Nội dung ôn tập môn phương pháp nghiên cứu khoa học | Học viện Phụ nữ Việt Nam
Nội dung ôn tập môn phương pháp nghiên cứu khoa học | Học viện Phụ nữ Việt Nam được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Phương pháp nghiên cứu khoa học (K10)
Trường: Học viện Phụ nữ Việt Nam
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
NỘI DUNG ÔN TẬP
MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Khái niệm khoa học và nghiên cứu khoa học là gì? Có những loại nghiên cứu nào?
Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học? Cho ví dụ? Các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học?
- Nghiên cứu khoa học là hành động tìm hiểu, quan sát, thí nghiệm… dựa trên
những số liệu, dữ liệu, tài liệu thu thập được để phát hiện ra bản chất, quy luật
chung của sự vật, hiện tượng, tìm ra những kiến thức mới hoặc tìm ra những ứng
dụng kỹ thuật mới, những mô hình mới có ý nghĩa thực tiễn. - Những loại nghiên cứu
+ Phân loại theo nghiên cứu chức năng
+ Phân loại theo giai đoạn nghiên cứu
+ Phân loại theo phương pháp thu thập thông tin
- Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học:
Tính mới: quá trình tạo ra những điều mới mẻ, không lặp lại hoàn toàn các
công trình trước đó. Người nghiên cứu hướng tới, tì tòi những điều mới hơn
Tính thông tin: sản phẩm nghiên cứu đều mang đặc trưng thông tin về quy luật
vận động của sự vật hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các tham số đi kèm.
Tính khách quan: không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của người nghiên cứu
khoa học. Nếu không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu khoa học sẽ không
thể chính xác và không có giá trị
Tính tin cậy: Có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ người nào, bất kỳ trong
trường hợp, điều kiện(phương pháp) giống nhau nào đều cho một kết quả như nhau.
Tính rủi ro: nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, có thể thành công
hoặc thất bại, thành công sớm hoặc rất muộn
Tính kế thừa: hầu hết các nghiên cứu đều xuất phát và kết thừa từ các kết quả
đã đạt được trước đó
Tính cá nhân: vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng mang tính quyết định
Ví dụ 1: Để chứng minh giả thuyết đặt ra trong NCKH “bệnh tăng huyết áp chiếm tỷ lệ
cao nhất trong số các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện”, người nghiên cứu sẽ dựa vào
những nghiên cứu đã có trước đó như:
Tỷ lệ bệnh tăng huyết áp điều trị tại bệnh viện.
Tỷ lệ các bệnh tim mạch điều trị tại bệnh viện.
Những thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, Bộ Y tế, Bệnh viện về bệnh tim mạch.
Ví dụ 2: Nhóm nghiên cứu tổ chức thực nghiệm dựa trên hai nhóm sinh viên cùng áp
dụng một phương pháp đọc sách, nghiên cứu cùng một tài liệu. Một nhóm đọc trong thư
viện với các điều kiện tốt nhất còn nhóm kia đọc tại sân trường vào giờ ra chơi. Kết quả
thu được của mỗi nhóm sẽ đánh giá hiệu quả của phương pháp, đồng thời cho thấy tác
động của điều kiện môi trường đối với đọc sách.
Ví dụ 3: Nghiên cứu hành vi tiêu dùng về dịch vụ giá trị gia tăng trên mạng di động băng
rộng 4G và một số giải pháp hoàn thiện chiến lược Marketing của công ty Vinaphone.
Dự án tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho trẻ mầm non sử dụng phương pháp định
tính và các kỹ thuật sử dụng trong kiểm định chất lượng giáo dục.
- Các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu khoa học
· Tôn trọng nhân phẩm, giá trị, lợi ích của những người tham gia vào quá trình nghiên cứu;
· Có năng lực chuyên môn
· Tinh thần phục phụ xã hội, cộng đồng; · Trung thực · Tuân thủ pháp luật · Giữ bí mật
2. Quy trình nghiên cứu có những bước nào? Đề cương nghiên cứu bao gồm những nội dung nào?
- Quy trình nghiên cứu có 5 bước:
· Bước 1: Lựa chọn đề tài nghiên cứu
· Bước 2: Xác định câu hỏi, giả thuyết và phương pháp nghiên cứu
· Bước 3: Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu
· Bước 4: Thu thập dữ liệu và xử lí dữ liệu
· Bước 5: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu
- Đề cương nghiên cứu bao gồm những nội dung:
3. Hãy trình bày các nguồn thông tin hình thành ý tưởng nghiên cứu?
- Các nguồn thông tin hình thành ý tưởng nghiên cứu:
Để lựa chọn một đề tài nghiên cứu đáp ứng các tiêu chí phù hợp là một việc không
hề đơn giản đối với nhiêu nhóm nghiên cứu. Ngay cả đối với những người nghiên
cứu chuyên nghiệp, ý tưởng nghiên cứu không đến với họ trong phút chốc. Sau
đây là một số nguồn thông tin hình thành ý tưởng nghiên cứu:
Những vấn đề chợt lóe ra ngay trong đầu bạn
Những vấn đề đang “nóng” và được quan tâm
Những đề tài chưa được nghiên cứu tại Việt Nam hoặc đã được nghiên cứu
tại Việt Nam với số lượng hạn chế
Những đề tài mà giảng viên hướng dẫn của bạn đang thực hiện
4. Hãy nêu cách viết tên đề tài? Cách viết tên đề tài:
- Đối tượng nghiên cứu -> nghiên cứu cái gì?
- Khách thể nghiên cứu => nghiên cứu ai?
- Phạm vi nghiên cứu -> gồm không gian và thời gian nghiên cứu: nghiên cứu ở đâu? Thời gian nào?
5. Mục tiêu nghiên cứu là gì? Tiêu chuẩn của mục tiêu nghiên cứu tốt?
- Mục tiêu nghiên cứu là thực hiện điều gì hoặc hoạt động nào đó cụ thể, rõ ràng mà
người nghiên cứu sẽ hoàn thành theo kế hoạch đã đặt ra trong nghiên cứu. Mục
tiêu có thể đo lường hoặc định lượng được. Nói cách khác mục tiêu là nền tảng
hoạt động của đề tài và làm cơ sở cho việc dánh giá kế hoạch nghiên cứu đã đưa
ra, và là điều mà kết quả phải đạt được. Mục tiêu trả lời câu hỏi “làm cái gì?”.
- Tiêu chuẩn của mục tiêu nghiên cứu tốt:
Mục tiêu nghiên cứu phải viết cụ thể, rõ ràng, có tính logic với tên đề tài và nội dung nghiên cứu
Mục tiêu phải được bắt đầu bằng một động từ, theo sau là tân ngữ (đối tượng là ai, cái gì) và trạng
ngữ (thời gian, địa điểm) được viết gọn gàng, súc tích thể hiện được tính đặc thù của nghiên cứu.
Trong khi xem xét đề cương nghiên cứu cũng như đánh giá nghiệm thu đề tài hay trong hội đồng
chấm luận án đều rất chú ý đến tính logic của đề tài, trong đó có mục tiêu nghiên cứu. Mục tiêu
nghiên cứu phải phản ánh được tên đề tài cũng như phải liên quan tới nội dung nghiên cứu sau đó.
Mục tiêu nghiên cứu phải thể hiện đo lường, ước lượng được.
Mục tiêu nghiên cứu phải được cho thấy thông qua những chỉ số đo lường được.
Ví dụ “Mô tả thực trạng an toàn vệ sinh thực phẩm tại các cơ sở kinh doanh thực phẩm trên địa bàn
huyện X năm 2018” hay “Đánh giá hiệu quả sử dụng Hemofil M trong điều trị Hemophilia A ở bệnh
nhân tại Viện Huyết học Truyền máu Trung Ương năm 2018”. Như ở 2 mục tiêu trên, thực trạng bao
giờ cũng sử dụng các chỉ số như tỷ lệ, tỷ suất, còn hiệu quả điều trị được thể hiện bằng tỷ lệ khỏi bệnh sau thời gian dài.
Mục tiêu nghiên cứu phải có tính khả thi.
Người nghiên cứu phải xây dựng mục tiêu có tính khả thi dựa trên nguồn lực thực tế như kinh phí,
nhân lực, phương tiện kỹ thuật, thời gian,…
Lỗi xây dựng mục tiêu quá hẹp, không cụ thể hóa được tên đề tài, không bao phủ được hết các nội
dung nghiên cứu hay mục tiêu quá tham vọng trong khi nội dung và kết quả nghiên cứu chỉ có giới
hạn , đề cương đặt mục tiêu quá lớn so với nguồn lực và khả năng thực tế là những lỗi cần phải tránh.
Mục tiêu nghiên cứu phải hợp lý và hợp pháp.
Mục tiêu chỉ được đặt ra trong phạm vi đề tài nghiên cứu. Mục tiêu cũng có cơ sở pháp lý đó là phải
theo các quy chế chuyên môn đã quy định, đúng thẩm quyền chuyên môn hoặc đúng phân tuyến kỹ
thuật. Bên cạnh đó, đạo đức trong nghiên cứu cũng là một tiêu chí cần phải chú ý. Có rất nhiều tiêu
chí để thẩm định tính hợp lý của một đề cương nghiên cứu, song tiêu chí về đạo đức thì không
được phép sai phạm, dù chỉ là sơ xuất rất nhỏ.
