Nội dung ôn tập tâm lí học đại cương | AJC
Bộ câu hỏi ôn tập học phần Tâm lí học đại cương bao gồm câu hỏi tự luận (có đáp án) giúp sinh viên củng cố kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi kết thúc học phần.
Môn: tâm lí học đại cương
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|37752136 lOMoARcPSD|37752136
NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
Câu 1: Khái niệm tâm lý và tâm lý học. Hiện tượng tâm lý? Nêu cách phân loại
các hiện tượng tâm lý?
*) Khái niệm tâm lý và tâm lý học:
- Tâm lý là nhận thức, tình cảm, ý chí, ý thức, năng lực, tính cách… của con người.
Tâm lý bao hàm tất cả các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người, gắn
liền và điều hành mọi hoạt động của con người.
- Tâm lý học là khoa học nghiên cứu về các hiện tượng tinh thần nảy sinh trong đầu óc con người.
*) Hiện tượng tâm lý: là những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người,
gắn liền và điều hành mọi hành vi, hoạt động của con người.
- Chức năng của hiện tượng tâm lý:
1. Định hướng cho mọi hoạt động của con người: Sự chuẩn bị là sự định hướng cho
mọi hoạt động của con người. Việc định hướng phải dựa vào các hình ảnh tâm lý được tạo ra trong não chúng ta.
2. Điều khiển hoạt động của con người: Những hình ảnh tâm lý trở thành động lực
theo thúc, lôi cuốn con người hành động.
3. Điều chỉnh hoạt động: Hình ảnh tâm lý giúp con người điều chỉnh hoạt động sao
cho phù hợp nhất với mục tiêu, điều kiện và hoàn cảnh thực tế. .
*) Cách phân loại các hiện tượng tâm lý: Hiện tượng tâm lý con người vô cùng đa
dạng và phức tạp. Các HTTL có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen, chuyển hóa vào nhau.
a) Căn cứ vào thời gian tồn tại và vị trí tương đối của các hiện tượng tâm lý trong
nhân cách, có 3 loại: Quá trình tâm lý; Trạng thái tâm lý; Thuộc tính tâm lý:
- Quá trình tâm lý: là các hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có
mở đầu, diễn biến và kết thúc tương đối rõ ràng.
- Trạng thái tâm lý: là hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, có mở
đầu, diễn biến, kết thúc không rõ ràng, có vai trò làm nền cho các quá trình tâm lý.
- Thuộc tính tâm lý: là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, bền vững, tạo nên nét riêng của nhân cách.
b) Căn cứ vào mức độ nhận thức và mức độ kiểm tra của chủ thể đối với các hiện
tượng tâm lý, có 2 loại: HTTL có ý thức, HTTL không được ý thức.
- HTTL được ý thức: là những HTTL được chủ thể ít nhiều nhận thức và chủ thể có
chủ ý, cân nhắc dự kiến trước. VD: Khi đi xe máy trên đường, thấy đèn đỏ ta tự giác dừng xe lại.
- HTTL không được ý thức: là những HTTL mà chủ thể không nhận thức hoặc chưa
kịp nhận thức về nó. VD: lỡ lời, mộng du, mơ ngủ ,. .
c) Căn cứ vào cách thể hiện của HTTL, có HTTL sống động và HTTL tiềm tàng.
- HTTL sống động: là những HTTL nảy dinh, diễn biến và phát triển trong hành hành
vi hoạt động của con người. VD: biểu hiện của người trầm cảm… lOMoARcPSD|37752136
- HTTL tiềm tàng: là những HTTL không bộc lộ ra bên ngoài mà được chứa trong các
sản phẩm vật chất hay trong não người. VD: Phân tích 1 bức tranh để thấy được tâm
trạng người họa sĩ.
d) Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, có HTTL cá nhân và HTTL xã hội:
- HTTL cá nhân: những HTTL của một cá nhân, thuộc về 1 người. VD: tính cách của
chị A, năng lực anh B, . .
- HTTL xã hội: HTTL nảy sinh trong một cộng đồng người (nhóm, tập thể, dân tộc, . )
VD: tập quán, phong trào quần chúng,
Câu 2: Bản chất tâm lý người
*) Các quan điểm về bản chất tâm lý người:
- Quan điểm chủ nghĩa duy tâm: bản chất tâm lý người là sẵn có, do thượng đế ban
cho. Tâm lý con người không phụ thuộc vào thế giới khách quan, cơ thể con người.
