Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội khoa học

Giai cấp công nhân là con đẻ, là sản phẩm của nền đại công nghiệp có tính xã hội hóa ngày càng cao, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Vì thế, giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng sản xuất hiện đại. Do lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện đại, giai cấp công nhân là người sàn xuất ra của cải vật chất chù yếu cho xã hội, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

1.2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân
1.2.1. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ
nghĩa:
Giai cấp công nhân là con đẻ, là sản phẩm của nền đại công nghiệp có tính xã
hội hóa ngày càng cao, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Vì
thế, giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng
sản xuất hiện đại. Do lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện
đại, giai cấp công nhân là người sàn xuất ra của cải vật chất chù yếu cho xã hội,
làm giàu cho xã hội, có vai trò quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại.
Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế, quy định giai cấp công nhân là lực
lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền về tay
mình, chuyển từ giai cấp “tự nỏ” thành giai cấp ‘Vì nó”. Giai cấp công nhân trở
thành đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là lực lượng duy nhất có đù
điều kiện đề tồ chức và lãnh đạo xã hội, xây dựng và phát triền lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng
chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới, không còn chế độ
người áp bức, bóc lột người.
+ Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp, vừa
là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Tất cả các giai cấp khác
đều suy tàn và tiêu vong cùng với đại công nghiệp, còn giai cấp công nhân lại là
sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
+ Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa.
Điều này có được là do yêu cầu khách quan của sự phát triển công nghiệp trong
thời đại mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động
của mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ
thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình.
Do vậy, về mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai
cấp tư sản.
+ Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp
bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân
dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi
theo làm cách mạng chống lại giai cấp tư sản
→ Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân là yếu tố quan trọng nhất quy
định nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bởi nếu không có địa vị về
kinh tế là người đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, không có địa vị về xã
hội là bị giai cấp tư sản bóc lột thì sẽ không có động lực về chính trị để thực
hiện cuộc cách mạng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất và
luôn vận động phát triển do sự thay đổi không ngừng của công cụ lao động ở
trình độ ngày càng cao. Nhưng trình độ của công cụ lao động thay đổi được là
kết quả của hoạt động sáng tạo của con người.Trong chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội với nền sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển, giai cấp
công nhân trở thành bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các yếu tố
cấu thành lực lượng sản xuất. Lao động sống của giai cấp công nhân tạo ra phần
lớn của cải vật chất cho xã hội và đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự
tồn tại và phát triển của xã hội.
Trong chủ nghĩa tư bản, do không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, giai cấp
công nhân buộc phải bán sức lao động trở thành người làm thuê cho giai cấp tư
sản và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề. Trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản
chỉ có thể bóc lột được giai cấp công nhân khi họ nắm giữ, chi phối tư liệu sản
xuất của xã hội. Do vậy, bằng mọi giá, giai cấp tư sản phải duy trì chế độ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất. Mặt khác, giai cấp công nhân cũng chỉ được giải
phóng khỏi mọi sự áp bức, bóc lột khi xoá bỏ được chế độ sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất và thay thế vào đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Giai cấp tư sản bóc lột, song giai cấp công nhân là đối tượng bị bóc lột trực tiếp
và nặng nề nhất. Do vậy, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đối lập trực tiếp
với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thống
nhất với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, bởi vì muốn giải phóng mình
khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, giai cấp công nhân phải đấu tranh xoá bỏ chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nếu điều này trở thành hiện thực thì giai cấp
công nhân không chỉ giải phóng mình mà còn giải phóng toàn xã hội khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột. Hơn nữa, do điều kiện làm việc và điều kiện sống chủ yếu là
ở các khu công nghiệp tập trung và ở các thành phố lớn, nên giai cấp công nhân
có khả năng tập hợp lực lượng, đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao
động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và
giải phóng toàn xã hội.
1.2.2. Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
Do địa vị kinh tế - xã hội quy định khiến cho giai cấp công nhân có những đặc
điểm chính trị – xã hội mà những giai cấp và tầng lớp khác không thể có được.
Đó là những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại biểu
cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại. Đó là giai cấp được trang bị bởi một lý luận khoa học, cách
mạng và luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ
xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợp được
đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng. Giai cấp công
nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, phát triển cùng với sự phát
triển của nền sản xuất đại công nghiệp nên nền sản xuất có trình độ phát triển
cao đòi hỏi giai cấp công nhân cần phải tiếp thu các kiến thức khoa học để vận
hành được dây chuyền này.
giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến thể hiện ở nhiệm
vụ xóa bỏ quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thiết lập
quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. giai cấp công nhân được trang bị lí luận của
chủ nghĩa Mác Lê Nin là lí luận cách mạng khoa học và tiến bộ. Để có thể tiếp
thu và vận dụng lí luận này đòi hỏi giai cấp công nhân cần có trình độ lí luận
nhất định. Giai cấp công nhân có tính tiên phong và tinh thần cách mạng triệt
để nhất. Tính tiên phong của giai cấp công nhân thể hiện ở việc nó đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại. Do yêu cầu khách quan của việc đổi
mới liên tục công nghệ của sản xuất công nghiệp, nên giai cấp công nhân phải
không ngừng học tập, rèn luyện trau dồi tri thức chuyên môn kỹ thuật, nâng cao
tay nghề ở trình độ ngày càng cao.Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập,
được trang bị bởi lý luận tiền phong là chủ nghĩa Mác-Lênin và là lực lượng đi
đầu trong mọi phong trào cách mạng xoá bỏ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội
mới tiến bộ vì hạnh phúc của con người.Giai cấp công nhân có tinh thần cách
mạng triệt để nhất bởi vì lợi ích của họ mâu thuẫn trực tiếp với lợi ích của giai
cấp tư sản. Lợi ích của giai cấp công nhân chỉ thực sự được đảm bảo khi xoá bỏ
triệt để chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và các hình thức tư hữu khác.
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân chỉ được giải
phóng khi đồng thời giải phóng toàn xã hội khỏi mọi sự áp bức, bóc lột. Tính
triệt để cách mạng của giai cấp công nhân còn được thể hiện trong tiến trình
cách mạng không ngừng cho tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới.
Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.Sản xuất
công nghiệp hiện đại theo dây chuyền và tính chuyên môn hoá cao độ đã khách
quan rèn luyện cho giai cấp công nhân có tính tổ chức kỷ luật cao trong quá
trình lao động sản xuất. Đồng thời, bản thân cuộc đấu tranh một mất một còn
của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản đã tôi luyện cho giai cấp công
nhân phải có ý thức tổ chức cao. Trong cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản
chỉ có tinh thần cách mạng trong thời kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến,
còn khi giai cấp này đã giành được chính quyền thì họ quay trở lại bóc lột giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân, những giai cấp đã từng kề vai sát cánh với
giai cấp này trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Khác với giai cấp tư sản, giai
cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với
lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư
bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng giải
phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Trong tất cả các giai cấp hiện đang
đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thật sự cách
mạng... Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ
công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống
còn của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách
mạng mà bảo thủ". Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công
nghiệp với hệ thống sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc
khẩn trương buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động; cùng
với cuộc sống đô thị tập trung đã tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho giai
cấp công nhân. giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao. môi trường
làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật
ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc theo dây
chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao
động. Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản - là một
giai cấp có tiềm lực về kinh tế - kỹ thuật nên giai cấp công nhân phải đấu tranh
bằng phẩm chất kỷ luật của mình. Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này
được tăng cường khi nó phát triển thành một lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ
chức: được sự giác ngộ bởi một lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được
chính đảng có nó -đảng cộng sản. Giai cấp công nhân không có ý thức tổ chức
kỷ luật cao thì không thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại
giai cấp tư sản và xây dựng chế độ xã hội mới.
Thứ ba: Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Bản chất quốc tế của giai cấp
công nhân thể hiện ở địa vị kinh tế – xã hội, ở nội dung sứ mệnh lịch sử của họ
giống nhau trên toàn thế giới. Bản chất quốc tế của giai cấp công nhân có được
còn xuất phát từ yêucầu khách quan của sản xuất công nghiệp hiện đại ngày nay
đã mang tính quốc tế hoá và toàn cầu hoá rộng rãi. Hơn nữa, vì mục tiêu lợi
nhuận, giai cấp tư sản ở các nước phải liên kết với nhau trên phạm vi quốc tế.
Do vậy, muốn chiến thắng giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giai cấp công
nhân ở các nước phải đoàn kết lại tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ và
trở thành lực lượng quốc tế hùng mạnh. Chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng, giai
cấp tư sản là một lực lượng quốc tế. Giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp
công nhân ở chính nước họ mà còn bóc lột giai cấp công nhân ở các nước thuộc
địa. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản xuất mang
tính toàn cầu hóa. Tư bản của nước này có thể đầu tư sang nước khác là một xu
hướng khách quan. Nhiều sản phẩm không phải do một nước sản xuất ra mà là
kết quả lao động của nhiều quốc gia. Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà
ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước, có như vậy,
phong trào công nhân mới có thể giành được thắng lợi. V.I.Lênin chỉ rõ: "...
không có sự ủng hộ của cách mạng quốc tế của thế giới thì thắng lợi của cách
mạng vô sản là không thể có được", "Tư bản là một lực lượng quốc tế. Muốn
thắng nó, cần phải có sự liên minh quốc tế".
Tóm lại, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sở dĩ được thực hiện bởi giai
cấp công nhân, vì nó là một giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất
hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến thay thế phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, xác lập phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, hình thái kinh
tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa. giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt
để nhất. vì cách mạng của giai cấp công nhân hướng tới mục tiêu cuối là giair
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, thể hiện ở sự xóa bỏ
mọi tình trạng áp bức bóc lột, nô dịch cả về vật chất lẫn tinh thần. Giai cấp công
nhân vừa phải giành chính quyền, vừa sử dụng chính quyền để thực hiện mục
tiêu đó. iai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Giai cấp công nhân ở tất cả các
nước đều có chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã
hội khỏi áp bức bóc lột và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột.
Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản,
giai cấp tư sản khi mà chúng đã liên kết với nhau thành tập đoàn tư bản, chủ
nghĩa đế quốc, vì vậy mà giai cấp công nhân càng phải nêu cao tinh thần quốc tế
của giai cấp mình, cùng nhau thực hiện sứ mệnh lịch sử. Giai cấp công nhân là
giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát triển lịch sử.
Đây là đặc tính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của giai cấp công
nhân. Hoàn toàn không phải vì nghèo khổ mà giai cấp công nhân là một giai cấp
cách mạng. Tình trạng nghèo khổ của giai cấp công nhân dưới chù nghĩa tư bản
là hậu quả của sự bóc lột, áp bức mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản tạo ra
đối với công nhân. Đó là trạng thái mà cách mạng sẽ xóa bỏ để giải phóng giai
cấp công nhân và giải phóng xã hội. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện ở 2 nội dung: thứ nhất là về địa vị kinh
tế - xã hội của giai cấp công nhân và thứ 2 là địa vị về chính trị xã hội của giai
cấp công nhân và chính điều kiện khách quan này là 1 trong các yếu tố để giai
cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
1.2.3. Đặc điểm về văn hóa - tư tưởng của giai cấp công nhân
Có thể thấy giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là
lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ
chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu,
xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Với vai trò lịch sử của giai cấp công nhân đã được khẳng định tới hiện tại thì họ
rất xứng đáng bởi xuất thân của giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất
nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư
sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động.
Không chỉ yếu thế về tư liệu sản xuất mà từ đó cũng khiến cho địa vị kinh tế xã
hội của họ thấp kém, những nó cũng giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai
cấp cách mạng triệt để và có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là khả năng
đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc
tế chống chủ nghĩa đế quốc. Đặc điểm của giai cấp công nhân được thể hiện qua
một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật
chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có
những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì
thế, giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
C.Mác và Ph.Ăngghen dựa trên cơ sở địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công
nhân để luận chứng cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp đó, chứ không phải xuất
phát từ ý muốn chủ quan của bất kỳ một cá nhân hoặc một lực lượng xã hội nào.
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, chế độ TBCN đã từng chiến thắng chế độ
phong kiến bởi vì giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, đại
diện cho phương thức sản xuất mới, đại diện cho nhân tố mới trong thực tiễn xã
hội đang mục ruỗng, lạc hậu của chế độ phong kiến.
Và giai cấp công nhân chính là một lực lượng mới trong xã hội tư bản, là sản
phẩm của nền đại công nghiệp, là lực lượng sản xuất tiên tiến đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư
sản. Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột,
giành chính quyền và làm chủ xã hội. Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc
lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó. Do vậy, giai cấp công
nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Đây là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ
quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.
Nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen viết,
“Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai
cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy
tàn và tiêu vong với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản thì
trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”(2). Chính vì bị đẩy
xuống đáy tận cùng của nấc thang xã hội, giai cấp công nhân trở thành nơi hội
tụ của những khao khát được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột mà tất cả những
người lao động có thể gửi gắm ủy thác.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng
xã hội. Giai cấp công nhân có quyền nhân danh lợi ích toàn xã hội để đứng ra
tập hợp các giai cấp, các tầng lớp bị áp bức, bóc lột, những phần tử tiên tiến
trong cuộc đấu tranh đó. Cuộc đấu tranh ấy được bắt đầu ngay từ khi giai cấp
công nhân ra đời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ tự phát đến tự giác, cuối
cùng kết thúc bằng cuộc cách mạng XHCN, trong đó giai cấp công nhân lãnh
đạo tất cả những người lao động dùng bạo lực lật đổ quyền thống trị của giai
cấp tư sản, giành lấy chính quyền.
Thứ ba, giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ
nghĩa Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời
hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử
của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở
Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin).
2.2. Vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân do C. Mác (1818 - 1883) phát
hiện và luận chứng từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, đến nay đã trải qua ba
lần tiến hóa. Những nội hàm cơ bản của lý luận này đã thể hiện và tiếp tục được bổ
sung từ thực tiễn các cuộc công nghiệp và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng
công nghiệp 4.0, về đại thể, sẽ vẫn tiếp tục lô-gíc của C. Mác, tiếp nối nội dung sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gần đây mới được nhận thức rõ dấu hiệu và
những đặc điểm của nó. Giáo sư K. Sô-áp (K. Schwab), Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF), là người đưa ra thuật ngữ này. Cách mạng công nghiệp 4.0, theo ông, là
một thuật ngữ phản ánh những đổi mới các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi
dữ liệu, năng lượng, vật liệu và chế tạo trong sản xuất và dịch vụ. Đó là “một cụm
thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với
các hệ thống vật lý trong không gian ảo, in-tơ-nét của vạn vật và in-tơ-nét của các dịch
vụ. Nó “là sự thay đổi cơ bản trong cách thức chúng ta tạo ra, tiêu thụ sản
phẩm và liên đới lẫn nhau, được dẫn dắt bởi sự hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số
và con người chúng ta”(1).
Cách mạng công nghiệp 4.0 có đặc điểm là vận động ngày càng nhanh chứ “Tốc độ
không đều đặn”, với quy mô là “thúc đẩy những chuyển đổi mô hình chưa từng có
trên các khía cạnh kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân”, có những “dẫn tác động
đến sự chuyển đổi của toàn bộ các hệ thống giữa các (và trong mỗi) quốc gia, doanh
nghiệp ngành công nghiệp và toàn xã hội”(2). Theo đó, chúng ta có thể phân tích nội
dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân từ lô-gíc chung của các cuộc cách mạng
công nghiệp đã diễn ra và từ những nhận thức ban đầu về Cách mạng công nghiệp 4.0
hiện nay, cũng như những dự báo.
Thực hiện nội dung kinh tế - kỹ thuật của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư
C. Mác khẳng định, giai cấp công nhân là chủ thể của phương thức sản xuất công
nghiệp với các đặc tính: công cụ lao động là máy móc, năng suất lao động cao, lao
động có tính chất xã hội hóa cao và gợi mở nhiều giải pháp tích cực cho quá trình phát
triển xã hội. Chính từ quá trình sản xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp, giai
cấp công nhân được xác định là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội
hiện đại và thông qua đó, chuẩn bị những tiền đề vật chất cho xã hội tương lai(3). Về
lô-gíc, có hai nội dung lý luận cơ bản cần được chú ý ở phương diện này:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội hiện
đại bằng phương thức công nghiệp mang tính xã hội hóa cao. Xã hội nào cũng tồn tại
và phát triển thông qua quá trình sản xuất và tiêu thụ của cải vật chất. Với tư cách là
lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp và tham gia quá trình sản xuất, tái sản
xuất của cải vật chất, giai cấp công nhân góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển
xã hội. Thêm vào đó, tính chất xã hội hóa ngày càng tăng của sản xuất cũng làm nảy
sinh những nhân tố mang tính chất xã hội trong quá trình phát triển. Theo C. Mác, đây
chính là yếu tố duy vật cho chủ nghĩa xã hội hiện đại, cái tính chất mà trước cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chưa xuất hiện trên thực tế. Công nghiệp càng
phát triển thì tính chất xã hội hóa này ngày càng cao. Nội dung kinh tế này là yếu tố
sâu xa nhất khẳng định sự cần thiết của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối
với quá trình phát triển của văn minh nhân loại. Thực hiện đầy đủ và thành công nội
dung kinh tế này cũng là điều kiện vật chất để bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, cũng từ quá trình sản xuất công nghiệp này, những nhân tố vật chất kỹ thuật
cho sự hình thành một xã hội mới được tích lũy ngày một nhiều hơn. Cũng vì vậy, C.
Mác coi cách mạng công nghiệp cùng những yếu tố cấu thành của nó, như máy móc,
cách thức tổ chức quản lý sản xuất, trình độ cao của lao động và hợp tác lao động
công nghiệp... là “những nhà cách mạng” khiến xã hội hiện tại không thể duy trì trạng
thái cũ.
Hai lô-gíc căn bản đó đang tiếp diễn với mức độ sâu sắc và rộng lớn hơn trong
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Những nghiên cứu về cuộc cách mạng này đang
xác nhận điều đó. Về đại thể, như dự báo của Giáo sư K. Sô-áp: “Những sáng tạo lớn
về công nghệ sắp thổi bùng những thay đổi lớn lao trên khắp thế giới - như một tất yếu
khách quan”(4). Tốc độ của những sáng kiến lan tỏa nhanh, năng suất lao động tăng
mạnh. Chẳng hạn cách đây hơn 1 thập niên, dự án đầu tiên về giải mã bộ gen người
mất 13 năm để hoàn thành với chi phí là 2,7 tỷ USD. Còn hiện nay, một bộ gen người
có thể được giải trình tự trong vài giờ với chi phí vài nghìn USD. Các máy giải trình
tự gen “để bàn” giá thành tương đối thấp có thể được sử dụng trong chẩn đoán thường
ngày, có khả năng cải thiện đáng kể việc điều trị từ việc ứng dụng công nghệ ADN để
đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Tiếp theo là sinh học tổng
hợp cho khả năng tùy chỉnh chính xác các sinh vật bằng việc chỉnh sửa ADN được
thiết kế có chủ đích(5).
Nhìn chung, “sự hài hòa và tích hợp ngày càng tăng của nhiều ngành và nhiều phát
kiến khác nhau”(6) vừa tạo ra những đột phá mới trong sản xuất và dịch vụ, vừa tạo ra
những cơ sở mới cho tăng năng suất lao động xã hội. Cần chú ý tới những biểu hiện
mới của tính chất xã hội hóa, bộc lộ từ cuộc Cách mạng công nghiệp 3.0 và nay đang
tiếp diễn.
Cơ hội học tập đang mở rộng hơn với mọi người. Hiện nay, người ta nói nhiều đến
vấn đề giảm dần nhu cầu về lao động giản đơn, tăng lao động trình độ cao nhưng chưa
chú ý đến khả năng tiếp cận giáo dục - dạy nghề cũng tăng lên và dễ dàng hơn với đa
số. Người lao động hiện đại dễ dàng hơn trong việc học tập để nâng cao tay nghề
mở rộng khả năng chuyển đổi nghề nghiệp trước những thách thức về việc làm do
Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra.
Kiến thức, kỹ năng lao động hiện đại đang có xu hướng xã hội hóa. Máy tính, điện
thoại thông minh, các kho dữ liệu khổng lồ có thể dễ dàng tiếp cận với chi phí thấp,
các trường đại học, cao đẳng với nhiều chương trình đào tạo từ xa… là những điều
kiện thuận lợi để người lao động bình thường có thể học tập và tự học để nâng cao
trình độ chuyên môn thông qua cơ sở của truyền thông số. “Dễ tiếp cận, chi phí thấp,
trung tính về địa lý của truyền thông là những nhân tố cho phép tương tác rộng rãi
hơn, vượt qua các ranh giới xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo và ý thức
hệ”(7).
Nhu cầu của thị trường sức lao động hiện đại vừa đặt ra yêu cầu cao về chất lượng của
nguồn nhân lực, vừa nâng cao vị thế của người lao động. Khi đã có một trình độ tương
đương với nhu cầu của thị trường, vị thế của người công nhân cũng khác trước khi
thương lượng với người sử dụng lao động về giá cả của hàng hóa sức lao động. Trong
điều kiện mới, khả năng tự bảo vệ của người lao động đã được tăng lên.
Sự biến đổi cấu tạo hữu cơ tư bản thay đổi cũng đang làm rõ xu thế xã hội hóa lực
lượng sản xuất. Tri thức khoa học và công nghệ có vai trò lớn trong sản xuất đang tạo
ra một thay đổi quan trọng: tư bản khả biến (v) tăng nhanh, tư bản bất biến (c) giảm
tương đối trong tỷ lệ cấu thành giá trị của hàng hóa. Vai trò to lớn của tri thức, tay
nghề, văn hóa, kinh nghiệm của người công nhân trong sản xuất công nghiệp đang
từng bước phá vỡ cơ chế chiếm hữu của giai cấp tư sản, vốn bắt nguồn từ độc quyền
sở hữu tư liệu sản xuất, độc quyền chiếm đoạt giá trị thặng dư.
Máy móc, công nghệ sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò là “những nhà cách mạng”
thầm lặng. Chính xu hướng “tích hợp, hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con
người” quy định và thúc đẩy xã hội phải phát triển khác đi. Nó buộc con người trong
quá trình sản xuất hiện đại không chỉ chú ý đến lợi nhuận, hiệu quả kinh tế mà còn
phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của phát triển bền vững.
Xã hội hóa là xu thế khách quan đang được Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy
khá mạnh mẽ. Nó thể hiện ở xu hướng tiếp hợp, liên ngành, liên kết chuỗi trong sản
xuất hiện đại. Xã hội hóa còn thể hiện ở sự gắn kết các khâu sản xuất - dịch vụ - tiêu
dùng. Trước đây, trong Cách mạng công nghiệp 3.0 vốn đã có bước tiến dài với lý
thuyết ma-két-tinh, còn ngày nay đang tiếp diễn với việc kết hợp đa chiều: kỹ thuật số,
vật chất và sinh học trong sản xuất và dịch vụ.
Thực hiện nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư
Theo quan niệm của C. Mác, sở dĩ giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là vì họ là
giai cấp đại diện cho xu thế xã hội hóa của lực lượng sản xuất hiện đại. Trong sản xuất
công nghiệp, họ vừa là “sản phẩm của nền đại công nghiệp”, vừa là chủ thể của quá
trình này. Do gắn liền với phương thức lao động này, giai cấp công nhân có được
những phẩm chất, như tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tâm lý lao
động công nghiệp... Đó là những phẩm chất cần thiết cho một giai cấp cách mạng và
có năng lực lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Mác là người đầu tiên chỉ ra quan hệ lợi ích phức tạp giữa công nhân và tư bản. Hai
bên vừa đối lập nhau về lợi ích cơ bản, vừa phụ thuộc nhau về lợi ích hằng ngày trong
thị trường sức lao động. Lao động sống của công nhân là nguồn gốc cơ bản của giá trị
thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột được
ngày càng nhiều giá trị thặng dư. “Trong xã hội ấy, những người lao động thì không
được hưởng, mà những kẻ được hưởng lại không lao động”(8). Đây là mâu thuẫn cơ
bản về lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản và là cốt lõi của bất công và
đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại. Mâu thuẫn ấy không thể điều hòa và chỉ có
thể được giải quyết bằng việc xóa bỏ chế độ bóc lột giá trị thặng dư trên cơ sở xác lập
một quan hệ sản xuất mang tính chất công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chính
lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa đã chỉ ra biện pháp giải quyết ấy.
Theo đó, nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được
xác định là cuộc đấu tranh vì các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, như công bằng, bình
đẳng, dân chủ… và tập trung nhất là việc xác lập chế độ chính trị - xã hội mới do giai
cấp công nhân lãnh đạo - chế độ xã hội chủ nghĩa để tạo ra tiền đề chính trị cho xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo cơ hội và làm nổi bật các nội dung
sau: Dân chủ hóa - công nghệ số góp phần mở rộng truyền thông, tạo điều kiện để
thông tin đến với mọi người, qua đó phát triển dân chủ. Với những nước phát triển,
thông qua thành tựu khoa học - công nghệ, người dân có điều kiện tốt hơn để giám sát
và chia sẻ quyền lực với nhà nước đương trị. Công nghệ và thiết bị ngày càng cho
phép người dân tiếp cận gần hơn với chính phủ để nêu ý kiến, để cùng phối hợp hoạt
động. Đồng thời, các chính phủ cũng sở hữu sức mạnh về công nghệ để tăng cường sự
quản trị của mình đối với người dân dựa trên những hệ thống giám sát rộng rãi và khả
năng điều khiển kết cấu hạ tầng số. “Tuy nhiên, xét về tổng thể, các chính phủ sẽ ngày
càng phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách thức tiếp cận hiện nay của họ đối với
sự tham gia của công chúng và quy trình đưa ra quyết định khi vai trò trung tâm của
họ trong việc thực thi chính sách bị suy giảm trước sự xuất hiện của các nguồn cạnh
tranh mới, sự phân phối lại và phân bổ quyền lực dưới sự hỗ trợ đắc lực của công
nghệ”(9).
Cùng với những cơ hội để phát triển dân chủ, công bằng, bình đẳng, cuộc cạnh tranh -
đấu tranh giữa “hai con đường”, giữa chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ
nghĩa dường như cũng sắp bước vào một bước ngoặt lịch sử mới. Hãy thử sắp xếp các
dữ kiện chính trị, xã hội lớn gắn với các chu kỳ cách mạng công nghiệp: Cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất và Công xã Pa-ri - năm 1871; Cách mạng công nghiệp lần
thứ hai với Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917; Cách mạng công nghiệp lần thứ
ba với sự kiện Đông Âu - Liên xô và cải cách, đổi mới… Lô-gíc đó cho phép chúng ta
dự báo và kỳ vọng vào những thay đổi của đời sống chính trị, xã hội theo hướng tích
cực. Không ai khác, chính giai cấp công nhân với trình độ được tri thức hóa, với tổ
chức khoa học và tinh thần cách mạng sẽ vẫn là chủ thể hàng đầu của những cuộc
cách mạng trong tương lai.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với những tiền đề mà nó tạo ra sẽ cho thấy những bước
tiến mới của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đang phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều rất quan tâm và quyết tâm mạnh mẽ hướng
tới Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là một con đường để phát triển rút ngắn, để
xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện nội dung văn hóa - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư
Trên bình diện thế giới hiện nay, hòa bình, hợp tác cùng phát triển trong môi trường
dân chủ, công bằng, bình đẳng đang là xu thế lớn. Xu thế ấy tạo điều kiện thuận lợi
cho Cách mạng công nghiệp 4.0 và cả sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Xét cho cùng, mọi tiến bộ xã hội trong lịch sử và gần gũi hơn là những thành quả
nhiều mặt của các cuộc cách mạng công nghiệp gần đây cũng chỉ xoay quanh một vấn
đề lớn của nhân loại, đó là làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ, công bằng xã hội. Hệ giá trị của giai cấp công nhân(10) với những giá trị cơ
bản phù hợp với những tiêu chí cơ bản xã hội hiện đại, như lao động, công bằng, bình
đẳng, dân chủ và sự phát triển tự do toàn diện cho mỗi người… đang được Cách mạng
công nghiệp 4.0 tạo điều kiện và cổ vũ hiện thực hóa.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác và những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội thời kỳ
cải cách, đổi mới đã đưa ra một tiếp cận văn hóa và nhìn nhận rằng: “Chủ nghĩa xã hội
là văn minh hóa văn hóa, chứ không chỉ giản đơn là sự vận động của vật chất và phúc
lợi vật chất của mọi người… Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân văn, không chỉ trên
nguyên tắc loại trừ mọi hình thức bóc lột, áp bức, bần cùng hóa, bạo lực, mà căn bản
là các quan hệ xã hội toàn diện và lối sống hàng ngày xứng đáng với tính người…
Chủ nghĩa xã hội là sự bảo đảm tính phụ thuộc biện chứng và sâu sắc của sự phát triển
tự do từng cá nhân với sự phát triển tự do của mọi người trong xã hội”(11). Quan niệm
về chủ nghĩa xã hội đầy tính nhân văn ấy sẽ làm mới, cập nhật và có điều kiện rộng rãi
hơn trong quá trình hiện thực hóa.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là một thành tựu của văn minh, có những đóng góp, bổ
sung vào nhận thức duy vật lịch sử về các vấn đề trong phát triển. Ở phương diện xã
hội, sát cánh cùng giai cấp sản xuất ra của cải vật chất - giai cấp công nhân, “đang
xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp/giai cấp sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, công
nghệ, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thông, giáo dục - đào tạo, y tế, pháp
luật. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế sáng tạo, lao
động sáng tạo ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội, đặt ra
vấn đề nhìn nhận lại vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội hiện đại…”(12). Hệ
giá trị của giai cấp công nhân theo đó có thể được bổ sung những giá trị tuy khá đặc
thù nhưng gần gũi của các tầng lớp khác như trí thức - nhóm xã hội coi sáng tạo, dân
chủ như điều kiện môi trường để lao động và phát triển.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, từ quá trình vận động
tự thân và việc bị các thế lực lợi dụng vào những mưu đồ phản tiến bộ, phản văn hóa.
Tuy nhiên, tiến bộ xã hội có đủ sức mạnh để lựa chọn biện pháp tối ưu để giải quyết.
Như GS. K. Sô-áp khẳng định: “Tôi vững tin rằng kỷ nguyên công nghệ mới, nếu
được định hình một cách tích cực và có trách nhiệm, sẽ có thể là một chất xúc tác cho
một cuộc phục hưng văn hóa mới”(13). Cũng có thể nói như vậy với sứ mệnh lịch sử
toàn thế giới của giai cấp công nhân và chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI.
| 1/18

Preview text:

1.2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
1.2.1. Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội tư bản chủ nghĩa:
Giai cấp công nhân là con đẻ, là sản phẩm của nền đại công nghiệp có tính xã
hội hóa ngày càng cao, là chủ thể của quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Vì
thế, giai cấp công nhân đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến và lực lượng
sản xuất hiện đại. Do lao động bằng phương thức công nghiệp ngày càng hiện
đại, giai cấp công nhân là người sàn xuất ra của cải vật chất chù yếu cho xã hội,
làm giàu cho xã hội, có vai trò quyết định sự phát triển của xã hội hiện đại.
Điều kiện khách quan này là nhân tố kinh tế, quy định giai cấp công nhân là lực
lượng phá vỡ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giành chính quyền về tay
mình, chuyển từ giai cấp “tự nỏ” thành giai cấp ‘Vì nó”. Giai cấp công nhân trở
thành đại biểu cho sự tiến hóa tất yếu của lịch sử, là lực lượng duy nhất có đù
điều kiện đề tồ chức và lãnh đạo xã hội, xây dựng và phát triền lực lượng sản
xuất và quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo nền tảng vững chắc để xây dựng
chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội kiểu mới, không còn chế độ
người áp bức, bóc lột người.
+ Trong nền sản xuất hiện đại, giai cấp công nhân vừa là chủ thể trực tiếp, vừa
là sản phẩm căn bản nhất của nền sản xuất đó. Tất cả các giai cấp khác
đều suy tàn và tiêu vong cùng với đại công nghiệp, còn giai cấp công nhân lại là
sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp.
+ Giai cấp công nhân hiện đại có xu hướng ngày càng được tri thức hóa.
Điều này có được là do yêu cầu khách quan của sự phát triển công nghiệp trong
thời đại mà khoa học và công nghệ đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực
tiếp. do không có tư liệu sản xuất nên giai cấp công nhân phải bán sức lao động
của mình cho nhà tư bản và bị nhà tư bản chiếm đoạt giá trị thặng dư, họ bị lệ
thuộc hoàn toàn trong quá trình phân phối các kết quả lao động của chính mình.
Do vậy, về mặt lợi ích giai cấp công nhân là giai cấp đối kháng trực tiếp với giai cấp tư sản.
+ Xét về bản chất, họ là giai cấp cách mạng triệt để nhất chống lại chế độ áp
bức, bóc lột tư bản chủ nghĩa.
giai cấp công nhân có lợi ích căn bản thống nhất với lợi ích của toàn thể nhân
dân lao động nên họ có thể tập hợp, đoàn kết, lãnh đạo đông đảo quần chúng đi
theo làm cách mạng chống lại giai cấp tư sản
→ Địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân là yếu tố quan trọng nhất quy
định nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bởi nếu không có địa vị về
kinh tế là người đại diện cho lực lượng sản xuất tiến bộ, không có địa vị về xã
hội là bị giai cấp tư sản bóc lột thì sẽ không có động lực về chính trị để thực
hiện cuộc cách mạng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trong mỗi hình thái kinh tế – xã hội, lực lượng sản xuất là yếu tố động nhất và
luôn vận động phát triển do sự thay đổi không ngừng của công cụ lao động ở
trình độ ngày càng cao. Nhưng trình độ của công cụ lao động thay đổi được là
kết quả của hoạt động sáng tạo của con người.Trong chủ nghĩa tư bản và chủ
nghĩa xã hội với nền sản xuất đại công nghiệp ngày càng phát triển, giai cấp
công nhân trở thành bộ phận quan trọng nhất, cách mạng nhất trong các yếu tố
cấu thành lực lượng sản xuất. Lao động sống của giai cấp công nhân tạo ra phần
lớn của cải vật chất cho xã hội và đóng vai trò có ý nghĩa quyết định đối với sự
tồn tại và phát triển của xã hội.
Trong chủ nghĩa tư bản, do không có hoặc có rất ít tư liệu sản xuất, giai cấp
công nhân buộc phải bán sức lao động trở thành người làm thuê cho giai cấp tư
sản và bị giai cấp tư sản bóc lột nặng nề. Trong chủ nghĩa tư bản, giai cấp tư sản
chỉ có thể bóc lột được giai cấp công nhân khi họ nắm giữ, chi phối tư liệu sản
xuất của xã hội. Do vậy, bằng mọi giá, giai cấp tư sản phải duy trì chế độ sở hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất. Mặt khác, giai cấp công nhân cũng chỉ được giải
phóng khỏi mọi sự áp bức, bóc lột khi xoá bỏ được chế độ sở hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất và thay thế vào đó là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
Giai cấp tư sản bóc lột, song giai cấp công nhân là đối tượng bị bóc lột trực tiếp
và nặng nề nhất. Do vậy, lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân đối lập trực tiếp
với lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản.Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản thống
nhất với lợi ích của đại đa số nhân dân lao động, bởi vì muốn giải phóng mình
khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, giai cấp công nhân phải đấu tranh xoá bỏ chế độ sở
hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. Nếu điều này trở thành hiện thực thì giai cấp
công nhân không chỉ giải phóng mình mà còn giải phóng toàn xã hội khỏi mọi
sự áp bức, bóc lột. Hơn nữa, do điều kiện làm việc và điều kiện sống chủ yếu là
ở các khu công nghiệp tập trung và ở các thành phố lớn, nên giai cấp công nhân
có khả năng tập hợp lực lượng, đoàn kết với các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao
động khác trong cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để giải phóng mình và
giải phóng toàn xã hội.
1.2.2. Những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân
Do địa vị kinh tế - xã hội quy định khiến cho giai cấp công nhân có những đặc
điểm chính trị – xã hội mà những giai cấp và tầng lớp khác không thể có được.
Đó là những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng vì họ đại biểu
cho phương thức sản xuất tiên tiến, gắn liền với những thành tựu khoa học và
công nghệ hiện đại. Đó là giai cấp được trang bị bởi một lý luận khoa học, cách
mạng và luôn luôn đi đầu trong mọi phong trào cách mạng theo mục tiêu xóa bỏ
xã hội cũ lạc hậu, xây dựng xã hội mới tiến bộ, nhờ đó có thể tập hợp được
đông đảo các giai cấp, tầng lớp khác vào phong trào cách mạng. Giai cấp công
nhân là sản phẩm của nền sản xuất đại công nghiệp, phát triển cùng với sự phát
triển của nền sản xuất đại công nghiệp nên nền sản xuất có trình độ phát triển
cao đòi hỏi giai cấp công nhân cần phải tiếp thu các kiến thức khoa học để vận
hành được dây chuyền này.
giai cấp công nhân đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến thể hiện ở nhiệm
vụ xóa bỏ quan hệ sản xuất dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thiết lập
quan hệ sản xuất mới tiến bộ hơn. giai cấp công nhân được trang bị lí luận của
chủ nghĩa Mác Lê Nin là lí luận cách mạng khoa học và tiến bộ. Để có thể tiếp
thu và vận dụng lí luận này đòi hỏi giai cấp công nhân cần có trình độ lí luận
nhất định. Giai cấp công nhân có tính tiên phong và tinh thần cách mạng triệt
để nhất. Tính tiên phong của giai cấp công nhân thể hiện ở việc nó đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại. Do yêu cầu khách quan của việc đổi
mới liên tục công nghệ của sản xuất công nghiệp, nên giai cấp công nhân phải
không ngừng học tập, rèn luyện trau dồi tri thức chuyên môn kỹ thuật, nâng cao
tay nghề ở trình độ ngày càng cao.Giai cấp công nhân có hệ tư tưởng độc lập,
được trang bị bởi lý luận tiền phong là chủ nghĩa Mác-Lênin và là lực lượng đi
đầu trong mọi phong trào cách mạng xoá bỏ áp bức, bóc lột, xây dựng xã hội
mới tiến bộ vì hạnh phúc của con người.Giai cấp công nhân có tinh thần cách
mạng triệt để nhất bởi vì lợi ích của họ mâu thuẫn trực tiếp với lợi ích của giai
cấp tư sản. Lợi ích của giai cấp công nhân chỉ thực sự được đảm bảo khi xoá bỏ
triệt để chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và các hình thức tư hữu khác.
Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân chỉ được giải
phóng khi đồng thời giải phóng toàn xã hội khỏi mọi sự áp bức, bóc lột. Tính
triệt để cách mạng của giai cấp công nhân còn được thể hiện trong tiến trình
cách mạng không ngừng cho tới khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và
chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi thế giới.
Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.Sản xuất
công nghiệp hiện đại theo dây chuyền và tính chuyên môn hoá cao độ đã khách
quan rèn luyện cho giai cấp công nhân có tính tổ chức kỷ luật cao trong quá
trình lao động sản xuất. Đồng thời, bản thân cuộc đấu tranh một mất một còn
của giai cấp công nhân chống lại giai cấp tư sản đã tôi luyện cho giai cấp công
nhân phải có ý thức tổ chức cao. Trong cuộc cách mạng tư sản, giai cấp tư sản
chỉ có tinh thần cách mạng trong thời kỳ đấu tranh chống chế độ phong kiến,
còn khi giai cấp này đã giành được chính quyền thì họ quay trở lại bóc lột giai
cấp công nhân, giai cấp nông dân, những giai cấp đã từng kề vai sát cánh với
giai cấp này trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Khác với giai cấp tư sản, giai
cấp công nhân bị giai cấp tư sản bóc lột, có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với
lợi ích của giai cấp tư sản. Điều kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư
bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể được giải phóng bằng giải
phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa. Trong Tuyên ngôn của Đảng
cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: "Trong tất cả các giai cấp hiện đang
đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thật sự cách
mạng... Các tầng lớp trung đẳng là những tiểu công nghiệp, tiểu thương, thợ thủ
công và nông dân, tất cả đều đấu tranh chống giai cấp tư sản để cứu lấy sự sống
còn của họ với tính cách là những tầng lớp trung đẳng. Cho nên họ không cách
mạng mà bảo thủ". Giai cấp công nhân lao động trong nền sản xuất đại công
nghiệp với hệ thống sản xuất mang tính chất dây chuyền và nhịp độ làm việc
khẩn trương buộc giai cấp này phải tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao động; cùng
với cuộc sống đô thị tập trung đã tạo nên tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cho giai
cấp công nhân. giai cấp công nhân có ý thức tổ chức kỷ luật cao. môi trường
làm việc của giai cấp công nhân là sản xuất tập trung cao và có trình độ kỹ thuật
ngày càng hiện đại, có cơ cấu tổ chức ngày càng chặt chẽ, làm việc theo dây
chuyền buộc giai cấp công nhân phải luôn tuân thủ nghiêm ngặt kỷ luật lao
động. Do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp chống lại giai cấp tư sản - là một
giai cấp có tiềm lực về kinh tế - kỹ thuật nên giai cấp công nhân phải đấu tranh
bằng phẩm chất kỷ luật của mình. Tính tổ chức và kỷ luật cao của giai cấp này
được tăng cường khi nó phát triển thành một lực lượng chính trị lớn mạnh, có tổ
chức: được sự giác ngộ bởi một lý luận khoa học, cách mạng và tổ chức ra được
chính đảng có nó -đảng cộng sản. Giai cấp công nhân không có ý thức tổ chức
kỷ luật cao thì không thể giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống lại
giai cấp tư sản và xây dựng chế độ xã hội mới.
Thứ ba: Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Bản chất quốc tế của giai cấp
công nhân thể hiện ở địa vị kinh tế – xã hội, ở nội dung sứ mệnh lịch sử của họ
giống nhau trên toàn thế giới. Bản chất quốc tế của giai cấp công nhân có được
còn xuất phát từ yêucầu khách quan của sản xuất công nghiệp hiện đại ngày nay
đã mang tính quốc tế hoá và toàn cầu hoá rộng rãi. Hơn nữa, vì mục tiêu lợi
nhuận, giai cấp tư sản ở các nước phải liên kết với nhau trên phạm vi quốc tế.
Do vậy, muốn chiến thắng giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giai cấp công
nhân ở các nước phải đoàn kết lại tạo thành phong trào đấu tranh mạnh mẽ và
trở thành lực lượng quốc tế hùng mạnh. Chủ nghĩa Mác -Lênin cho rằng, giai
cấp tư sản là một lực lượng quốc tế. Giai cấp tư sản không chỉ bóc lột giai cấp
công nhân ở chính nước họ mà còn bóc lột giai cấp công nhân ở các nước thuộc
địa. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, sản xuất mang
tính toàn cầu hóa. Tư bản của nước này có thể đầu tư sang nước khác là một xu
hướng khách quan. Nhiều sản phẩm không phải do một nước sản xuất ra mà là
kết quả lao động của nhiều quốc gia. Vì thế, phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân không chỉ diễn ra đơn lẻ ở từng doanh nghiệp, ở mỗi quốc gia mà
ngày càng phải có sự gắn bó giữa phong trào công nhân các nước, có như vậy,
phong trào công nhân mới có thể giành được thắng lợi. V.I.Lênin chỉ rõ: "...
không có sự ủng hộ của cách mạng quốc tế của thế giới thì thắng lợi của cách
mạng vô sản là không thể có được", "Tư bản là một lực lượng quốc tế. Muốn
thắng nó, cần phải có sự liên minh quốc tế".
Tóm lại, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân sở dĩ được thực hiện bởi giai
cấp công nhân, vì nó là một giai cấp cách mạng, đại biểu cho lực lượng sản xuất
hiện đại, cho phương thức sản xuất tiên tiến thay thế phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa, xác lập phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa, hình thái kinh
tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa. giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt
để nhất. vì cách mạng của giai cấp công nhân hướng tới mục tiêu cuối là giair
phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, thể hiện ở sự xóa bỏ
mọi tình trạng áp bức bóc lột, nô dịch cả về vật chất lẫn tinh thần. Giai cấp công
nhân vừa phải giành chính quyền, vừa sử dụng chính quyền để thực hiện mục
tiêu đó. iai cấp công nhân có bản chất quốc tế. Giai cấp công nhân ở tất cả các
nước đều có chung một mục đích là giải phóng mình đồng thời giải phóng xã
hội khỏi áp bức bóc lột và họ đều có chung một kẻ thù là giai cấp tư sản bóc lột.
Và cũng do yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp, để chống lại chủ nghĩa tư bản,
giai cấp tư sản khi mà chúng đã liên kết với nhau thành tập đoàn tư bản, chủ
nghĩa đế quốc, vì vậy mà giai cấp công nhân càng phải nêu cao tinh thần quốc tế
của giai cấp mình, cùng nhau thực hiện sứ mệnh lịch sử. Giai cấp công nhân là
giai cấp đại biểu cho tương lai, cho xu thế đi lên của tiến trình phát triển lịch sử.
Đây là đặc tính quan trọng, quyết định bản chất cách mạng của giai cấp công
nhân. Hoàn toàn không phải vì nghèo khổ mà giai cấp công nhân là một giai cấp
cách mạng. Tình trạng nghèo khổ của giai cấp công nhân dưới chù nghĩa tư bản
là hậu quả của sự bóc lột, áp bức mà giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản tạo ra
đối với công nhân. Đó là trạng thái mà cách mạng sẽ xóa bỏ để giải phóng giai
cấp công nhân và giải phóng xã hội. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân thể hiện ở 2 nội dung: thứ nhất là về địa vị kinh
tế - xã hội của giai cấp công nhân và thứ 2 là địa vị về chính trị xã hội của giai
cấp công nhân và chính điều kiện khách quan này là 1 trong các yếu tố để giai
cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.
1.2.3. Đặc điểm về văn hóa - tư tưởng của giai cấp công nhân
Có thể thấy giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất và cách mạng nhất, là
lực lượng xã hội duy nhất có sứ mệnh lịch sử: xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, xóa bỏ
chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và giải phóng toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu,
xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Với vai trò lịch sử của giai cấp công nhân đã được khẳng định tới hiện tại thì họ
rất xứng đáng bởi xuất thân của giai cấp công nhân không có tư liệu sản xuất
nên buộc bán sức lao động của mình cho nhà tư bản để sống. Họ bị giai cấp tư
sản bóc lột giá trị thặng dư mà họ đã tạo ra trong thời gian lao động.
Không chỉ yếu thế về tư liệu sản xuất mà từ đó cũng khiến cho địa vị kinh tế xã
hội của họ thấp kém, những nó cũng giúp cho giai cấp công nhân trở thành giai
cấp cách mạng triệt để và có khả năng thực hiện sứ mệnh lịch sử, đó là khả năng
đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc
tế chống chủ nghĩa đế quốc. Đặc điểm của giai cấp công nhân được thể hiện qua một số vấn đề sau:
Thứ nhất: Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật
chất là chủ yếu (với trình độ trí tuệ ngày càng cao, đồng thời cũng ngày càng có
những sáng chế, phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Vì
thế, giai cấp công nhân có vai trò quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
C.Mác và Ph.Ăngghen dựa trên cơ sở địa vị kinh tế – xã hội của giai cấp công
nhân để luận chứng cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp đó, chứ không phải xuất
phát từ ý muốn chủ quan của bất kỳ một cá nhân hoặc một lực lượng xã hội nào.
C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng, chế độ TBCN đã từng chiến thắng chế độ
phong kiến bởi vì giai cấp tư sản đại diện cho lực lượng sản xuất hiện đại, đại
diện cho phương thức sản xuất mới, đại diện cho nhân tố mới trong thực tiễn xã
hội đang mục ruỗng, lạc hậu của chế độ phong kiến.
Và giai cấp công nhân chính là một lực lượng mới trong xã hội tư bản, là sản
phẩm của nền đại công nghiệp, là lực lượng sản xuất tiên tiến đại diện cho
phương thức sản xuất tiên tiến, phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Thứ hai: Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp tư
sản. Giai cấp công nhân góp phần xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột,
giành chính quyền và làm chủ xã hội. Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc
lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơ bản đó. Do vậy, giai cấp công
nhân có tinh thần cách mạng triệt để. Đây là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ
quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.
Nói về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen viết,
“Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai
cấp công nhân là giai cấp thực sự cách mạng. Tất cả các giai cấp khác đều suy
tàn và tiêu vong với sự phát triển của đại công nghiệp, còn giai cấp vô sản thì
trái lại, là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp”(2). Chính vì bị đẩy
xuống đáy tận cùng của nấc thang xã hội, giai cấp công nhân trở thành nơi hội
tụ của những khao khát được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột mà tất cả những
người lao động có thể gửi gắm ủy thác.
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân gắn liền với cuộc đấu tranh giải phóng
xã hội. Giai cấp công nhân có quyền nhân danh lợi ích toàn xã hội để đứng ra
tập hợp các giai cấp, các tầng lớp bị áp bức, bóc lột, những phần tử tiên tiến
trong cuộc đấu tranh đó. Cuộc đấu tranh ấy được bắt đầu ngay từ khi giai cấp
công nhân ra đời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ tự phát đến tự giác, cuối
cùng kết thúc bằng cuộc cách mạng XHCN, trong đó giai cấp công nhân lãnh
đạo tất cả những người lao động dùng bạo lực lật đổ quyền thống trị của giai
cấp tư sản, giành lấy chính quyền.
Thứ ba, giai cấp có hệ tư tưởng riêng của giai cấp mình. Hệ tư tưởng đó là chủ
nghĩa Mác-Lênin phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời
hệ tư tưởng đó dẫn dắt quá trình giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử
của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người. Giai cấp công nhân ở
Đảng tiên phong của mình là Đảng Cộng Sản (Đảng Mác-Lênin).
2.2. Vai trò của giai cấp công nhân trong cách mạng công nghiệp lần thứ tư
Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân do C. Mác (1818 - 1883) phát
hiện và luận chứng từ cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên, đến nay đã trải qua ba
lần tiến hóa. Những nội hàm cơ bản của lý luận này đã thể hiện và tiếp tục được bổ
sung từ thực tiễn các cuộc công nghiệp và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng
công nghiệp 4.0, về đại thể, sẽ vẫn tiếp tục lô-gíc của C. Mác, tiếp nối nội dung sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong thời đại hiện nay.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gần đây mới được nhận thức rõ dấu hiệu và
những đặc điểm của nó. Giáo sư K. Sô-áp (K. Schwab), Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế thế
giới (WEF), là người đưa ra thuật ngữ này. Cách mạng công nghiệp 4.0, theo ông, là
một thuật ngữ phản ánh những đổi mới các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi
dữ liệu, năng lượng, vật liệu và chế tạo trong sản xuất và dịch vụ. Đó là “một cụm
thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị” đi cùng với
các hệ thống vật lý trong không gian ảo, in-tơ-nét của vạn vật và in-tơ-nét của các dịch
vụ. Nó “là sự thay đổi cơ bản trong cách thức chúng ta tạo ra, tiêu thụ sản
phẩm và liên đới lẫn nhau, được dẫn dắt bởi sự hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số
và con người chúng ta”(1).
Cách mạng công nghiệp 4.0 có đặc điểm là “Tốc độ vận động ngày càng nhanh chứ
không đều đặn”, với quy mô là “thúc đẩy những chuyển đổi mô hình chưa từng có
trên các khía cạnh kinh tế, kinh doanh, xã hội và cá nhân”, có những tác động “dẫn
đến sự chuyển đổi của toàn bộ các hệ thống giữa các (và trong mỗi) quốc gia, doanh
nghiệp ngành công nghiệp và toàn xã hội”(2). Theo đó, chúng ta có thể phân tích nội
dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân từ lô-gíc chung của các cuộc cách mạng
công nghiệp đã diễn ra và từ những nhận thức ban đầu về Cách mạng công nghiệp 4.0
hiện nay, cũng như những dự báo.
Thực hiện nội dung kinh tế - kỹ thuật của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư
C. Mác khẳng định, giai cấp công nhân là chủ thể của phương thức sản xuất công
nghiệp với các đặc tính: công cụ lao động là máy móc, năng suất lao động cao, lao
động có tính chất xã hội hóa cao và gợi mở nhiều giải pháp tích cực cho quá trình phát
triển xã hội. Chính từ quá trình sản xuất vật chất bằng phương thức công nghiệp, giai
cấp công nhân được xác định là giai cấp quyết định sự tồn tại và phát triển của xã hội
hiện đại và thông qua đó, chuẩn bị những tiền đề vật chất cho xã hội tương lai(3). Về
lô-gíc, có hai nội dung lý luận cơ bản cần được chú ý ở phương diện này:
Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội hiện
đại bằng phương thức công nghiệp mang tính xã hội hóa cao. Xã hội nào cũng tồn tại
và phát triển thông qua quá trình sản xuất và tiêu thụ của cải vật chất. Với tư cách là
lực lượng sản xuất cơ bản tiên tiến, trực tiếp và tham gia quá trình sản xuất, tái sản
xuất của cải vật chất, giai cấp công nhân góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển
xã hội. Thêm vào đó, tính chất xã hội hóa ngày càng tăng của sản xuất cũng làm nảy
sinh những nhân tố mang tính chất xã hội trong quá trình phát triển. Theo C. Mác, đây
chính là yếu tố duy vật cho chủ nghĩa xã hội hiện đại, cái tính chất mà trước cuộc
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất chưa xuất hiện trên thực tế. Công nghiệp càng
phát triển thì tính chất xã hội hóa này ngày càng cao. Nội dung kinh tế này là yếu tố
sâu xa nhất khẳng định sự cần thiết của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đối
với quá trình phát triển của văn minh nhân loại. Thực hiện đầy đủ và thành công nội
dung kinh tế này cũng là điều kiện vật chất để bảo đảm thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.
Thứ hai, cũng từ quá trình sản xuất công nghiệp này, những nhân tố vật chất kỹ thuật
cho sự hình thành một xã hội mới được tích lũy ngày một nhiều hơn. Cũng vì vậy, C.
Mác coi cách mạng công nghiệp cùng những yếu tố cấu thành của nó, như máy móc,
cách thức tổ chức quản lý sản xuất, trình độ cao của lao động và hợp tác lao động
công nghiệp... là “những nhà cách mạng” khiến xã hội hiện tại không thể duy trì trạng thái cũ.
Hai lô-gíc căn bản đó đang tiếp diễn với mức độ sâu sắc và rộng lớn hơn trong
cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Những nghiên cứu về cuộc cách mạng này đang
xác nhận điều đó. Về đại thể, như dự báo của Giáo sư K. Sô-áp: “Những sáng tạo lớn
về công nghệ sắp thổi bùng những thay đổi lớn lao trên khắp thế giới - như một tất yếu
khách quan”(4). Tốc độ của những sáng kiến lan tỏa nhanh, năng suất lao động tăng
mạnh. Chẳng hạn cách đây hơn 1 thập niên, dự án đầu tiên về giải mã bộ gen người
mất 13 năm để hoàn thành với chi phí là 2,7 tỷ USD. Còn hiện nay, một bộ gen người
có thể được giải trình tự trong vài giờ với chi phí vài nghìn USD. Các máy giải trình
tự gen “để bàn” giá thành tương đối thấp có thể được sử dụng trong chẩn đoán thường
ngày, có khả năng cải thiện đáng kể việc điều trị từ việc ứng dụng công nghệ ADN để
đưa ra các phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Tiếp theo là sinh học tổng
hợp cho khả năng tùy chỉnh chính xác các sinh vật bằng việc chỉnh sửa ADN được
thiết kế có chủ đích(5).
Nhìn chung, “sự hài hòa và tích hợp ngày càng tăng của nhiều ngành và nhiều phát
kiến khác nhau”(6) vừa tạo ra những đột phá mới trong sản xuất và dịch vụ, vừa tạo ra
những cơ sở mới cho tăng năng suất lao động xã hội. Cần chú ý tới những biểu hiện
mới của tính chất xã hội hóa, bộc lộ từ cuộc Cách mạng công nghiệp 3.0 và nay đang tiếp diễn.
Cơ hội học tập đang mở rộng hơn với mọi người. Hiện nay, người ta nói nhiều đến
vấn đề giảm dần nhu cầu về lao động giản đơn, tăng lao động trình độ cao nhưng chưa
chú ý đến khả năng tiếp cận giáo dục - dạy nghề cũng tăng lên và dễ dàng hơn với đa
số. Người lao động hiện đại dễ dàng hơn trong việc học tập để nâng cao tay nghề và
mở rộng khả năng chuyển đổi nghề nghiệp trước những thách thức về việc làm do
Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra.
Kiến thức, kỹ năng lao động hiện đại đang có xu hướng xã hội hóa. Máy tính, điện
thoại thông minh, các kho dữ liệu khổng lồ có thể dễ dàng tiếp cận với chi phí thấp,
các trường đại học, cao đẳng với nhiều chương trình đào tạo từ xa… là những điều
kiện thuận lợi để người lao động bình thường có thể học tập và tự học để nâng cao
trình độ chuyên môn thông qua cơ sở của truyền thông số. “Dễ tiếp cận, chi phí thấp,
trung tính về địa lý của truyền thông là những nhân tố cho phép tương tác rộng rãi
hơn, vượt qua các ranh giới xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, tôn giáo và ý thức hệ”(7).
Nhu cầu của thị trường sức lao động hiện đại vừa đặt ra yêu cầu cao về chất lượng của
nguồn nhân lực, vừa nâng cao vị thế của người lao động. Khi đã có một trình độ tương
đương với nhu cầu của thị trường, vị thế của người công nhân cũng khác trước khi
thương lượng với người sử dụng lao động về giá cả của hàng hóa sức lao động. Trong
điều kiện mới, khả năng tự bảo vệ của người lao động đã được tăng lên.
Sự biến đổi cấu tạo hữu cơ tư bản thay đổi cũng đang làm rõ xu thế xã hội hóa lực
lượng sản xuất. Tri thức khoa học và công nghệ có vai trò lớn trong sản xuất đang tạo
ra một thay đổi quan trọng: tư bản khả biến (v) tăng nhanh, tư bản bất biến (c) giảm
tương đối trong tỷ lệ cấu thành giá trị của hàng hóa. Vai trò to lớn của tri thức, tay
nghề, văn hóa, kinh nghiệm của người công nhân trong sản xuất công nghiệp đang
từng bước phá vỡ cơ chế chiếm hữu của giai cấp tư sản, vốn bắt nguồn từ độc quyền
sở hữu tư liệu sản xuất, độc quyền chiếm đoạt giá trị thặng dư.
Máy móc, công nghệ sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò là “những nhà cách mạng”
thầm lặng. Chính xu hướng “tích hợp, hội tụ của thế giới vật chất, thế giới số và con
người” quy định và thúc đẩy xã hội phải phát triển khác đi. Nó buộc con người trong
quá trình sản xuất hiện đại không chỉ chú ý đến lợi nhuận, hiệu quả kinh tế mà còn
phải quan tâm đến nhiều khía cạnh khác của phát triển bền vững.
Xã hội hóa là xu thế khách quan đang được Cách mạng công nghiệp 4.0 thúc đẩy
khá mạnh mẽ. Nó thể hiện ở xu hướng tiếp hợp, liên ngành, liên kết chuỗi trong sản
xuất hiện đại. Xã hội hóa còn thể hiện ở sự gắn kết các khâu sản xuất - dịch vụ - tiêu
dùng. Trước đây, trong Cách mạng công nghiệp 3.0 vốn đã có bước tiến dài với lý
thuyết ma-két-tinh, còn ngày nay đang tiếp diễn với việc kết hợp đa chiều: kỹ thuật số,
vật chất và sinh học trong sản xuất và dịch vụ.
Thực hiện nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư
Theo quan niệm của C. Mác, sở dĩ giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là vì họ là
giai cấp đại diện cho xu thế xã hội hóa của lực lượng sản xuất hiện đại. Trong sản xuất
công nghiệp, họ vừa là “sản phẩm của nền đại công nghiệp”, vừa là chủ thể của quá
trình này. Do gắn liền với phương thức lao động này, giai cấp công nhân có được
những phẩm chất, như tính tổ chức, kỷ luật lao động, tinh thần hợp tác, tâm lý lao
động công nghiệp... Đó là những phẩm chất cần thiết cho một giai cấp cách mạng và
có năng lực lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa.
C. Mác là người đầu tiên chỉ ra quan hệ lợi ích phức tạp giữa công nhân và tư bản. Hai
bên vừa đối lập nhau về lợi ích cơ bản, vừa phụ thuộc nhau về lợi ích hằng ngày trong
thị trường sức lao động. Lao động sống của công nhân là nguồn gốc cơ bản của giá trị
thặng dư và sự giàu có của giai cấp tư sản cũng chủ yếu nhờ vào việc bóc lột được
ngày càng nhiều giá trị thặng dư. “Trong xã hội ấy, những người lao động thì không
được hưởng, mà những kẻ được hưởng lại không lao động”(8). Đây là mâu thuẫn cơ
bản về lợi ích giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản và là cốt lõi của bất công và
đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại. Mâu thuẫn ấy không thể điều hòa và chỉ có
thể được giải quyết bằng việc xóa bỏ chế độ bóc lột giá trị thặng dư trên cơ sở xác lập
một quan hệ sản xuất mang tính chất công hữu những tư liệu sản xuất chủ yếu. Chính
lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hóa đã chỉ ra biện pháp giải quyết ấy.
Theo đó, nội dung chính trị - xã hội của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được
xác định là cuộc đấu tranh vì các mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, như công bằng, bình
đẳng, dân chủ… và tập trung nhất là việc xác lập chế độ chính trị - xã hội mới do giai
cấp công nhân lãnh đạo - chế độ xã hội chủ nghĩa để tạo ra tiền đề chính trị cho xây
dựng xã hội xã hội chủ nghĩa.
Hiện nay, Cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo cơ hội và làm nổi bật các nội dung
sau: Dân chủ hóa - công nghệ số góp phần mở rộng truyền thông, tạo điều kiện để
thông tin đến với mọi người, qua đó phát triển dân chủ. Với những nước phát triển,
thông qua thành tựu khoa học - công nghệ, người dân có điều kiện tốt hơn để giám sát
và chia sẻ quyền lực với nhà nước đương trị. Công nghệ và thiết bị ngày càng cho
phép người dân tiếp cận gần hơn với chính phủ để nêu ý kiến, để cùng phối hợp hoạt
động. Đồng thời, các chính phủ cũng sở hữu sức mạnh về công nghệ để tăng cường sự
quản trị của mình đối với người dân dựa trên những hệ thống giám sát rộng rãi và khả
năng điều khiển kết cấu hạ tầng số. “Tuy nhiên, xét về tổng thể, các chính phủ sẽ ngày
càng phải đối mặt với áp lực phải thay đổi cách thức tiếp cận hiện nay của họ đối với
sự tham gia của công chúng và quy trình đưa ra quyết định khi vai trò trung tâm của
họ trong việc thực thi chính sách bị suy giảm trước sự xuất hiện của các nguồn cạnh
tranh mới, sự phân phối lại và phân bổ quyền lực dưới sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ”(9).
Cùng với những cơ hội để phát triển dân chủ, công bằng, bình đẳng, cuộc cạnh tranh -
đấu tranh giữa “hai con đường”, giữa chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ tư bản chủ
nghĩa dường như cũng sắp bước vào một bước ngoặt lịch sử mới. Hãy thử sắp xếp các
dữ kiện chính trị, xã hội lớn gắn với các chu kỳ cách mạng công nghiệp: Cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất và Công xã Pa-ri - năm 1871; Cách mạng công nghiệp lần
thứ hai với Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917; Cách mạng công nghiệp lần thứ
ba với sự kiện Đông Âu - Liên xô và cải cách, đổi mới… Lô-gíc đó cho phép chúng ta
dự báo và kỳ vọng vào những thay đổi của đời sống chính trị, xã hội theo hướng tích
cực. Không ai khác, chính giai cấp công nhân với trình độ được tri thức hóa, với tổ
chức khoa học và tinh thần cách mạng sẽ vẫn là chủ thể hàng đầu của những cuộc
cách mạng trong tương lai.
Cách mạng công nghiệp 4.0 với những tiền đề mà nó tạo ra sẽ cho thấy những bước
tiến mới của chủ nghĩa xã hội hiện thực. Hiện nay, hầu hết các quốc gia đang phát
triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa đều rất quan tâm và quyết tâm mạnh mẽ hướng
tới Cách mạng công nghiệp 4.0. Đây cũng là một con đường để phát triển rút ngắn, để
xây dựng cơ sở vật chất cho chủ nghĩa xã hội.
Thực hiện nội dung văn hóa - xã hội của sứ mệnh lịch sử trong Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư
Trên bình diện thế giới hiện nay, hòa bình, hợp tác cùng phát triển trong môi trường
dân chủ, công bằng, bình đẳng đang là xu thế lớn. Xu thế ấy tạo điều kiện thuận lợi
cho Cách mạng công nghiệp 4.0 và cả sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Xét cho cùng, mọi tiến bộ xã hội trong lịch sử và gần gũi hơn là những thành quả
nhiều mặt của các cuộc cách mạng công nghiệp gần đây cũng chỉ xoay quanh một vấn
đề lớn của nhân loại, đó là làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với
tiến bộ, công bằng xã hội. Hệ giá trị của giai cấp công nhân(10) với những giá trị cơ
bản phù hợp với những tiêu chí cơ bản xã hội hiện đại, như lao động, công bằng, bình
đẳng, dân chủ và sự phát triển tự do toàn diện cho mỗi người… đang được Cách mạng
công nghiệp 4.0 tạo điều kiện và cổ vũ hiện thực hóa.
Quan niệm của chủ nghĩa Mác và những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội thời kỳ
cải cách, đổi mới đã đưa ra một tiếp cận văn hóa và nhìn nhận rằng: “Chủ nghĩa xã hội
là văn minh hóa văn hóa, chứ không chỉ giản đơn là sự vận động của vật chất và phúc
lợi vật chất của mọi người… Chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa nhân văn, không chỉ trên
nguyên tắc loại trừ mọi hình thức bóc lột, áp bức, bần cùng hóa, bạo lực, mà căn bản
là các quan hệ xã hội toàn diện và lối sống hàng ngày xứng đáng với tính người…
Chủ nghĩa xã hội là sự bảo đảm tính phụ thuộc biện chứng và sâu sắc của sự phát triển
tự do từng cá nhân với sự phát triển tự do của mọi người trong xã hội”(11). Quan niệm
về chủ nghĩa xã hội đầy tính nhân văn ấy sẽ làm mới, cập nhật và có điều kiện rộng rãi
hơn trong quá trình hiện thực hóa.
Cách mạng công nghiệp 4.0 là một thành tựu của văn minh, có những đóng góp, bổ
sung vào nhận thức duy vật lịch sử về các vấn đề trong phát triển. Ở phương diện xã
hội, sát cánh cùng giai cấp sản xuất ra của cải vật chất - giai cấp công nhân, “đang
xuất hiện ngày càng đông đảo tầng lớp/giai cấp sáng tạo trong lĩnh vực khoa học, công
nghệ, thiết kế, nghệ thuật, văn hóa, giải trí, truyền thông, giáo dục - đào tạo, y tế, pháp
luật. Cùng với sự phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0 và kinh tế sáng tạo, lao
động sáng tạo ngày càng chiếm vị trí chủ đạo trong lực lượng lao động xã hội, đặt ra
vấn đề nhìn nhận lại vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội hiện đại…”(12). Hệ
giá trị của giai cấp công nhân theo đó có thể được bổ sung những giá trị tuy khá đặc
thù nhưng gần gũi của các tầng lớp khác như trí thức - nhóm xã hội coi sáng tạo, dân
chủ như điều kiện môi trường để lao động và phát triển.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng đặt ra nhiều vấn đề mới, từ quá trình vận động
tự thân và việc bị các thế lực lợi dụng vào những mưu đồ phản tiến bộ, phản văn hóa.
Tuy nhiên, tiến bộ xã hội có đủ sức mạnh để lựa chọn biện pháp tối ưu để giải quyết.
Như GS. K. Sô-áp khẳng định: “Tôi vững tin rằng kỷ nguyên công nghệ mới, nếu
được định hình một cách tích cực và có trách nhiệm, sẽ có thể là một chất xúc tác cho
một cuộc phục hưng văn hóa mới”(13). Cũng có thể nói như vậy với sứ mệnh lịch sử
toàn thế giới của giai cấp công nhân và chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI.