-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung ôn tập cuối kì 1 Kinh tế chính trị Mác - lênin | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Nội dung ôn tập cuối kì 1 Kinh tế chính trị Mác - lênin | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Kinh tế chính trị Mác - Lênin 160 tài liệu
Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Nội dung ôn tập cuối kì 1 Kinh tế chính trị Mác - lênin | Đại học Sư Phạm Hà Nội
Nội dung ôn tập cuối kì 1 Kinh tế chính trị Mác - lênin | Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống.
Môn: Kinh tế chính trị Mác - Lênin 160 tài liệu
Trường: Đại học Sư Phạm Hà Nội 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40660676
Đề cương kinh tế chính trị
Câu 1: Phân tích điều kiện ra đời và tồn tại của sản xuất hàng hóa?
*Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:
-Phân công lao động xã hội:
+KN: là sự phân chia lao động trong xã hội thành các nghề, các lĩnh vực sản xuất
khác nhau của nèn sản xuất hàng hóa.
Ví dụ: Phân chia lao động trong xã hội thành các nghề như: công nghiệp, nông
nghiệp, dịch vụ…hay là: công nhân, giáo viên, kĩ sư… +Phân công lao động
xã hội là cơ sở của trao đổi:
Do phân công lao động xã hội nên mỗi người sản xuất sẽ làm một công việc
cụ thể, vì vậy họ chỉ tạo ra 1 hoặc một vài loại sản phẩm nhất định Song
cuộc sống mỗi người lại rất cần nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để thỏa mãn
nhu cầu đòi hỏi họ phải trao đổi sản phẩm với nhau.
=>Phân công lao động xã hội càng phát triển thì sản xuất và trao đổi ngày càng mở rộng, đa dạng hơn.
-Sự tách biệt tương đối về kinh tế:
+Sự tách biệt do các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, mà khởi thủy là
chế độ tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất đã xác định người sở hữu tư liệu sản xuất là
người sở hữu sản phẩm lao động.
+Những người sản xuất trở thành những chủ thể có sự độc lập nhất định với nhau
nên sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu của các chủ thể kinh tế đó. Vì vậy, người
này muốn tiêu dùng sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi mua bán. -
Sự tác động của hai điều kiện ra đời sản xuất hàng hóa tới người sản xuất:
+Phân công lao động xã hội làm cho người sản xuất phụ thuộc lẫn nhau về sản xuất và tiêu dùng.
+Sự tách biệt tương đối về kinh tế giữa những người sản xuất làm cho họ độc lập, đối lập với nhau.
Vậy điều kiện hai khiến những người sản xuất có thể tự do quyết định sản
xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? …Nhưng điều kiện 1 lại
buộc họ phụ thuộc vào nhau mới có thể tồn tại được. Mâu thuẫn giữa lao lOMoAR cPSD| 40660676
động tư nhân với lao động xã hội là sơ sở , mầm mống của khủng hoảng
kinh tế trong nền sản xuất hàng hóa
Câu 2: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa?
*Khái niệm hàng hóa: hàng hóa là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nhất
định nào đó của con người, được thông qua trao đổi và mua bán.
*Hai thuộc tính cơ bản của hàng hóa:
-Giá trị sử dụng của hàng hóa:
+KN: là công dụng của vật phải có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người.
Ví dụ: Cái bút để viết, cái tủ để đựng đồ… +Đặc trưng:
• Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay nhiều công dụng nhất định. Gía trị sử
dụng của hàng hóa được phát hiện dần trong quá trình phát triển của khoa
học kĩ thuật và lực lượng sản xuất .Ví dụ: cá bắt đầu chỉ là thức ăn->sau sự
phát triển của khoa học kĩ thuật: dầu cá, thuốc...
• Gía trị của hàng hóa do thuộc tính tự nhiên của hàng hóa quyết định. Vì vậy,
nó là sản phẩm vĩnh viễn (công dụng của nó trường tồn trong không gian và thời gian).
• Đặc điểm của giá trị sử dụng của hàng hóa là dành cho người khác, cho xã hội.
• Giá trị sử dụng thể hiện ra khi tiêu dùng nó. -Gía trị của hàng hóa:
+Gía trị trao đổi: biểu hiện ra là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ trao đổi lẫn nhau
giữa những giá trị sử dụng thuộc loại khác nhau. Ví dụ: một con cừu= hai cái rìu.
+KN: Lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa đó. +Đặc trưng:
Gía trị là phạm trù lịch sử.
Giá trị biểu hiện mới quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa.
• Gía trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi. lOMoAR cPSD| 40660676
• Giá trị trao đổi chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị.
-Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hóa: +Sự thống nhất:
• Đồng nhất tồn tại trong một loại hàng hóa.
• Nếu thiếu một trong hai thuộc tính thì không phải là hàng hóa. +Sự mâu thuẫn:
• Với tư cách là giá trị sử dụng thì các hàng hóa khác nhau về chất nhưng
ngược lại với tư cách là giá trị thì hàng hóa đồng nhất về chất (Lý giải: mỗi
loại hàng hóa khác nhau có giá trị sử dụng khác nhau- ví dụ: vải, gạo... để
làm gì?, giữa các hàng hóa có sự giống nhau ở sản phẩm lao động, do công sức con người bỏ ra.)
• Quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng có sự tách rời về không gian, thời gian.
Câu 3: Phân tích tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa? *Lao động cụ thể:
-KN: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên
môn nhất định nào đó. -Đặc trưng:
+Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng , đối tượng riêng, phương tiện riêng,
phương pháp riêng và kết quả riêng. Ví dụ: thợ may:
• Mục đích: tạo ra quần áo..
• Phương tiện: thước, máy may,.. • Pp: cắt, may , vắt…
• Kết quả: thành thành phẩm…
+Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng
+Lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công LĐXH khi KHKT ngày càng phát
triển thì lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú.
+Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn. lOMoAR cPSD| 40660676
+Lao động cụ thể là nguồn gốc tạo ra của cải, vật chất. *Lao động trừu tượng:
-KN: là lao động của sản xuất hàng hóa khi gạt bỏ những hình thức cụ thể của nó,
hay nói cách khác: đó chính là sự tiêu hao sức lao động của người sản xuất hàng hóa nói chung. -Đặc trưng:
+Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
+Lao động trừu tượng có tính lịch sử.
+Lao động trừu tượng biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa.
*Mâu thuẫn cơ bản của nèn sản xuất hàng hóa:
-Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa sẽ phản ánh tính chất tư nhân và
tính chất xã hội của lao động, của người sản xuất hàng hóa.
-Lao động cụ thể là biểu hiện của lao động tư nhân, còn lao động trừu tượng là
biểu hiện của lao động xã hội.
*Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là mâu thuẫn cơ bản:
-Sản phẩm do những người sản xuất hàng hóa riêng biệt tạo ra có thể không ăn
khớp với nhu cầu chung của xã hội.
-Mức tiêu hao lao động cá biệt của người sản xuất hàng hóa có thể cao hơn so với
mức tiêu hao mà xã hội có thể chấp nhận.
Câu 4: Giải thích vì sao hàng hóa có hai thuộc tính?
-Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng vì: lao động sản xuất hàng hóa có tính hai mặt: +Lao động cụ thể:
KN: Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định nào đó. Đặc trưng: lOMoAR cPSD| 40660676
(1)Mỗi lao động cụ thể có mục đích riêng , đối tượng riêng, phương tiện riêng,
phương pháp riêng và kết quả riêng. Ví dụ: thợ may:
Mục đích: tạo ra quần áo..
Phương tiện: thước, máy may,.. Pp: cắt, may , vắt…
Kết quả: thành thành phẩm…
Lao động cụ thể tạo ra giá trị sử dụng
(2)Lao động cụ thể hợp thành hệ thống phân công LĐXH khi KHKT ngày càng
phát triển thì lao động cụ thể ngày càng đa dạng, phong phú.
(3)Lao động cụ thể là phạm trù vĩnh viễn.
(4)Lao động cụ thể là nguồn gốc tạo ra của cải, vật chất. +Lao động trừu tượng:
KN: là lao động của sản xuất hàng hóa khi gạt bỏ những hình thức cụ thể
của nó, hay nói cách khác: đó chính là sự tiêu hao sức lao động của người
sản xuất hàng hóa nói chung. Đặc trưng:
(1)Lao động trừu tượng tạo ra giá trị của hàng hóa.
(2)Lao động trừu tượng có tính lịch sử.
(3)Lao động trừu tượng biểu hiện mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa.
Câu 5: Phân tích khái niệm, ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường?
*Khái niệm nền kinh tế thị trường: là nền kinh tế vận hàng hóa qua cơ chế thị
trường, mối quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự
tác động và điều tiết của quy luật thị trường. -Ưu thế:
+Luôn tạo động lực cho sự sáng tạo.
+Phát huy tốt các tiềm năng.
