Ôn tập cuối kì - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Ôn tập cuối kì - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
7 trang 6 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ôn tập cuối kì - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội

Ôn tập cuối kì - Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam | Đại Học Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

213 107 lượt tải Tải xuống
ND1: Đặc điểm môi trường sông nước ảnh hưởng của môi trường này
trong văn hóa Việt Nam truyền thống.
Việt Nam có khí hậu nóng lắm mưa nhiều, đường bờ biển dài 3.260km. Dựa vào
các văn bản pháp lý của quốc tế trong nước, biển nước ta rộng gấp hơn 3 lần
diện tích đất liền chiếm khoảng 29% diện tích toàn biển Đông, nơi tới trên
3.000 hòn đảo lớn nhỏ, sông ngòi nhiều dày đặc phân bos khắp cả nước trong đó
2360 sông >10km, nhiều hồ ao, đầm, phá, kênh, mương. Như vậy thể
thấy Việt Nam một đất nước mang những đặc điểm nổi bật của địa nh sông
nước những đặc đặc này gắn liền, ảnh hưởng sâu sắc trong văn hoá Việt
Nam truyền thống.
Trước tiên, tính sông nước được biểu hiện trong văn hoá vật chất của con người Việt Nam
như ăn, mặc, ở, đi lại, cách ứng xử với môi trường tự nhiên, với môi trường hội cộng
đồng. Bữa ăn được mô hình hoá Cơm - Rau - Cá. Lượng đạm trong bữa ăn hàng ngày được
cung cấp chủ yếu từ các nguồn thuỷ sản. Con người chẳng tốn mấy công sức có thể bắt được
tôm cá, cua rạm làm nguồn đạm rất bổ dưỡng. Và con người cũng dựa vàog các triền sông
làm nhà ở, tục ngữ câu:" Nhất cận thị, nhị cận giang". Con người trú ven sông, trồng
lúa nước, quăng chài, kéo lưới sinh sống. Nhà được xây kiên cố chắc chắn theo kiểu mái
dốc sàn cao để chống lại mưa bão, ẩm mốc. Thời kỳ chưa có đê, người Việt cổ còn sống bằng
thuyền. Trên các sông ngòi đầy thuyền thay thế ngôi nhà Khi trên đường bộ chưa hình.
thành, thì việc đi lại chủ yếu trên sông nước. Đến thế kỷ 18 người phương Tây vẫn còn
nhận xét: “Xứ này (tức Việt Nam) không đường cái lớn, lại chằng chịt ruộng đồng. Muốn
đến Huế cũng như bất kỳ nơi nào đều phải đi đường thủy. Để thuận tiện di chuyển trên mặt
nước phục vụ cho việc chài lưới đánh bắt hay sản xuất nền nông nghiệp lúa nước thì người
Việt xưa thường mặc gọn gàng, giản dị đó là nam đóng khố, nữ mặc vaý với màu sắc hoà hợp
với đất trồng lúa. Việt Nam còn thuộc loại văn hoá gốc nông nghiệp nghề trồng trọt đặc
biệt là nghề nông nghiệp lúa nước phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên( Trông trời, trong
đất, trông mây; Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm...) nên dân ta có ý thức tô trọng
và ước vọng sống hoà bình với thiên nhiên.Trong lối ứng xử với môi trường xã hội cộng đồng,
con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình "Một bồ cái lí không bằng một
cái tình".Lối sống đó tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
Bên cạnh đó, tính sông nước còn ảnh hưởng đến văn hoá tinh thần của
người Việt Nam. Trong tín ngưỡng người Việt có rất nhiều những lễ hội liên quan
đến sông nước như tục thờ cây, thờ lúa ( lễ hội Yang Koi - cúng thần lúa của người
Mạ, lễ rước thần lúa của người Ê đê,...),th nước, thờ loài sống vùng sông nước,
cầu nước (qua rước nước), cầu khô, cầu tạnh mong nước rút để được mùa lúa,
cuộc sống no đủ, hay trong những tang ma có lễ phạn hàm, chèo đò, mộ thuyền,....
Trong ngôn từ, lời nói hay tục ngữ xa xưa cũng dùng nhiều hình ảnh liên quan đến
thực vật- nông nghiệp sông nước như : Ba chìm bảy nổi; Năm bè, bảy mối,
Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo,.... cùng với lối duy tổng hợp, biện
chứng, luôn đắn đo của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã
dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể
dẫn đến triết sống "Ở bầu thì tròn, ống thì dài"; "Đi với bụt mặc áo sa, đi
với ma mặc áo giấy";....
thể nói, nước " người mẹ" của con người từ thuở khai. Qua hàng
nghìn năm người Việt cổ sống gắn bó với sông nước đã hình thành hệ thống văn
hóa sông nước. Con người nhờ sông nước thức ăn, nhà ở, phương tiện đi
lại, sinh tồn. Sông nước che chở con người. Chẳng khó hiểu tại sao con
người thờ Mẫu là nước.
ND2: Bối cảnh và đặc điểm văn hóa thời Lý – Trần
Bối cảnh lịch sử thời - Trần: Hai triều đại - Trần hai triều đại quân
chủ sự phát triển liên tục nằm trong thời văn hoá tự chủ sau 1000 năm
Bắc thuộc. triều được bắt đầu từ khi vua Thái t lên ngôi năm 1009 kết
thúc 1225, trải qua 9 đời vua. sau khi Chiêu Hoàng truyền ngôi cho
chồng là Trần Cảnh, triều Trần được lập nên bắt đầu năm 1226 kéo dài đến năm
1400, trải qua 13 đời vua. Hai triều đại này mang đầy đủ đặc điểm của thời kỳ
văn hoá tự chủ. Các vương triều liên tục thay nhau để xây dựng một đát nước tự
chủ. Đất nước được mở rộng về phương Nam và cùng với hoà bình, đây cũng
thời kì văn hoá thường xuyên diễn ra các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm
nội chiến. Thời - Trần là thời kỳ Phục hưng văn hoá dân tộc lần thứ nhất,
được đề cao nhất nền tảng cho văn hoá Việt Nam những giai đoạn tiếp
theo.
ND3: Tín ngưỡng: khái niệm, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ Tổ
tiên, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
Việt Nam nổi tiếng một đất nước giàu bản sắc dân tộc, trong đó nét văn hoá
được nhắc đến nhiều nhất phải kể đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng niềm tin, sự
ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó của con người được thể
hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân
tộc để mang lại sự bình an về tinh thần chonhân cộng đồng.một quốc
gia giàu bản sắc văn hoá dân tộc như Việt Nam chắc chắn sẽ nhiều tín
ngưỡng tồn tại.
Đầu tiên, đó tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Đây sản phẩm của môi trường
sống của dân gốc nông nghiệp, sống phụ thuộc vào tự nhiên, nhu cầu của
đời sống tinh thần. Tín ngưỡng này được biểu hiện qua việc tôn sùng các hiện
tượng tự nhiên, cụ thể tín ngưỡng thờ tứ pháp: các Mây - Mưa - Sấm -
Chớp , những hiện tượng vai trò rất lớn trong cuộc sống của dân nông
nghiệp lúa nước. Đến khi Đạo Phật hiện nay du nhập vào Việt Nam thì nhóm nữ
thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp
Vân, Pháp Vũ, Tháp Lôi, Tháp Điện. tôn sùng không gian, thời gian cũng là biểu
hiện của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Thần không gian được hình dung theo
nguyên lí Ngũ Hành Nương Nương. Ngũ Phương chi thần coi sóc trung ương và
bốn hướng. Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chí, người ta
thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển. Thời gian kéo dài, bảo tồn sự sống
tận nên 12 nữ thần này đồng thời trách nhiệm coi sóc việc sinh nởđó
Mười Hai Mụ. một biểu hiện nưã đó tôn sùng động vật, thực vật.
Chim, rắn, sấu- phổ biến vùng sông ớc - thuộc loại động vật phổ biến
hàng đầu thực vật được tôn sùng nhất cây lúa. n ngưỡng này ý ngĩa
sâu sắc một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, lịch sử lâu đời của người
Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội.
Tiếp dếnn ngưỡng thờ Tổ tiên. Niềm tin rằng chết về với tổ tiên nơi chín
suối, tin rằng tuy nơi chín suối, nhưng ông tổ tiên vẫn thường xuyên đi về
thăm nom, phù hộ cho con cháu là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Ngoài những ngày giỗ tviệc cúng tổ tiên còn được tiến hành đều đặn vào các
ngày mồng một, ngày rằm, dịp lễ tết và bất kỳ khi nào nhà có việc như dựng vợ,
gả chồng,làm nhà , đi xa, thi cử,... để bao cáo tổ tiên cũng như mong tổ tiên phù
hộ. Trong đó bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được đặt ở gian giữa là nơi trang trọng
nhất. cùng vơi sđồ ăn đồ mặc hương hoa, trà rượu thì ly nước thứ
không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên nước gắn liền với nền nông nghiệp lúa
nước. Đối vơi người Việt, n ngưỡng thờ cúng tổ tiên ý nghĩa vai trò to
lớn, gắn bó sâu đậm nhất, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo.
Đến với tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng thì đây một loại hình tín ngưỡng
khá phổ biến làng của người Việt Đồng bằng Bắc Bộ. Thfnh Hoàng làng
biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng bởi thế không làng nào không
đình, đền, miếu thờ thần. Đi cùng tín ngưỡng này các hội làng, lễ hội làng
xã, các vị thần được thờ phụng ở các đình làng.
Ý nghĩa: tín ng thờ thành hoàng làng là sự kết hợp đỉnh cao của tín ngưỡng sùng
bái con người tín ngưỡng sùng bái thần linh . Đây một giá trị văn hoá tinh
thần rất đẹp của dt, thể hiện ý thức về lòng biết ơn với những người công
của làng xã, đồng thời thể hiện ý thức giữ gìn tục lệ cổ truyền của làng xã,
biểu tượng cho khát vọng xây dựng một cuộc sống phồn vinh tinh thần hạnh
phúc.
Thái độ giao tiếp : người việt tồn tại hai thái độ trái ngược nhau nhưng
lại cùng song song tồn tại đó là thích giao tiếp nhưng cũng rụt rè trong
giao tiếp
| 1/7

Preview text:

ND1: Đặc điểm môi trường sông nước và ảnh hưởng của môi trường này
trong văn hóa Việt Nam truyền thống.

Việt Nam có khí hậu nóng lắm mưa nhiều, đường bờ biển dài 3.260km. Dựa vào
các văn bản pháp lý của quốc tế và trong nước, biển nước ta rộng gấp hơn 3 lần
diện tích đất liền và chiếm khoảng 29% diện tích toàn biển Đông, nơi có tới trên
3.000 hòn đảo lớn nhỏ, sông ngòi nhiều dày đặc phân bos khắp cả nước trong đó
có 2360 sông >10km, và nhiều hồ ao, đầm, phá, kênh, mương. Như vậy có thể
thấy Việt Nam là một đất nước mang những đặc điểm nổi bật của địa hình sông
nước và những đặc đặc này gắn liền, có ảnh hưởng sâu sắc trong văn hoá Việt Nam truyền thống.
Trước tiên, tính sông nước được biểu hiện trong văn hoá vật chất của con người Việt Nam
như là ăn, mặc, ở, đi lại, cách ứng xử với môi trường tự nhiên, với môi trường xã hội cộng
đồng. Bữa ăn được mô hình hoá Cơm - Rau - Cá. Lượng đạm trong bữa ăn hàng ngày được
cung cấp chủ yếu từ các nguồn thuỷ sản. Con người chẳng tốn mấy công sức có thể bắt được
tôm cá, cua rạm làm nguồn đạm rất bổ dưỡng. Và con người cũng dựa vàog các triền sông
làm nhà ở, tục ngữ có câu:" Nhất cận thị, nhị cận giang". Con người cư trú ven sông, trồng
lúa nước, quăng chài, kéo lưới sinh sống. Nhà ở được xây kiên cố chắc chắn theo kiểu mái
dốc sàn cao để chống lại mưa bão, ẩm mốc. Thời kỳ chưa có đê, người Việt cổ còn sống bằng
thuyền. Trên các sông ngòi đầy thuyền thay thế ngôi nhà. Khi mà trên đường bộ chưa hình
thành, thì việc đi lại chủ yếu là trên sông nước. Đến thế kỷ 18 người phương Tây vẫn còn
nhận xét: “Xứ này (tức Việt Nam) không có đường cái lớn, lại chằng chịt ruộng đồng. Muốn
đến Huế cũng như bất kỳ nơi nào đều phải đi đường thủy”. Để thuận tiện di chuyển trên mặt
nước phục vụ cho việc chài lưới đánh bắt hay sản xuất nền nông nghiệp lúa nước thì người
Việt xưa thường mặc gọn gàng, giản dị đó là nam đóng khố, nữ mặc vaý với màu sắc hoà hợp
với đất trồng lúa. Việt Nam còn thuộc loại văn hoá gốc nông nghiệp và nghề trồng trọt đặc
biệt là nghề nông nghiệp lúa nước có phụ thuộc rất lớn vào thiên nhiên( Trông trời, trong
đất, trông mây; Trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm...) nên dân ta có ý thức tô trọng
và ước vọng sống hoà bình với thiên nhiên.Trong lối ứng xử với môi trường xã hội cộng đồng,
con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình "Một bồ cái lí không bằng một tí
cái tình".Lối sống đó tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.
Bên cạnh đó, tính sông nước còn ảnh hưởng đến văn hoá tinh thần của
người Việt Nam. Trong tín ngưỡng người Việt có rất nhiều những lễ hội liên quan
đến sông nước như tục thờ cây, thờ lúa ( lễ hội Yang Koi - cúng thần lúa của người
Mạ, lễ rước thần lúa của người Ê đê,...),thờ nước, thờ loài sống vùng sông nước,
cầu nước (qua rước nước), cầu khô, cầu tạnh mong nước rút để được mùa lúa,
cuộc sống no đủ, hay trong những tang ma có lễ phạn hàm, chèo đò, mộ thuyền,....
Trong ngôn từ, lời nói hay tục ngữ xa xưa cũng dùng nhiều hình ảnh liên quan đến
thực vật- nông nghiệp và sông nước như : Ba chìm bảy nổi; Năm bè, bảy mối,
Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo,.... Và cùng với lối tư duy tổng hợp, biện
chứng, luôn đắn đo của người làm nông nghiệp cộng với nguyên tắc trọng tình đã
dẫn đến lối sống linh hoạt, luôn biến báo cho thích hợp với từng hoàn cảnh cụ thể
dẫn đến triết lí sống "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài"; "Đi với bụt mặc áo cà sa, đi
với ma mặc áo giấy";....
Có thể nói, nước là " người mẹ" của con người từ thuở sơ khai. Qua hàng
nghìn năm người Việt cổ sống gắn bó với sông nước đã hình thành hệ thống văn
hóa sông nước. Con người nhờ sông nước mà có thức ăn, nhà ở, phương tiện đi
lại, sinh tồn. Sông nước che chở con người. Chẳng có gì khó hiểu tại sao con
người thờ Mẫu là nước.
ND2: Bối cảnh và đặc điểm văn hóa thời Lý – Trần
Bối cảnh lịch sử thời Lý - Trần: Hai triều đại Lý - Trần là hai triều đại quân
chủ có sự phát triển liên tục và nằm trong thời kì văn hoá tự chủ sau 1000 năm
Bắc thuộc. triều Lý được bắt đầu từ khi vua Lý Thái tổ lên ngôi năm 1009 kết
thúc 1225, trải qua 9 đời vua. Và sau khi Lý Chiêu Hoàng truyền ngôi cho
chồng là Trần Cảnh, triều Trần được lập nên bắt đầu năm 1226 kéo dài đến năm
1400, trải qua 13 đời vua. Hai triều đại này mang đầy đủ đặc điểm của thời kỳ
văn hoá tự chủ. Các vương triều liên tục thay nhau để xây dựng một đát nước tự
chủ. Đất nước được mở rộng về phương Nam và cùng với hoà bình, đây cũng là
thời kì văn hoá thường xuyên diễn ra các cuộc chiến tranh chống giặc ngoại xâm
và nội chiến. Thời Lý - Trần là thời kỳ Phục hưng văn hoá dân tộc lần thứ nhất,
được đề cao nhất và là nền tảng cho văn hoá Việt Nam ở những giai đoạn tiếp theo.
ND3: Tín ngưỡng: khái niệm, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên, tín ngưỡng thờ Tổ
tiên, tín ngưỡng thờ Thành Hoàng Làng
Việt Nam nổi tiếng là một đất nước giàu bản sắc dân tộc, trong đó nét văn hoá
được nhắc đến nhiều nhất phải kể đến tín ngưỡng. Tín ngưỡng là niềm tin, sự
ngưỡng mộ đối với một đối tượng siêu nhiên nào đó của con người được thể
hiện qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống của dân
tộc để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng. Và một quốc
gia giàu bản sắc văn hoá dân tộc như Việt Nam chắc chắn sẽ có nhiều tín ngưỡng tồn tại.
Đầu tiên, đó là tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Đây là sản phẩm của môi trường
sống của cư dân gốc nông nghiệp, sống phụ thuộc vào tự nhiên, là nhu cầu của
đời sống tinh thần. Tín ngưỡng này được biểu hiện qua việc tôn sùng các hiện
tượng tự nhiên, cụ thể là tín ngưỡng thờ tứ pháp: các bà Mây - Mưa - Sấm -
Chớp , những hiện tượng có vai trò rất lớn trong cuộc sống của cư dân nông
nghiệp lúa nước. Đến khi Đạo Phật hiện nay du nhập vào Việt Nam thì nhóm nữ
thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp được nhào nặn thành hệ thống Tứ Pháp: Pháp
Vân, Pháp Vũ, Tháp Lôi, Tháp Điện. tôn sùng không gian, thời gian cũng là biểu
hiện của tín ngưỡng sùng bái tự nhiên. Thần không gian được hình dung theo
nguyên lí Ngũ Hành Nương Nương. Ngũ Phương chi thần coi sóc trung ương và
bốn hướng. Ngũ Đạo chi thần trông coi các ngả đường. Theo địa chí, người ta
thờ thần thời gian là Thập Nhị Hành Khiển. Thời gian kéo dài, bảo tồn sự sống
vô tận nên 12 nữ thần này đồng thời có trách nhiệm coi sóc việc sinh nở – đó là
Mười Hai Bà Mụ. Và một biểu hiện nưã đó là tôn sùng động vật, thực vật.
Chim, rắn, cá sấu- phổ biến ở vùng sông nước - thuộc loại động vật phổ biến
hàng đầu và thực vật được tôn sùng nhất là cây lúa. Tín ngưỡng này có ý ngĩa
sâu sắc và là một tín ngưỡng dân gian thuần Việt, có lịch sử lâu đời của người
Việt, biến chuyển thích ứng với sự thay đổi của xã hội.
Tiếp dến là tín ngưỡng thờ Tổ tiên. Niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín
suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối, nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về
thăm nom, phù hộ cho con cháu là cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Ngoài những ngày giỗ thì việc cúng tổ tiên còn được tiến hành đều đặn vào các
ngày mồng một, ngày rằm, dịp lễ tết và bất kỳ khi nào nhà có việc như dựng vợ,
gả chồng,làm nhà , đi xa, thi cử,... để bao cáo tổ tiên cũng như mong tổ tiên phù
hộ. Trong đó bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng được đặt ở gian giữa là nơi trang trọng
nhất. Và cùng vơi sđồ ăn đồ mặc là hương hoa, trà rượu thì ly nước lã là thứ
không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên vì nước gắn liền với nền nông nghiệp lúa
nước. Đối vơi người Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có ý nghĩa và vai trò to
lớn, gắn bó sâu đậm nhất, nó gần như trở thành một thứ tôn giáo.
Đến với tín ngưỡng thờ thành Hoàng làng thì đây là một loại hình tín ngưỡng
khá phổ biến ở làng xã của người Việt ở Đồng bằng Bắc Bộ. Thfnh Hoàng làng
là biểu tượng thiêng liêng nhất của cả làng bởi thế không làng nào là không có
đình, đền, miếu thờ thần. Đi cùng tín ngưỡng này là các hội làng, lễ hội ở làng
xã, các vị thần được thờ phụng ở các đình làng.
Ý nghĩa: tín ng thờ thành hoàng làng là sự kết hợp đỉnh cao của tín ngưỡng sùng
bái con người và tín ngưỡng sùng bái thần linh . Đây là một giá trị văn hoá tinh
thần rất đẹp của dt, nó thể hiện ý thức về lòng biết ơn với những người có công
của làng xã, đồng thời thể hiện ý thức giữ gìn tục lệ cổ truyền của làng xã, là
biểu tượng cho khát vọng xây dựng một cuộc sống phồn vinh và tinh thần hạnh phúc.
Thái độ giao tiếp : người việt tồn tại hai thái độ trái ngược nhau nhưng
lại cùng song song tồn tại đó là thích giao tiếp nhưng cũng rụt rè trong giao tiếp