-
Thông tin
-
Quiz
Nội dung ôn thi Triết học Mac-Lenin | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Nội dung ôn thi Triết học Mac-Lenin | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 13 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác Lênin(CTUT) 4 tài liệu
Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ 98 tài liệu
Nội dung ôn thi Triết học Mac-Lenin | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Nội dung ôn thi Triết học Mac-Lenin | Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file PDF gồm 13 trang, giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác Lênin(CTUT) 4 tài liệu
Trường: Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ 98 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ
Preview text:
NỘI DUNG ÔN THI
MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Câu 1: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức theo
quan điểm triết học Mác - Lênin? Vận dụng vào cuộc sống và học tập bản thân?
Vd: Bàn học là một đối tượng vật chất. Nó có thể được mô tả dưới dạng
cấu trúc vật chất có hình chữ nhật được làm từ chất liệu như gỗ, kim loại
họặc các vật liệu tổng hợp. Bàn có khả năng tồn tại độc lập, tức là nó
không phụ thuộc vào ý thức hay tâm trạng của bất kì người nào.
Vd: Một người có ý thức bảo vệ môi trường có thể thể hiện qua việc sử
dụng túi vải thay vì túi nhựa, giảm lượng rác thải, hỗ trợ năng lượng tái
tạo và những hành động nhỏ khác hàng ngày. Ý thức này không chỉ là một
hành động cụ thể mà còn là một phần của giá trị tư tưởng cá nhân, ảnh
hưởng đến quyết định, lối sống của họ.
Vd: máy tính là một sản phẩm vật chất của công nghiệp được làm từ các
linh kiện vật chất như kim loại, nhựa và mạch điện tử. Tuy nhiên, để sử
dụng chúng ta phải sử dụng ý thức để xử lí thông tin, sáng tạo nội dung và
tương tác kĩ thuật số. Máy tính khôgn chỉ là vật chất mà còn là nền tảng
cho sự phát triển và biển đổi ý thức trong công nghệ thông tin.
- Điều kiện VC như thế nào thì YT như thế đó.
Vd: trong môi trường hiện đại, điều kiện vật chất là máy tính và công nghệ
thông tin. Con người sử dụng máy tính làm việc, giao tiếp, trao đổi và làm
việc trực tuyến. Máy tính không chỉ là một công cụ làm việc mà còn định
hình cách thức làm việc của con người trong sự tương tác, xử lí công việc
tạo nên ý thức mới trong công việc.
- YT tác động ngược lại VC thông qua hoạt động thực tiễn của con người.
Vd: một bức tranh được tạo nên bởi các vật liệu vật chất, không chỉ là một
sản phẩm VC mà còn mang giá trị ý thức, cảm xúc và ý nghĩa của tác giả
muốn truyền tải. Do đó qua sự trải nghiệm nghệ thuật, YT tác động ngược
lại VC, tạo ra sự ảnh hưởng sâu sắc và cách nhìn nhân của ta.
- Vai trò của ý thức thể hiện ở chỗ chỉ đạo hành động, hoạt động của con
người, nó có thể làm cho hoạt động của con người đúng hay sai, thành công hay thất bại.
Vd: trong việc lựa chọn một ngành nghề để theo đuổi. YT của ta sẽ nhận
thức được giá trị của bản thân, khả năng, tính cách cũng như thế mạnh
điểm yếu của ta là gì mà lựa chọn một ngành nghề phù hợp, để ta dễ dàng
đạt được múc đích, thành công hơn.
- Xã hội ngày càng phát triển thì vai trò ý thức ngày càng to lớn nhất là trong
thời đại ngày nay khi mà tri thức khoa học trở thành lục lượng sản xuất trực tiếp.
Vd: công nghệ thông tin ngày càng phát triển, định hình cách làm việc,
trao đổi vs nhau... YT về sự phát triển của công nghệ tác động đến quan
điểm lối sống, giáo dục và xã hội của ta. Tư duy về cách ta tiêu thụ sử dụng
công nghệ trong lối sống, giáo dục và xã hội.
*Ý nghĩa phương pháp luận
- Trong mọi hđ nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan,
lấy thực tế khách quan làm căn cứ cho mọi hđ của con người.
- Phát huy tính năng động chủ quan là phát huy tính vai trò tích cực, năng
động sáng tạo của YT và phát huy vai trò nhân tố con người trong việc VC hóa
tính tích cực, năng động sáng tạo ấy. 1 .3 V
ận dụng vào cuộc sống và học tập bản thân.
-Chúng ta không ngừng học tập để nâng cao nhận thức, thấm nhuần chủ nghĩa
Mác-Lênin và tư tưởng HCM, kiên định lập trường chính trị vững vàng, độc
lập dân tộc gắn liền với CNXH, chấp hành nghiêm mọi quan điểm, nghị quyết,
chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước.
- Chúng ta cần không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề...
-Phải phát huy tính năng động, chủ quan, sự sáng tạo của bản thân trong học
tập và công việc hiện nay...
- Chúng ta có thể tham gia nhiều hơn vào hoạt động thực tiễn có cả lao động
sản xuất để thay đổi điều kiện sống của mình...
Câu 2 : Phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến theo
quan điểm của triết học Mác – Lênin? Từ nguyên lý trên, vận dụng vào
thực tiễn xây dựng mối liên hệ tại địa phương nơi đang cư trú?
Vd: sử dụng đèn có ánh sáng vàng khi đọc sách vào buổi tối, chiếc đèn không
chỉ là một công cụ hỗ trợ ánh sáng mà còn tạo ra một không gian ảnh hưởng
đến trải nghiệm, cảm nhận tinh thần của ta trong lúc đọc sách.
Vd: các sinh vật, động vật, cây cỏ...trong một khu rừng đều tương tác với nhau
tạo nên một hệ sinh thái độc lập. Sự phân hủy của các sinh vật cung cấp dưỡng
chất cho cây, ngược lại thì cây là nơi cư trú ẩn náu cho các loài sinh vật. Các
yếu tố khí hậu, cũng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh quyển của khu rừng. Cho thấy
rằng mối liên hệ này định hình và duy trì sự chuyển hóa trong hệ sinh thái này.
*Tính đa dạng, phong phú.
Vd: một hệ thống nông nghiệp cây trông như lúa, rau củ, ngô tương tác với gia
súc, gia cầm. Môi trường nông nghiệp bao gồm khí hậu, đất đai, nước ảnh
hưởng đến sự phát triển của cây trông và vật nuôi. Mối liên hệ phức tạp tạo nên
một hệ thống nông nghiệp đa dạng cho sự cung cấp thực phẩm cho con người. 1 .3 V
ận dụng vào thực tiễn xây dưng mối liên hệ tại địa phương nơi đang cư t rú.
-Quan hệ của sản xuất và tài nguyên đóng vai trò to lớn trong các dự án phúc
lợi xã hội tại địa phương. Ta cần phải sử dụng và tiêu thụ cách hợp lí để đóng
góp cho các dự án cộng đồng thật sự công bằng, không chỉ phát triển kinh tế
mà còn mang theo giá trị nhân đức to lớn.
-Xây dựng mối liên hệ tại địa phương, tổ chức cái hợp tác xã tương tác với
nhau mở ra nhiều cơ hội cho địa phương phát triển kinh tế.
-Xây dựng các mối quan hệ phải đảm bảo rằng không chỉ tác động vào nền
kinh tế địa phương, mà còn phải đáp ứng đc nhu cầu xã hội và tích hợp các giá
trị văn hóa thì mối liên hệ mới được bền vững.
Câu 3: Phân tích nội dung nguyên lý về sự phát triển theo quan
điểm của triết học Mác – Lênin? Từ nguyên lý trên, vận dụng vào cuộc
sống và học tập của bản thân.
Vd: Tôi muốn trở thành một kĩ sư với trình độ chuyên môn cao, thì tôi ra sức
học tập, thực hành chăm chỉ. Nhưng không vì thế mà tôi trở thành một kĩ sư có
trình độ chuyên môn cao, tôi phải học tập và thực hành trong một giai đoạn
thời gian dài và trên quá trình đó tôi phải tích lũy kinh nghiệm đến lúc nào đó
tôi có đầy đủ tri thức, kinh nghiệm và trải nghiệm thì tôi mới là một kĩ sư có
trình độ chuyên môn cao thật sự.
1.2. Vd: cây trồng cần những thứ như nước, đất, ánh sáng, nhiệt độ để sinh
sống. Nhưng cây trồng phải tự thân vận động chuyển hóa các vật chất qua quá
trình sinh học để cung cấp nguyện liệu cho quá trình phát triển của cây. Không
phụ thuộc vào ý thức hay cảm nhận của con người mà chính nó tự thân vận
động cho sự phát triển của mình * Tính phổ biến*
Vd: lễ hội đua ghe ngo được tổ chức hằng năm tại Sóc Trăng, nhằm giúp tạo
một không khí vui tươi, phấn khởi cho địa phương, người dân. Không chỉ là
một hoạt động giải trí mà còn là một sự kết hợp giữa thể thao và văn hóa tại địa
phương, giúp cho văn hóa trở nên phát triển phong phú, đa dạng hơn. Cho thấy
rằng quy luật phát triển xuất hiện không chỉ ở tự nhiên mà còn ở xã hội của loài người. * Tính đa dạng*
Vd: các loại cây cỏ đều có khuynh hướng phát triển giống nhau là từ hạt giống
đén cây trưởng thành, nhưng quá trình có thể sẽ khác nhau vì môi loài cây sẽ có
đặc tính khác nhau. Có thể phụ thuộc vào bộ gen ngoài ra cũng có thể bị ảnh
hưởng từ cái tác nhân bên ngoài của môi trường, mà tạo nên sự đa dạng, phog
phú của sự sinh tồn cảu các loài cây cỏ. 1 .3. V
ận dụng vào cuộc sống và học tập của bản thân.
- Thúc đẩy sự phát triển bản thân thông qua các đóng góp tích cực cho cộng
đồng, nhận thức được rằng ý thức của ta không tồn tại độc lập mà phát triển
nhờ sự tương tác với mt xã hội xung quanh.
-Tận dụng nguyên lý để phát triển học vấn của bản thân. Xác định rõ mục
tiêu, dễ dàng đạt được công việc trong cuộc sống.
-Thấy rằng giáo dục không chỉ là tích lũy kiến thức mà còn là quá trình phát
triển nhận thức của ta về thế giới xung quanh.
-Những điều đó không chỉ tác động vào bản thân mà còn ảnh hưởng đến
cuộc sống, xã hội xung quanh ta.
Câu 4: Phân tích mối quan hệ biện chứng của nguyên nhân - kết
quả. Từ đó liên hệ vào thực tiễn cuộc sống và học tập của bản thân?
Vd: các tương tác của các thành viên trong nhóm tích cực là nguyên nhân
chính dẫn đến kết quả là năng suất nhóm nâng cao, nhanh chóng hoàn thành
sản phẩm và có chất lượng tốt hơn. 1 .2. M
ối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả.
Vd: một sinh viên chăm chỉ học tập. Kết quả là sinh viên đạt được điểm cao
trong các bài kiểm tra và học tập. Nguyên nhân (chăm chỉ học tập) có trước, kết
quả (đạt điểm cao) xuất hiện sau khi nguyên nhân tác động.
-Tuy nhiên nguyên nhân có trước kết quả, nhưng không phải mọi
quan hệ nối tiếp thời gian nào cũng là mối quan hệ nhân quả.
Vd: dạo gần đây tôi uống cà phê sữa vào mỗi buổi sáng, trong một khoảng thời
gian cân nặng tôi thay đổi. Nhưng có thể nguyên nhân không do tôi uống cà
phê sữa hằng ngày vào buổi sáng, mà có thể là do lối sống, chế độ ăn uống hay
chế độ tập luyện của tôi.
-khi nói đến mối quan hệ nhân-quả không thể chỉ nói đến tính liên tục
về thời gian mà phải đề cập đến mối quan hệ sản sinh.
Vd: nhà nước tăng cường chính sách giáo dục dẫn đến trình độ học vấn người
dân được nâng cao, sinh ra nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn và việc đó
làm cho nền kinh tế nhà nước được phát triển, khi đó nhà nước có một nguồn
lực để đầu tư vào các giáo dục, tạo ra một chu kì tương tác tích cực
*Tính chất của mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả.
-Tính khách quan: mối quan hệ này là cái vốn có của bản thân sự vật,
không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Vd: Khi trời mưa đất được cung cấp độ ẩm và tạo một điều kiện thuận lợi cho
cỏ sinh sôi phát triển, sự mọc cỏ là do nguyên nhân từ trời mưa, là một quy luật
tự nhiên chứ k phụ thuộc vào ý thức con người.
-Tính phổ biến: bất kì SVHT trong tự nhiên, XH đều có nguyên nhân
của nó và một kết quả nào đó cũng đều do nguyên nhân tương ứng gây ra.
Vd: khi nhiệt độ giảm ở mức nhất định thì nước sẽ đóng băng, nếu như nhiệt độ
tăng lên thì nước sẽ chuyển sang trạng thái lỏng. Sự tương quan giữa nhiệt độ
và nước thể hiện mỗi nguyên nhân sẽ tạo ra một kết quả tương ứng.
-Tính tất yếu: cùng một nguyên nhân như nhau, trong những điều kiện như
nhau thì phải gây ra kết quả như nhau.
Vd: tốc độ xe tăng nếu ta tăng sức mạnh của động cơ xe. Dưới điều kiện đồng
nhất về mặt đường và trọng lượng xe, cùng một sức mạnh của động cơ sẽ luôn
dẫn đến cùng một tốc độ của xe. 1 .3. L
iên hệ vào thưc tiễn cuộc sống và học tập của bản thân
-Đặt ra mục tiêu học tập cho bản thân, cố gắng rèn luyện đạt được kết quả mục
tiêu đặt ra trước đó, sẽ là nguồn động lực để cho ta tiếp tục học tập chăm chỉ và
đạt được hiệu quả tốt.
-Tạo cho mình một tư duy tích cực sáng tạo khiến cho quá trình học
tập trở nên thú vị, từ đó tạo ra cho mình một môi trường học tập tích cực để dễ dàng nâng cao kiến thức.
-Rèn luyện sức khỏe nâng cao năng suất hoạt động trong công việc,
ngoài ra điều đó còn ảnh hưởng đến mặt cảm xúc của ta. Nhưng cảm xúc và
năng suất làm việc cũng là nguyên nhân của sức khỏe chúng ta. Nên cần phải
có phương pháp cụ thể cho mối liên hệ chặt chẽ phức tạp này.
-Quản lý thời gian tối ưu sẽ ảnh hưởng tích cực đến công việc của
bản thân, khi công việc có kết quả tốt cũng sẽ tạo điều kiện thuận lợi quản lý
thời gian hiệu quả cho chúng ta.
Câu 5: Phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh giữa
các mặt đối lập? Từ nội dung của quy luật trên, vận dụng vào quá trình
học tập của bản thân?
Vd: như việc ta muốn đạt được mục tiêu cá nhân thì cần phải cân nhắc, đảm
bảo sẽ không ảnh hưởng đến cộng đồng. Có một số trường hợp, việc chạy theo
mục tiêu cả nhân có thể sẽ không phù hợp với cộng đồng, đặt ra thách thức cho
việc quyết định mục tiêu cá nhân hay lợi ích cộng đồng.
Vd: lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng đều đấu tranh do mỗi bên đều có giá
trị riêng biệt, sự thống nhất giữa hai bên có tính tương đối vì khi cá nhân hiểu
và chấp nhận trách nhiệm xã hội của mình hoặc là mối quan hệ giữa hai bên
linh hoạt hơn trong qua trình phát triển, thay đổi theo thơi gian.
Vd: cái thiện cái ác trong mỗi con người, điện tích âm điện tích dương...
Vd: sự đau khổ và hạnh phúc đối lập nhau, nhưng trong thời kì đau khổ ta sẽ có
thể học cách làm cho ta trở nên hạnh phúc, hay có lúc đương đầu với khó khăn
ta lại trải nghiệm được sự hạnh phúc cùng trong lúc đó. 1 .2. T
ính chất của mâu thuẫn.
Vd: trong một hệ sinh thái các sự biến động của các cá thể loài thường xuyên
thay đổi, không phụ thuộc và ý thức con người mà phụ thuộc vào các yếu tố tự nhiên.
Vd: giữa lợi ích cá nhân và lợi ích xã hội, giữa sự sinh sôi và suy thoái, giữa lý thuyết và thực hành.
Vd: mâu thuẫn giữa nhân viên với công ty về chính sách quyên lợi lao động, thì
mâu thuân sẽ có vai trò thúc đẩy sự thay đổi về chính sách nhân sự. Mặt đối lập
giữa sự nghiêm khắc giữa cha mẹ với sự sáng tạo, tự do của con cái, thì mâu
thuẫn có thể giúp cho mối quan hệ gia đình được điều chỉnh, phát triển và cải thiện. 1 .3. V
ận dụng vào quá trình học tập của bản thân.
-Trong quá trình học tập, ta cần nhận ra rằng sự đối lập giữa kiến
thức mới và kiến thức cũ, không chỉ là tích lũy thông tin mà nó còn là sự thay
đổi và phát triển của kiến thức.
-Trong một nhóm học tập, mỗi thành viên sẽ đưa ra những quan điểm
khác nhau để giải quyết một vấn đề và ta cần dựa vào đấu tranh đế giải quyết,
tránh sự phiến diện, thúc đẩy sự phát triển.
-Khi áp dụng quy luật vào học tập ta cần tránh sự nóng vội, chủ quan
để tạo ra không khí thách thức và kích thích sự sáng tạo, giúp cho hành trình
học tập trở nên phong phú, đa dạng hơn tránh gây nhàm chán.
Câu 6: Phân tích nội dung quy luật từ những sự thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại. Liên hệ thực tiễn bản thân trong học tập. 1 .3. L
iên hệ thực tiễn bản thân trong học tập
-Tăng cường thời gian học tập, bỏ đi những thức không cần thiết tập
trung chăm chỉ trau dồi số lượng kiến thức cần phải tiếp thu. Cũng cần
phải áp dụng các phương pháp học tập sáng tạo và hiệu quả, để dẫn đến
sự tăng cường kiến thức cần được tiếp thu.
-Song song với việc học lý thuyết thì ta cũng có thể tăng cường các buổi
thực hành và tích lũy kinh nghiệm, thì ta sẽ cải thiện chất lượng kiến
thức. Áp dụng được vào các tình huống thực tế.
-Bằng với các phương pháp và khả năng nỗ lực trong học tập, ta có thể
nhận ra được một sự phát triển bản thân thật sự toàn diện, không chỉ về
lượng kiến thức mà còn được về chất lượng kĩ năng, hiểu biết.
Câu 8: Từ câu nói: “Lý luận mà không có liên hệ với thực tiễn là lý
luận suông. Thực tiễn mà không có lý luận dẫn đường là thực tiễn mù
quáng” (Hồ Chí Minh), Anh (chị) hãy cho biết thực tiễn có vai trò như thế
nào đối với nhận thức?
-Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của nhận thức. Mọi nhận thức của con
người, xét đến cùng đều có nguồn gốc từ thực tiễn.
-Thực tiễn là động lực, là mục đích của nhận thức. Thực tiễn thường
xuyên vận động, phát triển nên nó luôn đặt ra những nhu cầu, nhiệm vụ,
phương hướng mới cho nhận thức.
-Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý. Thực tiễn cao hơn nhận
thức vì nó vừa là hiện thực phong phú, vừa mang tính phổ biến, có tính lịch sử xã hội.
-Thực tiễn vừa có tính tuyệt đối vừa lại có tính tương đối.
Bổ sung thêm trong giáo trình trang 271.
Câu 9: Phân tích quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất? Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng quy
luật này trong đường lối đổi mới ở nước ta như thế nào?
Vd: một người nông dân (người lao động) sản xuất thực phẩm, sử dụng cày,
cuốc (công cụ lao động) để lao động tạo độ xốp cho đất, gieo giống cây (đối
tượng lao động) tạo ra thành phẩm cuối cũng là rau, củ, quả được đêm đi bán.
Trong quá trình lao động thì nông dân còn sử dụng các phương tiện lao động
(xe, đường đi) để tạo sản phẩm. Thì có thể thấy LLSX gồm có người lao động
và tư liệu sản xuất, tự liệu sản xuất thì bao gồm tư liệu lao động (công cụ,
phương tiện) và đối tượng lao động.
Vd: một nhà máy sản xuất ô tô, chủ sở hữu với công nhân có quan hệ với nhau,
chủ sở hữu thì sở hữu các phương tiện sản xuất và công cụ lao động, công nhân
thì cung cấp sức lao động. Chủ sở hữu quyết định quy trình sản xuất, công nhân
thực hiện công việc theo hướng dẫn của chủ. Chủ sở hữu nhận giá trí tích lũy từ
lao động của công nhân, sau đó trích một phần nhỏ dưới dạng lương cho công nhân. 3. S
ự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất.
Vd: trong XHCN, mục tiêu chủ yếu là xóa bỏ sự phân biệt giai cấp và bảo đảm
quyền lợi của tất cả công dân. Mọi người sẽ có quyền tự do trong lựa chọn việc
làm, khi tạo điều kiện như vậy sẽ làm đổi mới trong sản xuất. Tuy nhiên, nếu
quản lý không hiệu quả thì sẽ dẫn đến sự tiêu cực trong mối quan hệ này. 4. V ận dụng.
-Đầu tư vào giáo dục. Phát triển cơ sở, thiết bị giảng dạy, các chương
trình đào tạo đa dạng. Giúp cho chất lượng giáo dục nâng cao, mối quan hệ
giữa nhà trường với học sinh, phụ huynh được tích cực hơn, nhanh chóng thay
đổi kinh tế và xã hội.
-Áp dụng các công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, nhằm gia
tăng năng suất sản xuất nông nghiệp. Cùng với môi trường hiện đại, nguồn lao
động được phát triển kỹ năng. Giữa nhân viên và quản lý, mối quan hệ được linh hoạt hơn.
-Tích hợp chất lượng dịch vụ cùng với công nghệ, cải thiện ngành du
lịch. Tạo điều kiện cho nhân viên với doanh nghiệp, thúc đẩy văn hóa phục vụ
và tôn trọng văn hóa địa phương.
-Đầu tư vào việc đào tạo y tế, cơ sở và công cụ hiện đại tiên tiến. Tạo
điều kiện cho sự quản lý y tế, cải thiện chất lượng dịch vụ, đảm bảo quyền lợi
cho bệnh nhân và nhân viên y tế.
Câu 12: Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội ? Đảng và Nhà nước ta đã vận dụng mối liên hệ trên như thế
nào trong đường lối, chính sách xây dựng nền văn hóa hiện nay? 1. Kh ái niệm.
-Tồn tại xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ toàn bộ những sinh
hoạt vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội trong những giai
đoạn lịch sử nhất định.
Vd: điều kiện tự nhiên Việt Nam, nền nông nghiệp làm nền kinh tế chủ đạo,
một xã hội có giá trị tôn giáo, văn hóa...
-Ý thức xã hội là khái niệm triết học dùng để chỉ các mặt, các bộ
phận khác nhau của lĩnh vực tinh thần xã hội như quan điểm, tư tưởng, tình
cảm, tâm trạng, truyền thống... của cộng đồng xã hội; mà những bộ phận này
nảy sinh từ tồn tại xã hội và phản ánh tồn tại xã hội trong những giai đoạn phát triển nhất định.
Vd: định nghĩa về gia đình của mỗi cộng đồng có thể khác nhau, một số cho gia
đình chỉ là bao gồm bố mẹ và con cái những một số khác còn mở rộng hơn về
định nghĩa này, bao gồm những người thân khác của họ. 2. Qu
an hệ biện chứng giữa tồn tại và ý thức xã hội, tính độc lập tương
đối của ý thức xã hội.
Cơ sở xuất phát TTXH quyết định YTXH.
-Đời sống tinh thần của xã hội được hình thành và phát triển trên cơ sở của
đời sống vật chất nên không thể tìm nguồn gốc trong bản thân đời sống tinh
thần => Lấy đời sống hiện thực để giải thích cho đời sống tinh thần.
Vd: trong một xã hội phát triển cuộc sống vật chát được nâng cao, các cơ sở
và tiện ích cải thiện , taọ điều kiện cho việc học tập. Từ đó, thái độ của người
dân sẽ thay đổi tích cực hơn.
Vai trò quyết định của TTXH đối với YTXH.
-TTXH là nguồn gốc và cơ sở khách quan hình thành ra đời của YTXH.
Vd: trong một xã hội, truyền thống văn hóa tạo nên những quy định về hôn
nhân, bao gồm vai trò, nghi lễ... những quy tắc đó tác động đến ý thức xã hội,
xây nên quan điểm trong ý thức xã hội, hình thành nên những giá trị được truyền lại từ xã hội.
-TTXH như thế nào thì YTXH như thế đó.
Vd: trong xã hội truyền thông phát triển làm phương tiện đưa tin, từ đó xây nên
trong ý thức xã hội những tiêu chí về thẩm mĩ, hình thành nên quan điểm về cái
đẹp, nghệ thuật. Phương tiện truyền thông đóng vai trò hình thành quan điểm, ý thức xã hội.
-Khi TTXH thay đổi YTXH cũng thay đổi theo.
Vd: cơ cấu kinh tế nông nghiệp thay đổi thành kinh tế công nghiệp, điều này sẽ
tác động tới việc tạo ra và định hướng ngành nghề. Ảnh hưởng đến ý thức xã
hội về công việc, xuất hiện những giá trị, cơ hội mới trong nghề nghiệp.
Tính độc lập tương đối của YTXH.
-YTXH thường lạc hậu so với TTXH.
Vd: sự tiến bộ trong công nghệ được đổi mới, đầu tư vào nghiên cứu và phát
triển. Trong khi đó YTXH có thể gặp khó khăn trong sự thay đổi và thích ứng,
khiến cho một số người khó nắm bắt được tính năng của công nghệ hiện nay.
-YTXH có thể vượt trước TTXH.
Vd: một số phương pháp giáo dục được thiết kế để thể hiện cho nhu cầu
YTXH, nhưng TTXH có thể gặp khó khăn trong việc đổi mới, chậm trễ không
cập nhật được với nhu cầu của YTXH.
-YTXH có tính kế thừa trong sự phát triển của nó.
Vd: những nghề thủ công được truyền lại, qua bao thế hệ. Tạo nên một làng
nghề và người thợ từ đó biết kĩ thuật chế tạo, tạo ra các sản phẩm chất lượng
cao, thu hút người tiêu dùng, thúc đẩy kinh tế địa phương.
-Sự tác động qua lại giữa các hình thái của YTXH trong sự phát triển của chúng.
YTXH tác động trở lại TTXH.
-Tư tưởng, chính sách tiến bộ, cách mạng, phản ánh đúng hiện thực khác
quan thúc đẩy xã hội phát triển và ngược lại.
Vd: YTXH coi trọng chất lượng giáo dục, từ đó dẫn đến việc tạo ra nguồn lực
giáo dục có chất lượng cao. Những người được đào tạo không chỉ có trình độ
chuyên môn mà còn có sáng tạo, đổi mới góp phần tăng cường cho hiệu quả trong giáo dục.
Ý nghĩa phương pháp luận.
-Để nhận thức đúng các hiện tượng thuộc đời sống tinh thần: Căn cứ vào
TTXH đã làm nảy sinh ra YTXH; tính độc lập tương đối của YTXH so với TTXH.
-Cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới cần phải: Tiến hành đồng thời trên cả hai
mặt TTXH và YTXH; các lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội ( với
những điều kiện xác định) nên cũng tạo ra những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong TTXH. 3. V ận dụng.
-Chính sách giáo dục và nghiên cứu tập trung vào nâng cao tri thức, phát
triển năng lực lao động và định hình ý thức xã hội.
-Khuyến khích sáng tạo nghệ thuật và văn hóa, tạo nên ý thức xã hội đa
dạng và phong phú. Song bảo tồn và giữ gìn những giá trị truyền thống
tốt đẹp, xây dựng ý thức xã hội bền vững.
-Thúc đẩy nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, tạo ra những
thay đổi tích cực trong ý thức xã hội.