+Thảo mãn nhu cầu tối đa của con người. lOMoAR cPSD| 40660676 -Khuyết tật:
+Luôn tồn tại những rủi ro, khủng hoảng.
+Cạn kiệt TNTN, suy thoái môi trường.
+Phân loại xã hội sâu sắc.
Câu 6: Phân tích nội dung, yêu cầu và tác động của quy luật giá trị?
-Vị trí: là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa.
-Nội dung: sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết. -Yêu cầu:
+Trong sản xuất: chi phí cá biệt nhỏ hơn hoặc bằng chi phí xã hội cần thiết.
+Trong lưu thông: trao đổi phải dựa trên nguyên tắc ngang giá.
-Cơ chế hoạt động: sự vận động giá cả lên xuống xoay quanh trục giá trị. -Tác động:
+Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:
• Điều tiết sản xuất: Điều hòa và phân bổ các yếu tổ sản xuất từ ngành này sang ngành khác.
• Sự điều tiết phải thông qua hoạt động của cung cầu. Ví dụ: cung >cầu =>gia
cả nhỏ hơn giá trị (người sản xuất không có lãi) nếu diễn ra trong khoảng
thời gian dài=> lỗ nên người ta thu hẹp quy mô hoặc rút vốn vào ngành khác. Và ngược lại.
• Lưu thông hàng hóa: sự phân bổ hàng hóa từ nơi hàng hóa có giá thấp đến
nơi hàng hóa có giá cao và từ đó tạo nên sự cân bằng hàng hóa trên thị trường.
+Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lý hóa sản xuất:
Trong nền kinh tế, để cùng sản xuất ra một hàng hóa như nhau nhưng mỗi
nhà sản xuất lại có trình độ sản xuất, lực lượng sản xuất…cạnh tranh nhau. lOMoAR cPSD| 40660676
Người nào có điều kiện sản xuất tốt hơn, trình độ sản xuất tốt hơn, hao phí
lao động xã hội nhỏ hơn, áp dụng nhiều tiến bộ khoa học.
• Mua thêm dây truyền,cản tiến kĩ thuật….Người sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận.
+Phân hóa những người sản xuất: Trong quá trình cạnh tranh:
• Những người sản xuất nhạy bén với thị trường, trình độ năng lực giỏi, sản
xuất hao phí cá biệt thấp hơn mức hao phí chung của xã hội sẽ trở nên giàu có.
• Ngược lại, những người do hạn chế về vốn, kinh nghiệm sản xuất thấp kém,
trình đọ sản xuất lạc hậu…thì giá trị cá biệt sẽ cao hơn giá trị xã hội và dễ
lâm vào tình trạng thua lỗ, phá sản và trở nên nghèo khó.
Câu 7: Phân tích hàng hóa sức lao động?
-Khái niệm: sức lao động và toàn bộ năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ
thể người đang sống và được người đó đem ra vận động trong quá trình lao động.
-Lao động là sự vận động sức lao động vào quá trình sản xuất. -Điều kiện:
+Người lao động được tự do về thân thể.
+Người lao động không có tư liệu sản xuất.
-Gía trị của hàng hóa sức lao động:
+Gía trị sức lao động:
• Là TGLĐXH cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra sức lao động quyết định
=>Quy thành giá trị tư liệu sinh hoạt (vật chất và tinh thần) cần thiết. Có
thể: nuôi sống người công dân(Gía trị TLSX). Phí tổn đào tạo( tri phí tổn
thất). Nuôi sống gia đình công nhân( giá trị TLSX nuôi sống).
• Gía trị sử dụng của sức lao động: thỏa mãn công dụng, có tính có ích thỏa
mãn nhu cầu người mua khi đưa vào tiêu dùng trong quá trình sản xuất tạo
ra 1 hàng hóa nào đó do người sản xuất.
=>Gía trị sản xuất của hàng hóa sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc
sinh ra giá trị và giá trị thặng dư. lOMoAR cPSD| 40660676
Câu 8: Giải vì sao sức lao động là hàng hóa đặc biệt?
*Về mặt giá trị sức lao động:
-Thứ nhất, khác với giá trị của hàng hóa thông thường: hàng hóa sức lao động
không chỉ để sản xuất mà còn tái sản xuất ra sức lao động.=> quy thành giá trị tư
liệu sinh hoạt ( vật chất và tinh thần) cần thiết. Từ đó: nuôi sống người công nhân,
phí tổn đào tạo, nuôi sống gia đình công nhân.
-Thứ hai, khác với giá trị của hàng hóa thông thường: giá trị của hàng hóa sức lao
động bao hàm cả yếu tố tinh thần và lịch sử. Vì : hàng hóa thông thường chỉ tồn tại
trong một vật thể còn hàng hóa sức lao động lại tồn tại trong một cơ thể sống *Về
mặt giá trị sử dụng của sức lao động:
-Gía trị sử dụng của sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị
và giá trị thăng dư. Hay nói cách khác, giá trị sử dụng của sức lao động thể hiện
trong quá trình lao động có khả năng tạo ra giá trị lớn hơn giá trị sức lao động.
Câu 9: Phân tích các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư?
*Sản xuất gía trị thặng dư tuyệt đối:
-Gía trị thặng dư tuyệt đối là giá trị thặng dư thu được do kéo dài ngày lao động
vượt quá thời gian lao động tất yếu, trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao
động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
Ví dụ: nếu ngày lao động là 8 giờ, thời gian lao động tất yếu là 4 giờ, thời gian lao
động thặng dư là 4 giờ, tỷ suất giá trị thặng dư là 100%. Giả định nhà tư bản kéo
dài ngày lao động thêm 2h nữa với mọi điều kiện không đổi thì giá trị thặng dự
tuyệt đối tăng 4 giờ lên 6 giờ và tỷ suất giá trị thặng dư sẽ là: m’=6 giờ/4 giờ *100%=150%
-Những con đường chủ yếu để sản xuất giá trị thăng dư tuyệt đối:
+Tăng cường độ lao động kéo dài ngày lao động.
+Vấp phải cuộc đấu tranh của công nhân.
-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: kéo dài thời gian lao động trong
1 ngày, tuần, tháng, năm…
*Sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Downloaded by Boipetshop
Boipetshop (nguyenthinganyyy@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40660676
-Gía trị thặng dư tương đối là giá trị thăng dư thu được nhờ rút ngắn thời gian lao
động tất yếu, do đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao
động không thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn.
Ví dụ: ngày lao động 8 giờ, với 4 giờ lao động tất yếu, 4 giờ lao động thặng dư, tỷ
suất giá trị thặng dư là 100%. Nếu giá trị sức lao động giảm khiến thời gian lao
động tất yếu rút xuống còn 2h thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 6 giờ. Khi đó: m’=6h/2h*100%=300%
Nếu ngày lao động giảm xuống còn 6 h nhưng giá trị sức lao động giảm khiến thời
gian lao động tất yếu rút xuống còn 1h thì thời gian lao động thặng dư sẽ là 5h. Khi đó: m’=5h/1h*100%=500%
-Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: +Đón đầu công nghệ.
+Áp dụng công nghệ mới.
*Gía trị thặng dư siêu ngạch:
-Là m thu được của doanh nghiệp có giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội của hàng hóa.
-Do nâng cao năng suất lao động cá biệt, hạ thấp chi phí cá biệt.
-Biên pháp: áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác.
Câu 10: Phân tích các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hưỡng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam?
*KN: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghãi ở Việt Nam là nền kinh tế
vận hành theo các quy luật của thị trường đồng thời góp phần định hướng tới từng
bước xác lập 1 XH mà ở đó dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh,
có sự điều tiết của nhà nước do ĐCS Việt Nam lãnh đạo. *Đặc trưng cơ bản: -Về mục tiêu:
+Phát triển nền kinh tế thị trường là nhằm xây dựng quan hệ sản xuất: tiến bộ, phù
hợp với trình độ phát triển của LLSX, nhằm thực hiện: dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Downloaded by Boipetshop Boipetshop (nguyenthinganyyy@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40660676
-Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế:
+Phát triển nhiều hình thức sở hữu nhiều thành phần kinh tế, trong đó: kinh tế nhà
nước giữ vai trò chủ đạo.
+Sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế sẽ tạo ra động lục
cạnh tranh để hình thành 1 nền kinh tế thị trường năng động và phát triển.
+Kinh tế nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo hướng dẫn chỉ đạo các thành phần kinh tế khác.
-Về quan hệ quản lý nền kinh tế:
+Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước XHCN
+Nhà nước quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thông qua
quy luật, các chiến lược, kế hoạch và quy hoạch cơ chế chính sách cùng các công
cụ kinh tế trên cơ sở tôn trọng những nguyên tắc của thị trường, phù hợp với yêu
cầu xây dựng XHCN ở Việt Nam. -Về quan hệ phân phối:
+Thực hiện nhiều hình thức phân phối thu thập, trong đó lấy phân phối theo kết
quả lao động, hiệu quả kinh tế là chủ yếu.
