Ôn tập Chương 3 - Kinh tế chính trị Mác - Lênin | Đại học Tôn Đức Thắng

- Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn vân động trong quan hệ H - T - H - Mục đích: Lưu thông hàng hóa trên thị trường nhằm mục đích giá trị sử dụng. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

CHƯƠNG 3:
I. Lý luận của chủ nghĩa Mac về giá trị hạng dư:
1. Nguồn gốc của giá trị hạng dư:
a) Công thức chung của Tư bản:
- Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn vân động
trong quan hệ H - T - H
- Mục đích: Lưu thông hàng hóa trên thị trường nhằm
mục đích giá trị sử dụng
- Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động
trong quan hệ T - H - T
Trong đó: T’= T + ∆T
- Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị hạng dư.
b) Hàng hóa sức lao động:
Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn
bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong
cơ thể, trong một con người đang sống, và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử
dụng nào đó”
- Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người lao động được tự do về thân thể.
+ Người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần
thiết.
- Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động: Giá trị và giá
trị sử dụng.
- Cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm:
Thứ nhất: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật
chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao
động.
Thứ hai: phí tổn đào tạo người lao động.
Thứ ba: giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật
chất và tinh thần) nuôi con của người lao
động.
- Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: Giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu
cầu của người mua.
C)Sự sản xuất giá trị thăng dư:
+ Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá
trình tạo ra và làm tăng giá trị.
+ Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội phải đạt đến
một trình độ nhất định.
+ Trong thời gian lao động đã được thỏa thuận mua bán theo
nguyên tắc ngang giá bao gồm thời gian lao động tất yếu và
thời gian lao động thặng dư.
- Giá trị thặng dư: là bộ phận giá trị mới dôi
ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản (ký
hiệu là m).
- Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách
bóc lột lao động làm thuê, do vậy bản chất của tư
bản là quan hệ xã hội.
D)Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
+Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản (số tiền) tồn tại
dưới hình thái tư liệu sản xuất. Ký hiệu: c
+ Tư bản khả biến (ký hiệu: v) là bộ phận tư bản
được sử dụng để mua sức lao động (quỹ
lương).
Giá trị hàng hóa (G) = c + v + m
Đ) Tiền công:
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hoá sức lao động, hay còn gọi là giá cả
của hàng hoá sức lao động.
E) Tuần hoàn và chu chuyển tư bản:
- Tuần hoàn tư bản là quá trình vận động của tư bản trải qua
các giai đoạn: Giai đoạn tiền tệ (T - H): Nhà tư bản bỏ ra một
lượng tiền nhất định để mua các yếu tố sản xuất (sức lao động,
tư liệu sản xuất).
Giai đoạn sản xuất (H - P): Sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra
hàng hóa.
Giai đoạn hàng hóa (P - T'): Bán hàng hóa thu hồi lại tiền vốn
ban đầu cùng với giá trị thặng dư.
- Chu chuyển của tư bản: là sự lặp đi lặp lại liên tục của quá
trình tuần hoàn tư bản.
- Thời gian chu chuyển của tư bản: Là khoảng thời gian kể từ khi
người ta ứng ra tư bản dưới một hình thái nào đó đến khi nó
quay về cũng dưới hình thái đó.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản
ch
CH
N
Trong đó:
N: Số vòng quay/năm
CH: Thời gian tư bản vận động trong 1 năm
ch: Thời gian một vòng quay.
2. Bản chất của giá trị hạng dư:
Nếu giả định xã hội chỉ có hai giai cấp, là giai cấp tư sản và giai
cấp công nhân, thì giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai
cấp, trong đó giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở
thuê mướn lao động.
- Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư:
- m: Giá trị thặng dư - v: tư bản khả biến
- T’: thời gian lao động thặng dư - T: thời gian lao động tất yếu
- Khối lượng giá trị thặng dư: M = m’.V
-V: Tổng tư bản khả biến
- m’ là tỷ suất giá trị hạng dư
-M là khối lượng giá trị hạng dư
m’ =
m
v
x 100%
m’ =
T’
T
x 100%
| 1/4

Preview text:

CHƯƠNG 3:
I. Lý luận của chủ nghĩa Mac về giá trị hạng dư:
1. Nguồn gốc của giá trị hạng dư:
a) Công thức chung của Tư bản:
- Tiền trong nền sản xuất hàng hóa giản đơn vân động trong quan hệ H - T - H
- Mục đích: Lưu thông hàng hóa trên thị trường nhằm
mục đích giá trị sử dụng
- Tiền trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa vận động trong quan hệ T - H - T Trong đó: T’= T + ∆T
- Mục đích của lưu thông tư bản là giá trị hạng dư.
b) Hàng hóa sức lao động:
Mác viết: “Sức lao động hay năng lực lao động là toàn
bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong
cơ thể, trong một con người đang sống, và được người
đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”

- Hai điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa:
+ Người lao động được tự do về thân thể.
+ Người lao động không có đủ tư liệu sản xuất cần thiết.
- Hai thuộc tính của hàng hoá sức lao động: Giá trị và giá trị sử dụng.
- Cấu thành giá trị của hàng hóa sức lao động bao gồm:
Thứ nhất: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết (cả vật
chất, tinh thần) để tái sản xuất ra sức lao động.
Thứ hai: phí tổn đào tạo người lao động.
Thứ ba: giá trị những tư liệu sinh hoạt cần thiết (vật
chất và tinh thần) nuôi con của người lao động.
- Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động: Giá trị sử dụng
của hàng hóa sức lao động cũng là để thỏa mãn nhu cầu của người mua.
C)Sự sản xuất giá trị thăng dư:
+ Quá trình sản xuất giá trị thặng dư là sự thống nhất của quá
trình tạo ra và làm tăng giá trị.
+ Để có được giá trị thặng dư, nền sản xuất xã hội phải đạt đến
một trình độ nhất định.
+ Trong thời gian lao động đã được thỏa thuận mua bán theo
nguyên tắc ngang giá bao gồm thời gian lao động tất yếu và
thời gian lao động thặng dư.
- Giá trị thặng dư: là bộ phận giá trị mới dôi
ra ngoài giá trị sức lao động do công nhân
làm thuê tạo ra và thuộc về nhà tư bản (ký hiệu là m).
- Tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư bằng cách
bóc lột lao động làm thuê, do vậy bản chất của tư bản là quan hệ xã hội.
D)Tư bản bất biến và tư bản khả biến:
+Tư bản bất biến: là bộ phận tư bản (số tiền) tồn tại
dưới hình thái tư liệu sản xuất. Ký hiệu: c
+ Tư bản khả biến (ký hiệu: v) là bộ phận tư bản
được sử dụng để mua sức lao động (quỹ lương).
Giá trị hàng hóa (G) = c + v + m Đ) Tiền công:
Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hoá sức lao động, hay còn gọi là giá cả
của hàng hoá sức lao động.
E) Tuần hoàn và chu chuyển tư bản:
- Tuần hoàn tư bản là quá trình vận động của tư bản trải qua
các giai đoạn: Giai đoạn tiền tệ (T - H): Nhà tư bản bỏ ra một
lượng tiền nhất định để mua các yếu tố sản xuất (sức lao động, tư liệu sản xuất).
Giai đoạn sản xuất (H - P): Sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra hàng hóa.
Giai đoạn hàng hóa (P - T'): Bán hàng hóa thu hồi lại tiền vốn
ban đầu cùng với giá trị thặng dư.
- Chu chuyển của tư bản: là sự lặp đi lặp lại liên tục của quá trình tuần hoàn tư bản.
- Thời gian chu chuyển của tư bản: Là khoảng thời gian kể từ khi
người ta ứng ra tư bản dưới một hình thái nào đó đến khi nó
quay về cũng dưới hình thái đó.
- Tốc độ chu chuyển của tư bản CH N ch Trong đó: N: Số vòng quay/năm
CH: Thời gian tư bản vận động trong 1 năm
ch: Thời gian một vòng quay.
2. Bản chất của giá trị hạng dư:
Nếu giả định xã hội chỉ có hai giai cấp, là giai cấp tư sản và giai
cấp công nhân, thì giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường
tư bản chủ nghĩa mang bản chất kinh tế - xã hội là quan hệ giai
cấp, trong đó giai cấp các nhà tư bản làm giàu dựa trên cơ sở thuê mướn lao động.
- Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư: m T’ m’ = x 100% m’ = x 100% v T
- m: Giá trị thặng dư - v: tư bản khả biến
- T’: thời gian lao động thặng dư - T: thời gian lao động tất yếu
- Khối lượng giá trị thặng dư: M = m’.V
-V: Tổng tư bản khả biến
- m’ là tỷ suất giá trị hạng dư
-M là khối lượng giá trị hạng dư