Nội dung ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội

Nội dung ôn tập môn Dẫn luận ngôn ngữ | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

- Chương II: ngữ âm
+Biến thể âm vị
- Chương III: từ vựng ngữ nghĩa
+Đơn vị cấu tạo từ và phương thức cấu tạo từ
+Các phương thức biến đổi nghĩa của từ: ẩn dụ, hoán dụ
- Chương IV
+phương thức ngữ pháp
+qhe cú pháp (qhe ngữ pháp)
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ
I. Nguồn gốc của ngôn ngữ
1. Chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy tâm nói chúa tạo ra vạn vật và ngôn ngữ
+ ngôn ngữ có trước con người
2. Chủ nghĩa duy vật
- Thuyết tượng thanh: ngôn ngữ ra đời do con ng bắt chước âm thanh của thế
giới xung quanh ( sai vì con mèo kêu meo meo. ở vn gọi alf mèo nhưng mỹ gọi là
cat)
- Thuyết cảm thán: Ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh của
mừng , giận , buồn , vui , đau đớn , ... phát ra vào lúc tình cảm bị xúc động
( số lượng từ rât ít, không có ý nghĩa rõ rệt)
- Thuyết khế ước xh: nn là do con ng thỏa thuận với nhau mà quy định ra ( phi
logic vì chưa có nn để thỏa thuận)
- Thuyết ngôn ngữ cử chỉ: Con người giao tiếp với nhau bằng tư thế của thân
thể và đôi bàn tay ( phi logic vì ngôn ngữ k thành tiếng k thể tạo ngôn ngữ thành
tiếng)
- Thuyết tiếng kêu trong lao động: Ngôn ngữ xuất hiện từ những tiếng kêu
trong lao động tập thể như thông báo về thức ăn , muốn người khác giúp đỡ
mình ( có thể chỉ là nn của loài vật)
3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Ngôn ngữ từ trong cùng với . bắt nguồn lao động nảy sinh lao động
- Lao động con người chẳng những là điều kiện nảy sinh ra mà còn là điều kiện
sáng tạo ra nữa. ngôn ngữ ( con vật có lao động, có ngôn ngữ. Nhưng để ngôn
ngữ có tư duy thì phải có con người -> người có trc nn)
- Ang-ghen cho rằng con ng lao động có tư duy. Có con ng có tư duy -> có nn
- Con ng có tư duy và có nhu cầu giao tiếp ( xã hội) -> ngôn ngữ ( lao động tạo
ra con ng, tư duy -> lao động tạo ra nhu cầu cần giao tiếp -> tạo ra ngôn ngữ)
-
II. Ngôn ngữ là gì
1. Khái niệm
- Ngôn ngữ là hệ thống các âm thanh , từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng ,
làm phương tiện giao tiếp chung cho một cộng đồng ( vd tiếng việt: ta, ta đi
chơi; tiếng anh: at)
2. Đặc trưng
a. Nn có tính võ đoán:
- Ngôn ngữ có bản chất là một loại tín hiệu . Tín hiệu ngôn ngữ có tính võ đoán
- Tính võ đoán: vỏ âm thanh và nội dung biểu thị là ( có thể là từ, cum từ, câu)
do quy ước. không phải mqh logic
vỏ âm thanh là “bàn”. Nội dung biển thị là cái bàn, bàn
bạc
- Cùng một sự vật mỗi ngôn ngữ khác nhau có thể gọi tên khác nhau. ( sách-
book) -> Đồng âm , đa nghĩ
- Tính võ đoán của tín hiệu chỉ mang tính tương đối ( con mèo kêu meo meo gọi
là mèo; màu xanh dịch là green chứ không phải green color)
b. Các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp có tính hình tuyến
- Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh . Chúng phải xuất hiện lần
lượt cái này tiếp sau cái kia , làm thành một chuỗi
- Tính hình tuyển của tín hiệu ngôn ngữ được coi là một nguyên lý căn bản , có
giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ -> Phân tích , nhận diện các
đơn vị ngôn ngữ , phát hiện quy tắc kết hợp của chúng
c. Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi ( tính cấu trúc 2 bậc)
- Tính phân đoạn đôi hay còn gọi là tính có cấu trúc hai bậc
- Một bậc là Đơn vị tự thân , không mang nghĩa số lượng hữu hạn; Một bậc là
Đơn vị mang nghĩa , do các đơn vị tự thân không mang nghĩa tạo thành
- Đơn vị tự thân không mang nghĩa ( các âm của nn): a,ă, â….
- Đơn vị tự thân mang nghĩa: ba, da, gà….
Thực hiện được các thao tác , thủ tục để phân xuất , xác định các đơn vị ngôn
ngữ
d. Nn có tính sản sinh
Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị yếu tố đã có , dựa vào những nguyên tắc đã
được xác định , người sử dụng ngôn ngữ tạo ra và hiểu được rất nhiều loại đơn vị ,
yếu tố mới
Thay đổi trật tự từ đã cso theo quy tắc để tạo thành các câu khác nhau với ý nghĩa khác
nhau – tạo ra và hieur được nhiều loại đơn vị, nhiều yếu tố mới dựa trên yếu tố đã có
e. Ngôn ngữ có tính đa trị
Một vỏ âm thanh có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa hoặc một ý (từ đồng âm/ từ đa nghĩa)
nghĩa có thể được thể hiện ra bằng nhiều hình thức ngữ âm (từ đồng nghĩa)
Làm phong phú thêm năng lực biểu hiện của ngôn ngữ . làm cho khả năng
diễn đạt cúa nó có đc những biến hoá vô cùng kỳ diệu.
- Tính đa trị được thể hiện bởi tính bất đối xứng: 1 cái này tương ứng với nhiều cái
kia
- Thuật ngữ khoa học có tính đơn trị ( đối xứng)
f. Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian về thời gian
- Cái biểu hiện của ngôn ngữ dù có bản tính vật chất hay phi vật chất , dù hiện
thực hay phi hiện thực đều không quan trọng . “ Chỉ cần người ta bảo nó có ,
cho rằng nó tồn tại là được”
( vd có ma hay không chỉ cần nói có là có, nói không là không)
- Ngôn ngữ được dùng để chỉ ra , thay thế cho những sự vật , hiện tượng ,
thuộc tính , quá trình ... ở gần hay xa vị trí của người nói , người nghe , chúng
đang tồn tại , đã tồn tại hoặc sẽ tồn tại ( học trực tuyến, ở vn nói chuyện Mĩ)
3. Bản chất của ngôn ngữ
a. Nn là một hiện tượng xh đặc biệt
Mqh giữa nn với con ng: tác động qua lại
- Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của tự nhiên ( k bắt chước tiếng kêu)
(Tuy có một sốloài động vật tinh khôn có thề tập nói được theo tiếng người (mộtsố loài
chim), “giao tiếp” được với người bằng những cừ chi hoặc dùng vật gi đó làm chi hiệu
(loài tinh tinh - gorila, hoặc đười ươi),nhưng những hiện tượng đó tuyệt nhiên không thể
coi ngang bàngvới kết quà cùa trò em học nói. Đó là những kết quả cùa quá trinh rèn
luyện phản xạ có điều kiện: chúng chi có thể xuất hiện tròngnhững bối cảnh cụ thể, khi có
sự kích thích cụ thể.) ts
- Ngôn ngữ tồn tại khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người ( ng việt
ở nc ngoài muốn cho con học tiếng việt nhưng do mt nên con k chịu học tiếng
việt)
- Mỗi người trong loài người chúng ta nếu tách ra khỏi xã hội thì sẽ không có
được ngôn ngữ ( không thể gọi bàn là ghế; xuất hiện từ mới “đi bão”)
- Ngôn ngữ không có giai cấp ( giai cấp thông trị và bị trị nói chung 1 thứ tiếng)
Nn k thuộc cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng -> đặc biệt
ngôn ngữ là cái chung của toàn xã hội
b. Nn là một hệ thống ký hiệu đặc biệt
- Tín hiệu là một thực thể vật chất kích thích vào giác quan của con người
( làm cho người ta tri giác được ) và có giá trị biểu đạt cái gì đó ngoài thực thể
ấy (đèn giao thông, biển báo giao thông đc coi là tín hiệu)
- Các tín hiệu nn đều có 2 mặt
- Điều kiện để một vật thể , thực thể trở thành tín hiệu :
+Phải là vật chất
+Phải cho một cái gì đó ngoài bản thân nóđại diện
+Phải có giữa tín hiệu với cái mà nó đại diện choliên hệ quy ước
+Sự vật phải tín hiểu nhất định .nằm trong một hệ thống
Lá rụng, Cầu vồng sau mưa, cờ trắng trong chiến tranh, tiếng chuông và kẻng báo hết giờ,
treo cành cây trước cửa báo hiệu có phụ nữ mới đẻ
Vì:
- Ngôn ngữ là một hệ thống . ( Âm vị , hình vị , từ , cụm từ , câu )
- Ngôn ngữ có bản chất là tín hiệu . ( Mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện)
- Mặt biểu hiện: âm thanh
- Mặt được bh: nội dung, ý nghĩa, khái niệm về các sự vật,hiện tượng, thuộc tính,
quá trinh.
- Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ phức tạp gồm nhiều yếu tố , cấp bậc ( yếu tố nhỏ
tạo nên yếu tố lớn, yếu tố lớn tạo nên yếu tố lớn hơn: âm vị->hình vị->từ..) , quan
hệ .
- Ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ
thống con khác nhau ( trong câu đc tạo bởi cụm từ, từ, âm vị … đơn vị tự thân k
mang nghĩa-> đơn vị mang nghĩa->đơn vị mang nghĩa lớn hơn-> yếu tố k đồng
loại-> hệ thống con)
- Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ trong khi các loại tín hiệu khác là đơn trị .
- Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ ( do xh quyết định)
- Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ
+Đồng đại là qtrinh nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh
+Lịch đại ncnn trong qutrinh pt và ncnn ở trang thái động
Cho kqua nc khác nhau-> gtri riêng
4. Chức năng của ngôn ngữ
a. Làm công cụ giao tiếp
- Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục
đích nhất định nào đó
nhiễu ( thường do bối cảnh) do xuất phát từ bên ngoài: tiếng ồn
xung quanh, đường truyền,…
- Giao tiếp là một chu trình
- Giao tiếp tập hợp thành một cộng đồng xã hôi ( mọi người) (vd tiếng dao, tiếng
thái, tiếng mèo)
- Ngôn ngữ là công cụ đủ năng lực hơn cả để thực hiện hoạt động giao tiếp ( có
thể giao tiếng bằng hình vẽ, cử chỉ, điệu bộ nhưng …)
- Ngôn ngữ phản ảnh hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp thuộc
phạm trủ nhận thức, phạm trù tư duy . ( giao tiếp bằng hình vẽ chỉ biểu thị đc
nội dung cụ thể nhưng những khái niệm trừ tượng chỉ có nn mới có thể phản ánh,
thể hiện đc)
b. Làm công cụ tư duy
- Ngôn ngữ thực hiện chức năng phản ánh - làm công cụ cho con người tư duy
bằng khái niệm và tri nhận bằng các khái niệm để hình thành , phát triển tư
duy ( hiểu biết về các nc trên thế giới nhưng k nhất thiết phải đến các nước đấy)
- Ngôn ngữ là phương tiện , hình thức tồn tại , “ nơi tàng trữ ” kết quả của
hoạt động tư duy ( thấy trời mưa nhưng chỉ cần nghĩ là trời đang mưa chứ k cần
nói ra)
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là thống nhất nhưng không đồng nhất
- So sánh ngôn ngữ và tư duy
Ngôn ngữ Tư duy
Thuộc tính dân tộc(mỗi nn có 1 cách
biểu hiện khác nhau)
Thuộc tính nhân loại (8x4=32)
Là cái cụ thể, vật chất (nghe đc, nhìn
đc)
Là cái trừu tượng, tinh thần (trong suy
nghĩ, đc thể hiện qua ngôn ngữ)
Đơn vị: âm vị, hình vị , từ, câu Đơn vị: phán đoán, tư tưởng, khái
niệm
Chức năng: công cụ giao tiếp, công cụ
tư duy (không có ngôn ngữ -> không có
tư duy)
Chức năng: phản ánh thế giới khách
quan
Ngon ngữ là hình thức tồn tại t21
c. Làm nhân tố cấu thành vh và lưu giữ truyền tải vh
- Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nền
văn hóa tộc người (học ngôn ngữ là phải học văn hóa)
- Ngôn ngữ và văn hóa tộc người gắn bó khăng khít với nhau . Tuy nhiên ngôn
ngữ và văn hóa không phải là một ( ở vn thì biểu tượng con rồng gắn liền vói
vua, vd áo vua là long bào. Nhưng ở châu âu cho rằng rồng là quái vật, mang lại
những điều k may mắn) ( lúa, thóc, gạo, … ở vn thì trong tiếng anh gọi chung là
rice)
- Việc hiểu và sử dụng chính xác nghĩa của từ luôn gắn liền với việc hiểu văn
hóa của dân tộc sản sinh ra ngôn ngữ có từ ấy ( ở nc ngoài, buổi sáng hỏi how
are you thì là bth nhưng trong vhvn thì câu đấy nên đc thay bằng cách chào hỏi
như bố đang đọc báo ạ? Bố đang uống chè ạ?)
d. Các chức năng nhìn từ hướng tiếp cận khác
- Chức năng miêu tả ( tả lại hành động trong ngày, vd hôm nay tôi đi học)
- Chức năng xã hội ( khi nói tôi đi đến trường, chị đi đến trường thì sẽ hiểu đc mqh
giữa ng nói vfa ng nghe)
- Chức năng biểu cảm ( tôi đii đến trg ( trang trọng) khác với em đi đến trường ạ
( gần gũi, thân thuộc))
- Chức năng tạo lập văn bản ( mỗi câu là 1 bộ phận tạo nên vb, tham gia vào việc
tạo nên vb)
III. Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ
1. Khái niệm hệ thống và cấu trúc
- Hệ thống là một tổng thể những yếu tố có quan hệ qua lại và ( tối thiểu là 2)
quy định lẫn nhau , tạo thành một thế thống nhất có tính phức hợp hơn
- Cấu trúc là thực thể có thể phân tích ra được thành những bộ phân , những
yếu tố , trong đó , mỗi bộ phận , mỗi yếu tố có được ( và chỉ có được) cương vị
, giá trị của mình nhờ mối quan hệ của chúng với các bộ phân , các yêu tố
khác và với toàn thể cấu trúc (muốn hiểu đc cấu trúc phải nhìn vào hệ thống)
- Cấu trúc là một thực thể toàn vẹn
- Cấu trúc là một thuộc tính cấu tạo hệ thống và nó có được trong hệ thống
- Hiểu được tổ chức bên trong của hệ thống là hiểu được cấu trúc của nó
2. Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó được tổ chức theo những điều kiện , tiêu chí
của hệ thống nói chung .
- Hệ thống ngôn ngữ có cấu trúc của nó .
- Các đơn vị như : “ từ ” , “ hình vị ” , “ âm vị”. “câu” là các đơn vị ngôn ngữ
- Mỗi loại đơn vị làm thành một tiểu hệ thống , gọi là một cấp độ, đóng vai trò
làm một bộ phận trong hệ thống lớn là hệ thống ngôn ngữ
- Quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ là mạng lưới quan hệ phức tạp và đa
dạng .
- Ba quan hệ căn bản trong ngôn ngữ : ( không nhầm với các loại qh khác)
+ Quan hệ tôn ti/quan hệ cấp bậc ( từ nhỏ hình thành cái lớn. đơn vị nhỏ nhất
trong ngôn ngữ là âm vị -> hình vị -> từ -> cụm từ -> câu -> văn bản)
+ Quan hệ kết hợp/quan hệ ngũ (cú) đoạn ( qhe theo chiều ngang) (tôi đi đến
trường: được sắp xếp theo trật tự( tính hình tuyến) tùy theo các
ngôn ngữ khác nhau mà vị trí khác nhau)
+ Quan hệ đối vị/quan hệ liên tưởng ( qhe theo chiều dọc) (liên tưởng đến các
yếu tố khác cùng loại có thể thay thế trong các ngữ cảnh khác nhau vd có thể thay
thế tôi thành anh, chị, em, mình…)
3. Ngôn ngữ và lời nói
- Mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung , ngôn ngữ là cái chung , lời nói là
cái riêng ( quy tắc chung trong tiếng việt là chủ, vị, bổ dựa theo quy tắc xây dưng
nên những câu khác nhau như tôi ăn cơm, tôi đọc sách ( lời nói)
- “ Tất nhiên , hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn
nhau : ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây được tất cả
những hiệu quả của nó ; nhưng lời nói lại cần thiết để ngôn ngữ được xác
lập ; về phương diện lịch sử , sự kiện lời nói bao giờ cũng đi trước ( … ) . Cuối
cùng , chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hóa” ( F.de Saussure )
IV. Phân loại các ngôn ngữ
1. Cơ sở phân loại
a. Phương pháp so sánh lịch sử (lịch đại)
Nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ và quan hệ giữa các ngôn ngữ về mặt cội nguồn
-> Xác lập phả hệ của các ngôn ngữ , quy chúng vào các nhóm , các tiêu chí và các
chi , các ngành khác nhau thuộc các ngữ hệ khác nhau
b. Phương pháp so sánh loại hình ( đồng đại)
Nghiên cứu , phát hiện các phổ niệm ngôn ngữ, (Phổ niệm(đơn vị nhỏ nhất có nghĩa về
mặt cấu trúc) là khái niệm có tính chất phổ quát trong nn là khái niệm đúng với đại đa số
ngôn ngữ trên thế giới)phát hiện những đặc trưng về mặt loại hình của các ngôn ngữ ,
để phân loại và quy các ngôn ngữ cụ thể vào những loại hình khác nhau -> Phân
loại loại hình các ngôn ngữ trong đó các ngôn ngữ cũng có những đặc điểm và cấu
trúc hình thái hoặc cầu trúc ngữ pháp , hoặc có hay không có thanh điệu
2. Phân loại nn theo cội nguồn
a. Tiền đề cho cách phân loại
- Trong lịch sử , có những vì một lý do nào đó đã ngôn ngữ bị chia tách thành
nhiều ngôn ngữ khác nhau . Ngôn ngữ đã bị chia tách thường được gọi là
ngôn ngữ mẹ.
- Ngữ âm , từ vựng , ngữ pháp ( là bình diện ổn định hơn cả) của ngôn ngữ và các
tiểu hệ thống của nó biến đổi không đồng đều
- Sự biến đổi ngữ âm thường có lý do có quy luật và biến đổi theo hệ thống
- Tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm
+Nếu hai ngôn ngữ không liên quan với nhau về côi nguồn thì tên gọi của
cùng một sự vật là khác nhau ( tiếng việt là gạo, tiếng anh là rice)
+Nếu những từ gần gũi nhau về âm thanh , có liên quan hoặc gắn bó với nhau
về ý nghĩa thường bắt nguồn từ một ngôn ngữ gốc nào đó ( gà trong tv, ka
trong tiếng Mường)
b. Một số chú ý khi so sánh trong nghiên cứu cội nguồn các ngôn ngữ
- Việc so sánh được tiến hành căn cứ vào ba mặt ngữ âm , từ vựng và ngữ pháp
- Về mặt từ vựng (à, ôi, ồ) (róc rách, tí tách), Các từ cảm thán , từ tượng thanh ,
từ trùng âm ngẫu nhiên ( trong tv có từ cắt, tiếng anh có từ cut trùng âm) , các từ
vay mượn , đều không đưa vào đối tượng khảo sát .
- Nghiên cứu côi nguồn ngôn ngữ phải chú ý trước hết đến những vốn từ cơ
bản
- Các sự kiện , hiện tượng ngôn ngữ đưa ra làm cứ liệu so sánh không đòi hỏi
phải giống nhau hoàn toàn về mọi mặt
- Khi xác lập được những dãy sự kiện trong hai ngôn ngữ và chứng minh
những dãy sự kiện có nguồn gốc với nhau thì vẫn chưa đủ để nói hai ngôn
ngữ có quan hệ họ hàng ( vì đặt trong ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng thì chỉ có thể
giống một trong 3)
c. Kết quả phân loại
mối quan hệ gần gũi hơn là mqh trong nhóm/chi -> nhánh/dòng
->ngữ hệ
tiếng việt thuộc nhóm việt mường, nhánh môn
khmer, ngữ hệ Nam Á
- Các ngữ hệ
+ Ngữ hệ Ấn - Âu
+Ngữ hệ Hán Tạng
+Ngữ hệ Sêmít
+Ngữ hệ Thổ ( Nhĩ Kỳ)
+ Ngữ hệ Nam Á
3. Phân loại nn theo loại hình
a. Phân loại các loại hình ngôn ngữ theo đặc trưng hình thái
- Hòa kết
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết/ khuất chiết/ biến hình : Gồm 3 đặc trưng cơ
bản
o Từ có biến đổi hình thái
Từ khi đứng 1 mình thì không biến đổi nhưng khi tham gia vào câu thì có sự biến đổi
hình thái
biến từ go->goes->went ( tiếng nga và tiếng đức là 2 ngôn ngữ biến
hình điển hình)
o Sự đối lập căn tố - phụ tố rõ rệt
Căn tố: go, phụ tố: es
o Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng nhiều phụ tố , và
ngược lại
- Chắp dính
+ Là các ngôn ngữ có hiện tượng nổi tiếp thêm một cách máy móc , cơ giới
vào căn tô nào đó một hay nhiều phụ tổ , mà mỗi phụ tổ lại chỉ luôn mang
một ý nghĩa nhất định (vd tiếng nhật, hàn)
+Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của từ được biểu diễn trong bản
thân từ bằng phụ tố Ví dụ : Trong tiếng Thổ Nhĩ Kì adam ( người đàn ông )
adam/ar ( số nhiều ) kadin ( người đàn bà ) kadin/ar ( số nhiều )
+ Loại hình ngôn ngữ chắp dính
o Căn tố hầu như không biến đổi hình thái , chúng có thể tồn tại độc lập .
o Mỗi phụ tổ chắp dinh luôn chỉ “ chứa” một ý nghĩa ngữ pháp và ngược
lại mỗi ý nghĩa ngữ pháp bao giờ cũng được biểu thị bằng một phụ tố
riêng
- Đơn lập
+Trong hoạt động ngôn ngữ từ không biến đổi hình thái ( tiếng việt, tiếng
trung: anh học, tôi học, chị ấy đi đi đi học)
+Quan hệ ngữ pháp , ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và
trật tự từ . ( hư từ: đã, đang, sẽ)
( trật tự từ: khi nào anh về nước? -> chưa về; anh về nước khi nào? -> đã về)
( trật tự các thành tố: to gan và gan to)
+Đơn vị đặc biệt là hình tiết : Là đơn vị CÓ nghĩa mà vỏ âm thanh trùng với
âm tiết ( đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất ) ( từ “mẹ” vì phát âm là mẹ chứu k
phải mờ ẹ)
+Hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít . Vì thế quan hệ dạng thức giữa các
từ yếu đến mức dường như chúng tồn tại rất rời rạc, rất “tự do” trong câu
( đêm hôm, qua cầu gãy; đêm hôm qua, cầu gãy; thấy anh, em tôi rất vui; thấy anh em,
tôi rất vui…)
- Đa tổng hợp
+ Có một loại đơn vị đặc biệt vừa là từ vừa là câu, được tạo trên cơ sở động
từ
+Vừa có nét giống ngôn ngữ chấp dính ở chỗ chúng tiếp nối các hình vị vào với
nhau , lại vừa có nét giống với hòa kết ở chỗ khi kết hợp các hình vị với nhau , có thể
biến đổi vỏ ngữ âm của hình vị
b. Phân loại các loại hình ngôn ngữ theo đặc trưng cú pháp
Dựa vào các tiêu chí và những nét điển hình về mặt củ pháp , chủ yếu là những đặc
trưng về mặt trật tự từ :
- Loại hình các ngôn ngữ SVO
- Loại hình các ngôn ngữ SOV
- Loại hình các ngôn ngữ VSO
- Loại hình các ngôn ngữ VOS , OVS , OSV
- Loại hình ngôn ngữ SVO : Các ngôn ngữ Roman ( Tiếng Anh , Pháp , Tây
Ban Nha , Italia , .. ) , ngôn ngữ Slave (Tiếng Nga , Bungari , Sec , Slovac ... ) ,
tiếng Hán , Việt Thái , Khmer , Lào , Indonesia , ...
- Loại hình ngôn ngữ SOV : Tiếng Nhật , Thổ Nhĩ Kì , Miền Điện , Hinđi ....
- Loại hình ngôn ngữ VSO : Tiếng Tonga , các ngôn ngữ Đa đảo, một số
phương ngữ của tiếng A rập , tiếng ở xứ Wel , một số ngôn ngữ thổ dân châu
Mỹ
- Ngoài ra các loại hình mang tính chất không phổ biên như : VOS , OVS ,
OST
Trong phần ngữ âm không theo giáo trình mà theo slide
CHƯƠNG II: NGỮ ÂM VÀ VĂN TỰ
I. Khái niệm ngữ âm và ngữ âm học
1. Ngữ âm là gì?
Ngữ âm là mặt âm thanh của ngôn ngữ
2. Ngữ âm học là gì?
- Ngữ âm học là chuyên ngành ngôn ngữ học nghiên cứu về ngữ âm được gọi là
ngữ âm học
- Các bộ môn trong ngữ âm học
+ Bộ môn ngữ âm học cấu âm: Nghiên cứu bộ máy phát âm của con người ,
nghiên cứu cách thức , nguyên lý tạo âm của ngôn ngữ , miêu tả các âm về
mặt cấu âm trong bộ máy phát âm
Quan tâm bộ môn ngữ âm học cấu âm: khi có 1 âm thì phát âm ntn, cách đặt lưỡi ra sao,
miệng để ntn
+Bộ môn ngữ âm học âm học
+Bộ môn ngữ âm học thính giác
3. Đặc trưng của ngữ âm
a. Đặc trưng vật lý
- Cao độ : Tần số dao động của vật thể
- Cường độ : Biên độ dao động của vật thể
- Âm sắc : Mối tương quan giữa âm cơ bản và họa âm
- Trường độ : Độ dài của âm thanh
Dây thanh của nữ và ng trẻ mỏng hơn nên tông giọng cao hơn người già và nam ( cao độ)
Cường độ là độ mạnh của âm thanh ( âm thanh to hay nhỏ)
Âm sắc là sắc thái của âm thanh( mỗi ng nói 1 giọng khác nhau). Âm thấp nhất và trầm
nhất là âm cơ bản. họa âm bằng bội số lần âm cơ bản. mối tương quan giữa âm cơ bản và
họa âm cho chúng ta âm sắc.
Trường độ cho nguyên âm ngắn, nguyên âm dài trong ngôn ngữ
b. Đặc trưng sinh học
Phổi là cơ quan đầu tiên tham gia vào quá trình cấu tạo âm thanh, thứ 2 là dây thanh
Khoang miệng, mũi, yết hầu khuếch đại âm thanh
- Bộ máy phát âm
+Dây thanh: Là 2 cơ mỏng nằm sóng đôi song song với nhau trong thanh
hầu .
+Thanh hầu: Là một hộp sụn nằm phía trên khí quản , nhô ra phía trước cổ
+Thanh môn ( cửa của thanh hầu): Là khe hở giữa hai dây thanh có thể được
mở rộng ra hoặc khép lại
+Khoang mũi ( , miệng và khoang yết hầu : Giữ vai không thay đổi về thể tích)
trò như những hộp cộng hưởng trong các nhạc cụ bộ hơi
+Khoang miệng , khoang yết hầu do hoạt động của lưỡi và môi mà có thể
thay đổi về : Thể tích , Hình dáng và lối thoát không khí ( môi)
Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu giống như 3 hộp cộng hưởng khuếch đại âm
thanh do dây thanh rung. Khi tịnh tiến lưỡi ra trc thì khoang miệng nhỏ, khoang yết hầu
to và ngược lại
Cơ chế hđ của âm thanh giống với các dụng cụ bộ hơi như đàn: dây đàn và hộp đàn. Khi
dây đàn rung thì hộp đần khuếch đại âm thanh. 3 khoang giữ vai trò như hộp cộng hưởng
tham gia vào quá trình khuếch đại âm thanh
Khoang mũi không thay đổi về thể tích
Mỗi âm phát ra đều khác nhau. Ví dụ âm [a]: một người nói cùng âm [a] thì sẽ khác nhau
vì dây thanh rung khác nhau, các khoang ở vị trí khác nhau
c. Đặc trưng xh
- Cùng một đặc trưng âm học nhưng xã hội ( cộng đồng ngôn ngữ ) khác nhau
có thái độ khác nhau về nó (quan tâm đến độ ngắn, dài của nguyên âm. Ví dụ
“bát” thì a là nguyên âm dài; “bắt” thì ă là nguyên âm ngắn. hay các nguyên âm
ngắn và dài trong tiếng anh. Các thứ tiếng có âm mũi)
- Đặc trưng xã hội giúp ta giải thích số lượng nguyên âm và phụ âm của các
ngôn ngữ trên thế giới là khác nhau ( phụ thuộc vào kết quả của xh với âm đó.
Cùng 1 âm nhưng cách đọc khác nhau. Vd tiếng việt có cặp ngắn dài khác với các
ngôn ngữ khác)
- Tính chất xã hội làm cho hệ thống ngữ âm của các ngôn ngữ trên thế giới đa
dạng
II. Âm tố
1. Khái niệm âm tố
- Là đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất
Âm tố là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên âm thanh mà ta có thể nhận biết bằng thính giác
(nghe) nó
Ký hiệu âm tố:
2. Nguyên âm
a. Khái niệm
Nguyên âm là những âm tố khi phát luồng hơi đi ra không bị cản trở bởi các cơ
quan phát âm, dây thanh rung động mạnh và đều đặn nên bản chất nguyên âm là
tiếng thanh
b. Phân loại nguyên âm
- Tiêu chí phân loại âm thanh
1. Vị trí của lưỡi
a. Độ cao tương đối của lưỡi/ độ mở của miệng
o Nguyên âm cao , nguyên âm khép
Âm đọc lần lượt là i,u,ư
o Nguyên âm cao vừa , khép vừa
Âm đọc lần lượt là ia, ua, ưa
o Nguyên âm thấp , nguyên âm mở
Âm đọc lần lượt là a,e,o
o Nguyên âm thấp vừa , mở vừa
Âm đọc lần lượt là ô, ê, ơ
b. Độ tiến về trc hay lùi về sau tương đối của lưỡi
o Nguyên âm hàng trc
o Nguyên âm hàng giữa
o Nguyên âm hàng sau
2. Hình dáng của môi
a. Nguyên âm tròn môi
b. Nguyên âm không tròn môi
Tất cả nguyên âm còn lại k tròn môi
c. Hình thang nguyên âm quốc tế
Nguyên âm trong tiếng việt chỉ có hàng trc và sau, không có hàng giữa
Vị trí của lưỡi và hình dáng của môi là 2 tiêu chí chính để phân loại nguyên âm
Độ cao tương đối của lưỡi và độ mở của miệng theo hình thang từ trên xuống
Độ tiến về phía trước hay lui về phía sau: trước, giữa, sau
Cạnh bên thứ nhất bên trái: các nguyên âm hàng trước, lần lượt là hàng giữa và hàng sau
Hình dáng của môi: đặt bên phải cạnh bên là âm tròn môi, đặt bên trái cạnh bên là k tròn
môi
Ví dụ âm [i] là nguyên âm lưỡi cao, miệng khép; hàng trước và không tròn môi
Nguyên âm cộng với dấu phụ gọi là bán nguyên âm
Phiên âm viết bằng âm( cách đọc)
d. Nguyên âm đôi
Nguyên âm đôi là nguyên âm có sự thay đổi về phẩm chất trong quá trình phát âm
một âm tiết chứa nó . Mỗi nguyên âm đôi có thể được coi như một chuỗi của hai
nguyên âm hoặc một nguyên âm và một âm lướt
e. Bán nguyên âm
Bán nguyên âm là những âm được tạo nên bằng cách cho luồng hơi từ phổi đi lên ,
chuyển động qua miệng và / hoặc mũi với một tiếng xát cực nhẹ
3. Phụ âm
a. Khái niệm
Phụ âm là những âm được tạo ra khi luồng hơi từ phổi đi lên và qua bộ máy phát
âm , bị cản trở theo một cách thức nào đó , dây thanh rung động ít hoặc không rụng
, do đó nghe được chủ yếu là tiếng động
b. Phân loại
3 tiêu chí phân loại phụ âm
- Phương thức cấu âm: cách cản trở luồng hơi và cách khắc phục sự cản trở
1. Phụ âm tắc
Là phụ âm được tạo ra do luồng hơi bị cản trở hoàn toàn tại một vị trí nào
đó của bộ máy phát âm sau đó buông lơi đột ngột để nó thoát ra , phát
thành âm nghe như một tiếng nổ nhẹ
2. Phụ âm xát
Là phụ âm được tạo ra do luồng hơi bị cản trở một phần , luồng hơi thoát
ra ngoài qua một khe hở hẹp tại một vị trí nào đó của bộ máy phát âm .
Do phải lách qua khe hẹp nên cọ xát vào thành của khe hẹp đó , tạo nên
một âm nghe như tiếng xát
3. Phụ âm tắc – xát
Là phụ âm được sinh ra do sự kết hợp của cả phương thức tác lẫn phương
thức xát . Đầu tiên luồng hơi đi lên bị cản trở hoàn toàn tại một vị trí nào
đấy của bộ máy cấu âm như âm tắc sau đó liên tục thoát ra ngoài như cấu
âm một âm xát Cho ta một âm vừa có tính chất tắc vừa có tính chất xát
4. Phụ âm rung
Là phụ âm được sinh ra khi luồng hơi đi lên bị cản trở tại vị trí nào đó của
bộ máy phát âm , nhưng luồng hơi thoát qua , rồi tiếp đó lại bị chặn lại ,
rồi lại thoát qua ... cứ như thể liên tục làm cho lưỡi hoặc lưỡi con rung liên
tục trong quá trình cấu âm
- Vị trí cấu âm là bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi
1. Phụ âm môi
Là những phụ âm được tạo thành do luồng hơi bị cản trở ở môi
o Phụ âm môi môi: Khi cấu âm hai môi khép lại , cản trở hoàn toàn
luồng hơi rồi lại bị mở ra đột ngột và nhanh tạo nên tiếng động như
tiếng nổ nhẹ (phụ âm môi môi là phụ âm tắc)
o Phụ âm môi răng: Khi cấu âm , môi dưới và răng cửa hàm trên khép
lại làm cho luồng hơi thoát ra ngoài một cách khó khăn ( bị cản trở
một phần ) (phụ âm môi răng là phụ âm sát)
2. Phụ âm răng
Là những phụ âm được tạo thành do luồng hơi bị cản trở bởi đầu lưỡi với
mặt trong của răng của hàm trên
bên trên là bộ phận tĩnh, bên dưới là bộ phận động
Bộ phận động kết hợp với bộ phận tĩnh dể cản trở luồng hơi
âm tiếng việt đọc lần lượt là t và th
3. Phụ âm lợi
Là những phụ âm được tạo thành do đầu lưỡi tiếp giáp với chân lợi của
răng
4. Phụ âm quặt lưỡi
Là những phụ âm được tạo thành do đầu lưỡi nâng cao , uốn quặt về phía
sau để mặt dưới của đầu lưỡi tiếp cận với phân giữa lợi và ngạc
đọc: s, tr
5. Phụ âm ngạc ( âm mặt lưỡi)
Là những phụ âm được tạo thành do luồng hơi bị cản trở bởi mặt lưỡi tiếp
xúc với ngạc cứng
6. Phụ âm mạc ( âm gốc lưỡi)
Là những âm được sinh ra do mặt lưỡi sau ( gốc lưỡi ) tiếp xúc với mạc
( ngạc mềm ) để cản luồng hơi
âm g trong tiếng việt là âm xát, g trong tiếng anh là
âm tắc
7. Phụ âm lưỡi con
Là những âm được sinh ra do phần sau của mặt lưỡi ( gốc lưỡi ) nâng cao ,
lùi về phía lưỡi con để tạo nên vật cản luồng hơi .
8. Phụ âm yết hầu
Là phụ âm được sinh ra do nắp họng nhích lui về phía sau tới vách sau
của yết hầu để tạo thành vật cản luồng hơi
9. Phụ âm thanh hầu
Là những âm được tạo ra do thanh môn đóng lại hoặc thu hẹp lại để tạo
ra vật cản luồng hơi
tắc thanh hầu xuất hiện trong inh ỏi, ồn ào, ầm ĩ
- Tính thanh là sự hoạt động của dây thanh ( rung hoặc không rung)
1. Phụ âm hữu thanh: là những phụ âm sinh ra do dây thanh rung
b,d,đ,v,r,g
2. Phụ âm vô thanh: là những phụ âm sinh ra do dây thanh không rung
s,t,ph,c
III. Âm vị và biến thể âm vị
1. Nét khu biệt
- Nét khu biệt là nét đặc trưng cấu âm - âm học đảm nhận chức năng xã hội , phân
biệt âm vị này với âm vị khác
xét lần lượt về phương thức cấu âm, vị trí cấu âm và tính thanh
2. Âm vị
a. khái niệm
- Là tổng thể những nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng một loại âm tố
- Âm vị được từ vô vàn lần phát ra , nói ra một cách cụ thể từ khái quát hóa
những con người cụ thể
- Âm vị là đơn vị của hệ thống âm thanh của ngôn ngữ . Đó là đơn vị trừu tượng
chức năng , , không phải của riêng cá nhân nàomang tính xã hội
b. phân loại âm vị
- Âm vị đoạn tính :Là những âm vị theo trật tự thời gian(được hiện diện trên ngữ lưu
đo đc khoảng tg kéo dài) , tức là được phân đoạn về mặt thời gian ( thanh điệu và
trọng âm đi với âm vị đoạn tính) ( nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm)
-Âm vị siêu đoạn tính :Là những âm vị theo trật tự thời không hiện diện trên ngữ lưu
gian( hiện diện đồng thời với âm vị đoạn tính khác, k đo đc tg kéo dài) mà nó hiện
diện đồng thời với các âm vị đoạn tính khác ( trọng âm trong tv và thanh điệu trong
tiếng anh)
- đỉnh âm tiết là nguyên âm ->nguyên âm qtrong hơn ->nguyên âm chiếm khaorng
tg lớn so với phụ âm và bán âm ->loại âm vị có thể đo đc tg kéo dài của nó: nguyên âm,
phụ âm, bám nguyên âm. Không đo đc là trọng âm trong tiếng việt và thanh điệu trong
tiếng anh
- sự tăng lên và chùng xuống của hệ cơ tương ứng với các âm tiết
- đỉnh âm tiết là nguyên âm nên âm tiết đóng vai trò quan trọng hơn
3. âm vị và biến thể âm vị
a. biến thể âm vị là gì
- Các âm gần gũi nhau , xuất hiện trong những bối cảnh loại trừ nhau được coi
là những biến thể của cùng một âm vị duy nhất
c là âm tắc, mạc và vô thanh. C đi với i miệng sẽ mở hẹp hơn khi đi
với e và ô
b. Tương quan âm vị và biến thể âm vị
- Các biến thể của một âm vị vừa cùng có những đặc trưng cầu âm - âm học
như nhau , vừa mang một hoặc vài đặc trưng cấu âm - âm học nào đó khác
nhau Chúng phân biệt với nhau chính ở những nét đặc trưng khác nhau đó
( đặc trưng cấu âm-âm học như nhau là nét khu biệt; nét đặc trưng khác nhau
biến thể âm vị). Khi đi với những âm khác nhau thì có những sự thaty đổi khác
nhau …
c. Phân loại biến thể âm vị
- Biến thể tự do: Là những biến thể hiện diện không bị phụ thuộc , bị chi phối
bởi bất kỳ nhân tố nào . Chúng xuất hiện “ tùy tiện ” ở một số cá nhân ,
không thể đoán trước được bối cảnh của chúng .
nét khu biệt nét rườm
- nét khu biệt+nét rườm-> biến thể âm vị
- : Biến thể kết hợp Là những biến thể do chu cảnh quyết định . Biến thể này xuất
hiện do sự kết hợp của nó trong dãy âm mang lại
khi t đi với u,ô,o+yếu tố môi hóa (tròn môi) -> biến thể
của âm vị t. khi đi với u độ mở hẹp, ô thì mở vừa
ng là tắc, hữu thanh, mạc. khi đi với i, ê chuyển thành tắc,
hữu thanh, ngạc. là biến thể của âm vị ng khi đi với i, ê
Trong tiếng việt không có nguyên âm hàng giữa. chỉ có nguyên âm hàng trước và hàng
sau
4. Âm vị và âm tố
- Âm tố là những âm được người nói phát ra và được người nghe nhận ra bằng
thính giác
- Âm vị là cái trừu tượng , khái quát hóa từ các âm tố, còn âm tố là hình thức
thể hiện vật chất cụ thể trong mỗi lần được nói ra , được phát âm ra của âm
vị
- Chúng ta nói ra và nghe thấy các âm tố , nhưng tri nhận là tri nhận âm vị .
Tương quan âm vị - âm tố tương ứng với tương quan ngôn ngữ - lời nói
Âm tố Âm vị
Cụ thể Trừu tượng
Thính giác Tri giác
Vô hạn Hữu hạn
Lời nói Ngôn ngữ
Khi nói 10 âm t, âm vị giống nhau, âm tố khác nhau
IV. Âm tiết
1. Khái niệm âm tiết
- Xét từ bình diện cấu âm , âm tiết được “ cắt nghĩa ” bằng học thuyết về độ
vang(nguyên âm là âm có độ vang lớn rồi đến các phụ âm vang như: m, n, ng) và
học thuyết về độ căng cơ ( sơ đồ hình sin bên trên)
- Xét từ bình diện cấu trúc và chức năng , âm tiết là đơn vị của lời nói bao gồm
ít nhất một nguyên âm làm hạt nhân và một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm
đứng trước , hoặc đứng sau , hoặc vừa đứng trước , vừa đứng sau hạt nhân
đó ( là đơn vị của lời nói. Ví dụ: mẹ là 1 âm tiết, đã là một âm tiết, về là một âm
tiết; hạt nhân là nguyên âm …)
2. Phân loại âm tiết
- Căn cứ vào cách kết thúc âm tiết để phân loại âm tiết
+ Âm tiết nửa mở: bán nguyên âm [w] được thể hiện ra chữ viết bằng chữ u hoặc o trong
đau và đao. Bán nguyên âm [j] được thể hiện ra bằng chữ viết là chữ i và y trong sai và
say
+ Âm tiết khép điền hình: họp, tắt, bác, bách
+ Âm tiết nửa khép kết thúc bằng phụ âm vang như…
+trong tiếng việt thì mỗi từ là một âm tiết, nhưng ví dụ như trong tiếng anh, newspaper
có hơn 1 âm tiết và ranh giới giữa các âm tiết cũng cần xem xét. Ví dụ như meet thì t đi
với meet ở đằng trc, nhưng khi đọc meeting thì t lại đi với ing ở sau
3. Sơ đồ cấu trúc âm tiết
nguyên âm luôn tham gia vào âm tiết. V ( vowel)nguyên
âm, C(consonant) phụ âm
V. Chữ viết
1. Khái niệm ( đọc)
Chữ viết là những tập hợp , những hệ thống ký hiệu bằng hình nét, có thể nhìn thấy
được , dùng để ghi lại (biểu hiện cho ) một mặt nào đó ( âm hoặc ý ) của những đơn
vị, những yếu tố của ngôn ngữ
2. Vai trò của chữ viết ( đọc)
3. Phân loại chữ viết
a. Chữ ghi hình
vẽ lại sự vật, hiện tượng
Hạn chế: k viết đc nội dung trừu tượng mà chỉ diễn đạt nội dung cụ thể ( vd: mặt trời, mặt
trăng)
b. Chữ ghi ý
Khắc phục hạn chế của chữ ghi hình là đã diễn đạt được nội dung, ý nghĩa trừu tượng
Hạn chế: mỗi ý thể hiện một chữ. Có nhiều ý cần diễn đạt -> mỗi ý 1 chữ -> nhiều chữ
->gây khó khăn cho việc học tập và ghi nhớ
c. Chữ ghi âm
- Ghi âm tiết: Là những hệ thống chữ viết mà trong đó mỗi chữ thể hiện ( ghi )
trọn vẹn một âm tiết . VD : Chữ Hiragana , Katakana của Nhật Bản .
- Ghi âm vị : Là hệ thống chữ viết mà mỗi chữ thể ( là chữ tiến bộ nhất hiện nay)
hiện ( ghi ) một âm vi riêng biệt . VD : Tiếng Việt Anh , Đức , Pháp , Italia ,
Tây Ban Nha Bồ Đào Nha
CHƯƠNG III. TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA
I. Khái niệm từ
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ có khả năng hoạt động độc lập , tái
hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu
II. Phương thức cấu tạo từ
1. Đơn vị cấu tạo từ
a. Đơn vị cấu tạo từ là hình vị
Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và / hoặc có giá trị ( chức năng ) về mặt ngữ
pháp .
Từ “bàn ghế” được cấu tạo nên từ hình vị “bàn” và hình vị “ghế” (ghép đẳng lập)
Từ “xanh biếc”, “đen xì”, “trắng phau” có 2 hình vị. những hình vị như “ biếc”, “xì”,
“phau” biểu hiện sắc thái của từ ( ghép chính phụ)
“mồ côi”, “mồ hôi”, “bồ câu”, “xi-măng”, “bồ hòn” đang còn nhiều quan điểm khác nhau
th1 có 1 hình vị, 2 có 2, 3 có 3
b. Dựa vào loại ý nghĩa được hình vị biểu thị
- Căn tố: hình vị mang ý nghĩa của từ vựng
- Phụ tố: hình vị có thể biểu thị ý nghĩa của từ vựng phái sinh và ý nghĩa ngữ
pháp
Căn tố là work, phụ tố biểu thị ý nghĩa từ vựng phái sinh là er, phụ tố biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp là s
1. Căn cứ vào vị trí của phụ tố
2. Căn cứ vào chức năng phụ tố đảm nhiệm
- Phụ tố cấu tạo từ: là loại phụ tố kết hợp với căn tố để tạo nên từ mới ( có ý
nghĩa từ vựng mới)
- Phụ tố biến hình từ: là loại phụ tố dùng để tạo những dạng thức ngữ pháp
khác nhau của từ, thể hiện những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau (k tạo nên từ
mới mà tạo nên ý nghĩa ngữ pháp mới)
2. Các phương thức cấu tạo từ
a. Từ hóa hình vị
- Là phương thức tác động vào bản thân một hình vị , làm cho nó có những đặc
điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ , biến hình vị thành từ mà không thêm bớt
gì vào hình thức của nó ( cho cta các từ đơn) (các hình vị căn tố)
- Vd: nhà, bàn, người ( tiếng việt)
Table, live (tiếng anh)
b. Phương thức ghép
- Là phương thức ghép các hình vị gốc từ ( hình vị thực và hình vị hư ) với
nhau dựa trên mối quan hệ về nghĩa
Hình vị thực (là những hình vị có ý nghĩa từ vựng chỉ sự vật, hành động, tính chất): sân
bay, chó mực; hình vị hư ( mang ý nghĩa ngữ pháp): bởi vì, cho nên, và, hay, hoặc, rồi
2 căn tố kết hợp với nhau dựa trên mqh về nghĩa cho cta từ ghép
c. Phương thức phụ gia
Là phương thức thêm phụ tố vào căn tố ( thành tố gốc ) để tạo ra từ mới
d. Phương thức láy
Là phương thức lặp lại bộ phận hoặc toàn bộ vỏ ngữ âm của thành tố gốc
e. Phương thức rút gọn
Là phương thức rút gọn từ cũ tạo thành từ mới hoặc ghép các âm đầu từ của một
cụm từ , đọc theo cách rút gọn này và tạo thành từ mới
f. Phương thức chuyển loại
Là phương thức thay đổi ý nghĩa và chức năng từ loại của từ có trước , đưa nó sang
từ loại khác với tư cách một từ riêng biệt
Tôi đi về nhà thì là giới từ, tôi về nhà là động từ
Tôi sống ở hà nội thì là giới từ, tôi ở hà nội là động từ
III. Nghĩa của từ
1. Khái niệm nghĩa của từ
a. Nghĩa và ngữ nghĩa học
- nhà , người , bàn , đi , chạy , vui , buồn , ....
- Hôm nay tôi đi học( 1 ) (có đi học hay không còn do thực tế)
- Ngày xưa có anh Trương Chi( 2 ) ( có anh Trương Chi thật hay không còn do
thực tế)
- Trường Đại học Hà Nội nằm ở quận Nam Từ Liêm ( 3 ) (luôn đúng) ( chỉ có
thể thay đổi quân theo địa giới hành chính chứ không thể bốc trg đi chỗ khác)
1. Nghĩa là gì
o Nghĩa của ngôn ngữ là những nội dung phản ánh về thế giới mà chúng
ta đang tồn tại trong đó ( hoặc một thế giới tưởng hôm nay tôi đi học)
tượng nào đó ( ngày xưa có a trương chi), ng ngoài hành tinh , được ngôn
ngữ biểu thị
o Ví dụ
Cái bút của tôi bị sổ mũi ( sổ mũi là từ chỉ loại bênh của ng)
Người đàn ông mất năm ngoái vừa cưới cô gái sắp được sinh ra (
mất sự logic về mặt thời gian)
Con ngựa đá ( câu mơ hồ vì k biết đá là động từ hay danh từ)
Bà ấy lái xe ( câu mơ hồ vì k biết lái xe như thế nào hay đi đâu)
Có cấu trúc hoàn chỉnh nhưng nghĩa sai
2. Ngữ nghĩa học
o Khoa học nghiên cứu về nghĩa của ngôn ngữ gọi là ngữ nghĩa học
o Ngữ nghĩa học từ vựng: Nghiên cứu những vấn đề về nghĩa của từ và
các quan hệ ngữ nghĩa trong từ , các bộ phận của từ vựng với nhau (chỉ
nghiên cứu nghĩa của từ)
o Ngữ nghĩa học của câu: Nghiên cứu những vấn đề về ngữ nghĩa của
câu và các quan hệ ngữ nghĩa của câu
b, Khái niệm nghĩa của từ
Gọi tên sự vật bằng vỏ âm thanh
Mqh giữa vỏ âm thanh với khái niệm gọi là biểu hiện
Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật hiện tượng nào đó
Chỉ có thể biểu thị hình ảnh với các danh từ, không thể biểu thị hình ảnh với các động từ,
tính từ
Không có sự vật nào biểu thị cho các hư từ(và, hay, hoặc)
Nghĩa sở chỉ là sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan bên ngoài ngôn ngữ
Nghĩa của từ là nghĩa sở thị
2. Thành tố ngữ nghĩa của từ
- Nghĩa sở chỉ ( biểu vật): Một cá thể sự vật mà từ chỉ ra được gọi là sở chỉ của
từ (Vd nói đến cây, ta sẽ quy chiếu ra một hình ảnh về sự vật, hiện tượng nào đó)
- Nghĩa sở thị ( biểu niệm ): Là sự biểu thị các lớp sự vật dưới dạng tập hợp
của những đặc điểm thuộc tính, ... được coi là đặc trưng nhất, bản chất nhất,
đủ để phân biệt sự vật này với sự vật khác
- Nghĩa biểu niệm: Là quan hệ của từ ngữ âm với nghĩa(vỏ âm thanh) ( kahsi
niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện) , tức là với khái niệm hoặc biểu tượng
mà từ biểu hiện
- Nghĩa sở dụng (ngữ dụng): Là nghĩa biểu hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ của
người nói đối với từ ngữ biểu hiện
- Nghĩa kết cấu (cấu trúc): Là mối liên hệ giữa từ với các từ khác trong hệ
thống từ vựng (Vd có thể làm chủ, vị hoặc bổ trong câu; có thể xếp vào từ loại
động từ danh từ, tính từ. nếu là danh từ, có thể kết hợp với các từ như cái, con,
quyển, chiếc, sự, việc, cuộc; nếu là động từ, có thể kết hợp với đã, đang, sẽ, sắp,
chưa, không)
Trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng anh, ta dựa vào nghĩa kết cấu để xác định danh
từ, động từ, tính từ
3. Từ đa nghĩa
a. Khái niệm
- Từ đa nghĩa là từ có một số nghĩa, biểu thị những đặc điểm , thuộc tính khác
nhau của một đối tượng , hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực
tại .
các nghĩa của từ đa nghĩa có liên quan đến nhau
- Ví dụ từ đa nghĩa: Từ " bạc " ( DT ) có các nghĩa sau : 1 / Kim loại màu trắng
sáng , mềm , khó gỉ , dẫn điện tốt , thường dùng để ma , làm đôi trang sức . 2 /
Tiền đúc bằng bạc , tiền ( nói khái quát ) . 3 / ( dùng sau từ chỉ số chẵn từ
hàng chục trở lên ) . Đồng bạc . Ví dụ : Vài chục bạc . 4 / Trò chơi ăn tiền .
Đánh bạc , canh bạc
b. Phân loại nghĩa của từ đa nghĩa
1. Dựa vào nguồn gốc của nghĩa
- Nghĩa gốc: Là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước , trên cơ sở nghĩa đó mà
người ta xây dựng nên nghĩa khác
- Nghĩa phái sinh : Là nghĩa hình nghĩa được thành dựa trên cơ sở một nghĩa
khác ( nghĩa gốc )
- Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lý do , có thể nhận biết được
một cách độc lập . Nghĩa phái sinh thường là nghĩa có lý do , có thể nhận ra
thông qua nghĩa gốc (nghĩa gốc có thể đứng một mình, nghĩa phái sinh thường
phải kết hợp với các từ khác. Vd nói đến bạc thì hiểu đó là kim loại và muốn nói
đến tiền bạc, đánh bạc thì ta phải nhận biết thông qua các yếu tố khác mới có được
ý nghĩa phái sinh)
Chiến đấu là đánh nhau giữa 2 lực lượng (không cần ngữ cảnh). Sống trong cuộc sống
khó khăn -> chiến đấu với hoàn cảnh; Bị bệnh nặng -> chiến đấu với bệnh tật (cần ngữ
cảnh)
2. Dựa vào mối quan hệ định danh giữa từ với đối tượng
- Nghĩa trực tiếp (nghĩa đen): Là nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng , từ gọi
tên sự vật một cách trực tiếp
- Nghĩa gián tiếp ( nghĩa bóng ): Là nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, từ gọi
tên sự vật một cách gián tiếp
Ví dụ nghĩa trực tiếp của từ “chém gió” là cầm dao khua khua với không khí, nghĩa
gián tiếp là nói phét
c. Ngữ cảnh và nghĩa của từ
- Ngữ cảnh của một từ là một chuỗi từ kết hợp với nó , đủ để làm cho nó được
cụ thể hóa và hoàn toàn xác định về nghĩa
- Từ bộc lộ nào đó trong ngữ cảnh chứa nó vì trong mỗi một nghĩa xác định
ngữ cảnh , từ thể hiện khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp ngữ
pháp của mình .
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
- Mở rộng ý nghĩa : Là quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung , từ cái
cụ thể đến cái trừu tượng .
- Ví dụ : “ Đẹp ” ban đầu chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức (bông hoa đẹp, cô gái
đẹp, phong cảnh đẹp) , bây giờ dùng rộng rãi ở phạm vi tình cảm , tinh thần ,
quan hệ : tình cảm đẹp , đẹp lòng , đẹp nết , đẹp lời , ...
- “ Hích ” là một từ chỉ hành động dùng khuỷu tay thúc vào người khác , mở
rộng chỉ việc xúi bẩy (làm điều gì đó không tốt)
- Thu hẹp ý nghĩa : Là quá trình phát triển từ cái chung đến cái riêng , từ trừu
tượng đến cụ thể
- Ví dụ : “ Mùi ” là cảm giác do cơ quan khứu giác thu nhận (gồm nhiều loại
mùi) được nhưng khi nói “ Miếng thịt này có mùi rồi ” thì có nghĩa là cụ thể
là “ mùi hôi”
1. ẩn dụ
- Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật , hiện tượng
được so sánh (gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa
vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng)
+Giống nhau về hình thức
o Răng (người ) - Răng lược , răng bừa
o Mũi ( người ) - Mũi dao , mũi tên , mũi kim
o Chân ( người ) - Chân bàn , chân tủ , chân ghế
- Giống nhau về thuộc tính, tính chất
Ví dụ : đất khô , tình cảm khô , lời nói khô
- Lấy cụ thể để biểu thị cái trừu tượng
Ví dụ : Nắm ngoại ngữ , nắm tình hình , nắm bài , học rộng , nghiên cứu
sâu , ...
Rộng và sâu thì đo đc nhưng học rộng và nghiên cứu sâu thì không đo được
- Lấy đặc điểm , tính chất của sinh vật sang sự vật
Ví dụ : Thời gian đi , tàu chạy , gió gào thét
2. Hoán dụ
- Là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật , hiện
tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hiện tượng
- Quan hệ giữa toàn thể với bộ phận và ngược lại
+Lấy bộ phận để gọi tên cho toàn thể
Ví dụ : Má hồng , đầu xanh, Nhà có 4 miệng ăn
+Lấy toàn thể để gọi tên cho bộ phận
Ví dụ : Ngày công (lấy 24 tiếng để gọi tên cho 8 tiếng của 1 ngày công), Đêm ca
nhạc (lấy đêm để biểu thị cho một khoảng thời gian vào buổi tối)
+Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng
Ví dụ : Ăn ba bát , uống hai chai, cả lớp nghỉ
+Lấy nguyên liệu để gọi tên cho sản phẩm
Ví dụ : “bạc” (tiền) , mì (nấu một bát mì), …
+Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận của quần áo
Ví dụ : cổ áo , tay áo , vai áo
Tay chuối( ẩn dụ), núi việc( nhiều việc giống nhau về mặt hình thức núi thì to và
núi việc thì nhiều -> ẩn dụ), nóc nhà( hoán dụ), cho tôi một đen đá (hoán dụ), vịn
vào tay ghế (ẩn dụ)
ẩn dụ là 2 sự vật giống nhau. Hoán dụ là 2 sự vật gợi liên tưởng đến nhau, có liên
quan đến nhau
4. Từ đồng âm
a. Khái niệm
Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về
nghĩa
b. Phân loại các từ đồng âm
- Từ đồng âm từ vựng : Các từ đều thuộc cùng một từ loại (hầu hết các từ trong
tiếng việt đều là từ đồng âm đồng tự, chỉ trừ “quốc” trong “tổ quốc” và “cái cuốc”
là không đồng tự)
Ví dụ : đường ( đi ) - đường ( ăn )
- Đồng âm từ vựng ngữ pháp : Các từ trong nhóm đồng âm khác nhau về từ
loại .
Ví dụ : chỉ ( cuộn ) - chỉ ( tay )
- Từ đồng âm đồng tự
Ví dụ : coper ( anh lái ngựa ) - coper ( quán rượu ); jet ( màu đen huyền ) -
jet ( tia nước )
- Từ đồng âm không đồng tự
Ví dụ : son ( con trai ) - sun ( mặt trời ) meat ( thit ) - meet ( gặp )
Tear: nước mắt
Tear: xé
Đồng âm đồng tự
c. Nguồn gốc từ đồng âm
- Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc
- Ngoài ra con đường hình thành nên từ đồng âm có thể
+ c1 . Kết quả biến đổi ngữ âm lịch sử.
Hòa -> và (từ nối), và (và cơm)
Mlời ->lời (lời nói), lời(lãi)
+ c2 . Đồng âm giữa từ bản địa với từ vay mượn
Sút (giảm sút) – sút (bóng đá)
+ c3 . Cách phát âm địa phương
Che-tre, ra-da
+c4 . Tách biệt từ từ đa nghĩa
Cây 1(cây tre)-cây 2 ( cây át cơ)-cây 3(cây vàng)
Từ đa nghĩa thì nghĩa có liên quan đến nhau, từ đồng âm nghĩa không liên quan đến nhau
Đồng âm: nhiều từ nhưng âm thanh giống nhau, nghĩa khác nhau
Đa nghĩa: 1 từ có nhiều nghĩa
- Trong tiếng việt
+ từ đồng âm “má”: má tôi đi chợ về
Ăn canh rau má
+ từ đa nghĩa “nhạt”: món canh này nhạt
Bạn này đùa nhạt quá
“xuân”: mùa xuân, trẻ đẹp
- Trong tiếng anh
+ từ đa nghĩa “hot”: nóng bức, nóng tính; “mad”: điên rồ, bực bội; “stop”: ngừng
lại, ngăn chặn
+ từ đồng âm: “flour” và “flower”
5. Từ đồng nghĩa
a. Khái niệm
- Từ đồng nghĩa là những từ với nhau về nghĩa , khác nhau về âm tương đồng
thanh ; có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái
phong cách nào đó , hoặc đồng thời cả hai
Ba và bố cùng sở chỉ ( cùng chỉ 1 ng), cùng sở thị(cùng biểu niệm về ng bố), khác nhau
về phong cách: ba là từ địa phương, bố là từ toàn dân
- Từ đồng nghĩa nhất thiết phải tương . không đương nhau về số lượng nghĩa
Những từ đồng nghĩa chỉ tương động ở một nét nghĩa nào đấy (vd: chết, ngỏm,
đi đời, băng hà, hy sinh… trong nhóm từ này có một từ trung tâm ( dùng trong mọi
th) là từ chết, được sử dụng phổ biến hơn các từ khác)
- Các từ đồng nghĩa tập hợp với nhau thành một nhóm gọi là nhóm từ đồng
nghĩa .
Lưu ý : Đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa lâm thời…. (2 từ đồng nghĩa bắt
buộc phải có nét khác biệt)
6. Từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương
liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản
về logic
- Các từ trái nghĩa tạo thành một cặp gọi là cặp từ trái nghĩa , chúng đều bình
đẳng với nhau trong thế đối lập và đẳng cấu về nghĩa .
Lưu ý : Trái nghĩa thường trực và trái nghĩa lâm thời
Trái nghĩa thường trực: to nhỏ, trẻ già, dài ngắn, xa gần là những cặp từ tra từ điển có ý
nghĩa đối lập nhau
Trái nghĩa lâm thời: trong câu đầu voi đuôi chuột thì voi và chuột trái nghãi nhau nhưng
khi không nằm trong câu nữa thì tra từ điển voi và chuột không trái nghĩa nhau
7. Trường nghĩa
a. Khái niệm
- Là những tiểu hệ thống , những tổ chức của từ vựng , gồm những từ ngữ có
quan hệ về nghĩa với nhau một cách có hệ thống
b. Phân loại trường nghĩa
- Trường từ vựng - cú pháp
Ví dụ : đi chân , ném ( tay , nhìn ( liên quan đến) liên quan đến) (liên quan đến)
mắt
- Trường từ vựng - ngữ nghĩa
Ví dụ : bàn , ghế , tủ , giường
Các từ chỉ nghề nghiệp như: kỹ sư, bác sĩ, y tá, biên tập viên, kỹ thuật viên
Các từ chỉ đồ vật trong lớp học như: bàn, ghế, sách, vở, bút, thước…
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người như: tay, chân, mắt, mũi, bụng,…
Các từ chỉ tay: cổ tay, ngón tay, bàn tay, móng tay, hoa tay,….
Mỗi trường nghĩa có thể được coi như một bộ phận của hệ thống từ vựng được xác
định bằng một khái niệm chung nào đó .
Từ đa nghĩa đc coi là trường nghĩa nhưng trường nghĩa thì không được coi là đa nghĩa
CHƯƠNG 4: NGỮ PHÁP
I. Ý nghĩa ngữ pháp
1. Khái niệm
- Ý nghĩa ngữ pháp là những ý nghĩa khái quát , thể hiện những đặc điểm ngữ
pháp được quy ước chung cho hàng loạt đơn vị của ngôn ngữ và được thể
hiện bằng những phương tiện vật chất nhất định của ngôn ngữ
- Ví dụ: ý nghĩa về thời, số, ngôi
2. Đặc điểm của ý nghĩa ngữ pháp
- Đặc điểm 1: Tính khái quát và trừu tượng thể hiện những đặc điểm ngữ pháp
được quy ước chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ (quy ước chung cho hàng
loạt đơn vị thuộc nhóm danh từ hay động từ hay tính từ. ví dụ trong tiếng việt, tính
từ chỉ làm vị ngữ, danh từ làm chủ ngữ)
- Đặc điểm 2: Thể hiện bằng những phương tiện vật chất nhất định . ( Các hình
vị ngữ pháp )
Các hình vị ngữ pháp: đã, đang, sẽ đứng trước động từ để nhận ra động từ. trong tiếng
anh, thì quá khứ có ed, thì tiếp diên có ing
3. Phân loại ngữ pháp
a. Ý nghĩa thường trực
- Là ý nghĩa luôn tồn tại một cách thường trực trong mọi dạng thức của đơn vị
ngôn ngữ .
+Ví dụ : Ý nghĩa về giống và ý nghĩa về thể trong tiếng Nga
b. Ý nghĩa không thường trực
- Là ý nghĩa không tồn tại một cách thường trực mà chỉ xuất hiện , tồn tại
trong một số dạng thức của đơn vị ngôn ngữ .
Ví dụ : Ý nghĩa về ngôi , về số trong Anh và tiếng Nga
dạng thức của động từ chỉ xuất hiện ở ngôi 3 số
ít
Ví dụ: I study, you study, she studies
ý nghĩa chỉ thể hiện ở số nhiều chứ k thể hiện ở số
ít
c. Ý nghĩa quan hệ
- Là ý nghĩa có được do quan hệ giữa đơn vị ấy với các đơn vị , các yếu tố khác
trong hoạt động ngôn ngữ đưa lại .
dụ : Từ “ hòa bình ” trong tiếng Việt . Ở các ngữ cảnh khác nhau thì có ý
nghĩa là chủ ngữ , hay vị ngữ , bộ ngữ
II. Phạm trù ngữ pháp
1. Khái niệm
- Phạm trù ngữ pháp là một loại ý nghĩa ngữ pháp khái quát bao gồm những
khía cạnh ý nghĩa đối lập , được thể hiện ra bằng những dạng thức , phương
tiện ngữ pháp đối lập nhau theo hệ thống .
Ví dụ : Ý nghĩa về thời , số , ngôi
2. Điều kiện để ngôn ngữ có phạm trù ngữ pháp
- Điều kiện 1: Phải có ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau
- Điều kiện 2: Sự đối lập giữa các bộ phận đó phải được thể hiện ra một cách
có hệ thống , bằng những phương tiện ngữ pháp
3. Một số phạm trù ngữ pháp thường gặp
a. Phạm trù giống
Giống là phạm trù ngữ pháp của danh từ , quy các danh từ thành những lớp khác
nhau dựa vào đặc điểm biến hình và đặc điểm hợp dạng của chúng
Trong tiếng việt có đực cái trống mái, trong tiếng anh có male, female nhưng nó là giống
của tự nhiên không phải là giống (trong ngôn ngữ) vì đó chỉ là ý nghĩa chứ k phải ngữ
pháp
b. Phạm trù số
- Số là phạm trù ngữ pháp biểu thị ý nghĩa số lượng ít hay nhiều của sự vật do
danh từ biểu thị
- Ví dụ :
+The cat is big
+Two cats are big
Tiếng Việt ý nghĩa số ít đối lập số nhiều thể hiện bằng phương thức với hư từ
(các từ biểu hiện số nhiều cho danh từ như: những, các)
c. Phạm trù cách
- Cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ biểu thị những quan hệ ngữ pháp
của danh từ trong câu và vai trò , chức năng mà nó đảm nhiệm trong câu
- Ví dụ 1: Tiếng Nga có 6 cách
+Cách 1 : Danh cách , giữ chức năng làm chủ ngữ
+Cách 2 : Sinh cách , chỉ sở hữu
+Cách 3 : Tặng cách , chỉ đối thể bị tác động tới
+Cách 4 : Đối cách / tân cách , chỉ bổ ngữ
+Cách 5 : Công cụ cách
+Cách 6 : Giới cách
Tiếng việt hay các nn đơn lập, nta thg quan tâm đến vị trí của các danh từ trong câu thì
trong các nn biến hình thì không quan tâm đến vị trí, chỉ cần chia đúng cách
- Ví dụ 2: Tiếng Nga có 6 cách , tiếng Đức có 4 cách , tiếng Anh có 3 cách và chỉ
đánh dâu ở đại từ :
+Danh cách : I , you , he , she , we , they , it , who .
+Đối cách : me , us , you , him , her , it , them , whom.
+Sinh cách : my , our , your , his , her , its ,their , whose
Các ngôn ngữ không biến hình ý nghĩa cách thể hiện bằng từ công cụ và /
hoặc trật tự từ .
d. Phạm trù ngôi
- Là phạm trù ngữ pháp của động từ thể hiện và phân biệt chủ thể ( người , vật
thực hiện ) của hành động
Trong tiếng anh ngôi là ý nghĩa ngữ pháp không thường trực, chỉ đc thể hiện ở ngôi 3 số
ít
- Ví dụ:
+Ngôi thứ nhất : Người nói ( viết ) là người thực hiện hành động .
+Ngôi thứ hai : Người nghe là người thực hiện hành động .
+Ngôi thứ ba : Người thực hiện hành động là người thứ ba .
Trong tiếng việt k có phạm trù ngôi ( xem lại định nghĩa)
e. Phạm trù thời
Là phạm trù ngữ pháp của động từ , biểu thị tương quan về thời gian giữa hành
động , trạng thái do động từ thể hiện với thời điểm được nói tới
Vd1 nn chắp dính
Vd2 nn biến hình
Vd3 nn đơn lập
Các thực từ chỉ thời gian: hôm qua hôm nay ngày mai
f. Phạm trù thể
- Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ , biểu thị trạng thái của hành động do
động từ biểu thị như : đã hoàn thành hay chưa hoàn thành , tiếp diễn hay
không tiếp diễn ... tại thời điểm được nói tới
- Có 4 thể:
+ Thể hoàn thành Thể hiện ý nghĩa đến thời điểm mốc quy chiếu , hành động:
đã thực hiện xong , đã hoàn tất
Ví dụ : He read a book .
+ Thể chưa hoàn thành Thể hiện ý nghĩa đến thời điểm mốc quy chiếu , hành
động chưa hoàn tất
Ví dụ : He has read a book .
+ Thể tiếp diễn : Thể hiện ý nghĩa đến thời điểm mốc quy chiếu , hành động
đang diễn ra , nó diễn ra trong khoảng thời gian nhất định .
Ví dụ : They are working
They have been working here for two months
+ Thể thường xuyên : Biểu hiện ý nghĩa lặp đi lặp lại như một tập quán bình
thường
Ví dụ : He goes to school .
- Trong tiếng Việt , có thể được coi là biểu thị ý nghĩa hoàn thành là: từng , vừa
, xong , rồi chưa , đang , ... ý nghĩa chưa hoàn thành các từ :
g. Phạm trù dạng
- Là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị quan hệ giữa động từ với các
danh từ làm chủ ngữ , bổ ngữ trong câu
- Có 2 dạng
+Dạng chủ động: Chủ thể hành động đồng thời là chủ ngữ của câu , đối thể
của hành động là bổ ngữ của câu
Ví dụ : Hội đồng phê bình anh ấy (chủ thể hành động, đồng thời làm chủ ngữ)
(đối thể hành động-bổ ngữ)
+Dạng bị động: Đối thể của hành động giữ vai trò làm chủ ngữ của câu .
Ví dụ : Anh ấy bị hội đồng phê bình
Trong tiếng việt có thể dùng các từ như bị, được thể hiện thể bị động. ví dụ: tôi bị điểm
kém hay tôi được điểm cao thì không phải bị động
h. Phạm trù thức
- Thức là phạm trù ngữ pháp của đông từ , thể hiện qua những đôi lập về hình
thái của động từ để biểu thị thái độ của người nói ( viết ) đối với điều được nói
tới
+Thức trần thuật: Biểu thị thái độ của người nói khẳng định hay phủ định sự
tồn tại của hành động , sự kiện trong thực tại
Ví dụ : She is writting a letter . ( Cô ấy đang viết thư)
+Thức mệnh lệnh: Biểu thị thái độ của người nói là mong muốn , yêu cầu
người nghe thực hiện hành động
Ví dụ : Open the door Be quick !
+ Thức giả thuật/giả định : Biểu thị thái độ của người nói là mong ước , khát
khao , hoặc nuối tiếc .... về sự chưa xảy ra , không xảy ra của hành động , sự
kiện mà đáng lẽ nó đã có thể diễn ra hoặc phải diễn ra
Ví dụ: If I were you , I'd go there .
- Tiếng Việt có các ý nghĩa về trần thuật mệnh lệnh , giả định nhưng không thể
hiện bằng sự biến đổi dạng thức mà dùng hư từ và / hoặc bằng ngữ điệu .
Ví dụ : Mở hộ cái cửa !
Học đi !
Giá bây giờ là mùa hè thì tôi sẽ đi biển
III. Phương thức ngữ pháp
1. Khái niệm
Phương thức ngữ pháp là biện pháp ,(cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp
để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
2. Phương thức ngữ pháp cơ bản (08)
a. Phương thức phụ tố
Dùng các loại phụ tố nối kết vào đơn vị ngôn ngữ là yếu tố chính để biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp ( của yếu tố chính )
Work+er-> worker thay đổi cả về ý nghĩa ngữ pháp từ động->danh
3 ví dụ trên là phương thức phụ tố trong cấu tạo từ -> thêm phụ tố vào căn tố -> tạo ra
từ với ý nghĩa từ vựng mới khác với ý nghĩa gốc ban đầu
2 ví dụ dưới (phụ tố trong ngữ pháp) về mặt từ vựng không thêm ý nghĩa từ mới mà chỉ
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp: từ động sang danh và số ít sang số nhiều
Nếu chỉ hỏi phương thức phụ tố -> cả 2 th nhưng hỏi riêng thì cần phân biệt rõ
b. Phương thức luân chuyển ngữ âm
Là phương thức biến đổi nội bộ / biến tố bên trong . Biến đổi một bộ phận của chính
tố bằng những quy luật biến đổi ngữ âm nhất định
c. Phương thức thay thế căn tố
Là phương thức thay chính tố. Thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị ngôn ngữ ( thay
thế từ căn của đơn vị vốn có bằng một căn tố khác)
Động từ tobe -> thì hiện tại: am/is/are, thì qk: was, were
d. Phương thức trọng âm
Là phương thức thay đổi vị trí của trọng âm để biểu thị và phân biệt ý nghĩa ngữ
pháp của đơn vị ngôn ngữ
e. Phương thức lặp
Là phương thức lặp lại toàn phần hoặc một phần vỏ ngữ âm của chính tố để biểu thị
ý nghĩa ngữ pháp
Nhà nhà không có ý nghĩa từ vựng mới mà có ý nghĩa ngữ pháp mới từ số ít -> số nhiều
f. Phương thức hư từ
Là phương thức dùng hư từ ( từ công cụ ngữ pháp ) kết hợp với từ để thể hiện ý
nghĩa ngữ pháp . Đây là phương thức ngữ pháp sử dụng phương tiện ngoài từ
g. Phương thức trật tự từ
Là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
Thay đổi ý nghĩa về mặt thời gian
“bộ phim này chiếu lúc nào?”: đã chiếu (qk)
“lúc nào chiếu bộ phim này?”: chưa chiếu (tl)
Thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
h. Phương thức ngữ điệu
Là phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp ( ý
nghĩa tình thái )
IV. Quan hệ ngữ pháp
1. Khái niệm
- Quan hệ cú pháp là quan hệ giữa các thành tố tạo nên ngữ đoạn ( cụm từ)
câu. Đây là quan hệ giữa các yếu tố đồng thời có mặt . Quan hệ này cấp cho
đơn vị một chức năng nào đó , với tư cách là một giá trị lâm thời (chỉ có gtri
trong ngữ đoạn thôi)
Quan hệ cú pháp là quan hệ kết hợp ngữ đoạn
- Ví dụ: Từ “ sách ” có chức năng ngữ pháp khác nhau :
1. Nó đọc sách .
2. Sách là tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in , đóng gộp
lại thành quyền .
3. Công việc nhà chồng chị ấy lo liệu tất cả ( có 3 cách hiểu)
- Phân biệt quan hệ cú pháp với quan hệ tôn ti , quan hệ đối vị trên trục đối vị ( trục
liên tưởng )
Qhe tôn ti là qhe cấp bậc, qhe đối vị là qhe của các yếu tố khiếm diện, qhe cú pháp là qhe
hiện diện đồng thời các yếu tố có mặt, cung cấp cho từ có gtri lâm thời
2. Cách nhận biết quan hệ cú pháp trong câu
- 02 điều kiện để hai từ ( ngữ đoạn = cụm từ ) có quan hệ cú pháp với nhau
+Điều kiện 1: Có thể được xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp
hơn .
+Điều kiện 2: Có ít nhất một thành tố có thể được thay thế bằng từ nghi vấn
(phải có ít nhất 1 thực từ)
Th1 và 2 là ngữ đoạn
3. Các loại quan hệ cú pháp
a. Qhe đẳng lập
- Là qhe bình đẳng về mặt ngữ pháp giữa các yếu tố với nhau
- Sự bình đẳng thể hiện
+Thứ nhất: Chúng có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ
pháp của cả tổ hợp .
+Thứ 2: Chúng có khả năng như nhau để làm đại diện cho toàn bộ tổ hợp
trong quan hệ với yếu tố bên ngoài tổ hợp
- Có 4 kiểu quan hệ đẳng lập:
+Quan hệ liệt kê
VD : Thầy giáo và cô giáo , Cơm nước , chợ búa , ( tôi chán lắm rồi )
+ Quan hệ lựa chọn
VD : Anh hay tôi ?, Xe đạp hoặc xe máy
+Quan hệ giải thích
VD : Bạn Lan , lớp trưởng lớp tôi , ( học rất giỏi )
+Quan hệ qua lại (Nếu thì, vì nên, tuy nhưng)
VD : Tuy thông minh nhưng lười , Vì lười nên kết quả học tập không tốt
b. Qhe chính phụ
- Là quan hệ giữa những yếu tố không bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp ,
theo đó , có thành tố đóng vai trò chính và có thành tổ đóng vai trò phụ
+VD : Tất cả những ngồi cuối lớp ấy/đều rất sinh viên (thành tố chính) chăm
chỉ (thành tố chính của cụm 2)
- Sự không bình đẳng thể hiện :
+Một là: Thành tố chính quy định đặc điểm ngữ pháp của toàn bộ tổ hợp .
+Hai là: Chỉ có thành tố chính mới có khả năng đại diện cho toàn bộ tổ hợp
trong quan hệ với yếu tố ở bên ngoài tổ hợp .
Thành tố bên ngoài: chăm chỉ
Chỉ “sinh viên” mới liên quan đến “chăm chỉ”
- Cách nhận biết thành tố chính , phụ :
+Đối với ngôn ngữ biến hình : Hình thái của thành tố chính chi phối hình thái
của thành tố phụ (ngôi chi phối động từ nên thành tố chính là ngôi, danh từ là
chính, tính từ là phụ)
+Đối với ngôn ngữ đơn lập:
o Thực từ + hư từ (thực từ là chính)
o Thực từ + thực từ (thực từ đầu tiên là chính, ví dụ: bàn gỗ, ghế mây thì
bàn và ghế là chính)
Ví dụ: anh nên học chăm chỉ
Anh cần học chăm chỉ
Nên và cần là chính, học là phụ
c. Qhe chủ vị
- Là quan hệ cú pháp giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau . Đây là quan hệ
thường được thấy giữa hai thành làm nên nòng cốt câu đơn theo ngữ pháp
truyền thống
- VD : Em bé ngủ , Xe máy hỏng , ( cụm chủ vị) chưa phải là câu. Nếu là em bé
ngủ còn tôi đi chơi thì mới là câu
- Các ngôn ngữ biến hình : Quan hệ chủ - vị được biểu thị thông qua sự phù
ứng về ngôi , số , giống , ... giữa hai thành tố .
- Các ngôn ngữ đơn lập : Quan hệ chủ - vị được biểu thị trước hết bằng trật tự
từ
4. Phân biệt các loại quan hệ cú pháp
3 tiêu chí phân biệt
a. Tiêu chí về khả năng đại diện
- Đối với tổ hợp đẳng lập: Cả hai thành tố đều có tư cách đại diện
VD : Em và anh // thông minh và chăm chỉ
- Đối với tổ hợp chính - phụ: Chỉ có thành tố chính mới có tư cách đại diện
VD : Những sinh viên mới ấy//đều rất chăm chỉ
- Đối với tổ hợp chủ - vị: Không có thành tố nào đủ tư cách đại diện
VD : Sinh viên // chăm chỉ
b. Tiêu chí về chức năng cú pháp
- Đối với tổ hợp đẳng lập: Được xác định khi ta đặt toàn bộ tổ hợp vào một kết
cấu phức tạp hơn
- Đối với tổ hợp chính - phụ: Chức năng của thành tố phụ có thể xác lập ngay ,
chức năng thành tố chính được xác định khi đặt tổ hợp vào một kết cấu phức
tạp hơn
những thành tố phụ như những, mới,
ấy có thể xác định được ngay khi nằm trong ngữ đoạn “ những sinh viên mới ấy”
- Đối với tổ hợp chủ - vị: Chức năng cú pháp được xác định mà không cần đặt
tổ hợp vào trong kết cấu phức tạp hơn .
VD : Sinh viên // chăm chỉ
c. Tiêu chí về cách đặt câu hỏi
- Đối với tổ hợp đẳng lập: Có thể đặt câu hỏi giống nhau
+VD1 : Em và anh
+VD2 : Thông minh và chăm chỉ
- Đối với tổ hợp chính - phụ: Chỉ có thể đặt câu hỏi cho thành phần phụ
+VD : bàn gỗ
+VD : từ điển tiếng Anh
- Đối với tổ hợp chủ - vị: Có thể đặt câu hỏi khác nhau cho các thành tố
VD : Sinh viên // chăm chỉ
V. Đơn vị ngữ pháp
- Theo cách hiểu truyền thống đơn vị ngữ pháp của ngôn ngữ là những đơn vị
như : hình vị , từ , ngữ đoạn và câu
Đơn vị của ngữ âm là âm tiết, âm vị, âm tố
Đơn vị của từ vựng: hình vị, từ
Đơn vị của ngữ pháp: hình vị, từ, câu
a. Hình vị
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và / hoặc có giá trị ( chức năng ) về mặt
ngữ pháp
- Hình vị được coi là đơn vị trực tiếp dùng để cấu tạo nên từ hoặc để biến đổi
hình thái của từ . Một từ có thể gồm một hoặc gồm nhiều hơn một hình vị
(đơn vị trực tiếp cấu tạo nên từ là: hình vị cấu tạo từ bao gồm căn tố và phụ tố
hình vị biến đổi hình thái của từ gọi là hình vị biến hình từ)
b. Từ
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa , có khả năng hoạt động độc lập
trong câu nói
- Từ vừa là đơn vị nghiên cứu của từ vựng học (tìm hiểu nghĩa của từ, mqh về
mặt nghĩa giữa các nhóm từ: đã nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, trường
nghĩa…) và ngữ pháp học(từ pháp-từ loại: dt, đt, tt, cú pháp-hoạt động của từ
trong câu:chủ ngữ, vị ngữ), ngữ pháp quan tâm đến từ loại ( từ pháp ) và hoạt
động của từ trong câu ( cú pháp )
- Từ loại là việc phân loại từ căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp . Mỗi từ loại sẽ bao
gồm những từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau
- Từ đi vào hoạt động trong câu nói , đảm nhiệm những chức năng ngữ pháp
khác nhau , kết hợp với nhau để tạo thành các ngữ đoạn khác nhau (có khả
năng là chủ, vị hay bổ)
c. Ngữ đoạn (cụm từ)
- Ngữ đoạn là đơn vị ngữ pháp do một nhóm từ kết hợp với nhau mà thành , để
đảm nhiệm một chức năng cú pháp nào đó trong câu
Ví dụ : Hôm nay/ mẹ tôi / vừa đến(cụm từ) (vừa đến)
“mẹ” chỉ tham gia cấu tạo nên cụm từ, cụm từ “mẹ tôi” mới tham gia cấu tạo nên câu
Ví dụ bỏ từ “tôi” thì từ “mẹ” vẫn giữ chức năng ngữ pháp trong câu vì nó giữ chức năng
nhất định là chủ ngữ
- Ngữ đoạn gồm một số từ nhưng trong trường hợp tối giản ngữ đoạn chỉ gồm
một từ . Đối với khả năng đảm nhiệm chức năng ngữ pháp trong câu là ngữ
đoạn chứ không phải là từ
- Căn cứ vào quan hệ cú pháp giữa các từ trong ngữ đoạn , chúng ta có thể
phân biệt
+Ngữ đoạn đăng lập
+Ngữ đoạn chính phụ
+Ngữ đoạn chủ - vị
Các qhe cơ bản trong nn: qhe liên tưởng, kết hợp ngữ đoạn, tôn ti cấp bậc
d. Câu
1. Khái niệm câu
Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất có khả năng thông báo, được dùng trong giao tiếp
2. Phân loại câu
a. Phân loại câu theo cấu trúc: Lấy kết cấu chủ - vị làm đơn vị cú pháp cơ
bản và dùng nó làm tiêu chí để phân loại câu
Câu đơn
Câu ghép
Câu phức
Câu đặc biệt
b. Phân loại câu theo mục đích giao tiếp
Câu trần thuật
Câu cầu khiến
Câu nghi vấn
Câu cảm thán
c. Câu và phát ngôn
Câu được hiện thực hóa trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể , được gọi là
phát ngôn
Ví dụ : Câu “Anh thì thông minh.” (tùy vào thái độ mà câu trần thuật
có thể biến đổi thành câu phủ định)
“Anh im đi không ? ” (có thể thành câu mệnh lệnh dù cuối
câu có dấu ?)
Cách vận hành khác nhau tùy vào thái độ nói
| 1/53

Preview text:

- Chương II: ngữ âm +Biến thể âm vị
- Chương III: từ vựng ngữ nghĩa
+Đơn vị cấu tạo từ và phương thức cấu tạo từ
+Các phương thức biến đổi nghĩa của từ: ẩn dụ, hoán dụ - Chương IV +phương thức ngữ pháp
+qhe cú pháp (qhe ngữ pháp)
CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÔN NGỮ I.
Nguồn gốc của ngôn ngữ 1. Chủ nghĩa duy tâm
- Chủ nghĩa duy tâm nói chúa tạo ra vạn vật và ngôn ngữ
+ ngôn ngữ có trước con người 2. Chủ nghĩa duy vật
- Thuyết tượng thanh: ngôn ngữ ra đời do con ng bắt chước âm thanh của thế
giới xung quanh ( sai vì con mèo kêu meo meo. ở vn gọi alf mèo nhưng mỹ gọi là cat)
- Thuyết cảm thán: Ngôn ngữ loài người bắt nguồn từ những âm thanh của
mừng , giận , buồn , vui , đau đớn , ... phát ra vào lúc tình cảm bị xúc động
( số lượng từ rât ít, không có ý nghĩa rõ rệt)
- Thuyết khế ước xh: nn là do con ng thỏa thuận với nhau mà quy định ra ( phi
logic vì chưa có nn để thỏa thuận)
- Thuyết ngôn ngữ cử chỉ: Con người giao tiếp với nhau bằng tư thế của thân
thể và đôi bàn tay ( phi logic vì ngôn ngữ k thành tiếng k thể tạo ngôn ngữ thành tiếng)
- Thuyết tiếng kêu trong lao động: Ngôn ngữ xuất hiện từ những tiếng kêu
trong lao động tập thể như thông báo về thức ăn , muốn người khác giúp đỡ
mình ( có thể chỉ là nn của loài vật)
3. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Ngôn ngữ bắt nguồn từ trong lao động và nảy sinh cùng với lao động .
- Lao động chẳng những là điều kiện nảy sinh ra con người mà còn là điều kiện
sáng tạo ra ngôn ngữ nữa. ( con vật có lao động, có ngôn ngữ. Nhưng để ngôn
ngữ có tư duy thì phải có con người -> người có trc nn)
- Ang-ghen cho rằng con ng lao động có tư duy. Có con ng có tư duy -> có nn
- Con ng có tư duy và có nhu cầu giao tiếp ( xã hội) -> ngôn ngữ ( lao động tạo
ra con ng, tư duy -> lao động tạo ra nhu cầu cần giao tiếp -> tạo ra ngôn ngữ) - II. Ngôn ngữ là gì 1. Khái niệm
- Ngôn ngữ là hệ thống các âm thanh , từ ngữ và các quy tắc kết hợp chúng ,
làm phương tiện giao tiếp chung cho một cộng đồng ( vd tiếng việt: ta, ta đi chơi; tiếng anh: at) 2. Đặc trưng a. Nn có tính võ đoán:
- Ngôn ngữ có bản chất là một loại tín hiệu . Tín hiệu ngôn ngữ có tính võ đoán
- Tính võ đoán: vỏ âm thanh ( có thể là từ, cum từ, câu) và nội dung biểu thị là
do quy ước. không phải mqh logic
vỏ âm thanh là “bàn”. Nội dung biển thị là cái bàn, bàn bạc
- Cùng một sự vật mỗi ngôn ngữ khác nhau có thể gọi tên khác nhau. ( sách-
book) -> Đồng âm , đa nghĩ
- Tính võ đoán của tín hiệu chỉ mang tính tương đối ( con mèo kêu meo meo gọi
là mèo; màu xanh dịch là green chứ không phải green color)
b. Các tín hiệu ngôn ngữ xuất hiện kế tiếp có tính hình tuyến
- Mặt biểu hiện của tín hiệu ngôn ngữ là âm thanh . Chúng phải xuất hiện lần
lượt cái này tiếp sau cái kia , làm thành một chuỗi
- Tính hình tuyển của tín hiệu ngôn ngữ được coi là một nguyên lý căn bản , có
giá trị chi phối cơ chế hoạt động của ngôn ngữ -> Phân tích , nhận diện các
đơn vị ngôn ngữ , phát hiện quy tắc kết hợp của chúng
c. Ngôn ngữ có tính phân đoạn đôi ( tính cấu trúc 2 bậc)
- Tính phân đoạn đôi hay còn gọi là tính có cấu trúc hai bậc
- Một bậc là Đơn vị tự thân , không mang nghĩa số lượng hữu hạn; Một bậc là
Đơn vị mang nghĩa , do các đơn vị tự thân không mang nghĩa tạo thành
- Đơn vị tự thân không mang nghĩa ( các âm của nn): a,ă, â….
- Đơn vị tự thân mang nghĩa: ba, da, gà….
Thực hiện được các thao tác , thủ tục để phân xuất , xác định các đơn vị ngôn ngữ d. Nn có tính sản sinh
Từ một số lượng hữu hạn những đơn vị yếu tố đã có , dựa vào những nguyên tắc đã
được xác định , người sử dụng ngôn ngữ tạo ra và hiểu được rất nhiều loại đơn vị , yếu tố mới
Thay đổi trật tự từ đã cso theo quy tắc để tạo thành các câu khác nhau với ý nghĩa khác
nhau – tạo ra và hieur được nhiều loại đơn vị, nhiều yếu tố mới dựa trên yếu tố đã có
e. Ngôn ngữ có tính đa trị
Một vỏ âm thanh có thể biểu hiện nhiều ý nghĩa (từ đồng âm/ từ đa nghĩa) hoặc một ý
nghĩa có thể được thể hiện ra bằng nhiều hình thức ngữ âm (từ đồng nghĩa)
Làm phong phú thêm năng lực biểu hiện của ngôn ngữ . làm cho khả năng
diễn đạt cúa nó có đc những biến hoá vô cùng kỳ diệu.
- Tính đa trị được thể hiện bởi tính bất đối xứng: 1 cái này tương ứng với nhiều cái kia
- Thuật ngữ khoa học có tính đơn trị ( đối xứng)
f. Sự biểu hiện của ngôn ngữ không bị chế định về không gian về thời gian
- Cái biểu hiện của ngôn ngữ dù có bản tính vật chất hay phi vật chất , dù hiện
thực hay phi hiện thực đều không quan trọng . “ Chỉ cần người ta bảo nó có ,
cho rằng nó tồn tại là được”
( vd có ma hay không chỉ cần nói có là có, nói không là không)
- Ngôn ngữ được dùng để chỉ ra , thay thế cho những sự vật , hiện tượng ,
thuộc tính , quá trình ... ở gần hay xa vị trí của người nói , người nghe , chúng
đang tồn tại , đã tồn tại hoặc sẽ tồn tại ( học trực tuyến, ở vn nói chuyện Mĩ)
3. Bản chất của ngôn ngữ
a. Nn là một hiện tượng xh đặc biệt
Mqh giữa nn với con ng: tác động qua lại
- Ngôn ngữ không phải là hiện tượng của tự nhiên ( k bắt chước tiếng kêu)
(Tuy có một sốloài động vật tinh khôn có thề tập nói được theo tiếng người (mộtsố loài
chim), “giao tiếp” được với người bằng những cừ chi hoặc dùng vật gi đó làm chi hiệu
(loài tinh tinh - gorila, hoặc đười ươi),nhưng những hiện tượng đó tuyệt nhiên không thể
coi ngang bàngvới kết quà cùa trò em học nói. Đó là những kết quả cùa quá trinh rèn
luyện phản xạ có điều kiện: chúng chi có thể xuất hiện tròngnhững bối cảnh cụ thể, khi có
sự kích thích cụ thể.) ts
- Ngôn ngữ tồn tại khách quan ngoài ý muốn chủ quan của con người ( ng việt
ở nc ngoài muốn cho con học tiếng việt nhưng do mt nên con k chịu học tiếng việt)
- Mỗi người trong loài người chúng ta nếu tách ra khỏi xã hội thì sẽ không có
được ngôn ngữ ( không thể gọi bàn là ghế; xuất hiện từ mới “đi bão”)
- Ngôn ngữ không có giai cấp ( giai cấp thông trị và bị trị nói chung 1 thứ tiếng)
Nn k thuộc cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng -> đặc biệt
ngôn ngữ là cái chung của toàn xã hội
b. Nn là một hệ thống ký hiệu đặc biệt
- Tín hiệu là một thực thể vật chất kích thích vào giác quan của con người
( làm cho người ta tri giác được ) và có giá trị biểu đạt cái gì đó ngoài thực thể
ấy (đèn giao thông, biển báo giao thông đc coi là tín hiệu)
- Các tín hiệu nn đều có 2 mặt
- Điều kiện để một vật thể , thực thể trở thành tín hiệu : +Phải là vật chất
+Phải đại diện cho một cái gì đó ngoài bản thân nó
+Phải có liên hệ quy ước giữa tín hiệu với cái mà nó đại diện cho
+Sự vật phải nằm trong một hệ thống tín hiểu nhất định .
Lá rụng, Cầu vồng sau mưa, cờ trắng trong chiến tranh, tiếng chuông và kẻng báo hết giờ,
treo cành cây trước cửa báo hiệu có phụ nữ mới đẻ Vì:
- Ngôn ngữ là một hệ thống . ( Âm vị , hình vị , từ , cụm từ , câu )
- Ngôn ngữ có bản chất là tín hiệu . ( Mặt biểu hiện và mặt được biểu hiện)
- Mặt biểu hiện: âm thanh
- Mặt được bh: nội dung, ý nghĩa, khái niệm về các sự vật,hiện tượng, thuộc tính, quá trinh.
- Hệ thống tín hiệu ngôn ngữ phức tạp gồm nhiều yếu tố , cấp bậc ( yếu tố nhỏ
tạo nên yếu tố lớn, yếu tố lớn tạo nên yếu tố lớn hơn: âm vị->hình vị->từ..) , quan hệ .
- Ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ
thống con khác nhau ( trong câu đc tạo bởi cụm từ, từ, âm vị … đơn vị tự thân k
mang nghĩa-> đơn vị mang nghĩa->đơn vị mang nghĩa lớn hơn-> yếu tố k đồng loại-> hệ thống con)
- Tính đa trị của tín hiệu ngôn ngữ trong khi các loại tín hiệu khác là đơn trị .
- Tính độc lập tương đối của ngôn ngữ ( do xh quyết định)
- Giá trị đồng đại và giá trị lịch đại của ngôn ngữ
+Đồng đại là qtrinh nghiên cứu ngôn ngữ ở trạng thái tĩnh
+Lịch đại ncnn trong qutrinh pt và ncnn ở trang thái động
Cho kqua nc khác nhau-> gtri riêng
4. Chức năng của ngôn ngữ a. Làm công cụ giao tiếp
- Giao tiếp là sự truyền đạt thông tin từ người này đến người khác với một mục
đích nhất định nào đó
nhiễu ( thường do bối cảnh) do xuất phát từ bên ngoài: tiếng ồn
xung quanh, đường truyền,…
- Giao tiếp là một chu trình
- Giao tiếp tập hợp ( mọi người) thành một cộng đồng xã hôi (vd tiếng dao, tiếng thái, tiếng mèo)
- Ngôn ngữ là công cụ đủ năng lực hơn cả để thực hiện hoạt động giao tiếp ( có
thể giao tiếng bằng hình vẽ, cử chỉ, điệu bộ nhưng …)
- Ngôn ngữ phản ảnh hoạt động và kết quả hoạt động tư tưởng phức tạp thuộc
phạm trủ nhận thức, phạm trù tư duy . ( giao tiếp bằng hình vẽ chỉ biểu thị đc
nội dung cụ thể nhưng những khái niệm trừ tượng chỉ có nn mới có thể phản ánh, thể hiện đc) b. Làm công cụ tư duy
- Ngôn ngữ thực hiện chức năng phản ánh - làm công cụ cho con người tư duy
bằng khái niệm và tri nhận bằng các khái niệm để hình thành , phát triển tư
duy ( hiểu biết về các nc trên thế giới nhưng k nhất thiết phải đến các nước đấy)
- Ngôn ngữ là phương tiện , hình thức tồn tại , “ nơi tàng trữ ” kết quả của
hoạt động tư duy ( thấy trời mưa nhưng chỉ cần nghĩ là trời đang mưa chứ k cần nói ra)
- Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy là thống nhất nhưng không đồng nhất
- So sánh ngôn ngữ và tư duy Ngôn ngữ Tư duy
Thuộc tính dân tộc(mỗi nn có 1 cách
Thuộc tính nhân loại (8x4=32) biểu hiện khác nhau)
Là cái cụ thể, vật chất (nghe đc, nhìn
Là cái trừu tượng, tinh thần (trong suy đc)
nghĩ, đc thể hiện qua ngôn ngữ)
Đơn vị: âm vị, hình vị , từ, câu
Đơn vị: phán đoán, tư tưởng, khái niệm
Chức năng: công cụ giao tiếp, công cụ
Chức năng: phản ánh thế giới khách
tư duy (không có ngôn ngữ -> không có quan tư duy)
Ngon ngữ là hình thức tồn tại t21
c. Làm nhân tố cấu thành vh và lưu giữ truyền tải vh
- Ngôn ngữ là nhân tố quan trọng bậc nhất trong số các nhân tố cấu thành nền
văn hóa tộc người (học ngôn ngữ là phải học văn hóa)
- Ngôn ngữ và văn hóa tộc người gắn bó khăng khít với nhau . Tuy nhiên ngôn
ngữ và văn hóa không phải là một ( ở vn thì biểu tượng con rồng gắn liền vói
vua, vd áo vua là long bào. Nhưng ở châu âu cho rằng rồng là quái vật, mang lại
những điều k may mắn) ( lúa, thóc, gạo, … ở vn thì trong tiếng anh gọi chung là rice)
- Việc hiểu và sử dụng chính xác nghĩa của từ luôn gắn liền với việc hiểu văn
hóa của dân tộc sản sinh ra ngôn ngữ có từ ấy ( ở nc ngoài, buổi sáng hỏi how
are you thì là bth nhưng trong vhvn thì câu đấy nên đc thay bằng cách chào hỏi
như bố đang đọc báo ạ? Bố đang uống chè ạ?)
d. Các chức năng nhìn từ hướng tiếp cận khác
- Chức năng miêu tả ( tả lại hành động trong ngày, vd hôm nay tôi đi học)
- Chức năng xã hội ( khi nói tôi đi đến trường, chị đi đến trường thì sẽ hiểu đc mqh giữa ng nói vfa ng nghe)
- Chức năng biểu cảm ( tôi đii đến trg ( trang trọng) khác với em đi đến trường ạ ( gần gũi, thân thuộc))
- Chức năng tạo lập văn bản ( mỗi câu là 1 bộ phận tạo nên vb, tham gia vào việc tạo nên vb) III.
Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ
1. Khái niệm hệ thống và cấu trúc
- Hệ thống là một tổng thể những yếu tố ( tối thiểu là 2) có quan hệ qua lại và
quy định lẫn nhau , tạo thành một thế thống nhất có tính phức hợp hơn
- Cấu trúc là thực thể có thể phân tích ra được thành những bộ phân , những
yếu tố , trong đó , mỗi bộ phận , mỗi yếu tố có được ( và chỉ có được) cương vị
, giá trị của mình nhờ mối quan hệ của chúng với các bộ phân , các yêu tố
khác và với toàn thể cấu trúc (muốn hiểu đc cấu trúc phải nhìn vào hệ thống)
- Cấu trúc là một thực thể toàn vẹn
- Cấu trúc là một thuộc tính cấu tạo hệ thống và nó có được trong hệ thống
- Hiểu được tổ chức bên trong của hệ thống là hiểu được cấu trúc của nó
2. Hệ thống cấu trúc ngôn ngữ
- Ngôn ngữ là một hệ thống vì nó được tổ chức theo những điều kiện , tiêu chí
của hệ thống nói chung .
- Hệ thống ngôn ngữ có cấu trúc của nó .
- Các đơn vị như : “ từ ” , “ hình vị ” , “ âm vị”. “câu” là các đơn vị ngôn ngữ
- Mỗi loại đơn vị làm thành một tiểu hệ thống , gọi là một cấp độ, đóng vai trò
làm một bộ phận trong hệ thống lớn là hệ thống ngôn ngữ
- Quan hệ giữa các đơn vị ngôn ngữ là mạng lưới quan hệ phức tạp và đa dạng .
- Ba quan hệ căn bản trong ngôn ngữ : ( không nhầm với các loại qh khác)
+ Quan hệ tôn ti/quan hệ cấp bậc ( từ nhỏ hình thành cái lớn. đơn vị nhỏ nhất
trong ngôn ngữ là âm vị -> hình vị -> từ -> cụm từ -> câu -> văn bản)
+ Quan hệ kết hợp/quan hệ ngũ (cú) đoạn ( qhe theo chiều ngang) (tôi đi đến
trường: được sắp xếp theo trật tự( tính hình tuyến) tùy theo các
ngôn ngữ khác nhau mà vị trí khác nhau)
+ Quan hệ đối vị/quan hệ liên tưởng ( qhe theo chiều dọc) (liên tưởng đến các
yếu tố khác cùng loại có thể thay thế trong các ngữ cảnh khác nhau vd có thể thay
thế tôi thành anh, chị, em, mình…) 3. Ngôn ngữ và lời nói
- Mối quan hệ giữa cái riêng với cái chung , ngôn ngữ là cái chung , lời nói là
cái riêng ( quy tắc chung trong tiếng việt là chủ, vị, bổ dựa theo quy tắc xây dưng
nên những câu khác nhau như tôi ăn cơm, tôi đọc sách ( lời nói)
- “ Tất nhiên , hai đối tượng này gắn bó khăng khít với nhau và giả định lẫn
nhau : ngôn ngữ là cần thiết để cho lời nói có thể hiểu được và gây được tất cả
những hiệu quả của nó ; nhưng lời nói lại cần thiết để ngôn ngữ được xác
lập ; về phương diện lịch sử , sự kiện lời nói bao giờ cũng đi trước ( … ) . Cuối
cùng , chính lời nói làm cho ngôn ngữ biến hóa” ( F.de Saussure ) IV. Phân loại các ngôn ngữ 1. Cơ sở phân loại
a. Phương pháp so sánh lịch sử (lịch đại)
Nghiên cứu sự biến đổi ngôn ngữ và quan hệ giữa các ngôn ngữ về mặt cội nguồn
-> Xác lập phả hệ của các ngôn ngữ , quy chúng vào các nhóm , các tiêu chí và các
chi , các ngành khác nhau thuộc các ngữ hệ khác nhau
b. Phương pháp so sánh loại hình ( đồng đại)
Nghiên cứu , phát hiện các phổ niệm ngôn ngữ, (Phổ niệm(đơn vị nhỏ nhất có nghĩa về
mặt cấu trúc) là khái niệm có tính chất phổ quát trong nn là khái niệm đúng với đại đa số
ngôn ngữ trên thế giới)phát hiện những đặc trưng về mặt loại hình của các ngôn ngữ ,
để phân loại và quy các ngôn ngữ cụ thể vào những loại hình khác nhau -> Phân
loại loại hình các ngôn ngữ trong đó các ngôn ngữ cũng có những đặc điểm và cấu
trúc hình thái hoặc cầu trúc ngữ pháp , hoặc có hay không có thanh điệu
2. Phân loại nn theo cội nguồn
a. Tiền đề cho cách phân loại
- Trong lịch sử , có những ngôn ngữ vì một lý do nào đó đã bị chia tách thành
nhiều ngôn ngữ khác nhau . Ngôn ngữ đã bị chia tách thường được gọi là ngôn ngữ mẹ.
- Ngữ âm , từ vựng , ngữ pháp ( là bình diện ổn định hơn cả) của ngôn ngữ và các
tiểu hệ thống của nó biến đổi không đồng đều
- Sự biến đổi ngữ âm thường có lý do có quy luật và biến đổi theo hệ thống
- Tính võ đoán trong quan hệ ngữ âm
+Nếu hai ngôn ngữ không liên quan với nhau về côi nguồn thì tên gọi của
cùng một sự vật là khác nhau ( tiếng việt là gạo, tiếng anh là rice)
+Nếu những từ gần gũi nhau về âm thanh , có liên quan hoặc gắn bó với nhau
về ý nghĩa thường bắt nguồn từ một ngôn ngữ gốc nào đó ( gà trong tv, ka trong tiếng Mường)
b. Một số chú ý khi so sánh trong nghiên cứu cội nguồn các ngôn ngữ
- Việc so sánh được tiến hành căn cứ vào ba mặt ngữ âm , từ vựng và ngữ pháp - Về mặt từ vựng (à, ôi, ồ) , Các từ cảm thán
, từ tượng thanh (róc rách, tí tách),
từ trùng âm ngẫu nhiên ( trong tv có từ cắt, tiếng anh có từ cut trùng âm) , các từ
vay mượn , đều không đưa vào đối tượng khảo sát .
- Nghiên cứu côi nguồn ngôn ngữ phải chú ý trước hết đến những vốn từ cơ bản
- Các sự kiện , hiện tượng ngôn ngữ đưa ra làm cứ liệu so sánh không đòi hỏi
phải giống nhau hoàn toàn về mọi mặt
- Khi xác lập được những dãy sự kiện trong hai ngôn ngữ và chứng minh
những dãy sự kiện có nguồn gốc với nhau thì vẫn chưa đủ để nói hai ngôn
ngữ có quan hệ họ hàng ( vì đặt trong ngữ pháp, ngữ âm, từ vựng thì chỉ có thể giống một trong 3) c. Kết quả phân loại
mối quan hệ gần gũi hơn là mqh trong nhóm/chi -> nhánh/dòng ->ngữ hệ
tiếng việt thuộc nhóm việt mường, nhánh môn khmer, ngữ hệ Nam Á - Các ngữ hệ + Ngữ hệ Ấn - Âu +Ngữ hệ Hán Tạng +Ngữ hệ Sêmít +Ngữ hệ Thổ ( Nhĩ Kỳ) + Ngữ hệ Nam Á
3. Phân loại nn theo loại hình
a. Phân loại các loại hình ngôn ngữ theo đặc trưng hình thái - Hòa kết
+ Loại hình ngôn ngữ hòa kết/ khuất chiết/ biến hình : Gồm 3 đặc trưng cơ bản
o Từ có biến đổi hình thái
Từ khi đứng 1 mình thì không biến đổi nhưng khi tham gia vào câu thì có sự biến đổi hình thái
biến từ go->goes->went ( tiếng nga và tiếng đức là 2 ngôn ngữ biến hình điển hình)
o Sự đối lập căn tố - phụ tố rõ rệt Căn tố: go, phụ tố: es
o Một ý nghĩa ngữ pháp có thể được biểu hiện bằng nhiều phụ tố , và ngược lại - Chắp dính
+ Là các ngôn ngữ có hiện tượng nổi tiếp thêm một cách máy móc , cơ giới
vào căn tô nào đó một hay nhiều phụ tổ , mà mỗi phụ tổ lại chỉ luôn mang
một ý nghĩa nhất định (vd tiếng nhật, hàn)
+Quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp của từ được biểu diễn trong bản
thân từ bằng phụ tố Ví dụ : Trong tiếng Thổ Nhĩ Kì adam ( người đàn ông )
adam/ar ( số nhiều ) kadin ( người đàn bà ) kadin/ar ( số nhiều )
+ Loại hình ngôn ngữ chắp dính
o Căn tố hầu như không biến đổi hình thái , chúng có thể tồn tại độc lập .
o Mỗi phụ tổ chắp dinh luôn chỉ “ chứa” một ý nghĩa ngữ pháp và ngược
lại mỗi ý nghĩa ngữ pháp bao giờ cũng được biểu thị bằng một phụ tố riêng - Đơn lập
+Trong hoạt động ngôn ngữ từ không biến đổi hình thái ( tiếng việt, tiếng
trung: anh đi học, tôi đi học, chị ấy đi học)
+Quan hệ ngữ pháp , ý nghĩa ngữ pháp được biểu thị chủ yếu bằng hư từ và
trật tự từ . ( hư từ: đã, đang, sẽ)
( trật tự từ: khi nào anh về nước? -> chưa về; anh về nước khi nào? -> đã về)
( trật tự các thành tố: to gan và gan to)
+Đơn vị đặc biệt là hình tiết : Là đơn vị CÓ nghĩa mà vỏ âm thanh trùng với
âm tiết ( đơn vị phát âm tự nhiên nhỏ nhất ) ( từ “mẹ” vì phát âm là mẹ chứu k phải mờ ẹ)
+Hiện tượng cấu tạo từ bằng phụ tố rất ít . Vì thế quan hệ dạng thức giữa các
từ yếu đến mức dường như chúng tồn tại rất rời rạc, rất “tự do” trong câu
( đêm hôm, qua cầu gãy; đêm hôm qua, cầu gãy; thấy anh, em tôi rất vui; thấy anh em, tôi rất vui…) - Đa tổng hợp
+ Có một loại đơn vị đặc biệt vừa là từ vừa là câu, được tạo trên cơ sở động từ
+Vừa có nét giống ngôn ngữ chấp dính ở chỗ chúng tiếp nối các hình vị vào với
nhau , lại vừa có nét giống với hòa kết ở chỗ khi kết hợp các hình vị với nhau , có thể
biến đổi vỏ ngữ âm của hình vị
b. Phân loại các loại hình ngôn ngữ theo đặc trưng cú pháp
Dựa vào các tiêu chí và những nét điển hình về mặt củ pháp , chủ yếu là những đặc
trưng về mặt trật tự từ :
- Loại hình các ngôn ngữ SVO
- Loại hình các ngôn ngữ SOV
- Loại hình các ngôn ngữ VSO
- Loại hình các ngôn ngữ VOS , OVS , OSV
- Loại hình ngôn ngữ SVO : Các ngôn ngữ Roman ( Tiếng Anh , Pháp , Tây
Ban Nha , Italia , .. ) , ngôn ngữ Slave (Tiếng Nga , Bungari , Sec , Slovac ... ) ,
tiếng Hán , Việt Thái , Khmer , Lào , Indonesia , ...
- Loại hình ngôn ngữ SOV : Tiếng Nhật , Thổ Nhĩ Kì , Miền Điện , Hinđi ....
- Loại hình ngôn ngữ VSO : Tiếng Tonga , các ngôn ngữ Đa đảo, một số
phương ngữ của tiếng A rập , tiếng ở xứ Wel , một số ngôn ngữ thổ dân châu Mỹ
- Ngoài ra các loại hình mang tính chất không phổ biên như : VOS , OVS , OST
Trong phần ngữ âm không theo giáo trình mà theo slide
CHƯƠNG II: NGỮ ÂM VÀ VĂN TỰ
I. Khái niệm ngữ âm và ngữ âm học 1. Ngữ âm là gì?
Ngữ âm là mặt âm thanh của ngôn ngữ 2. Ngữ âm học là gì?
- Ngữ âm học là chuyên ngành ngôn ngữ học nghiên cứu về ngữ âm được gọi là ngữ âm học
- Các bộ môn trong ngữ âm học
+ Bộ môn ngữ âm học cấu âm: Nghiên cứu bộ máy phát âm của con người ,
nghiên cứu cách thức , nguyên lý tạo âm của ngôn ngữ , miêu tả các âm về
mặt cấu âm trong bộ máy phát âm
Quan tâm bộ môn ngữ âm học cấu âm: khi có 1 âm thì phát âm ntn, cách đặt lưỡi ra sao, miệng để ntn
+Bộ môn ngữ âm học âm học
+Bộ môn ngữ âm học thính giác
3. Đặc trưng của ngữ âm a. Đặc trưng vật lý
- Cao độ : Tần số dao động của vật thể
- Cường độ : Biên độ dao động của vật thể
- Âm sắc : Mối tương quan giữa âm cơ bản và họa âm
- Trường độ : Độ dài của âm thanh
Dây thanh của nữ và ng trẻ mỏng hơn nên tông giọng cao hơn người già và nam ( cao độ)
Cường độ là độ mạnh của âm thanh ( âm thanh to hay nhỏ)
Âm sắc là sắc thái của âm thanh( mỗi ng nói 1 giọng khác nhau). Âm thấp nhất và trầm
nhất là âm cơ bản. họa âm bằng bội số lần âm cơ bản. mối tương quan giữa âm cơ bản và
họa âm cho chúng ta âm sắc.
Trường độ cho nguyên âm ngắn, nguyên âm dài trong ngôn ngữ b. Đặc trưng sinh học
Phổi là cơ quan đầu tiên tham gia vào quá trình cấu tạo âm thanh, thứ 2 là dây thanh
Khoang miệng, mũi, yết hầu khuếch đại âm thanh - Bộ máy phát âm
+Dây thanh: Là 2 cơ mỏng nằm sóng đôi song song với nhau trong thanh hầu .
+Thanh hầu: Là một hộp sụn nằm phía trên khí quản , nhô ra phía trước cổ
+Thanh môn ( cửa của thanh hầu): Là khe hở giữa hai dây thanh có thể được
mở rộng ra hoặc khép lại
+Khoang mũi ( không thay đổi về thể tích) , miệng và khoang yết hầu : Giữ vai
trò như những hộp cộng hưởng trong các nhạc cụ bộ hơi
+Khoang miệng , khoang yết hầu do hoạt động của lưỡi và môi mà có thể
thay đổi về : Thể tích , Hình dáng ( môi) và lối thoát không khí
Khoang miệng, khoang mũi, khoang yết hầu giống như 3 hộp cộng hưởng khuếch đại âm
thanh do dây thanh rung. Khi tịnh tiến lưỡi ra trc thì khoang miệng nhỏ, khoang yết hầu to và ngược lại
Cơ chế hđ của âm thanh giống với các dụng cụ bộ hơi như đàn: dây đàn và hộp đàn. Khi
dây đàn rung thì hộp đần khuếch đại âm thanh. 3 khoang giữ vai trò như hộp cộng hưởng
tham gia vào quá trình khuếch đại âm thanh
Khoang mũi không thay đổi về thể tích
Mỗi âm phát ra đều khác nhau. Ví dụ âm [a]: một người nói cùng âm [a] thì sẽ khác nhau
vì dây thanh rung khác nhau, các khoang ở vị trí khác nhau c. Đặc trưng xh
- Cùng một đặc trưng âm học nhưng xã hội ( cộng đồng ngôn ngữ ) khác nhau
có thái độ khác nhau về nó (quan tâm đến độ ngắn, dài của nguyên âm. Ví dụ
“bát” thì a là nguyên âm dài; “bắt” thì ă là nguyên âm ngắn. hay các nguyên âm
ngắn và dài trong tiếng anh. Các thứ tiếng có âm mũi)
- Đặc trưng xã hội giúp ta giải thích số lượng nguyên âm và phụ âm của các
ngôn ngữ trên thế giới là khác nhau ( phụ thuộc vào kết quả của xh với âm đó.
Cùng 1 âm nhưng cách đọc khác nhau. Vd tiếng việt có cặp ngắn dài khác với các ngôn ngữ khác)
- Tính chất xã hội làm cho hệ thống ngữ âm của các ngôn ngữ trên thế giới đa dạng II. Âm tố 1. Khái niệm âm tố
- Là đơn vị cấu âm – thính giác nhỏ nhất
Âm tố là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên âm thanh mà ta có thể nhận biết bằng thính giác (nghe) nó Ký hiệu âm tố: 2. Nguyên âm a. Khái niệm
Nguyên âm là những âm tố khi phát luồng hơi đi ra không bị cản trở bởi các cơ
quan phát âm, dây thanh rung động mạnh và đều đặn nên bản chất nguyên âm là tiếng thanh b. Phân loại nguyên âm
- Tiêu chí phân loại âm thanh 1. Vị trí của lưỡi
a. Độ cao tương đối của lưỡi/ độ mở của miệng
o Nguyên âm cao , nguyên âm khép Âm
đọc lần lượt là i,u,ư
o Nguyên âm cao vừa , khép vừa Âm
đọc lần lượt là ia, ua, ưa
o Nguyên âm thấp , nguyên âm mở Âm
đọc lần lượt là a,e,o
o Nguyên âm thấp vừa , mở vừa Âm
đọc lần lượt là ô, ê, ơ
b. Độ tiến về trc hay lùi về sau tương đối của lưỡi o Nguyên âm hàng trc o Nguyên âm hàng giữa o Nguyên âm hàng sau 2. Hình dáng của môi a. Nguyên âm tròn môi
b. Nguyên âm không tròn môi
Tất cả nguyên âm còn lại k tròn môi
c. Hình thang nguyên âm quốc tế
Nguyên âm trong tiếng việt chỉ có hàng trc và sau, không có hàng giữa
Vị trí của lưỡi và hình dáng của môi là 2 tiêu chí chính để phân loại nguyên âm
Độ cao tương đối của lưỡi và độ mở của miệng theo hình thang từ trên xuống
Độ tiến về phía trước hay lui về phía sau: trước, giữa, sau
Cạnh bên thứ nhất bên trái: các nguyên âm hàng trước, lần lượt là hàng giữa và hàng sau
Hình dáng của môi: đặt bên phải cạnh bên là âm tròn môi, đặt bên trái cạnh bên là k tròn môi
Ví dụ âm [i] là nguyên âm lưỡi cao, miệng khép; hàng trước và không tròn môi
Nguyên âm cộng với dấu phụ gọi là bán nguyên âm
Phiên âm viết bằng âm( cách đọc) d. Nguyên âm đôi
Nguyên âm đôi là nguyên âm có sự thay đổi về phẩm chất trong quá trình phát âm
một âm tiết chứa nó . Mỗi nguyên âm đôi có thể được coi như một chuỗi của hai
nguyên âm hoặc một nguyên âm và một âm lướt e. Bán nguyên âm
Bán nguyên âm là những âm được tạo nên bằng cách cho luồng hơi từ phổi đi lên ,
chuyển động qua miệng và / hoặc mũi với một tiếng xát cực nhẹ 3. Phụ âm a. Khái niệm
Phụ âm là những âm được tạo ra khi luồng hơi từ phổi đi lên và qua bộ máy phát
âm , bị cản trở theo một cách thức nào đó , dây thanh rung động ít hoặc không rụng
, do đó nghe được chủ yếu là tiếng động b. Phân loại
3 tiêu chí phân loại phụ âm
- Phương thức cấu âm: cách cản trở luồng hơi và cách khắc phục sự cản trở 1. Phụ âm tắc
Là phụ âm được tạo ra do luồng hơi bị cản trở hoàn toàn tại một vị trí nào
đó của bộ máy phát âm sau đó buông lơi đột ngột để nó thoát ra , phát
thành âm nghe như một tiếng nổ nhẹ 2. Phụ âm xát
Là phụ âm được tạo ra do luồng hơi bị cản trở một phần , luồng hơi thoát
ra ngoài qua một khe hở hẹp tại một vị trí nào đó của bộ máy phát âm .
Do phải lách qua khe hẹp nên cọ xát vào thành của khe hẹp đó , tạo nên
một âm nghe như tiếng xát 3. Phụ âm tắc – xát
Là phụ âm được sinh ra do sự kết hợp của cả phương thức tác lẫn phương
thức xát . Đầu tiên luồng hơi đi lên bị cản trở hoàn toàn tại một vị trí nào
đấy của bộ máy cấu âm như âm tắc sau đó liên tục thoát ra ngoài như cấu
âm một âm xát Cho ta một âm vừa có tính chất tắc vừa có tính chất xát 4. Phụ âm rung
Là phụ âm được sinh ra khi luồng hơi đi lên bị cản trở tại vị trí nào đó của
bộ máy phát âm , nhưng luồng hơi thoát qua , rồi tiếp đó lại bị chặn lại ,
rồi lại thoát qua ... cứ như thể liên tục làm cho lưỡi hoặc lưỡi con rung liên
tục trong quá trình cấu âm
- Vị trí cấu âm là bộ phận gây ra sự cản trở luồng hơi 1. Phụ âm môi
Là những phụ âm được tạo thành do luồng hơi bị cản trở ở môi
o Phụ âm môi môi: Khi cấu âm hai môi khép lại , cản trở hoàn toàn
luồng hơi rồi lại bị mở ra đột ngột và nhanh tạo nên tiếng động như
tiếng nổ nhẹ (phụ âm môi môi là phụ âm tắc)
o Phụ âm môi răng: Khi cấu âm , môi dưới và răng cửa hàm trên khép
lại làm cho luồng hơi thoát ra ngoài một cách khó khăn ( bị cản trở
một phần ) (phụ âm môi răng là phụ âm sát) 2. Phụ âm răng
Là những phụ âm được tạo thành do luồng hơi bị cản trở bởi đầu lưỡi với
mặt trong của răng của hàm trên
bên trên là bộ phận tĩnh, bên dưới là bộ phận động
Bộ phận động kết hợp với bộ phận tĩnh dể cản trở luồng hơi
âm tiếng việt đọc lần lượt là t và th 3. Phụ âm lợi
Là những phụ âm được tạo thành do đầu lưỡi tiếp giáp với chân lợi của răng 4. Phụ âm quặt lưỡi
Là những phụ âm được tạo thành do đầu lưỡi nâng cao , uốn quặt về phía
sau để mặt dưới của đầu lưỡi tiếp cận với phân giữa lợi và ngạc đọc: s, tr
5. Phụ âm ngạc ( âm mặt lưỡi)
Là những phụ âm được tạo thành do luồng hơi bị cản trở bởi mặt lưỡi tiếp xúc với ngạc cứng
6. Phụ âm mạc ( âm gốc lưỡi)
Là những âm được sinh ra do mặt lưỡi sau ( gốc lưỡi ) tiếp xúc với mạc
( ngạc mềm ) để cản luồng hơi
âm g trong tiếng việt là âm xát, g trong tiếng anh là âm tắc 7. Phụ âm lưỡi con
Là những âm được sinh ra do phần sau của mặt lưỡi ( gốc lưỡi ) nâng cao ,
lùi về phía lưỡi con để tạo nên vật cản luồng hơi . 8. Phụ âm yết hầu
Là phụ âm được sinh ra do nắp họng nhích lui về phía sau tới vách sau
của yết hầu để tạo thành vật cản luồng hơi 9. Phụ âm thanh hầu
Là những âm được tạo ra do thanh môn đóng lại hoặc thu hẹp lại để tạo ra vật cản luồng hơi
tắc thanh hầu xuất hiện trong inh ỏi, ồn ào, ầm ĩ
- Tính thanh là sự hoạt động của dây thanh ( rung hoặc không rung)
1. Phụ âm hữu thanh: là những phụ âm sinh ra do dây thanh rung b,d,đ,v,r,g
2. Phụ âm vô thanh: là những phụ âm sinh ra do dây thanh không rung s,t,ph,c
III. Âm vị và biến thể âm vị 1. Nét khu biệt
- Nét khu biệt là nét đặc trưng cấu âm - âm học đảm nhận chức năng xã hội , phân
biệt âm vị này với âm vị khác
xét lần lượt về phương thức cấu âm, vị trí cấu âm và tính thanh 2. Âm vị a. khái niệm
- Là tổng thể những nét khu biệt được thể hiện đồng thời của cùng một loại âm tố
- Âm vị được khái quát hóa từ vô vàn lần phát ra , nói ra một cách cụ thể từ
những con người cụ thể
- Âm vị là đơn vị trừu tượng của hệ thống âm thanh của ngôn ngữ . Đó là đơn vị
chức năng , mang tính xã hội , không phải của riêng cá nhân nào b. phân loại âm vị
- Âm vị đoạn tính :Là những âm vị được hiện diện trên ngữ lưu theo trật tự thời gian(
đo đc khoảng tg kéo dài) , tức là được phân đoạn về mặt thời gian ( thanh điệu và
trọng âm đi với âm vị đoạn tính) ( nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm)
-Âm vị siêu đoạn tính :Là những âm vị không hiện diện trên ngữ lưu theo trật tự thời
gian( hiện diện đồng thời với âm vị đoạn tính khác, k đo đc tg kéo dài) mà nó hiện
diện đồng thời với các âm vị đoạn tính khác ( trọng âm trong tv và thanh điệu trong tiếng anh)
- đỉnh âm tiết là nguyên âm ->nguyên âm qtrong hơn ->nguyên âm chiếm khaorng
tg lớn so với phụ âm và bán âm ->loại âm vị có thể đo đc tg kéo dài của nó: nguyên âm,
phụ âm, bám nguyên âm. Không đo đc là trọng âm trong tiếng việt và thanh điệu trong tiếng anh
- sự tăng lên và chùng xuống của hệ cơ tương ứng với các âm tiết
- đỉnh âm tiết là nguyên âm nên âm tiết đóng vai trò quan trọng hơn
3. âm vị và biến thể âm vị
a. biến thể âm vị là gì
- Các âm gần gũi nhau , xuất hiện trong những bối cảnh loại trừ nhau được coi
là những biến thể của cùng một âm vị duy nhất
c là âm tắc, mạc và vô thanh. C đi với i miệng sẽ mở hẹp hơn khi đi với e và ô
b. Tương quan âm vị và biến thể âm vị
- Các biến thể của một âm vị vừa cùng có những đặc trưng cầu âm - âm học
như nhau , vừa mang một hoặc vài đặc trưng cấu âm - âm học nào đó khác
nhau Chúng phân biệt với nhau chính ở những nét đặc trưng khác nhau đó
( đặc trưng cấu âm-âm học như nhau là nét khu biệt; nét đặc trưng khác nhau là
biến thể âm vị). Khi đi với những âm khác nhau thì có những sự thaty đổi khác nhau …
c. Phân loại biến thể âm vị
- Biến thể tự do: Là những biến thể hiện diện không bị phụ thuộc , bị chi phối
bởi bất kỳ nhân tố nào . Chúng xuất hiện “ tùy tiện ” ở một số cá nhân ,
không thể đoán trước được bối cảnh của chúng . nét khu biệt nét rườm
- nét khu biệt+nét rườm-> biến thể âm vị
- Biến thể kết hợp: Là những biến thể do chu cảnh quyết định . Biến thể này xuất
hiện do sự kết hợp của nó trong dãy âm mang lại
khi t đi với u,ô,o+yếu tố môi hóa (tròn môi) -> biến thể
của âm vị t. khi đi với u độ mở hẹp, ô thì mở vừa
ng là tắc, hữu thanh, mạc. khi đi với i, ê chuyển thành tắc,
hữu thanh, ngạc. là biến thể của âm vị ng khi đi với i, ê
Trong tiếng việt không có nguyên âm hàng giữa. chỉ có nguyên âm hàng trước và hàng sau 4. Âm vị và âm tố
- Âm tố là những âm được người nói phát ra và được người nghe nhận ra bằng thính giác
- Âm vị là cái trừu tượng , khái quát hóa từ các âm tố, còn âm tố là hình thức
thể hiện vật chất cụ thể trong mỗi lần được nói ra , được phát âm ra của âm vị
- Chúng ta nói ra và nghe thấy các âm tố , nhưng tri nhận là tri nhận âm vị .
Tương quan âm vị - âm tố tương ứng với tương quan ngôn ngữ - lời nói Âm tố Âm vị Cụ thể Trừu tượng Thính giác Tri giác Vô hạn Hữu hạn Lời nói Ngôn ngữ
Khi nói 10 âm t, âm vị giống nhau, âm tố khác nhau IV. Âm tiết 1. Khái niệm âm tiết
- Xét từ bình diện cấu âm , âm tiết được “ cắt nghĩa ” bằng học thuyết về độ
vang(nguyên âm là âm có độ vang lớn rồi đến các phụ âm vang như: m, n, ng) và
học thuyết về độ căng cơ ( sơ đồ hình sin bên trên)
- Xét từ bình diện cấu trúc và chức năng , âm tiết là đơn vị của lời nói bao gồm
ít nhất một nguyên âm làm hạt nhân và một phụ âm hoặc tổ hợp phụ âm
đứng trước , hoặc đứng sau , hoặc vừa đứng trước , vừa đứng sau hạt nhân
đó ( là đơn vị của lời nói. Ví dụ: mẹ là 1 âm tiết, đã là một âm tiết, về là một âm
tiết; hạt nhân là nguyên âm …) 2. Phân loại âm tiết
- Căn cứ vào cách kết thúc âm tiết để phân loại âm tiết
+ Âm tiết nửa mở: bán nguyên âm [w] được thể hiện ra chữ viết bằng chữ u hoặc o trong
đau và đao. Bán nguyên âm [j] được thể hiện ra bằng chữ viết là chữ i và y trong sai và say
+ Âm tiết khép điền hình: họp, tắt, bác, bách
+ Âm tiết nửa khép kết thúc bằng phụ âm vang như…
+trong tiếng việt thì mỗi từ là một âm tiết, nhưng ví dụ như trong tiếng anh, newspaper
có hơn 1 âm tiết và ranh giới giữa các âm tiết cũng cần xem xét. Ví dụ như meet thì t đi
với meet ở đằng trc, nhưng khi đọc meeting thì t lại đi với ing ở sau
3. Sơ đồ cấu trúc âm tiết
nguyên âm luôn tham gia vào âm tiết. V ( vowel)nguyên âm, C(consonant) phụ âm V. Chữ viết 1. Khái niệm ( đọc)
Chữ viết là những tập hợp , những hệ thống ký hiệu bằng hình nét, có thể nhìn thấy
được , dùng để ghi lại (biểu hiện cho ) một mặt nào đó ( âm hoặc ý ) của những đơn
vị, những yếu tố của ngôn ngữ
2. Vai trò của chữ viết ( đọc) 3. Phân loại chữ viết a. Chữ ghi hình
vẽ lại sự vật, hiện tượng
Hạn chế: k viết đc nội dung trừu tượng mà chỉ diễn đạt nội dung cụ thể ( vd: mặt trời, mặt trăng) b. Chữ ghi ý
Khắc phục hạn chế của chữ ghi hình là đã diễn đạt được nội dung, ý nghĩa trừu tượng
Hạn chế: mỗi ý thể hiện một chữ. Có nhiều ý cần diễn đạt -> mỗi ý 1 chữ -> nhiều chữ
->gây khó khăn cho việc học tập và ghi nhớ c. Chữ ghi âm
- Ghi âm tiết: Là những hệ thống chữ viết mà trong đó mỗi chữ thể hiện ( ghi )
trọn vẹn một âm tiết . VD : Chữ Hiragana , Katakana của Nhật Bản .
- Ghi âm vị ( là chữ tiến bộ nhất hiện nay) : Là hệ thống chữ viết mà mỗi chữ thể
hiện ( ghi ) một âm vi riêng biệt . VD : Tiếng Việt Anh , Đức , Pháp , Italia , Tây Ban Nha Bồ Đào Nha
CHƯƠNG III. TỪ VỰNG – NGỮ NGHĨA I. Khái niệm từ
Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ có khả năng hoạt động độc lập , tái
hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu II.
Phương thức cấu tạo từ 1. Đơn vị cấu tạo từ
a. Đơn vị cấu tạo từ là hình vị
Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và / hoặc có giá trị ( chức năng ) về mặt ngữ pháp .
Từ “bàn ghế” được cấu tạo nên từ hình vị “bàn” và hình vị “ghế” (ghép đẳng lập)
Từ “xanh biếc”, “đen xì”, “trắng phau” có 2 hình vị. những hình vị như “ biếc”, “xì”,
“phau” biểu hiện sắc thái của từ ( ghép chính phụ)
“mồ côi”, “mồ hôi”, “bồ câu”, “xi-măng”, “bồ hòn” đang còn nhiều quan điểm khác nhau
th1 có 1 hình vị, 2 có 2, 3 có 3
b. Dựa vào loại ý nghĩa được hình vị biểu thị
- Căn tố: hình vị mang ý nghĩa của từ vựng
- Phụ tố: hình vị có thể biểu thị ý nghĩa của từ vựng phái sinh và ý nghĩa ngữ pháp
Căn tố là work, phụ tố biểu thị ý nghĩa từ vựng phái sinh là er, phụ tố biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là s
1. Căn cứ vào vị trí của phụ tố
2. Căn cứ vào chức năng phụ tố đảm nhiệm
- Phụ tố cấu tạo từ: là loại phụ tố kết hợp với căn tố để tạo nên từ mới ( có ý nghĩa từ vựng mới)
- Phụ tố biến hình từ: là loại phụ tố dùng để tạo những dạng thức ngữ pháp
khác nhau của từ, thể hiện những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau (k tạo nên từ
mới mà tạo nên ý nghĩa ngữ pháp mới)
2. Các phương thức cấu tạo từ a. Từ hóa hình vị
- Là phương thức tác động vào bản thân một hình vị , làm cho nó có những đặc
điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ , biến hình vị thành từ mà không thêm bớt
gì vào hình thức của nó ( cho cta các từ đơn) (các hình vị căn tố)
- Vd: nhà, bàn, người ( tiếng việt) Table, live (tiếng anh) b. Phương thức ghép
- Là phương thức ghép các hình vị gốc từ ( hình vị thực và hình vị hư ) với
nhau dựa trên mối quan hệ về nghĩa
Hình vị thực (là những hình vị có ý nghĩa từ vựng chỉ sự vật, hành động, tính chất): sân
bay, chó mực; hình vị hư ( mang ý nghĩa ngữ pháp): bởi vì, cho nên, và, hay, hoặc, rồi
2 căn tố kết hợp với nhau dựa trên mqh về nghĩa cho cta từ ghép c. Phương thức phụ gia
Là phương thức thêm phụ tố vào căn tố ( thành tố gốc ) để tạo ra từ mới d. Phương thức láy
Là phương thức lặp lại bộ phận hoặc toàn bộ vỏ ngữ âm của thành tố gốc e. Phương thức rút gọn
Là phương thức rút gọn từ cũ tạo thành từ mới hoặc ghép các âm đầu từ của một
cụm từ , đọc theo cách rút gọn này và tạo thành từ mới
f. Phương thức chuyển loại
Là phương thức thay đổi ý nghĩa và chức năng từ loại của từ có trước , đưa nó sang
từ loại khác với tư cách một từ riêng biệt
Tôi đi về nhà thì là giới từ, tôi về nhà là động từ
Tôi sống ở hà nội thì là giới từ, tôi ở hà nội là động từ III. Nghĩa của từ
1. Khái niệm nghĩa của từ
a. Nghĩa và ngữ nghĩa học
- nhà , người , bàn , đi , chạy , vui , buồn , ....
- Hôm nay tôi đi học( 1 ) (có đi học hay không còn do thực tế)
- Ngày xưa có anh Trương Chi( 2 ) ( có anh Trương Chi thật hay không còn do thực tế)
- Trường Đại học Hà Nội nằm ở quận Nam Từ Liêm ( 3 ) (luôn đúng) ( chỉ có
thể thay đổi quân theo địa giới hành chính chứ không thể bốc trg đi chỗ khác) 1. Nghĩa là gì
o Nghĩa của ngôn ngữ là những nội dung phản ánh về thế giới mà chúng
ta đang tồn tại trong đó (hôm nay tôi đi học) hoặc một thế giới tưởng
tượng nào đó ( ngày xưa có a trương chi), ng ngoài hành tinh , được ngôn ngữ biểu thị o Ví dụ
Cái bút của tôi bị sổ mũi ( sổ mũi là từ chỉ loại bênh của ng)
Người đàn ông mất năm ngoái vừa cưới cô gái sắp được sinh ra (
mất sự logic về mặt thời gian)
Con ngựa đá ( câu mơ hồ vì k biết đá là động từ hay danh từ)
Bà ấy lái xe ( câu mơ hồ vì k biết lái xe như thế nào hay đi đâu)
Có cấu trúc hoàn chỉnh nhưng nghĩa sai 2. Ngữ nghĩa học
o Khoa học nghiên cứu về nghĩa của ngôn ngữ gọi là ngữ nghĩa học
o Ngữ nghĩa học từ vựng: Nghiên cứu những vấn đề về nghĩa của từ và
các quan hệ ngữ nghĩa trong từ , các bộ phận của từ vựng với nhau (chỉ
nghiên cứu nghĩa của từ)
o Ngữ nghĩa học của câu: Nghiên cứu những vấn đề về ngữ nghĩa của
câu và các quan hệ ngữ nghĩa của câu
b, Khái niệm nghĩa của từ
Gọi tên sự vật bằng vỏ âm thanh
Mqh giữa vỏ âm thanh với khái niệm gọi là biểu hiện
Nghĩa của từ là khái niệm về sự vật hiện tượng nào đó
Chỉ có thể biểu thị hình ảnh với các danh từ, không thể biểu thị hình ảnh với các động từ, tính từ
Không có sự vật nào biểu thị cho các hư từ(và, hay, hoặc)
Nghĩa sở chỉ là sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan bên ngoài ngôn ngữ
Nghĩa của từ là nghĩa sở thị
2. Thành tố ngữ nghĩa của từ
- Nghĩa sở chỉ ( biểu vật): Một cá thể sự vật mà từ chỉ ra được gọi là sở chỉ của
từ (Vd nói đến cây, ta sẽ quy chiếu ra một hình ảnh về sự vật, hiện tượng nào đó)
- Nghĩa sở thị ( biểu niệm ): Là sự biểu thị các lớp sự vật dưới dạng tập hợp
của những đặc điểm thuộc tính, ... được coi là đặc trưng nhất, bản chất nhất,
đủ để phân biệt sự vật này với sự vật khác
- Nghĩa biểu niệm: Là quan hệ của từ ngữ âm với nghĩa (vỏ âm thanh) ( kahsi
niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện) , tức là với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện
- Nghĩa sở dụng (ngữ dụng): Là nghĩa biểu hiện tình cảm, cảm xúc, thái độ của
người nói đối với từ ngữ biểu hiện
- Nghĩa kết cấu (cấu trúc): Là mối liên hệ giữa từ với các từ khác trong hệ
thống từ vựng (Vd có thể làm chủ, vị hoặc bổ trong câu; có thể xếp vào từ loại
động từ danh từ, tính từ. nếu là danh từ, có thể kết hợp với các từ như cái, con,
quyển, chiếc, sự, việc, cuộc; nếu là động từ, có thể kết hợp với đã, đang, sẽ, sắp, chưa, không)
Trong các ngôn ngữ biến hình như tiếng anh, ta dựa vào nghĩa kết cấu để xác định danh từ, động từ, tính từ 3. Từ đa nghĩa a. Khái niệm
- Từ đa nghĩa là từ có một số nghĩa, biểu thị những đặc điểm , thuộc tính khác
nhau của một đối tượng , hoặc biểu thị những đối tượng khác nhau của thực tại .
các nghĩa của từ đa nghĩa có liên quan đến nhau
- Ví dụ từ đa nghĩa: Từ " bạc " ( DT ) có các nghĩa sau : 1 / Kim loại màu trắng
sáng , mềm , khó gỉ , dẫn điện tốt , thường dùng để ma , làm đôi trang sức . 2 /
Tiền đúc bằng bạc , tiền ( nói khái quát ) . 3 / ( dùng sau từ chỉ số chẵn từ
hàng chục trở lên ) . Đồng bạc . Ví dụ : Vài chục bạc . 4 / Trò chơi ăn tiền . Đánh bạc , canh bạc
b. Phân loại nghĩa của từ đa nghĩa
1. Dựa vào nguồn gốc của nghĩa
- Nghĩa gốc: Là nghĩa đầu tiên hoặc nghĩa có trước , trên cơ sở nghĩa đó mà
người ta xây dựng nên nghĩa khác
- Nghĩa phái sinh : Là nghĩa hình nghĩa được thành dựa trên cơ sở một nghĩa khác ( nghĩa gốc )
- Nghĩa gốc thường là nghĩa không giải thích được lý do , có thể nhận biết được
một cách độc lập . Nghĩa phái sinh thường là nghĩa có lý do , có thể nhận ra
thông qua nghĩa gốc (nghĩa gốc có thể đứng một mình, nghĩa phái sinh thường
phải kết hợp với các từ khác. Vd nói đến bạc thì hiểu đó là kim loại và muốn nói
đến tiền bạc, đánh bạc thì ta phải nhận biết thông qua các yếu tố khác mới có được ý nghĩa phái sinh)
Chiến đấu là đánh nhau giữa 2 lực lượng (không cần ngữ cảnh). Sống trong cuộc sống
khó khăn -> chiến đấu với hoàn cảnh; Bị bệnh nặng -> chiến đấu với bệnh tật (cần ngữ cảnh)
2. Dựa vào mối quan hệ định danh giữa từ với đối tượng
- Nghĩa trực tiếp (nghĩa đen): Là nghĩa trực tiếp phản ánh đối tượng , từ gọi
tên sự vật một cách trực tiếp
- Nghĩa gián tiếp ( nghĩa bóng ): Là nghĩa gián tiếp phản ánh đối tượng, từ gọi
tên sự vật một cách gián tiếp
Ví dụ nghĩa trực tiếp của từ “chém gió” là cầm dao khua khua với không khí, nghĩa gián tiếp là nói phét
c. Ngữ cảnh và nghĩa của từ
- Ngữ cảnh của một từ là một chuỗi từ kết hợp với nó , đủ để làm cho nó được
cụ thể hóa và hoàn toàn xác định về nghĩa
- Từ bộc lộ một nghĩa xác định nào đó trong ngữ cảnh chứa nó vì trong mỗi
ngữ cảnh , từ thể hiện khả năng kết hợp từ vựng và khả năng kết hợp ngữ pháp của mình .
d. Phương thức biến đổi nghĩa của từ
- Mở rộng ý nghĩa : Là quá trình phát triển từ cái riêng đến cái chung , từ cái
cụ thể đến cái trừu tượng .
- Ví dụ : “ Đẹp ” ban đầu chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức (bông hoa đẹp, cô gái
đẹp, phong cảnh đẹp) , bây giờ dùng rộng rãi ở phạm vi tình cảm , tinh thần ,
quan hệ : tình cảm đẹp , đẹp lòng , đẹp nết , đẹp lời , ...
- “ Hích ” là một từ chỉ hành động dùng khuỷu tay thúc vào người khác , mở
rộng chỉ việc xúi bẩy (làm điều gì đó không tốt)
- Thu hẹp ý nghĩa : Là quá trình phát triển từ cái chung đến cái riêng , từ trừu tượng đến cụ thể
- Ví dụ : “ Mùi ” là cảm giác do cơ quan khứu giác thu nhận (gồm nhiều loại
mùi) được nhưng khi nói “ Miếng thịt này có mùi rồi ” thì có nghĩa là cụ thể là “ mùi hôi” 1. ẩn dụ
- Là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật , hiện tượng
được so sánh (gọi tên sự vật hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác dựa
vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng)
+Giống nhau về hình thức
o Răng (người ) - Răng lược , răng bừa
o Mũi ( người ) - Mũi dao , mũi tên , mũi kim
o Chân ( người ) - Chân bàn , chân tủ , chân ghế
- Giống nhau về thuộc tính, tính chất
Ví dụ : đất khô , tình cảm khô , lời nói khô
- Lấy cụ thể để biểu thị cái trừu tượng
Ví dụ : Nắm ngoại ngữ , nắm tình hình , nắm bài , học rộng , nghiên cứu sâu , ...
Rộng và sâu thì đo đc nhưng học rộng và nghiên cứu sâu thì không đo được
- Lấy đặc điểm , tính chất của sinh vật sang sự vật
Ví dụ : Thời gian đi , tàu chạy , gió gào thét 2. Hoán dụ
- Là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng này sang sự vật , hiện
tượng khác dựa trên mối quan hệ logic giữa các sự vật hiện tượng
- Quan hệ giữa toàn thể với bộ phận và ngược lại
+Lấy bộ phận để gọi tên cho toàn thể
Ví dụ : Má hồng , đầu xanh, Nhà có 4 miệng ăn
+Lấy toàn thể để gọi tên cho bộ phận
Ví dụ : Ngày công (lấy 24 tiếng để gọi tên cho 8 tiếng của 1 ngày công), Đêm ca
nhạc (lấy đêm để biểu thị cho một khoảng thời gian vào buổi tối)
+Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng
Ví dụ : Ăn ba bát , uống hai chai, cả lớp nghỉ
+Lấy nguyên liệu để gọi tên cho sản phẩm
Ví dụ : “bạc” (tiền) , mì (nấu một bát mì), …
+Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận của quần áo
Ví dụ : cổ áo , tay áo , vai áo
Tay chuối( ẩn dụ), núi việc( nhiều việc giống nhau về mặt hình thức núi thì to và
núi việc thì nhiều -> ẩn dụ), nóc nhà( hoán dụ), cho tôi một đen đá (hoán dụ), vịn vào tay ghế (ẩn dụ)
ẩn dụ là 2 sự vật giống nhau. Hoán dụ là 2 sự vật gợi liên tưởng đến nhau, có liên quan đến nhau 4. Từ đồng âm a. Khái niệm
Từ đồng âm là những từ trùng nhau về hình thức ngữ âm nhưng khác nhau về nghĩa
b. Phân loại các từ đồng âm
- Từ đồng âm từ vựng : Các từ đều thuộc cùng một từ loại (hầu hết các từ trong
tiếng việt đều là từ đồng âm đồng tự, chỉ trừ “quốc” trong “tổ quốc” và “cái cuốc” là không đồng tự)
Ví dụ : đường ( đi ) - đường ( ăn )
- Đồng âm từ vựng ngữ pháp : Các từ trong nhóm đồng âm khác nhau về từ loại .
Ví dụ : chỉ ( cuộn ) - chỉ ( tay )
- Từ đồng âm đồng tự
Ví dụ : coper ( anh lái ngựa ) - coper ( quán rượu ); jet ( màu đen huyền ) - jet ( tia nước )
- Từ đồng âm không đồng tự
Ví dụ : son ( con trai ) - sun ( mặt trời ) meat ( thit ) - meet ( gặp ) Tear: nước mắt Tear: xé Đồng âm đồng tự
c. Nguồn gốc từ đồng âm
- Đại bộ phận các từ đồng âm không được giải thích về nguồn gốc
- Ngoài ra con đường hình thành nên từ đồng âm có thể
+ c1 . Kết quả biến đổi ngữ âm lịch sử.
Hòa -> và (từ nối), và (và cơm)
Mlời ->lời (lời nói), lời(lãi)
+ c2 . Đồng âm giữa từ bản địa với từ vay mượn
Sút (giảm sút) – sút (bóng đá)
+ c3 . Cách phát âm địa phương Che-tre, ra-da
+c4 . Tách biệt từ từ đa nghĩa
Cây 1(cây tre)-cây 2 ( cây át cơ)-cây 3(cây vàng)
Từ đa nghĩa thì nghĩa có liên quan đến nhau, từ đồng âm nghĩa không liên quan đến nhau
Đồng âm: nhiều từ nhưng âm thanh giống nhau, nghĩa khác nhau
Đa nghĩa: 1 từ có nhiều nghĩa - Trong tiếng việt
+ từ đồng âm “má”: má tôi đi chợ về Ăn canh rau má
+ từ đa nghĩa “nhạt”: món canh này nhạt Bạn này đùa nhạt quá
“xuân”: mùa xuân, trẻ đẹp - Trong tiếng anh
+ từ đa nghĩa “hot”: nóng bức, nóng tính; “mad”: điên rồ, bực bội; “stop”: ngừng lại, ngăn chặn
+ từ đồng âm: “flour” và “flower” 5. Từ đồng nghĩa a. Khái niệm
- Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa , khác nhau về âm
thanh ; có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái
phong cách nào đó , hoặc đồng thời cả hai
Ba và bố cùng sở chỉ ( cùng chỉ 1 ng), cùng sở thị(cùng biểu niệm về ng bố), khác nhau
về phong cách: ba là từ địa phương, bố là từ toàn dân - Từ đồng nghĩa
nhất thiết phải tương không
đương nhau về số lượng nghĩa .
Những từ đồng nghĩa chỉ tương động ở một nét nghĩa nào đấy (vd: chết, ngỏm,
đi đời, băng hà, hy sinh… trong nhóm từ này có một từ trung tâm ( dùng trong mọi
th) là từ chết, được sử dụng phổ biến hơn các từ khác)
- Các từ đồng nghĩa tập hợp với nhau thành một nhóm gọi là nhóm từ đồng nghĩa .
Lưu ý : Đồng nghĩa từ vựng và đồng nghĩa lâm thời…. (2 từ đồng nghĩa bắt
buộc phải có nét khác biệt) 6. Từ trái nghĩa
- Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương
liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic
- Các từ trái nghĩa tạo thành một cặp gọi là cặp từ trái nghĩa , chúng đều bình
đẳng với nhau trong thế đối lập và đẳng cấu về nghĩa .
Lưu ý : Trái nghĩa thường trực và trái nghĩa lâm thời
Trái nghĩa thường trực: to nhỏ, trẻ già, dài ngắn, xa gần là những cặp từ tra từ điển có ý nghĩa đối lập nhau
Trái nghĩa lâm thời: trong câu đầu voi đuôi chuột thì voi và chuột trái nghãi nhau nhưng
khi không nằm trong câu nữa thì tra từ điển voi và chuột không trái nghĩa nhau 7. Trường nghĩa a. Khái niệm
- Là những tiểu hệ thống , những tổ chức của từ vựng , gồm những từ ngữ có
quan hệ về nghĩa với nhau một cách có hệ thống
b. Phân loại trường nghĩa
- Trường từ vựng - cú pháp
Ví dụ : đi ( liên quan đến) chân , ném (liên quan đến) tay , nhìn (liên quan đến) mắt
- Trường từ vựng - ngữ nghĩa
Ví dụ : bàn , ghế , tủ , giường
Các từ chỉ nghề nghiệp như: kỹ sư, bác sĩ, y tá, biên tập viên, kỹ thuật viên
Các từ chỉ đồ vật trong lớp học như: bàn, ghế, sách, vở, bút, thước…
Các từ chỉ bộ phận cơ thể người như: tay, chân, mắt, mũi, bụng,…
Các từ chỉ tay: cổ tay, ngón tay, bàn tay, móng tay, hoa tay,….
Mỗi trường nghĩa có thể được coi như một bộ phận của hệ thống từ vựng được xác
định bằng một khái niệm chung nào đó .
Từ đa nghĩa đc coi là trường nghĩa nhưng trường nghĩa thì không được coi là đa nghĩa CHƯƠNG 4: NGỮ PHÁP I. Ý nghĩa ngữ pháp 1. Khái niệm
- Ý nghĩa ngữ pháp là những ý nghĩa khái quát , thể hiện những đặc điểm ngữ
pháp được quy ước chung cho hàng loạt đơn vị của ngôn ngữ và được thể
hiện bằng những phương tiện vật chất nhất định của ngôn ngữ
- Ví dụ: ý nghĩa về thời, số, ngôi
2. Đặc điểm của ý nghĩa ngữ pháp
- Đặc điểm 1: Tính khái quát và trừu tượng thể hiện những đặc điểm ngữ pháp
được quy ước chung cho hàng loạt đơn vị ngôn ngữ (quy ước chung cho hàng
loạt đơn vị thuộc nhóm danh từ hay động từ hay tính từ. ví dụ trong tiếng việt, tính
từ chỉ làm vị ngữ, danh từ làm chủ ngữ)
- Đặc điểm 2: Thể hiện bằng những phương tiện vật chất nhất định . ( Các hình vị ngữ pháp )
Các hình vị ngữ pháp: đã, đang, sẽ đứng trước động từ để nhận ra động từ. trong tiếng
anh, thì quá khứ có ed, thì tiếp diên có ing 3. Phân loại ngữ pháp a. Ý nghĩa thường trực
- Là ý nghĩa luôn tồn tại một cách thường trực trong mọi dạng thức của đơn vị ngôn ngữ .
+Ví dụ : Ý nghĩa về giống và ý nghĩa về thể trong tiếng Nga
b. Ý nghĩa không thường trực
- Là ý nghĩa không tồn tại một cách thường trực mà chỉ xuất hiện , tồn tại
trong một số dạng thức của đơn vị ngôn ngữ .
Ví dụ : Ý nghĩa về ngôi , về số trong Anh và tiếng Nga
dạng thức của động từ chỉ xuất hiện ở ngôi 3 số ít
Ví dụ: I study, you study, she studies
ý nghĩa chỉ thể hiện ở số nhiều chứ k thể hiện ở số ít c. Ý nghĩa quan hệ
- Là ý nghĩa có được do quan hệ giữa đơn vị ấy với các đơn vị , các yếu tố khác
trong hoạt động ngôn ngữ đưa lại .
Ví dụ : Từ “ hòa bình ” trong tiếng Việt . Ở các ngữ cảnh khác nhau thì có ý
nghĩa là chủ ngữ , hay vị ngữ , bộ ngữ II. Phạm trù ngữ pháp 1. Khái niệm
- Phạm trù ngữ pháp là một loại ý nghĩa ngữ pháp khái quát bao gồm những
khía cạnh ý nghĩa đối lập , được thể hiện ra bằng những dạng thức , phương
tiện ngữ pháp đối lập nhau theo hệ thống .
Ví dụ : Ý nghĩa về thời , số , ngôi
2. Điều kiện để ngôn ngữ có phạm trù ngữ pháp
- Điều kiện 1: Phải có ít nhất hai ý nghĩa ngữ pháp bộ phận đối lập nhau
- Điều kiện 2: Sự đối lập giữa các bộ phận đó phải được thể hiện ra một cách
có hệ thống , bằng những phương tiện ngữ pháp
3. Một số phạm trù ngữ pháp thường gặp a. Phạm trù giống
Giống là phạm trù ngữ pháp của danh từ , quy các danh từ thành những lớp khác
nhau dựa vào đặc điểm biến hình và đặc điểm hợp dạng của chúng
Trong tiếng việt có đực cái trống mái, trong tiếng anh có male, female nhưng nó là giống
của tự nhiên không phải là giống (trong ngôn ngữ) vì đó chỉ là ý nghĩa chứ k phải ngữ pháp b. Phạm trù số
- Số là phạm trù ngữ pháp biểu thị ý nghĩa số lượng ít hay nhiều của sự vật do danh từ biểu thị - Ví dụ : +The cat is big +Two cats are big
Tiếng Việt ý nghĩa số ít đối lập số nhiều thể hiện bằng phương thức với hư từ
(các từ biểu hiện số nhiều cho danh từ như: những, các) c. Phạm trù cách
- Cách là phạm trù ngữ pháp của danh từ biểu thị những quan hệ ngữ pháp
của danh từ trong câu và vai trò , chức năng mà nó đảm nhiệm trong câu
- Ví dụ 1: Tiếng Nga có 6 cách
+Cách 1 : Danh cách , giữ chức năng làm chủ ngữ
+Cách 2 : Sinh cách , chỉ sở hữu
+Cách 3 : Tặng cách , chỉ đối thể bị tác động tới
+Cách 4 : Đối cách / tân cách , chỉ bổ ngữ +Cách 5 : Công cụ cách +Cách 6 : Giới cách
Tiếng việt hay các nn đơn lập, nta thg quan tâm đến vị trí của các danh từ trong câu thì
trong các nn biến hình thì không quan tâm đến vị trí, chỉ cần chia đúng cách
- Ví dụ 2: Tiếng Nga có 6 cách , tiếng Đức có 4 cách , tiếng Anh có 3 cách và chỉ đánh dâu ở đại từ :
+Danh cách : I , you , he , she , we , they , it , who .
+Đối cách : me , us , you , him , her , it , them , whom.
+Sinh cách : my , our , your , his , her , its ,their , whose
Các ngôn ngữ không biến hình ý nghĩa cách thể hiện bằng từ công cụ và / hoặc trật tự từ . d. Phạm trù ngôi
- Là phạm trù ngữ pháp của động từ thể hiện và phân biệt chủ thể ( người , vật
thực hiện ) của hành động
Trong tiếng anh ngôi là ý nghĩa ngữ pháp không thường trực, chỉ đc thể hiện ở ngôi 3 số ít - Ví dụ:
+Ngôi thứ nhất : Người nói ( viết ) là người thực hiện hành động .
+Ngôi thứ hai : Người nghe là người thực hiện hành động .
+Ngôi thứ ba : Người thực hiện hành động là người thứ ba .
Trong tiếng việt k có phạm trù ngôi ( xem lại định nghĩa) e. Phạm trù thời
Là phạm trù ngữ pháp của động từ , biểu thị tương quan về thời gian giữa hành
động , trạng thái do động từ thể hiện với thời điểm được nói tới Vd1 nn chắp dính Vd2 nn biến hình Vd3 nn đơn lập
Các thực từ chỉ thời gian: hôm qua hôm nay ngày mai f. Phạm trù thể
- Thể là phạm trù ngữ pháp của động từ , biểu thị trạng thái của hành động do
động từ biểu thị như : đã hoàn thành hay chưa hoàn thành , tiếp diễn hay
không tiếp diễn ... tại thời điểm được nói tới - Có 4 thể:
+ Thể hoàn thành: Thể hiện ý nghĩa đến thời điểm mốc quy chiếu , hành động
đã thực hiện xong , đã hoàn tất Ví dụ : He read a book .
+ Thể chưa hoàn thành Thể hiện ý nghĩa đến thời điểm mốc quy chiếu , hành động chưa hoàn tất
Ví dụ : He has read a book .
+ Thể tiếp diễn : Thể hiện ý nghĩa đến thời điểm mốc quy chiếu , hành động
đang diễn ra , nó diễn ra trong khoảng thời gian nhất định . Ví dụ : They are working
They have been working here for two months
+ Thể thường xuyên : Biểu hiện ý nghĩa lặp đi lặp lại như một tập quán bình thường Ví dụ : He goes to school .
- Trong tiếng Việt , có thể được coi là biểu thị ý nghĩa hoàn thành là: từng , vừa , xong , rồi chưa , đang
, ... ý nghĩa chưa hoàn thành các từ : g. Phạm trù dạng
- Là phạm trù ngữ pháp của động từ biểu thị quan hệ giữa động từ với các
danh từ làm chủ ngữ , bổ ngữ trong câu - Có 2 dạng
+Dạng chủ động: Chủ thể hành động đồng thời là chủ ngữ của câu , đối thể
của hành động là bổ ngữ của câu
Ví dụ : Hội đồng (chủ thể hành động, đồng thời làm chủ ngữ) phê bình anh ấy
(đối thể hành động-bổ ngữ)
+Dạng bị động: Đối thể của hành động giữ vai trò làm chủ ngữ của câu .
Ví dụ : Anh ấy bị hội đồng phê bình
Trong tiếng việt có thể dùng các từ như bị, được thể hiện thể bị động. ví dụ: tôi bị điểm
kém hay tôi được điểm cao thì không phải bị động h. Phạm trù thức
- Thức là phạm trù ngữ pháp của đông từ , thể hiện qua những đôi lập về hình
thái của động từ để biểu thị thái độ của người nói ( viết ) đối với điều được nói tới
+Thức trần thuật: Biểu thị thái độ của người nói khẳng định hay phủ định sự
tồn tại của hành động , sự kiện trong thực tại
Ví dụ : She is writting a letter . ( Cô ấy đang viết thư)
+Thức mệnh lệnh: Biểu thị thái độ của người nói là mong muốn , yêu cầu
người nghe thực hiện hành động
Ví dụ : Open the door Be quick !
+ Thức giả thuật/giả định : Biểu thị thái độ của người nói là mong ước , khát
khao , hoặc nuối tiếc .... về sự chưa xảy ra , không xảy ra của hành động , sự
kiện mà đáng lẽ nó đã có thể diễn ra hoặc phải diễn ra
Ví dụ: If I were you , I'd go there .
- Tiếng Việt có các ý nghĩa về trần thuật mệnh lệnh , giả định nhưng không thể
hiện bằng sự biến đổi dạng thức mà dùng hư từ và / hoặc bằng ngữ điệu .
Ví dụ : Mở hộ cái cửa ! Học đi !
Giá bây giờ là mùa hè thì tôi sẽ đi biển III. Phương thức ngữ pháp 1. Khái niệm
Phương thức ngữ pháp là biện pháp ,(cách) sử dụng những phương tiện ngữ pháp
để thể hiện ý nghĩa ngữ pháp
2. Phương thức ngữ pháp cơ bản (08) a. Phương thức phụ tố
Dùng các loại phụ tố nối kết vào đơn vị ngôn ngữ là yếu tố chính để biểu thị ý nghĩa
ngữ pháp ( của yếu tố chính )
Work+er-> worker thay đổi cả về ý nghĩa ngữ pháp từ động->danh
3 ví dụ trên là phương thức phụ tố trong cấu tạo từ -> thêm phụ tố vào căn tố -> tạo ra
từ với ý nghĩa từ vựng mới khác với ý nghĩa gốc ban đầu
2 ví dụ dưới (phụ tố trong ngữ pháp) về mặt từ vựng không thêm ý nghĩa từ mới mà chỉ
thể hiện ý nghĩa ngữ pháp: từ động sang danh và số ít sang số nhiều
Nếu chỉ hỏi phương thức phụ tố -> cả 2 th nhưng hỏi riêng thì cần phân biệt rõ
b. Phương thức luân chuyển ngữ âm
Là phương thức biến đổi nội bộ / biến tố bên trong . Biến đổi một bộ phận của chính
tố bằng những quy luật biến đổi ngữ âm nhất định
c. Phương thức thay thế căn tố
Là phương thức thay chính tố. Thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị ngôn ngữ ( thay
thế từ căn của đơn vị vốn có bằng một căn tố khác)
Động từ tobe -> thì hiện tại: am/is/are, thì qk: was, were d. Phương thức trọng âm
Là phương thức thay đổi vị trí của trọng âm để biểu thị và phân biệt ý nghĩa ngữ
pháp của đơn vị ngôn ngữ e. Phương thức lặp
Là phương thức lặp lại toàn phần hoặc một phần vỏ ngữ âm của chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
Nhà nhà không có ý nghĩa từ vựng mới mà có ý nghĩa ngữ pháp mới từ số ít -> số nhiều f. Phương thức hư từ
Là phương thức dùng hư từ ( từ công cụ ngữ pháp ) kết hợp với từ để thể hiện ý
nghĩa ngữ pháp . Đây là phương thức ngữ pháp sử dụng phương tiện ngoài từ
g. Phương thức trật tự từ
Là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
Thay đổi ý nghĩa về mặt thời gian
“bộ phim này chiếu lúc nào?”: đã chiếu (qk)
“lúc nào chiếu bộ phim này?”: chưa chiếu (tl)
Thay đổi ý nghĩa ngữ pháp
h. Phương thức ngữ điệu
Là phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp ( ý nghĩa tình thái ) IV. Quan hệ ngữ pháp 1. Khái niệm
- Quan hệ cú pháp là quan hệ giữa các thành tố tạo nên ngữ đoạn (cụm từ) và
câu. Đây là quan hệ giữa các yếu tố đồng thời có mặt . Quan hệ này cấp cho
đơn vị một chức năng nào đó , với tư cách là một giá trị lâm thời (chỉ có gtri trong ngữ đoạn thôi)
Quan hệ cú pháp là quan hệ kết hợp ngữ đoạn
- Ví dụ: Từ “ sách ” có chức năng ngữ pháp khác nhau : 1. Nó đọc sách .
2. Sách là tập hợp một số lượng nhất định những tờ giấy có chữ in , đóng gộp lại thành quyền .
3. Công việc nhà chồng chị ấy lo liệu tất cả ( có 3 cách hiểu)
- Phân biệt quan hệ cú pháp với quan hệ tôn ti , quan hệ đối vị trên trục đối vị ( trục liên tưởng )
Qhe tôn ti là qhe cấp bậc, qhe đối vị là qhe của các yếu tố khiếm diện, qhe cú pháp là qhe
hiện diện đồng thời các yếu tố có mặt, cung cấp cho từ có gtri lâm thời
2. Cách nhận biết quan hệ cú pháp trong câu
- 02 điều kiện để hai từ ( ngữ đoạn = cụm từ ) có quan hệ cú pháp với nhau
+Điều kiện 1: Có thể được xem là dạng rút gọn của một kết cấu phức tạp hơn .
+Điều kiện 2: Có ít nhất một thành tố có thể được thay thế bằng từ nghi vấn
(phải có ít nhất 1 thực từ) Th1 và 2 là ngữ đoạn
3. Các loại quan hệ cú pháp a. Qhe đẳng lập
- Là qhe bình đẳng về mặt ngữ pháp giữa các yếu tố với nhau
- Sự bình đẳng thể hiện
+Thứ nhất: Chúng có vai trò như nhau trong việc quyết định đặc điểm ngữ pháp của cả tổ hợp .
+Thứ 2: Chúng có khả năng như nhau để làm đại diện cho toàn bộ tổ hợp
trong quan hệ với yếu tố bên ngoài tổ hợp
- Có 4 kiểu quan hệ đẳng lập: +Quan hệ liệt kê
VD : Thầy giáo và cô giáo , Cơm nước , chợ búa , ( tôi chán lắm rồi ) + Quan hệ lựa chọn
VD : Anh hay tôi ?, Xe đạp hoặc xe máy +Quan hệ giải thích
VD : Bạn Lan , lớp trưởng lớp tôi , ( học rất giỏi )
+Quan hệ qua lại (Nếu thì, vì nên, tuy nhưng)
VD : Tuy thông minh nhưng lười , Vì lười nên kết quả học tập không tốt b. Qhe chính phụ
- Là quan hệ giữa những yếu tố không bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp ,
theo đó , có thành tố đóng vai trò chính và có thành tổ đóng vai trò phụ
+VD : Tất cả những sinh viên (thành tố chính) ngồi cuối lớp ấy/đều rất chăm
chỉ (thành tố chính của cụm 2)
- Sự không bình đẳng thể hiện :
+Một là: Thành tố chính quy định đặc điểm ngữ pháp của toàn bộ tổ hợp .
+Hai là: Chỉ có thành tố chính mới có khả năng đại diện cho toàn bộ tổ hợp
trong quan hệ với yếu tố ở bên ngoài tổ hợp .
Thành tố bên ngoài: chăm chỉ
Chỉ “sinh viên” mới liên quan đến “chăm chỉ”
- Cách nhận biết thành tố chính , phụ :
+Đối với ngôn ngữ biến hình : Hình thái của thành tố chính chi phối hình thái
của thành tố phụ (ngôi chi phối động từ nên thành tố chính là ngôi, danh từ là chính, tính từ là phụ)
+Đối với ngôn ngữ đơn lập:
o Thực từ + hư từ (thực từ là chính)
o Thực từ + thực từ (thực từ đầu tiên là chính, ví dụ: bàn gỗ, ghế mây thì bàn và ghế là chính)
Ví dụ: anh nên học chăm chỉ Anh cần học chăm chỉ
Nên và cần là chính, học là phụ c. Qhe chủ vị
- Là quan hệ cú pháp giữa hai thành tố phụ thuộc vào nhau . Đây là quan hệ
thường được thấy giữa hai thành làm nên nòng cốt câu đơn theo ngữ pháp truyền thống - VD : Em bé ngủ , Xe máy hỏng , ( cụm chủ vị)
chưa phải là câu. Nếu là em bé
ngủ còn tôi đi chơi thì mới là câu
- Các ngôn ngữ biến hình : Quan hệ chủ - vị được biểu thị thông qua sự phù
ứng về ngôi , số , giống , ... giữa hai thành tố .
- Các ngôn ngữ đơn lập : Quan hệ chủ - vị được biểu thị trước hết bằng trật tự từ
4. Phân biệt các loại quan hệ cú pháp 3 tiêu chí phân biệt
a. Tiêu chí về khả năng đại diện
- Đối với tổ hợp đẳng lập: Cả hai thành tố đều có tư cách đại diện
VD : Em và anh // thông minh và chăm chỉ
- Đối với tổ hợp chính - phụ: Chỉ có thành tố chính mới có tư cách đại diện
VD : Những sinh viên mới ấy//đều rất chăm chỉ
- Đối với tổ hợp chủ - vị: Không có thành tố nào đủ tư cách đại diện VD : Sinh viên // chăm chỉ
b. Tiêu chí về chức năng cú pháp
- Đối với tổ hợp đẳng lập: Được xác định khi ta đặt toàn bộ tổ hợp vào một kết cấu phức tạp hơn
- Đối với tổ hợp chính - phụ: Chức năng của thành tố phụ có thể xác lập ngay ,
chức năng thành tố chính được xác định khi đặt tổ hợp vào một kết cấu phức tạp hơn
những thành tố phụ như những, mới,
ấy có thể xác định được ngay khi nằm trong ngữ đoạn “ những sinh viên mới ấy”
- Đối với tổ hợp chủ - vị: Chức năng cú pháp được xác định mà không cần đặt
tổ hợp vào trong kết cấu phức tạp hơn . VD : Sinh viên // chăm chỉ
c. Tiêu chí về cách đặt câu hỏi
- Đối với tổ hợp đẳng lập: Có thể đặt câu hỏi giống nhau +VD1 : Em và anh
+VD2 : Thông minh và chăm chỉ
- Đối với tổ hợp chính - phụ: Chỉ có thể đặt câu hỏi cho thành phần phụ +VD : bàn gỗ +VD : từ điển tiếng Anh
- Đối với tổ hợp chủ - vị: Có thể đặt câu hỏi khác nhau cho các thành tố VD : Sinh viên // chăm chỉ V. Đơn vị ngữ pháp
- Theo cách hiểu truyền thống đơn vị ngữ pháp của ngôn ngữ là những đơn vị
như : hình vị , từ , ngữ đoạn và câu
Đơn vị của ngữ âm là âm tiết, âm vị, âm tố
Đơn vị của từ vựng: hình vị, từ
Đơn vị của ngữ pháp: hình vị, từ, câu a. Hình vị
- Hình vị là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa và / hoặc có giá trị ( chức năng ) về mặt ngữ pháp
- Hình vị được coi là đơn vị trực tiếp dùng để cấu tạo nên từ hoặc để biến đổi
hình thái của từ . Một từ có thể gồm một hoặc gồm nhiều hơn một hình vị
(đơn vị trực tiếp cấu tạo nên từ là: hình vị cấu tạo từ bao gồm căn tố và phụ tố
hình vị biến đổi hình thái của từ gọi là hình vị biến hình từ) b. Từ
- Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất có nghĩa , có khả năng hoạt động độc lập trong câu nói
- Từ vừa là đơn vị nghiên cứu của từ vựng học (tìm hiểu nghĩa của từ, mqh về
mặt nghĩa giữa các nhóm từ: đã nghĩa, đồng nghĩa, đồng âm, trái nghĩa, trường
nghĩa…) và ngữ pháp học(từ pháp-từ loại: dt, đt, tt, cú pháp-hoạt động của từ
trong câu:chủ ngữ, vị ngữ), ngữ pháp quan tâm đến từ loại ( từ pháp ) và hoạt
động của từ trong câu ( cú pháp )
- Từ loại là việc phân loại từ căn cứ vào đặc điểm ngữ pháp . Mỗi từ loại sẽ bao
gồm những từ có đặc điểm ngữ pháp giống nhau
- Từ đi vào hoạt động trong câu nói , đảm nhiệm những chức năng ngữ pháp
khác nhau , kết hợp với nhau để tạo thành các ngữ đoạn khác nhau (có khả
năng là chủ, vị hay bổ) c. Ngữ đoạn (cụm từ)
- Ngữ đoạn là đơn vị ngữ pháp do một nhóm từ kết hợp với nhau mà thành , để
đảm nhiệm một chức năng cú pháp nào đó trong câu
Ví dụ : Hôm nay/ mẹ tôi (cụm từ)/ vừa đến (vừa đến)
“mẹ” chỉ tham gia cấu tạo nên cụm từ, cụm từ “mẹ tôi” mới tham gia cấu tạo nên câu
Ví dụ bỏ từ “tôi” thì từ “mẹ” vẫn giữ chức năng ngữ pháp trong câu vì nó giữ chức năng nhất định là chủ ngữ
- Ngữ đoạn gồm một số từ nhưng trong trường hợp tối giản ngữ đoạn chỉ gồm
một từ . Đối với khả năng đảm nhiệm chức năng ngữ pháp trong câu là ngữ
đoạn chứ không phải là từ
- Căn cứ vào quan hệ cú pháp giữa các từ trong ngữ đoạn , chúng ta có thể phân biệt +Ngữ đoạn đăng lập +Ngữ đoạn chính phụ +Ngữ đoạn chủ - vị
Các qhe cơ bản trong nn: qhe liên tưởng, kết hợp ngữ đoạn, tôn ti cấp bậc d. Câu 1. Khái niệm câu
Câu là đơn vị lời nói nhỏ nhất có khả năng thông báo, được dùng trong giao tiếp 2. Phân loại câu
a. Phân loại câu theo cấu trúc: Lấy kết cấu chủ - vị làm đơn vị cú pháp cơ
bản và dùng nó làm tiêu chí để phân loại câu Câu đơn Câu ghép Câu phức Câu đặc biệt
b. Phân loại câu theo mục đích giao tiếp Câu trần thuật Câu cầu khiến Câu nghi vấn Câu cảm thán c. Câu và phát ngôn
Câu được hiện thực hóa trong ngữ cảnh giao tiếp cụ thể , được gọi là phát ngôn
Ví dụ : Câu “Anh thì thông minh.” (tùy vào thái độ mà câu trần thuật
có thể biến đổi thành câu phủ định)
“Anh im đi không ? ” (có thể thành câu mệnh lệnh dù cuối câu có dấu ?)
Cách vận hành khác nhau tùy vào thái độ nói