-Về quan hệ gắn giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội:
+Nền kinh tế thị trường định hưỡng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thực hiện gắn
phát triển với công bằng xã hội, phát triển kinh tế đi đôi với phát triển kinh tế- văn
hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến lược ,
quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của KTTT.
Câu 11: Phân tích vai trò của cách mạng công nghiệp đối với sự phát triển kinh tế?
-Cách mạng công nghiệp được hiểu là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình
độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về máy móc, kĩ thuật
và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản
về trình độ phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao
động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kĩ
thuật- công nghệ vào đời sống xã hội. Downloaded by Boipetshop
Boipetshop (nguyenthinganyyy@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40660676
+Cách mạng công nhiệp theo nghĩa hẹp: là cuộc cách mạng trong lĩnh vực sản
xuất, tạo ra sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế-xã hội, văn hóa và kĩ thuật,
xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa khắp thế giới.
+Cách mạng công nghiệp theo nghĩa rộng: là những cuộc cách mạng diễn ra ngày
càng sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất, dẫn đến những thay đổi cơ bản các điều
kiện kinh tế, xã hội, văn hóa và kỹ thuật của xã hội loài người với mức độ ngày cao.
-Vai trò của cách mạng công nghiệp:
+Thúc đẩy lực lượng sản xuất: các cuộc cách mạng công nghiệp có những tác động
vô cùng to lớn đến sự phát triển lực lượng sản xuất của các quốc gia và tác động
mạnh mẽ đến quá trình điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố trong lực
lượng sản xuất xã hội:
• Về tư liệu lao động: cách mạng công nghiệp có vai trò to lớn trong phát triển
nguồn nhân lực: nó vừa đặt ra những đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực
ngày càng cao nhưng mặt khác lại tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực.
Ví dụ: cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã đưa nước này trở thành một
cường quốc kinh tế ở Châu Âu và thế giới lúc bấy giờ tạo cơ sở vật chất cho
chủ nghĩa tư bản chủ nghĩa tuy nhiên máy móc thay thế lao động thủ công đã
làm gia tăng nạn thất nghiệp do lao động thủ công nhiều cũng như công nhân
phải làm với cường độ cao dẫn đến mâu thuẫn và bùng nổ những cuộc đấu tranh.
• Về đối tương lao động: cách mạng công nghiệp đã đưa sản xuất của con
người vượt quá những giới hạn về tài nguyên thiên nhiên cũng như sự phụ
thuộc của sản xuất vào các nguồn năng lượng truyền thống.
+Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất:
• Các cuộc cách mạng công nghiệp tạo sự phát triển nhảy vọt về chất trong
lực lượng sản xuất và sự phát triển này tất yếu dẫn đến quá trình điều chỉnh,
phát triển và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội.
• Cách mạng công nghiệp cũng đặt ra những yêu cầu hoàn thiện thể chế kinh
tế thị tường, tạo điều kiện thuận lợi cho hội nhập kinh tế quốc tế và trao đổi
thành tựu khoa học công nghệ giữa các nước.
• Cách mạng công nghiệp tạo điều kiện để tiếp thu, tao đổi kinh nghiệm tổ
chức, quản lý kinh tế- xã hội giữa các nước.
+Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển.
Downloaded by Boipetshop Boipetshop (nguyenthinganyyy@gmail.com) lOMoAR cPSD| 40660676
Câu 12: Phân tích những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển
kinh tế của Việt Nam
-KN: Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện
gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự phân chia lợi ịch,
đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.
-Những tác động của hội nhập kinh tế đến sự phát triển kinh tế: Tích cực Tiêu cực
-Mở rộng thị trường, tiếp thu KHCN,
vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước.
-Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
-Thúc đẩy hội nhập văn hóa, chính trị,
củng cố quốc phòng an ninh. -Gia tăng cạnh tranh.
-Gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế.
-Gia tăng bất bình đẳng xã hội. -Nguy
cơ chuyển dịch cơ cấu tự nhiên bất lợi.
-Thách thức đối với quyền lực nhà
nước, chủ quyền quốc gia, an ninh
và an toàn xã hội. -Bản sắc dân tộc và văn hóa bị xói mòn.
-Gia tăng nguy cơ khủng bố quốc tế,
tội phạm, dịch bệnh, nhập cư bất hợp pháp. Downloaded by Boipetshop
Boipetshop (nguyenthinganyyy@gmail.com)