-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội Dung Ôn Tập Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 1: Phân tích chức năng của kinh tế chính trị Mac – LêninCâu 2: Phân tích điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hoáCâu 3: Trình bày đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoáCâu 4: Phân tích thuộc tính của hàng hoá. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề nàyCâu 5: Trình bày hai thuộc tính của hàng hoá và chỉ ra mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hànghoá.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Kinh tế chính trị (KTCT) 50 tài liệu
Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Nội Dung Ôn Tập Kinh Tế Chính Trị Mác – Lênin | Đại học Nội Vụ Hà Nội
Câu 1: Phân tích chức năng của kinh tế chính trị Mac – LêninCâu 2: Phân tích điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hoáCâu 3: Trình bày đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoáCâu 4: Phân tích thuộc tính của hàng hoá. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề nàyCâu 5: Trình bày hai thuộc tính của hàng hoá và chỉ ra mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hànghoá.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Kinh tế chính trị (KTCT) 50 tài liệu
Trường: Đại Học Nội Vụ Hà Nội 1.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45734214
NỘI DUNG ÔN TẬP KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN
Câu 1: Phân tích chức năng của kinh tế chính trị Mac – Lênin
Câu 2: Phân tích điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hoá
Câu 3: Trình bày đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá
Câu 4: Phân tích thuộc tính của hàng hoá. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này
Câu 5: Trình bày hai thuộc tính của hàng hoá và chỉ ra mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá
Câu 6: Phân tích tính chất 2 mặt của của lao động sản xuât hàng hoá. Ý nghĩa của việc nghiên cứu này
Câu 7: Thế nào là lượng giá trị của hàng hóa? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
Câu 8: Trình bày nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
Câu 9: Phân tích quá trình phát triển của các hình thái giá trị. Vì sao tiền tệ là hàng hóa đặc biệt
Câu 10: Phân tích các chức năng của tiền tệ và chỉ ra mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ
Câu 11: Trình bày những ưu điểm và khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.
Câu 12: Trình bày nội dung và tác động của quy luật giá trị.
Câu 13: Phân tích tác động của quy luật giá trị. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này trong
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay?
Câu 14: Phân tích nội dung quy luật lưu thông tiền tệ. Nêu hiểu biết về vấn đề lạm phát trong nền
kinh tế thị trường.
Câu 15: So sánh công thức lưu thông của tư bản và công thức lưu thông hàng hóa giản đơn. Câu
16: Phân tích trình tự, mục đích và giới hạn của công thức lưu thông của tư bản và công thức lưu
thông hàng hóa giản đơn.
Câu 17: Làm rõ sự khác nhau giữa sức lao động và lao động. Trình bày điều kiện để sức lao động
trở thành hàng hóa.
Câu 18: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động. Vì sao hàng hoá sức lao động là loại
hàng hoá đặc biệt?
Câu 19: Trình bày điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động.
Câu 20: Giá trị thặng dư là gì? Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa.
Câu 21: Trình bày khái niệm, công thức tính, ý nghĩa của tỷ xuất giá trị thặng dư và khối lượng
giá trị thặng dư.
Câu 22: Thế nào là tư bản bất biến và tư bản khả biến? Căn cứ và ý nghĩa của sự phân chia tư bản nêu trên.
Câu 23: Thế nào là chu chuyển của tư bản? Phân tích các đại cương: thời gian chu chuyển và tốc
độ chu chuyển của tư bản.
Câu 24: Thế nào là tư bản cố định và tư bản lưu động? Căn cứ và ý nghĩa của sự phân chia tư bản nêu trên.
Câu 25: Phân tích hai phương pháp giá trị sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
Câu 26: So sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối.
Câu 27: Tỷ suất lợi nhuận là gì? Phân tích những ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận. lOMoAR cPSD| 45734214
Câu 28: Phân tích những nguyên nhân hình thành độc quyền trong nền kinh tế thị trường. Câu
29: Phân tích đặc điểm của độc quyền: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền. Chỉ ra những
biểu hiện mới của đặc điểm này trong giai đoạn hiện nay.
Câu 30: Phân tích đặc điểm của độc quyền: Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến. Chỉ ra những
biểu hiện mới của đặc điểm này trong giai đoạn hiện nay.
Câu 31: Trình bày nguyên nhân ra đời, phát triển và bản chất của độc quyền Nhà nước trong chủ nghĩa tư bản.
Câu 32: Phân tích vai trò, hạn chế của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội.
Câu 33: Làm rõ tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 34: Vì sao phát triền nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu khách quan.
Câu 35: Phân tích nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Câu 36: Làm rõ tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Câu 37: Vì sao công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là một tất yếu khách quan?
Câu 38: Phân tích nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Câu 39: Phân tích những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt
Nam. Liên hệ thực tiễn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
Câu 40: Phân tích những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt
Nam. Liên hệ thực tiễn. HẾT
Chúc các bạn thi tốt
Câu 1: Phân tích chức năng của kinh tế chính trị Mac – Lênin
*Các chức năng của kinh tế chính trị Mac – Lênin - Chức năng nhận thức:
+ Cung cấp hệ thống tri thức lý luận về sự vận động của các quan hệ giữa người với người trong sản xuất và trao đổi.
- Chức năng thực tiễn:
+ Giúp cho người lao động cũng như nhà hoạch định chính sách biết vận dụng các quy luật kinh tế ấy
vào trong thực tiễn hoạt động lao động cũng như quản trị của quốc gia mình - Chức năng tư tưởng:
+ Tạo lập nền tảng tư tưởng cho người lao động tiến bộ và yêu chuộng tự do, hoà bình, củng cố niềm tin
cho những ai phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng văn minh + Chức
năng phương pháp luận:
- Nền tảng lý luận khoa học cho việc tiếp cận cho khoa học kinh tế khác.
Câu 2: Phân tích điều kiện ra đời và ưu thế của sản xuất hàng hoá
*Khái nhiệm sản xuất hàng hoá
- Sản xuất hàng hoá: là kiểu tổ chức kinh tế mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không nhằmphục
vụ mục đích phục vụ nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán.
* Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá
- Phân công lao động xã hội: Là sự phân chia lao động trong XH thành các ngành, các lĩnh vực sảnxuất khác nhau. lOMoAR cPSD| 45734214
- Phân công lao động XH => Mỗi người chỉ sản xuất 1 hoặc 1 số SP nhất định
- Nhu cầu của họ lại cần nhiều loại Sp khác nhau nên nảy sinh nhu cầu trao đổi sản phẩm cho nhauPhân
công lao động xã hội là cơ sở của sản xuất và trao đổi.
*Ưu thế của sản xuất hàng hoá
- Thúc đẩy phân công LĐ xã hội
- Tăng năng suất lao động, thúc đẩy LLSX phát triển ( phát triển bằng cách ứng dụng KH-K vào LĐ) -
SX hàng hóa quy mô lớn tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng kỹ thuật CN vào SX.
- SX hàng hóa là mô hình KT mở thúc đẩy sự giao lưu hợp tác về KT-VH.
Câu 3: Trình bày đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá
*Khái nhiệm sản xuất hàng hoá (Như câu 2)
*Đặc trưng của sản xuất hàng hoá
- Sx hàng hóa là để trao đổi mua bán
- Lao động của người sx hàng hóa có tính 2 mặt: tính tư nhân và tính XH
- Mục đích của sx hàng hóa là giá trị và lợi nhuận
*Ưu thế của sản xuất hàng hoá ( Như câu 2)
Câu 4: Phân tích thuộc tính của hàng hoá. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này *
Khái niệm hàng hoá
- Hàng hoá là SP của lao động, thoả mãn 1 nhu cầu nào đó của con người, đi vào tiêu dùng thông quatrao đổi, mua và bán
*Thuộc tính của hàng hoá
- Giá trị sử dụng : Là công dụng của hàng hoá nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người + Đặc trưng:
GTSD do những thuộc tính tự nhiên của vật quy định
GTSD được phát hiện dần trong quá trình phát triển của tiến bộ KHKT, của LLSX
GTSD là phạm trù vĩnh viễn
GTSD của hàng hoá là GTSD xã hội và là cái mang giá trị - Giá trị
+ Giá trị trao đổi: Là mối quan hệ về số lượng, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa hàng hoá này với hàng hoá khác
+ Giá trị của HH là lao động XH của người SXHH kết tinh trong hàng hoá => Đặc trưng: * Là phạm trù lịch sử
* Phản ánh quan hệ giữa người sản xuất HH
Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi
Câu 5: Trình bày hai thuộc tính của hàng hoá và chỉ ra mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá (Như câu 4)
*Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của hàng hoá
Câu 6: Phân tích tính chất 2 mặt của của lao động sản xuât hàng hoá. Ý nghĩa của việc nghiên cứu này lOMoAR cPSD| 45734214
*Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá
Lao động cụ thể:
- Là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định - Tạo ra GTSD của HH => Mang tính tư nhân
Lao động trừu tượng:
- Là sự tiêu hao sức LĐ của người sản xuất hàng hoá
- Tạo ra giá trị của hàng hoá => Mang tính xã hội
Câu 7: Thế nào là lượng giá trị của hàng hóa? Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị
của hàng hóa. *Khái niệm
- Lượng giá trị của 1 đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để SX ra đơnvị hàng hóa đó
*Thời gian lao động xã hội cần thiết
+ Là thời gian cần thiết để sản xuất hàng hoá, với trình độ thành thạo trung bình, cường độ trung bình
trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh XH nhất định
*Các nhân tố ảnh hưởng tới lượng GT - Năng suất lao động - Cường độ lao động
- Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động
Câu 8: Trình bày nguồn gốc và bản chất của tiền tệ.
* Nguồn gốc của tiền thệ
- Trong thế giới hàng hoá, tiền tệ ra đời là kết quả tất yếu của quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoákhi
các hình thái biểu hiện giá trị được phát triển từ thấp đến cao.
Hình thái giá trị giản đơn ↓
Hình thái giá trị toàn bộ hay mở rộng ↓ Hình thái giá trị chung ↓ Tiền tệ ra đời
*Bản chất của tiền tệ
- Tiền là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả của quá trình phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa
- Tiền xuất hiện là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa.
- Tiền là hình thái biểu hiện giá trị của hàng hóa.
- Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóaCâu 9:
Phân tích quá trình phát triển của các hình thái giá trị. Vì sao tiền tệ là hàng hóa đặc biệt ?
- Hình thái giá trị giản đơn lOMoAR cPSD| 45734214
+ Gọi là giản đơn là bởi vì giá trị của 1 hàng hóa này chỉ được biểu hiện đơn nhất ở 1 hàng hóa khác
- Hình thái giá trị toàn bộ và mở rộng
+ Khi quá trình sản xuất hàng hóa phát triển cao hơn, hàng hóa được sản xuất ra phong phú hơn, nhu cầu
con người cũng đa dạng hơn và các quá trình trao đổi được mở rộng và thường xuyên hơn nên hình thái
giá trị toàn bộ và mở rộng đã xuất hiện.
+ Giá trị của 1 hàng hóa được biểu hiện ở GTSD của nhiều hàng hóa, đóng vai trò vật ngang giá chung.
+ Tỷ lệ trao đổi đã cố định hơn, tuy vậy vẫn là trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng.
- Hình thái giá trị chung
+ Giá trị của mọi hàng hóa đều được biểu hiện ở GTSD của một hàng hóa đóng vai trò làm vật ngang giá chung.
*Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt
- Tiền là một hàng hóa đặc biệt vì đóng vai trò vật ngang giá chung, là sự thể hiện chung của giá trị vàthể
hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa
Câu 10: Phân tích các chức năng của tiền tệ và chỉ ra mối quan hệ giữa các chức năng của tiền tệ
*Các chức năng của tiền tệ: - Thước đo giá trị - Phương tiện lưu thông - Phương tiện cất trữ - Phương tiện thanh toán - Tiền tệ thế giới
Câu 11: Trình bày những ưu điểm và khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Ý nghĩa của việc nghiên
cứu vấn đề này. *Kinh tế thị trường:
K/N: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đó là nền kinh tế hàng hóa
phát triển cao. Ở đó mọi quan hệ sx và trao đổi được thông qua thị trường chịu sự tác động điều tiết của
các quy luật thị trường. *Ưu thế:
- Một là nền kinh tế thị trường luôn tạo ra động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
- Hai là nền kinh tế thị trường luôn phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng, miền cũngnhư lợi thế quốc gia.
- Ba là nền kinh tế thị trường luôn tạo ra các phương thức thỏa mãn tối đa nhu cầu của con người, từ
đóthúc đẩy sự tiến bộ, văn minh của xã hội.
*Khuyết tật của nền KTTT:
- Một là trong nền kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn những rủi ro khủng hoảng
- Hai là nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên không thể tái
tạo,suy thoái môi trường tự nhiên.
- Ba là nền kinh tế thị trường không tự khắc phục được hiện tượng phân hóa sâu sắc trong xã hội.
Câu 12: Trình bày nội dung và tác động của quy luật giá trị. lOMoAR cPSD| 45734214
*Quy luật giá trị:
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Ở đâu có sản xuất vàtrao
đổi hàng hoá thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động, tác động và chi phối. - Là QL chi phối cơ chế thị
trường và các QL kinh tế khác * Nội dung:
- Quy luật giá trị yêu cầu về việc sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xãhội cần thiết
+ Trong sản xuất: Hướng người sản xuất giảm hao phí lao động cá biệt bằng hoặc thấp hơn mức hao phí
lao động xã hội cần thiết
Trong trao đổi: Theo nguyên tắc ngang giá (Cơ sở là GT xã hội)
* Tác động của QL giá trị
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá
+ Nếu cung nhỏ hơn cầu thì giá cả lớn hơn giá trị Lợi nhuận sẽ cao Thu hút lao động xã hội, sản xuất được rộng mở
+ Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả nhỏ hơn giá trị Lợi nhuận sẽ giảm Dần thải lao động xã hội, quy mô sản xuất thu hẹp
- Kích thích sản xuất phát triển Quy luật giá trị yêu cầu Phải cải tiến Phải nâng Lực lượng hao phí lao kỹ thuật, áp động cá biệt cao năng sản xuất xã dụng kỹ thuật nhỏ hơn hao suất lao hội phát phí lao động mới vào sản động triển xuất
- Lựa chọn tự nhiên và phân hoá những người sản xuấtTác động phân hoá người sản xuất:
Người nào có hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội cần thiết Người giàu
Người nào có hao phí lao động cá biệt lớn hơn hao phí lao động xã hội cần thiết Người nghèo
Câu 13: Phân tích tác động của quy luật giá trị. Ý nghĩa của việc nghiên cứu quy luật này trong
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay? (như câu 12)
Câu 14: Phân tích nội dung quy luật lưu thông tiền tệ. Nêu hiểu biết về vấn đề lạm phát trong nền
kinh tế thị trường. *Nội dung
- Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hóa, phục vụ cho sự lưu thông hàng hóa. Vì vậy, lưuthông
tiền tệ do lưu thông hàng hóa quyết định.
- Nội dung quy luật lưu thông tiền tệ là xác định số lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông hàng hóa ởmỗi thời kì nhất định.
*Vấn đề lạm phát trong nền kinh tế thị trường.
- Chúng ta chỉ cần hiểu đơn giản là lạm phát thì đồng nghĩa với việc đồng tiền mất giá, giá cả các mặthàng
đều tăng lên. Đời sống nhân dân nhất là những người nông thôn và người nghèo ngày càng trở nên khốn đốn hơn. lOMoAR cPSD| 45734214
Câu 15: So sánh công thức lưu thông của tư bản và công thức lưu thông hàng hóa giản đơn.
Tiền có 2 phương thức vận động:
1. Tiền là phương tiện lưu thông hàng hóa, vận động theo công thức Hàng-tiền-hàng
2. Tiền là tư bản vận động theo quy tắc Tiền – Hàng – Tiền H-T-H T-H-T
( Hàng hoá đơn giản )
( Tư bản ) Giống nhau
- Đều có các yếu tố vật trao đổi: tiền và hàng
- Hành vi: đều có 2 giai đoạn: Mua và bán; Bán và mua
- Đều có các chủ thể tham gia trao đổi: người mua và người bán Khác nhau: Bán rồi mua Mua rồi bán - Trình tự :
- Điểm xuất phát và điểm
- Xuất phát là hàng (H), kết
- Xuất phát là tiền (T), kết kết thúc thúc cũng là (H) thúc cũng là tiền (T)
- H ở đây giống nhau về lượng - T -T’ giống nhau về giá trị
giá trị nhưng khác nhau về giá sử dụng nhưng khác nhau về trị sử dụng lượng giá trị T = T+ ∆ t
- Mục đích vận động
- Nhằm về giá trị sử dụng
- Nhằm về giá trị và giá trị tăng thêm
- Giới hạn của sự vận động
- Sự vận động có giới hạn
- Sự vận động hầu như không nhất định có giới hạn
T-H – T’…T’’…T’’’
Câu 16: Phân tích trình tự, mục đích và giới hạn của công thức lưu thông của tư bản và công thức
lưu thông hàng hóa giản đơn. (Như câu 15)
Câu 17: Làm rõ sự khác nhau giữa sức lao động và lao động. Trình bày điều kiện để sức lao động
trở thành hàng hóa. *Sức lao động
- Sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể trong một con
ngườiđang sống và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó *Lao động.
- Lao động là sự vận dụng sức lao động vào quá trình sản xuất*Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. lOMoAR cPSD| 45734214
- Người lao động phải được tự do về thân thể
+ Làm chủ sức lao động và thân thể của mình
+ Có quyền bán sức lao động
- Người lao động không có tư liệu sản xuất
+ Không có những phương tiện vật chất cần thiết để thể hiện sức lao động của mình
+ Không có khả năng tổ chức sản xuất
Câu 18: Phân tích hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động. Vì sao hàng hoá sức lao động là loại
hàng hoá đặc biệt? *Thuộc tính của hàng hoá
- Giá trị sử dụng: Là công dụng của hàng hoá nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của con người + Đặc trưng:
GTSD do những thuộc tính tự nhiên của vật quy định
GTSD được phát hiện dần trong quá trình phát triển của tiến bộ KHKT, của LLSX
GTSD là phạm trù vĩnh viễn
GTSD của hàng hoá là GTSD xã hội và là cái mang giá trị - Giá trị
+ Giá trị trao đổi: Là mối quan hệ về số lượng, thể hiện tỷ lệ trao đổi giữa hàng hoá này với hàng hoá khác
+ Giá trị của HH là lao động XH của người SXHH kết tinh trong hàng hoá => Đặc trưng: * Là phạm trù lịch sử
* Phản ánh quan hệ giữa người sản xuất HH
Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi
*Hàng hoá sức lao động là loại hàng hoá đặc biệt vì: ( như câu 17)
Câu 19: Trình bày điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa và hai thuộc tính của hàng hóa
sức lao động. (Giống câu 17 và 18)
Câu 20: Giá trị thặng dư là gì? Phân tích quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị
trường tư bản chủ nghĩa.
*Giá trị thặng dư: -
Là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư
bảnchiếm không (ký hiệu là m).
*Quá trình sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa -
Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư chỉ là quá trình kéo dài quá cái điểm mà ở đó giá trị sức
laođộng do nhà tư bản trả được hoàn lại bằng vật ngang giá mới
Câu 21: Trình bày khái niệm, công thức tính, ý nghĩa của tỷ xuất giá trị thặng dư và khối lượng
giá trị thặng dư. *Tỷ xuất giá trị thặng dư - Khái niệm:
+ Tỷ suất giá trị thặng dư (m’): là tỷ số tính theo % giữa giá trị thặng dư (m) và tư bản khả biến (v) - Công thức: + m: Giá trị thặng dư + v: tư bản khả biến lOMoAR cPSD| 45734214
+ T’: thời gian lao động thặng dư
+ T: thời gian lao động tất yếu - Ý nghĩa:
* Khối lượng giá trị thặng dư - Khái niệm:
+ Khối lượng giá trị thặng dư(M): Là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư (m’) và tổng tư bản khả biến (V) - Công thức: + M = m’.V - Ý nghĩa:
+ m’ là tỷ lệ phân chia ngày lao động thành hai phần: phần của chủ và phần của thợ.
+M nói lên quy mô sản xuất của doanh nghiệp, phản ánh số lượng giá trị thặng dư người chủ thu được.
Câu 22: Thế nào là tư bản bất biến và tư bản khả biến? Căn cứ và ý nghĩa của sự phân chia tư bản
nêu trên. *Tư bản bất biến:
- Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái TLSX mà giá trị của nó được bảo tồn, di chuyển nguyên vẹnvào
sản phẩm mới tức là không có sự thay đổi về lượng gọi là tư bản bất biến.
*Tư bản khả biến:
- Bộ phận tư bản dùng để thuê sức lao động của công nhân, nó không tái hiện ra nhưng thông qua laođộng
trừu tượng của công nhân mà tăng lên gọi là tư bản khả biến.
Câu 23: Thế nào là chu chuyển của tư bản? Phân tích các đại cương: thời gian chu chuyển và tốc
độ chu chuyển của tư bản. *Khái niệm chu chuyển tư bản:
- Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại vàđổi
mới theo thời gian. *Phân tích
- Chu chuyển tư bản là tuần hoàn tư bản được xét là quá trình định kỳ, thường xuyên lặp đi lặp lại vàđổi mới theo thời gian.
- Thời gian chu chuyển của tư bản: Là khoảng thời gian kể từ khi người ta ứng ra tư bản dưới một hìnhthái
nào đó đến khi nó quay về cũng dưới hình thái đó.
+ Thời gian chu chuyển = TGSX + TGLT
Câu 24: Thế nào là tư bản cố định và tư bản lưu động? Căn cứ và ý nghĩa của sự phân chia tư bản
nêu trên. *Tư bản cố định
- Bộ phận tư bản (số tiền) biểu hiện dưới hình thái máy móc thiết bị, nhà xưởng, đất đai. Nó được sửdụng
toàn bộ trong quá trình sản xuất nhưng về mặt giá trị thì chuyển dần từng phần vào sản phẩm trong
nhiều chu kỳ sản xuất dưới hình thức khấu hao.
*Tư bản lưu động
- Bộ phận tư bản tồn tại dưới hình thái nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phụ, tiền lương. Nó được sửdụng
trong sản xuất và chuyển giá trị nhanh vào sản phẩm sau khi bán hàng hoá thu tiền về.
Câu 25: Phân tích hai phương pháp giá trị sản xuất giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này?
*Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: lOMoAR cPSD| 45734214
- GTTD thu được bằng cách kéo dài ngày lao động một cách tuyệt đối trong khi thời gian lao động
cầnthiết không thay đổi nhờ đó kéo dài một cách tuyệt đối GTTD gọi là GTTD tuyệt đối.
*Sản xuất giá trị thặng dư tương đối:
- GTTD thu được bằng cách giảm bớt thời gian lao động cần thiết dành cho người thợ nhờ đó kéo dàimột
cách tương ứng thời gian lao động thặng dư dành cho người chủ gọi là GTTD tương đối. Câu 26: So
sánh giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối.
*giá trị thặng dư siêu ngạch
- Xét từng trường hợp, giá trị thặng dư siêu ngạch là một hiện tượng tạm thời, xuất hiện rồi mất đi,nhưng
xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch lại là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Câu 27:
Tỷ suất lợi nhuận là gì? Phân tích những ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận. *Khái niệm:
- Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo % giữa GTTD (m) và toàn bộ tư bản ứng trước (c + v) hoặc tỷ sốgiữa P và k.
* Những ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận:
- Tỷ suất giá trị thặng dư
+ Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản
+ Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi
nhuận càng giảm và ngược lại - Tốc độ chu chuyển của tư bản
+ Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản càng lớn thì tầm suất sản sinh ra giá trị thặng dư trong năm của tư
bản ứng trước càng nhiều lần, giá trị thặng dư theo đó mà tăng lên làm cho tỷ suất lợi nhuận cũng tăng
- Tiết kiệm tư bản bất biến:
+ Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì
tỷ suất lợi nhuận càng lớn
Câu 28: Phân tích những nguyên nhân hình thành độc quyền trong nền kinh tế thị trường. *Khái niệm:
- Độc quyền là sự liên minh giữa các doanh nghiệp lớn,có khả năng thâu tóm việc SX và tiêu thụ một số
loại hàng hóa, có khả năng định ra giá cả độc quyền, nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao.
*Những nguyên nhân hình thành độc quyền trong nền kinh tế thị trường
- Do sự phát triển của LLSX - Thành tựu KHKT
- Sự tác động của các QLKT - Cạnh tranh khốc liệt
- Do khủng hoảng kinh tế và Sự phát triển hệ thống tín dụng
Câu 29: Phân tích đặc điểm của độc quyền: Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền. Chỉ ra
những biểu hiện mới của đặc điểm này trong giai đoạn hiện nay.
- Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy
trìsức mạnh của các tổ chức ĐQ ở những lĩnh vực then chốt của nền KT. *Phân tích
- TCĐQ là liên minh giữa các nhà tư bản lớn, tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu
thụmột số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu lợi nhuận độc quyền cao.
- Các hình thức tổ chức độc quyền (liên minh từ thấp đến cao): lOMoAR cPSD| 45734214
- Liên minh theo chiều ngang (liên minh trong cùng 1 ngành):
+ Các ten: Độc lập về sản xuất và tiêu thụ, liên kết với nhau về giá, sản lượng
+ Xanhđica: Độc lập về sản xuất, hình thành hội đồng quản trị điều hành việc mua, bán.
+ Trust: Hình thành hội đồng quản trị điều hành sản xuất, tiêu thụ (hiện nguyên hình là 1 dạng của công ty ĐQ).
-Liên minh theo chiều dọc (Liên minh đa ngành):
+ Côngxxoocxiom: Liên kết giữa các ngành có liên quan về kinh tế - kỹ thuật
+ Cônggơlêmêrat: Liên kết nhiều ngành nghề, lĩnh vực
Câu 30: Phân tích đặc điểm của độc quyền: Xuất khẩu tư bản trở thành phổ biến. Chỉ ra những
biểu hiện mới của đặc điểm này trong giai đoạn hiện nay. *Khái niệm
Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu giá trị ra nước ngoài (đầu tư tư bản ra nước ngoài) nhằm mục đích thu
được giá trị thặng dư và nguồn lợi nhuận khác ở các nước nhập khẩu tư bản.
* Các hình thức xuất khẩu tư bản:
+Xét theo hình thức đầu tư: Trực tiếp (thông qua xây dựng nhà xưởng tại nước được đầu tư, VD: FDI)
và gián tiếp ( là hình thức đầu tư thông qua việc cho vay để thu lợi, VD: ODA)
+Xét theo chủ sở hữu: Nhà nước (NN tư sản đầu tư vào các nước nhận TB, cho vay hoàn lại hoặc không
hoàn lại nhằm đặt được các mục đích về kinh tế, chính trị, quân sự... và tư nhân (XKTB do tư nhân đảm nhận)
Câu 31: Trình bày nguyên nhân ra đời, phát triển và bản chất của độc quyền Nhà nước trong chủ nghĩa tư bản. *Khái niệm:
- Độc quyền nhà nước là kiểu độc quyền trong đó nhà nước nắm giữ vị thế độc quyền trên cơ sở duy
trìsức mạnh của các tổ chức ĐQ ở những lĩnh vực then chốt của nền KT.
*Nguyên nhân ra đời
- Sự phát triển của tích tụ tập trung sản xuất làm thay đổi cơ cấu kinh tế.
- Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số ngành mới có vai trò quan trọngtrong
phát triển kinh tế - xã hội.
- Sự thống trị của độc quyền làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo, làm sâu sắc thêm sự mâu thuẩn giaicấp trong xã hội.
- Xu hướng quốc tế hóa đời sống kinh tế, sự bành trướng của các liên minh độc quyền quốc tế vấp
phảinhững hàng rào quốc gia, dân tộc và xung đột lợi ích với các đối thủ trên thị trường thế giới. *Bản chất
- Là sự kết hợp của sức mạnh của tổ chức độc quyền với sức mạnh của nhà nước tư sản
Câu 32: Phân tích vai trò, hạn chế của chủ nghĩa tư bản đối với sự phát triển của nền sản xuất xã
hội. *Vai trò:
- Thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển nhanh chóng
- Chuyển nền sản xuất nhỏ thành nền sản xuất lớn hiện đại
- Thực hiện xã hội hoá sản xuất*Hạn chế:
- Mục đích của nền giai cấp CNTB vẫn tập chung chủ yếu vì lợi ích của thiểu số giai cấp tư sản
- CNTB đã và đang tiếp tục tham gia gây ra chiến tranh và xung đột ở nhiều nơi trên thế giới lOMoAR cPSD| 45734214
- Sự phân hoá giàu nghèo trong lòng các nước tư bản và có xu hướng ngày càng sâu sắc
Câu 33: Làm rõ tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
- Phù hợp với quy luật phát triển khách quan
- Tính ưu việt của kinh tế thị trường định hướng trong thúc đẩy phát triển
- Là mô hình kinh tế thị trường phù hợp với nguyện vọng của nhân dân mong muốn dân giàu, nướcmạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh
Câu 34: Vì sao phát triền nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là tất yếu khách quan.
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là phù hợp với tính quy luật phát
triển khách quan và nguyện vọng của nhân dân mong muốn dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Câu 35: Phân tích nội dung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. - Sở hữu và các TPKT
- Phát triển đồng bộ các yếu tố và các loại thị trường
- Gắn tập trung KT với tiến bộ, công bằng XH
- Hội nhập kinh tế quốc tế
- Nâng cao năng lực chính trị
Câu 36: Làm rõ tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Một là, CNH là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua:
+ Bất kỳ quốc gia nào đi lên chủ nghĩa xã hội đều phải thực hiện nhiệm vụ hàng đầu là xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
+ Cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu hợp lý, trình độ xã hội
hóa cao dựa trên trình độ khoa học công nghệ hiện đại.
+ Từ chủ nghĩa tư bản hay trước chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội thì xây dựng cơ sở vật chất – kỹ
thuật cho chủ nghĩa xã hội là một tất yếu khách quan và được thực hiện thông qua CNH,HĐH.
- Đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển, quá độ lên chủ nghĩa xã hội như nước ta, xây dựng cơ
sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải thực hiện từ đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
+ Thực hiện CNH,HĐH nhằm xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho nền kinh tế dựa trên thành tựu
khoa học, công nghệ hiện đại.
+ CNH,HĐH để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác, phát huy, sử dụng hiệu quả nguồn lực trong và ngoài nước
+ Thực hiện CNH,HĐH làm cho khối liên minh công nông và trí thức ngày càng được tăng cường và củng cố.
+ CNH,HĐH được thực hiện sẽ tăng cường tiềm lực cho an ninh, quốc phòng.
Câu 37: Vì sao công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam là một tất yếu khách quan?
Câu 38: Phân tích nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
- Một là,tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc hậu sangnền
sản xuất – xã hội tiến bộ.
- Hai là,thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xuất – xã hội lạc hậu sang nền sản xuất – xã hộihiện đại. lOMoAR cPSD| 45734214
+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học,công nghệ mới,hiện đại
+ Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
+ Tiến hành phân công lại lao động xã hội
+ Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Câu 39: Phân tích những tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt
Nam. Liên hệ thực tiễn quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam.
- Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trongnước
- Tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập các lĩnh vực văn hoá, chính trị, củng cố an ninh quốc phòngCâu
40: Phân tích những tác động tiêu cực của hội nhập kinh tế quốc tế đến phát triển của Việt Nam. Liên hệ thực tiễn.
- Làm tăng sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp và ngành kinh tế của nước ta gặp nhiều
khókhăn trong phát triển, thậm chí phá sản, gây nhiều hậu quả bất lợi về mặt kinh tế - xã hội
- Có thể làm gia tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, khiến nền kinh
tếdễ bị tổn thương trước những biến động khôn lường về chính trị, kinh tế và thị trường quốc tế.
- Các nước đang phát triển như nước ta phải đối mặt với nguy cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiênbất
lợi, do thiên hướng tập trung vào các ngành sử dụng nhiều tài nguyên, nhiều sức lao động, nhưng có giá trị gia tăng thấp.
- Tạo ra một số thách thức đối với quyền lực nhà nước, chủ quyền quốc gia và phát sinh nhiều vấn đềphức
tạp đối với việc duy trì an ninh và ổn định trật tự, an toàn xã hội.
- Làm gia tăng nguy cơ bản sắc dân tộc và văn hóa truyền thống Việt Nam bị xói mòn trước sự xâmlăng
của các văn hóa nước ngoài.
- Làm tăng nguy cơ gia tăng của tình trạng khủng bố quốc tế, buân lậu, tội phạm xuyên quốc gia, dịchbệnh... HẾT
Chúc các bạn thi tốt