Nội dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu

Nội dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

Thông tin:
12 trang 3 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Nội dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam | Bài tập lớn môn Chủ nghĩa xã hội Neu

Nội dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam | Tiểu luận môn Chủ nghĩa xã hội Neu được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!

67 34 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
-------***-------
BÀI TẬP LỚN MÔN: Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐỀ TÀI: Nội dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
HÀ NỘI, NĂM 2022
lOMoARcPSD| 45740413
Mục lục
A. Mở đầu ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ....................................................................... 1
2.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................. 1
2.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 1
B. Nội dung ................................................................................................................... 2
I. Nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........... 2
1. Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........................... 2
2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt .. 2
Nam ......................................................................................................................... 2
II. Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..... 3
1. Thực tiễn Việt Nam............................................................................................. 3
2. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam .......................... 5
III. Thái độ, trách nhiệm của sinh viên .................................................................. 7
C. Kết luận .................................................................................................................... 8
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 9
lOMoARcPSD| 45740413
1
A.Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21, thời đại xu thế hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng thì việc khiến cho hội chủ nghĩa thắng lợi là rất quan trọng. Chủ nghĩa
hội thắng lợi phải cần có đủ lực lượng sản xuất phát triển, sự trưởng thành của giai cấp
công nhân, và không ththiếu sự lãnh đạo sáng suốt, đủ sức quản lý một xã hội bắt kịp
sự phát triển cũng như một hệ thống chính trị mới lạ. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa lại có những ưu điểm phù hợp, vừa kế thừa được những giá trị từ nhà nước pháp
quyền sản bên cạnh đó còn những tính chất vượt trội thể hiện sự văn minh,
dân chủ, toàn diện. Qua lý do kể trên, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là vấn đề không được chậm trễ. Do đó, em nghiên cứu và trình bày đề tài: “Nội
dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
2.1. Ý nghĩa lý luận
Do nhiều cách tiếp nhận đánh giá thông tin khác nhau, chúng ta sẽ cùng nhìn
nhận vấn đề dưới nhiều góc nhìn để thể thấy những đặc trưng, ưu nhược điểm
đưa ra định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ
trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021 - 2030. Vì vậy, đề tài
này góp phần chỉ ra nội dung định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế, bất cập còn tồn tại.
Qua đó cũng phần nào giúp cho đất nước ta có những giải pháp chính sách phù hợp để
nâng cao chất lượng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
lOMoARcPSD| 45740413
2
B. Nội dung
I. Nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nói một cách đơn giản nhất, nhà nước pháp quyền mang bản chất của giai cấp
công nhân chính biểu hiện cho nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhân dân được bảo đảm quyền lực dựa trên luật pháp và hiến pháp mà nhà nước quản
lý, tổ chức, điều nh. Giá trị xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là việc
tạo ra một hệ thống các quan hbảo đảm sự nhất quán, uy quyền, chi phối của luật
pháp trong tất cả mọi mặt xã hội. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền
lực thực sự thuộc về nhân dân lao động, điều này được quy định một cách khách quan,
lấy kinh tế - chính trị của chủ nghĩa xã hội làm cơ sở. Mọi công dân đều có quyền lực
cũng như tiếng nói khi và chỉ khi họ được làm chủ các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã
hội. Lợi ích công nhân, nhân dân lao động cũng như toàn bộ dân tộc được đặt lên hàng
đầu, mọi hành động của nhà nước từ pháp luật, chế, chính sách đến những nguyên
tắc tổ chức đều thể hiện quan điểm của giai cấp công nhân, nhằm từng bước thực hiện
ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
- Thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước của dân, do dân dân để qua đó thể
hiện quyền làm chủ, sở hữu của nhân dân.
- Nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động và tchức trên
sở Hiến pháp, luôn giữ gìn, bảo vệ và coi trọng Hiến pháp.
- Pháp luật mang vị trí tối cao trong đời sống xã hội và Nhà nước Việt Nam quản
lý xã hội thông qua pháp luật.
lOMoARcPSD| 45740413
3
- Quyền con người, các quyền sự tự do của công dân được Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề cao, coi trọng và bảo vệ; giữ vững hai mối
liên hệ cơ bản là giữa Nhà nước với công dân và giữa Nhà nước với xã hội.
- Thống nhất quyền lực của Nhà nước trong nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa
Việt Nam bên cạnh đó vẫn sự phân công phối hợp kiểm soát giữa các
quan nhà nước với các quyền lực được thực hiện như sau: Lập pháp, Hành pháp
và tư pháp.
- Đảng cộng sản Việt Nam nắm toàn quyền lãnh đạo Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam.
II. Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam
1. Thực tiễn Việt Nam
Ta hãy cùng xem Việt Nam hiện tại những ưu điểm cũng nkhiếm khuyết gì?
Để qua đó, có thể đưa ra phương hướng và giải pháp tối ưu cho đất nước.
Về ưu điểm, tích cực:
- Tinh hoa, chuẩn mực của nhân loại dần dần được Việt Nam tiếp cận qua nhiều
thời kì thì hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xây dựng, hoàn
thiện với đặc điểm, tính chất đặc thù của Việt Nam. Đây là một hành trình dài
với nhiều giai đoạn chuyển đổi bắt đầu từ Nhà nước chuyên chính sản rồi dần
biến thành Nhà nước có tính pháp quyền, mấu chốt đề cao vai trò của luật pháp
và Hiến pháp.
- Tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả những tính chất dễ dàng nhận thấy nhất Bộ
máy nhà nước đang dần hướng tới để hoàn thiện; chế vận hành cũng có nhiều
tiến bộ hơn thời trước; sự liên kết giữa chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc,
cũng như các tổ chức hội dần dần bắt kịp với việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền. Chính phủ được sắp xếp lại các đầu mối, tập trung làm tốt chức năng
quản lý vĩ mô, tổ chức và hoạt động của Quốc hội cũng có nhiều thay đổi.
lOMoARcPSD| 45740413
4
- Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường mới mẻ, hiện đại, pháp luật được
hoàn thiện xây dựng để tiến tới hội nhập quốc tế, đi theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Xét nhiều mặt, đặc biệt là về kinh tế, Việt Nam đã thực hiện và tham
gia sâu rộng nhiều cam kết quốc tế đồng thời đóng vai trò thành viên trách
nhiệm, đáng tin của cộng đồng toàn cầu. Hệ thống luật pháp duy trì đảm bảo
quyền công dân, quyền con người việc này được thực hiện hóa trên thực tế.
Nhà nước chú trọng hơn về dân chđại diện, dân chủ trực tiếp của người dân và
được cam kết trên thực tế. Mọi chủ thể trong xã hội đều được đối xử bình đẳng
trước pháp luật, có thể làm những việc mà pháp luật không ngăn cấm.
Về hạn chế, khuyết điểm:
- Sự cồng kềnh, nhiều tầng nắc vẫn còn tồn đọng trong bộ máy nhà nước; còn một
số lĩnh vực chưa sự phân việc, phân quyền đủ rành mạch, tách biệt gây ra hiện
trạng thẩm quyền vừa bị manh mún, phân mảnh, nhưng lại vừa trùng lặp chồng
chéo về cả nhiệm vụ lẫn chức năng. Việc phân công, phối hợp kiểm soát
quyền lực còn nhiều điều chưa phù hợp. Một hệ thống hành chính được xây dựng
dựa trên nguyên tắc phân chia, xác định thẩm quyền, trách nhiệm, chuyên
nghiệp nhưng chưa theo kịp với thực tiễn; hệ thống luật pháp tuy phát triển
mạnh, nhưng vẫn còn lỗ hổng vừa thiếu, vừa yếu. Thủ tục hành chính còn dài
dòng không cần thiết. Tuy công tác ban hành pháp luật đã được thúc đẩy, có tiến
bộ về quy trình, nhưng chất lượng của một số văn bản pháp luật vẫn còn hạn chế.
- Bổn phận giải trình của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước trước người dân có
nơi vẫn quan liêu. Cải cách tư pháp có nhiều bước tiến mới trong hoạt động xét
xử, tố tụng các vụ án, tuy nhiên bên cạnh đó tình trạng oan sai, nợ đọng còn tồn
tại. Tổ chức hội chưa thể hiện được vai trò của mình một cách toàn diện;
quyền con người, quyền công dân vẫn có trường hợp bị vi phạm. Thực hành dân
chủ chưa thật sự ăn khớp, nhất là việc xử lý các mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ
lOMoARcPSD| 45740413
5
cương, quyền trách nhiệm, một slĩnh vực, bphận quan công quyền
với người dân vẫn chưa rõ ràng.
2. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một là, nhất quán trong nhận thức, hành động xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân
nhân dân, do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính
trị. Cần rõ ràng hơn việc xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ, chức năng quyền
hạn của các quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp
pháp trên sở nguyên tắc pháp quyền; bảo đảm quyền lực nnước
thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm
soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng
bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi, công khai, ổn định, trong đó, trọng tâm
quyền lợi ích hợp pháp của người dân doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới
sáng tạo.
Hai , đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội với vai trò quan
đại biểu tối cao của nhân dân, quan quyền lực nhà nước tối cao của nước
Cộng hòa hội chủ nghĩa Việt Nam. Nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt
động, phát huy dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng
lập pháp, quyết định những vấn đề cấp thiết của đất nước cũng như giám sát tối
cao. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quá trình lập pháp, chú trọng hoàn
thiện, xây dựng thể chế phát triển đất nước, nhất thể chế kinh tế thị trường
định hướng hội chủ nghĩa; bảo đảm, tôn trọng bảo vệ quyền con người,
quyền công dân; hoàn thiện chế bảo vệ Hiến pháp, chế giám sát, lấy phiếu,
bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân
dân bầu hoặc phê chuẩn; bảo đảm cấu, tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng đại
biểu, theo hướng nâng cao hợp lý số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách; tối
thiểu hóa số lượng đại biểu làm việc ở các cơ quan tư pháp, hành pháp.
lOMoARcPSD| 45740413
6
Ba , xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, pháp quyền,
dân chủ chuyên nghiệp, trong sạch, hiện đại, vững mạnh, minh bạch, công khai.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu
lực, hiệu quả; phát huy đầy đủ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của quan chấp hành của Quốc hội, quan hành chính nhà nước cao nhất, tập
trung vào quản mô; xây dựng chiến lược, thể chế, kế hoạch; tăng cường
năng lực phân tích, dự báo và đề xuất chính sách dựa trên luận cứ khoa học bên
cạnh thực tiễn trong tình hình mới. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định
rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ban, ngành; giữa Trung ương với địa
phương; khắc phục triệt để tình trạng trùng lặp chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ,
bảo đảm quản lý nhà nước toàn diện, nhất quán.
Bốn , xây dựng nền pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng,
nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thực hiện tốt
trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp,
chính đáng của tổ chức, cá nhân. Các tổ chức cần đổi mới; tòa án nhân dân,
quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, quan thi hành án các quan, tổ
chức tham gia vào hoạt động tư pháp phải nâng cao chất ợng, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động, uy tín đồng thời giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu
kiện, tranh chấp theo luật định; phòng bị, thận trọng đấu tranh hiệu quả
chống hành vi của tội phạm và vi phạm pháp luật.
Năm , hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương tương thích với địa bàn
nông thôn, hải đảo, đô thị các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật
định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng và
vận hành các hình quản trị chính quyền đô thị tiên tiến, tiến bộ, hoạt động
hiệu quả, hiệu lực. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc, các tchức chính trị - hội mọi cấp. Cải cách phân cấp
lOMoARcPSD| 45740413
7
ngân sách nhà nước theo hướng phân định, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân
sách trung ương, thúc đẩy tính chủ động, tự chủ của ngân sách địa phương.
Sáu là, nâng cao sức mạnh, vai trò tổng hợp của hệ thống chính trị và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, các lực lượng trang nhân dân làm cốt lõi trong công
cuộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhà nước pháp quyền hội chnghĩa trước những
âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch từ cả bên trong lẫn bên
ngoài, bảo van ninh chính trị nội bộ, giữ vững an ninh quốc gia, an toàn, trật
tự hội, từng bước tiến tới xây dựng hội kỷ cương, trật tự, lành mạnh, an
toàn. Phát huy hiệu lực, hiệu quả quản nhà nước vtrật tự, an ninh. Bảo vệ
vững chắc nền tảng chủ trương, tưởng cũng như đường lối của Đảng; đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai lệch, thù địch về bản chất, mô hình, mục tiêu
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III. Thái độ, trách nhiệm của sinh viên
1. Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức cũng như phẩm chất đạo đức
Là sinh viên, là tương lai của xã hội, đất nước Việt Nam, chúng ta cần phải
đủ cả đức cả tài để thể đóng góp tri thức của bản thân vào sự tiến bộ của
quốc gia. Sinh viên chúng ta không những cần học tiếp thu tri thức trên giảng
đường đại học, mà bên cạnh đó cần rèn luyện các kĩ năng mềm, kĩ năng xã hội,
ứng xử, giao tiếp… để có thể hoàn thiện hơn về mọi mặt.
2. Có định hướng nghề nghiệp phù hợp
Để góp phần xây dựng đất nước nền kinh tế - xã hội ngày càng tiến bộ, văn
minh, chúng ta cần những công việc, việc làm thực sự hữu ích, phù hợp. Các bạn
sinh viên cần hiểu biết về ngành nghề tương lai, cần chọn nghề phù hợp với trình đ
và sở thích cá nhân.
lOMoARcPSD| 45740413
8
3. Có sự nhiệt huyết, tham vọng
Tuổi sinh viên là độ tuổi đủ trẻ, đủ khỏe để hoạt động đầy năng lượng và cũng đ
chín chắn để có những suy nghĩ, quyết định của riêng mình. Vì vậy, mỗi bạn sinh viên
cần tích cực, năng động tham gia các hoạt động xã hội, địa phương,… qua đó vừa góp
công sức của bản thân vừa có những kinh nghiệm, trải nghiệm cần thiết cho cuộc sống
và tương lai xa.
C.Kết luận
Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa rất đúng
đắn và hợp quy luật vì chỉ có như vậy thì quyền công dân, quyền con người mới
được bảo đảm, nghĩa vụ công dân được quy định rõ ràng, trật tự kỷ cương được
thiết lập, công bằng, hội mới từng bước được thực hiện. Để xây dựng thành
công nhà nước pháp quyền hội chủ nghĩa Việt Nam, chúng ta cần tham khảo
học tập kinh nghiệm một cách không máy móc rập khuôn mà phải vận dụng
một cách phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể ở nước ta, tất cả phải được tiếp
biến thăng hoa trên mảnh đất thực tiễn của Việt Nam. Đồng thời đó còn kết
quả của sự nỗ lực, cố gắng trên tất cả mọi phương diện của toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta nhằm tạo nên các điều kiện cho sự tồn tại của một nnước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa trong hiện thực ở Việt Nam.
Đối với nhân em, với cách hiện tại đang là một sinh viên của ngôi
trường đại học Kinh tế quốc dân – NEU, em sẽ cố gắng hết sức học tập cũng như
trau dồi, bổ sung, bồi dưỡng và học hỏi thêm nhiều kĩ năng khác để có thể giúp
bản thân phát triển một cách tối đa, toàn diện.
lOMoARcPSD| 45740413
9
Bài tập lớn của em dựa trên ý kiến và sự hiểu biết cá nhân cũng như một số
nguồn tham khảo uy tín, tuy nhiên sai sót không thể tránh khỏi, em mong nhận
được những góp ý để có thể giúp bài làm được tốt hơn. Em xin chân thành cảm
ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Thông tin khoa học, Th.S Nguyễn Thị Mai Anh, Xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
https://dhktna.edu.vn/Images/userfiles/files/T%E1%BA%ADp%20san%20s
%E1%BB%91%206.pdf?
fbclid=IwAR3Q2LXw00oe_B5scJyH8EtV2CEmF8T3OvUIoTrwpFihIv5rdQAtAML
vJE#page=57
2. GS, TS. Tô Lâm, Một số vấn đề về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
https://tapchicongsan.org.vn/media-
story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/mot-so-van-de-ve-xay-dung-
hoanthien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-
nam?fbclid=IwAR19Vac3sGPg9ZwjtT7l8K4sDWLswKiKSAMVPScRuEHVdaTQ
Mk_8rXszhE
3. Chuyên đề 3: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân,
dodân, vì dân
https://tinhuygialai.org.vn/Uploads/files/Chuyen%20de%203.pdf?
lOMoARcPSD| 45740413
10
fbclid=IwAR3Q0a9iKQ-
QgN59mzcQmrLP1DYLms7mBrWMfJcYpIAmnORUKDv0MCOHqMs
4. Hội đồng lý luận trung ương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-
xaydung-va-hoan-thien--nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam.html?
fbclid=IwAR3ZBSkYR9ZsfCBbRBw3K3_X_zy2JNTmc3MQiCZylGVHwoAwQsJ
UxAqjqU
| 1/12

Preview text:

lOMoAR cPSD| 45740413
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN -------***-------
BÀI TẬP LỚN MÔN: Chủ nghĩa xã hội khoa học
ĐỀ TÀI: Nội dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. HÀ NỘI, NĂM 2022 lOMoAR cPSD| 45740413 Mục lục
A. Mở đầu ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ....................................................................... 1
2.1. Ý nghĩa lý luận ................................................................................................. 1
2.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................. 1
B. Nội dung ................................................................................................................... 2
I. Nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........... 2
1. Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ........................... 2
2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt .. 2
Nam ......................................................................................................................... 2

II. Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ..... 3
1. Thực tiễn Việt Nam............................................................................................. 3
2. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam .......................... 5
III. Thái độ, trách nhiệm của sinh viên .................................................................. 7
C. Kết luận .................................................................................................................... 8
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 9 lOMoAR cPSD| 45740413 A.Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thế kỉ 21, thời đại mà xu thế hội nhập quốc tế ngày càng
sâu rộng thì việc khiến cho xã hội chủ nghĩa thắng lợi là rất quan trọng. Chủ nghĩa xã
hội thắng lợi phải cần có đủ lực lượng sản xuất phát triển, sự trưởng thành của giai cấp
công nhân, và không thể thiếu sự lãnh đạo sáng suốt, đủ sức quản lý một xã hội bắt kịp
sự phát triển cũng như một hệ thống chính trị mới lạ. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa lại có những ưu điểm phù hợp, vừa kế thừa được những giá trị từ nhà nước pháp
quyền tư sản mà bên cạnh đó còn có những tính chất vượt trội thể hiện sự văn minh,
dân chủ, toàn diện. Qua lý do kể trên, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa là vấn đề không được chậm trễ. Do đó, em nghiên cứu và trình bày đề tài: “Nội
dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”.
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 2.1. Ý nghĩa lý luận
Do có nhiều cách tiếp nhận và đánh giá thông tin khác nhau, chúng ta sẽ cùng nhìn
nhận vấn đề dưới nhiều góc nhìn để có thể thấy những đặc trưng, ưu nhược điểm và
đưa ra định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn.
Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ
trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị nước ta giai đoạn 2021 - 2030. Vì vậy, đề tài
này góp phần chỉ ra nội dung và định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, kết quả đạt được và những vấn đề còn hạn chế, bất cập còn tồn tại.
Qua đó cũng phần nào giúp cho đất nước ta có những giải pháp chính sách phù hợp để
nâng cao chất lượng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 1 lOMoAR cPSD| 45740413 B. Nội dung
I. Nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bản chất nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nói một cách đơn giản nhất, nhà nước pháp quyền mang bản chất của giai cấp
công nhân chính là biểu hiện cho nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhân dân được bảo đảm quyền lực dựa trên luật pháp và hiến pháp mà nhà nước quản
lý, tổ chức, điều hành. Giá trị xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là việc
tạo ra một hệ thống các quan hệ bảo đảm sự nhất quán, uy quyền, chi phối của luật
pháp trong tất cả mọi mặt xã hội. Trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, quyền
lực thực sự thuộc về nhân dân lao động, điều này được quy định một cách khách quan,
lấy kinh tế - chính trị của chủ nghĩa xã hội làm cơ sở. Mọi công dân đều có quyền lực
cũng như tiếng nói khi và chỉ khi họ được làm chủ các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã
hội. Lợi ích công nhân, nhân dân lao động cũng như toàn bộ dân tộc được đặt lên hàng
đầu, mọi hành động của nhà nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến những nguyên
tắc tổ chức đều thể hiện quan điểm của giai cấp công nhân, nhằm từng bước thực hiện
ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
2. Những đặc trưng cơ bản của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thực hiện theo nguyên tắc Nhà nước của dân, do dân và vì dân để qua đó thể
hiện quyền làm chủ, sở hữu của nhân dân.
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoạt động và tổ chức trên cơ
sở Hiến pháp, luôn giữ gìn, bảo vệ và coi trọng Hiến pháp.
- Pháp luật mang vị trí tối cao trong đời sống xã hội và Nhà nước Việt Nam quản
lý xã hội thông qua pháp luật. 2 lOMoAR cPSD| 45740413
- Quyền con người, các quyền và sự tự do của công dân được Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề cao, coi trọng và bảo vệ; giữ vững hai mối
liên hệ cơ bản là giữa Nhà nước với công dân và giữa Nhà nước với xã hội.
- Thống nhất quyền lực của Nhà nước trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam bên cạnh đó vẫn có sự phân công và phối hợp kiểm soát giữa các cơ
quan nhà nước với các quyền lực được thực hiện như sau: Lập pháp, Hành pháp và tư pháp.
- Đảng cộng sản Việt Nam nắm toàn quyền lãnh đạo Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. II.
Định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Thực tiễn Việt Nam
Ta hãy cùng xem Việt Nam hiện tại có những ưu điểm cũng như khiếm khuyết gì?
Để qua đó, có thể đưa ra phương hướng và giải pháp tối ưu cho đất nước.
Về ưu điểm, tích cực:
- Tinh hoa, chuẩn mực của nhân loại dần dần được Việt Nam tiếp cận và qua nhiều
thời kì thì mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xây dựng, hoàn
thiện với đặc điểm, tính chất đặc thù của Việt Nam. Đây là một hành trình dài
với nhiều giai đoạn chuyển đổi bắt đầu từ Nhà nước chuyên chính vô sản rồi dần
biến thành Nhà nước có tính pháp quyền, mấu chốt đề cao vai trò của luật pháp và Hiến pháp.
- Tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả là những tính chất dễ dàng nhận thấy nhất mà Bộ
máy nhà nước đang dần hướng tới để hoàn thiện; cơ chế vận hành cũng có nhiều
tiến bộ hơn thời kì trước; sự liên kết giữa chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc,
cũng như các tổ chức xã hội dần dần bắt kịp với việc xây dựng Nhà nước pháp
quyền. Chính phủ được sắp xếp lại các đầu mối, tập trung làm tốt chức năng
quản lý vĩ mô, tổ chức và hoạt động của Quốc hội cũng có nhiều thay đổi. 3 lOMoAR cPSD| 45740413
- Theo sự phát triển của nền kinh tế thị trường mới mẻ, hiện đại, pháp luật được
hoàn thiện và xây dựng để tiến tới hội nhập quốc tế, đi theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Xét nhiều mặt, đặc biệt là về kinh tế, Việt Nam đã thực hiện và tham
gia sâu rộng nhiều cam kết quốc tế đồng thời đóng vai trò thành viên có trách
nhiệm, đáng tin của cộng đồng toàn cầu. Hệ thống luật pháp duy trì đảm bảo
quyền công dân, quyền con người và việc này được thực hiện hóa trên thực tế.
Nhà nước chú trọng hơn về dân chủ đại diện, dân chủ trực tiếp của người dân và
được cam kết trên thực tế. Mọi chủ thể trong xã hội đều được đối xử bình đẳng
trước pháp luật, có thể làm những việc mà pháp luật không ngăn cấm.
Về hạn chế, khuyết điểm:
- Sự cồng kềnh, nhiều tầng nắc vẫn còn tồn đọng trong bộ máy nhà nước; còn một
số lĩnh vực chưa có sự phân việc, phân quyền đủ rành mạch, tách biệt gây ra hiện
trạng thẩm quyền vừa bị manh mún, phân mảnh, nhưng lại vừa trùng lặp chồng
chéo về cả nhiệm vụ lẫn chức năng. Việc phân công, phối hợp và kiểm soát
quyền lực còn nhiều điều chưa phù hợp. Một hệ thống hành chính được xây dựng
dựa trên nguyên tắc phân chia, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, chuyên
nghiệp nhưng chưa theo kịp với thực tiễn; hệ thống luật pháp tuy có phát triển
mạnh, nhưng vẫn còn lỗ hổng vừa thiếu, vừa yếu. Thủ tục hành chính còn dài
dòng không cần thiết. Tuy công tác ban hành pháp luật đã được thúc đẩy, có tiến
bộ về quy trình, nhưng chất lượng của một số văn bản pháp luật vẫn còn hạn chế.
- Bổn phận giải trình của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước trước người dân có
nơi vẫn quan liêu. Cải cách tư pháp có nhiều bước tiến mới trong hoạt động xét
xử, tố tụng các vụ án, tuy nhiên bên cạnh đó tình trạng oan sai, nợ đọng còn tồn
tại. Tổ chức xã hội chưa thể hiện được vai trò của mình một cách toàn diện;
quyền con người, quyền công dân vẫn có trường hợp bị vi phạm. Thực hành dân
chủ chưa thật sự ăn khớp, nhất là việc xử lý các mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ 4 lOMoAR cPSD| 45740413
cương, quyền và trách nhiệm, ở một số lĩnh vực, bộ phận cơ quan công quyền
với người dân vẫn chưa rõ ràng.
2. Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Một là, nhất quán trong nhận thức, hành động xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân, do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính
trị. Cần rõ ràng hơn việc xác định vị trí, vai trò, nhiệm vụ, chức năng và quyền
hạn của các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp
và tư pháp trên cơ sở nguyên tắc pháp quyền; bảo đảm quyền lực nhà nước là
thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và tăng cường kiểm
soát quyền lực nhà nước. Xây dựng hệ thống pháp luật đầy đủ, kịp thời, đồng
bộ, thống nhất, minh bạch, khả thi, công khai, ổn định, trong đó, trọng tâm là
quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp để thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Hai là, đổi mới hoạt động và tổ chức của Quốc hội với vai trò là cơ quan
đại biểu tối cao của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước tối cao của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hoạt
động, phát huy dân chủ, pháp quyền, chuyên nghiệp trong thực hiện chức năng
lập pháp, quyết định những vấn đề cấp thiết của đất nước cũng như giám sát tối
cao. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng quá trình lập pháp, chú trọng hoàn
thiện, xây dựng thể chế phát triển đất nước, nhất là thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm, tôn trọng và bảo vệ quyền con người,
quyền công dân; hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp, cơ chế giám sát, lấy phiếu,
bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng nhân
dân bầu hoặc phê chuẩn; bảo đảm cơ cấu, tiêu chuẩn, nâng cao chất lượng đại
biểu, theo hướng nâng cao hợp lý số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách; tối
thiểu hóa số lượng đại biểu làm việc ở các cơ quan tư pháp, hành pháp. 5 lOMoAR cPSD| 45740413
Ba là, xây dựng nền hành chính nhà nước phục vụ nhân dân, pháp quyền,
dân chủ chuyên nghiệp, trong sạch, hiện đại, vững mạnh, minh bạch, công khai.
Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng tinh gọn, hiệu
lực, hiệu quả; phát huy đầy đủ vai trò, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
của cơ quan chấp hành của Quốc hội, cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, tập
trung vào quản lý vĩ mô; xây dựng chiến lược, thể chế, kế hoạch; tăng cường
năng lực phân tích, dự báo và đề xuất chính sách dựa trên luận cứ khoa học bên
cạnh thực tiễn trong tình hình mới. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định
rõ trách nhiệm giữa Chính phủ với các bộ, ban, ngành; giữa Trung ương với địa
phương; khắc phục triệt để tình trạng trùng lặp chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ,
bảo đảm quản lý nhà nước toàn diện, nhất quán.
Bốn là, xây dựng nền tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công bằng,
nghiêm minh, liêm chính, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Thực hiện tốt
trọng trách bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp,
chính đáng của tổ chức, cá nhân. Các tổ chức cần đổi mới; tòa án nhân dân, cơ
quan điều tra, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ
chức tham gia vào hoạt động tư pháp phải nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu
quả hoạt động, uy tín đồng thời giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các khiếu
kiện, tranh chấp theo luật định; phòng bị, thận trọng và đấu tranh có hiệu quả
chống hành vi của tội phạm và vi phạm pháp luật.
Năm là, hoàn thiện tổ chức chính quyền địa phương tương thích với địa bàn
nông thôn, hải đảo, đô thị và các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt theo luật
định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính quyền đô thị nhằm xây dựng và
vận hành các mô hình quản trị chính quyền đô thị tiên tiến, tiến bộ, hoạt động
hiệu quả, hiệu lực. Gắn kết và đổi mới tổ chức bộ máy và cơ chế hoạt động của
Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở mọi cấp. Cải cách phân cấp 6 lOMoAR cPSD| 45740413
ngân sách nhà nước theo hướng phân định, bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân
sách trung ương, thúc đẩy tính chủ động, tự chủ của ngân sách địa phương.
Sáu là, nâng cao sức mạnh, vai trò tổng hợp của hệ thống chính trị và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, các lực lượng vũ trang nhân dân làm cốt lõi trong công
cuộc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trước những
âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch từ cả bên trong lẫn bên
ngoài, bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, giữ vững an ninh quốc gia, an toàn, trật
tự xã hội, từng bước tiến tới xây dựng xã hội kỷ cương, trật tự, lành mạnh, an
toàn. Phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về trật tự, an ninh. Bảo vệ
vững chắc nền tảng chủ trương, tư tưởng cũng như đường lối của Đảng; đấu
tranh, phản bác các quan điểm sai lệch, thù địch về bản chất, mô hình, mục tiêu
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
III. Thái độ, trách nhiệm của sinh viên
1. Không ngừng học tập, trau dồi kiến thức cũng như phẩm chất đạo đức
Là sinh viên, là tương lai của xã hội, đất nước Việt Nam, chúng ta cần phải
có đủ cả đức cả tài để có thể đóng góp tri thức của bản thân vào sự tiến bộ của
quốc gia. Sinh viên chúng ta không những cần học tiếp thu tri thức trên giảng
đường đại học, mà bên cạnh đó cần rèn luyện các kĩ năng mềm, kĩ năng xã hội,
ứng xử, giao tiếp… để có thể hoàn thiện hơn về mọi mặt.
2. Có định hướng nghề nghiệp phù hợp
Để góp phần xây dựng đất nước có nền kinh tế - xã hội ngày càng tiến bộ, văn
minh, chúng ta cần có những công việc, việc làm thực sự hữu ích, phù hợp. Các bạn
sinh viên cần hiểu biết rõ về ngành nghề tương lai, cần chọn nghề phù hợp với trình độ và sở thích cá nhân. 7 lOMoAR cPSD| 45740413
3. Có sự nhiệt huyết, tham vọng
Tuổi sinh viên là độ tuổi đủ trẻ, đủ khỏe để hoạt động đầy năng lượng và cũng đủ
chín chắn để có những suy nghĩ, quyết định của riêng mình. Vì vậy, mỗi bạn sinh viên
cần tích cực, năng động tham gia các hoạt động xã hội, địa phương,… qua đó vừa góp
công sức của bản thân vừa có những kinh nghiệm, trải nghiệm cần thiết cho cuộc sống và tương lai xa. C.Kết luận
Việt Nam đang xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là rất đúng
đắn và hợp quy luật vì chỉ có như vậy thì quyền công dân, quyền con người mới
được bảo đảm, nghĩa vụ công dân được quy định rõ ràng, trật tự kỷ cương được
thiết lập, công bằng, xã hội mới từng bước được thực hiện. Để xây dựng thành
công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, chúng ta cần tham khảo
học tập kinh nghiệm một cách không máy móc rập khuôn mà phải vận dụng nó
một cách phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể ở nước ta, tất cả phải được tiếp
biến thăng hoa trên mảnh đất thực tiễn của Việt Nam. Đồng thời đó còn là kết
quả của sự nỗ lực, cố gắng trên tất cả mọi phương diện của toàn Đảng, toàn quân,
toàn dân ta nhằm tạo nên các điều kiện cho sự tồn tại của một nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa trong hiện thực ở Việt Nam.
Đối với cá nhân em, với tư cách hiện tại đang là một sinh viên của ngôi
trường đại học Kinh tế quốc dân – NEU, em sẽ cố gắng hết sức học tập cũng như
trau dồi, bổ sung, bồi dưỡng và học hỏi thêm nhiều kĩ năng khác để có thể giúp
bản thân phát triển một cách tối đa, toàn diện. 8 lOMoAR cPSD| 45740413
Bài tập lớn của em dựa trên ý kiến và sự hiểu biết cá nhân cũng như một số
nguồn tham khảo uy tín, tuy nhiên sai sót không thể tránh khỏi, em mong nhận
được những góp ý để có thể giúp bài làm được tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Tài liệu tham khảo
1. Thông tin khoa học, Th.S Nguyễn Thị Mai Anh, Xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
https://dhktna.edu.vn/Images/userfiles/files/T%E1%BA%ADp%20san%20s %E1%BB%91%206.pdf?
fbclid=IwAR3Q2LXw00oe_B5scJyH8EtV2CEmF8T3OvUIoTrwpFihIv5rdQAtAML vJE#page=57
2. GS, TS. Tô Lâm, Một số vấn đề về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam
https://tapchicongsan.org.vn/media-
story/-/asset_publisher/V8hhp4dK31Gf/content/mot-so-van-de-ve-xay-dung-
hoanthien-nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-viet-
nam?fbclid=IwAR19Vac3sGPg9ZwjtT7l8K4sDWLswKiKSAMVPScRuEHVdaTQ Mk_8rXszhE
3. Chuyên đề 3: Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, dodân, vì dân
https://tinhuygialai.org.vn/Uploads/files/Chuyen%20de%203.pdf? 9 lOMoAR cPSD| 45740413 fbclid=IwAR3Q0a9iKQ-
QgN59mzcQmrLP1DYLms7mBrWMfJcYpIAmnORUKDv0MCOHqMs
4. Hội đồng lý luận trung ương, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/mot-so-van-de-ly-luan-va-thuc-tien-ve-
xaydung-va-hoan-thien--nha-nuoc-phap-quyen-xa-hoi-chu-nghia-o-viet-nam.html?
fbclid=IwAR3ZBSkYR9ZsfCBbRBw3K3_X_zy2JNTmc3MQiCZylGVHwoAwQsJ UxAqjqU 10