- Quan điểm chủ nghĩa duy vật: tâm lý người được cấu tạo từ vật chất, do vật chất sinh ra.
*) Bản chất HTTL người theo quan điểm duy vật biện chứng:
Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não thông qua chủ thể.
Tâm lý người có bản chất xã hội và mang tính lịch sử.
1. Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan của não:
Hiện thực khách quan => phản ánh hiện thực khách quan => não => hình ảnh tâm lý
( hiện tượng tâm lý) => hành vi, hành động. - Hiện thực khách quan:
+) Là nguồn gốc, điều kiện cần để hình thành tâm lý người.
+) Hiện thực khách quan bao gồm tất cả những sự vật, hiện tượng diễn ra xung
quanh con người. Nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người.
- Phản ánh hiện thực khách quan:
+) Phản ánh là quá trình tác động qua lại giữa hai hệ thống ( tác động và chịu
tác động) và để lại kết quả hoặc dấu vết ở cả 2 hệ thống đó.
+) Các hình thức phản ánh:
Phản ánh vật lý: phản ánh vật không sống
VD: Viên phấn được dùng để viết lên bảng đen để lại vết phấn trên bảng và ngược lại
bảng đen làm mòn (để lại vết) trên viên phấn (phản ánh cơ học).
Phản ánh sinh vật: phản ánh vật chất sống nhưng hệ thần kinh chưa phát triển VD: cây xấu hổ, amíp,. .
Phản ánh tâm lý:
Phản ánh của vật chất sống có hệ thần kinh phát triển ⇒ Là một loại phản ánh
đặc biệt, mang tính phong phú, đa dạng và sáng tạo. Phản ánh tâm lý là sự phản ánh của xã hội.
- Não bộ: Là tiền đề vật chất, cơ sở sinh học thực hiện chức năng phản ánh hiện thức
khách quan để sinh ra hiện tượng tâm lý. Không có não hoặc não hoạt động không
bình thường thì không có tâm lý.
- Hình ảnh tâm lý: Phản ánh tâm lý tạo ra hình ảnh tâm lý. Hình ảnh tâm lý là hình
ảnh của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan tác động vào giác quan và não để lại dấu vết trong não. lOMoARcPSD|37752136
⇒ Như vậy, điều kiện cần và đủ để có được tâm lý người là hiện thực khách
quan và não người.
2. Tâm lý người mang tính chủ thể:
*) Biểu hiện:
Tính chủ thể được biểu hiện như sau: Cùng nhận sự tác động của một sự vật,
hiện tượng trong thế giới khách quan nhưng các chủ thể khác nhau hoặc cùng một chủ
thể nhưng khác hoàn cảnh, thời điểm, tâm trạng lại có những hình ảnh tâm lý với mức độ, sắc thái khác nhau.
VD: Với chủ thể khác nhau: trước một bản nhạc, người này nghe thấy hay,
người kia lại thấy không hay; Với cùng chủ thể nhưng khác thời điểm, tâm trạng,. .:
“Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
*) Nguyên nhân: Mỗi chủ thể trong khi tạo ra hình ảnh tâm lý về thế giới khách quan
đã đưa cái riêng của mình vào làm cho hình ảnh tâm lý mang đậm màu sắc chủ quan.
- Chủ thể trong phản ánh tâm lý là con người ( là một chỉnh thể tự nhiên, VH-XH; có
ý thức chủ động, tích cực và sáng tạo trong phản ánh thế giới khách quan).
Tâm lý con người khác nhau bởi nguyên nhân sinh học, nguyên nhân môi
trường ( xã hội, giáo dục, hoàn cảnh sống).
VD: A và B cùng nói chuyện với C. Sau cuộc trò chuyện, A và B có những
nhân xét khác nhau: A nhận xét C là người thân thiện, dễ tính; B nhân xét C là người
khó đoán, sống nội tâm.
- Hình ảnh tâm lý: là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan của chủ thể phản
ánh. Hình ảnh tâm lý không chỉ phụ thuộc vào bản thân hiện thực khách quan mà còn
phụ thuộc vào chủ thể phản ánh.
3. Tâm lý người mang bản chất xã hội - lịch sử:
- Tâm lý người mang bản chất xã hội:
Tâm lý người có nguồn gốc xã hội và mang nội dung xã hội.
+) Nguồn gốc xã hội là cái quyết định. Tâm lý con người có nguồn gốc là thế giới
khách quan. Tâm lý người chỉ được hình thành khi sự phát triển và tồn tại của con
người gắn liền với sự tồn tại và phát triển của cộng đồng xã hội.
VD: Những đứa trẻ bị lạc trong rừng sâu, sống với động vật thì sẽ không hình thành tâm lý giống con người. +) Mang nội dung xã hội:
Tâm lý con người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp của con người trong các quan hệ xã hội.
Tâm lý mỗi cá nhân là quá trình lĩnh hội kinh nghiệm và tri thức chung của loài
người, tức là tạo nên tâm lý cá nhân.
Tâm lý người chịu sự quy định bởi các mối quan hệ. Trong đọ, mqh giữa người
với người là mqh bản chất nhất.
VD: “ Trải biến nhiều thì lo nghĩ sâu, tính toán xa thì thành công hơn”.( Nguyễn Trãi)
- Tâm lý người mang tính lịch sử:
+) Tâm lý người luôn hình thành, phát triển và biến đổi cùng với sự phát triển của lịch
sử cá nhân và lịch sử cộng đồng.
+) Tâm lý con người chịu sự chế ước bởi lịch sử cá nhân và lịch sử cộng đồng. lOMoARcPSD|37752136
*) Ý nghĩa bản chất tâm lý người:
- Tâm lý có nguồn gốc là thế giới khách quan => khi nghiên cứu, hình thành, cải tạo
tâm lý người, phải nghiên cứu hoàn cảnh trong đó con người sống và hoạt động.
- Tâm lý người mang tính chủ thể => trong dạy học, giáo dục cũng như trong quan hệ
ứng xử phải chú ý đến cái riêng trong tâm lý mỗi người.
- Tâm lý là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp => tích cực tổ chức hoạt động và các
quan hệ giao tiếp để nghiên cứu, hình thành và phát triển tâm lý con người.
- Chú ý đến giáo dục tư chất, não bộ và các giác quan con người.
- Tránh nhìn nhận vấn đề, con người theo cái nhìn phiến diện, chủ thể.
Câu 4: Tư duy? Tưởng tượng? Nêu đặc điểm của tư duy, tưởng tượng. Sự giống
nhau, khác nhau giữa tư duy và tưởng tưởng.
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
quan hệ có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan mà
trước đó ta chưa biết. Giả sử, để giải 1 bài toán, đầu tiên học sinh cần nhận thức
được yêu cầu của đề bài, sau đó nhớ lại các quy tắc, định lý, công thức có liên
quan đến đề bài đã cho, phải chứng minh được bài toán. Khi đó ta sẽ thấy được sự
xuất hiện của tư duy.
Tưởng tượng là quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh
nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những liên
tưởng đã có. Ví dụ, khi một người kiến trúc sư muốn thiết kế 1 căn nhà họ cần phải
hình dung trong đầu căn nhà đó có cấu trúc như thế nào, gồm mấy tầng, mấy
phòng rồi mới phác thảo mẫu nhà đó ra giấy.
*Đặc điểm của tư duy:
+) Tính có “vấn đề” của tư duy: Vấn đề là những tình huống, hoàn cảnh chứa
đựng một mục đích, một vấn đề mới mà những hiểu biết cũ, những phương pháp
hành động cũ tuy còn cần thiết nhưng không đủ sức giải quyết. Tư duy chỉ xuất
hiện khi gặp những hoàn cảnh, tình huống có vấn đề. Muốn giải quyết vấn đề đó
con người phải tìm cách thức giải quyết mới. Tức là con người phải tư duy nhưng
không phải bất cứ hoàn cảnh nào tư duy cũng xuất hiện.
+) Tư duy mang tính chất gián tiếp: Tính gián tiếp của tư duy được thể hiện trước
hết ở việc con người sử dụng ngôn ngữ để tư duy. Tính gián tiếp còn được thể hiện
ở chỗ, trong quá trình tư duy con người sử dụng những công cụ, phương tiện để
nhận thwucs đối tượng mà không thể trực tiếp tri giác chúng. Ví dụ, khi muốn biết
nhiệt độ sôi của nước ta dùng nhiệt kế để đo.
+) Tư duy mang tính trừu tượng và khái quát: Trừ tượng là dùng trí óc để gạt bỏ
những thuộc tính, những mối liên hệ không cần thiết và chỉ giữ lại những yếu tố
cần thiết cho tư duy. Khái quát là dùng trí óc để hợp nhất nhiều đối tượng khác
nhau thành một nhóm, một loại, một phạm trù theo những thuộc tính, liên hệ chung lOMoARcPSD|37752136
nhất định. Không có trừu tượng thì không thể tiến hành khái quát, nhưng trừu
tượng mà không khái quát thì hạn chế quá trình nhận thức.
+) Tư duy quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ: Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình
tư duy của con người không thể diễn ra được, đồng thời các sản phẩm của tư duy
cũng không được chủ thể và người khác tiếp nhận. Ngược lại, nếu không có tư duy
thì ngôn ngữ chỉ là những chuỗi âm thanh vô nghĩa. Tuy nhiên, ngôn ngữ không
phải là tư duy mà chỉ là phương tiện của tư duy.
+) Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính: Tư duy thường bắt đầu
từ nhận thức cảm tính, trên cơ sở nhận thức cảm tính mà nảy sinh tình huống có
vấn đề. Ngược lại, tư duy và những kết quả của nó ảnh hưởng mạnh mẽ, chi phối
khả năng phản ánh của nhận thức cảm tính.
-Đặc điểm của tưởng tượng:
+) Tưởng tượng chỉ nẩy sinh khi con người đứng trước một hòan cảnh có vấn đề, những
đòi hỏi thực tế mà con người phải giải quyết. Giá trị của tưởng tượng chính là ở chỗ tìm
được lối thóat trong hòan cảnh có vấn đề nhưng không đủ điều kiện tư duy để giải quyết.
+) Tưởng tượng phản ánh cái mới bằng cách nhào nặn, chắp ghép thành những hình ảnh
mới dựa trên những biểu tượng đã có. Sản phẩm là các biểu tượng mới.
+) Tưởng tượng liên hệ chặt chẽ với nhận thức cảm tính, nó sử dụng những biểu tượng
của trí nhớ do nhận thức cảm tính cung cấp.
+) Tưởng tượng phản ánh sự vật hiện tượng gián tiếp.
+) Tưởng tượng gắn chặt với ngôn ngữ.
*So sánh tư duy và tưởng tượng: - Giống nhau:
+) Nội dung phản ánh của tư duy và tưởng tượng đều là phản ánh cái mới.
+) Tư duy và tưởng tượng của mỗi người là khác nhau và đều không có 1 giới hạn cụ thể nào.
+) Chỉ nảy sinh khi con người đứng trước một hoàn cảnh có vấn đề và cũng được thúc đẩy bởi nhu cầu.
+) Đều thuộc giai đoạn nhận thức lý tính.
+) Đều là quá trình tâm lý diễn ra ở trong con người.
+) Đều phản ánh cái gián tiếp.
+) Đều mang tính xã hội. - Khác nhau: Tư duy
Tưởng tượng
Khi giải quyết vấn đề tư duy dựa vào Khi giải quyết vấn đề tưởng tượng khái niệm.
dựa vào hình ảnh cụ thể, rõ nét.
Hoàn cảnh có vấn đề của tư duy rõ
Hoàn cảnh có vấn đề của tưởng ràng và chính xác.
tượng mang tính bất định lớn.
Cải tạo thông tin của nhận thức cảm
Hướng con người về tương lai, kích lOMoARcPSD|37752136
tính, làm chúng có ý nghĩa hơn trong thích con người hoạt động ảnh hưởng
cuộc sống của con người. Tư duy giải đến việc học tập, giáo dục đạo đức,
quyết được cả những nhiệm vụ ở phát triển nhân cách. hiện tại và tương lai.
Sản phẩm của tư duy là khái niệm,
Sản phẩm của tưởng tượng là mô phán đoán, suy lý. hình, hình ảnh mới.
Câu 5: So sánh sự giống nhau, khác nhau và mối quan hệ giữa nhận thức cảm
tính và nhận thức lý tính, từ đó rút ra ý nghĩa đối với hoạt động nhận thức của bản thân.
Nhận thức là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan và bản thân con
người thông qua các giác quan và dựa trên kinh nghiệm hiểu biết của bản thân.
Nhờ có khả năng nhận thwucs mà con người tìm hiểu được bản chất của thế giới
xung quanh và bản thân, từ đó có thể chủ động hành động để thay đổi XH theo ý
mình. Hoạt động nhận thức gồm 2 giai đoạn: giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính.
*Nhận thức cảm tính: là giai đoạn mở đầu của quá trình nhận thức, là quá trình
nhận thức bằng các giác quan đưa lại hình ảnh sự vật, hiện tượng, bao gồm có cảm giác và tri giác.
*Nhận thức lý tính: là mức độ nhận thức cao ở con người, trong đó con người
phản ánh những quy luật khách quan một cách gián tiếp. Nhận thức lý tính gồm tư duy và tưởng tượng.
* So sánh nhận thức cảm tính và lý tính: - Giống nhau:
+) Đều là quá trình tâm lý nên có mở đầu, diễn biến, kết thúc khá rõ ràng.
+) Đều chỉ phản ánh thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng
+) Đều phản ánh hiện thực khách quan một cách khách quan, trực tiếp.
+) Đều có ở động vật và con người. - Khác nhau:
Nhận thức cảm tính
Nhận thức lý tính
Là quá trình đầu tiên của quá trình
Là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu
nhận thức. Đó là quá trình con người
tượng, khái quát sự vật, được thể hiện
sử dụng các giác quan để tác động vào qua các hình thức như khái niệm, phán
một sự vật nhằm nắm bắt sự vật ấy. đoán, suy luận.
Chỉ phản ánh những thuộc tính bề
Phản ánh những thuộc tính bản chất,
ngoài, trực quan cụ thể, những mối
những mối quan hệ có tính quy luật.
quan hệ không gian và thời gian.
Nhận thức phản ánh trực tiếp bằng các Nhận thức phản ánh khái quát, gián lOMoARcPSD|37752136 giác quan.
tiếp bằng biểu tượng, ngôn ngữ, khái niệm,…
Chỉ phản ánh được những sự vật, hiện
Phản ánh những sự vật, hiện tượng
tượng cụ thể tác động trực tiếp vào các không còn tác động thậm chí là chưa giác quan. tác động.
Nhận thức cảm tính cho ta những hình Nhận thức lý tính cho ta những khái ảnh trực quan cụ thể.
miện, những phán đoán, những cái bản
chất về những hình ảnh mới.
Nhận thức cảm tính sẽ nảy sinh khi có
Nhận thức lý tính nảy sinh khi gặp tình
hiện thực khách quan tác động vào các huống có vấn đề. giác quan tới ngưỡng.
*Mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và lý tính:
Nhận thức cảm tính và lý tính tuy có khác nhau về tính chất nhưng chúng có sự
liên hệ, tác động biện chứng và thống nhất hữu cơ với nhau.
Nhận thức cảm tính là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức, là sự phản ánh
mang tính trực tiếp, nên nó chỉ phản ánh được cái bên ngoài. Ngược lại, nhận thức
lý tính là giai đoạn tiếp theo của quá trình nhận thức, nó phản ánh được cái bản
chất, cái quy luật của khách thể.
Nếu không có nhận thức cảm tính thì tất yếu không có nhận thức lý tính. Và nếu
không có có nhận thức lý tính thì không nhận được bản chất của sự vật – chúng có
mối quan hệ tương quan, bổ sung cho nhau phát triển.
Câu 6: Tình cảm? Nêu đặc điểm của tình cảm. So sánh sự giống nhau, khác
nhau và mối quan hệ giữa xúc cảm và tình cảm.
Tình cảm là thái độ cảm xúc ổn định của mỗi cá nhân đối với sự vật, hiện tượng.
Nó phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối liên hệ với nhu cầu và động cơ của con
người. Tình cảm là sản phẩm cao cấp của sự phát triển các cảm xúc trong điều kiện
xã hội, trong quá trình con người sống và lao động nảy sinh tình cảm.
*Đặc trưng của tình cảm:
- Tính nhận thức: Trên cơ sở những xúc cảm của con người trong quá trình nhận
thức đối tượng tình cảm được nảy sinh. Nói cách khác, ba yếu tố nhận thức, rung
động và phản ứng cảm xúc là các yếu tố làm nảy sinh tình cảm. Trong đó, nhận
thức được xem là “cái lý” của tình cảm, nó làm cho tình cảm có tính đối tượng xác định.
- Tính xã hội: Tình cảm hình thành ở trong môi trường xã hội, nó mang tính xã
hội, thực hiện chức năng xã hội chứ không phải là những phản ứng sinh lí đơn
thuần.Tình cảm nảy sinh trong quá trình con người lao động xã hội và trong sự
giao tiếp giữa con người với nhau như là một thành viên của một nhóm người, một
tập thể hay một cộng đồng.
- Tính ổn định: Tình cảm là những thái độ ổn định của con người đối với hiện lOMoARcPSD|37752136
thực xung quanh, đối với bản thân. Vì vậy, tình cảm là một thuộc tính tâm lí, là
một đặc trưng quan trọng của nhân cách con người.
- Tính chân thực: Tình cảm phản ánh chính xác nội tâm thực của con người, ngay
cả khi con người cố che giấu bằng những thái độ, hành vi giả che giấu
- Tính đối cực: Tính đối cực của tình cảm được gắn liền với sự thoả mãn nhu cầu
của con người. Tình cảm của con người được phát triển và nó mang tính đối cực.
* So sánh xúc cảm và tình cảm: - Giống nhau:
+) Đều là sự biểu thị thái độ của con người đối với sự vật, hiện tượng.
+) Đều mang tính chất lịch sử, XH
+) Đều mang màu sắc cá nhân, mỗi người mỗi cảm xúc, không ai giống ai.
+) Đều là nét nổi bật thể hiện trạng thái tâm lý của mỗi người.
+) Đều có cơ sở vật chất trên vỏ não và có khuynh hướng truyền cảm. - Khác nhau: Xúc cảm Tình cảm
Có ở con người và động vật. Chỉ có ở con người.
Ví dụ, động vật nuôi con bằng bản
Vd, bố mẹ nuôi con bằng tình yêu
năng đến 1 thời gian nhất định sẽ tách thương, chăm sóc, che chở cho con con ra. suốt cuộc đời.
Là quá trình tâm lý. Vd, sự tức giận, sự Là thuộc tính tâm lý. Vd, tình yêu quê xấu hổ, …
hương, yêu tổ quốc, … Xuất hiện trước Xuất hiện sau
Có tính chất tạm thời, đa dạng, phụ
Có tính chất ổn định và xác định, khó thuộc vào tình huống.
hình thành và khó mất đi.
Thường ở trạng thái hiện thực.
Thường ở trạng thái tiềm tàng.
Thực hiện chức năng sinh học giúp cho Thực hiện chức năng xã hội, hình
con người và động vật tồn tại được.
thành mối quan hệ tình cảm giữa người với người.
Gắn liền với phản xạ không điều kiện.
Gắn liền với phản xạ có điều kiện, có
được tình cảm phải trải qua quá trình
tiếp xúc, hình thành tình cảm.
Câu 11: Tính cách? Phân tích cái điển hình và cái cá biệt trong tính cách của conngười. *Khái niệm
Tính cách là một thuộc tính tâm lí của cá nhân bao gồm một hệ thống thái độ,tính
chất, đặc điểm nội tâm với hiện thực xung quanh từ đó thể hiện hệ thống hành vi lOMoARcPSD|37752136
cử chỉ trong phong cách giao tiếp, tương tác với người khác.
Tính cách biểu hiện qua những đặc điểm của cá tính để lại dấu vết rõ ràng trong
hành vi của con người, trong quan hệ giữa con người với người khác và với thế
giới bên ngoài. Người ta xem tính cách là một chế độ, một cơ cấu bên trong thể
hiện sự thống nhất của các tính chất đặc biệt của cá nhân như một thực thể xã hội.
Biết được tính cách một người nghĩa là biết được những tính chất cơ bản biểu hiện
với một logic nhất định và tuần tự bên trong qua các hành vi của họ, qua thái độ
của họ đối với chính họ, đối với mọi giá trị khách quan.
Tính cách không phải là bẩm sinh, tính cách do giáo dục và môi trường sống tạo
nên, nó được hình thành trong hoạt động. Gia đình và các nhóm xã hội nơi cá nhân
là thành viên có ý nghĩa to lớn đối với việc hình thành tính cách của người đó. Tính
cách phụ thuộc rất nhiều vào thế giới quan của con người, vào niềm tin vào lý
tưởng, vào vị trí xã hội của người ấy và vào ảnh hưởng của môi trường xung quanh.
Như vậy tính cách là đặc điểm riêng của mỗi người, không ai có tính cách giống
hệt nhau, nó chỉ có những điểm nào đó trong tính cách của người này giống người
kia. Các ví dụ về tính cách: Tính tốt: khiêm tốn, vị tha, kiên nhẫn, hòa đồng, cởi
mở, chừng mực, giúp đỡ người khác…Tính xấu: ích kỉ, khoe khoang, đặt điều, vụ
lợi, gian trá, lừa lọc, ác độc, vô duyên, đua đòi, đố kị, hách dịch,…
*Cái điển hình:
Cái điển hình trong tính cách là sự phản ánh những nét cơ bản chung (những điều
kiện chung trong cuộc sống) cho một nhóm người, một giai cấp, một dân tộc,. .
VD: Việt Nam ta có truyền thống chịu thương chịu khó. Được sinh ra và lớn lên
cùng sự ảnh hưởng của truyền thống đó, con người Việt Nam hình thành tính cách
tiết kiệm, cần cù, tính cách dũng cảm, không ngại gian khổ. Tính cách ấy được duy
trì qua từng thế hệ và trở thành một tính cách tốt đẹp ở mỗi người trong chúng ta.
+) Mỗi cá nhân đều sống, lớn lên và hoạt động trong những môi trường xã hội
nhất định, một thời đại nhất định,. . Những điều kiện xã hội, lịch sử này ảnh hưởng
đến tất cả những cá nhân cùng sống trong điều kiện lịch sử đó.
+) Đặc biệt, trong mỗi thời kỳ lịch sử, mỗi chế độ xã hội, mỗi giai cấp thì con
người lại có những nét tính cách điển hình riêng.
VD: Trước đây, xã hội rất định kiến về việc ăn mặc phóng khoáng, tóc màu lòe
loẹt nhưng bây giờ mọi người đã suy nghĩ thoáng hơn, tôn trọng sở thích ăn mặc
của người khác và không lên án, chê bai hay kì thị nữa.
* Cái cá biệt:
Trong cùng điều kiện xã hội, lịch sử mỗi cá nhân lại có một điều kiện sống, một
cách sống, một điều kiện hoạt động, một hoàn cảnh gia đình riêng. Điều kiện sống
của mỗi cá nhân khiến cho hệ thống thái độ và hệ thống hành vi, cử chỉ, cách nói lOMoARcPSD|37752136
năng của họ mang tính cá biệt.
Mỗi cá nhân lại có lại có kiểu hoạt động thần kinh riêng. Sự kết hợp giữa kiểu
hoạt động thần kinh riêng với sự hoạt động của cá nhân trong điều kiện sống riêng
làm cho tính cách của cá nhân mang tính riêng biệt, độc đáo. Tính chất riêng biệt
và độc đáo này đã làm cho lối sống của cá nhân có một “kiểu” nào đó nhất định,
khiến cho cá nhân này khác cá nhân khác.
⇒ Như vậy là trong tính cách của một con người cụ thể có thể tách ra những nét
tính cách chung của cả loài người, của dân tộc, của giai cấp và những nét cá biệt
đặc trưng cho cá nhân ấy. Chúng thấm quyện vào nhau tạo thành một sắc thái tâm
lí thống nhất, độc đáo của tính cách.
Ví dụ: Trong một nhóm bạn, mỗi thành viên có những nét cá tính riêng:
Bạn A thì năng động, sáng tạo nhưng lại rất bảo thủ
Bạn B rất năng động, tính tình hòa nhã, dễ gần
Bạn C cũng năng động không kém nhưng lại rất dễ bị kích động
=> Qua ví dụ trên ta có thể thấy, các bạn A,B,C mỗi người mang một nét tính cách
riêng nhưng các bạn ấy lại có nét tính cách chung là năng động
Document Outline
- NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN TÂM LÝ HỌC
- Câu 4: Tư duy? Tưởng tượng? Nêu đặc điểm của tư du
- *Đặc điểm của tư duy:
- -Đặc điểm của tưởng tượng:
- *So sánh tư duy và tưởng tượng:
- - Khác nhau:
- * So sánh nhận thức cảm tính và lý tính:
- - Khác nhau:
- Câu 6: Tình cảm? Nêu đặc điểm của tình cảm. So sán
- *Đặc trưng của tình cảm:
- * So sánh xúc cảm và tình cảm:
- -Khác nhau:
- *Cái điển hình:
- * Cái cá biệt: