Nội dung ôn tập học phần Triết học Mac-Lenin | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nội dung ôn tập học phần Triết học Mac-Lenin | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

Trường:

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 128 tài liệu

Thông tin:
9 trang 7 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nội dung ôn tập học phần Triết học Mac-Lenin | Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Nội dung ôn tập học phần Triết học Mac-Lenin | Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 9 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!

68 34 lượt tải Tải xuống
NỘI DUNG THI HỌC PHẦN TRIẾT HỌC
I. Câu hỏi trình bày (30 điểm)
Câu 1:Trình bày quan điểm của CNDVBC về tính thống nhất vật chất của thế
giới?
CNDV biện chứng khẳng định: Bản chất của thế giới vật chất, thế giới thống
nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Chỉ một thế giới duy nhất thống nhất thế giới vật chất. Thế giới vật
chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người.
- Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu
hiện chỗ chúng đều những dạng cụ thể của vật chất, những kết cấu vật chất
hoặc có nguồn gốc vật chất, do vt cht sinh ra và cùng chu sự chi phi ca những quy lut
kch quan phbiến ca thế giới vật cht.
- Thế giới vật chất không do ai sinh ra không bị mất đi, tồn tại vĩnh viễn,
hạn tận. Trong thế giới không khác ngoài những quá trình vật chất
đang biến đổi chuyển hoá lẫn nhau, nguồn gốc, nguyên nhân kết quả của
nhau.
Câu 2: Trình bày khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến?
Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
+ khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động chuyển hoáMối liên hệ
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng trong thế giới.
+ dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sựMối liên hệ phổ biến
vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại
nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất
những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới.
+ Mối liên hệ phổ biến nhất là đối tượng nghiên cứu của PBC. Đó là mối liên hệ
giữa các mặt đối lập, lượng và chất, nguyên nhân và kết quả...
Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù,
vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trong phạm vi nhất định tồn tại cả những
mối liên hệ phổ biến nhất.
Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù phổ biến tạo nên tính thống nhất trong
tính đa dạng và ngược lại tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong
giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 4: Trình bày khái niệm chất? Nêu ví dụ.
- Khái niệm chất:
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
Như vậy, yếu tố tạo thành chất của sự vật, hiện tượng những thuộc tính
khách quan vốn của nó. Nhưng chất không đồng nhất với thuộc tính, mỗi sự vật,
hiện tượng đều có thuộc tính cơ bản và thuộc tính khôngbản, chỉ có thuộc tính cơ
bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Việc phân biệt thuộc tính bản
không bản của sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ thể; cùng một thuộc
tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.
Việc phân biệt giữa chất và thuộc tính, giữa thuộc tính cơ bản và không cơ bản
chỉ mang tính tương đối, do đó mỗi sự vật hiện tượng không chỉ một chất,
nhiều chất tùy thuộc vào các mối quan hệ của nó với những cái khác.
Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng, biểu hiện tính ổn
định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Chất của sự vật, hiện tượng không những được quy định bởi chất của những
yếu tố cấu thành còn bởi phương thức liên kết giữa chúng (kết cấu của sự vật,
hiện tượng) thông qua các mối liên hệ cụ thể.
Ví dụ:
Than chì một dạng thù hình của cacbon, một cấu trúc tinh thể hình bình
hành khiến cho chúng có những tính chất vật lý khác hẳn so với kim cương. Than chì
là một chất mềm, màu xám, đục.
Kim cương một tinh thể không màu gồm cacbon nguyên chất trong đó một
nguyên tử cacbon đều liên kết với 4 nguyên tử cacbon khác gần đó nhất, độ
cứng rất cao, độ tán xạ tốt, cách nhiệt cao.
Câu 6: Thực tiễn là gì? Trình bày các hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản?
* Định Nghĩa: Thực tiễn toàn bộ hoạt động vật chất mục đích, mang tính
lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
* Các hình thức hoạt đô
A
ng thực tiễn cơ bản:
- Hoạt động sản xuất vật chất hình thức hoạt động bản, đầu tiên của thực
tiễn; hoạt động trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động
vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự
tồn tại và phát triển của mình.
- Hoạt động chính trị - hội hoạt động của các tổ chức, cộng đồng người
khác nhau trong hội nhằm cải biến những mối quan hệ chính trị - hội để thúc
đẩy xã hội phát triển.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức hoạt động đặc biệt của thực
tiễn. Đây là hoạt động tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống
hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên hội, nhằm xác định những quy luật
biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu.
Các hình thức hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản
nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
Câu 7: Trình bày vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và
phát triển của xã hội?
* Sản xuất vật chất quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất
thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
* Vai trò của sản xuất vật chất
- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiênbản của con người, nó có
vai trò quan trọng quyết định đối với sự tồn tại phát triển của hội loài người.
Thể hiện:
+ Sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống xã hội.
+ Sản xuất vật chất là sở hình thành, phát triển các quan hệ đa dạng trong
hội, từ những quan hệ kinh tế đến các quan hệ về chính trị, pháp luật, đạo đức...
+ Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người. Nhờ lao
động sản xuất mà con người tách khỏi tự nhiên, hoà nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên,
ng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, sáng tạo ra chính bản thân con người.
+ Đồng thời, Sản xuất vật chất nền tảng của tiến bộ hội. Sự phát triển của
sản xuất vật chất dẫn đến sự thay đổi những cấu hội nhất định làm cho lịch sử
nhân loại phát triển từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao.
- Như vậy, sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển củahội loài
người.
Câu 9: Trình bày khái niệm lực lượng sản xuất?
- LLSX là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn
cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
- Kết cấu: LLSX bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ
TLSX, trước hết là công cụ lao động.
+ Trong các yếu tố của LLSX, yếu tố hàng đầu (yếu tố đóng vai trò quyết định)
là người lao động.
+ Ngày nay, khoa học phát triển, trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến
đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “LLSX trực tiếp”.
Câu 10: Trình bày khái niệm con người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-
Lênin?
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện
chứng giữa phương diện tự nhiên và xã hội.
- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
+ Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
+ Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên
cũng “là thân thể vô cơ của con người”.
- Bản tính xã hội của con người được phân tích dưới hai giác độ sau:
+ xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người không chỉMột là,
có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội
của nó, trước hết bản nhất nhân tố lao động. Chính nhờ lao động
con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
+ xét từ giác độ tồn tại phát triển của con người, sự tồn tại của loàiHai là,
người luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội.
- Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất
của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên
khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính
mình.
II. Câu hỏi phân tích (30 điểm)
Câu 11: Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?
Theo Ph.Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học
hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại” .
1
Tất cả các hiện tượng trong thế giới này chỉthể, hoặc hiện tượng vật chất,
tồn tại bên ngoài độc lập ý thức con người, hoặc hiện tượng thuộc tinh thần, ý
thức của chính con người.
Vấn đề trên có ý nghĩa nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết tất cả những
vấn đề còn lại của triết học.
Thông qua việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, lập trường, thế giới quan
của các học thuyết và của các triết gia cũng được xác định.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn:
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức vật chất thì cái nào trước, cái nào sau, cái
nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Câu 12: Nêu và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin?
Định nghĩa:
“Vật chất một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem
lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
- Định nghĩa trên cho thấy:
+ Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “vật chất” với cách phạm trù triết học
(có ý nghĩa khái quát) với khái niệm “vật chất” được sử dụng trong các khoa học
chuyên ngành (chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính).
+ Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc
tính tồn tại khách quan, tức thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ
thuộc vào ý thức của con người cho con người nhận thức được hay chưa nhận
thức được nó.
+ Thứ ba, vật chất dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó, cái thể gây nên
cảm giác con người khi trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con
người. Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được
phản ánh.
Câu 14: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả?
Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
+ Mối quan hệ giữa nguyên nhân kết quả mối quan hệ khách quan, bao
hàm tính tất yếu: Không nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định
ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.
+ Nguyên nhân cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân bao giờ cũng trước
kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải
sự liên hệ trước sau nào về thời gian đều nằm trong mối quan hệ nhân quả chỉ
những sự tác động lẫn nhau gây ra biến đổi nhất định nào đó mới được coi là quan hệ
nhân quả.
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể
do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
1
C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 403.
+ Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể
diễn ra theo các hướng thuận nghịch khác nhau đều ảnh hưởng đến sự hình
thành kết quả.
+ Một nguyên nhân thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó kết quả chính
kết quả phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp.
+ Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết
quả cuối cùng. Nguyên nhân kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau: Một sự vật,
hiện tượng trong mối quan hệ cụ thể nhất định nguyên nhân thì trong quan hệ cụ
thể khác lại là kết quả, và ngược lại.
+ Nguyên nhân sinh ra kết quả, song kết quả không thụ động mà có khả năng tác
động trở lại nguyên nhân.
Câu 16: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức theo quan điểm của
CNDVBC?
* Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
- điều kiê
o
n, tiền đề để đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức khuynh
hướng vận động, phát triển của nhận thức.
- Mọi sự hiểu biết của con người dù là cảm tính hay lý tính, kinh nghiê
o
m hay
luâ
o
n, thông thường hay khoa học xét đến cùng đều nảy sinh và bpt nguồn từ thực tiễn.
- Nhờ hoạt động thực tiễn các giác quan của con người ngày càng được
hoàn thiện; năng lực duy lôgíc không ngừng được củng cố phát triển; các
phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, tác dụng các giácnối dài
quan của con người trong việc nhận thức thế giới.
- Hoạt đô
o
ng thực tiễn luôn làm nảy sinh tình huống có vấn đề, đòi hỏi con người
cần giải và làm sáng tỏ về nó. Khi tình huống được làm rq, nhâ
o
n thức của con
người được đẩy lên mô
o
t nấc thang mới cao hơn.
* Thực tiễn là mục đích của nhâ
A
n thức:
- Nhâ
o
n thức nếu thoát ly và tách rời thực tiễn thì không có vai trò gì đối với con
người, chỉ thực sự vai trò ý nghĩa khi phải được hiê
o
n thực hóa trong thực
tiễn.
- Thực tiễn luôn là mục đích cho nhận thức hướng tới.
* Thực tiễn là tiêu chuSn để kiểm tra chân lý:
- Tri thức của con người muốn biết được đúng hay sai phải dựa vào thực tiễn
kiểm tra.
- Sự kiểm tra của thực tiễn đối với nhâ
o
n thức của con người vừa mang tính
tương đối vừa mang tính tuyê
o
t đối.
Câu 18: Phân tích quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?
Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Tồn tại hội nào thì ý thức hội ấy. Tồn tại hội quyết định nội dung,
tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình thái
ý thức xã hội. Nếu xã hội còn tồn tại sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội nhất định
cũng mang tính giai cấp. Khi mà tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi
thì những tư tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật, triết học và cả quan điểm thẩm
mỹ lẫn đạo đức dù sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định.
- Tuy nhiên, ý thức hội không phải yếu tố hoàn toàn thụ động hoặc tiêu
cực. Mặc chịu sự quy định sự chí phối của tồn tại hội nhưng ý thức hội
không những tính độc lập tương đối; thể tác động trở lại mạnh mẽ đối với tồn
tại hội đặc biệt còn thể vượt trước tồn tại hội, thậm chí thể vượt
trước rất xa tồn tại xã hội.
Câu 19: Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất?
* Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
- Sự thống nhất: LLSX QHSX hai mặt bản, tất yếu của quá trình sản
xuất chúng không thể tách rời nhau.Trong đó LLSX nội dung của quá trình sản
xuất, còn QHSX là hình thức xã hội của quá trình đó.
- Sự quyết định của LLSX đối với QHSX:
+ Tương ứng với một trình độ phát triển của LLSX tất yếu đòi hỏi một
QHSX phù hợp với nó trên cả ba phương diện (sở hữu, tổ chức, phân phối).
+ Khi LLSX thay đổi tất yếu QHSX phải thay đổi theo.
* Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX: QHSXkhả năng tác động trở
lại LLSX theo hai hướng (thúc đẩy hoặc kìm hãm).
+ Khi QHSX phù hợp với LLSX sẽ thúc đẩy cho LLSX phát triển.
+ Khi QHSX không phù hợp với LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
Câu 20: Phân tích nguồn gốc của cách mạng xã hội?
- Nguyên nhân khách quan:
+ Nguyên nhân sâu xa của CMXH là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX.
+ Nguyên nhân trực tiếp của CMXH là trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa
LLSX với QHSX lỗi thời biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách
mạng đại diện cho LLSX mới với giai cấp thống trị đại diện cho QHSX lỗi thời, mâu
thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp giành chính quyền nhà nước. Do vậy,
CMXH là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển
của xã hội có giai cấp.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự phát triển của nhận thức tính tổ chức của giai cấp cách mạng, tức giai