Mục tiêu nghiên cứu nên có phạm vi thời gian.
Đối với nghiên cứu lâm sàng, không nhất thiết lúc nào cũng cần phải ghi thời gian rõ ràng. Ví dụ
như mục tiêu “Mô tả đặc điểm huyết học của bệnh nhân lao phổi tại Bệnh viện Lao phổi Trung
ương”, thời điểm nghiên cứu năm 2009 có lẽ cũng không khác nhiều so với năm 2012, nên mốc thời
gian 2009 hoặc 2012 có thể nêu trong mục tiêu hoặc không. Tuy nhiên, với những mục tiêu nghiên
cứu như “Mô tả điểm đau của bệnh nhân mổ chi dưới sau phẫu thuật 3 ngày” thì không thể thiếu mốc thời gian.
Đối với nghiên cứu cộng đồng, thời gian là yếu tố không thể thiếu vì các yếu tố tự nhiên và xã hội
tác động đến vấn đề nghiên cứu thay đổi theo những khoảng thời gian khác nhau.
6. Hãy nêu mục đích của tổng quan tài liệu? Hãy nêu các bước tổng quan tài liệu
- Mục đích của tổng quan tài liệu
· Những gì trong lĩnh vực quan tâm đã được nghiên cứu?
· Những khái niệm và học thuyết nào liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu?
· Những phương pháp nghiên cứu nào được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực quan tâm?
· Trong lĩnh vực quan tâm, có những trường phái nào nổi trội?
· Có sự khách biệt, không thống nhất, tranh cãi giữa các trường phái, các nghiên cứu khác nhau?
· Đánh giá được những điểm yếu, điểm mạnh của từng trường phái, từng lý
thuyết, từng nghiên cứu.
· Những khoảng trống nào trong lĩnh vực quan tâm vẫn chưa được xử lý bởi
các nghiên cứu trước đó?
· Chỉ ra được tính cấp thiết của các nghiên cứu tương lai
- Các bước tổng quan tài liệu
· Bước 1: Xây dựng hệ thống từ khóa để tìm kiếm
· Bước 2: Xác định tiêu chuẩn chọn tài liệu: trực tiếp, khoa học và cập nhật
· Bước 3: Tìm kiếm và thu thập tài liệu từ các nguồn
· Bước 4: Đọc và dánh giá tài liệu: tổng quan vấn đề, tóm tắt, đọc toàn văn và viết ghi chú
· Bước 5: Sắp xếp tài liệu theo một trật tự logic và lập dàn ý
· Bước 6: Viết: phân tích, tổng hợp, so sánh các kết quả nghiên cứu trên cơ sở
gắn với câu hỏi nghiên cứu.
7. Phân biệt đối tượng và khách thể nghiên cứu? Cho ví dụ minh họa đối tượng
nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng là từ chỉ sự vật, trả lời cho câu hỏi chúng ta nghiên cứu cái gì? Các hiện
tượng, biểu hiện, hoạt động, sự kiện,... được khoa học quan sát, nghiên cứu, phân
tích, đều được gọi là đối tượng nghiên cứu.
· VD: hiện tượng tiêu cực, biểu hiện suy thoái, hoạt động kinh doanh, thói quen sử
dụng điện thoại trong giờ học,...
- Khách thể là từ chỉ người, trả lời cho câu hỏi chúng ta nghiên cứu ai? Học sinh,
sinh viên, bác sĩ, người lao động, người dân,... những người tham gia hoặc mang
trong mình đặc tính liên quan tới đối tượng nghiên cứu được gọi là khách thể nghiên cứu. · VD: hiện tượng
8. Câu hỏi nghiên cứu là gì? Thế nào là câu hỏi nghiên cứu tốt?
- Câu hỏi nghiên cứu là những vấn đề của một đề tài nghiên cứu khoa học đang
trong trạng thái nghi vấn tạm thời. Tức là nhất thời tác giả chưa thẻ tìm ra câu trả lời chính xác
- Câu hỏi nghiên cứu có mối liên hệ tương quan với mục đích nghiên
cứu. Các bạn cần dựa vào mục đích mà mình đặt ra để xác định các câu
hỏi cho phù hợp, đúng trọng tâm của vấn đề.
- Trong bài nghiên cứu khoa học, đáp án của các câu hỏi nghiên cứu sẽ
được thể hiện qua từng chương nội dung. Các thông tin mà các bạn diễn
đạt trong từng chương của bài báo cáo chính là câu trả lời chi tiết nhất.
- Câu hỏi nghiên cứu tốt, đề cập đến những vấn đề sau:
· Thể hiện câu hỏi rõ ràng, tập trung vào đúng trọng tâm vân đề nghiên cứu, không
dài dòng, lan man khiến người được hỏi hiểu sai ý của câu hỏi.
· Câu hỏi nghiên cứu phải phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài, không quá
rộng cũng không quá hẹp. Nếu vi phạm sẽ gây khó khăn trong việc khảo sát câu trả lời.
· Câu hỏi nghiên cứu khoa học cầm đảm bảo tính logic, không nên lựa chọn các câu
hỏi quá khó hoặc quá dễ để trả lời.
· Cần xác định được mục đích của các câu hỏi nghiên cứu là tìm ra câu trả lời phù
hợp, làm tăng mức độ khả thi cho việc thực hiện đề tài
· Tác giả cần lựa chọn những câu hỏi dạng phân tích hơn dạng mô tả.
9. Mẫu nghiên cứu là gì? Tại sao cần phải chọn mẫu nghiên cứu? Có những phương pháp chọn mẫu nào? - Mẫu nghiên cứu là:
Nghiên cứu tổng thể: là dạng n/c được tiến hành với tất cả các đơn vị của tổng thể.
Trong n/c tổng thể thì thông tin thu được có giá trị cho cả tổng thể nên tính đại diện
của thông tin không được đề cập đến.
Nghiên cứu trường hợp: là dạng n/c với một số ít đơn vị riêng biệt hay chỉ một đơn vị
của tổng thể đối tượng nghiên cứu.
- Phải chọn mẫu nghiên cứu vì:
Tiết kiệm thời gian, chi phí, nhân lực nếu so sánh với việc khảo sát hay điều tra toàn bộ đối tượng
Chọn mẫu đúng cách vẫn cho phép đạt được mức chính xác cần có của kết quả
Chọn mẫu cho phép ta đạt tốc độ thu nhập dữ liệu cao hơn, nhanh gọn và đảm bảo
tính kịp thời của số liệu thống kê
Tính sẵn có của cac phần tử tổng thể cũng là lợi thế của chọn mẫu
Cho phép thu nhập được nhiều chỉ tiêu thống kê, đặc biệt đối với các chỉ tiêu có
nội dung phức tạp, k có điều kiện điều tra ở diện rộng
Việc kiểm tra hay khảo sát đôi khi làm hủy hoại hay thay đổi mẫu khảo sát, do đó
không thể thử nghiệm hết toàn bộ mà chỉ thử nghiệm một số mẫu nhỏ mà thôi
Chọn mẫu trong nghiên cứu làm giảm sai số phi chọn mẫu ( sai số do cân, đo,
đếm, khai báo, ghi chép,...)
- Những phương pháp chọn mẫu: có 2 cách lấy mẫu Chọn mẫu theo xác suất và
Chọn mẫu phi xác suất
Chọn mẫu theo xác suất: phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào
tổng thể của tất cả các đơn vị của tổng thể đều như nhau
a. phương pháp chọn ngẫu nhiên đơn giản:
là từ một loại danh sách của tất cả các đơn vị thuộc quần thể nghiên cứu, tiến hành
chọn ngẫu nhiên một lần trực tiếp đến các đơn vị điều tra không qua một phân đoạn nào khác.
cơ hội lựa chọn/xác suất được lựa chọn của các phần tử là ngang nhau
có thể giúp suy diễn cho tổng thể và kiểm định các giả thuyết CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
B1: xác định tổng thể mẫ
B2: cần danh sách của tất cả các phần tử (khung chọn mẫu)
B3: số lượng các phần tử (cỡ mẫu)
B4: chọn ngẫu nhiên các đơn vị trong khung chọn mẫu bằng cách sử dụng bảng số
ngẫu nhiên trong sách thống kê hoặc dùng phần mềm
VÍ DỤ: kiểm tra chất lượng sản phẩm trong dây chuyền sản xuất hàng loạt
ƯU ĐIỂM: cách làm đơn giản, tính đại diện cao. Có thể lồng vào các kỹ thuật chọn mẫu khác HẠN CHẾ:
Cần danh sách đầy đủ tất cả các phần tử
Không phải luôn luôn có được tính đại diện tốt nhất
các phần tử có thể bị phân tán và khó tiếp cận
b. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
Thường sử dụng và được lựa chọn theo bước nhảy dựa trên tỷ lệ mẫu (k=mod(N/n))
Cứ k quan sát lại chọn một trong khung chọn mẫu
Việc chọn quan sát ban đầu là ngẫu nhiên
Điểm mạnh là rất đơn giản và dễ làm VÍ DỤ: N= 1000 n= 50
• Tỷ lệ lấy mẫu: N/n=1000/50=20
• Lấy danh sách của 1000 người (mẫu tổng thể)
• Lựa chọn ngẫu nhiên bất kỳ một số trong 20 số đầu (ví dụ là số 15)
• Cách 20 người nữa lại chọn người tiếp theo.
người thứ 1: đứng thứ 35
người thứ 2: đứng thứ 55
người thứ 3: đứng thứ 75… c. Chọn mẫu phân tầng
Thường được sử dụng để chọn mẫu ngẫu nhiên và làm giảm sai số chọn mẫu
Chia các phần tử trong tổng thể mẫu thành các nhóm nhỏ đồng nhất (các tầng).
Chọn mẫu ngẫu nhiên từ mỗi tầng Ưu điểm
Có thể có được thông tin về toàn bộ tổng thể và thông tin về mỗi tầng
Độ chính xác được tăng lên nếu như sự biến đổi trong mỗi tầng là ít (đồng nhất)
hơn so với giữa các tầng với nhau Hạn chế
Có thể sẽ khó xác định các tầng
Sẽ giảm độ chính xác nếu các phần tử trong mỗi tầng nhỏ
Khó chọn mẫu tương ứng với mỗi tầng trong tổng thể
VÍ DỤ: về chọn mẫu hộ gia đình ở Hòa Bình tham gia khảo sát với 2 biến
1. Địa bàn sinh sống : Đô thị/Nông thôn
2. Mức sống của gia đình: Giàu có/Khá giả/ trung bình/nghèo/đói -> Có 2 phân tầng d. Chọn mẫu theo cụm
Tổng thể được chia thành các cụm, chọn cụm một cách ngẫu nhiên và lấy các phần
tử trong cụm hình thành mẫu nghiên cứu
Một mẫu xác suất trong đó các phần tử được lựa chọn từ các cụm ngẫu nhiên
Phương pháp này chỉ nên tiến hành khi:
Không có khung chọn mẫu tốt hoặc tốn kém trong khi khung chọn các cụm thì dễ dàng o
Chi phí tiếp cận các phần tử quá lớn hoặc không thể tiếp cận • VÍ DỤ các cụm:
Tổ dân phố, dãy phố,…. Lớp học,…
VÍ DỤ 2: Tổng thể chung là sinh viên của một trường đại học. Khi đó ta sẽ lập danh sách
các lớp chứ không lập danh sách sinh viên, tiếp theo chọn ra các lớp điều tra ƯU ĐIỂM:
Đơn giản và không yêu cầu có danh sách phần tử trong khung chọn mẫu
Ít đi lại, tốn ít nguồn lực HẠN CHẾ:
Vấn đề kém đa dạng của các phần tử trong cụm…
Sai số chọn mẫu thường cao hơn mẫu ngẫu nhiên đơn giản với cùng quy mô mẫu
e. Chọn mẫu nhiều giai đoạn
Mẫu nghiên cứu được chia thành nhiều giai đoạn. Chọn liên tiếp
VÍ DỤ: chọn mẫu người dân tham gia khảo sát: Nhu cầu về tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
Giai đoạn 1: Lựa chọn tỉnh
Giai đoạn 2: Lựa chọn huyện
Giai đoạn 3: Lựa chọn xã
Giai đoạn 4: Lựa chọn tổ dân cư
Giai đoạn 5: Lựa chọn cá nhân
Lựa chọn ở mỗi giai đoạn lại tuân theo các phương pháp chọn mẫu nhất định
Chọn mẫu phi xác suất: phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể
chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu a. Chọn mẫu thuận tiện
Dễ tiếp cận, chi phí thấp, tiện li,…
Thích hợp cho các nghiên cứu mang tính khám phá
Không thể khái quát được cho tổng thể VÍ DỤ:
Đứng ở cổng ký túc xá phỏng vấn sinh viên
Khảo sát người tiêu dùng tại siêu thị
Khảo sát người tham gia giao thông b. Chọn mẫu chủ đích
Sử dụng phán đoán để lựa chọn các phần tử hình thành mẫu nghiên cứu theo
những tiêu thức định trước
Thích hợp khi nghiên cứu trên các mẫu nhỏ chẳng hạn như nghiên cứu tình huống
hoặc khi muốn lựa chọn các phần tử đặc biệt chứa đựng nhiều thông tin
VÍ DỤ: chọn sẵn một vài lớp sinh viên để hỏi ý kiến c. chọn mẫu hạn ngạch
Lấy mẫu với số lượng quan sát tối thiểu ở từng tổ
Chắc chắn tất cả các phân tổ được đại diện VÍ DỤ:
Mẫu sinh viên gồm ít nhất 5 ngành ở mỗi khóa
Mẫu gồm ít nhất 10 xã ở mỗi huyện
Mẫu gồm ít nhất 5 huyện ở mỗi tỉnh
d. chọn mẫu quả bóng tuyết
Lựa chọn thông qua việc giới thiệu của các phần tử đã được xác định
Phù hợp với các lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu hay chuyên ngành hẹp và không
có nhiều thông tin về tổng thể
Tận dụng được các mối quan hệ xã hội của những người tham gia mẫu nghiên cứu
Thích hợp hơn với các nghiên cứu định tính, các nghiên cứu có tổng thể bị che dấu
10. Thao tác hóa khái niệm là gì?
Thao tác hóa khái niệm là chuyển các khái niệm trừu tượng phức tạp, khó nắm bắt
thành những khái niệm đơn giản hơn, cụ thể hơn mà chúng có thể được đo lường,
quan sát, ghi chép thực nghiệm được.
VD: Chất lượng dịch vụ là những đánh giá của khách hàng về quá trình cung cấp
dịch vụ và kết quả của dịch vụ.
Trong đó: kết quả dịch vụ là…
11. Biến số là gì? Có những loại biến số nào? Cần lưu ý những gì khi sử dụng các biến số?
BIẾN SỐ: một đặc tính của người, vật, sự việc, hiện tượng mà có thể mang
các giá trị khác nhau. Khi những đặc tính này được người nghiên cứu lựa
chọn để quan sát để đo lường hoặc để thu thập thông tin tong quá trình nghiên cứu
Có 5 loại biến trong nghiên cứu biến độc lập biến phụ thuộc biến trung gian biến điều tiết biến kiểm soát
Lưu ý khi sử dụng các biến số: ĐẾU BIẾT LÀM…
biến độc lập: biến tác động tới biến số khác
biến phụ thuộc: biến chịu ảnh hưởng
12. Nghiên cứu định lượng là gì? Nghiên cứu định tính là gì? Sự khác biệt giữa nghiên
cứu định tính và định lượng? Những trường hợp nào sử dụng thiết kế nghiên cứu
định lượng và thiết kế nghiên cứu định tính? KHÁI NIỆM
Nghiên cứu định lượng là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu
dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê để có được những thông tin
cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu nhằm phục vụ mục đích thống
kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng hoá việc thu thập và phân tích dữ
liệu. Các thông tin, dữ liệu thường được thu thập thông qua khảo sát sử
dụng bảng hỏi trên diện rộng và thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu lớn.
Nghiên cứu định tính là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu
dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên
cứu, khảo sát hoặc điều
tra (dưới đây gọi chung là ‘đối tượng nghiên cứu’)
nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu. Các thông tin
này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay thảo
luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong
trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.
SO SÁNH 2 NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu định tính
- Nghiên cứu định tính là phương pháp kiểm tra giúp bạn hiểu hành vi con người để
tìm ra cách mọi người nghĩ và cảm nhận.
- Phương pháp này đưa ra câu trả lời cho câu hỏi how (như thế nào) hoặc why (tại
sao)? Những phương pháp này không có bộ câu hỏi cố định nhưng sẽ rất hữu ích khi thảo
luận để khám phá các vấn đề.
- Dành ít thời gian hơn cho giai đoạn cuối kế hoạch và nhiều hơn cho giai đoạn phân tích.
Nghiên cứu định lượng
- Nghiên cứu định lượng hướng nhiều hơn đến khả năng tính toán số liệu và thực hiện phân tích thống kê.
- Nghiên cứu định lượng giúp bạn tạo ra dữ liệu số bằng cách sử dụng các kỹ thuật
thống kê, logic và toán học.
- Theo phương pháp này, bạn nên dành nhiều thời gian cho giai đoạn lập kế hoạch và ít
hơn cho giai đoạn phân tích.
13. Khái niệm mẫu nghiên cứu?
Mẫu là tập hợp nhỏ những phần tử lấy ra từ một tổng thể lớn, người ta sẽ nghiên
cứu những mẫu đó để tìm ra các đặc trưng của mẫu. Các đặc trưng mẫu được
sử dụng để suy rộng ra các đặc trưng chung của tổng thể do nó làm đại diện.
Số lượng phần tử của mẫu thường được kí hiệu là N ( được gọi là cỡ hay kích thước mẫu)
Ví dụ : Người ta chọn 200 bóng đèn mà công ty A sản xuất làm mẫu để kiểm tra tuổi thọ của chúng.
Mẫu nghiên cứu (Sample) bao gồm các cá thể được nghiên cứu. Do điều kiện
nguồn lực có hạn, đối với mỗi nghiên cứu, chúng ta thường không thể tiến hành
nghiên cứu trên toàn bộ quần thể mà thường chỉ tiến hành trên một mẫu. mẫu
xác suất (Probabilistic Sampling), hay còn gọi là chọn mẫu ngẫu nhiên (Random samling)
14. Quan sát trong nghiên cứu khoa học là gì? Quan sát trong nghiên cứu khoa học
khác với quan sát thông thường như thế nào? Có những loại quan sát nào?
Quan sát trong nghiên cứu khoa học là phương pháp thu thập thông tin về
đối tượng nghiên cứu.,là quá trình tri giác và việc ghi chép mọi yếu tố có
liên quan đến đối tượng nghiên cứu phù hợp với đề tài và mục tiêu nghiên cứu.
Quan sát trong nghiên cứu khoa học khác với quan sát thông thường:
Quan sát có phương pháp cần tuân theo mục tiêu nghiên cứu nhất định;
Quan sát có phương pháp cần được thực hiện theo cách thức nhất định;
Quan sát có phương pháp cần ghi nhận những thông tin thu được vào tờ kê khai
chuẩn bị trước (bảng hỏi), nhật ký….và theo một cách thức nhất định;
Thông tin từ quan sát có phương pháp cần phải được kiểm tra về tính ổn định và tính hiệu lực.
Có những loại quan sát như : Quan sát theo kế hoạch, theo số lần quan sát,
theo vị trí người quan sát.
15. Phỏng vấn sâu là gì? Hãy nêu mục đích và ưu điểm, hạn chế của phỏng vấn sâu?
Các dạng câu hỏi trong phỏng vấn sâu?
Là phương pháp phỏng vấn linh hoạt, đưa ra các câu hỏi nhằm giải thích
các lý do liên quan đến một vấn đề cụ thể. PVS cũng có thể được dùng để
tập hợp các ý tưởng, thông tin, đưa ra các hành động can thiệp giải quyết những tồn tại.
Mục đích: Để biết sâu về kinh nghiệm hay quan điểm của đối tượng nghiên
cứu; Dựa vào thông tin thu được để tìm hiểu một vấn đề; Để nghiên cứu
những vấn đề nhạy cảm và khó nói; thăm dò những vấn đề mới; Để bổ sung
thông tin sâu hơn cho phỏng vấn bảng hỏi.
Ưu điểm của phỏng vấn sâu:
Thu được thông tin cực chi tiết và cụ thể về đối tượng tham gia
phỏng vấn. Nhờ các cuộc hội thoại lặp đi lặp lại, người phỏng vấn có
đầy đủ luận cứ, luận điểm để có thể phân tích về người tham gia phỏng vấn.
Sự bình đẳng giữa những người tham gia phỏng vấn và người phỏng
vấn. Như vậy, các kiến thức, câu hỏi sẽ dễ được trao đổi, bàn luận và phát triển hơn.
Phương pháp phỏng vấn sâu giúp đặt đối tượng phỏng vấn trong môi trường phù hợp. Nhược điểm
Các câu trả lời thường mang tính ước chừng nên khó có thể kết luận,
khái quát hóa thành những lượng cụ thể.
Phương pháp phỏng vấn sâu yêu cầu người phỏng vấn giàu kinh
nghiệm và có hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực. Như vậy, người phỏng
vấn mới có thể dẫn dắt câu chuyện và đưa ra những câu hỏi, nhận định phù hợp.
Quá trình phân tích thông tin cần nhiều thời gian. Người nghiên cứu
cần chia nhỏ, phân loại thông tin sau đó tổng kết lại để đưa ra thành
những luận điểm cụ thể, từ đó phát triển sao cho phù hợp với mục đích nghiên cứu.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong phỏng vấn sâu 1) Câu hỏi mở
o Loại câu hỏi không dựa trên các phương án trả lời;
o Đối tượng NC được trả lời tự do theo ngôn ngữ của họ, với kinh nghiệm
cuộc sống và quan điểm của họ;
o Áp dụng: Các sự kiện nhà NC quen thuộc; Các quan điểm, thái độ, niềm
tin, kinh nghiệm của người cung cấp TT; Các vấn đề riêng tư, tế nhị, nhạy cảm;
o VD: Theo chị yếu tố nào hấp dẫn người tiêu dùng sử dụng sản phẩm? o
Tại sao không sử dụng BHYT để khám chữa bệnh?
o Tại sao bị bạo lực mà chị không dám lên tiếng?
2) Câu hỏi dạng miêu tả: + Mô tả chung chung
+ Dựa vào kinh nghiệm của đối tượng NC
+ Đặt giả thiết, tình huống với các đối tượng
+ Tìm hiểu qua ngôn ngữ địa phương
3) Câu hỏi dựa theo kinh nghiệm: hỏi về kinh nghiệm của chính đối tượng:
VD: Chị hãy cho biết chị đã thuyết phục những người phụ nữ bị bạo hành
trong thôn nói ra vấn đề như thế nào?
4) Câu hỏi giả thiết: Khi đối tượng chưa có kinh nghiệm về vấn đề mà người NC đề cập đến
Vd: Chị sẽ làm gì khi bị mất việc/giãn việc nếu Covid-19 tiếp tục diễn ra?
5) Câu hỏi so sánh/tương phản
+ Dùng để hiểu sâu sắc hơn về sự khác của một vấn đề quan trọng.
+ Vd: Chị cho biết sự khác nhau về điều kiện sống tại đô thị và nông thôn khi di cư?
16. Phương pháp thảo luận nhóm tập trung là gì? Khi nào cần sử dụng phương pháp
thảo luận nhóm tập trung? Nêu ưu điểm, hạn chế của phương pháp này?
Khái niệm: là một phương pháp thu thập thông tin định tính từ một nhóm
người từ 6-8 người có chung một số đặc điểm phù hợp với chủ đề nghiên
cứu, cùng tập trung bàn bạc về một hay nhiều vấn đề nhất định. Các đặc
điểm chung của nhóm này là: cùng giới tính, cùng trình độ học vấn, cùng
độ tuổi, cùng địa phương, cùng hoàn cảnh gia đình,...
Cần sử dụng pp thảo luận nhóm khi:
Khi thu nhập dữ liệu về một vấn đề nhất định
Khi đánh giá các nhu cầu, các biện pháp can thiện, thử nghiệm các ý tưởng hoặc
chương trình mới, cải thiện chương trình hiện tại và thu nhập các thông tin về một chủ đề nào đó
Khi cần tìm hiểu quan điểm, ý kiến của số đông
Khi cần các thông tin sâu, tìm hiểu suy nghĩ của ngừoi dân về một vấn đề cụ thể
hoặc để thu nhập ý kiến của người dân, trưng cầu các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề Ưu điểm:
Phát huy tính năng động tích cực của học viên, tạo không khi sôi nổi trong giờ học
Sinh viên biết phân tích, phê phán, tranh luận trước những quan điểm, ý kiến khác nhau
Biết suy nghĩ về một vấn đề dưới nhiều góc độ
Biết lập luận để bảo vệ ý kiến của mình trước tập thể
Tìm ra những ý kiến, kiến thức mới mẻ
Tạo cơ hội cho mọi thành viên trong lớp được bộc lộ ý kiến, quan điểm cá nhân về
nội dung học tập rèn luyện, khả năng diễn đạt, lập luận, tư duy
tạo mối quan hệ gần dũi, thân thiện và hợp tác giữa các cá nhân trên con đường
chiếm lĩnh nội dung học tập
Tạp điều kiện để các cá nhân học hỏi lẫn nhau
Kích thích thi đua giữa các thành viên
Giảng viên thu được nhiều thông tin phản hồi từ học viên, thu được nhiều tri thức
kinh nghiệm từ phía người học thông qua những phát biểu có sự mới mẻ, sáng tạo Hạn chế:
Khó thực hiện trong những lớp học quá đông
Tốn nhiều time, công sức để thực hiện mục tiêu dạy học
Hiệu quả thảo luận nhóm phụ thuộc vào tinh thần thái độ làm việc của các thành
viên trong nhóm. Có nhóm chỉ một vài người tham gia, số còn lại ngồi nghe hoặc ít tham gia
17. Thế nào là phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi? Cho ví dụ về câu hỏi mở, câu
hỏi đóng lựa chọn và câu hỏi đóng tùy chọn?
Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi: là phương pháp sử dụng bộ câu hỏi
được thiết kế sẵn theo một cấu trúc nhất định để thu thập thông tin trên một diện
rộng nhằm phát hiện những quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm
về mặt định tính và định lượng của các đối tượng nghiên cứu
Câu hỏi đóng lựa chọn: câu hỏi chỉ có duy nhất 1 phương án phù hợp
VÍ DỤ: Trình độ chuyên môn:
1. Chưa được đào tạo 5. Trung cấp nghề
2. đào tạo nghề không chứng chỉ 6. Cao đẳng
3. đào tạo nghề chứng chỉ ngắn hạn 7. đại học
4. sơ cấp nghề 8. Sau đại học
Câu hỏi đóng tùy chọn: người chọn có thể lựa chọn nhiều phương án
VÍ DỤ: Hiện nay bạn tham gia các tổ chức/CLB nào sau đây:
1. đoàn thanh niên 4. nhóm/ CLB thể thao
2. hội sinh viên 5. nhóm/ CLB văn nghệ
3. hội phụ nữ 6. CLB tiếng anh
Câu hỏi mở: loại câu hỏi không đưa ra trước các khả năng trả lời
VÍ DỤ: Bạn mong muốn nhà trường hỗ trợ cụ thể gì để bạn có thể nâng cao chất lượng học tập?