Nội luật hoá một số quyền - Luật Dân Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nội luật hoá một số quyền - Luật Dân Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

NỘI LUẬT HÓA MT S QUYN N S THEO CÔNG ƯỚC QUỐC
TẾ VỀ QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VÀO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
I. SƠ LƯC QUÁ TRÌNH RA ĐI VÀ KHÁI QUÁT NỘI DUNG BẢN
CỦA CÔNG ƯỚC
1. Sơ ợc q trình ra đời và tham gia Công ưc
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) cùng được thông qua bằng Nghị quyết
2200 A (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Ngoài ra, một Nghị định thư tùy chọn đi kèm với ICCPR cũng được thông qua
trong Nghị quyết số 2200 A (XXI) nhằm quy định các thủ tục giải quyết các khiếu nại
của các cá nhân về việc vi phạm các quyền dân sự, chính trị của các quốc gia. ICCPR
có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Tầm quan trọng và ý nghĩa của ICCPR được thể hiện
chỗ có 168 nước đã phê chuẩn Công ước này (tính đến tháng 7/2015)
Mười ba năm sau khi ICCPR hiệu lực (năm 1976), một Nghị định thư tùy
chọn thứ hai bổ sung ICCPR được thông qua theo Nghị quyết số 44/128 ngày
15/12/1989 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó đề cập đến việc xóa bỏ hình
phạt tử hình.
ICCPR cùng với ICESCR Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948
(viết tắt UDHR) được coi Bộ luật quốc tế về quyền con người, được đặt dưới sự
giám sát riêng của Ủy ban nhân quyền, độc lập với Hội đồng Nhân quyền của Liên
hợp quốc. quan này trách nhiệm giám sát việc thực hiện thẩm định các báo
cáo nhân quyền của các nước. Mới đầu, các bên tham gia phải báo cáo định kỳ mỗi
năm một lần, nhưng sau đó là bất kỳ khi nào Ủy ban giám sát yêu cầu.
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1977 và chỉ 5 năm sau đó đã gia nhập
ICCPR ICESCR (cùng vào ngày 24/9/1982). ICCPR hiệu lực đối với Việt Nam
từ ngày 24/12/1982. So với nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc gia nhập ICCPR
ICESCR của Việt Nam là tương đối sớm.
Trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã những nỗ lực đáng kể trong thực
hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của Công ước này. Đến nay, Việt Nam đã nộp 03
báo cáo quốc gia về việc triển khai thực hiện Công ước. Báo cáo quốc gia thứ nhất
được nộp vào ngày 7/7/1989 được Ủy ban Công ước xem xét vào ngày 10
12/7/1990. Báo cáo quốc gia thứ hai được nộp vào ngày 3/4/2001 được Ủy ban
Công ước xem xét vào ngày 12/7/2002. Báo cáo quốc gia thứ ba nộp vào tháng 11
năm 2017 và ngày 11/3/2019, tại Geneva (Thụy Sĩ), Ủy ban nhân quyền của Liên hợp
quốc tổ chức phiên họp xem xét báo cáo của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế
về các quyền dân sự chính trị. Ủy ban Công ước đã hoan nghênh Việt Nam về báo
cáo thứ ba với những thông tin chi tiết về pháp luật quốc gia.
2. Khái quát nội dung cơ bản của Công ước
ICCPR điều chỉnh những quyền bản của con người thuộc phạm trù các quyền
dân sự, chính trị. Các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính
trị của từng cá nhân.
ICCPR gồm 6 phần, 53 điều với những nội dung cơ bản sau đây:
- Lời nói đầu gồm 5 đoạn.
- Phần I gồm Điều 1 về quyền tự quyết.
- Phần II, từ Điều 2 đến Điều 5, quy định về nguyên tắc bình đẳng (Điều 1 2),
tạm đình chỉ các quyền trong tình trạng khẩn cấp (Điều 4) và không được lạm dụng các
quy định của Công ước (Điều 5).
- Phần III, từ Điều 6 đến Điều 27, quy định về các nội dung của các quyền dân sự
(quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền không bị bắt làm lệ…); các quyền
chính trị (quyền tự do hội họp, quyền tự do hiệp hội, quyền tham gia đời sống chính
trị..) cũng như quyền của một số nhóm hội đặc biệt, bao gồm quyền Một phiên họp
của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (Geneva, Thụy Sỹ), trẻ em (Điều 24)
quyền của người thiểu số (Điều 27). Đây phần chứa đựng những nội dung quan
trọng nhất, trong đó bao gồm các quy định về nội hàm của các quyền dân sự và chính
trị.
- Phần IV, t Điu 28 đến Điu 45, quy đnh vthành lập, cấu, tổ chức hoạt
động của HRC – cơ quan nhiệm vụ giám sát việc thi hành Công ước.
- Phần V, gồm Điều 46 Điều 47, quy định về việc giải thích Công ước không
được làm phương hại đến các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc quyền của
các dân tộc trong việc quyết định về tài nguyên của mình.
- Phần VI, từ Điều 48 đến Điều 53, quy định về việc kết, gia nhập, phê
chuẩn, sửa đổi và hiệu lực của Công ước.
3. Giới thiệu một số quyền dân sự theo Công ước
ICCPR quy định về nhiều quyền dân sự và chính trị, trong đó có 3 quyền có vị trí
đặc biệt, đó là: Quyền tự quyết (Điều 1); Quyền bình đẳng (các Điều 2, 3 26);
Quyền của người thiểu số (Điều 27).
Ngoài ba quyền trên, các quyền còn lại trong ICCPR thể xếp thành hai nhóm
gồm:
Nhóm các quyền dân sự, gồm: Quyền sống (Điều 6); Quyền không bị tra tấn
(Điều 7); Quyền tự do không bị buộc làm lệ hay dịch (Điều 8); Quyền tự do
an toàn cá nhân ( ) (Điều 9);còn được gọi là quyền không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện
Quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do (Điều 10); Cấm phạtnghĩa
vụ dân sự (Điều 11); Quyền tự do đi lại trú (Điều 12); Quyền về thủ tục khi bị
trục xuất (Điều 13); Quyền về xét xử công bằng (Điều 14); Cấm áp dụng luật hồi tố
(Điều 15); Quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật (Điều 16); Quyền bảo vệ
sự riêng tư (Điều 17); Quyền tự do tưởng, lương tâm và tôn giáo (Điều 18); Quyền
tự do biểu đạt (Điều 19); Bảo vệ gia đình (Điều 23); Bảo vệ trẻ em (Điều 24)
Nhóm các quyền chính trị, gồm: Quyền tự do hội họp (Điều 21); Quyền tự do
hiệp hội (Điều 22); Quyền tham gia chính trị (Điều 25).
Trong khuôn khổ chuyên đề này, chúng tôi tập trung giới thiệu 07 quyền dân sự
trong Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị sau:
3.1 Quyền không bị tra tấn (Điều 7)
“Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, nhân đạo
hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học
hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó”.
Như vậy, quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, nhân đạo
hoặc hạ nhục con người một trong số ít các quyền tuyệt đối trong ICCPR, các quốc
gia không thể đặt ra bất kỳ giới hạn đối với quyền này. Hơn nữa, trong mọi hoàn cảnh,
không thể tạm đình chỉ áp dụng quyền này.
Mục đích của Điều 7 Công ước là bảo vệ hai yếu tố: Phẩm giá sự toàn vẹn về
thể chất tinh thần của nhân. Các quốc gia trách nhiệm thông qua các biện
pháp lập pháp các biện pháp khác nếu cần thiết để bảo vệ mọi người chống lại
những hành động bị nghiêm cấm trong Điều 7, bất kể những hành động đó do những
người cách chính thức hay không chính thức thực hiện, hoặc do những người
thực hiện động nhân. Việc nghiêm cấm trong Điều 7 được bổ sung bởi quy
định trong khoản 1 Điều 10 của Công ước, trong đó nêu rằng: “Tất cả những người bị
tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo được tôn trọng phẩm giá vốn của
một con người”. Sự ngăn cấm quy định ở Điều 7 không chỉ liên quan đến những hành
động là nguyên nhân gây đau đớn về thể xác mà còn cả những hành động gây đau khổ
về mặt tinh thần đối với nạn nhân.
Như vậy, mọi người đều quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những xâm
phạm. ICCPR đặt ra các nghĩa vụ chính đối với các quốc gia thành viên, cụ thể là:
- Một là, các quốc gia cần ghi nhận và có quy định nhằm bảo đảm không ai có thể
bị tra tấn, đối xử hoặc bị áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc nhục
hình. Đặc biệt, không một người nào thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc
khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó.
- Hai là, những người bị tước đoạt tự do phải được đối xử nhân đạovới sự tôn
trọng nhân phẩm và tự do vốn có của con người.
- Ba là, trừ những hoàn cảnh đặc biệt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải được
giam giữ riêng, cách ly khỏi những người đã thành án và phải được đối xử theo chế độ
riêng phù hợp với quy chế đối với người bị tạm giam.
- Bốn là, các quốc gia cần những quy chế pháp dành riêng cho người chưa
thành niên để bảo đảm việc giam giữ được tách riêng khỏi người lớn và phải được đối
xử phù hợp lứa tuổi của họ cũng như phải được đưa ra xét xử càng nhanh càng tốt.
Có thể thấy, đây là những chuẩn mực mà Công ước đặt ra cho các quốc gia thành
viên để bảo vệ nhóm quyền không bị tra tấn, được đối xử nhân đạo, không bị giam giữ
độc đoán, tra tấn, nhục hình. Các nước thành viên Công ước, dựa trên các nguyên tắc
nền này tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, hội văn hóa của nước
mình có thể đưa ra những quy định riêng nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ
bản đã được quy định trong Công ước.
3.2. Quyền tự do không bị buộc làm nô lệ hay nô dịch (Điều 8)
“1. Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.
2. Không ai bị bắt làm nô dịch.
a) Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức;
b) Mục a, khoản 3 điều này không cản trở việc thực hiện lao động cưỡng bức
theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm
lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội phạm.
c) Theo nghĩa của khoản này, thuật ngữ "lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức"
không bao gồm:
i) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào không được nói tại điểm b, thông
thường đòi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của toà án hoặc
một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm;
ii) Bất kỳ sự phục vụ nào mang tính chất quân sự bất kỳ sự phục vụ quốc gia
nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ
quân sự do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện
nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm;
iii) Bất kỳ sự phục vụ nào được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai
đe doạ đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng;
iv) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào là một phần của các nghĩa vụ dân sự
thông thường.”
Xét về nội dung, Điều 8 ICCPR bao trùm rất nhiều tình huống một người
thể bị buộc phải phụ thuộc vào người khác, kể cả trong những bối cảnh như mại dâm,
buôn bán người hoặc trong một số dạng lạm dụng tâm lý.
Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề lao động bị cưỡng bức, khoản 3, Điều 8 liệt
những trường hợp loại trừ. Cũng cần lưu ý là những quy định về loại trừ nêu tại khoản
3, Điều 8 phải được áp dụng một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất kỳ
chủ thể nào và phải phù hợp với các quy định khác có liên quan của ICCPR.
3.3 Quyền tự do an toàn nhân còn được gọi là quyền không bbắt hoặc
giam giữ tùy tiện Điều 9)(
“1. Mọi người đều quyền ởng tự do an toàn nhân. Không ai bị bắt
hoặc bị giam giữ cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền
đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định.
2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý
do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ.
3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa
ra toà án hoặc một quan tài phán thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp
phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người
trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự
do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mt tại t án để xét x
vào bất cứ khi nào và để thi nh án nếu bkết tội.
4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ bị tước tự do đều quyền yêu
cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó thể quyết định không
chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc
giam giữ là bất hợp pháp.
5. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp
pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.”
Điều 9 ICCPR không coi quyền tự do là quyền tuyệt đối bảo vệ các cá nhân khỏi
bị bắt hoặc giam giữ trong mọi trường hợp. Trong thực tế, việc các Nhà nước tước tự
do của các nhân vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã luôn tồn tại trong lịch sử sẽ
còn tiếp tục một phương thức chính đáng để Nhà nước kiểm soát các nhân trong
thẩm quyền tài phán của mình. Trong bối cảnh đó, khoản 1 Điều 9 một bảo đảm về
nội dung đòi hỏi việc bắt giam giữ không được tùy tiện hoặc bất hợp pháp. Từ
khoản 2 đến 5 của Điều 9 là các quy định về thủ tục nhằm bảo đảm cho cá nhân được
hưởng quyền nội dung tại khoản 1 Điều 9. Mặc Điều 9 thường được viện dẫn liên
quan đến việc tước tdo, điều khoản này cũng bảo vệ an toàn của các nhân không
bị giam giữ.
3.4 Quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 12)
“1. Bất cứ ai trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều quyền tự do
đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
2. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình.
3. Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn
chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ
hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác,phải phù hợp với những
quyền khác được Công ước này công nhận.
4. Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình”
Như vậy, Điều 12 Công ước đề cập đến 4 dạng tự do cụ thể của các nhân: T
do lựa chọn nơi sinh sống trên lãnh thổ quốc gia; tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia; tự do đi khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; tự do trở về nước mình. Tuy
nhiên, quyền tự do đi lại và cư trú không phải là một quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn
chế nếu “do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức
khỏe hoặc đạo đức hội hoặc các quyền tự do của người khác,phải phù hợp với
những quyền khác được ICCPR công nhận”.
Ủy ban Nhân quyền cũng khẳng định rằng tự do đi lại điều kiện không thể
thiếu đối với sự phát triển tự do của nhân các quốc gia thể đặt ra những giới
hạn nhất định về quyền tự do đi lại nhưng những giới hạn đặt ra không được làm
hiệu nguyên tắc tự do đi lại phải dựa trên những căn cứ quy định tại khoản 3 Điều
12, và phải phù hợp với các quyền khác được ICCPR công nhận.
3.5 Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo Điều 18)(
“1. Mọi người đều quyền tự do tưởng, tự do tín ngưỡngtôn giáo. Quyền
này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự
do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người
khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành
và truyền giảng.
2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin
theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.
3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc n ngưỡng chỉ thể bị giới hạn bởi pháp
luật khi sự giới hạn đó cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ
hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.
4. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc
cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo
và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ.”
Theo Điều 18 Công ước, mọi người đều quyền tự do tưởng, tín ngưỡng
tôn giáo. Ủy ban Nhân quyền giải thích thêm: Quyền tự do tưởng, tín ngưỡng hoặc
tôn giáo (điều này bao gồm quyền tự do đối với việc giữ tín ngưỡng) tại khoản 1 Điều
18 có tính bao quát và sâu sắc. Nó bao gồm quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn đề,
niềm tin nhân với những tôn giáo hay tín ngưỡng với cách nhân hay tập thể.
Uỷ ban lưu ý các quốc gia thành viên về thực tế tự do tưởng cần được bảo vệ
tương tự như với tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc tính sở của những tự do này
đã được thể hiện trong thực tế chúng không thể bị đình chỉ thực hiện, thậm chí cả
trong những thời điểm khẩn cấp như được nêu tại khoản 2 Điều 4 của Công ước.
Cũng theo Ủy ban, Điều 18 phân biệt quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn
giáo với tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng. Nó không cho phép có bất kỳ giới hạn
nào đối với quyền tự do tưởng tín ngưỡng hoặc với quyền tự do được tin theo
một tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
3.6 Quyền tự do biểu đạt Điều 19( )
1. Mi nời đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bai can thiệp.
2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên
truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ
phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những
nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất
định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật cần thiết
để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã
hội.”
Với quy định về quyền tự do biểu đạt, Ủy ban Nhân quyền giải thích rằng nghĩa
vụ tôn trọng tự do quan điểm tự do biểu đạt nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc
gia thành viên như một chỉnh thể. Tất cả mọi nhánh quyền lực Nhà nước (hành pháp,
lập pháp và tư pháp) và các cơ quan công quyền và tổ chức của chính phủ, dù ở cấp độ
nàoquốc gia, khu vực hay địa phương đều trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của
quốc gia thành viên. Nghĩa vụ này cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm
rằng mọi người được bảo vệ khỏi bất kỳ hành vi nào của cá nhân hay pháp nhân thuộc
khu vực tư có thể ảnh hưởng xấu đến việc thụ hưởng các quyền tự do quan điểm và tự
do biểu đạt đến mức độ những quyền theo Công ước này dễ bị ảnh hưởng bởi việc áp
dụng của các cá nhân hoặc pháp nhân thuộc khu vực tư.
3.7 Quyền bảo vệ sự riêng tư ( Điều 17)
“1. Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng
tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc
xâm phạm như vậy.”
Có thể thấy, Điều 17 quy định quyền được bảo vệ của mọi người nhằm chống lại
sự xâm phạm tuỳ tiện hay bất hợp pháp về đời tư, gia đình cũng như sự xâm hại bất
hợp pháp đến danh dự uy tín của họ. Theo Uỷ ban Nhân quyền, cần thiết phải
quyền này để bảo đảm chống lại những xâm phạm như trên, cho những sự xâm
phạm này do quan chức Nhà nước hay mọi thể nhân pháp nhân gây ra. Những
nhiệm vụ bắt buộc của điều khoản này đòi hỏi các quốc gia thành viên có trách nhiệm
ban hành các quy định pháp luật phù hợp phải thực thi các biện pháp pháp cũng
như những biện pháp thích hợp khác tác động ngăn chặn, chống lại sự xâm phạm
và tấn công vào đời tư để bảo vệ quyền này.
II. KẾT QUẢ NỘI LUẬT HÓA MỘT SỐ QUYỀN DÂN SỰ
Nội luật hóa quá trình đưa nội dung các quy phạm của Điều ước quốc tế vào
nội dung của quy phạm pháp luật trong nước thông qua việc xây dựng, ban hành (sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ hoă c ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước để
nội dung pháp đúng với i dung của các quy định của điều ước đã được kết
hoặc gia nhập.
Sau gần 40 năm, kể từ ngày gia nhập ICCPR, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng
kể để các quyền dân sự chính trị theo Công ước được quy định đầy đủ tại Hiến
pháp, các Luật của Quốc hội được cụ thể hóa trong văn bản QPPL. Điều 14, Hiến
pháp 2013 quy định: “Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ bảo đảm theo Hiến pháp
pháp luật”. Dưới đây là kết quả nội luật hóa một số quyền dân sự theo Công ước ở trên
vào pháp luật Việt Nam.
1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm một trong những
quyền hiến định, được ghi nhận tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2013, theo đó Mọi
người quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình
thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
Các văn bản luật dưới luật đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp như: Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015 (Điều 10 quy định: Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tín mạng, sức khỏe của
con người); Luật Thi hành án hình sự 2019 (Khoản 8, Điều 10 quy định nghiêm cấm
các hành vi: Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc
hạ nhục người chấp hành án, biện pháp pháp)... Đây chính nền tảng pháp để
ngăn chặn và trừng trị những hành vi tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo
hay bị hạ nhục. Như vậy, thể thấy, các quy định của pháp luật Việt Nam đã quy
định thống nhất và đồng bộ về quyền không bị tra tấn.
Pháp luật Việt Nam đã thiết lập một số chế để đảm bảo các quyền này, chẳng
hạn: (i) Hiến pháp quy định mọi người quyền khiếu nại, tố cáo với quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức,
nhân, trong đó có các hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức
đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình
sự 2015.
(ii) Viện Kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (Điều 6 Luật Thi
hành tạm giữ, tạm giam 2015) ; Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam giám sát hoạt động của quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam quan,
tổ chức, nhân Khác liên quan đến hoạt động tạm giữ, tạm giam theo quy định của
pháp luật (Điều 7 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015).
(iii) Người bị thiệt hại do các hành vi tra tấn, bức cung, nhục hình có quyền được
bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Các
quy định về bồi thường cho những người này được thực hiện theo quy định về bồi
thường.
(iv) Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các biện pháp phòng ngừa bức cung,
nhục hình như:
- Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên
người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên
tham gia việc hỏi cung bị can (khoản 1, Điêu 183);
- Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt
động điều tra hoặc căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong
trường hợp khác khi xét thấy cần thiết (khoản 4 Điều 6);
- Việc hỏi cung bị can tại sở giam giữ hoặc tại trụ sở quan điều tra, quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi
hình có âm thanh (khoản 6, Điều 183);
- Trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi
bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe,
xem nội dung được ghi âm hoă c ghi hình âm thanh liên quan tại phiên tòa (Điều
313)
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không quy định tội danh riêng về
tra tấn. Tuy nhiên, các hành vi nội hàm tra tấn được xác định hành vi phạm tội
hình sự, được quy định trong tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội dùng nhục
hình, tội bức cung (các Điều 157, 373 374). Ngoài ra, BLHS cũng quy định về
việc xử lý hình sự đối với một số hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm
con người liên quan đến khía cạnh tra tấn như tội giết người, tội bức tử, tội đe dọa giết
người, tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi
hành công vụ, tội hành hạ người khác (Điều 123, 130, 133, 137 140)... Hình phạt
đối với các hành vi phạm tội nêu trên là rất nghiêm khắc.
Luật Tương trợ tư pháp có quy định về từ chối dẫn độ cho nước ngoài nếu Người
bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú Việt Nam lý do khả năng bị truy bức ở
nước yêu cầu dẫn độ do sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch,
dân tộc, thành phần hội hoặc quan điểm chính trị (Điều 35). Quy định này cũng
được ghi nhận trong điều ước song phương về ơng tr tư pháp Việt Nam đã
kết với nước ngoài.
Người bị buộc tội quyền nhưng không buộc phải chứng minh mình tội.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội,
kết tội (các Điều 15 và 98 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận thể người; thực hiện kỹ thuật,
phương pháp khám, chữa bệnh mới trên thể người; thử nghiệm y học, dược học,
khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên thể người phải được sự
đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện( Khoản 3, Điều 33
Bộ luật Dân sự 2015).
Bên cạn đó, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người và hiến, lấy xác cũng đã
quy định cụ thể về hành vi bị nghiêm cấm trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận
thể người và hiến, lấy xác như ấy trộm mộ, bộ phận thể người; lấy trộm xác; Ép
buộc người khác phải cho mô, bộ phận thể người hoặc lấy mô, bộ phận thể của
người không tự nguyện hiến…(Điều 11). Trường hợp Người nào mua bán, chiếm đoạt
mô hoặc bộ phận cơ thể người khác có thể bị xử lý hình sự về tội mua bán, chiếm đoạt
mô hoặc bộ phận thể người (Điều 154 BLHS).
Chế độ quản giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi và nhận t , nhận đồ vật,
tiền mặt, gặp thân nhân, chămc y tế đối với người bị kết án tử hình trong thời gian
chờ thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về tạm giam.
2. Quyền không bị làm nô lệ, nô dịch
Nhóm quyền không bị lệ, lao động khổ sai hay lao động cưỡng bức nghĩa
vụ đặt ra cho các quốc gia thành viên về việc bảo đảm quyền này được ghi nhận tại
Điều 8 ICCPR. Đến nay, quyền này được quy định khá đầy đủ trong hệ thống pháp
luật Việt Nam, từ văn bản pháp luật hiệu lực cao nhấtHiến pháp Việt Nam cho
đến các Bộ luật, các Luật, Pháp lệnh các văn bản dưới luật, đáp ứng được các yêu
cầu của Công ước. Tuy nhiên, một số quy định liên quan đến nội dung này vẫn còn
mang tính chất chung, chưa thật sự khả thi và chưa đi vào cuộc sống.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không khái niệm “lao động khổ sai” nhưng
khái niệm “cưỡng bức lao động” với nội hàm việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ. Các hành vi
cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu đều bị nghiêm
cấm theo quy định của Hiến pháp (tại Khoản 3, Điều 35) Bộ luật Lao động 2019
(tại Điều 8). Đồng thời, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cũng quy định 2
tội danh liên quan đến vấn đề này là tội vi phạm quy định về sử dụng lao động dưới 16
tuổi (Điều 296) và tội cưỡng bức lao động (Điều 297).
Về tổ chức lao động của phạm nhân trại giam được thực hiện theo Kế hoạch
sản xuất hàng năm của từng đơn vị. Kết quả lao động, dạy nghề của phạm nhân sau
khi trừ các chi phí hợp được sử dụng để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày,
thưởng cho phạm nhân, lập Quỹ hòa nhập cộng đồng (chi hỗ tr cho phạm nhân tái
hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù), bổ sung Quỹ phúc lợi chung
(chi hỗ trợ phạm nhân khi đau ốm, gặp rủi ro, tai nạn lao động, khi điều trị tại bệnh xá,
bệnh viện…) bổ sung Quỹ khen thưởng của trại giam (thưởng cho phạm nhân
thành tích xuất sắc trong quá trình chấp hành án).
Những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác phòng,
chống tệ nạn mua, bán người thông qua việc tham gia các điều ước quốc tế; xây dựng
hoàn thiện hệ thống pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh các biện pháp
nhằm phòng, chống tệ nạn mua, bán người; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận
thức người dân để phòng, chống mua, bán người, cưỡng bức lao động. Cụ thể:
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có quy định về tội mua, bán
người và tội mua, bán người dưới 16 tuổi (các Điều 150 và Điều 151).
Luật Phòng, chống mua, bán người giao Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương
thực hiện lồng ghép nội dung phòng ngừa mua, bán người vào chương trình phòng,
chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm
nghèo, nh đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chương trình sự tiến bộ của phụ nữ các
chương trình khác về phát triển kinh tế, hội để giải quyết một cách hiệu quả tệ
nạn mua, bán người.
Việt Nam đã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia từ
ngày 8/6/2012; Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người,
đặc biệt phụ nữtrẻ em từ ngày 29/12/2011 Công ước số 29 của Tổ chức Lao
động quốc tế về chống lao động cưỡng bức từ ngày 5/3/2007.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động phòng, chống tội
phạm mua, bán người giai đoạn 2016-2020, hướng tới mục tiêu chung là giảm nguy cơ
mua, bán người; giảm tội phạm mua, bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận,
bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua, bán trở về.
3. Quyền không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện
Về cơ bản, pháp luật của Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế liên quan
đến quyền tự do về thân thể, được bảo đảm không bị bắt hoặc bị giam giữ cớ,
không bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước tự do đó lý do theo đúng
những thủ tục pháp luật đã quy định yêu cầu bảo đảm rằng bất kỳ người bị bắt
giữ đều được thông báo vào lúc bị bắt phải được thông báo không chậm trễ về sự
buộc tội đối với họ.
Theo Hiến pháp của Việt Nam, mọi người đều được Nhà nước bảo hộ quyền tự
do thân thể được bảo vệ khỏi bị bắt, giữ, giam tùy tiện như một quyền bản,
nền tảng. Khoản 1, 2 Điều 20, Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể…không ai bị bắt nếu không quyết định của Tòa án nhân dân,
quyết định phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt, giam, giữ người do Luật định”. Nguyên tắc hiến định này đã được cụ thể hóa
tại nhiều văn bản QPPL khác nhau như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự; Luật
Thi hành tạm giữ, tạm giam...Theo đó pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân nói chung
và những người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng.
Bộ luật Tố tụng hình sự đã c quy định về việc bắt, tạm giam, tạm giữ trong
các vụ án hình sự cũng như các biện pháp pháp có tác dụng ch ly khỏi cộng đồng
để chữa bệnh hoặc giáo dục, phòng ngừa tội phạm trong trường hợp cần thiết.
Liên quan đến trường hợp bắt người, gingười: Bộ luật Tố tụng Hình sự đã quy
định cụ thể c trường hợp giữ người, bắt người bao gồm giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang; bắt
người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; và bắt giữ người bị u cầu dẫn
độ (Các Điều 110, 111, 112, 113, 503). Bộ luật Tố tụng hình sự cũng đã quy định cụ th
những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc
nhận người bị bắt (lấy lời khai; trách nhiệm của quan đã ra lệnh truy nã, ra quyết
định tạm giữ hoặc lệnh tạm giam; lập biên bản; tạm giữ đồ vật, i liệu; thông báo về
việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt ngươi) tại các Điều 114 và 116.
Về tạm giữ, Bộ luật T tụng hình sự (BLTTHS) quy định việc tạm giữ được áp
dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong phạm tội quả
tang; người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Người bị tạm giữ được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu xét thấy việc tạm
giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện Kiểm sát (VKS) ra quyết định hủy
bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị
tạm giữ. Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày, trường hợp cần thiết, có thể gia hạn tạm
giữ nhưng không quá 3 ngày và trong trường hợp đặc biệt, thể gia hạn tạm giữ lần
thứ hai nhưng không quá 3 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS
cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền phê chuẩn (Điều 117 và 118).
Về tạm giam, BLTTHS quy định (Điều 119)
(i) Tạm giam thể áp dụng với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội
rất nghiêm trọng.
(ii) Đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng Bộ luật
hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm, BLTTHS năm 2015 đã cụ thể hóa các căn cứ
áp dụng biện pháp tạm giam đối với đối tượng này.
(iii)Đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng BLHS quy định hình phạt
đến 2 năm, tạm giam thể áp dụng đối với đối tượng này nếu họ tiếp tục phạm tội
hoặc bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã.
Điểm tiến bộ của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 là rút ngắn thời
hạn tạm giam theo hướng: trong quá trình điều tra, đối với tội nghiêm trọng, tội rất
nghiêm trọng, chỉ cho phép gia hạn một lần thay vì gia hạn hai lần; đối với tội đặc biệt
nghiêm trọng, chỉ cho phép gia hạn hai lần thay vì gia hạn ba lần.
Việc tạm giữ, tạm giam đối với nghi phạm khủng bố cũng được áp dụng như đối
với các tội phạm khác theo quy định của pháp luật.
Trong mọi trường hợp bắt, giữ người, quan bắt phải thông báo cho gia đình,
người thân, cơ quan, đơn vị của người bị bắt.
Đối với bị can nếu bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo mà kết luận giám
định pháp thì thể tạm đình chỉ điều tra (Điều 229 BLTTHS). Tại Việt Nam
không có người bị bệnh tâm thần bị tạm giam trong bệnh viện tâm thần. Khi có căn cứ
cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm
hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, quan điều tra, VKS, Tòa án phải trưng cầu
giám định pháp y tâm thần. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, VKS quyết
định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án
quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử thi hành
án.
quan, tổ chức, nhânquyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi căn cứ cho rằng quyết định, hành
vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vấn đề này đã
được quy định cụ thể tại Chương XXXIII, BLTTHS.
Việt Nam luôn tôn trọng các quyền con người bản của những người bị tạm
giữ, tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam thể được gặp thân nhân, luật hoặc
người bào chữa khác theo quy định của pháp luật; được tiếp cận thông tin qua hệ
thống báo chí, phát thanh, truyền hình trong nhà tạm giữ, tạm giam; quyền khiếu
nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật quy chế của nhà tạm giữ, tạm
giam. Các trại tạm giam đều xây dựng buồng gặp riêng tạo điều kiện cho luật
hoặc người bào chữa của bị can, bị cáo được tiếp xúc với bị can, bị cáo theo đúng quy
định của pháp luật.
Trong lĩnh vực hành chính, Luật Xử vi phạm hành chính năm 2012 đã quy
định các biện pháp ngăn chặn bảo đảm xử vi phạm hành chính như tạm giữ
người, áp giải người vi phạm, quản người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam
trong thời gian làm thủ tục trục xuất…; khám người theo thủ tục hành chính, quản
người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
trong đó quy định cụ thể về thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp này.
thể thấy, về bản, pháp luật Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế
liên quan đến quyền tự do thân thể, được bảo đảm không bbắt, bị giam giữ cớ,
không bị tước quyền tự do trtrường hợp theo quy định của pháp luật….Vấn đề giải
quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả đối với người bị oan đã được
ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam cũng như quy định về các quyền con người được quy
định tại ICCPR.
4. Về quyền tự do đi lại và cư trú
Quyền tự do đi lại, trú của công dân được quy định tại nhiều văn bản quy
phạm pháp luật, trong đó có Điều 23 Hiến pháp năm 2013:Công dân có quyền tự do
đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước”. Như
vậy, quyền tự do đi lại theo Hiến pháp năm 2013 cũng bao gồm các nội dung như quy
định của pháp luật quốc tế, đó là: tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ nước mình, quyền
ra nước ngoài (quyền xuất cảnh) và quyền trở lại nước mình (quyền nhập cảnh).
Những quy định pháp luật về việc đi lại, trú của công dân Việt Nam và người
nước ngoài Việt Nam cũng được nêu tại Bộ luật Dân sự, Luật Quốc tịch, Luật
| 1/22

Preview text:

NỘI LUẬT HÓA MỘT SỐ QUYỀN DÂN SỰ THEO CÔNG ƯỚC QUỐC
TẾ VỀ QUYỀN DÂN SỰ, CHÍNH TRỊ VÀO PHÁP LUẬT VIỆT NAM
I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH RA ĐỜI VÀ KHÁI QUÁT NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG ƯỚC
1. Sơ lược quá trình ra đời và tham gia Công ước
Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) và Công ước quốc tế
về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa (ICESCR) cùng được thông qua bằng Nghị quyết
2200 A (XXI) ngày 16/12/1966 của Đại hội đồng Liên hợp quốc.
Ngoài ra, một Nghị định thư tùy chọn đi kèm với ICCPR cũng được thông qua
trong Nghị quyết số 2200 A (XXI) nhằm quy định các thủ tục giải quyết các khiếu nại
của các cá nhân về việc vi phạm các quyền dân sự, chính trị của các quốc gia. ICCPR
có hiệu lực từ ngày 23/3/1976. Tầm quan trọng và ý nghĩa của ICCPR được thể hiện ở
chỗ có 168 nước đã phê chuẩn Công ước này (tính đến tháng 7/2015)
Mười ba năm sau khi ICCPR có hiệu lực (năm 1976), một Nghị định thư tùy
chọn thứ hai bổ sung ICCPR được thông qua theo Nghị quyết số 44/128 ngày
15/12/1989 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, trong đó đề cập đến việc xóa bỏ hình phạt tử hình.
ICCPR cùng với ICESCR và Tuyên ngôn toàn thế giới về nhân quyền năm 1948
(viết tắt là UDHR) được coi là Bộ luật quốc tế về quyền con người, được đặt dưới sự
giám sát riêng của Ủy ban nhân quyền, độc lập với Hội đồng Nhân quyền của Liên
hợp quốc. Cơ quan này có trách nhiệm giám sát việc thực hiện và thẩm định các báo
cáo nhân quyền của các nước. Mới đầu, các bên tham gia phải báo cáo định kỳ mỗi
năm một lần, nhưng sau đó là bất kỳ khi nào Ủy ban giám sát yêu cầu.
Việt Nam gia nhập Liên hợp quốc vào năm 1977 và chỉ 5 năm sau đó đã gia nhập
ICCPR và ICESCR (cùng vào ngày 24/9/1982). ICCPR có hiệu lực đối với Việt Nam
từ ngày 24/12/1982. So với nhiều quốc gia khác trên thế giới, việc gia nhập ICCPR và
ICESCR của Việt Nam là tương đối sớm.
Trong thời gian qua, Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể trong thực
hiện nghĩa vụ quốc gia thành viên của Công ước này. Đến nay, Việt Nam đã nộp 03
báo cáo quốc gia về việc triển khai thực hiện Công ước. Báo cáo quốc gia thứ nhất
được nộp vào ngày 7/7/1989 và được Ủy ban Công ước xem xét vào ngày 10 và
12/7/1990. Báo cáo quốc gia thứ hai được nộp vào ngày 3/4/2001 và được Ủy ban
Công ước xem xét vào ngày 12/7/2002. Báo cáo quốc gia thứ ba nộp vào tháng 11
năm 2017 và ngày 11/3/2019, tại Geneva (Thụy Sĩ), Ủy ban nhân quyền của Liên hợp
quốc tổ chức phiên họp xem xét báo cáo của Việt Nam về thực thi Công ước quốc tế
về các quyền dân sự và chính trị. Ủy ban Công ước đã hoan nghênh Việt Nam về báo
cáo thứ ba với những thông tin chi tiết về pháp luật quốc gia.
2. Khái quát nội dung cơ bản của Công ước
ICCPR điều chỉnh những quyền cơ bản của con người thuộc phạm trù các quyền
dân sự, chính trị. Các bên tham gia ký kết sẽ phải tôn trọng các quyền dân sự và chính trị của từng cá nhân.
ICCPR gồm 6 phần, 53 điều với những nội dung cơ bản sau đây:
- Lời nói đầu gồm 5 đoạn.
- Phần I gồm Điều 1 về quyền tự quyết.
- Phần II, từ Điều 2 đến Điều 5, quy định về nguyên tắc bình đẳng (Điều 1 và 2),
tạm đình chỉ các quyền trong tình trạng khẩn cấp (Điều 4) và không được lạm dụng các
quy định của Công ước (Điều 5).
- Phần III, từ Điều 6 đến Điều 27, quy định về các nội dung của các quyền dân sự
(quyền sống, quyền không bị tra tấn, quyền không bị bắt làm nô lệ…); các quyền
chính trị (quyền tự do hội họp, quyền tự do hiệp hội, quyền tham gia đời sống chính
trị..) cũng như quyền của một số nhóm xã hội đặc biệt, bao gồm quyền Một phiên họp
của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc (Geneva, Thụy Sỹ), trẻ em (Điều 24) và
quyền của người thiểu số (Điều 27). Đây là phần chứa đựng những nội dung quan
trọng nhất, trong đó bao gồm các quy định về nội hàm của các quyền dân sự và chính trị.
- Phần IV, từ Điều 28 đến Điều 45, quy định về thành lập, cơ cấu, tổ chức và hoạt
động của HRC – cơ quan có nhiệm vụ giám sát việc thi hành Công ước.
- Phần V, gồm Điều 46 và Điều 47, quy định về việc giải thích Công ước không
được làm phương hại đến các quy định của Hiến chương Liên hợp quốc và quyền của
các dân tộc trong việc quyết định về tài nguyên của mình.
- Phần VI, từ Điều 48 đến Điều 53, quy định về việc ký kết, gia nhập, phê
chuẩn, sửa đổi và hiệu lực của Công ước.
3. Giới thiệu một số quyền dân sự theo Công ước
ICCPR quy định về nhiều quyền dân sự và chính trị, trong đó có 3 quyền có vị trí
đặc biệt, đó là: Quyền tự quyết (Điều 1); Quyền bình đẳng (các Điều 2, 3 và 26);
Quyền của người thiểu số (Điều 27).
Ngoài ba quyền trên, các quyền còn lại trong ICCPR có thể xếp thành hai nhóm gồm:
Nhóm các quyền dân sự, gồm: Quyền sống (Điều 6); Quyền không bị tra tấn
(Điều 7); Quyền tự do không bị buộc làm nô lệ hay nô dịch (Điều 8); Quyền tự do và
an toàn cá nhân (còn được gọi là quyền không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện) (Điều 9);
Quyền được đối xử nhân đạo của người bị tước tự do (Điều 10); Cấm phạt tù vì nghĩa
vụ dân sự (Điều 11); Quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 12); Quyền về thủ tục khi bị
trục xuất (Điều 13); Quyền về xét xử công bằng (Điều 14); Cấm áp dụng luật hồi tố
(Điều 15); Quyền được thừa nhận là thể nhân trước pháp luật (Điều 16); Quyền bảo vệ
sự riêng tư (Điều 17); Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo (Điều 18); Quyền
tự do biểu đạt (Điều 19); Bảo vệ gia đình (Điều 23); Bảo vệ trẻ em (Điều 24)
Nhóm các quyền chính trị, gồm: Quyền tự do hội họp (Điều 21); Quyền tự do
hiệp hội (Điều 22); Quyền tham gia chính trị (Điều 25).
Trong khuôn khổ chuyên đề này, chúng tôi tập trung giới thiệu 07 quyền dân sự
trong Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị sau:
3.1 Quyền không bị tra tấn (Điều 7)
“Không ai có thể bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt một cách tàn ác, vô nhân đạo
hoặc hạ thấp nhân phẩm. Đặc biệt, không ai có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học
hoặc khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó”.
Như vậy, quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo
hoặc hạ nhục con người là một trong số ít các quyền tuyệt đối trong ICCPR, các quốc
gia không thể đặt ra bất kỳ giới hạn đối với quyền này. Hơn nữa, trong mọi hoàn cảnh,
không thể tạm đình chỉ áp dụng quyền này.
Mục đích của Điều 7 Công ước là bảo vệ hai yếu tố: Phẩm giá và sự toàn vẹn về
thể chất và tinh thần của cá nhân. Các quốc gia có trách nhiệm thông qua các biện
pháp lập pháp và các biện pháp khác nếu cần thiết để bảo vệ mọi người chống lại
những hành động bị nghiêm cấm trong Điều 7, bất kể những hành động đó do những
người có tư cách chính thức hay không chính thức thực hiện, hoặc do những người
thực hiện vì động cơ cá nhân. Việc nghiêm cấm trong Điều 7 được bổ sung bởi quy
định trong khoản 1 Điều 10 của Công ước, trong đó nêu rằng: “Tất cả những người bị
tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo và được tôn trọng phẩm giá vốn có của
một con người”. Sự ngăn cấm quy định ở Điều 7 không chỉ liên quan đến những hành
động là nguyên nhân gây đau đớn về thể xác mà còn cả những hành động gây đau khổ
về mặt tinh thần đối với nạn nhân.
Như vậy, mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những xâm
phạm. ICCPR đặt ra các nghĩa vụ chính đối với các quốc gia thành viên, cụ thể là:
- Một là, các quốc gia cần ghi nhận và có quy định nhằm bảo đảm không ai có thể
bị tra tấn, đối xử hoặc bị áp dụng hình phạt một cách tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc nhục
hình. Đặc biệt, không một người nào có thể bị sử dụng để làm thí nghiệm y học hoặc
khoa học mà không có sự đồng ý tự nguyện của người đó.
- Hai là, những người bị tước đoạt tự do phải được đối xử nhân đạo và với sự tôn
trọng nhân phẩm và tự do vốn có của con người.
- Ba là, trừ những hoàn cảnh đặc biệt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải được
giam giữ riêng, cách ly khỏi những người đã thành án và phải được đối xử theo chế độ
riêng phù hợp với quy chế đối với người bị tạm giam.
- Bốn là, các quốc gia cần có những quy chế pháp lý dành riêng cho người chưa
thành niên để bảo đảm việc giam giữ được tách riêng khỏi người lớn và phải được đối
xử phù hợp lứa tuổi của họ cũng như phải được đưa ra xét xử càng nhanh càng tốt.
Có thể thấy, đây là những chuẩn mực mà Công ước đặt ra cho các quốc gia thành
viên để bảo vệ nhóm quyền không bị tra tấn, được đối xử nhân đạo, không bị giam giữ
độc đoán, tra tấn, nhục hình. Các nước thành viên Công ước, dựa trên các nguyên tắc
nền này và tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa của nước
mình có thể đưa ra những quy định riêng nhưng không được trái với các nguyên tắc cơ
bản đã được quy định trong Công ước.
3.2. Quyền tự do không bị buộc làm nô lệ hay nô dịch (Điều 8)
“1. Không ai bị bắt làm nô lệ; mọi hình thức nô lệ và buôn bán nô lệ đều bị cấm.
2. Không ai bị bắt làm nô dịch.
a) Không ai bị yêu cầu phải lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức;
b) Mục a, khoản 3 điều này không cản trở việc thực hiện lao động cưỡng bức
theo bản án của một tòa án có thẩm quyền ở những nước còn áp dụng hình phạt tù kèm
lao động cưỡng bức như một hình phạt đối với tội phạm.
c) Theo nghĩa của khoản này, thuật ngữ "lao động bắt buộc hoặc cưỡng bức" không bao gồm:
i) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào không được nói tại điểm b, mà thông
thường đòi hỏi một người đang bị giam giữ theo quyết định hợp pháp của toà án hoặc
một người khi được trả tự do có điều kiện phải làm;
ii) Bất kỳ sự phục vụ nào mang tính chất quân sự và bất kỳ sự phục vụ quốc gia
nào do luật pháp của một nước quy định đối với những người từ chối làm nghĩa vụ
quân sự vì lý do lương tâm, trong trường hợp quốc gia đó cho phép từ chối thực hiện
nghĩa vụ quân sự vì lý do lương tâm;
iii) Bất kỳ sự phục vụ nào được yêu cầu trong trường hợp khẩn cấp hoặc thiên tai
đe doạ đến tính mạng hoặc đời sống của cả cộng đồng;
iv) Bất kỳ công việc hoặc sự phục vụ nào là một phần của các nghĩa vụ dân sự thông thường.”
Xét về nội dung, Điều 8 ICCPR bao trùm rất nhiều tình huống mà một người có
thể bị buộc phải phụ thuộc vào người khác, kể cả trong những bối cảnh như mại dâm,
buôn bán người hoặc trong một số dạng lạm dụng tâm lý.
Tuy nhiên, liên quan đến vấn đề lao động bị cưỡng bức, khoản 3, Điều 8 liệt kê
những trường hợp loại trừ. Cũng cần lưu ý là những quy định về loại trừ nêu tại khoản
3, Điều 8 phải được áp dụng một cách bình đẳng, không phân biệt đối xử với bất kỳ
chủ thể nào và phải phù hợp với các quy định khác có liên quan của ICCPR.
3.3 Quyền tự do và an toàn cá nhân còn được gọi là quyền không bị bắt hoặc
giam giữ tùy tiện (Điều 9)
“1. Mọi người đều có quyền hưởng tự do và an toàn cá nhân. Không ai bị bắt
hoặc bị giam giữ vô cớ. Không ai bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước quyền
đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà luật pháp đã quy định.
2. Bất cứ người nào bị bắt giữ đều phải được thông báo vào lúc bị bắt về những lý
do họ bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ.
3. Bất cứ người nào bị bắt hoặc bị giam giữ vì một tội hình sự phải được sớm đưa
ra toà án hoặc một cơ quan tài phán có thẩm quyền thực hiện chức năng tư pháp và
phải được xét xử trong thời hạn hợp lý hoặc được trả tự do. Việc tạm giam một người
trong thời gian chờ xét xử không được đưa thành nguyên tắc chung, nhưng việc trả tự
do cho họ có thể kèm theo những điều kiện để bảo đảm họ sẽ có mặt tại toà án để xét xử
vào bất cứ khi nào và để thi hành án nếu bị kết tội.
4. Bất cứ người nào do bị bắt hoặc giam giữ mà bị tước tự do đều có quyền yêu
cầu được xét xử trước toà án, nhằm mục đích để toà án đó có thể quyết định không
chậm trễ về tính hợp pháp của việc giam giữ và ra lệnh trả lại tự do cho họ, nếu việc
giam giữ là bất hợp pháp.
5. Bất cứ người nào trở thành nạn nhân của việc bị bắt hoặc bị giam giữ bất hợp
pháp đều có quyền được yêu cầu bồi thường.”
Điều 9 ICCPR không coi quyền tự do là quyền tuyệt đối bảo vệ các cá nhân khỏi
bị bắt hoặc giam giữ trong mọi trường hợp. Trong thực tế, việc các Nhà nước tước tự
do của các cá nhân vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã luôn tồn tại trong lịch sử và sẽ
còn tiếp tục là một phương thức chính đáng để Nhà nước kiểm soát các cá nhân trong
thẩm quyền tài phán của mình. Trong bối cảnh đó, khoản 1 Điều 9 là một bảo đảm về
nội dung đòi hỏi việc bắt và giam giữ không được tùy tiện hoặc bất hợp pháp. Từ
khoản 2 đến 5 của Điều 9 là các quy định về thủ tục nhằm bảo đảm cho cá nhân được
hưởng quyền nội dung tại khoản 1 Điều 9. Mặc dù Điều 9 thường được viện dẫn liên
quan đến việc tước tự do, điều khoản này cũng bảo vệ an toàn của các cá nhân không bị giam giữ.
3.4 Quyền tự do đi lại và cư trú (Điều 12)
“1. Bất cứ ai cư trú hợp pháp trên lãnh thổ của một quốc gia đều có quyền tự do
đi lại và tự do lựa chọn nơi cư trú trong phạm vi lãnh thổ quốc gia đó.
2. Mọi người đều có quyền tự do rời khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình.
3. Những quyền trên đây sẽ không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn
chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ
hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những
quyền khác được Công ước này công nhận.
4. Không ai bị tước đoạt một cách tuỳ tiện quyền được trở về nước mình”
Như vậy, Điều 12 Công ước đề cập đến 4 dạng tự do cụ thể của các cá nhân: Tự
do lựa chọn nơi sinh sống trên lãnh thổ quốc gia; tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia; tự do đi khỏi bất kỳ nước nào, kể cả nước mình; tự do trở về nước mình. Tuy
nhiên, quyền tự do đi lại và cư trú không phải là một quyền tuyệt đối, mà có thể bị hạn
chế nếu “do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức
khỏe hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với
những quyền khác được ICCPR công nhận”.
Ủy ban Nhân quyền cũng khẳng định rằng tự do đi lại là điều kiện không thể
thiếu đối với sự phát triển tự do của cá nhân và các quốc gia có thể đặt ra những giới
hạn nhất định về quyền tự do đi lại nhưng những giới hạn đặt ra không được làm vô
hiệu nguyên tắc tự do đi lại và phải dựa trên những căn cứ quy định tại khoản 3 Điều
12, và phải phù hợp với các quyền khác được ICCPR công nhận.
3.5 Quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo (Điều 18)
“1. Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Quyền
này bao gồm tự do có hoặc theo một tôn giáo hoặc tín ngưỡng do mình lựa chọn, và tự
do bày tỏ tín ngưỡng hoặc tôn giáo một mình hoặc trong cộng đồng với những người
khác, công khai hoặc kín đáo, dưới các hình thức như thờ cúng, cầu nguyện, thực hành và truyền giảng.
2. Không ai bị ép buộc làm những điều tổn hại đến quyền tự do lựa chọn hoặc tin
theo tôn giáo hoặc tín ngưỡng của họ.
3. Quyền tự do bày tỏ tôn giáo hoặc tín ngưỡng chỉ có thể bị giới hạn bởi pháp
luật và khi sự giới hạn đó là cần thiết để bảo vệ an ninh, trật tự công cộng, sức khoẻ
hoặc đạo đức xã hội, hoặc để bảo vệ các quyền và tự do cơ bản của người khác.
4. Các quốc gia thành viên Công ước cam kết tôn trọng quyền tự do của các bậc
cha mẹ, và của những người giám hộ hợp pháp nếu có, trong việc giáo dục về tôn giáo
và đạo đức cho con cái họ theo ý nguyện của riêng họ.”
Theo Điều 18 Công ước, mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và
tôn giáo. Ủy ban Nhân quyền giải thích thêm: Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc
tôn giáo (điều này bao gồm quyền tự do đối với việc giữ tín ngưỡng) tại khoản 1 Điều
18 có tính bao quát và sâu sắc. Nó bao gồm quyền tự do suy nghĩ về tất cả các vấn đề,
niềm tin cá nhân với những tôn giáo hay tín ngưỡng với tư cách cá nhân hay tập thể.
Uỷ ban lưu ý các quốc gia thành viên về thực tế là tự do tư tưởng cần được bảo vệ
tương tự như với tự do tôn giáo, tín ngưỡng. Đặc tính cơ sở của những tự do này mà
đã được thể hiện trong thực tế là chúng không thể bị đình chỉ thực hiện, thậm chí cả
trong những thời điểm khẩn cấp như được nêu tại khoản 2 Điều 4 của Công ước.
Cũng theo Ủy ban, Điều 18 phân biệt quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng hoặc tôn
giáo với tự do thể hiện tôn giáo hay tín ngưỡng. Nó không cho phép có bất kỳ giới hạn
nào đối với quyền tự do tư tưởng và tín ngưỡng hoặc với quyền tự do được tin theo
một tôn giáo hoặc tín ngưỡng.
3.6 Quyền tự do biểu đạt (Điều 19)
“1. Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp.
2. Mọi người có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp
nhận và truyền đạt mọi thông tin, ý kiến, không phân biệt lĩnh vực, hình thức tuyên
truyền bằng miệng, bằng bản viết, in, hoặc dưới hình thức nghệ thuật, thông qua bất kỳ
phương tiện thông tin đại chúng nào tuỳ theo sự lựa chọn của họ.
3. Việc thực hiện những quyền quy định tại khoản 2 điều này kèm theo những
nghĩa vụ và trách nhiệm đặc biệt. Do đó, việc này có thể phải chịu một số hạn chế nhất
định, tuy nhiên, những hạn chế này phải được quy định trong pháp luật và là cần thiết để:
a) Tôn trọng các quyền hoặc uy tín của người khác,
b) Bảo vệ an ninh quốc gia hoặc trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức của xã hội.”
Với quy định về quyền tự do biểu đạt, Ủy ban Nhân quyền giải thích rằng nghĩa
vụ tôn trọng tự do quan điểm và tự do biểu đạt là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi quốc
gia thành viên như một chỉnh thể. Tất cả mọi nhánh quyền lực Nhà nước (hành pháp,
lập pháp và tư pháp) và các cơ quan công quyền và tổ chức của chính phủ, dù ở cấp độ
nào – quốc gia, khu vực hay địa phương – đều có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ của
quốc gia thành viên. Nghĩa vụ này cũng yêu cầu các quốc gia thành viên phải bảo đảm
rằng mọi người được bảo vệ khỏi bất kỳ hành vi nào của cá nhân hay pháp nhân thuộc
khu vực tư có thể ảnh hưởng xấu đến việc thụ hưởng các quyền tự do quan điểm và tự
do biểu đạt đến mức độ những quyền theo Công ước này dễ bị ảnh hưởng bởi việc áp
dụng của các cá nhân hoặc pháp nhân thuộc khu vực tư.
3.7 Quyền bảo vệ sự riêng tư ( Điều 17)
“1. Không ai bị can thiệp một cách tuỳ tiện hoặc bất hợp pháp vào đời sống riêng
tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hoặc bị xâm phạm bất hợp pháp đến danh dự và uy tín.
2. Mọi người đều có quyền được pháp luật bảo vệ chống lại những can thiệp hoặc xâm phạm như vậy.”
Có thể thấy, Điều 17 quy định quyền được bảo vệ của mọi người nhằm chống lại
sự xâm phạm tuỳ tiện hay bất hợp pháp về đời tư, gia đình cũng như sự xâm hại bất
hợp pháp đến danh dự và uy tín của họ. Theo Uỷ ban Nhân quyền, cần thiết phải có
quyền này để bảo đảm chống lại những xâm phạm như trên, cho dù những sự xâm
phạm này là do quan chức Nhà nước hay mọi thể nhân và pháp nhân gây ra. Những
nhiệm vụ bắt buộc của điều khoản này đòi hỏi các quốc gia thành viên có trách nhiệm
ban hành các quy định pháp luật phù hợp và phải thực thi các biện pháp pháp lý cũng
như những biện pháp thích hợp khác có tác động ngăn chặn, chống lại sự xâm phạm
và tấn công vào đời tư để bảo vệ quyền này.
II. KẾT QUẢ NỘI LUẬT HÓA MỘT SỐ QUYỀN DÂN SỰ
Nội luật hóa là quá trình đưa nội dung các quy phạm của Điều ước quốc tế vào
nội dung của quy phạm pháp luật trong nước thông qua việc xây dựng, ban hành (sửa
đổi, bổ sung, bãi bỏ hoă …
c ban hành mới) văn bản quy phạm pháp luật trong nước để có
nội dung pháp lý đúng với nô …
i dung của các quy định của điều ước đã được ký kết hoặc gia nhập.
Sau gần 40 năm, kể từ ngày gia nhập ICCPR, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng
kể để các quyền dân sự và chính trị theo Công ước được quy định đầy đủ tại Hiến
pháp, các Luật của Quốc hội và được cụ thể hóa trong văn bản QPPL. Điều 14, Hiến
pháp 2013 quy định: “Các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh
tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm theo Hiến pháp và
pháp luật”. Dưới đây là kết quả nội luật hóa một số quyền dân sự theo Công ước ở trên vào pháp luật Việt Nam.
1. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm là một trong những
quyền hiến định, được ghi nhận tại Điều 20 của Hiến pháp năm 2013, theo đó “Mọi
người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ,
danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình
thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
”.
Các văn bản luật và dưới luật đã cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp như: Bộ luật
Tố tụng hình sự 2015 (Điều 10 quy định: Nghiêm cấm tra tấn, bức cung, dùng nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tín mạng, sức khỏe của
con người); Luật Thi hành án hình sự 2019 (Khoản 8, Điều 10 quy định nghiêm cấm
các hành vi: Tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc
hạ nhục người chấp hành án, biện pháp tư pháp)... Đây chính là nền tảng pháp lý để
ngăn chặn và trừng trị những hành vi tra tấn, đối xử hay trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo
hay bị hạ nhục. Như vậy, có thể thấy, các quy định của pháp luật Việt Nam đã quy
định thống nhất và đồng bộ về quyền không bị tra tấn.
Pháp luật Việt Nam đã thiết lập một số cơ chế để đảm bảo các quyền này, chẳng
hạn: (i) Hiến pháp quy định mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá
nhân, trong đó có các hành vi tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức
đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong
tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
(ii) Viện Kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ
chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam (Điều 6 Luật Thi
hành tạm giữ, tạm giam 2015) ; Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam giám sát hoạt động của cơ quan quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam và cơ quan,
tổ chức, cá nhân Khác liên quan đến hoạt động tạm giữ, tạm giam theo quy định của
pháp luật (Điều 7 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015).
(iii) Người bị thiệt hại do các hành vi tra tấn, bức cung, nhục hình có quyền được
bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. Các
quy định về bồi thường cho những người này được thực hiện theo quy định về bồi thường.
(iv) Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định các biện pháp phòng ngừa bức cung, nhục hình như:
- Trước khi hỏi cung bị can, Điều tra viên phải thông báo cho Kiểm sát viên và
người bào chữa thời gian, địa điểm hỏi cung. Khi xét thấy cần thiết, Kiểm sát viên
tham gia việc hỏi cung bị can (khoản 1, Điêu 183);
- Kiểm sát viên hỏi cung bị can trong trường hợp bị can kêu oan, khiếu nại hoạt
động điều tra hoặc có căn cứ xác định việc điều tra vi phạm pháp luật hoặc trong
trường hợp khác khi xét thấy cần thiết (khoản 4 Điều 6);
- Việc hỏi cung bị can tại sở giam giữ hoặc tại trụ sở Cơ quan điều tra, cơ quan
được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi
hình có âm thanh (khoản 6, Điều 183);
- Trường hợp cần kiểm tra chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án hoặc khi
bị cáo tố cáo bị bức cung, dùng nhục hình, Hội đồng xét xử quyết định việc cho nghe,
xem nội dung được ghi âm hoă …
c ghi hình có âm thanh liên quan tại phiên tòa (Điều 313)
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) không quy định tội danh riêng về
tra tấn. Tuy nhiên, các hành vi có nội hàm tra tấn được xác định là hành vi phạm tội
hình sự, được quy định trong tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, tội dùng nhục
hình, tội bức cung (các Điều 157, 373 và 374). Ngoài ra, BLHS cũng có quy định về
việc xử lý hình sự đối với một số hành vi xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm
con người liên quan đến khía cạnh tra tấn như tội giết người, tội bức tử, tội đe dọa giết
người, tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi
hành công vụ, tội hành hạ người khác (Điều 123, 130, 133, 137 và 140)... Hình phạt
đối với các hành vi phạm tội nêu trên là rất nghiêm khắc.
Luật Tương trợ tư pháp có quy định về từ chối dẫn độ cho nước ngoài nếu Người
bị yêu cầu dẫn độ là người đang cư trú ở Việt Nam vì lý do có khả năng bị truy bức ở
nước yêu cầu dẫn độ do có sự phân biệt về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, quốc tịch,
dân tộc, thành phần xã hội hoặc quan điểm chính trị (Điều 35). Quy định này cũng
được ghi nhận trong điều ước song phương về tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với nước ngoài.
Người bị buộc tội có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô tội.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để buộc tội,
kết tội (các Điều 15 và 98 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015).
Việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép mô, bộ phận cơ thể người; thực hiện kỹ thuật,
phương pháp khám, chữa bệnh mới trên cơ thể người; thử nghiệm y học, dược học,
khoa học hay bất cứ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải được sự
đồng ý của người đó và phải được tổ chức có thẩm quyền thực hiện( Khoản 3, Điều 33 Bộ luật Dân sự 2015).
Bên cạn đó, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận thể người và hiến, lấy xác cũng đã
có quy định cụ thể về hành vi bị nghiêm cấm trong việc hiến, lấy, ghép mô, bộ phận
cơ thể người và hiến, lấy xác như ấy trộm mộ, bộ phận cơ thể người; lấy trộm xác; Ép
buộc người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy mô, bộ phận cơ thể của
người không tự nguyện hiến…(Điều 11). Trường hợp Người nào mua bán, chiếm đoạt
mô hoặc bộ phận cơ thể người khác có thể bị xử lý hình sự về tội mua bán, chiếm đoạt
mô hoặc bộ phận thể người (Điều 154 BLHS).
Chế độ quản lý giam giữ, ăn, ở, mặc, sinh hoạt, gửi và nhận thư , nhận đồ vật,
tiền mặt, gặp thân nhân, chăm sóc y tế đối với người bị kết án tử hình trong thời gian
chờ thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về tạm giam.
2. Quyền không bị làm nô lệ, nô dịch
Nhóm quyền không bị nô lệ, lao động khổ sai hay lao động cưỡng bức và nghĩa
vụ đặt ra cho các quốc gia thành viên về việc bảo đảm quyền này được ghi nhận tại
Điều 8 ICCPR. Đến nay, quyền này được quy định khá đầy đủ trong hệ thống pháp
luật Việt Nam, từ văn bản pháp luật có hiệu lực cao nhất là Hiến pháp Việt Nam cho
đến các Bộ luật, các Luật, Pháp lệnh và các văn bản dưới luật, đáp ứng được các yêu
cầu của Công ước. Tuy nhiên, một số quy định liên quan đến nội dung này vẫn còn
mang tính chất chung, chưa thật sự khả thi và chưa đi vào cuộc sống.
Pháp luật Việt Nam hiện nay không có khái niệm “lao động khổ sai” nhưng có
khái niệm “cưỡng bức lao động” với nội hàm là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực
hoặc thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ. Các hành vi
cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu đều bị nghiêm
cấm theo quy định của Hiến pháp (tại Khoản 3, Điều 35) và Bộ luật Lao động 2019
(tại Điều 8). Đồng thời, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) cũng quy định 2
tội danh liên quan đến vấn đề này là tội vi phạm quy định về sử dụng lao động dưới 16
tuổi (Điều 296) và tội cưỡng bức lao động (Điều 297).
Về tổ chức lao động của phạm nhân ở trại giam được thực hiện theo Kế hoạch
sản xuất hàng năm của từng đơn vị. Kết quả lao động, dạy nghề của phạm nhân sau
khi trừ các chi phí hợp lý được sử dụng để bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày,
thưởng cho phạm nhân, lập Quỹ hòa nhập cộng đồng (chi hỗ trợ cho phạm nhân tái
hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù), bổ sung Quỹ phúc lợi chung
(chi hỗ trợ phạm nhân khi đau ốm, gặp rủi ro, tai nạn lao động, khi điều trị tại bệnh xá,
bệnh viện…) và bổ sung Quỹ khen thưởng của trại giam (thưởng cho phạm nhân có
thành tích xuất sắc trong quá trình chấp hành án).
Những năm gần đây, Việt Nam đã chú trọng đến việc đẩy mạnh công tác phòng,
chống tệ nạn mua, bán người thông qua việc tham gia các điều ước quốc tế; xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật; tổ chức thi hành pháp luật; đẩy mạnh các biện pháp
nhằm phòng, chống tệ nạn mua, bán người; tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận
thức người dân để phòng, chống mua, bán người, cưỡng bức lao động. Cụ thể:
Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có quy định về tội mua, bán
người và tội mua, bán người dưới 16 tuổi (các Điều 150 và Điều 151).
Luật Phòng, chống mua, bán người giao Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương
thực hiện lồng ghép nội dung phòng ngừa mua, bán người vào chương trình phòng,
chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, đào tạo nghề, giải quyết việc làm, giảm
nghèo, bình đẳng giới, bảo vệ trẻ em, chương trình vì sự tiến bộ của phụ nữ và các
chương trình khác về phát triển kinh tế, xã hội để giải quyết một cách có hiệu quả tệ nạn mua, bán người.
Việt Nam đã gia nhập Công ước về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia từ
ngày 8/6/2012; Nghị định thư về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị việc buôn bán người,
đặc biệt là phụ nữ và trẻ em từ ngày 29/12/2011 và Công ước số 29 của Tổ chức Lao
động quốc tế về chống lao động cưỡng bức từ ngày 5/3/2007.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chương trình hành động phòng, chống tội
phạm mua, bán người giai đoạn 2016-2020, hướng tới mục tiêu chung là giảm nguy cơ
mua, bán người; giảm tội phạm mua, bán người; thực hiện hiệu quả công tác tiếp nhận,
bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bị mua, bán trở về.
3. Quyền không bị bắt hoặc giam giữ tùy tiện
Về cơ bản, pháp luật của Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế liên quan
đến quyền tự do về thân thể, được bảo đảm không bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ,
không bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước tự do đó là có lý do và theo đúng
những thủ tục mà pháp luật đã quy định và yêu cầu bảo đảm rằng bất kỳ người bị bắt
giữ đều được thông báo vào lúc bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự
buộc tội đối với họ.
Theo Hiến pháp của Việt Nam, mọi người đều được Nhà nước bảo hộ quyền tự
do thân thể và được bảo vệ khỏi bị bắt, giữ, giam tùy tiện như là một quyền cơ bản,
nền tảng. Khoản 1, 2 Điều 20, Hiến pháp quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm
phạm về thân thể…không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân,
quyết định phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.
Việc bắt, giam, giữ người do Luật định”. Nguyên tắc hiến định này đã được cụ thể hóa
tại nhiều văn bản QPPL khác nhau như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự; Luật
Thi hành tạm giữ, tạm giam...Theo đó pháp luật Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi
xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của công dân nói chung
và những người bị tạm giữ, tạm giam nói riêng.
Bộ luật Tố tụng hình sự đã có các quy định về việc bắt, tạm giam, tạm giữ trong
các vụ án hình sự cũng như các biện pháp tư pháp có tác dụng cách ly khỏi cộng đồng
để chữa bệnh hoặc giáo dục, phòng ngừa tội phạm trong trường hợp cần thiết.
Liên quan đến trường hợp bắt người, giữ người: Bộ luật Tố tụng Hình sự đã quy
định cụ thể các trường hợp giữ người, bắt người bao gồm giữ người trong trường hợp
khẩn cấp, bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp; bắt người phạm tội quả tang; bắt
người đang bị truy nã; bắt bị can, bị cáo để tạm giam; và bắt giữ người bị yêu cầu dẫn
độ (Các Điều 110, 111, 112, 113, 503). Bộ luật Tố tụng hình sự cũng đã quy định cụ thể
những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc
nhận người bị bắt (lấy lời khai; trách nhiệm của cơ quan đã ra lệnh truy nã, ra quyết
định tạm giữ hoặc lệnh tạm giam; lập biên bản; tạm giữ đồ vật, tài liệu; thông báo về
việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt ngươi) tại các Điều 114 và 116.
Về tạm giữ, Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) quy định việc tạm giữ được áp
dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong phạm tội quả
tang; người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.
Người bị tạm giữ được giải thích quyền và nghĩa vụ của mình. Nếu xét thấy việc tạm
giữ không có căn cứ hoặc không cần thiết thì Viện Kiểm sát (VKS) ra quyết định hủy
bỏ quyết định tạm giữ và người ra quyết định tạm giữ phải trả tự do ngay cho người bị
tạm giữ. Thời hạn tạm giữ không quá 3 ngày, trường hợp cần thiết, có thể gia hạn tạm
giữ nhưng không quá 3 ngày và trong trường hợp đặc biệt, có thể gia hạn tạm giữ lần
thứ hai nhưng không quá 3 ngày. Mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được VKS
cùng cấp hoặc VKS có thẩm quyền phê chuẩn (Điều 117 và 118).
Về tạm giam, BLTTHS quy định (Điều 119)
(i) Tạm giam có thể áp dụng với bị can, bị cáo về tội đặc biệt nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng.
(ii) Đối với bị can, bị cáo về tội nghiêm trọng, tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật
hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm, BLTTHS năm 2015 đã cụ thể hóa các căn cứ
áp dụng biện pháp tạm giam đối với đối tượng này.
(iii)Đối với bị can, bị cáo về tội ít nghiêm trọng mà BLHS quy định hình phạt tù
đến 2 năm, tạm giam có thể áp dụng đối với đối tượng này nếu họ tiếp tục phạm tội
hoặc bỏ trốn và bị bắt theo lệnh truy nã.
Điểm tiến bộ của BLTTHS năm 2015 so với BLTTHS năm 2003 là rút ngắn thời
hạn tạm giam theo hướng: trong quá trình điều tra, đối với tội nghiêm trọng, tội rất
nghiêm trọng, chỉ cho phép gia hạn một lần thay vì gia hạn hai lần; đối với tội đặc biệt
nghiêm trọng, chỉ cho phép gia hạn hai lần thay vì gia hạn ba lần.
Việc tạm giữ, tạm giam đối với nghi phạm khủng bố cũng được áp dụng như đối
với các tội phạm khác theo quy định của pháp luật.
Trong mọi trường hợp bắt, giữ người, cơ quan bắt phải thông báo cho gia đình,
người thân, cơ quan, đơn vị của người bị bắt.
Đối với bị can nếu bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo mà có kết luận giám
định tư pháp thì có thể tạm đình chỉ điều tra (Điều 229 BLTTHS). Tại Việt Nam
không có người bị bệnh tâm thần bị tạm giam trong bệnh viện tâm thần. Khi có căn cứ
cho rằng người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội không có năng lực trách nhiệm
hình sự thì tuỳ từng giai đoạn tố tụng, cơ quan điều tra, VKS, Tòa án phải trưng cầu
giám định pháp y tâm thần. Căn cứ kết luận giám định pháp y tâm thần, VKS quyết
định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra, truy tố; Tòa án
quyết định áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn xét xử và thi hành án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ
quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành
vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Vấn đề này đã
được quy định cụ thể tại Chương XXXIII, BLTTHS.
Việt Nam luôn tôn trọng các quyền con người cơ bản của những người bị tạm
giữ, tạm giam. Người bị tạm giữ, tạm giam có thể được gặp thân nhân, luật sư hoặc
người bào chữa khác theo quy định của pháp luật; được tiếp cận thông tin qua hệ
thống báo chí, phát thanh, truyền hình trong nhà tạm giữ, tạm giam; có quyền khiếu
nại, tố cáo đối với các hành vi vi phạm pháp luật và quy chế của nhà tạm giữ, tạm
giam. Các trại tạm giam đều xây dựng buồng gặp riêng và tạo điều kiện cho luật sư
hoặc người bào chữa của bị can, bị cáo được tiếp xúc với bị can, bị cáo theo đúng quy định của pháp luật.
Trong lĩnh vực hành chính, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã quy
định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như tạm giữ
người, áp giải người vi phạm, quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam
trong thời gian làm thủ tục trục xuất…; khám người theo thủ tục hành chính, quản lý
người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất,
trong đó quy định cụ thể về thẩm quyền và thủ tục áp dụng các biện pháp này.
Có thể thấy, về cơ bản, pháp luật Việt Nam phù hợp với các chuẩn mực quốc tế
liên quan đến quyền tự do thân thể, được bảo đảm không bị bắt, bị giam giữ vô cớ,
không bị tước quyền tự do trừ trường hợp theo quy định của pháp luật….Vấn đề giải
quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả đối với người bị oan đã được
ghi nhận tại Hiến pháp Việt Nam cũng như quy định về các quyền con người được quy định tại ICCPR.
4. Về quyền tự do đi lại và cư trú
Quyền tự do đi lại, cư trú của công dân được quy định tại nhiều văn bản quy
phạm pháp luật, trong đó có Điều 23 Hiến pháp năm 2013: “Công dân có quyền tự do
đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước
”. Như
vậy, quyền tự do đi lại theo Hiến pháp năm 2013 cũng bao gồm các nội dung như quy
định của pháp luật quốc tế, đó là: tự do đi lại trong phạm vi lãnh thổ nước mình, quyền
ra nước ngoài (quyền xuất cảnh) và quyền trở lại nước mình (quyền nhập cảnh).
Những quy định pháp luật về việc đi lại, cư trú của công dân Việt Nam và người
nước ngoài ở Việt Nam cũng được nêu rõ tại Bộ luật Dân sự, Luật Quốc tịch, Luật