cấp đại biểu cho PTSX mới tiến bộ hơn, từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu
tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác.
+ Khi có sự kết hợp chín muồi của nhân tố chủ quan và khách quan, tức tạo thời
cơ cách mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành công.
III. Câu hỏi giải thích, vận dụng, liên hệ thực tiễn (40 điểm)
Câu 22: Phân tích nguyên tắc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng
khách quan? Liên hệ chủ trương của Đảng ta trước đổi mới và từ khi đổi mới đến
nay?
Trên sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động,
sáng tạo của ý thức mối quan hệ biện chứng giữa chúng, CNDV biện chứng xây
dựng nên nguyên tpc phương pháp luận bản, chung nhất đối với hoạt động nhận
thức và thực tiễn. Nguyên tpc đó là:
Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách
quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
- Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan biểu hiện ở chỗ:
+ Xuất phát từ tính khách quan của vật chất, thái độ tôn trọng đối với hiện
thực khách quan, mà căn bản tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy
luật;
+ Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần
của con người, của xã hội.
Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động, con người phải:
Xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ
trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp;
Phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện;
Phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng
vật chất để hành động.
=> Nguyên tpc trên bài học khpc phục bệnh chủ quan duy ý chí trong nhận
thức hoạt động thực tiễn. Mặt khác, cũng cần tránh chủ nghĩa kinh nghiệm, xem
thường tri thức khoa học, xem thường lý luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Liên hệ chủ trương của Đảng ta trước đổi mới và từ khi đổi mới đến nay?
Câu 23: Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến. Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân?
Từ Nguyên về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành quan
điểm toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và hoạt động
thực tiễn như sau:
+ đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễnQuan điểm toàn diện
cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động
qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó và sự vật, hiện tượng khác.
+ Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó
nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.
+ Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó
+ Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận
thức và thực tiễn.
Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân:
Câu 24: Phân tích ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu quy
luật từ sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Liên hệ thực tiễn học tập
của bản thân?
Từ quan hệ biện chứng giữa chất lượng chúng ta rút ra nguyên tpc bản
sau:
- Cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật,
hiện tượng.
- Chúng ta phải biết tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.
Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tưởng chủ quan duy ý chí, nôn
nóng, “ ” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.đốt cháy giai đoạn
- Tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng đểthể làm thay
đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời,thể phát huy tác động của chất mới
theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
- Cần phải khpc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh - không dám thực hiện bước
nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút.
- Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong
nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy
cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.
Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân?
Câu 25. Phân tích ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu mối quan hệ
biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Liên hệ thực tiễn địa phương?
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn. Chcó thtìm cái chung trong cái riêng, xuất pt tcái riêng - t nhng s
vật, hiện ng riêng l.
+ Mặt khác, cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể, khpc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương.
+ Trong hoạt động nhận thức thực tiễn cần phải biết vận dụng các điều kiện
thích hợp cho sự chuyển hóa cái đơn nhất thành cái chung ngược lại theo những
mục đích nhất định.
- Liên hệ thực tiễn địa phương:
Câu 28: Tại sao nói: “Sự phát triển của các hình thái kinh tế - hội một
quá trình lịch sử - tự nhiên”? Liên hệ chủ trương quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ
TBCN của Đảng ta?
* Tính chất lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái KT - XH:
- Sự vận động phát triển của hội không diễn ra theo ý chí chủ quan
tuân theo các quy luật khách quan đó là:
+ Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX (quy luật quan
trọng nhất).
+ Quy luật biện chứng giữa CSHT với KTTT.
+ Quy luật đấu tranh giai cấp (trong xã hội có đối kháng giai cấp).
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của hội, của lịch sử nhân loại...
suy đến cùng đều nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự phát triển của LLSX
của xã hội đó.
- Quá trình vận động, phát triển của các hình thái KT - XH do sự tác động của
rất nhiều nguyên nhân. Song, nguyên nhân quan trọng nhất đóng vai trò quyết định
chính là sự tác động của các quy luật khách quan.
* Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng
con đường phát triển tuần tự, còn bao hàm cả sự bỏ qua một hoặc vài hình thái
KT - XH nào đó trong những điều kiện nhất định.
Liên hệ chủ trương quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Đảng ta:
Câu 29: Phân tích quan điểm của CNDVLS về vai trò của quần chúng nhân
dân? Liên hệ thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?
Vai trò của quần chúng nhân dân:
- , quần chúng nhân dân lực lượng sản xuất bản của hội, trựcThứ nhất
tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tạiphát triển của con người,
của hội - đây nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi hội mọi thời đại, mọi
giai đoạn lịch sử.
- , quần chúng nhân dân cũng đồng thời lực lượng trực tiếp hay giánThứ hai
tiếp sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần củahội; là lực lượng trực tiếp hay
gián tiếp các giá trị tinh thần đã được các thế hệ các nhân sángkiểm chứng
tạo ra trong lịch sử.
- , quần chúng nhân dân động lực bản của mọi cuộc CMXH. LịchThứ ba
sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách
hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông
đảo quần chúng nhân dân.
=> Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh
thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử.
Liên hệ thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta:
Câu 30: Phân tích các đức tính cần của con người Việt nam để phát triển
đất nước hiện nay theo quan điểm của Đảng ta? Liên hệ bản thân?
Các đức tính cần của con người Việt nam để phát triển đất nước theo quan
điểm của Đảng ta:
Một là, tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc
chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn
kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.
Hai là, Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung
Ba là, lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải
thiện môi trường sinh thái.
Bốn là, Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, thuật, sáng tạo,
năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội
Năm là, Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình
độ thẩm mỹ và thể lực
Liên hệ bản thân:
| 1/9

Preview text:

NỘI DUNG THI HỌC PHẦN TRIẾT HỌC
I. Câu hỏi trình bày (30 điểm)
Câu 1:Trình bày quan điểm của CNDVBC về tính thống nhất vật chất của thế
giới?
CNDV biện chứng khẳng định: Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống
nhất ở tính vật chất. Điều đó được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Chỉ có một thế giới duy nhất và thống nhất là thế giới vật chất. Thế giới vật
chất tồn tại khách quan, có trước và độc lập với ý thức con người.
- Mọi bộ phận của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu
hiện ở chỗ chúng đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất
hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những quy luật
khách quan phổ biến của thế giới vật chất.
- Thế giới vật chất không do ai sinh ra và không bị mất đi, nó tồn tại vĩnh viễn,
vô hạn và vô tận. Trong thế giới không có gì khác ngoài những quá trình vật chất
đang biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Câu 2: Trình bày khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến?
Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
+ Mối liên hệ là khái niệm dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hoá
lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
+ Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự
vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở
nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là
những mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới.
+ Mối liên hệ phổ biến nhất là đối tượng nghiên cứu của PBC. Đó là mối liên hệ
giữa các mặt đối lập, lượng và chất, nguyên nhân và kết quả...
Giữa các sự vật, hiện tượng của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù,
vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến trong phạm vi nhất định và tồn tại cả những
mối liên hệ phổ biến nhất.
Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến tạo nên tính thống nhất trong
tính đa dạng và ngược lại tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong
giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
Câu 4: Trình bày khái niệm chất? Nêu ví dụ. - Khái niệm chất:
Chất là khái niệm dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng; là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính cấu thành nó, phân biệt nó với cái khác.
Như vậy, yếu tố tạo thành chất của sự vật, hiện tượng là những thuộc tính
khách quan vốn có của nó. Nhưng chất không đồng nhất với thuộc tính, mỗi sự vật,
hiện tượng đều có thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản, chỉ có thuộc tính cơ
bản mới hợp thành chất của sự vật, hiện tượng. Việc phân biệt thuộc tính cơ bản và
không cơ bản của sự vật, hiện tượng phải tùy theo quan hệ cụ thể; cùng một thuộc
tính, trong quan hệ này là cơ bản thì trong quan hệ khác có thể là không cơ bản.
Việc phân biệt giữa chất và thuộc tính, giữa thuộc tính cơ bản và không cơ bản
chỉ mang tính tương đối, do đó mỗi sự vật hiện tượng không chỉ có một chất, mà có
nhiều chất tùy thuộc vào các mối quan hệ của nó với những cái khác.
Chất không tồn tại thuần túy tách rời sự vật, hiện tượng, nó biểu hiện tính ổn
định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Chất của sự vật, hiện tượng không những được quy định bởi chất của những
yếu tố cấu thành mà còn bởi phương thức liên kết giữa chúng (kết cấu của sự vật,
hiện tượng) thông qua các mối liên hệ cụ thể. Ví dụ:
Than chì là một dạng thù hình của cacbon, có một cấu trúc tinh thể hình bình
hành khiến cho chúng có những tính chất vật lý khác hẳn so với kim cương. Than chì
là một chất mềm, màu xám, đục.
Kim cương là một tinh thể không màu gồm cacbon nguyên chất trong đó một
nguyên tử cacbon đều có liên kết với 4 nguyên tử cacbon khác gần đó nhất, nó có độ
cứng rất cao, độ tán xạ tốt, cách nhiệt cao.
Câu 6: Thực tiễn là gì? Trình bày các hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản?
* Định Nghĩa:
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính

lịch sử - xã hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
* Các hình thức hoạt đô Ang thực tiễn cơ bản:
- Hoạt động sản xuất vật chất là hình thức hoạt động cơ bản, đầu tiên của thực
tiễn; là hoạt động mà trong đó con người sử dụng những công cụ lao động tác động
vào giới tự nhiên để tạo ra của cải vật chất, các điều kiện cần thiết nhằm duy trì sự
tồn tại và phát triển của mình.
- Hoạt động chính trị - xã hội là hoạt động của các tổ chức, cộng đồng người
khác nhau trong xã hội nhằm cải biến những mối quan hệ chính trị - xã hội để thúc
đẩy xã hội phát triển.
- Hoạt động thực nghiệm khoa học là một hình thức hoạt động đặc biệt của thực
tiễn. Đây là hoạt động tiến hành trong những điều kiện do con người tạo ra gần giống
hoặc lặp lại những trạng thái của tự nhiên và xã hội, nhằm xác định những quy luật
biến đổi, phát triển của đối tượng nghiên cứu.
Các hình thức hoạt động thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động
qua lại lẫn nhau, trong đó hoạt động sản xuất ra của cải vật chất là hoạt động cơ bản
nhất, đóng vai trò quyết định đối với các hoạt động thực tiễn khác.
Câu 7: Trình bày vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội?
* Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động
vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất
thoả mãn nhu cầu tồn tại và phát triển của con người.
* Vai trò của sản xuất vật chất
- Hoạt động sản xuất vật chất là hoạt động đầu tiên cơ bản của con người, nó có
vai trò quan trọng quyết định đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Thể hiện:
+ Sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống xã hội.
+ Sản xuất vật chất là cơ sở hình thành, phát triển các quan hệ đa dạng trong xã
hội, từ những quan hệ kinh tế đến các quan hệ về chính trị, pháp luật, đạo đức...
+ Sản xuất vật chất là điều kiện chủ yếu sáng tạo ra bản thân con người. Nhờ lao
động sản xuất mà con người tách khỏi tự nhiên, hoà nhập với tự nhiên, cải tạo tự nhiên,
sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, sáng tạo ra chính bản thân con người.
+ Đồng thời, Sản xuất vật chất là nền tảng của tiến bộ xã hội. Sự phát triển của
sản xuất vật chất dẫn đến sự thay đổi những cơ cấu xã hội nhất định làm cho lịch sử
nhân loại phát triển từ giai đoạn thấp đến giai đoạn cao.
- Như vậy, sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Câu 9: Trình bày khái niệm lực lượng sản xuất?
- LLSX là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn
cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
- Kết cấu: LLSX bao gồm người lao động với kỹ năng lao động của họ và
TLSX, trước hết là công cụ lao động.
+ Trong các yếu tố của LLSX, yếu tố hàng đầu (yếu tố đóng vai trò quyết định) là người lao động.
+ Ngày nay, khoa học phát triển, trở thành nguyên nhân trực tiếp của nhiều biến
đổi to lớn trong sản xuất, trong đời sống và trở thành “LLSX trực tiếp”.
Câu 10: Trình bày khái niệm con người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin?
Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện
chứng giữa phương diện tự nhiên và xã hội.
- Bản tính tự nhiên của con người được phân tích từ hai giác độ sau đây:
+ Thứ nhất, con người là kết quả tiến hóa và phát triển lâu dài của giới tự nhiên.
+ Thứ hai, con người là một bộ phận của giới tự nhiên và đồng thời giới tự nhiên
cũng “là thân thể vô cơ của con người”.
- Bản tính xã hội của con người được phân tích dưới hai giác độ sau:
+ Một là, xét từ giác độ nguồn gốc hình thành con người, loài người không chỉ
có nguồn gốc từ sự tiến hóa, phát triển vật chất tự nhiên mà còn có nguồn gốc xã hội
của nó, mà trước hết và cơ bản nhất là nhân tố lao động. Chính nhờ có lao động mà
con người có khả năng vượt qua loài động vật để tiến hóa và phát triển thành người.
+ Hai là, xét từ giác độ tồn tại và phát triển của con người, sự tồn tại của loài
người luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xã hội và các quy luật xã hội.
- Hai phương diện tự nhiên và xã hội của con người tồn tại trong tính thống nhất
của nó, quy định lẫn nhau, tác động lẫn nhau, làm biến đổi lẫn nhau, nhờ đó tạo nên
khả năng hoạt động sáng tạo của con người trong quá trình làm ra lịch sử của chính mình.
II. Câu hỏi phân tích (30 điểm)
Câu 11: Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học?
Theo Ph.Ăngghen: “Vấn đề cơ bản lớn của mọi triết học, đặc biệt là của triết học
hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy với tồn tại”1.
Tất cả các hiện tượng trong thế giới này chỉ có thể, hoặc là hiện tượng vật chất,
tồn tại bên ngoài và độc lập ý thức con người, hoặc là hiện tượng thuộc tinh thần, ý
thức của chính con người.
Vấn đề trên có ý nghĩa nền tảng và là điểm xuất phát để giải quyết tất cả những
vấn đề còn lại của triết học.
Thông qua việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học, lập trường, thế giới quan
của các học thuyết và của các triết gia cũng được xác định.
Vấn đề cơ bản của triết học có hai mặt, trả lời hai câu hỏi lớn:
Mặt thứ nhất: Giữa ý thức và vật chất thì cái nào có trước, cái nào có sau, cái
nào quyết định cái nào?
Mặt thứ hai: Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?
Câu 12: Nêu và phân tích nội dung định nghĩa vật chất của Lênin? Định nghĩa:
“Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem

lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

- Định nghĩa trên cho thấy:
+ Thứ nhất, cần phân biệt khái niệm “vật chất” với tư cách phạm trù triết học
(có ý nghĩa khái quát) với khái niệm “vật chất” được sử dụng trong các khoa học
chuyên ngành (chỉ những dạng vật chất cụ thể, cảm tính).
+ Thứ hai, thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất là thuộc
tính tồn tại khách quan, tức là thuộc tính tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ
thuộc vào ý thức của con người cho dù con người có nhận thức được hay chưa nhận thức được nó.
+ Thứ ba, vật chất dưới hình thức tồn tại cụ thể của nó, là cái có thể gây nên
cảm giác ở con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan của con
người. Ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất, còn vật chất là cái được phản ánh.
Câu 14: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả?
Quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả:
+ Mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả là mối quan hệ khách quan, bao
hàm tính tất yếu: Không có nguyên nhân nào không dẫn tới kết quả nhất định và
ngược lại không có kết quả nào không có nguyên nhân.
+ Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả, nên nguyên nhân bao giờ cũng có trước
kết quả, còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau nguyên nhân. Tuy nhiên, không phải
sự liên hệ trước sau nào về thời gian đều nằm trong mối quan hệ nhân quả mà chỉ
những sự tác động lẫn nhau gây ra biến đổi nhất định nào đó mới được coi là quan hệ nhân quả.
+ Một nguyên nhân có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả và một kết quả có thể
do một hoặc nhiều nguyên nhân tạo nên.
1 C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, t. 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 403.
+ Sự tác động của nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành một kết quả có thể
diễn ra theo các hướng thuận nghịch khác nhau và đều có ảnh hưởng đến sự hình thành kết quả.
+ Một nguyên nhân có thể dẫn đến nhiều kết quả, trong đó có kết quả chính và
kết quả phụ, cơ bản và không cơ bản, trực tiếp và gián tiếp.
+ Trong sự vận động của thế giới vật chất, không có nguyên nhân đầu tiên và kết
quả cuối cùng. Nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí cho nhau: Một sự vật,
hiện tượng trong mối quan hệ cụ thể nhất định là nguyên nhân thì trong quan hệ cụ
thể khác lại là kết quả, và ngược lại.
+ Nguyên nhân sinh ra kết quả, song kết quả không thụ động mà có khả năng tác
động trở lại nguyên nhân.
Câu 16: Phân tích vai trò của thực tiễn đối với nhận thức theo quan điểm của CNDVBC?
* Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức:
- Nó là điều kiê o
n, tiền đề để đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức và khuynh
hướng vận động, phát triển của nhận thức.
- Mọi sự hiểu biết của con người dù là cảm tính hay lý tính, kinh nghiê o m hay lý luâ o
n, thông thường hay khoa học xét đến cùng đều nảy sinh và bpt nguồn từ thực tiễn.
- Nhờ có hoạt động thực tiễn mà các giác quan của con người ngày càng được
hoàn thiện; năng lực tư duy lôgíc không ngừng được củng cố và phát triển; các
phương tiện nhận thức ngày càng tinh vi, hiện đại, có tác dụng “nối dài” các giác
quan của con người trong việc nhận thức thế giới. - Hoạt đô o
ng thực tiễn luôn làm nảy sinh tình huống có vấn đề, đòi hỏi con người
cần lý giải và làm sáng tỏ về nó. Khi tình huống được làm rq, nhâ o n thức của con
người được đẩy lên mô o t nấc thang mới cao hơn.
* Thực tiễn là mục đích của nhâ An thức: - Nhâ o
n thức nếu thoát ly và tách rời thực tiễn thì không có vai trò gì đối với con
người, nó chỉ thực sự có vai trò và ý nghĩa khi phải được hiê o n thực hóa trong thực tiễn.
- Thực tiễn luôn là mục đích cho nhận thức hướng tới.
* Thực tiễn là tiêu chuSn để kiểm tra chân lý:
- Tri thức của con người muốn biết được đúng hay sai phải dựa vào thực tiễn kiểm tra.
- Sự kiểm tra của thực tiễn đối với nhâ o
n thức của con người vừa mang tính
tương đối vừa mang tính tuyê o t đối.
Câu 18: Phân tích quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội?
Quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
- Tồn tại xã hội nào thì có ý thức xã hội ấy. Tồn tại xã hội quyết định nội dung,
tính chất, đặc điểm, xu hướng vận động, sự biến đổi và sự phát triển của các hình thái
ý thức xã hội. Nếu xã hội còn tồn tại sự phân chia giai cấp thì ý thức xã hội nhất định
cũng mang tính giai cấp. Khi mà tồn tại xã hội, nhất là phương thức sản xuất, thay đổi
thì những tư tưởng, quan điểm về chính trị, pháp luật, triết học và cả quan điểm thẩm
mỹ lẫn đạo đức dù sớm hay muộn cũng sẽ có những sự thay đổi nhất định.
- Tuy nhiên, ý thức xã hội không phải là yếu tố hoàn toàn thụ động hoặc tiêu
cực. Mặc dù chịu sự quy định và sự chí phối của tồn tại xã hội nhưng ý thức xã hội
không những có tính độc lập tương đối; có thể tác động trở lại mạnh mẽ đối với tồn
tại xã hội mà đặc biệt là còn có thể vượt trước tồn tại xã hội, thậm chí có thể vượt
trước rất xa tồn tại xã hội.
Câu 19: Phân tích nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất?
* Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất
- Sự thống nhất: LLSX và QHSX là hai mặt cơ bản, tất yếu của quá trình sản
xuất chúng không thể tách rời nhau.Trong đó LLSX là nội dung của quá trình sản
xuất, còn QHSX là hình thức xã hội của quá trình đó.
- Sự quyết định của LLSX đối với QHSX:
+ Tương ứng với một trình độ phát triển của LLSX tất yếu đòi hỏi có một
QHSX phù hợp với nó trên cả ba phương diện (sở hữu, tổ chức, phân phối).
+ Khi LLSX thay đổi tất yếu QHSX phải thay đổi theo.
* Sự tác động trở lại của QHSX đối với LLSX: QHSX có khả năng tác động trở
lại LLSX theo hai hướng (thúc đẩy hoặc kìm hãm).
+ Khi QHSX phù hợp với LLSX sẽ thúc đẩy cho LLSX phát triển.
+ Khi QHSX không phù hợp với LLSX sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
Câu 20: Phân tích nguồn gốc của cách mạng xã hội?
- Nguyên nhân khách quan:
+ Nguyên nhân sâu xa của CMXH là mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX.
+ Nguyên nhân trực tiếp của CMXH là trong xã hội có giai cấp, mâu thuẫn giữa
LLSX với QHSX lỗi thời biểu hiện về mặt xã hội thành mâu thuẫn giữa giai cấp cách
mạng đại diện cho LLSX mới với giai cấp thống trị đại diện cho QHSX lỗi thời, mâu
thuẫn này tất yếu dẫn đến đấu tranh giai cấp giành chính quyền nhà nước. Do vậy,
CMXH là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, là bước nhảy vọt tất yếu trong sự phát triển
của xã hội có giai cấp. - Nguyên nhân chủ quan:
+ Sự phát triển của nhận thức và tính tổ chức của giai cấp cách mạng, tức giai
cấp đại biểu cho PTSX mới tiến bộ hơn, từ đó tạo ra sự phát triển của phong trào đấu
tranh giai cấp từ tự phát đến tự giác.
+ Khi có sự kết hợp chín muồi của nhân tố chủ quan và khách quan, tức tạo thời
cơ cách mạng, thì khi đó tất yếu cách mạng sẽ bùng nổ và có khả năng thành công.
III. Câu hỏi giải thích, vận dụng, liên hệ thực tiễn (40 điểm)
Câu 22: Phân tích nguyên tắc xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng

khách quan? Liên hệ chủ trương của Đảng ta trước đổi mới và từ khi đổi mới đến nay?
Trên cơ sở quan điểm về bản chất vật chất của thế giới, bản chất năng động,
sáng tạo của ý thức và mối quan hệ biện chứng giữa chúng, CNDV biện chứng xây
dựng nên nguyên tpc phương pháp luận cơ bản, chung nhất đối với hoạt động nhận
thức và thực tiễn. Nguyên tpc đó là:
Trong mọi hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách
quan, tôn trọng khách quan, đồng thời phát huy tính năng động chủ quan.
- Xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan biểu hiện ở chỗ:
+ Xuất phát từ tính khách quan của vật chất, có thái độ tôn trọng đối với hiện
thực khách quan, mà căn bản là tôn trọng quy luật, nhận thức và hành động theo quy luật;
+ Tôn trọng vai trò quyết định của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần
của con người, của xã hội.
Điều đó đòi hỏi trong nhận thức và hành động, con người phải:
Xuất phát từ thực tế khách quan để xác định mục đích, đề ra đường lối, chủ
trương, chính sách, kế hoạch, biện pháp;
Phải lấy thực tế khách quan làm cơ sở, phương tiện;
Phải tìm ra những nhân tố vật chất, tổ chức những nhân tố ấy thành lực lượng
vật chất để hành động.
=> Nguyên tpc trên là bài học khpc phục bệnh chủ quan duy ý chí trong nhận
thức và hoạt động thực tiễn. Mặt khác, cũng cần tránh chủ nghĩa kinh nghiệm, xem
thường tri thức khoa học, xem thường lý luận trong hoạt động nhận thức và thực tiễn.
Liên hệ chủ trương của Đảng ta trước đổi mới và từ khi đổi mới đến nay?
Câu 23: Phân tích ý nghĩa phương pháp luận của việc nghiên cứu nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến. Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân?
Từ Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, phép biện chứng khái quát thành quan
điểm toàn diện với những yêu cầu đối với chủ thể hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn như sau:
+ Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn
cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ
phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động
qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó và sự vật, hiện tượng khác.
+ Chủ thể phải rút ra được các mặt, các mối liên hệ tất yếu của đối tượng đó và
nhận thức chúng trong sự thống nhất hữu cơ nội tại.
+ Cần xem xét đối tượng này trong mối liên hệ với đối tượng khác và với môi
trường xung quanh, kể cả các mặt của các mối liên hệ trung gian, gián tiếp; trong
không gian, thời gian nhất định, tức cần nghiên cứu cả những mối liên hệ của đối
tượng trong quá khứ, hiện tại và phán đoán cả tương lai của nó
+ Quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân:
Câu 24: Phân tích ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ việc nghiên cứu quy
luật từ sự thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân?
Từ quan hệ biện chứng giữa chất và lượng chúng ta rút ra nguyên tpc cơ bản sau:
- Cần phải coi trọng cả hai loại chỉ tiêu về phương diện chất và lượng của sự vật, hiện tượng.
- Chúng ta phải biết tích luỹ về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.
Phương pháp này giúp cho chúng ta tránh được tư tưởng chủ quan duy ý chí, nôn
nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn thực hiện những bước nhảy liên tục.
- Tùy theo mục đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay
đổi về chất của sự vật, hiện tượng; đồng thời, có thể phát huy tác động của chất mới
theo hướng làm thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng.
- Cần phải khpc phục tư tưởng bảo thủ hữu khuynh - không dám thực hiện bước
nhảy mặc dù lượng đã tích lũy tới điểm nút.
- Vì bước nhảy của sự vật, hiện tượng hết sức đa dạng, phong phú, do vậy, trong
nhận thức và thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy
cho phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.
Liên hệ thực tiễn học tập của bản thân?
Câu 25. Phân tích ý nghĩa phương pháp luận từ việc nghiên cứu mối quan hệ

biện chứng giữa cái riêng và cái chung. Liên hệ thực tiễn địa phương?
- Ý nghĩa phương pháp luận
+ Cần phải nhận thức cái chung để vận dụng vào cái riêng trong hoạt động nhận
thức và thực tiễn. Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng - từ những sự
vật, hiện tượng riêng lẻ.
+ Mặt khác, cần phải cụ thể hóa cái chung trong mỗi điều kiện, hoàn cảnh cụ
thể, khpc phục bệnh giáo điều, siêu hình, máy móc hoặc cục bộ, địa phương.
+ Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải biết vận dụng các điều kiện
thích hợp cho sự chuyển hóa cái đơn nhất thành cái chung và ngược lại theo những mục đích nhất định.
- Liên hệ thực tiễn địa phương:
Câu 28: Tại sao nói: “Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một

quá trình lịch sử - tự nhiên”? Liên hệ chủ trương quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Đảng ta?
* Tính chất lịch sử - tự nhiên của quá trình phát triển các hình thái KT - XH:
- Sự vận động và phát triển của xã hội không diễn ra theo ý chí chủ quan mà
tuân theo các quy luật khách quan đó là:
+ Quy luật QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX (quy luật quan trọng nhất).
+ Quy luật biện chứng giữa CSHT với KTTT.
+ Quy luật đấu tranh giai cấp (trong xã hội có đối kháng giai cấp).
- Nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại...
suy đến cùng đều có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ sự phát triển của LLSX của xã hội đó.
- Quá trình vận động, phát triển của các hình thái KT - XH do sự tác động của
rất nhiều nguyên nhân. Song, nguyên nhân quan trọng nhất đóng vai trò quyết định
chính là sự tác động của các quy luật khách quan.
* Quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển xã hội chẳng những diễn ra bằng
con đường phát triển tuần tự, mà còn bao hàm cả sự bỏ qua một hoặc vài hình thái
KT - XH nào đó trong những điều kiện nhất định.

Liên hệ chủ trương quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Đảng ta:
Câu 29: Phân tích quan điểm của CNDVLS về vai trò của quần chúng nhân

dân? Liên hệ thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta?
Vai trò của quần chúng nhân dân:
- Thứ nhất, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, trực
tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của con người,
của xã hội - đây là nhu cầu quan trọng bậc nhất của mọi xã hội ở mọi thời đại, mọi giai đoạn lịch sử.
- Thứ hai, quần chúng nhân dân cũng đồng thời là lực lượng trực tiếp hay gián
tiếp sáng tạo ra những giá trị văn hoá tinh thần của xã hội; là lực lượng trực tiếp hay
gián tiếp “kiểm chứng” các giá trị tinh thần đã được các thế hệ và các cá nhân sáng tạo ra trong lịch sử.
- Thứ ba, quần chúng nhân dân là động lực cơ bản của mọi cuộc CMXH. Lịch
sử nhân loại đã chứng minh rằng không có một cuộc cách mạng hay cuộc cải cách xã
hội nào có thể thành công nếu nó không xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng của đông
đảo quần chúng nhân dân.
=> Tóm lại, xét từ kinh tế đến chính trị, từ hoạt động vật chất đến hoạt động tinh
thần, quần chúng nhân dân luôn đóng vai trò quyết định trong lịch sử.
Liên hệ thực tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc ta:
Câu 30: Phân tích các đức tính cần có của con người Việt nam để phát triển

đất nước hiện nay theo quan điểm của Đảng ta? Liên hệ bản thân?
Các đức tính cần có của con người Việt nam để phát triển đất nước theo quan
điểm của Đảng ta:
Một là, Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn
kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội.
Hai là, Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung
Ba là, Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải
thiện môi trường sinh thái.
Bốn là, Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kĩ thuật, sáng tạo,
năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội
Năm là, Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình
độ thẩm mỹ và thể lực Liên hệ bản thân: