-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Nội dung tự luận ôn tập chương 4 - môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Sự kết hợp đó tạo cơ sở vững chắc cho cả hai: “ Chủ nghĩa Mác cần phong trào công nhân với tư cách là lực lượng để thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào công nhân cần chủ nghĩa Mác để soi đường, dẫn lối đấu tranh.Trong mỗi nước khác nhau, sự kết hợp đó là sản phẩm của lịch sử, được thực hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Nội dung tự luận ôn tập chương 4 - môn tư tưởng Hồ Chí Minh
Sự kết hợp đó tạo cơ sở vững chắc cho cả hai: “ Chủ nghĩa Mác cần phong trào công nhân với tư cách là lực lượng để thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào công nhân cần chủ nghĩa Mác để soi đường, dẫn lối đấu tranh.Trong mỗi nước khác nhau, sự kết hợp đó là sản phẩm của lịch sử, được thực hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: tư tưởng Hồ Chí Minh ( UEH ) 259 tài liệu
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 1.7 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46988474
TỔNG HỢP NỘI DUNG CHƯƠNG 4
Câu 1: Phân tích yếu tố mới so với quy luật chung về sự ra đời của ĐCSVN? Ý
nghĩa của nó đối với sự tồn tại, phát triển, bản chất của ĐCSVN?
1. Về sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam– Theo Lênin Đảng cộng sản là sự kết
hợp chủ nghĩa Mác với phong trào công nhân.
+ Sự kết hợp đó tạo cơ sở vững chắc cho cả hai: “ Chủ nghĩa Mác cần phong trào
công nhân với tư cách là lực lượng để thực hiện chủ nghĩa của mình và phong trào
công nhân cần chủ nghĩa Mác để soi đường, dẫn lối đấu tranh.
+ Trong mỗi nước khác nhau, sự kết hợp đó là sản phẩm của lịch sử, được thực
hiện bằng con đường đặc biệt, tùy theo điều kiện không gian và thời gian
-Hồ Chí Minh tiếp thu luận điểm này đã khẳng định tính đúng đắn của nó. Khi đề
cập đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, bên cạnh hai yếu tố chủ nghĩa
Mác và phong trào công nhân, Hồ Chí Minh còn kể đến yếu tố thứ ba, đó là phong
trào yêu nước. Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Ta thấy ở đây quan điểm của HCM là:
+Tiếp thu vận dụng và phát triển tư tưởng quan điểm của CNMLN +Khẳng định tính đúng đắn
+Đánh giá cao vị trí, vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân VN. Đây chính là quy
luật hình thành và phát triển Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng thờilà sự bổ sung
sáng tạo vào kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Một mặt, Hồ Chí Minh
làm rõ vai trò to lớn của chủ nghĩa Mác-Lênin đối với cách mạng Việt Nam; đối
với quá trình hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam và đối với việc đảm bảo vai trò
lãnh đạo của giai cấp công nhân Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam. Hồ Chí
Minh nêu thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong ba yếu tố kết hợp
dẫn đến việc hình thành Đảng Cộng sản Việt Nam vì những lý do sau đây:
Một là, phong trào yêu nước có vị trí, vai trò cực kỳ to lớn trong quá trình phát
triển của dân tộc Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là giá trị tinh thần trường tồn
trong lịch sử dân tộc Việt Nam và là nhân tố chủ đạo quyết định sự nghiệp chồng
ngoại xâm của dân tộc ta. Chỉ tính riêng trong hơn 80 năm bị thực dân Pháp đô hộ,
phong trào yêu nước của nhân dân ta dâng lên mạnh mẽ như những lớp sóng cồn
nối tiếp nhau. Phong trào yêu nước liên tục và bền bỉ trong hàng nghìn năm dựng lOMoAR cPSD| 46988474
nước và giữ nước đã kết thành chủ nghĩa yêu nước và nó đã trở thành giá trị văn
hóa tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.
Hai là, phong trào công nhân kết hợp được với phong trào yêu nước bởi vì hai
phong trào đó đều có mục tiêu chung. Khi giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và
có phong trào đấu tranh, lúc đầu là đấu tranh kinh tế, và sau này là đấu tranh chính
trị, thì phong trào công nhân kết hợp được ngay từ đầu và kết hợp liên tục với
phong trào yêu nước. Cơ sở của sự kết hợp giữa hai phong trào này là do xã hội
nước ta tồn tại mâu thuẫn cơ bản giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với bọn đế quốc
và tay sai. Vì vậy, giữa hai phong trào đều có một mục tiêu chung, yêu cầu chung:
giải phóng dân tộc, làm cho Việt Nam được hoàn toàn độc lập, xây dựng đất nước
hùng cường. Hơn nữa, chính bản thân phong trào công nhân, xét về nghĩa nào đó,
lại mang tính chất của phong trào yêu nước, vì phong trào đấu tranh của công
nhânkhông những chống lại ách áp bức giai cấp mà còn chống lại ách áp bức dân
tộc. Ba là, phong trào nông dân kết hợp với phong trào công nhân. Nói đến phong
trào yêu nước Việt Nam phải kể đến phong trào nông dân. Đầu thế kỷ XX, nông
dân Việt Nam chiếm tới khoảng hơn 90% dân số. Giai cấp nông dân là bạn đồng
minh tự nhiên của giai cấp công nhân, ơ Việt Nam, do điều kiện lịch sử chi phối,
không có công nhân nhiều mà họ xuất thân trực tiếp từ người nông dân nghèo. Do
đó, giữa phong trào công nhân và phong trào yêu nước có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân hợp thành quân chủ lực của cách
mạng. Bốn là, phong trào yêu nước của trí thức Việt Nam là nhân tố quan trọng
thúc đẩy sự kết hợp các yếu tố cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
=>Phong trào yêu nước Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XX ghi dấu ấn đậm
nét bởi vai trò của trí thức, tuy số lượng không nhiều nhưng lại là những "ngòi nổ"
cho các phong tràoyêu nước bùng lên chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay
sai, cũng như thúc đẩy sự canh tân và chấn hưng đất nước. Trong lịch sử Việt Nam,
một trong những nét nổi bật nhất là sự bùng phát của các tổ chức yêu nước mà
thành viên và những người lãnh đạo tuyệt đại đa số là trí thức. Với một bầu nhiệt
huyết, yêu nước, thương nòi, căm giận bọn cướp nước và bọn bán nước, họ rất
nhạy cảm với thời cuộc, do vậy, họ chủ động và có cơ hội đón nhận những "luồng
gió mới" về tư tưởng của tất cả các trào lưu trên thế giới dội vào Việt Nam.
=>HCM thêm yếu tố phong trào yêu nước, coi nó là một trong 3 yếu tố kết hợp dẫn
đến việc hình thành đảng cộng sản VN. lOMoAR cPSD| 46988474
2.VAI TRÒ CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-Sức mạnh to lớn của nhân dân chỉ phát huy khi được tập hợp, đoàn kết và được
lãnh đạo bởi một tổ chức chính trị là Đảng Cộng sản Việt Nam. Hồ Chí Minh
khẳng định: "Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất to lớn,
là vô cùng vô tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng
lợi", giai cấp mà không có Đảng lãnh đạo thì không làm cách mạng được. Trong
cuốn sách Đường cách mệnh xuất bản năm 1927, Hồ Chí Minh viết: "Cách mệnh
trước hết phải có cái gì? Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp
mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có
vững thuyền mới chạy". Hồ Chí Minh cho rằng: "Muốn khỏi đi lạc phương hướng,
quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng.
=>Sở dĩ cách mạng VN giành được thắng lợi to lớn là nhờ ta có 1 đảng to lớn,
mạnh mẽ, sự cố gắng không ngừng của các đảng viên, của toàn quân và toàn dân ta
3. BẢN CHẤT ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
-Hồ Chí Minh khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công
nhân, đội tiên phong của giai cấp công nhân, mang bản chất giai cấp công nhân.
+Hồ Chí Minh khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta dựa trên cơ sở
thấy rõ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Còn các giai cấp, tầng
lớp khác chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, trở thành đồng minh củagiai cấp
công nhân. Nội dung quy định bản chất giai cấp công nhân không phải chỉ là số
lượng đảng viên xuất thân từ công nhân mà còn ở nền tảng lý luận và tư tưởng của
Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin; mục tiêu của Đảng cần đạt tới là chủ nghĩa cộng
sản; Đảng tuân thủ một cách nghiêm túc, chặt chẽ những nguyên tắc xây dựng
đảng kiểu mới của giai cấp vô sản. Hồ Chí Minh phê phánnhững quan điểm không
đúng như không đánh giá đúng vai trò to lớn của giai cấp công nhân, cũng như
quan điểm sai trái chỉ chú họng công nông mà không thấy rõ vai trò to lớn của các
giai cấp, tầng lớp khác.
4. Ý NGHĨA RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã mở ra thời kì
mới cho cách mạng Việt Nam – thời kì đấu tranh giành độc lập dân tộc tiến lên chủ
nghĩa xã hội. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ra đời, đã xác định được những nội lOMoAR cPSD| 46988474
dung cơ bản nhất của con đường cách mạng Việt Nam; đáp ứng được những nhu
cầu bức thiết của lịch sử và trở thành ngọn cờ tập hợp, đoàn kết thống nhất các tổ
chức cộng sản, các lực lượng cách mạng và toàn thể dân tộc. –
Sự kiện thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một bước ngoặt vô cùng quan
trọng của lịch sử cách mạng Việt Nam, quyết định sự phát triển của dân tộc, chấm
dứt sự khủng hoảng về đường lối và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt
Nam đầu thế kỷ XX. Đó là kết quả của sự vận động, phát triển và thống nhất
phong trào cách mạng trong cả nước; sự chuẩn bị công phu về mọi mặt của Lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc và sự đoàn kết nhất trí của những chiến sỹ tiên phong vì lợi ích
của giai cấp, của dân tộc. –
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là thành quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-
Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam; chứng tỏ giai
cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành, đủ sức lãnh đạo cách mạng. –
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và việc Đảng chủ trương cách mạng Việt
Nam làmột bộ phận của phong trào cách mạng thế giới, đã tranh thủ được sự ủng
hộ to lớn của cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời
đại làm nên những thắng lợi vẻ vang; đồng thời đóng góp tích cực vào sự nghiệp
đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ của nhân loại trên thế giới.
Câu 2; Đảng chính trị là gì? Đảng cầm quyền là như thế nào? ĐCSVN trở thành
Đảng cầm quyền khi nào và bằng cách nào?
*Theo quan điểm của chủ nghĩa Mac – Lenin, Đảng chính trị là bộ phận tích cực
nhất, có tổ chức của một giai cấp nào đó hay một tầng lớp nào đó của một giai cấp.
Sự tồn tại của đảng chính trị gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp và sự
không đồng nhất của giai cấp và của các tầng lớp không hợp thành giai cấp. Đảng
chính trị là một trong những công cụ quan trọng nhất mà nhờ đó giai cấp đấu tranh
cho lợi ích của mình. Đảng chính trị công cụ tập hợp giai cấp của một giai cấp. Với
chức năng đó, đảng chính trị có khả năng đoàn kết sức mạnh của cả giai cấp, tạo
thành một nguồn động lực to lớn phục vụ mục tiêu đấu tranh, vai trò sứ mệnh lịch
sử của giai cấp mình. (Ví dụ như giai cấp công nhân Việt Nam được tập hợp sức
mạnh dưới sự lãnh đạo của ĐCS VN đã đấu tranh giành quyền lợi cho công nhân
nói riêng, nhân dân lao động VN nói chung và thực hiện sứ mệnh lịch sử cao cả là lOMoAR cPSD| 46988474
giải phóng đất nước khỏi ách áp sự xâm lược của đế quốc) Đảng chính trị bắt đầu
trong điều kiện đấu tranh giai cấp đã phát triển đến trình độ nhất định của cuộc đấu
tranh chính trị, khi mục tiêu giành chính quyền được đặt ra trực tiếp.
*Đảng cầm quyền” là khái niệm dùng trong khoa học chính trị, chỉ một đảng chính
trị đại diện cho một giai cấp đang nắm giữ và lãnh đạo chính quyền để điều hành,
quản lý đất nước nhằm thực hiện lợi ích của giai cấp mình. Đối với Đảng ta, khái
niệm “Đảng cầm quyền” là để chỉ vai trò của Đảng khi đã giành được chính quyền;
cũng có nghĩa là Đảng lãnh đạo khi đã có chính quyền; Đảng lãnh đạo toàn xã hội
bằng chính quyền, thông qua chính quyền và các đoàn thể nhân dân. Khái niệm
“Đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I.Lênin nêu ra. Sau này Hồ Chí Minh và
Đảng ta đã sử dụng các thuật ngữ để nói về vai trò cầm quyền của Đảng như: Đảng
giành được chính quyền, Đảng nắm chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền,
Đảng cầm quyền. Trong Di chúc dặn lại, Bác viết: “Đảng ta là một đảng cầm
quyền”. Trong Điều lệ Đảng được Đại hội X của Đảng thông qua cũng khẳng định:
“Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”.
*Đảng cộng sản việt nam trở thành đảng cầm quyền sau thắng lợi của cuộc cách
mạng tháng 8 năm 1945. Theo nguyên tắc chung và đặc điểm riêng, từ ngày
2/9/1945, Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành Đảng cộng sản cầm
quyền đúng bản chất, ý nghĩa, vai trò và sứ mệnh của mình để lãnh đạo Nhà nước
và xã hội. Đảng đã lãnh đạo đưa nước ta thừ nước thuộc địa, nửa phong kiến thành
nước độc lập, đưa dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ trở thành người chủ đất nước
Câu 3: Trước khi có nhà nước (nói chung) thì con người đã có những hình thức tổ
chức như thế nào? Do vậy nguồn gốc của quyền lực nhà nước là ở đâu?
1. Nguồn gốc của pháp luật -Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Leenin cho rằng,
cũng như nhà nước, pháp luật là sản phẩm của sự phát triển xã hội. Pháp luật
không phải là ý chí của thượng đế hay của một lực lượng siêu nhiên nào
ngoài trái đất gán ghép vào xã hội. Pháp luật nảy sinh trong đời sống xã hội,
là kết quả của sự biến đổi xã hội từ xã hội không có giai cấp sang xã hội có giai cấp:
2. +Trong xã hội nguyên thủy chưa có nhà nước thì cũng chưa có pháp luật. Để
quản lý, điều chỉnh các quan hệ xã hội khi đó người ta dựa vào tập quán, đạo
đức, tín điều tôn giáo,… là những công cụ điều chỉnh thể hiện ý chí và bảo
vệ lợi ích chung của các thành viên trong xã hội nên được mọi người thừa lOMoAR cPSD| 46988474
nhận và tự giác tuân theo. Nguyên nhân làm xuất hiện nhà nước cũng chính
là nguyên nhân làm xuất hiện pháp luật, nghĩa là, khi xã hội phát triển đến
một giai đoạn nhất định (xem phần nguyên nhân xuất hiện nhà nước) thì
những công cụ quản lý như đạo đức, tập quán, tín điều tôn giáo, … không
còn khả năng hoặc không thể duy trì quản lý xã hội được nữa, vì ý chí các
thành viên trong xã hội không còn thống nhất; lợi ích các giai cấp trong xã
hội đã có sự khác biệt căn bản, thậm chí đối lập với nhau.
3. +Trong điều kiện đó, để có thể giữ cho xã hội trong vòng “Trật tự”, đồng
thời bảo vệ được lợi ích của giai cấp mình, giai cấp, lực lượng thống trị đã
thông qua nhà nước hình thành ra một công cụ điều chỉnh mới là pháp luật.
Như vậy, pháp luật ra đời do nhu cầu xã hội để quản lý một xã hội đã phát
triển ở một giai đoạn nhất định, giai đoạn xã hội đã phát triển quá phức tạp,
đã xuất hiện những giai cấp có lợi ích đối lập với nhau và nhu cầu chính trị -
giai cấp để bảo vệ lợi ích cho giai cấp, lực lượng thống trị về kinh tế và chính trị trong xã hội.
4. +Theo quan điểm Mác – Leenin thì, pháp luật ra đời và tồn tại gắn liền với
xã hội có giai cấp, nó là sản phẩm của sự phát triển xã hội vừa mang tính
khách quan ( sinh ra do nhu cầu đòi hỏi của xã hội đã phát triển đến một giai
đoạn nhất định) vừa mang tính chủ quan (phụ thuộc ý chí nhà nước của giai
cấp, lực lượng thống trị).
+Cần chú ý là khi nhà nước ra đời thì các hình thức tổ chức của con người trước đó
(thị tộc, bộ lạc) không còn tồn tại, nhưng khi pháp luật ra đời, các công cụ điều
chỉnh quan hệ xã hội khác vẫn song song cùng tồn tại với nó. 2. Các con đường
hình thành pháp luật -Quan điểm Mác – Lenin cho rằng, pháp luật được hình thành
chủ yếu bằng hai con đường cơ bản như sau:
+Thứ nhất, nhà nước tuyên bố (thừa nhận) một số các quy tắc đã có sẵn trong xã
hội như tập quán, đạo đức, tín điều tôn giáo … thành pháp luật và dung quyền lực
nhà nước bảo đảm cho chúng được tôn trọng, được thực hiện.
+Thứ hai, nhà nước đặt ra những quy tắc xử sự mới. Những quy tắc này thường do
các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt ra thông qua những trình tự, thủ tục, hình thức nhất định lOMoAR cPSD| 46988474
Câu 4: Nước VNDCCH ra đời như thế nào? Tính chính danh (chính đáng) của nhà
nước VNDCCH mang bản chất gì? Vì sao?
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 (đây
cũng là ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hiện
nay), sau Cách mạng tháng Tám dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh. Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa tiến
hành bầu cử Quốc hội đầu tiên vào ngày 6 tháng 1 năm 1946. trở thành nhân tố nền
tảng bảo đảm vững chắc cho nền độc lập, tự do mà nhân dân ta hằng khát khao và
cũng vừa mới giành được. Từ đây, một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc mở ra:
kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp công nhân và nhân
dân lao động, kỉ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Những thành quả to lớn mà cách mạng Việt Nam đạt được đã khẳng định vai trò
lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự lãnh đạo của Đảng đã được lịch sử thừa
nhận, được nhân dân ghi nhận, được quốc tế công nhận. Đó không chỉ là tính chính
danh mà còn là chính đáng, chính nghĩa của Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền.
Nhưng các thế lực chống phá không từ mọi âm mưu và thủ đoạn nhằm phủ nhận
vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với cách mạng Việt Nam, trong
đó đặt nghi vấn tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ sở pháp lý để
Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền, nhằm phủ nhận vai trò cầm quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Bài viết làm rõ tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam
và vạch trần âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động về vấn đề này.
Từ khóa: tính chính danh của Đảng Cộng sản Việt Nam; phản bác luận điệu xuyên
tạc về Đảng Cộng sản Việt Nam.
Bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện bản chất của giai cấp công nhân, là giai
cấp tiên tiến nhất, cách
mạng nhất, phấn đấu. Vì lợi ích của nhân dân lao động và của toàn xã hội. Nhà
nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu
hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Bản chất của nhà nước CHXHCNVN
Việt Nam Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
"Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ lOMoAR cPSD| 46988474
nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân
dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội
ngũ trí thức. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm
soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp".
Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam theo Hiến pháp 2013 là
nhà nước của dân, do dân và vì dân. Cụ thể: Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước;
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Là nhà nước của tất cả các dân tộc trên lãnh thổ
Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ
sở nguyên tắc bình đẳng trong mối quan hệ giữa nhà nước và công dân;
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước dân chủ và pháp quyền.
Câu 5: Đảng, Nhà nước ta được “biểu hiện” qua đâu? Chúng ta có nhìn thấy, sờ nắn,
đụng chạm vào Đảng, Nhà nước được không?
+ Đảng và nhà nước của Việt Nam được biểu hiện qua nhiều cơ quan, tổ chức và
hoạt động. Các cơ quan chính trị của Đảng bao gồm Trung ương Đảng, Ban Bí thư,
Ban Chấp hành Trung ương, các Ủy ban Trung ương và các đơn vị trực thuộc. Các
cơ quan nhà nước bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện
Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan -
Ngoài ra, Đảng và nhà nước còn biểu hiện qua các chính sách, pháp luật và
các hoạt động xã hội khác như chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách
đối ngoại, các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng và các hoạt
động khác. Các hoạt động này đều được thực hiện với mục tiêu phát triển đất nước,
bảo vệ quyền lợi và lợi ích của nhân dân, đảm bảo an ninh và ổn định chính trị,
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. lOMoAR cPSD| 46988474
+ Đảng và nhà nước là các khái niệm trừu tượng, không thể sờ nắn hoặc đụng
chạm được . Tuy nhiên, chúng ta có thể tương tác với các cơ quan và tổ chức của
Đảng và nhà nước, tham gia vào các hoạt động xã hội và thực hiện các nghĩa vụ
công dân để đóng góp cho sự phát triển của đất nước. -
Đảng và nhà nước của Việt Nam được biểu hiện qua nhiều cơ quan, tổ chức
và hoạt động. Các cơ quan chính trị của Đảng bao gồm Trung ương Đảng, Ban Bí
thư, Ban Chấp hành Trung ương, các Ủy ban Trung ương và các đơn vị trực thuộc.
Các cơ quan nhà nước bao gồm Quốc hội, Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao,
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao và các cơ quan
+ Ngoài ra, Đảng và nhà nước còn biểu hiện qua các chính sách, pháp luật và các
hoạt động xã hội khác như chính sách kinh tế, chính sách xã hội, chính sách đối
ngoại, các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh quốc phòng và các hoạt động
khác. Các hoạt động này đều được thực hiện với mục tiêu phát triển đất nước, bảo
vệ quyền lợi và lợi ích của nhân dân, đảm bảo an ninh và ổn định chính trị, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
-Đảng và nhà nước là các khái niệm trừu tượng, không thể sờ nắn hoặc đụng chạm
được . Tuy nhiên, chúng ta có thể tương tác với các cơ quan và tổ chức của Đảng
và nhà nước, tham gia vào các hoạt động xã hội và thực hiện các nghĩa vụ công
dân để đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Câu 6: Đảng lãnh đạo Nhà nước bằng cách nào?
Đảng lãnh đạo bằng tính tiên phong, bằng sự hấp dẫn của lý tưởng và giá trị mà
Đảng theo đuổi, thể hiện trong cương lĩnh, đường lối, chủ trương, bằng sự vận động,
thuyết phục quần chúng nhân dân qua những tấm gương chiến đấu hy sinh của đảng viên.
Câu 7: Những sáng tạo của TTHCM so với chủ nghĩa Mác-Leenin về xây dựng Đảng, Nhà nước?
*Về điểm sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Đảng -
Đã đề ra đường lối chủ trương đúng đắn,dựa trên nền tảng chủ
nghĩa MácLênin ,bên cạnh đó phải vận dụng và phát triển sáng tạo cho
phù hợp với hoàn cảnh của đất nước qua từng giai đoạn, từng thời kỳ. lOMoAR cPSD| 46988474 -
Phải tổ chức thực hiện thật tốt đường lối chủ trương của Đảng-
Phải chú trọng hơn nữa trong công tác chỉnh đốn Đảng. Dẫn chứng
Như ở Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ Xlll của Đảng mới đây hội
nghị lần thứ 4 ban chấp hành Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu rằng:
“Kính thưa Bộ Chính trị, Ban Bí thư,
Thưa các đồng chí chủ trì Hội nghị,
Thưa toàn thể các đồng chí,
Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, mới đây
Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận và thống nhất cao ban
hành Kết luận về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên
quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong
nội bộ; và Quy định mới về những điều đảng viên không được làm”
Trong bài phát biểu của ông tại hội nghị cán bộ toàn quốc quánh triệt triển khai kết
luận và quy định của ban chấp hành Trung ương Đảng về công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng.
*Về điểm sáng tạo của tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc xây dựng Nhà nước
- Cần đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm
nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước
- Cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật,tôn trọng bảo đảm, bảo vệ quyền con
người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ công chức
- Đổi mới, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
- Đẩy mạnh hơn nữa cuộc đấu tranh phòng chống lãng phí, quan liêu,hách
dịch,cửaquyền thực hành tiết kiệm trong cơ quan nhà nước và trong đội ngũ cán bộ công chức. lOMoAR cPSD| 46988474
Dẫn chứng về xây dựng nhà nước
Có thể thấy rõ nhất so với thời kỳ trước thì ở thời kỳ này trong việc xây dựng nhà
nước đã có sự thay đổi và đổi mới về Pháp luật.Ở thời điểm hiện tại Pháp luật của
nhà nước ta đã ban hành nhiều luật mới để bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của công dân như là Luật An ninh mạng 2018, số 24/2018/QH14 đã được ra đời để
bảo vệ bảo đảm an toàn đối với hệ thống các thông tin, dữ liệu trước những hành vi
tấn công có chủ đích của những kẻ xấu.
Câu 8: Trước biểu hiện của một số cán bộ Nhà nước như tham nhũng, hối lộ, Nhũng
nhiễu nhân dân thì có ý kiến cho rằng: Nhà nước ta không phải là Nhà nước của dân,
vì dân. Em hãy bình luận về ý kiến này.
Trước hết em không đồng tình với ý kiến cho rằng nhà nước ta không phải là nhà
nước của dân, vì dân bởi vì sau khi được học Tư tưởng Hồ Chí Minh thì em nghĩ
rằng nhà nước chúng ta là một nhà nước của dân, do dân,vì dân mạng bản chất giai
cấp công nhân và là một nhà nước dân chủ.Đảng cộng sản Việt Nam giữ vị trí và vai
trò cầm quyền cùng với đó nhà nước VN của chúng ta đang đi theo định hướng
XHCNtrong sự phát triển của đất nước.Chúng ta phải hiểu rằng nhà nước của dân là
mọi quyền lợi của nhà nước đều thuộc về nhân dân và nhà nước vì dân là một nhà
nước phục vụ về lợi ích và nguyện vọng của nhân dân không có quyền đặc lợi thực
sự trong sạch cần, kiệm,liêm,chính.Tuy nhiên trong giai đoạn xã hội ở thời điểm hiện
tại đất nước ta vẫn có một số cán bộ nhà nước tham nhũng không đoan chính.Nhưng
chúng ta không thể chỉ vì một số cá nhân như thế mà cho rằng nhà nước Pháp quyền
Việt Nam không phải là nhà nước của dân,đó dân nhà nước chúng ta vẫn còn có luật
pháp bất kỳ ai vi phạm pháp luật đều sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật và pháp
luật cũng sẽ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.Bên cạnh đó thực tế thì
quyền lực của nhà nước vẫn thuộc về nhân dân chúng ta có thể kể đến quyền bầu cử
ứng cử của nhân dân Hoặc là trong đại dịch covit19 vừa qua thì chúng ta có thể thấy
được rõ hơn về những điều mà nhà nước đã làm vì nhân dân ta.Qua nhiều chính sách
hỗ trợ nhân dân ở nơi dịch bên và ban hành chính sách trên vắc-xin và cũng như
chính sách giãn cách cũng vì bảo vệ nhân dân.
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
1. Tính tất yếu của và vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Hồ Chí Minh khẳng định “ trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động
và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tọc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi lOMoAR cPSD| 46988474
nơi. Đảng có vững, cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy.”
Hồ Chí Minh đánh giá cao vai trò của Đảng cộng sản. Người nhấn mạnh Đảng cộng
sản như người cầm lái cho con thuyền cách mạng là qua điểm nhất quán của HCM về
vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản vn trong suốt quá trình cách mạng, cả trong cách
mạng dân tộc và c/m xã hội chủ nghĩa.
- Về quy luậy ra đời của Đảng cộng sản:
· Quan điểm của chủ nghĩa Mác-lenin: đảng cộng sản là sản phẩm của sự kết hợp chủ
nghĩa cộng sản khoa học với phong trào công nhân
ð Chủ nghĩa mác-lenin cần phong trào công nhân với tư cách là lực lượng để thực hiện
chủ nghĩa của mình và pong trào công nhân cần chủ nghĩa mác để soi đưỡng dẫn lối đấu tranh.
· Quan điểm của Hồ chí minh: DCSVN là sự kết hợp giữa chủ nghĩa mác-lenin với
phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
ð Nguyễn Ái quốc đã kế thừa, vận dụng vfa phát triển chủ nghĩa mac-lenin về vấn đề
Đảng lãnh đạo và quy luật hình thành Đảng cộng sản phù hợp với thực tiễn Việt Nam
2. Đảng phải trong sạch, vững mạnh
a. Đảng là đạo đức,là văn minh
- Trong bài nói tại lễ kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Đảng (năm 1960) Hồ Chí Minh
cho rằng: “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”. Người Hồ Chí Minh coi đạo đức là gốc,
là nền tảng của người cách mạng( trung với nước, hiếu với dân, phải cần kiệm liêm
chính, chí công vô tư, phải yêu thương con người). Theo HCM, đạo đức của Đảng thê
hiện trên nhuwgx quan điểm sau đây:
· Mục đích hoạt động là lãnh đạo đấu tranh GPDT, GPXH, GPGC, GPCN. Đó là sự
nghiệp cách mạng theo chủ nghĩa Mác – Lênin, làm cho dân tộc được độc lập, nhân
dân có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự, đoàn kết hữu nghị với các dân
tộc trên thế giới ð Với mục đích rõ ràng là văn minh, văn hóa, hạnh phúc
· Cương lĩnh, đường lối chủ truowg và mọi hoạt động thực tiễn cua Đảng phải luôn
trung thành với lợi ích trên. Đó là mục đích giải phóng dân tộc, làm cho nhân dân có
cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự. lOMoAR cPSD| 46988474
ð Đảng phải luôn trung thành với lợi ích của dân tộc. ( dân giàu, nước mạnh, dân chủ công bằng, văn minh)
· Đội ngũ đảng viên phải luôn thấm nhuần đạo đức cách mạng, ra sức tu dưỡng,rèn
luyện, suốt dời phấn đấu cho lợi ích của dân, của nước.
ð Người “rèn” đạo đức cán bộ, đảng viên. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, đảng viên càng
phải là những người có lòng nhân ái, “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”; trung
với Đảng, trung với nước, hiếu với dân; có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính và luôn
luôn Chí công vô tư; có tinh thần quốc tế trong sáng.Những người mà: “ Giàu sang
không thể quyến rũ; Nghèo khó không thể chuyển lay; Uy lực không thể uất phục”
- Xây dựng Đảng cộng sản việt nam thành một đảng văn minh:
· Một là. ĐảngĐnagr văn minh là một đảng tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ, và danh dư của dân tộc
ð Đảng không chỉ đại diện cho giai cấp công nhân mà còn đại diện cho dân tộc việt nam
· Hai là, đảng ra đơì là một tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển văn minh, tiến bộ
của dân tộc và của nhân loại.
ð Mọi hoạt động của đảng đều xuất phát tử yêu cầu phát triển của dân tộc, lấy dân tộc làm trọng.
· Ba là, đảng phải luôn trong sạch, vững mạnh làm tròn sư mạng lịch sử của nhân dân, dân tộc giao phó.
ð Muốn lãnh đạo được toàn thể dân tộc này, thì đảng phải làm tròn sứ mạng đó là
giành độc lập cho dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
· Bốn là, xây dựng đảng văn minh, đảng phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
· Năm là, đảng văn mih còn thể hiện đội ngũ đảng viên đều phải là chiến sỹ tiên phong, gương mẫu
· Sáu là, đảng văn minh phải là đảng có quan hệ quốc tế trong sáng.
b. Những vấn đề nguyên tắc hoạt động của đảng lOMoAR cPSD| 46988474
- Đảng lấy chủ nghĩa mác-lenin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hoạt động
Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành
động. Trong tác phẩm Đường cách mệnh (1927),Hồ Chí Minh khẳng định: “Đảng
muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải
theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn,
tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ
nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”
ð HCM luôn luôn nhấn mạnh phải trung thành với chủ nghiaxc mác leenin nhưng
đồng thời phải luôn luôn sáng tạo, vận dụng cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh,
từng lú, từng nơi, không được mắc bệnh giáo điều trong việc tiếp thu vfa vận dụng chủ nghĩa mác. - Tập trung dân chủ
· Tập trung trên nền tảng dân chủ, dân chủ phải đi đến tập trung.
ð Phải làm cho all đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình , khơi dậy tinh thần trách
nhiệm và tính tích cực chủ động của cả đảng viên, phát huy hết tinh thần dân chủ.
· Điều kiện tiên quyết là tổ chức Đảng phải trong sạch, vững mạnh.
· Tập thể lãnh đạo là dân chủ, các nhân phụ trách là tập trung.
- Tự phê bình và phê bình:
· Là việc làm thường xuyên của Đảng viên
· Pahir trung thực, đúng người, đúng việc
· Tự phê bình tốt phê bình mới tốt..
- Kỷ luật nghiêm minh, tự giác:
· Sức mạnh của Đảng bắt nguồn từ kỷ luật: phải tuân thủ nghị quyết “ Đảng phải giữ
kỷ luật rất nghiêm từ trên xuống dưới. kỷ luật này là tư tưởng pahir nhất trí, hành dộng pải nhất trí”.
· Là kỷ luật tự giác: tự giác phục tùng tổ chức, gương mẫu chấp hành điều lệ của
đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Đảng phải thường xuyên tự chỉnh đốn: lOMoAR cPSD| 46988474
· Thường xuyên tự chỉnh đốn là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của đảng
· Làm cho đảng viên, chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ đảng và nhân dân giao phó.
- Đoàn kết, thống nhất trong đảng
· Đoàn kết là sức mạnh của đảng lãnh đạo thành công sự nghiệp cách mạng: “ là một
truyền thống cực kỳ quý báy của đảng và của dân tộc ta. Các đồng chí từ trung ương
đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
- Đảng phải liên hệ mật thiết với nhân dân
· Đảng là motoh bộ phận của toàn thê dân tộc
· Đảng ta là một đảng cách mạng, một đảng vì dân, vì nước: “ là đầy tớ thật trung thành của nhan dân”
· Dân tin đảng và đang tin dân, liên hệ mật thiết với nhân dân
· Học hỏi quần chúng nhưng không theo đuôi quần chúng. - Đoàn kết quốc tê
· Đảng phải chú trọng giữ vững vfa tăng cường mối qua hệ quốc tế trong sáng.
c. Xây dựng đội ngũ, cán bộ đảng viên
- Xây dựng đội ngũ vừa có tài vừa có đức, trong sạch, vững mạnh. Những yêu cầu chủ yếu:
· Phải tuyệt đối trung thành với đảng
· Cán bộ, đảng viên phải thực hiện nghiêm chỉnh cương lĩnh, đường lối, qua điểm, chủ
trương, nghị quyết của đảng
· Luôn tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi đạo đức cách mạng
· Học tập, nâng cao trình độ về mọi mặt
· Phải luôn có mối quan hệ mmaatj thiết với nhân dân lOMoAR cPSD| 46988474
· Luôn chịu trách nhiệm, năng động, sáng tạo
· Phải luôn phòng và chống các tiêu cục.
II. Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân
1. Nhà nước dân chủ:
• Theo Hồ Chí Minh, dân chủ có nghĩa “dân là chủ”. Người nhấn mạnh:
“Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do nhân dân làm chủ”,
“Chế độ ta là chế độ dân hủ, tức là nhân dân là người chủ”, “Nước ta là
nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ”. Trong tác phẩm
Thường thức chính trị viết năm 1953, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ở nước ta
chính quyền là của nhân dân, do nhân dân làm chủ... Nhân dân là ông
chủ nắm chính quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi
hành chính quyền ấy. Thế là dân chủ”. Xã hội nào bảo đảm cho điều đó
được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ.
• Trong quan hệ giữa dân và Đảng, Hồ Chí Minh quan niệm: dân là chủ
và dân làm chủ thì Đảng, Chính phủ, cán bộ, đảng viên là đày tớ và làm
đày tớ cho dân. Dân chủ trong xã hội Việt Nam được thể hiện trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... Dân chủ thể hiện trên
lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, nổi bật nhất và được biểu hiện tập
trung trong hoạt động của Nhà nước.
• Tính chất dân chủ nhân dân là đặc trưng nổi bật của chính quyền nhà nước
kiểu mới. Trong nước ta, nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các
cơ quan nhà nước do nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được
ủy quyền, thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của
nhân dân. Thể chế dân chủ cộng hòa đã làm thay đổi tận gốc quan hệ quyền
lực chính trị và thực hiện quyền lực, nhân dân được đặt ở vị trí cao nhất, nhà
nước không còn là công cụ thống trị, nô dịch dân như trong thời phong kiến, tư bản. a)
Xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ rộng rãi: Ngay sau khi thành lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng và
ban hành bản Hiến pháp mới. Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý đầu tiên
cho việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Điều đó thể hiện rõ ở Chương II
Hiến pháp năm 1946 gồm 18 điều quy định về nghĩa vụ và quyền lợi công dân,
Điều 6 ghi rõ: “Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa vào nhân dân, liên
hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
=> Tất cả các nhân viên cơ quan nhà nước đều phải trung thành với chế độ dân lOMoAR cPSD| 46988474
chủ nhân dân, tuân theo Hiến pháp và pháp luật, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân”. b)
Xây dựng các tổ chức đảng, Nhà nước, mặt trận và các đoàn thể chính trị
- xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội: Xây dựng Nhà nước của
dân, do dân, vì dân. Xây dựng mặt trận với vai trò là liên minh chính trị tự
nguyện của tất cả các tổ chức chính trị - xã hội vì mục tiêu chung của sự phát
triển đất nước; xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội rộng rãi khác của nhân dân.
=> Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là có bảo đảm và phát huy dân chủ ở
trong Đảng thì mới bảo đảm được dân chủ của toàn xã hội. Quyền lãnh đạo của
Đảng được xuất phát từ sự ủy quyền của giai cấp công nhân, của dân tộc và của
nhân dân. Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội là nhân tố tiên quyết để
bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội. Dân chủ trong Đảng trở thành yếu tố quyết
định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội.
2. Nhà nước pháp quyền:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng xây dựng Nhà nước mới và nền
pháp quyền Việt Nam. Với trí tuệ và lòng yêu thương con người sâu sắc, trên
nền tảng của truyền thống, đạo lý dân tộc, sự tiếp thu học thuyết Mác - Lênin
và tư tưởng pháp lý tiến bộ thế giới, Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán
“pháp quyền nhân nghĩa”. Quan điểm pháp quyền với những nội dung cơ
bản là sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức cách mạng; xây dựng nền
pháp quyền dân chủ, vì con người; xây dựng nền pháp quyền, nhà nước pháp
quyền mới của toàn dân./Thứ hai, Nhà nước có hệ thống pháp luật đồng bộ
và hiệu quả.Ngay sau khi nước ta giành được độc lập, khi chưa có Hiến
pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban hành Sắc lệnh số 47/SL ngày
10/10/1945 để giữ lại mọi luật lệ của chế độ cũ, chỉ trừ những điều luật trái
với nền độc lập, tự do. Người giải thích: “Một xã hội không thể sống một
ngày mà không có pháp luật”. Người cũng ký một loạt các sắc lệnh, như Sắc
lệnh bãi bỏ thuế thân; tịch thu tài sản của thực dân và Việt gian, tổ chức Tòa
án “độc lập với hành chính”, “các vị thẩm phán chỉ xử trong vòng pháp luật
và công lý. Các cơ quan khác không được can thiệp vào việc tư pháp”(6). Để
tăng cường hiệu quả của pháp luật và để pháp luật đi vào cuộc sống, Người
cho rằng, cần phát huy quyền dân chủ của Nhân dân để Nhân dân tham gia
phê bình, giám sát công việc của Nhà nước./Thứ ba, pháp quyền nhân nghĩa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền tảng xây dựng Nhà nước mới và nền
pháp quyền Việt Nam. Với trí tuệ và lòng yêu thương con người sâu sắc, trên
nền tảng của truyền thống, đạo lý dân tộc, sự tiếp thu học thuyết Mác - Lênin
và tư tưởng pháp lý tiến bộ thế giới, Hồ Chí Minh đã thực hiện nhất quán
“pháp quyền nhân nghĩa”. Quan điểm pháp quyền với những nội dung cơ lOMoAR cPSD| 46988474
bản là sự thống nhất giữa pháp luật và đạo đức cách mạng; xây dựng nền
pháp quyền dân chủ, vì con người; xây dựng nền pháp quyền, nhà nước pháp
quyền mới của toàn dân.
3. Nhà nước trong sạch, vững mạnh
a. Kiểm soát quyền lực nhà nước
• Để giữ vững bản chất của Nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước hoạt động hiệu
quả, phòng chống thoái hóa, biến chất trong đội ngũ cán bộ nhà nước, Hồ
Chí Minh rất chú trọng vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước.
• Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, kiểm soát quyền lực nhà nước là tất yếu.
Các cơ quan nhà nước, cán bộ nhà nước, dù ít hay nhiều đều nắm giữ quyền
lực trong tay. Quyền lực này là do Nhân dân ủy thác cho. Nhưng một khi đã
nắm giữ quyền lực, cơ quan nhà nước hay cán bộ nhà nước đều có thể trở
nên lạm quyền. Người chỉ rõ: “Dân ghét các ông chủ tịch, các ông ủy viên
vì cái tật ngông nghênh, cậy thế, cậy quyền. Những ông này không hiểu
nhiệm vụ và chính sách của Việt Minh, nên khi nắm được chút quyền trong
tay vẫn hay lạm dụng”. Vì thế, để bảo đảm tất cả mọi quyền lực thuộc về
Nhân dân, cần kiểm soát về quyền lực nhà nước.
• Về hình thức kiểm soát quyền lực Nhà nước, theo Hồ Chí Minh, trước hết,
cần phát huy vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng là đội tiên
phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc, là đảng
cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội, chính vì vậy, Đảng có quyền và có
trách nhiệm kiểm soát quyền lực Nhà nước. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Công việc
của Đảng Và của Nhà nước ngày càng nhiều. Muốn hoàn thành tốt mọi việc,
thì toàn thể đảng viên và cán bộ phải chấp hành nghiêm chỉnh đường lối và
chính sách của Đảng. Và muốn như vậy, thì các cấp ủy đảng phải tăng cường
công việc kiểm tra. Vì kiểm tra có tác dụng thúc đẩy và giáo dục đảng viên
và cán bộ làm tròn nhiệm vụ đối với Đảng, đối với Nhà nước, làm gương
mẫu tốt cho nhân dân”. Để kiểm soát có kết quả tốt, theo Hồ Chí Minh, cần
có hai điều kiện làm việc kiểm soát phải có hệ thống và người đi kiểm soát
phải là những người rất có uy tín. Người còn nêu rõ hai cách kiểm soát là từ
trên xuống dưới và từ dưới lên. Người nhấn mạnh, phải “khéo kiểm soát”.
• Vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước dựa trên cách thức tổ chức bộ máy
nhà nước và việc phân công, phân nhiệm giữa các cơ quan thực thi quyền
lực nhà nước bước đầu cũng đã được Hồ Chí Minh đề cập đến. Hiến pháp
năm 1946 do Hồ Chí Minh ghi rõ một số hình thức kiểm soát bên trong Nhà
nước, trong đó nổi bật là kiểm soát của Nghị viện nhân dân đối với Chính
phủ, chẳng hạn, Nghị viện nhân dân có quyền “Kiểm soát và phê bình Chính lOMoAR cPSD| 46988474
phủ”, “Bộ trưởng nào không được Nghị viên tín nhiệm thì phải từ chức”, v.v..
• Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực Nhà nước, vì thế, nhân dân có
quyền kiểm soát quyền lực Nhà nước. Đây là hình thức được Hồ Chí Minh
đề cập rất cụ thể. Người nhấn mạnh: “Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn
kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được”1. Đảng cầm
quyền cần chú ý phát huy vai trò kiểm soát quyền lực của nhân dân, bởi so
với số nhân dân thì số đảng viên chỉ là tối thiểu, hàng trăm người dân mới có
một đảng viên. Nếu không có nhân dân giúp sức, thì Đảng không làm được
việc gì hết. Đối với Nhà nước, là công bộc của dân, “mọi công tác phải dựa
hẳn vào quần chúng, hoan nghênh quần chúng đôn đốc và kiểm tra”.
b. Phòng chống tiêu cực trong nhà nước
• Trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Việt Nam, Hồ Chí Minh
thường nói đến những tiêu cực sau đây và nhắc nhở mọi người đề phòng và khắc phục.
• Một là, đặc quyền, đặc lợi. Xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh đòi
hỏi phải tẩy trừ những thói cậy mình là người trong cơ quan chính quyền để
cửa quyền, hách dịch với dân, lạm quyền, đồng thời để vơ vét tiền của, lợi
dụng chức quyền để làm lợi cho cá nhân mình, làm như thế tức là sa vào chủ nghĩa cá nhân.
• Hai là, tham ô, lãng phí, quan liêu. Hồ Chí Minh coi tham ô, lãng phí, quan
liêu là “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”, thứ giặc nguy hiểm hơn giặc
ngoại xâm. Người thường phê bình những người “lấy của công dùng vào
việc tư, quên cả thanh liêm, đạo đức”3. Quan điểm của Hồ Chí Minh là:
“Tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng
minh của thực dân và phong kiến… Tội lỗi ấy cũng nặng như tội lỗi Việt
gian, mật thám”4. Ngày 27-11-1946, Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh ấn định
hình phạt tội đưa và nhận hối lộ với mức từ 5 năm đến 20 năm tù khổ sai và
phải nộp phạt gấp đôi số tiền nhận hối lộ. Ngày 26-1-1946, Hồ Chí Minh ký
lệnh nói rõ tội tham ô, trộm cắp đến mức cao nhất là tử hình.
• Lãng phí là một căn bệnh mà Hồ Chí Minh lên án gay gắt. Bản thân
Người luôn làm gương, tích cực thực hành chống lãng phí trong cuộc sống
và công việc hằng ngày. Người quý trọng từng đồng xu, bát gạo do dân đóng
góp cho hoạt động của bộ máy nhà nước. Lãng phí ở đây được Hồ Chí Minh
xác định là lãng phí sức lao động, lãng phí thời giờ, lãng phí tiền của. Chống
lãng phí là biện pháp để tiết kiệm, là quốc sách của mọi quốc gia.
• Bệnh quan liêu không những có ở cấp trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện
mà còn có ngay ở cả cấp cơ sở. Hồ Chí Minh phê bình những người và các lOMoAR cPSD| 46988474
cơ quan lãnh đạo từ cấp trên đến cấp dưới không sát công việc thực tế,
không theo dõi và giáo dục cán bộ, không gần gũi quần chúng. Đối với công
việc thì trọng hình thức mà không xem xét khắp mọi mặt, không đi sâu từng
vấn đề. Bệnh quan liêu làm cho chúng ta chỉ biết khai hội, viết chỉ thị, xem
báo cáo trên giấy, chứ không kiểm tra đến nơi đến chốn… thành thử có mắt
mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ
đúng, có kỷ luật mà không nắm vững… Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung
túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, đây là bệnh gốc sinh ra các
bệnh tham ô, lãng phí; muốn trừ sạch bệnh tham ô, lãng phí thì trước hết
phải tẩy sạch bệnh quan liêu.
• “Tư túng”, “chia rẽ”, “kiêu ngạo”. Những căn bệnh trên gây mất đoàn kết,
gây rối cho công tác. Hồ Chí Minh kịch liệt lên án tệ kéo bè, kéo cánh, tệ
nạn bà con bạn hữu mình không tài năng gì cũng kéo vào chức này chức nọ.
Người có tài có đức, nhưng không vừa lòng mình thì đẩy ra ngoài. Trong
chính quyền, còn hiện tượng gây mất đoàn kết, không biết cách làm cho mọi
người hòa thuận với nhau, còn có người “bênh vực lớp này, chống lại lớp
khác”. Ngoài bệnh cậy thế, có người còn kiêu ngạo, “tưởng mình ở trong cơ
quan Chính phủ là thần thánh rồi… cử chỉ lúc nào cũng vác mặt “quan cách
mạng”, làm mất uy tín của Chính phủ.
• Để tìm ra biện pháp phòng, chống tiêu cực trong bộ máy nhà nước, Hồ Chí
Minh đã dày công luận giải nguyên nhân nảy sinh tiêu cực. Những nguyên
nhân này được Hồ Chí Minh tiếp cận rất toàn diện. Trước hết là nguyên
nhân chủ quan, bắt nguồn từ căn “bệnh mẹ” là chủ nghĩa cá nhân, tự sự
thiếu tu dưỡng, rèn luyện của bản thân cán bộ. Bên cạnh đó còn có
những nguyên nhân khách quan, từ gần đến xa, là do công tác cán bộ của
Đảng và Nhà nước chưa tốt; do cách tổ chức, vận hành trong Đảng,
trong Nhà nước, sự phối hợp giữa Đảng với Nhà nước chưa thật sự
khoa học, hiệu quả; do trình độ phát triển còn thấp của đời sống xã hội;
do tàn dư của những chính sách phản động của chế độ thực dân, phong
kiến; do âm mưu chống phá của các lực lượng thù địch, v.v.. Các nguyên
nhân này không tồn tại biệt lập với nhau, mà có sự kết hợp với nhau, tiến
công vào đội ngũ cán bộ. Nếu Đảng và Nhà nước không có biện pháp
phòng, chống tốt, không có chính sách bảo vệ cán bộ một cách có hiệu quả,
thì nguy cơ mất cán bộ là rất lớn.
• Phòng, chống tiêu cực trong Nhà nước là nhiệm vụ hết sức khó khăn. Trong
nhiều tác phẩm khác nhau, ở nhiều thời điểm khác nhau, Hồ Chí Minh đã
nêu lên nhiều biện pháp khác nhau. Khái quát lại, có thể thấy nổi bật một hệ
thống biện pháp cơ bản như sau: