỡng này còn tồn tại khá đậm nét trong xã hội
người Chăm hiện nay. Từ khi tiếp nhận những ảnh hưởng của văn hóa – văn minh
Ấn Độ người Chăm cổ theo Ấn Độ giáo, quốc vương là người quyết định tôn giáo
chính thống của vương quốc.
Tôn giáo chính của người Chăm là Ấn Độ giáo (Brahmanism – tiền thân của
Hinđu giáo), với ý niệm trung tâm là bộ ba gồm các thần: Brahma (thần sáng tạo
đầy quyền năng) - Visnu (thần bảo trợ và bảo tồn) - Siva (thần huỷ diệt). Trong bộ
ba này, người Chăm đặc biệt coi trọng vai trò của Thần Siva, khiến cho việc thờ
phụng Siva trở thành một nhánh tôn giáo phát triển khá độc lập, khiến có thể hiểu
Brahmanism của người Chăm là Siva giáo.
Siva giáo và tín ngưỡng phồn thực bản địa của người Chăm hoà trộn với nhau để
tạo thành một thứ tôn giáo hỗn dung. Theo đó, Siva được hoá thân dưới dạng
Linga hay hiện diện đi kèm với Linga (ngẫu tượng sinh thực khí nam giới) - với tư
cách là những đối tượng thờ cúng của người Chăm. Ngoài ra người Chăm cổ còn
theo cả Phật giáo với trung tâm Đồng Dương (Quảng Nam) phát triển cực thịnh
hồi thế kỷ IX – X. Bên cạnh việc tiếp nhận tôn giáo Ấn Độ, người Chăm cổ đã tiếp
thu cả mô hình tổ chức chính quyền nhà nước mà nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra đặc
trưng chủ yếu là vương quyền kết hợp với thần quyền, các quốc vương Chăm Pa
thường được đồng nhất với thần Siva.
Người Chăm để lại một di sản kiến trúc đầy tính nghệ thuật và tinh tế. Đó là các
quần thể kiến trúc - điêu khắc mà chủ yếu là quần thể các tháp Chăm. Từ Đèo
Ngang vào đến Phan Thiết, chúng ta có thể bắt gặp những ngôi tháp Chăm nhiều
tầng, phía trên mở rộng và thon vút như hình bông hoa. Mặt tường ngoài của tháp
được chạm khắc hình hoa lá, chim muông, vũ nữ cùng với đường nét tinh xảo.
Tháp Chăm là công trình kiến trúc tôn giáo của vương quốc Chăm Pa cổ xưa,
mang đặc trưng của kiến trúc Ấn Độ giáo. Cho đến hôm nay, màu gạch vẫn đỏ
tươi như mới. Hoa văn được chạm khắc, gọt đẽo ngay trên gạch, một điều ít thấy
có trong kỹ thuật xây dựng và kiến trúc. Đặc biệt hơn hết là ở giữa các viên gạch
không có mạch, lấy dao tích vào cũng không lạch được vào mạch xây.
Trong kiến trúc quần thể, tháp Chăm có hai loại: Loại thứ nhất là các quần thể kiến
trúc bộ ba gồm tháp song song thờ ba vị thần Brahma, Visnu, Siva. Loại thứ hai là
các quần thể kiến trúc có một tháp trung tâm thờ Siva và các tháp phụ vây quanh.
Loại này thường xuất hiện muộn hơn (khoảng thế kỉ IX); có những nơi trước vốn
là quần thể kiến trúc bộ ba, đến khi tu chỉnh đã được chuyển thành loại quần thể có một tháp trung tâm.
Các nhóm đền tháp Chăm bao giờ cũng có một nhóm, một tổng thể hoàn chỉnh
phản ánh vũ trụ quan Ấn Độ. Theo đó vũ trụ có hình vuông, chung quanh có núi
và đại dương bao bọc, chính giữa là một trục xuyên đến mặt trời. Các công trình trong
tổng thể được bố cục theo một đường trục chạy giữa, hướng chính là hướng đông –
hướng của thần thánh, của sự sinh sôi nảy nở. Cũng do hạn chế về địa hình nên có nhóm
tháp quay về hướng khác.
Trung tâm của một nhóm đền tháp bao giờ cũng là một đền thờ lớn kalan (nghĩa là
“lăng”) được xây dựng lớn nhất, quy mô nhất. Một Kalan thường có ba phần: đế,
thân và mái tượng trưng cho ba thế giới: trần tục (Bhurloka), tâm linh
(Bhurvaloka) và thần linh (Svarloka). Một trong những khu di tích đền tháp Chăm
Pa lớn, nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới là di tích Thánh địa Mỹ Sơn, thuộc xã
Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thánh địa Mỹ Sơn là một trong
những di tích được UNESCO công nhận là di sản văn hóa Thế Giới.
Về chức năng, hầu hết tháp Chăm đều mang tính chất lăng mộ thờ vua (kalan).
Ngoài chức năng lăng mộ thờ vua, tháp Chăm còn là đền thờ thần bảo trợ của nhà
vua. Chính vì chức năng lăng mộ và đền thờ nên nội thất tháp Chăm rất chật hẹp,
chỉ đủ chỗ cho các pháp sư hành lễ, không phải là nơi tín đồ hội tụ và cầu nguyện 
3. Bối cảnh và một số thành tựu văn hóa thời Lý- Trần - Bối cảnh lịch sử :
+ Thời đại tự chủ kéo dài suốt gần 1 thiên niên kỉ : 938 : Nhà Ngô – 1858 : Pháp xâm lược Việt Nam
+ Nhiều biến đổi tự thân, cũng có biến đổi do ngoại cảnh.
+ Các vương triều liên tục thay thế nhau, quốc gia tự chủ. K làm đứt đoạn ls mà biến nó
thành một dòng chảy liên tục.
+ Đất nước mở rộng về hướng nam, tk 18 : việc khai phá miền Nam bộ cơ bản hoàn
thành. Sau 1786 – 1802, đất nước VN đã có một lãnh thổ thống nhất từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau
+ Nhiều biến đổi ngoại cảnh do các cuộc xâm lược ò pk phương bắc + chiến tranh bảo vệ đất nước.  Văn hóa vật chất: Về kinh tế: -
Nông nghiệp : nền nông nghiệp truyền thống lúa nước - Thủ công nghiệp: + Đa dạng nghề
+ Hình thành các làng nghề chuyên môn hóa: Gốm, đúc đồng, khai thác vàng - Thương nghiệp + Nội thương + Ngoại thương Về kiến trúc : - Phong cách : + Gọn đẹp + Hài hòa cân xứng - Thành Thăng Long : + Tam trùng thành quách + 61 phường - An Nam Tứ đại khí : Tháp Báo Thiên Chuông Quy Điền Vạc Phổ Minh
Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm  Văn hóa tin thần - Về tư tưởng + Khai phóng, đa nguyên + Tam Giáo đồng quy - Về tôn giáo:
+ Phật giáo phát triển rực rỡ
+ Nho giáo dần được tiếp nhận -
Về văn học : hình thành văn hóa bác học + Tầng lớp trí thức
+ Hình thành văn học chữ viết: chữ Hán, chữ Nôm.
Thời Lý-Trần là giai đoạn phục hưng nên vh dân tộc Việt lần thứ nhất, phục hưng giá trị văn hóa
bản địa ĐNA hình thành từ thời Văn Lang Âu Lạc.
Thời Lý-Trần là thời đại độc lập dân tộc thống nhất đất nước, thống nhất cộng đồng, là thời đại
khoan giản, an lạc, nhân thứ, nhân từ rộng mở và dân chủ. 
4. Tín ngưỡng của người Việt: khái niệm tín ngưỡng, bản chất, tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng sùng bái con người, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng -
Khái niệm tín ngưỡng : Theo lối triết tự, tín là niềm tin, ngưỡng là sự ngưỡng mộ
sùng bái, tín ngưỡng là sự thần thánh hóa, thiêng hóa của con người đối với một hay
nhiều sự vật hiện tượng nhân vật nào đó. Con người gắn với các vật này có thể mang
những khả năng siêu nhiên, những đối tượng ấy có thể gây ảnh hưởng tới đời sống của mình -
Tín ngưỡng xuất hiện khi nhận thức con người còn hạn chế, chưa nhận thức được
những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Tín ngưỡng là sản phẩm văn hóa được hình
thành trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên- môi trường xã hội
và với chính bản thân mình.VD: ở thuở xa xưa, chưa thể giải thích được các hiện
tượng như mây mưa sấm chớp, con người lại sùng bái tôn thờ cho rằng có các vị thần
mây, mưa, sấm, chớp quản lý.Trong xã hội con người chưa giải thích được vì sao lại
có áp bức bóc lột, phân biệt giai cấp chủng tộc, lại cho rằng đó là trật tự do thần linh
đã sắp xếp vd: phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ, từ đó tín ngưỡng ra đời và tồn tại. -
Người Việt theo tín ngưỡng đa thần, phồn có nghĩa là nhiều, thực có nghĩa là sinh sôi
nảy nở. Phồn thực có nghĩa là sinh đẻ nhiều, là sự sùng bái, thiêng hóa , sự thiêng hóa
sự sinh sản. Nó thể hiện ước vọng niềm cầu mong về sự sinh sôi nảy nở của tạo vật
của con người. Sự thể hiện tín ngưỡng này dày đặc, thể hiện qua tục thờ biểu tượng
sinh thực khí và thờ hành vi giao phối. Ở Chăm pa có tục thờ Linga, Linga chỉ sinh
thực khí nam, Joni chỉ sinh thực khí nữ. Chăm pa tạo ra hai bộ linh trụ tròn và vuông
biểu tượng cho hai sinh thực khí. Sau này cái tên linga là tên gọi chung cho bộ đôi
này. Các tháp chăm thường được đặt một bộ Linga hoặc tượng thần shiva cầm bộ
Linga. Ở chùa bà Đanh( Banh) có thờ 3 tảng đá có khe nứt tự nhiên. Người dân khi về
đây thờ thường mua một cây gậy ở cổng để chọc vào lỗ nứt đó 3 lần.Hành vi đó biểu
tượng cho hành vi giao phối với ước vọng sinh sôi nảy nở. Lễ hội tế nhị nhất Việt
Nam- linh tinh tình phộc diễn ra tại huyện Lâm Thao Phú Thọ . Làng ấy có miếu thờ
ông thần tà dâm, được gọi với cái tên hơi tế nhị là miếu đụ đị, do đó lễ hội này còn có
tên là gọi khác là lễ hội đụ đị. Các bô lão sẽ chọn ra một gia đình con cái đuề huề, có
của ra của vào, nếp tẻ đầy đủ. Đến ngày các bô lão sẽ lấy ra một bộ sinh thực gọi là
“cái nõ” và “cái nường”. Cụ hô 3 lần “ linh tinh tình phộc”, đến chữ phộc người
chồng cầm cái mõ cắm vào cái nường trên tay người vợ. Cả 3 lần nõ đâm trúng
nường, dân làng hò reo, báo hiệu 1 năm mùa màng bội thu. Tiếp đó bô lão hô tháo
khoán, đèn điển trong thôn tắt phụt đi, trai gái thoải mái sờ soạng nhau. Dân làng
thậm chí còn thấy may mắn nếu cô nào trót mang thai trong thời kỳ này. Đứa trẻ được
sinh ra sẽ được coi là may mắn của làng. Kết thúc lễ hội, cô gái nào không chồng mà
chửa sẽ bị làng phạt vạ. -
Tín ngưỡng sùng bái con người được nhìn nhận với hình ảnh thiêng hóa , bắt nguồn
từ quan niệm hồn vía thể xác. Khi con người chết đi,còn lại linh hồn. Hồn vía đã lìa
khỏi xác , vẫn còn tồn tại trên dương gian để theo dõi và bảo vệ con cháu. Vậy nên
mới có tục lập bàn thờ người đã khuất trong gia đình hay còn gọi là tục thờ cúng tổ
tiên. Trong phạm vi làng xã, có tục thờ những người có công với làng xã , các danh
nhân, anh hùng. Trên phạm vi cả nước có tục thờ vua tổ. Hành động trên biểu hiện
cho truyền thống uống nước nhớ nguồn, đề cao đạo hiếu, tinh thần hướng về cội
nguồn, tưởng nhớ những người có công, đặt nền móng sáng tạo ra cuộc sống sau này của chúng ta. -
Tín ngưỡng thờ thành hoàng Làng, thành là thành trì, hoàng là hào đất, Thành hoàng
là vị phúc thần bảo trợ cho thành trì ,đô thị. Tín ngưỡng thờ thành hoàng được du
nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam ở thời Đường. Vị thần hoàng đầu tiên và được
chính quyền của nhà Đường gọi là sắc không trên Đất Việt Thần sông Tô Lịch và vị
thần thành hoàng bảo trợ cho thành đại gia của Cao Biển và vị thần trong du lịch
được gọi là đô thành hoàng tức là vị thành hoàng bảo vệ cho mọi người. Tín ngưỡng
thờ thành hoàng đã lan từ đô thị về các làng xã của người Việt. Trước khi có tục thờ
thành hoàng làng được du nhập về các làng xã thì ở các làng của người Việt cũng đã
có tục thờ các vị thần bản địa của làng.Những vị thần này được coi là người bảo vệ
cho làng.Từ thời kỳ Hậu Lê thì trong số các vị thần Làng đó có một vị thần được dân
làng lựa chọn và triều đình sắc phong là thành hoàng làng.Như vậy Tín ngưỡng thờ
thành hoàng làng là sự kết hợp giữa tục thờ thành hoàng của người Trung Quốc và tục
thờ các vị thần bản địa của người Việt . Đây là biểu hiện của tính dung hợp và tính
minh họa trong văn hóa Việt. Chúng ta vay mượn cái tên gọi Thành hoàng còn nội
dung thì vẫn là thờ các vị thần bản địa của làng xã. -
Thành hoàng làng được chia ra làm các loại khác nhau, đó có thể là một thiên thần-vị
thần ở trên trời vd mây mưa sấm chớp, có thể là một nhiên thần-vị thần của tự nhiên
như núi-Sơn Tinh, nước-Thủy Tinh, sông- hà bá,... thành hoàng cũng có thể là một
nhân thần-nhân vật có thực hoặc nhân vật hư cấu nhưng được gắn với tính chất của
con người được chia ra làm 2 loại Chính thần và Tà thần – dâm thần. Chính thần là
các vị thần có công lao với làng, nước được triều đình sắc phong. Tà thần dâm thần là
những vị thần có xuất thân hèn kém nhưng vẫn được người dân thờ phụng vd; thần ăn
trộm, thần tà dâm... Chính thần được triều đình sắc phong và phân cấp thành Thượng
đẳng phúc thần hay thượng đẳng thần, rồi đến Trung đẳng thần và cuối cùng là Hạ
đẳng thần tùy thuộc theo công trạng với làng nước. Tà thần- dâm thần là các vị thần
có xuất thân hèn kém nhưng mất đi ở làng và có thiêng với làng. Đi kèm với tục thờ
có tục hèm lễ mật,là nghi lễ được tiến hành khi hội làng. Khi đó phải mô tả theo hành
động của các vị thành hoàng làng. Vd về Làng Đồng Kị, làng Cổ Nhuế có thần gắp
phân,..người ta cho rằng nếu không làm tục hèm lễ mật trong ngày hội làng, các vị
thành hoàng sẽ chứng kiến và phạt người dân. Về sau khi triều đình nhà Hậu Lê thay
đổi quy định về lễ thờ nên tục hèm lễ mật cũng dần bị mai một. 
5. Tổ chức làng xã truyền thống của người Việt: nguyên lý hình thành, đặc trưng, những
ưu điểm và hạn chế trong thời hiện đại.
Làng xã là tổ chức quần cư của một cộng đồng người có liên kết với nhau về huyết thống,
lịch sử cư trú hoặc phương thức kinh tế, nằm tại khu vực hiện nay là vùng sản xuất nông
thôn hoặc từng là vùng sản xuất nông thôn.
Làng được hình thành theo hai nguyên lý : Theo huyết thống và theo địa vực ( chiếm ưu thế).
Cùng huyết thống là những người có cùng dòng máu, sống cùng trong một tổ chức quần
cư có liên kết chặt chẽ với nhau, kiểu tổ chức này xuất hiện trước khi có nhà nước. Làng
là nơi ở của một họ hoặc vài họ, người ta thường lấy họ để đặt cho tên làng vd: Nguyễn
Xá, Lê Xá, Phạm Xá,.....Giữa những người trong làng có mối quan hệ huyết thống,có
câu: “Tu hú là chú bồ các, bồ các là bác chim ri, chim ri là dì sáo sậu, sáo sậu là cậu sáo
đen, sáo đen là em tu hú” ý chỉ rằng những cá nhân này phải đặt bản thân trong mối quan
hệ với dòng họ vd con ông nào, cháu bà nào,....Tổ chức nông thôn người Việt thủ tiêu vai
trò cá nhân. Cá nhân bị hòa tan ở cộng đồng, khác với phương Tây- đề cao cá nhân.
Nguyên tắc thứ hai là theo địa vực, nguyên tắc này xuất hiện từ thời Hùng Vương, vào
thời kì Hùng Vương, vào thời kỳ này do lối sống định cư, dân số tăng lên, biển bắt đầu
lùi tạo nên vùng đồng bằng phì nhiêu màu mỡ nên người Việt đã di chuyển từ trung du
miền núi xuống đồng bằng để làm ăn sinh sống, đến đây họ phải đối mặt với nạn cướp
đất làng, thiên tai. Những người không cùng huyết thống nhưng để sinh sống họ phải kết
hợp lại thành quần cư, gọi là làng.Tổ chức làng nông thôn theo quan hệ cư trú đề cao tình
nghĩa quan hệ láng giềng. Để thể hiện điều này người Việt có câu : “ Bán anh em xa mua
láng giềng gần”, “Hàng xóm tối lửa tắt đèn có nhau”. Làng của người Việt có 2 tên, tên
Nôm và tên chữ.Trong làng có sự phân biệt rạch ròi giữa dân chính cư và dân ngụ cư.
Dân chính cư được hưởng mọi quyền lợi.Có 5 hạng, hạng cao nhất là chức sắc- những
người đỗ đạt có phẩm hạnh. Hạng hai là chức dịch, đứng đầu là lý trưởng phụ trách quản
lý làng xã, truyền đạt mong muốn của dân làng tới chức trách triều đình và ngược lại.
Hạng 3 là các cụ lão, từ 60 tuổi trở lên có kinh nghiệm trong cuộc sống được dân làng coi
trọng. Hạng 4 là các đinh- trai tức các trai tráng khỏe mạnh trong độ tuổi lao động,khi
làng có các công việc phu phen, phục dịch.. người ta sẽ huy động lực lượng đinh này.
Hoặc khi cần đóng góp cho làng, người ta sẽ căn cứ theo số đinh của từng gia đình để
thu. Hạng cuối là ti ấu-các bé trai từ dưới tuổi lao động (dưới 16 tuổi) khi gia đình sinh
con trai, người cha sẽ viện một lễ nhỏ trình làng. Dân ngụ cư là dân chuyển từ nơi khác
đến, vì một lý do nào đó phải bỏ quê hương bản xứ để sống ở nơi ở mới.Dân ngụ cư
thường phải ở cách xa dân chính cư. Thông thường xóm làng nào gần ven sông thì dân
ngụ cư phải ở rìa ven sông gọi là xóm trại. Dân chính cư đã ở những vùng vững chãi, còn
dân ngụ cư phải ở những roi đất thừa không có tiếng nói, không có quyền chức trong
làng. Lý do dân chính cư phân biệt dân ngụ cư là vì họ sợ nỗi mơ hồ, Họ sợ dân ngụ cư
một ngày nào đó sẽ nắm được quyền , chiếm lĩnh vùng đất.Có làng nới lỏng giới luật ,
nếu dân ngụ cư sống ở làng liên tiếp trên 3 đời (khoảng 60 năm trở lên) sẽ được coi là
chính cư. Lý do là khi đã sống và gắn bó liên tục 3 đời với dân chính cư, hiểu lề quê thói
làng thì họ sẽ không còn ý định gì với quê cũ nữa.
Cấu trúc xã hội ở làng được liên kết theo mối quan hệ thứ nhất là dòng họ. Người dân
trong làng có thể liên kết với nhau theo phường, là tổ chức của những người theo cùng
một nghề nghiệp.Đại đa số các làng sẽ có nghề chung và nghề chính đó là trồng cấy lúa
nước nhưng ở một số làng có thêm nghề thủ công đan lát thêu thùa, ở một số làng còn có
làng nghề như làng lụa vạn phúc, làng cốm vòng.... những người sống cùng một nghề liên
kết với nhau trong tổ chức gọi là phường, đứng đầu là ông trùm hoặc bà trùm đảm nhiệm
chức năng kết nối người dân trong phường với chính quyền sở tại, thường sẽ có một nhà
thờ tổ nghề và ngày giỗ tổ nghề. Ngày giỗ đó sẽ đc kết hợp làm ngày hội. Ngoài ra còn có
cấu trúc liên kết theo giáp. Giáp chỉ dành cho nam giới, dựa theo mối quan hệ về rước
sách tế tự, thờ phụng. Đứng đầu các giáp là ông cai giáp, dưới là các ông lềnh. Dấu tích
của giáp ở tên gọi: Giáp nhất, giáp nhị, giáp tam giáp tứ.... Sau này các giáp nhập lại
thành tên gọi khác, chỉ còn giáp nhất,giáp nhị, giáp bát. Người dân trong làng liên kết với
nhau theo hội- những người cùng sở thích như hội chơi chim, hội cây cảnh, hội đua
thuyền, hội trư bà, hội tư văn( kiêu nhất làng vì họ là người có chữ)
Về kết cấu kinh tế theo kết cấu tự cung tự cấp tự túc, kinh tế tiểu nông. Do đất rộng người
đông nên phân ruộng đất manh mún. Mỗi làng sẽ có khu ruộng đất riêng, có cách thức
phân chia ruộng đất riêng của mình. Làng của người Việt có tính tổng hợp khá cao. Vào
mùa vụ, người ta làm nghề nông , khi nông vụ nhàn, họ có thêm nghề làm thủ công rồi
mang bán, nhiều làng mang chức năng thương nghiệp. Buôn bán ở VN chủ yếu mang
tính nhỏ lẻ, để làm tăng thu nhập vì người dân nhiều khi kiêm 3 việc vai : làm nông, thợ
thủ công , tiểu thương nhân. Nó kéo theo một ảnh hưởng xã hội còn tồn tại đến tận sau
này là làm cho kinh tế chậm phát triển, sống chủ yếu phụ thuộc vào nghề nông. Trong các
câu chuyện dân gian đc truyền lại, nông dân thường được ca ngợi còn các thương nhân
thì bị khinh rẻ : “ con buôn”.
Về cách phân bố, làng phân bố theo 3 hình thức đầu tiên là các gia đình sống quần cư
trong một cụm cư dân xung quanh là đông lúa, bao bọc là lũy tre làng, có cổng làng để
phân chia ranh giới. Cụm thứ 2 phân bố ở bên sông từng đoạn cụm 1 ở bờ sông, loại t2
cũng được phân bố ở ven sông nhưng lại ở cả 2 bên bờ theo kiểu co cum khép kín chứ
không giống kiểu làng Nam bộ là trải dài theo ven kênh rạch, theo ven lộ. -
Về đặc trưng của làng có 2 đặc trưng nổi bật là tính cố kết cộng đồng và tính tự trị
+ Tính cố kết cộng đồng bền chặt là nhấn mạnh sự đồng nhất, tinh thần tập thể. Sự
đồng nhất thể hiện ở sự giống nhau giữa các gia đình trong làng, nhà nào cũng giống
nhau, sống chủ yếu dựa vào nghề nông, đều có lệ, phong tục tập quán riêng của làng,
có tín ngưỡng luật lệ, đội tự quản riêng.Ưu điểm của đặc trưng này là là tạo nên sự
thống nhất đoàn kết, tương thân tương ái giữa mọi người trong làng. Hạn chế của đặc
trưng là tạo ra thói dựa dẫm ỷ lại vào tập thể do quan niệm: “ Cha chung không ai
khóc. Lắm vãi không ai đóng cửa chùa”.Tính cố kết cộng đồng chỉ thực sự phát huy
khi mọi người cùng phải đối mặt với một nguy cơ hay mối đe dọa. Thực tế thì việc
chung trong cuộc sống bình thường thì hay ỷ lại, thói xấu này vẫn còn tồn tại đến
ngày nay. Hạn chế tiếp theo là thói cào bằng . Khi mà cùng sống trong một tập thể, ai
cũng như ai cùng chung một nếp sống, nhìn ai cũng thành một thói quen, đến khi có
cá nhân nào đó khác với tập thể thì sẽ dễ gây ra tính cào bằng đố kỵ. Biểu hiện của
thói xấu này là không muốn ai hơn mình. Biểu hiện cho thói cào bằng có câu “Cá mè
một lứa”, “Gần chùa gọi bụt bằng anh. Thấy bụt hiền lành cõng bụt đi chơi.” Quan
niệm về hệ giá trị của người Việt chỉ mang tính tương đối. Xấu tập thể là tốt, một cá
nhân tốt thì có khi bị coi là xấu vd trong việc thi cử khi cả lớp coi bài thì được coi là
bình thường, khi ấy cá nhân nào đó không gian lận lại bị coi là bất bình thường.
Những thói quen xấu này dường như đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt, nhiều
khi người ta duy trì những thói xấu ấy mà không ý thức được nó, thế hệ này nối tiếp
thế hệ kia “ sóng trước đổ sóng kia”. Biểu tượng của đặc trưng này là hình ảnh Cây
đa- giếng nước- sân đình. Đây là ba địa điểm thường diễn ra các hoạt động tập thể
người dân tụ tập với nhau. Gốc đa đầu làng thường là nơi để nghỉ trưa hoặc chiều,
hóng gió mát khi đi làm đồng về, các câu chuyện của làng hay các cá nhân cũng
thường bắt đầu từ đây.Giếng là nơi cung cấp nước cho cả làng, là long mạch của làng.
Dù hiện tại đã có nước máy nhưng nhiều nơi vẫn không lấp giếng lại, bên cạnh giếng
còn có ban thờ để thờ thần giếng làng đó. Nước giếng của làng tạo nên sự khác biệt
về âm vực, da dẻ của làng, đến nay vẫn còn nhiều thắc mắc xung quanh vấn đề này.
Đình làng được coi là “ trung tâm hành chính” của làng, nơi làng tiếp nhận chiếu chỉ
sắc phong của triều đình, nơi xét xử các vụ án , nơi định ra lệ làng. Đình làng còn là
trung tâm tín ngưỡng, vì các vị thần được thờ trong đình sẽ quyết định đến phúc họa
của cả làng. Nơi đây còn là trung tâm kinh tế của làng , nơi diễn ra các hoạt động thu
thuế, phân chia ruộng đất.Đình làng cũng là nơi thể hiện tính cố kết cộng đồng cao
nhất. Hướng đình quan trọng quyết định đến vận mệnh của cả làng. Trong dân gian có
câu “ toét mắt là tại hướng đình, Cả làng toét mắt chứ mình em đâu”. Người ta không
lý giải được nguyên nhân bệnh nên sẽ đổ cho phong thủy của đình , câu thơ thể hiện
rằng hệ quan niệm giá trị của người Việt chỉ mang tính tương đối, cả một cộng đồng
tập thể chứ không riêng gì ai.
+ Đặc trưng thứ 2 là tính tự trị, đặc trưng này nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa các
làng , dù làng nào cũng có ruộng, có lúa tre bao quanh, có lệ có đình nhưng mỗi làng
mỗi khác, người xưa có câu “ Trống làng nào, làng ấy đánh. Thánh làng nào, làng ấy
thờ.” Biểu tượng của tính tự trị là Lũy tre và lệ làng. Đời xưa có tục trồng tre để
chống nạn lấn đất. Lũy tre tạo nên thành lũy ngăn giữa các làng với nhau. Ngoài ra lệ
làng được văn bản hóa lên thành hương ước- quy định các tục lệ, cách ứng xử của
người dân trong làng, nếu không theo lệ làng thì chỉ còn nước bán xới đất mà đi. Lệ
làng mạnh đến mức, quyền lực triều đình đôi khi chẳng thể can thiệp. Bởi vậy mới có
câu “ phép vua thua lệ làng.” Tính tự trị có ưu điểm là tạo nên cơ sở cho lòng yêu
nước. Bởi nước hình thành từ làng, từ tình yêu làng phát triển lên thành tình yêu
nước.Tính tự trị còn tạo nên tính cần cù chịu khó của người dân, vì làng nào biết làng
ấy,không thể trông chờ vào nhau. Đến đây ta cũng nhận ra được hạn chế của tính tự
trị, đó chính là sự ích kỷ. Nếu tính cố kết cộng đồng nhấn mạnh vào sự đồng nhất thì
tính tự trị nhấn mạnh vào sự khác biệt, nhưng cả 2 lại cùng tồn tại trong làng xã Việt.
Khi trong cộng đồng quen thuộc thì ỷ lại nhưng khi đặt với một cộng đồng khác lại
độc lập. Hạn chế ở đây là tạo ra thói tư hữu ích kỷ, làng nào biết làng ấy khiến cho
người Việt có thói cái gì của mình , trong nhà trong làng mình mới là của mình. Câu
thơ “ Trâu ta ăn cỏ đồng ta”, “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, hay “ Ăn cây nào
rào cây ấy” biểu hiện cho tính gia trưởng trên nói dưới phải nghe, tính bè phái, người
trong làng hay có thói bênh vực nhau dù cho biết mình không đúng. Khi ra đường hay
liên kết với nhau vd hội đồng hương...