Nộp bài tập lớn - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU
Nộp bài tập lớn - Kinh tế Chính trị Mác-Lê Nin (KTCT01) | Đại học kinh tế quốc dân NEU được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác-Lênin (KTCT2D02)
Trường: Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 44820939 Mục lục
Lời nói đầu ................................................................................................................ 2
I. Biểu hiện mới của giai cấp công nhân Việt Nam ..................................... 2
Sự lớn mạnh về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề ....... 2
Sự thay đổi về chất lượng cuộc sống.................................................... 4
II. Giai cấp công nhân có còn sứ mệnh lịch sử không ............................... 4
III. Cơ hội và thách thức ..................................................................................... 5
1. Cơ hội ................................................................................................. 5
IV. Liên hệ trách nhiệm của bản thân để xây dựng giai cấp công
nhân hiện nay? ........................................................................................................ 8
Tài liệu tham khảo.................................................................................................. 9 1 lOMoAR cPSD| 44820939 Lời nói đầu
Trong thời đại xã hội nào, những người lao động sản xuất trong các
ngành sản xuất công nghiệp, dich vụ công nghiệp hay nhũng người công nhân đều
có vai trò sáng tạo chân chính ra lịch sử và là những người giữ vai trò quết định
sáng tạo công cụ sản xuất, giá trị trặng dư và chính trị xã hội.
Chủ nghĩa Xã hội Khoa học là một trong ba bộ phận của chủ nghĩa Mac-
Lênin đã nghiên cứu một cách toàn diện về các quy luật chính trị xã hội của quá
trình phát sinh,hình thành và phát triển của các hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Trong đó ,chủ nghĩa xã hội khoa học tâp trung nghiên cứu những nguyên
tắc cơ bản ,những điều kiện, con đường,hình thức phương pháp đấu tranh của giai
cấp công nhân để chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội I.
Biểu hiện mới của giai cấp công nhân Việt Nam
Sự lớn mạnh về cả số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề
Sự phát triển của cách mạng khoa học – công nghệ hiện đại và quá trình toàn
cầu hoá kinh tế đã và đang tác động mạnh mẽ đến giai cấp công nhân các nước.
Đối với giai cấp công nhân ở các nước đang phát triển, sự tác động này tạo ra
những biến đổi sâu sắc trong cơ cấu của nó cả về số lượng và chất lượng, đồng
thời cũng làm xuất hiện nhiều biểu hiện mới. Nhìn tổng quát, có thể thấy rõ một số điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, chiếm tỷ trọng không lớn trong cơ cấu dân cư của từng nước
(khoảng 15 – 30%), song lại có chiều hướng gia tăng tỷ trọng trong tổng số giai
cấp công nhân trên thế giới. Bởi lẽ đa phần dân số thế giới là dân cư các nước
đang phát triển (trong tổng số hơn 6 tỷ người trên thế giới hiện nay, chỉ có gần 2 2 lOMoAR cPSD| 44820939
tỷ người sống ở các nước công nghiệp phát triển – các nước OECD, còn lại sống
ở các nước đang phát triển).
Ở các nước này, trong thế kỷ XX, giai cấp nông dân chiếm số đông, nhưng
hiện nay do diễn ra quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nên giai cấp công
nhân có sự gia tăng nhanh chóng.
Thứ hai, là lực lượng lao động có trình độ học vấn ngày càng được nâng cao,
được đào tạo nghề nghiệp nhất định trong cơ cấu lao động chung. So với giai cấp
nông dân và những người làm dịch vụ giản đơn, giai cấp công nhân được đào tạo
chuyên môn, nghề nghiệp tốt hơn.
Thứ ba, là nhóm người lao động đang từng bước được tiếp xúc với khoa học
– công nghệ tiên tiến, được rèn luyện tác phong, kỷ luật lao động công nghiệp.
Thứ tư, giai cấp công nhân khá đa dạng, phức tạp về thành phần xã hội, về
nghề nghiệp chuyên môn. Khác với các nước tư bản phát triển, giai cấp công nhân
ở các nước đang phát triển đang gia tăng về số lượng, cả ở bộ phận công nhân
công nghiệp truyền thống, cả ở bộ phận công nhân làm việc trong các lĩnh vực sản
xuất mới, lĩnh vực công nghệ cao.
Điều này được các nhà nghiên cứu xã hội học lý giải là do các nước đang phát
triển đang trong quá trình công nghiệp hoá (còn các nước phát triển đã hoàn thành
quá trình công nghiệp hoá, chuyển các ngành công nghiệp truyền thống, sử dụng
nhiều lao động sang khu vực các nước đang phát triển), đang thu hút đầu tư nước
ngoài mà chủ yếu là của các nước phát triển.
Mặt khác, trong khi ở các nước công nghiệp phát triển, lĩnh vực công nghiệp,
nông nghiệp đang dần thu hẹp lại, lĩnh vực dịch vụ mở rộng, thì ở các nước đang
phát triển, lĩnh vực công nghiệp có xu hướng ngày càng mở rộng. 3 lOMoAR cPSD| 44820939
Sự thay đổi về chất lượng cuộc sống
Hiện nay, cũng với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, chất lượng cuộc sống
của giai cấp công nhân đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là giai cấp công nhân
ở các nước tư bản phát triển, một số đã có tư liệu sản xuất cho riêng mình (tuy
nhiên những tư liệu sản xuất thiết yếu, quy định sự tồn tại của chế độ tư bản chủ
nghĩa vẫn nằm trong tay giai cấp tư sản).
II. Giai cấp công nhân có còn sứ mệnh lịch sử không Trả lời Có!
Thứ nhất, mặc dù mức sống được nâng lên, giai cấp công nhân đã có các tư
liệu tiêu dùng như: nhà cửa, xe cộ... nhưng đó chỉ là tư liệu sinh hoạt chứ không
phải tư liệu sản xuất, họ vẫn là những người làm thuê trong chủ nghĩa tư bản.
Thứ hai, dù hiện nay nay công nhân đã có cổ phần, cổ phiếu trong doanh
nghiệp nhưng tỷ trọng cổ phần, cổ phiếu của họ rất nhỏ so với cổ phần, cổ phiếu
mà giai cấp tư sản nắm giữ. Vì vậy, địa vị làm thuê của họ cũng không thay đổi
và họ cũng không thể chi phối được phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Chẳng
hạn, ở Mỹ có 40% người lao động làm công có cổ phiếu, nhưng tổng giá trị cổ
phiếu mà họ sở hữu chỉ chiếm trên 1% giá trị cổ phiếu mà các công ty phát hành.
Việc các chủ tư bản bán cổ phần, cổ phiếu cho công nhân một mặt giúp nhà tư bản
huy động được các nguồn lực để mở rộng sản xuất; mặt khác, đây là biện pháp
hữu hiệu để buộc người công nhân phải lệ thuộc nhiều hơn nữa vào giới chủ. Và
như vậy, công nhân sẽ hạn chế đấu tranh đòi quyền lợi, tạo thuận lợi cho chủ tư
bản quản lý, điều hành. Do đó, nếu tin rằng, nhờ có cổ phần, cổ phiếu trong doanh
nghiệp mà địa vị của công nhân đã thay đổi, công nhân đã trở thành nhà tư bản,
chỉ là ảo tưởng, sai lầm.
Thứ ba, chủ nghĩa tư bản hiện đại có điều chỉnh nhưng bản chất bóc lột vẫn
không thay đổi, mà chỉ thay đổi hình thức bóc lột theo hướng ngày càng tinh vi
hơn, khôn khéo hơn với mức độ gay gắt hơn. Theo ILO, hiện nay, tỷ suất bóc lột 4 lOMoAR cPSD| 44820939
giá trị thăng dư trong các ngành công nghiệp ở Mỹ và Tây Âu trung bình là 300%,
cá biệt có những lúc lên tới 5.000% như tại công ty Microsoft[3]. Vì vậy, trong chủ
nghĩa tư bản hiện đại mặc dù có những thay đổi nhưng giai cấp công nhân vẫn là
những người làm thuê cho giai cấp tư sản và vẫn bị bóc lột giá trị thặng dư với tỷ suất rất cao.
III. Cơ hội và thách thức 1. Cơ hội
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự kết hợp của công nghệ trong các
lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn
toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của thế giới.
Có thể khái quát bốn đặc trưng chính của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: Một là, dựa trên
Nền tảng của sự kết hợp công nghệ cảm biến mới, phân tích dữ liệu lớn, điện
toán đám mây và kết nối internet vạn vật sẽ thúc đẩy sự phát triển của máy móc
tự động hóa và hệ thống sản xuất thông minh. Hai là, sử dụng công nghệ in 3D để
sản xuất sản phẩm một cách hoàn chỉnh nhờ nhất thể hóa các dây chuyền sản xuất
không phải qua giai đoạn lắp ráp các thiết bị phụ trợ - công nghệ này cũng cho
phép con người có thể in ra sản phẩm mới bằng những phương pháp phi truyền
thống, bỏ qua các khâu trung gian và giảm chi phí sản xuất nhiều nhất có thể. Ba
là, công nghệ nano và vật liệu mới tạo ra các cấu trúc vật liệu mới ứng dụng rộng
rãi trong hầu hết các lĩnh vực. Bốn là, trí tuệ nhân tạo và điều khiển học cho phép
con người kiểm soát từ xa, không giới hạn về không gian, thời gian, tương tác
nhanh hơn và chính xác hơn.
Nhiều nhà nghiên cứu kinh tế chỉ ra rằng, cuộc cách mạng này có thể mang
lại sự bất bình đẳng lớn hơn, đặc biệt là ở khả năng phá vỡ thị trường lao động.
Khi tự động hóa thay thế người lao động bằng máy móc có thể làm trầm trọng
thêm sự chênh lệch giữa lợi nhuận so với vốn đầu tư và lợi nhuận so với sức lao
động. Mặt khác, tri thức sẽ là yếu tố quan trọng của sản xuất trong tương lai và 5 lOMoAR cPSD| 44820939
làm phát sinh một thị trường việc làm ngày càng tách biệt thành các mảng "kỹ
năng thấp/lương thấp" và "kỹ năng cao/lương cao", do đó dễ dẫn đến sự phân
tầng xã hội ngày càng trầm trọng thêm.
Dù Cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang đến nhiều lo ngại về thất nghiệp
khi máy móc làm tất cả mọi việc, nhưng một số nhà nghiên cứu tin rằng, việc
giảm tổng số việc làm là không thể. Bởi, siêu tự động hóa và siêu kết nối có thể
nâng cao năng suất những công việc hiện tại và tạo ra nhu cầu về những công
việc hoàn toàn mới khác. Sự ra đời của "cobots", tức robot hợp tác có khả năng
di chuyển và tương tác, sẽ giúp các công việc kỹ năng thấp đạt năng suất nhảy
vọt. Tuy nhiên, những người bị ảnh hưởng nặng nhất có thể là lực lượng lao động
có kỹ năng trung bình do sự phát triển của siêu tự động hóa và siêu kết nối, cộng
với trí tuệ nhân tạo sẽ tác động đáng kể đến đối tượng này. 2. Khó khăn
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, giai cấp công nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản: 6 lOMoAR cPSD| 44820939
Một là, về thuận lợi, giai cấp công nhân Việt Nam có số lượng đang tăng lên.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, hiện nay, tổng số công nhân nước ta chiếm
tỷ lệ khoảng 13% số dân và 24% lực lượng lao động xã hội, bao gồm số công nhân
làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước; đang
làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài; số lao động giản đơn trong các cơ quan
đảng, nhà nước, đoàn thể. Dự báo đến năm 2020, giai cấp công nhân có khoảng
20,5 triệu người. Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài phát triển nhanh; ngược lại, công nhân trong doanh
nghiệp nhà nước ngày càng giảm về số lượng.
Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp
công nhân ngày càng được cải thiện.
Hai là, về khó khăn, trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước
ta còn nhiều hạn chế, bất cập. “Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng
được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề
nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế;
thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành
nghề; tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công
nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống” (1).
Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng”. Tuy nhiên, quá trình
chuyển đổi cơ cấu kinh tế lại chưa tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu
lao động. Để hướng đến một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, số lượng giai cấp
công nhân lao động công nghiệp chỉ chiếm khoảng 24% lực lượng lao động xã
hội là tỷ lệ còn thấp.
Mặt bằng chung trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân nước ta dù được
cải thiện, song vẫn còn thấp, đã ảnh hưởng không thuận đến việc tiếp thu khoa
học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm. Theo Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, với tốc độ tăng năng suất lao động như hiện nay, thì phải đến năm 2038,
năng suất lao động của công nhân Việt Nam mới bắt kịp Philippines, năm 2069
chúng ta mới bắt kịp được Thái Lan. Do đó, nếu không tập trung đầu 7 lOMoAR cPSD| 44820939
tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có kế hoạch đào tạo đón đầu, thì chúng ta
sẽ bị thiếu hụt nghiêm trọng về lao động khi các dự án lớn đầu tư vào Việt Nam.
Một thực trạng đáng quan tâm khác là tỷ lệ thất nghiệp của những người đã qua
đào tạo đang ngày càng cao…
Trong thời gian tới, quá trình toàn cầu hóa sản xuất với sự phân công và hợp
tác lao động diễn ra ngày càng sâu rộng giữa các nước trong khu vực và trên thế
giới. Khi chúng ta thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, những rào
cản về không gian kinh tế, hàng hóa, dịch vụ, vốn, khoa học - công nghệ, thị trường
lao động được gỡ bỏ, thì sự cạnh tranh giữa các nước càng trở nên gay gắt. Hiện
ASEAN đã có hiệp định về di chuyển tự nhiên nhân lực, có thỏa thuận công nhận
lẫn nhau về chứng chỉ hành nghề chính thức đối với 8 ngành nghề được tự do
chuyển dịch: kiểm toán, kiến trúc, kỹ sư, nha sĩ, bác sĩ, y tá, điều tra viên và du
lịch. Việc công nhận trình độ lẫn nhau về kỹ năng nghề sẽ là một trong những điều
kiện rất quan trọng trong việc thực hiện dịch chuyển lao động giữa Việt Nam với
các nước trong khu vực. Nhưng đây cũng sẽ là thách thức cho Việt Nam, vì số
lượng công nhân lành nghề ở nước ta còn khiêm tốn, buộc phải chấp nhận nguồn
lao động di cư đến từ các nước khác có trình độ cao hơn. Thời gian tới, nếu trình
độ của công nhân nước ta không được cải thiện để đáp ứng yêu cầu, thì chúng ta
sẽ bị thua ngay trên “sân nhà”
IV. Liên hệ trách nhiệm của bản thân để xây dựng giai cấp công nhân hiện nay?
.Trong lĩnh vực kinh tế, sinh viên có thể tham gia một số hoạt động sau: Thực
hiện những dự án khoa học liên quan đến kinh tế, đưa ra các biện pháp kinh doanh
mới, hiệu quả hơn. Tham gia các dự án khởi nghiệp, sáng tạo và phát triển sản
phẩm, tìm hiểu chính sách chính phủ và đưa ra ý kiến. Đặc biệt, luôn luôn học tập
trau dồi trí thức, để đất nước ngày phát triển.
Về lĩnh vực chính trị, có thể tham gia một số hoạt động như tình nguyện, giúp
đỡ những người khó khăn trong cộng đồng, tham gia các hoạt động biểu tình để
bảo vệ quyền lợi người dân. Tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể. 8 lOMoAR cPSD| 44820939
Trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tìm hiểu và bảo tồn các di sản văn hoá của
Việt Nam, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của Việt Nam
Tài liệu tham khảo
https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-kien-giang/giao-
trinh-chu-nghia-xa-hoi-khoa-hoc-cnxhkh-khong-chuyen/cnxhkh-lien-he-
trachnhiem-ban-than/81322345 https://dichvuvietluanvan.com/tieu-luan-su-
menh-lich-su-cua-giai-cap-cong- nhan-viet-nam/ 9