Ôn tập cuối kì môn Triết học Mac Lenin | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng
Ôn tập cuối kì môn Triết học Mac Lenin | Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Đà Nẵng được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
Buổi 1: CHƯƠNG 1: I.
Triết học và vấn dề cơ bản của triết học 1.
Khái lược về triết học
a. Nguồn gốc của triết học
- Triết học ra đời ở TQ, Ấn Độ, Hy Lạp
- Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các loại hình lý luận của nhân loại. - Triết học có
+ Nguồn gốc nhận thức: sự phát triển của tư duy trừu tượng cho phép trừu
tượng hóa, khái quát những tri thức cụ thể, riêng lẻ thành hệ thống tri thức lý luận chung nhất.
+ Nguồn gốc xã hội: triết học ra đời khi lực lượng sx đã đạt đến 1 trình độ
nhất định, khi lao động trí óc đã trở thành một lĩnh vực độc lập tách khỏi lao
động chân tay, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp bóc lột và giai cấp bị
bóc lột. (thời cổ đại, sx kém. Sau đó sx phát triển, của cải vào túi người đứng
đầu -> có giai cấp, mỗi giai cấp theo đuổi lợi ích khác nhau -> có triết học,
nhiệm vụ của triết học là luận chứng và bảo vệ lợi ích của 1 giai cấp xác định) Câu hỏi:
1. “Vật chất là cái bàn” đúng hay sai?
Sai. Vì vật chất còn bao gồm nhiều thứ khác nwuax (vd: đất, nước, virut,..) (quy cái
chung về cái riêng là sai)
2. Giải thích “mẹ là gì?”
Mẹ là người phụ nữ có con.
3. “Triết học Mỹ vì lợi ích dân Mỹ” đúng hay sai?
Sai, vì triết học chỉ bảo vệ lợi ích của 1 giai cấp xác định - đó là giai cấp cầm quyền (giai cấp tư sản)
4. "Triết học mĩ vì lợi ích toàn thế giới"
Sai. vd khi mĩ cho đi tuần quanh thế giới (quanh biển đông), có lợi cho Vn cũng như các
nước ĐNA nhưng thực chất mĩ đang muốn chứng tỏ cho thế giới (cho TQ) thấy tư sản mĩ còn đang rất mạnh. Buổi 2:
b. Khái niệm triết học
- Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới (về vũ trụ, về con người, về
vị trí và vai trò của con người trong thế giới) 2.
Vấn đề cơ bản của Triết học
- Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại (giữa tinh thần với tự
nhiên, giữa ý thức với vật chất). 1 vấn đề có 2 mặt:
+ mặt bản thể luận: ý thức có trước vật chất hay vật chất có trước ý thức
+ mặt nhận thức luận: con người có nhận thức được thế giới không?
a. Mặt thứ 1 (mặt bản thể luận)
(chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm)
- Chủ nghĩa duy vật: đều coi vật chất có trước, sinh ra và quyết định ý thức
+ CN duy vật chất phác (ngây thơ): coi vật chất là vật thể, quy cái chung về cái
riêng. Vd: gỗ, nước,…
+ CN duy vật siêu hình: coi vật chất là nguyên tử nhỏ nhất.
+ CN duy vật biện chứng: coi vật chất là những gì tồn tại hiện thực khách quan
ngoài ý thức - cảm giác con người.
- Chủ nghĩa duy tâm: đều coi ý thức có trước, sinh ra và quyết định thế giới
+ CN duy tâm chủ quan: ý thức – cảm giác của tôi có trước, sinh ra và quyết định tất cả.
+ CN duy tâm khách quan: coi ý niệm là cái có trước (ý niệm hay đc coi là cảm
giác, ý thức, Chúa Trời, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Chúa Jesus, Thánh Allah)
Nhà triết học nào giải thích thế giới bằng 1 nguyên tố thì thuộc phái Nhất nguyên
luận. Nhất nguyên luận bao gồm cả duy vật lẫn duy tâm:
+ Duy vật gthich bằng 1 nguyên tố là vật chất.
+ Duy tâm gthich bằng 1 nguyên tố là ý thức.
Nhà triết học giải thích thế giới bằng 2 nguyên tố thuộc thuộc phái Nhị nguyên luận.
Nhà triết học giải thích thế giới bằng 3 ngtố trở lên thì thuộc phái Đa nguyên luận.
b. Mặt thứ 2 (mặt nhận thức luận)
(trl cho câu hỏi “con người có nhận thức được thế giới không?”)
- Duy vật tl: ý thức con người chẳng qua là sự phản ánh vật chất của óc người -> con
người có thể nhận thức dc thế giới.
- Duy tâm kquan: ý niệm (hay chúa trời, ngọc hoàng) thông qua con người nhận thức ra thế giới.
- Duy tâm chủ quan: ý thức cảm giác của tôi sinh ra thế giới nên tôi nhận thức dc cái tôi sinh ra. Kết luận:
- Nhà triết học nào thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới thì họ thuộc phái khả tri.
- Nhà triết học nào ko thừa nhận con người nhận thức được thế giới thì thuộc phái bất khả tri.
Vì sao quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học?
-> Vì vật chất và ý thức là 2 phạm trù rộng nhất thế giới, mọi cái trên thế giới đều
thuộc 1 trong 2 phạm trù này.
Cho nên khi gthich thế giới, các nhà triết học phải chọn 1 trong 2 phạm trù này
làm điểm xuất phát để giải thích -> Từ đó nó quyết định tính đảng của các nhà triết học.
Nếu chọn vật chất là cái có trước để giải thích thì họ thuộc đảng duy vật.
Nếu chọn ý thức là cái có trước để giải thích thì họ thuộc đảng duy tâm.
3. Định nghĩa (Phạm trù) VẬT CHẤT của Lenin
- Quan niệm vật chất trước Lenin:
+ Talet (thời cổ đại Hy Lạp) nói vật chất là nước. -> nhất nguyên luận
+ Anaximan nói vật chất là không khí (hay là gió) -> nhất nguyên luận
+ Arixtot giải thích vật chất bằng 5 nguyên tố: đất, nước, lửa, gió (không khí), ete.
+ Các nhà triết học Ấn Độ cổ đại (phái Lokayata): giải thích vật chất gồm 4
nguyên tố: đất, nước, lửa, gió.
+ Phái ngũ hành (Trung Hoa cổ đại): vc gồm 5 ngtố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
+ Phái âm dương (Trung Hoa cổ đại): giải thích vc từ 2 ngto âm và dương. -> nhị
nguyên luận. Vd: đàn ông là dương, đàn bà là âm; vật dài là dương, vật ngắn là
âm; đi lên là dương, đi xuống là âm; sông nước là âm, núi là dương; mềm là âm,
cứng là dương;… con người chết cứng, chết thẳng -> âm thắng dương
+ Thành tựu cao nhất thời cổ đại là của ông Democrit khi ông cho rằng vc là
nguyên tử nhỏ nhất ko thể chia nhỏ hơn (duy vật siêu hình)
Các nhà triết học cổ đại đều mắc lỗi trực quan (quan sát trực tiếp, thấy gì nói
đó) và ngây thơ về thế giới và họ đều mắc lỗi quy chung về riêng, quy vật chất
về vật thể. (kể cả quan điểm của Democrit)
- Quan niệm vật chất cuối thể kỷ 19 – đầu thế kỷ 20: (thời kỳ Mac-Anghen mất, và là thời kỳ của Lenin)
+ Năm 1985: phát hiện ra tia rơn-ghen -> phát ra ánh sáng -> ánh sáng có 2 tính chất: sóng và hạt
+ Năm 1987: phát minh ra điện tử -> đây là phát minh động trời vì nó chứng
minh dc điện tử còn nhỏ hơn nguyên tử -> động trời còn vì phát minh này làm
cho chân lý của chủ nghĩa duy vật trở nên sai lầm -> chủ nghĩa duy tâm dựa vào
đó để nói lên vật chất tiêu tan -> chủ nghĩa duy vật đứng trên bờ vực của sự diệt
vong và nó gây ra khủng hoảng về niềm tin cho các nhà khoa học tự nhiên.
Trước tình hình đó, chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng triệt để và nói rằng Chúa tạo ra
thế giới (đây là duy tâm khách quan).
Khi đó, Lenin đã cứu chủ nghĩa duy vật bằng cách cm vật chất ko tiêu tan mà chỉ
có cách hiểu cũ ko đúng về vật chất tiêu tan. Và Lenin đưa ra cách hiểu: vật
chất là những gì tồn tại thực tại khách quan ngoài ý thức – cảm giác con người.
mặt người trong gương (dưới nước) là vật chất hay ý thức? -> vật chất
(mặt trong gương là phản mặt của chúng ta)
Phản vật chất cũng là vật chất
Vd: bóng người dc mặt trời chiếu xuống đất là ý thức
- Định nghĩa vật chất của Lenin:
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được dem lại
cho con người trong cảm giác – ý thức được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp
lại phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác – ý thức.
+ Phạm trù triết học về vật chất là gì? -> là kết quả của sự khái quát hóa, trừu
tượng hóa những đặc điểm chung nhất của vật chất. Và đặc điểm chung nhất
của mọi vật chất là thực tại khách quan.Do đó ở góc độ này có thể nói vật chất
là thực tại khách quan, hoặc có thể nói thực tại khách quan là vật chất.
Vd: thuộc tính chung nhất của mọi người mẹ trên thế giới là có con, và có thể nói
mẹ là người phụ nữ có con hay người phụ nữ có con là mẹ.
+ Thực tại khách quan là gì? Là những gì tồn tại hiện thực khách quan ngoài ý
thức – cảm giác con người.
Phân biệt vật chất ở góc độ trừu tượng và cụ thể:
+ Ở góc độ trừu tượng (góc độ chung): vật chất là những gì tồn tại hiện thực
khách quan ngoài ý thức cảm giác con người. (cho phép ta xác định dc những cái
rất nhỏ con người ko phát hiện dc nhma nó có đặc điểm là tồn tại hiện thực khách
quan ngoài ý thức cảm giác con người -> nó là vật chất)
+ Ở góc độ cụ thể: vật thể là vật chất. -> nói gỗ là vật chất là đúng nhưng chưa
đủ, gỗ là vật chất nhưng vật chất còn là những gì tồn tại hiện thực khách quan
ngoài ý thức cảm giác con người.
- Vật chất thì tồn tại hiện thực khách quan, vậy ý thức con người có tồn tại hiện
thực không? -> có, nằm trong bộ não người (óc người) -> nó tồn tại chủ quan (vì nó
nằm trong não người, ta ko sờ, ko thấy được)
Tồn tại hiện thực khách quan là vật chất, tồn tại hiện thực chủ quan là ý thức.
- Tồn tại là vật chất hay ý thức? -> Tồn tại hiện thực khách quan là vật chất, tồn tại
hiện thực chủ quan là ý thức.
+ Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác ý thức -> vật chất có trước, ý thức có sau.
+ Vật chất tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác – ý thức -> vật chất quyết định ý thức.
+ Vật chất được cảm giác – ý thức của chúng ta chép lại, chụp lại và phản ánh ->
con người nhận thức được thế giới.
- Lenin nói về kính hiển vi:
Kính hiển vi là việc nối dài giác quan của con người. Nhờ khả năng này mà con
người chinh phục được thế giới (mắt người tinh hơn mắt kiến, tai người thính hơn tai chó).
Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất:
1. Định nghĩa vc của Lenin đã giải quyết đc 2 mặt vấn đề cơ bản của triết học trên
lập trường duy vật biện chứng 1 cách toàn vẹn.
2. Chống chủ nghĩa duy tâm (vì duy tâm nói ý thức có trước còn Lenin nói vc có trước.)
3. Chống thuyết bất khả tri.
4. Tạo niềm tin cho các nhà khoa học đi sâu vào khám phá thế giới vật chất bao la.
(khắc phục dc cuộc khủng hoảng tự nhiên cuối tk 19 – đầu tk 20) (thế giới của
chúng ta chính là vật chất đang vận động trong không gian và thời gian)
5. Khắc phục dc cách hiểu chưa đúng của chủ nghĩa duy vật ngây thơ và siêu hình
về vật chất. (vì 2 chủ nghĩa này đều mắc lỗi quy chung về riêng, quy vật chất về
vật thể. Lenin khắc phục bằng cách định nghĩa vật chất ở trình độ sâu sắc hơn,
cho rằng vật chất là những gì tồn tại hiện thực khách quan ngoài ý thức cảm giác con người) Buổi 3:
- Các hình thức tồn tại của vật chất: a. Vận động
Định nghĩa vận động của Anghen:
+ Vận động là mọi thay đổi nói chung, từ sự di chuyển vị trí trong không gian,
đến sự thay đổi trong vũ trụ, và trong tư duy (ý thức).
Vd: trong không gian: tay chân chúng ta khua lên hay đi lại; trong vũ trụ: các
thiên thạch, các ngôi sao di chuyển; trong tư duy: tư duy, ý thức con người vận
động từ chỗ chưa biết đến biết)
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất (thuộc tính cố hữu là thuộc tính
bản chất, nếu bỏ nó đi thì ko còn là vật chất nữa) (mỗi dạng vật chất có 1 thuộc
tính cố hữu riêng, đặc trưng cho nó).
Vd: sinh viên có thuộc tính đi học, tự học, thi cử, lao động trí óc còn nông dân có
thuộc tính là lao động chân tay.
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. (phương thức là cách/ hình thức)
-> vật chất tồn tại bằng cách vận động
+ Vận động là tuyệt đối vì nó diễn ra từ đầu đến cuối sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Vật chất có đứng im không? -> có
Đứng im là tương đối trong một phạm vi quy ước.
Vd: khi ngủ, con người đứng im trong phạm vi cơ học, nhưng vẫn thở, thở là vận
động sinh vật. (nói cách khác, khi ngủ, vận động cơ học đứng im nhưng vận động lí hóa vẫn diễn ra)
Vd: cái bàn đứng im trong phạm vi cơ học, nhưng trái đất vẫn quay -> bàn cũng quay theo.
Vật chất vận động ngay cả khi nó đứng im do nguyên nhân bên trong, đó là do
mâu thuẫn giữa các mặt đối lập ở bên trong sự vật. (trong sự vật luôn có sự
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập).
Vd: trong con người luôn có 2 mặt đối lập là tính cực và tiêu cực.
Cuộc đấu tranh này dẫn đến sự vật tự thân vận động, ko cần đến cú hít bên
ngoài (ban đầu) của chúa.
(Thành tựu khoa học không có tội, tội lỗi là tại người sử dụng.)
Các hình thức vận động của vật chất:
+ vận động cơ học (thấp nhất): sự di chuyển vị trí trong không gian
+ vận động vật lý: sự vận động của nhiệt, điện từ, ánh sáng
+ vận động hóa học: sự vận động của các phân từ
+ vận động sinh vật: sự trao đổi giữa cơ thể và môi trường thông qua đồng hóa và dị hóa
+ vận động xã hội (cao nhất): tổng hợp cả 4 hình thức trên
Vd: việc sv ngồi học là hình thức vận động cao nhất vì nó tổng hợp cả 4 cái
trên. Chúng ta phải thỉnh thoảng đi lại (cơ học), hay việc dùng máy tính, điện
thoại chỉ có con người mới biết sử dụng.
Giữa các hình thức vận động này, có sự khác nhau về chất. Cho nên ko thể quy hình
thức này về hình thức kia. Nếu quy thì chúng ta sẽ mắc lỗi siêu hình, máy móc, thậm chí phản động.
Chứng minh: ở thế kỷ 17 – 18, ngta quy tất cả mọi hình thức vận động về hình
thức cơ học, coi tất cả như 1 cái máy, ví con người như 1 cái máy cơ học
(chân người ví như 2 bánh xe, máu ví như dầu nhớt, trái tim ví như lò xo)
hình thức vận động cơ học có chứa trong nó hình thức vận động nào ko?
-> ko vì hthuc cơ học là thấp nhất.
Chứng minh lỗi phản động:
Vào thế kỷ 20, ngta áp dụng các luật sinh vật vào trong xã hội (sinh vật thấp
hơn xã hội). Trên rừng có luật chọn lọc tự nhiên (luật rừng), và ngta đem luật
rừng này vào trong xã hội. Trong đó Hitle áp dụng nó mạnh mẽ nhất…
Ở Anh, khi dịch covid bùng phát, ban đầu thực hiện chế độ tự do, chọn lọc tự
nhiên, nhưng sau đó vì chết quá nhiều, nên đã siết chặt, chế tạo vacxin phòng ngừa.
b. Không gian và thời gian
Không gian và thời gian là hình thức(phương thức) tồn tại của vật chất, là thuộc tính của vật chất.
Không gian và thời gian là vật chất hay ý thức? -> kgian và tgian là hình
thức tồn tại, là thuộc tính của vật chất.
(Không gian là chỉ sự cùng tồn tại giữa các sự vật cách biệt
Không gian có các thuộc tính: ngắn, dài, cao, thấp)
Vật chất vận động ở trong không gian và thời gian.
Không gian có 3 chiều: cao, rộng, sâu. Thời gian là khái niệm chỉ sự lâu mau,
nhanh chậm của 1 sự kiện, tính kế tiếp giữa các sự kiện với nhau, thời gian
có 1 chiều: từ quá khứ đến tương lai.
Đặc điểm của không gian thời gian: tính khách quan (nằm ngoài ý thức con người)
tính vô tận và vô hạn:
Không gian và thời gian vô tận và vô hạn.
vật thể ở mặt đất dài 2cm, khi lên tàu vũ trụ sẽ ngắn lại.
ở mặt đất khi ăn bánh mì 5p, khi lên tàu vũ trụ thời gian sẽ dài hơn (vì trên vũ trụ
là trạng thái không trọng lượng)
chúng ta lúc 5 tuổi, và chúng ta bây giờ có khác nhau.
-> sự vật ở không/ thời gian này sẽ khác với chính nó ở không/thời gian khác.
người nào nói giống nhau sẽ mắc lỗi siêu hình máy móc Ý THỨC 1. Nguồn gốc a. Các quan niệm sai:
(Duy tâm tôn giáo: ý thức do chúa ban đến con người
Duy vật tầm thường: mọi vật từ hòn đá đến cỏ cây đều có ý thức linh hồn -> thờ cúng
thần đất, con người theo đạo hồi thờ hòn đá màu đen
trường phái duy vật nào cho rằng mọi sự vật đề có linh hồn ý thức? -> duy vật tầm thường
Duy tâm khách quan: ý thức linh hồn là do chúa mang đến cho con người
(chúa tạo ra thế giới trong vòng 6 ngày, đến ngày cuối cùng chúa tạo ra con người, tạo
ra ông (Adam) trước và bà (Eva) bằng cách rút xương sườn của Adam nặn ra bà Eva và
chúa trao ý thức linh hồn cho con người ) b. Quan niệm đúng
Duy vật biện chứng: ý thức có 2 nguồn gốc: tự nhiên và xã hội + tự nhiên:
bộ óc con người (ko thần kinh, ko bệnh hoạn, bộ óc của người trưởng thành)
được coi là chủ thể của nhận thức.
cái tác động đến óc người là thế giới vật chất, đc gọi là đối tượng/ khách thể nhận thức.
- lý luận phản ánh của Lê-nin: thuộc tính phản ánh có liên quan đến sự ra đời của ý thức:
năng lực phản ánh gần giống với cảm xúc, ý thức của con người
Nhận thức là sự tác động qua lại giữa khách thể và chủ thể (đây là tác động 2 chiều)
-> Nếu thấy 1 chiều thế giới vc tác động đến óc người sinh ra hiểu biểt thì chúng ta
sa vào duy vật siêu hình. Nếu thấy 1 chiều óc người sinh ra thế giới thì mắc duy tâm.
Thuộc tính của vật chất liên quan đến sự ra đời của ý thức -> thuộc tính phản ánh
Phản ánh là năng lực phổ biến của mọi dạng vật chất, từ hòn đá đến cỏ cây. Năng lực
này gần giống với cảm giác – ý thức con người nhưng không phải là cảm giác – ý thức của con người.
Sự tiến hóa của phản ánh trên thế giới:
+ đối với giới vô cơ: phản ánh vật lý là đặc trưng của nó (như con người soi gương)
+ đối với thế giới sinh vật bậc thấp: phản ánh bằng tính kích thích và tính cảm ứng ->
sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển. VD: lá cây hướng về phía có
ánh sáng, rễ cây hướng về phía có nước, các loài sâu muốn tránh kẻ thù thì thay đổi
màu sắc theo màu là cây để thích nghi.
+ đối với động vật bậc cao (con người, con chó, mèo, bồ câu,cá heo…): biết phản ánh
bằng tâm lý thông qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện.
Phân biệt giống nhau và khác nhau trong phản ánh giữa óc chó và óc người:
Phân biệt phản ánh của óc người với óc chó mèo? -> Giống: phản ứng tâm lý (hờn
giận thương yêu) của chó mèo giống con người. Khác: nhưng con người hơn chó mèo ở
chỗ óc người còn biết phản ứng bằng ý thức. Đây là đặc sản riêng có ở óc người.
-> Ý thức là đặc sản chỉ có ở dạng vật chất cao cấp nhất thế giới, đó là óc người.
- có óc người (chủ thể), khi vật chất (khách thể) tác động đến thì đã có hiểu biết về vật chất chưa?
-> chưa -> do đó cần có nguồn gốc thứ 2: xã hội
+ xã hội: gồm 2 yếu tố: lao động và ngôn ngữ
Vai trò lao động: làm cho con vật biến thành con người, làm cho con người có dáng
đi thẳng, làm cho vật chất bộc lộ các đặc điểm để con người nhận thức và chinh phục thế
giới. Trong quá trình lao động, con người phát minh ra lửa. Lửa là cái để phân biệt con
người với con vật (vd con người dùng lửa để giảm bớt mùi tanh, nhưng con vật lại thích đồ tanh).
Promete: …. Ăn cắp lửa của thần Giớt
Trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra đời (ngôn ngữ gồm tiếng nói và chữ viết)
ngôn ngữ là vật chất hay ý thức?/ tiếng nói là vc hay ý thức?/ chữ viết là vc hay ý thức?
-> là vật chất. ngôn ngữ/ tiếng nói/ chữ viết là vật chất, là hệ thống tín hiệu, là phương
tiện vật chất để chở ý thức từ trong óc ra bên ngoài để làm cho con người hiểu nhau.
Vai trò của ngôn ngữ: ngôn ngữ giúp con người truyền đạt kinh nghiệm sản xuất lại
cho đời sau, thể hiện sự tiếp nối về mặt tinh thần giữa các thế hệ
Vd: Nguyễn Trãi, Oclit chưa chết vì trong sách vở, trên đường phố vẫn còn tên.
có 2 loại người bất tử: người tài giỏi và người tàn ác (dc lưu lại trong sách vở, tên đường)
Trăm năm bia đá thì mòn -> bia đá là vật chất
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ -> bia miệng là ý thức (miệng là vật chất, lời nói là ý thức)
Vai trò thứ 2 của ngôn ngữ: giúp con ng trao đổi tình cảm với nhau, làm con người
văn minh hơn con vật. Vd: con vật tỏ tình bằng hành động, con người tỏ tình bằng
lời nói và chữ viết.
Nguồn gốc XH quyết định sự hình thành ý thức, tách khỏi xh con người sẽ mất ý
thức dù trước đó con người đã có ý thức.
Trong 2 nguồn gốc tạo ra ý thức (tự nhiên và xã hội), cái nào quyết định bản
chất ý thức? -> xã hội. vì nguồn gốc tự nhiên chỉ là điều kiện cần để có ý thức,
muốn có ý thức một cách đầy đủ thì con người phải có nguồn gốc xã hội là lao động
và ngôn ngữ. tách khỏi xã hội con người sẽ mất ý thức, mặt dù trước đó đã có ý thức.
những người khiếm khuyết về mặt ý thức (mù chữ, câm điếc, ngọng, ít học…) thì ý
thức rất kém phát triển. Buổi 4:
a. *kết cấu ý thức theo chiều ngang gồm: + đời sống tinh thần
+ tình cảm, ước mơ, hoài bão, lý tưởng, ý chí, niềm tin
+ tri thức (quan trọng nhất) vì: thiếu tri thức thì mọi ước mơ của con người sẽ ko thực
hiện được (trở nên vô nghĩa)
Bộ phận nào quan trọng nhất trong ý thức con người? -> tri thức. vì thiếu tri thức
thì mọi ước mơ của con người sẽ trở nên vô nghĩa (ko thực hiện được)
Muốn có tri thức thì con người phải học. Tri thức được đúc kết từ 2 trường:
+ trường đời (có tri thức kinh nghiệm đúc kết qua qua sát học hỏi nhưng nó ko
chính xác hoàn toàn. Vd: “chuồn chuồn bay thấp thì mưa” ko đúng vì có lúc
chuồn chuồn bay thấp trời ko mưa. Vd: trước khi đi thi nên ăn các loại đậu, ko
nên ăn trứng, nhưng ko chắc như vậy đã đậu.)
+ trường học: tri thức từ trường học chính xác vì đã được chứng minh
trường học và trường đời đều tốn thời gian và tiền bạc, trường đời còn tốn thêm máu
Tri thức là nd cốt lõi của ý thức, thiếu tri thức thì ý thức là cái vỏ trống rỗng, vô hồn.
Tri thức còn dc coi là chỉ số để đo con người (chỉ số IQ – chỉ số thông minh)
Tri thức, ý thức cấu trúc theo chiều ngang chỉ dc coi là phần nổi của tảng băng chìm (tảng băng 3
nổi 7 chìm) -> theo chiều ngang chỉ 3 phần
*Cấu trúc theo chiều dọc gồm: (các cấp độ của ý thức) – đây là phần tiềm ẩn bên trong
con người, con người ít khi nói ra.
+ tự ý thức: con người tự nhận thức, tự đánh giá bản thân mình để thấy dc điểm mạnh
điểm yếu của mình, tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với thế giới.
Có 3 cực khi đánh giá về bản thân: tự tin/ tự hào – tự cao tự đại – tự ti
+ tiềm thức: là ý thức con người chìm ẩn dưới các tầng sâu của bộ não, có lúc xuất hiện bằng những giấc mơ
Nhiều loại giấc mơ: giấc mơ sai sự thật và đúng sự thật, giấc mơ thiên tài, giấc mơ
xấu (ác mộng) và giấc mơ đẹp
Giá trị của giấc mơ: giải tỏa tâm lý con người (theo kiểu cầu được ước thấy, cái gì
ngoài đời thường ko đạt thì trong giấc mơ sẽ đạt)
+ vô thức: là những hoạt động mang tính bản năng, vô điều kiện, ko thể tránh khỏi. vd:
đói phải ăn, khát phải uống, buồn ngủ thì có hành vi ngáp, cảm cúm có hành vi hắt xì
hơi,… -> ngáp, hắt xì hơi có văn hóa (có ý thức) và ngáp, hắt xì hơi vô văn hóa
Trong cuộc sống, có khi đói nhưng chúng ta ko ăn, no nhưu chúng ta phải ăn.
Lý tưởng mạnh hơn cái chết, ko phải lúc nào cái chết cũng thắng tất cả (vd trong chiến tranh)
b. Bản chất của ý thức: - ý thức là
của con người về thế giới khách hình ảnh chủ quan
quan (thế giới vật chất) ->
muốn phản ánh đúng vc thì phải làm cho ý thức con người phù hợp với vc, ko được bắt
vc phụ thuộc vào ý thức.
- ý thức là cái vật chất dc di chuyển vào óc người và dc cải biến lại trong đó (cải biến có
thể là tích cực hoặc tiêu cực) vd: nhìn thấy con chim bay, con người nghĩ đến việc chế
tạo máy bay, nghĩ đến cá bơi con người nghĩ đến chế tạo tàu thuyền -> tích cực; nhìn gà hóa quốc (tiêu cực)
- ý thức là sự phản ánh chủ động và sáng tạo về thế giới. khi con người ko chủ động phản
ánh thì ko có hình ảnh về sự vật. vd: khi chúng ta đang ngồi học mà nói chuyện buồn thì sẽ khó học vào.
- Con chó cũng biết nhaanj thức, ai hay cho nó ăn thì nó nhận làm chủ của nó
c. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
- 2 quan niệm sai: duy tâm (đề cao quá mức vai trò của ý thức, đến mức coi ý thức là cái
sinh ra và qdinh vc), duy vật tầm thường (bgio cũng coi vc là cái quyết định, coi thường vai trò của ý thức)
- quan niệm đúng đắn: duy vật biện chứng: cho rằng vật chất quyết định ý thức
Biểu hiện bằng các ý:
+ vc nào thì quy định ý thức ấy
+ vc biến đổi thì ý thức cũng biến đổi theo
+ vc cũ mất đi thì ý thức cũ cũng mất theo
+ vc mới ra đời thì ý thức mới cũng ra đời
4 ý trên được lặp lại với các cặp phạm trù sau đây:
1. nội dung quyết định hình thức
2. lực lượng sx qdinh quan hệ sx
3. cơ sở hạ tầng qdinh kiến trúc thượng tầng
4. tồn tại xã hội qdinh ý thức xã hội
Vd: so sánh cặp vật chất ý thức với cặp nd hình thức
+ nd nào thì quy định hình thức ấy
+ nd biến đổi thì hình thức cũng biến đổi theo
+ nd cũ mất đi thì hình thức cũ cũng mất theo
+ nd mới ra đời thì hình thức mới cũng ra đời
cặp phạm trù nào nói lên quan hệ giữa cái tồn tại hiện thực khách quan và cái tồn tại
hiện thực chủ quan -> cặp phạm trù vật chất và ý thức
- Vai trò của ý thức đối với vật chất
(sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất)
Cùng 1 điều kiện vật chất như nhau, nhưng:
+ Ý thức nếu phản ánh đúng vật chất, dựa vào đó con người đề ra phương án,
hành động đúng thì sẽ cho kết quả cao.
+ Nếu ý thức phản ánh sai vật chất, con người ko thể đưa ra dc phương án đúng
-> kết quả thấp hoặc thất bại.
Vd: cùng 1 thầy dạy, cùng 1 cơ sở vật chất như nhau nhưng khi thi sv sẽ có kq
khác nhau (có giỏi, khá, trung bình) -> vai trò của ý thức
Về mối quan hệ này, Mac đã nói: lực lượng vc chỉ có thể bị đánh bại bởi lực
lượng vc, song lí luận (ý thức) đúng khi thâm nhập vào quần chúng nhân dân
(quần chúng ndân là vc) sẽ biến thành lực lượng vật chất to lớn, đánh bại lực lượng vật chất khác.
gthich vì sao VN là đất nước nhỏ mà đánh bại dc những nước có vũ khí mạnh hơn như Mỹ,... Buổi 5:
1. vc kém nhưng vì sao VN thắng Mỹ? vì VN:
-> nhận thức đúng kẻ thù (nhận thức dc Mỹ là 1 kẻ thù mạnh, có lực lượng vật chất to lớn) -> đưa ra chiến lược đúng
-> tận dụng các điều kiện vật chất có thể được để đánh giặc
2. sao VN lại giữ dc QTri 81 ngày đêm nhưng sau đó phải rút lui?
-> để bảo toàn lực lượng vật chất (vì sau 81 ngày đêm vũ khí, sức lực,... hay nói cách khác là lực
lượng vc của bên ta cạn kiệt nên cần phải rút lui để bảo toàn lực lượng vc)
PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Hegen nói: biện chứng của ý niệm sinh ra biện chứng của sự vật -> ý thức sinh ra vật chất -> biện chứng duy tâm
Mac – Angen sau đó cải biến lại: biện chứng của sự vật sinh ra biện chứng của ý niệm (vc sinh
ra yt)-> biện chứng duy vật
Trước đó, Heraclit (tổ sư của phép biện chứng) đã đưa ra phép biện chứng tự phát, ông thấy
được giá trị của các mối liên hệ thông qua mặt đối lập. vd: bệnh tật làm cho sức khỏe trở nên
quý giá, chiến tranh làm cho hòa bình trở nên quý giá,…
1. Các nội dung của phép biện chứng duy vật
(gồm 2 ngly cơ bản, 3 quy luật, 6 cặp phạm trù)
a. Các nguyên lý cơ bản
NL1: phép biện chứng duy vật là khoa học về mối liên hệ phổ biến
- Mối liên hệ phổ biến:
Theo quan điểm siêu hình (quan điểm sai): nhìn sự vật trong trạng thái tĩnh, cô lập, nếu có liên
hệ thì chỉ là bên ngoài, hời hợt, nông cạn, thoáng qua, 1 cách ngẫu nhiên.
Theo quan điểm duy vật biện chứng (quan điểm đúng): nhìn sự vật trong trạng thái động, giữa
các sự vật có mối liên hệ mật thiết với nhau, đến mức ko có cái này thì sẽ ko có cái kia, cái này
mất đi thì cái kia mất theo.
Vd: nam với nữ gắn bó mật thiết với nhau, nếu thiếu 1 trong 2 thì loài người ko tồn tại; thầy
với trò có gắn bó mật thiết, nếu thiếu 1 trong 2 mặt đối lập này thì ko có trường học;…
Quan điểm duy vật bc nhìn các sv trong mối liên hệ gắn bó hữu cơ với nhau giữa các mặt đối
lập, giữa các sự vật trên thế giới.
- Đặc điểm của mối liên hệ phổ biến:
(tip: khi nhắc đến đặc điểm của duy vật bc thường có 2 đặc điểm: kquan và phổ biến)
+ Tính khách quan: các mối liên hệ này nằm ngoài ý thức con người, dù con người có muốn
hay không, không có sự vật nào tồn tại mà ko liên hệ với sinh vật khác.
+ Tính phổ biến: (xét đến 3 loại hình của thế giới: tự nhiên, xã hội, tư duy)
Trong tự nhiên, các loài liên hệ với nhau theo luật cộng sinh và ký sinh để cùng sống với nhau.
Trong xã hội, một sự kiện ở nơi này sẽ ảnh hưởng đến nơi khác. Vd: virut Corona bùng
phát ở Vũ Hán -> lây lan đến các nước khác, ảnh hưởng đến kinh tế, đến sinh hoạt của mng
Trong tư duy, có sự liên hệ giữa cái đúng và cái sai, sướng và khổ, để nắm bắt dc cái này thì
phải nếm cái kia (có sai thì mới biết thế nào là đúng, muốn sướng thì trước tiên phải nếm khổ)
- Các mối liên hệ phổ biến:
+ mối liên hệ bên trong và bên ngoài
+ mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp
+ mối liên hệ tất nhiên và ngẫu nhiên
Sự phân biệt các mối liên hệ này là tương đối, tùy điều kiện cụ thể mà ta xét nó thuộc mối
liên hệ nào để tránh siêu hình
Vd: Nếu xét trong điều kiện thầy và trò đều thuộc ĐHĐN thì nó là mối liên hệ bên trong.
Nhưng nếu xét trong điều kiện thầy từ trường kinh tế đến dạy, nhưng sv của trường ngoại
ngữ thì nó là mối liên hệ bên ngoài.
- Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý 1 (ý nghĩa pp luận là ý nghĩa mang tính định
hướng cho con người nhận thức và hành động)
Khi xem xét sự vật ta cần có quan điểm:
+ toàn diện: - cho phép chúng ta chống siêu hình phiến diện (phiến diện nghĩa là chỉ thấy
1 mặt 1 bộ phận mà ko thấy toàn bộ sự vật, hay chỉ thấy cái chung mà ko thấy
cái cụ thể. vd chỉ thấy cây mà ko thấy rừng hoặc chỉ thấy rừng mà ko thấy cây)
- quan điểm này yêu cầu con người phải xem xét sự vật đầy đủ mọi khía cạnh,
mọi mối liên hệ, tuy nhiên do sự vật có quá nhiều các mối liên hệ mà con
người ko thể bao quát hết cho nên con người cần phải ưu tiên trước hết các
mối liên hệ bên trong, trực tiếp, tất nhiên vì đây là những mối liên hệ cho kết
quả cụ thể, nhưng vẫn phải chú ý đến các mối liên hệ khác để tránh bị động.
+ lịch sử cụ thể: cho thấy giá trị của mối liên hệ trong đúng bối cảnh lịch sử đó.
tại sao Việt Nam luôn là tâm điểm của thế giới? -> do vị trí chiến lược thuận lợi (nằm trên
con đường bành trướng xuống phía Nam, lãnh thổ dài,…)
NL2: phép biện chứng duy vật là khoa học về sự phát triển.
So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa vận động và phát triển
Giống nhau: cả 2 đều là sự thay đổi Khác nhau:
Vận động: rộng hơn phát triển vì vận động là nhiều hướng (vô hướng), vận động thiên về lượng, về chiều rộng.
Phát triển: là 1 hình thức vận động đặc biệt theo hướng đi lên (chỉ có 1 hướng), từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn, phát triển thiên về chất, về chiều sâu.
- Đặc điểm của phát triển:
+ Tính khách quan: phát triển là xu thế chung, nằm ngoài ý thức con người, dù con người có
muốn hay không; mọi sự phát triển đều có hướng đi lên, ngày càng tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn
để thay cho cái cũ, cái lạc hậu. + Tính phổ biến:
Trong tự nhiên: các loài phát triển theo luật chọn lọc tự nhiên, cạnh tranh sinh tồn, mạnh
được yếu thua (luật rừng), thích nghi thì tồn tại, ko thích nghi thì diệt vong.
(chưa thể nói ai mạnh nhất, bởi vì bây giờ virut đang hoành hành làm chết người, nhưng
vài năm nữa con người sẽ chế tạo được thuốc trị virut -> người mạnh hơn. nhưng mấy năm
sau có khi sẽ xuất hiện cái khác mạnh hơn người)
Trong xã hội: xã hội sau thường phát triển hơn xã hội trước, người đời sau thường phát triển
hơn người đời trước cả về vật chất và tinh thần.
Trong tư duy: người đời sau thường phát triển hơn người đời trước về các lĩnh vực âm nhạc,
thời trang, tin học, ngoại ngữ,… (thế hệ 10x phát triển hơn các thế hệ 7x 8x 9x rất nhiều)
- Ý nghĩa phương pháp luận của nguyên lý 2:
Khi xem xét sự vật phải có 2 quan điểm:
+ quan điểm phát triển: - cho chúng ta cái nhìn lạc quan về thế giới, đó là thế giới luôn
trong quá trình đi lên, cái mới, cái tốt đẹp, cái tiến bộ sẽ thay thế
cho cái cũ, cái lạc hậu, cái tiêu vong.
- cho phép chống siêu hình (đó là quan điểm thừa nhận phát triển
về lượng và chất ko đổi; và thấy dc sự phát triển làm lặp lại)
+ quan điểm lịch sử cụ thể: cho thấy giá trị của sự phát triển trong đúng bối cảnh lịch sử đó
Quan điểm lịch sử cụ thể dc rút ra từ nguyên lý nào của phép biện chứng duy vật?
-> quan điểm lịch sử cụ thể rút ra từ 2 nguyên lý của phép biện chứng duy vật. (nguyên lý
phép bcdv là khoa học về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý phép biện chứng duy vật là khoa
học về sự phát triển) Buổi 6:
b. Các cặp phạm trù của phép biện chứng duy vật:
Định nghĩa “phạm trù”: phạm trù là những khái niệm chung nhất, phản ánh những nét bản
chất nhất của sự vật.
Vd: phạm trù mẹ phản ánh dc nét bản chất nhất của các bà mẹ là ng phụ nữ có con.
Phạm trù vật chất phản ánh nét cơ bản nhất của mọi vật chất: tồn tại hiện thực khách quan.
Phạm trù ý thức phản ánh nét cơ bản nhất của mọi ý thức: tồn tại hiện thực chủ quan.
** Phạm trù là vật chất hay ý thức?-> Phạm trù là ý thức
(phạm trù là biểu hiện của ý thức con người, phản ánh thế giới vật chất đang vận động,
số lượng càng nhiều thì chứng tỏ con người phản ánh ngày càng gần đúng hơn về thế giới,
và thế giới vc luôn vận động nên số lượng phạm trù càng nhiều hơn)
** Tại sao gọi” sông, suối” gọi bằng “con” được, còn “núi, rừng” thì không? -> vì sông,
suối có chuyển động, còn núi rừng thì không.
** Các bộ phận trên mặt người đều bắt đầu bằng “m”: mắt, mũi, miệng, má, mi, mí, mày,…
(cặp gồm 2 cái đối lập nhau)
+ Cặp phạm trù cái chung và cái riêng (cặp chung nhất, khó nhất) (phạm trù có
là bậc thang mở rộng tầm nhìn con người ra thế giới) giá trị Đ/n:
Cái chung là gì? -> là những đặc điểm được lặp lại ở nhiều cái riêng.
Vd: con người là chung, là sinh vật xã hội có 2 đặc điểm mà con vật ko có, đó là có ý thức và biết lao động.
Cái riêng là gì? -> là phạm trù dùng để chỉ 1 sự vật, 1 hiện tượng, 1 quá trình.
Vd: HN là 1 cái riêng, ĐN là 1 cái riêng, Paris là 1 cái riêng, mỗi người chúng ta là 1 cái
riêng. (vd Nhi và Trinh là 2 chị em sinh đôi và là 2 cái riêng)
Cái đơn nhất là những đặc điểm chỉ có ở một cái riêng nào đó mà ko lặp lại ở đâu cả, đây
là nét độc đáo để phân biệt các cái riêng với nhau.
Vd: vân tay là cái đơn nhất
Vd: ở HN có cái đơn nhất là Hồ Gươm, ở Paris có cái đơn nhất là Khải Hoàn Môn
Vd: con người có 3 loại vân: vân tay, vân tai, vân môi; máu, ADN là cái đơn nhất ở người
Quan niệm cái chung và cái riêng
Phái duy danh cho rằng cái riêng có thật còn cái chung thì giả dối.
-> quan niệm sai. (nói con người có thật nhưng khái niệm con người là giả dối là sai)
Phái duy thực cho rằng cái chung có thật còn cái riêng là giả dối. -> quan niệm sai.
Cả duy danh và duy thực đều sai. -> chỉ có duy vật biện chứng là đúng.
Duy vật biện chứng nói: cả cái riêng và cái chung đều có thật, đều tồn tại thật
Trong đó, cái chung chỉ tồn tại trong từng cái riêng, không có cái chung nào nằm ngoài cái riêng.
Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn đến cái chung, không có cái riêng nào quá độc lập với cái riêng khác.
Vd: giữa tôi và bạn Nhi là 2 cái riêng, nhưng tôi và Nhi đều có điểm chung: đều là vật chất.
Giữa tôi và con bò là 2 cái riêng, nhưng vẫn có điểm chung: đều là vật chất.
Vd: bịa (bịa đặt) là ý thức -> giữa ma và quỷ đều là ý thức.
“mọi người giống nhau ở chỗ họ khác nhau.”
cái riêng ko gia nhập hết vào cái chung/ cái chung ko bao quát hết cái riêng
cái riêng là cái toàn bộ/ cái chung là cái bộ phận
cái riêng phong phú hơn cái chung/ cái chung sâu sắc hơn cái riêng cái riêng là cái chung
Trong đời thường, cái chung to hơn cái riêng. Nhưng ở đây cái riêng to hơn cái chung Giải thích:
- cái riêng là cái toàn bộ vì nó chứa cả cái chung và cái đơn nhất.
Vd: tôi là cái riêng, vừa mang đặc điểm chung của con người (có ý thức, biết lao động),
vừa có vân tay không giống ai nên tôi là cái toàn bộ.
đặc điểm có ý thức, biết lao động là cái bộ phận của tôi, của bạn, của mọi người.
- cái riêng không gia nhập hết vào cái chung vì cái riêng có cái đơn nhất.
cái chung ko bao quát hết cái riêng vì nó không bao quát được cái đơn nhất.
- cái riêng phong phú hơn cái chung: (mỗi con người chúng ta là 1 cái riêng, ko ai giống ai)
- cái riêng là cái chung (vd: tôi là con người, trong đó tôi là riêng, người là chung. “tôi là
con người” đúng nhưng chưa đủ, “tôi là người nhưng người ko chỉ là tôi mà còn là những
người có ý thức biết lao động khác”)
“con người là tôi” -> sai vì ko thể quy cái chung về cái riêng
Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù cái chung – cái riêng
- Vì cái chung chỉ tồn tại trong từng cái riêng nên khi áp dụng cái chung vào cái riêng cần
tránh 2 cực sai lầm sau (2 cực siêu hình):
+ đề cao (tuyệt đối hóa) cái chung thì sẽ mắc bệnh lý thuyết suông, học vẹt hay chỉ là những
người thạo về lý luận, lý thuyết (bệnh sách vở), bệnh hàn lâm, xa rời thực tế
Vd: sgk là cái chung, nếu coi sách viết gì cũng đúng thì mắc bệnh học vẹt, lý thuyết suông,
lí do vì sách có thể in sai hoặc tác giả viết sai.
Vd:Lenin nói “ chủ nghĩa đế quốc là con đẻ của chủ nghĩa tư bản” nhưng sgk lại in sách là
“chủ nghĩa đế quốc là con dê của chủ nghĩa tư bản”
+ đề cao cái riêng thì mắc bệnh cá nhân, cục bộ, địa phương, kinh nghiệm.
->Lenin: “Trước khi bắt tay vào giải quyết việc riêng thì con người phải giải quyết việc
chung trước, nếu không chắc chắn sẽ thất bại.”
Muốn biết bơi thì phải tập bơi, muốn biết yêu thì phải học yêu. Buổi 7:
+ Cặp phạm trù nguyên nhân - kết quả
đ/n: nguyên nhân là sự tương tác giữa các mặt, cá yếu tố bên trong sự vật và gây ra một
biến đổi nào đó; kết quả là biểu hiện của tự tương tác đó ra bên ngoài
**phân biệt nguyên nhân và nguyên cớ
nguyên cớ ko phải là nguyên nhân mà là cái cớ do con người bịa ra để gán cho sự vật làm
ngta nhầm lẫn với nguyên nhân.
dù ko phải ngnh nhưng nguyên cớ vẫn gây ra kết quả
Nguyên nhân là cái có trước, kết quả là cái có sau; nhưng ko phải cái có trước nào cũng là nguyên nhân
cái có trước phải có dấu hiệu là sản sinh trong 1 điều kiện cụ thể, tách khỏi đk cụ thể này thì
ko thể xác định dc đâu là nguyên nhân hay kết quả
Mối liên hệ nhân quả
- nguyên nhân giống nhau trong điều kiện giống nhau sẽ cho kết quả giống nhau 1
cách tất yếu (nhờ tính tất yếu này mà ngta có thể dự đoán dc việc mình sắp làm trong tương
lai, một cách chắc chắn)
vd: sinh viên với điều kiện có vật chất, sức khỏe, chăm học, sau 4,5 năm học (trong cùng 1
đk học) -> cử nhân (hầu hết đều như vậy)
- một nguyên nhân có thể cho nhiều kết quả khác nhau.
vd: gọi nhà máy thủy điện là nguyên nhân, nó sẽ cho chúng ta điện, nước, cá, giao thông
đường thủy (tàu thuyền), lũ lụt (khi xả lũ)
- một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
vd: muốn làm 1 thanh sắt nóng lên nhanh, ta có thể dùng lửa, ma sát, phơi nắng.
- kết quả sau khi ra đời sẽ tác động tích cực trở lại tới nguyên nhân sinh ra nó
vd: chúng ta lập gia đình là kết quả, từ đây lại sinh ra -> phải có con, có nhà -> đòi hỏi phải có tiền
Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả
- muốn cho 1 kết quả mau ra đời thì con người phải tạo ra nguyên nhân, đồng thời phải tạo ra điều kiện cụ thể
vd: muốn mau có người iu thì phải tăng cường giao lưu học hỏi.
- muốn cho 1 kết quả chậm hoặc ko ra đời thì con người ko tạo ra nguyên nhân, ko tạo ra điều kiện
vd: muốn ko xảy ra tai nạn giao thông thì ít ra đường, nếu có ra đường thì ko rượu bia
- đối với các hiện tượng xh, ngoài ng nhân khách quan nằm ngoài ý thức con người, nếu
thiếu nguyên nhân chủ quan thuộc về con người thì kết quả ko bao giờ ra đời
vd: khi đến tuổi, có người yêu, có nhà, có việc làm,.. (các nguyên nhân khách quan) để lấy
chồng nhưng có nhiều người vẫn chưa lấy ck bởi vì họ chưa muốn (ng nhân chủ quan)
+ Cặp phạm trù nội dung và hình thức -k/n:
nội dung là tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố để tạo ra sự vật
hình thức là sự liên kết, là phương thức liên kết các mặt, các yếu tố đó lại, làm cho sự vật tồn tại phát triển.
vd: 1 bộ phim tình yêu. nd là cốt truyện là ty, nhân vật chính, phụ , hình thức là số tập.
trường ngoại ngữ, nd là số lượng sv, gv, nhân viên, phòng học, ...; hình thức là BGH, phòng, ban, khoa.
Mối liên hệ nd và hình thức
Nói nôm na thì: nd là cái bên trong, hình thức là cái bên ngoài
nd và hình thức là 2 mặt đối lập vừa thống nhất lại vừa mâu thuẫn với nhau (mâu
thuẫn ở đây: nd là cái bên trong, thường xuyên biến đổi, hình thức là cái bên ngoài, ổn định
hơn, chậm biển đổi, nhưng chúng phải thống nhất để tạo ra 1 sự vật)
+ nd là cái quyết định hình thức, thể hiện bằng 4 ý:
nd nào thì quy định hình thức ấy
nd biến đổi thì hình thức phải biến đổi theo
nd cũ mất đi thì hình thức cũ phải mất đi
nd mới ra đời thì hình thức mới phải ra đời theo
so sánh với cặp phạm trù lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất:
lực lượng sx là nd, quan hệ sx là hình thức, ll sx quyết định qh sx
vd: do dịch (nd) nên phải học onl (hình thức)
*sự thống nhất ấy còn dc biểu hiện:
- nd nào cũng dc chứa trong 1 hình thức nào đó và hình thức nào cũng chứa đựng nd nào đó,
ko có hình thức trống rỗng.
- sự tác động trở lại của hình thức đến nd: mặc dù bị nd quyết định nhưng hình thức ko bị
động, nó có thể tác động đến nd theo 2 hướng tích cực hay tiêu cực; khi hình thức phù hợp,
thống nhất với nd thì nó tạo đk cho sự vật phát triển
vd: quần áo là hình thức, cơ thể con người là nd. khi cơ thể thay đổi ntn thì phải thay đổi
quần áo như thế đó, khi cơ thể lớn lên -> quần áo phải to hơn. (Như vậy khi quần áo phù
hợp với cơ thể, con người tự tin vận động, thoải mái; nếu quần áo quá chật, ko phù hợp thì
nó làm cho cơ thể ko phát triển; quần áo quá rộng so với cơ thể, thì cơ thể phải bơi trong đó)
**nd thay đổi thì hình thức thay đổi, ko thể hình thức thay đổi buộc nd thay đổi.
- vì nd và hình thức mâu thuẫn nhau nên sự thống nhất những chúng ko bao giờ trùng hợp
tuyệt đối -> dẫn đến:
1 nd có thể được chứa trong nhiều hình thức. vì vậy con người phải biết tận dụng nhiều hình
thức cũ hoặc mới, miễn là nó còn phù hợp để phục vụ cho nd phát triển.
vd: nd ca ngợi tình yêu dc mô tả dưới các hình thức truyện, thơ, âm nhạc, kịch, chèo, cải lương, hội họa, phim,...
vd: các loại hình hợp tác xã liên kết con người làm việc: htx nông nghiệp, ngư nghiệp, vận
tải, thủ công mỹ nghệ, tín dụng,...
1 hình thức có thể chứa đựng nhiều nội dung
vd: hình thức ca nhạc có thể chứa đựng các nd: nhạc trẻ (xanh), nhạc vàng (buồn), nhạc đỏ, ...
Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nội dung – hình thức
- để cho sự vật phát triển được thì con người phải tạo ra sự thống nhất phù hợp giữa nd và
hình thức (đặc biệt người của công chúng càng phải tạo nên sự phù hợp này)
Vì vậy ko dc tuyệt đối hóa 1 trong 2 mặt này để tránh siêu hình (đặc biệt nếu đề cao hình
thức sẽ mắc bệnh hình thức hóa, phô trương, phong trào nhưng ko có hiệu quả) Buổi 8:
QUY LUẬT THỐNG NHẤT VÀ ĐẤU TRANH CỦA CÁC MẶT ĐỐI LẬP
(gọi tắt là quy luật mâu thuẫn) Các khái niệm:
Mặt đối lập là gì? -> mỗi sự vật gồm các yếu tố tạo nên (gọi là các mặt của sự vật), chỉ khi
nào các mặt đó phát triển thành các hướng trái chiều nhau (vd: sáng – tối, tốt – xấu), thì bắt đầu
hình thành nên các mặt đối lập.
Cứ 2 mặt đối lập liên hệ với nhau trong 1 chỉnh thể thì tạo ra 1 mâu thuẫn. Ngoài chỉnh thể
đó ra thì ko phải là mâu thuẫn. VD: giữa tôi và máy bay trên trời ko có mâu thuẫn, nhưng
giữa thầy và trò lại có mâu thuẫn, vì nó tạo ra 1 chỉnh thể là lớp học, ở đây mâu thuẫn dc
hiểu với tư cách nếu ko có cái này thì ko có cái kia.
Mâu thuẫn chính là sự liên hệ hữu cơ mật thiết giữa 2 mặt đối lập trong1 chỉnh thể.
Đặc điểm của mâu thuẫn:
+ Tính khách quan: mâu thuẫn nằm ngoài ý muốn của con người, do đó nó mang tính khách
quan. Ko có sự vật nào tồn tại mà thiếu mâu thuẫn.
Mâu thuẫn ở đây dc coi là động lực, là nguyên nhân, hay là động lực bên trong của sự phát triển.
Khi con người ko còn mâu thuẫn thì cái chết sẽ xảy ra, (vì chúng ta ko còn nguyên
nhân, động lực để sống) + Tính phổ biến:
Trong tự nhiên: có mâu thuẫn giữa cộng và trừ, nhân và chia, cực bắc và cực nam trong
thanh nam châm, đồng hóa và dị hóa trong sinh vật.
Trong xã hội: mâu thuẫn giữa nam và nữ, thầy và trò, tư sản và vô sản, địa chủ và nông dân.
Trong tư duy: mâu thuẫn giữa đúng và sai, sướng và khổ, họa và phúc. Khái niệm:
Thống nhất của các mặt đối lập dc hiểu ntn?
+ là sự liên hệ, nương tựa, ràng buộc, cố kết hữu cơ mật thiết với nhau đến mức ko có cái
này thì sẽ ko có cái kia, cái này mất đi thì cái kia sẽ mất theo, cái này ra đời thì cái kia sẽ ra đời theo.
VD: trong 1 thanh nam châm nếu ko có cực bắc thì sẽ ko có cực nam; trong sinh vật nếu có
đồng hóa mà ko có dị hóa thì sinh vật sẽ chết; trong xã hội chỉ có nam mà ko có nữ thì loài
người chết; trong trường học nếu chỉ có thầy mà ko có trò thì trường cũng chết; trong tư
duy nếu ko có cái khổ thì sẽ ko biết thế nào là sướng;…
+ dc hiểu là đồng nhất, bao hàm khác biệt, giữa những cái bề ngoài tưởng như ko thể thống
nhất nhưng thực chất nó lại thống nhất với nhau.
VD: ko có tội phạm thì sẽ ko có công an; ko có nam thì cũng ko có nữ; sói và cừu tuy bề
ngoài đối lập nhau nhưng thực chất lại thống nhất với nhau (sói chết đi thì cừu cũng diệt vong);…
* đang sống cũng là đang chết, càng sống lâu thì càng mau chết.
Đấu tranh của các mặt đối lập dc hiểu ntn?
ko hiểu là đánh nhau giữa địch với ta
mà là sự bài trừ, gạt bỏ, đi đến phủ định lẫn nhau, khi có điều kiện thì nó dẫn đến sự chuyển
hóa của các mặt đối lập.
Sự chuyển hóa diễn ra với các sắc thái sau đây:
+ có thể là mặt này thành mặt kia;
Vd: trong xã hội nam có thể biến thành nữ, thầy có thể biến thành trò và ngược lại, người
giàu có thể biến thành người nghèo,…
+ có thể cả 2 thành cái khác.
Vd: cuộc đấu tranh giữa địa chủ và nông dân trong xã hội phong kiến -> hình thành nên xã
hội tư bản, tư sản và vô sản ra đời thay thế cho địa chủ và nông dân
+ chuyển hóa vòng quanh (hiếm nhma vẫn xảy ra):
Vd: họa thành phúc và phúc thành họa
Quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Thống nhất ứng với quan điểm duy vật biện chứng, coi đứng im của vật chất là tương
đối tạm thời -> thống nhất ứng với sự đứng im tương đối tạm thời của sự vật
Đấu tranh ứng với quan điểm duy vật biện chứng, coi vận động của vật chất là tuyệt đối
(vì nó diễn ra suốt từ đầu đến cuối sự tồn tại và phát triển của sự vật, cho đến khi sự vật hết
mâu thuẫn -> hết mâu thuẫn thì cái chết xảy ra, bởi khi đó ko còn lí do để tiếp tục sống)
Các loại mâu thuẫn và cách giải quyết
- mâu thuẫn bên trong và bên ngoài
Mâu thuẫn bên trong là mâu thuẫn giữa các mặt ở bên trong sự vật, mâu thuẫn bên ngoài là
mâu thuẫn giữa 2 sự vật với nhau. Mâu thuẫn bên trong quyết định sự vật. vd: muốn thi dc
điểm cao thì do trò quyết định, thầy chỉ có vai trò cung cấp kiến thức,…
Tuy nhiên sự phân biệt mâu thuẫn trong hay ngoài chỉ là tương đối, tùy điều kiện cụ thể.
- mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu
Mâu thuẫn cơ bản là mâu thuẫn đi từ đầu đến cuối sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Mâu thuẫn chủ yếu là mâu thuẫn biểu hiện của của mâu thuẫn cơ bản qua từng thời kỳ.
Vd: mâu thuẫn chủ yếu của VN hiện nay là mâu thuẫn giữa xu thế lên chủ nghĩa xã hội với
các thế lực ngăn cản (quân tham nhũng)
- mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng
Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội có lợi ích đối lập nhau. (như
địa chủ và nông dân). Mâu thuẫn này ngày càng gay gắt lên, thường dc giải quyết bằng bạo lực (có đổ máu).
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn giữa các lực lượng xã hội có lợi ích thống nhất.
Mâu thuẫn này có xu hướng ngày càng hòa dịu. (Vd: mâu thuẫn giữa công nhân, nông dân,
sinh viên, chỉ khác nhau trong cách thu nhập và làm việc, nhưng mục đích chung ko khác
nhau) Mâu thuẫn này chỉ dc giải quyết bằng 1 cách duy nhất là phương pháp hòa bình, giải
thích, thuyết phục, tuyệt đối không được dùng bạo lực.
mâu thuẫn trong xã hội dc biểu hiện ntn, cách giải quyết? -> nêu định nghĩa mâu thuẫn
đối kháng và cách giải quyết; định nghĩa mâu thuẫn ko đối kháng và cách giải quyết.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này
+ đây là quy luật quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật, Lenin coi đây là hạt nhân
của phép biện chứng duy vật (hạt nhân là cái cốt lõi, cái bản chất nhất của phép bcdv);
thiếu quy luật này thì mất cái hạt nhân, cái cốt lõi của phép bcdv; các quy luật và phạm trù
khác chỉ là biểu hiện của quy luật này.
+ quy luật này chỉ ra nguyên nhân, động lực bên trong của sự phát triển.
Trong khi giải quyết mâu thuẫn, cần tránh 2 cực siêu hình: hữu khuynh (hữu khuynh là với
mâu thuẫn đối kháng giữa địch và ta lại dùng phương pháp hòa bình để giải quyết -> mất
nước, mất đảng cộng sản) và tả khuynh (với mâu thuẫn ko đối kháng trong nội bộ nhân dân
lại dùng bạo lực giải quyết -> mất ổn định xã hội)
Quy luật nào chỉ ra nguyên nhân, động lực bên trong của sự phát triển? -> quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
QUY LUẬT LƯỢNG ĐỔI DẪN ĐẾN CHẤT ĐỔI VÀ NGƯỢC LẠI
Lượng: là khái niệm chỉ tính quy định khách quan của sự vật, biểu thị bằng con số các đại
lượng, màu sắc đậm hay nhạt, tốc độ nhanh hay chậm, nhiệt độ cao hay thấp.
Đặc điểm của lượng
+ Tính khách quan: một vật dù to hay nhỏ cũng có lượng đặc trưng cho nó, từ con vi trùng
cho đến vật to lớn, và lượng đó tồn tại khách quan. + Tính phổ biến:
Trong tự nhiên: lượng của cây thì khác với con; lượng cây đào khác với cây mận; lượng con chó khác con mèo.
Trong xã hội: lượng của nông thôn khác thành phố; lượng của nam khác nữ; lượng của trẻ em khác người lớn.
Trong tư duy: lượng của người có học khác với người ít học
nhìn chung người ít học nói nhiều hơn (trừ luật sư, diễn giả, giáo viên)
Chất: là khái niệm chỉ tính quy định khách quan bên trong, vốn có, ổn định, quy định sự
vận động phát triển của sự vật. Mỗi chất gồm nhiều thuộc tính, và mỗi thuộc tính có thể gọi
là một chất. Vd: sinh vật là 1 chất gồm động vật và thực vật tạo nên, và đây dc gọi là 2 chất.
Chất của sự vật chỉ thay đổi khi thuộc tính cơ bản thay đổi.
Vd: sv nếu ko có 3 thuộc tính sau: ko đi học; ko tự học; ko đi thi thì sẽ biến thành ng khác.
Đặc điểm của chất:
+ Tính khách quan: lượng tồn tại khách quan thì chất cũng khách quan, lượng nào chất nấy. + Tính phổ biến:
Trong tự nhiên: chất của cây khác với con; chất quả đào khác quả mận (ở vị); chất ở chó khác với heo.
Trong xã hội: chất của nông thôn khác tp (người nông thôn thật thà hơn, người tp khôn
ngoan hơn); chất của nam khác nữ (chất của nam là nam tính, mạnh mẽ; chất của nữ là nữ
tính, mềm dịu); chất trẻ em khác chất người lớn (trẻ em thật thà; người lớn khôn ngoan)
Trong tư duy: chất của người có học khác của người ít học (khác nhau ở bằng cấp)
Mối quan hệ giữa lượng và chất:
Lượng và chất là 2 mặt đối lập, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
Lượng là cái bên ngoài, thường xuyên biến đổi về quy mô, tốc độ, thể trạng, tính chất. Chất
là cái bên trong, ổn định hơn, chậm biến đổi hơn.
Lượng trong khi biến đổi nếu chưa vượt quá độ thì sự vật còn là nó, mà chưa biến thành cái
khác. Độ nói lên sự ổn định, thống nhất, đứng im tương đối của vật chất. Trong phạm vi độ,
lượng tuy biến đổi nhưng chất chưa biến đổi.
Vd: nước lạnh ta biến đổi về nhiệt đến 1oC vẫn chưa biến chất, đến 99oC cũng vẫn chưa
biến chất. -> 1 oC đến 99 C là độ của nước lạnh (tr o
ong khoảng này thì chưa phá vỡ chất của nước lạnh).
Sau đó lượng lại tiếp tục biến đổi vượt quá độ đạt đến điểm nút, tại đây diễn ra sự thay đổi,
sự biến đổi hay sự nhảy vọt về chất. Người ta gọi đó là chiều thuận của quy luật.
Chiều thuận của quy luật dc đọc là lượng đổi dẫn đến chất đổi.
Vd: nước lạnh biến đổi đến 0 oC gọi là nước đá, đến 100 oC thì gọi là nước sôi. -> các điểm
0 oC và 100 C gọi là điểm nút, tại đó diễn ra sự biển đổi nhảy o
vọt về chất. -> ta gọi đó là
chiều thuận của quy luật.
Khi chất mới ra đời thì quy định trong nó 1 lượng mới, người ta gọi đó là chiều ngược lại của quy luật.
Chiều ngược lại của quy luật dc diễn tả là chất đổi thì dẫn đến lượng đổi theo. Vd:
Nước lạnh sau khi đến điểm nút 0oC thì biến đổi thành nước đá. Thể tích nước đá hơn nước
lạnh, nhiệt độ của nước lạnh hơn nước đá, tốc độ vận động của phân tử nước lạnh lớn hơn nước đá.
Đến 100oC thì biến đổi thành nước sôi. Nước sôi là thể hơi, nước lạnh là thể lỏng; nhiệt độ
của nước sôi lớn hơn nước lạnh; thể tích của nước sôi cũng lớn hơn; tốc độ vận động của
phân tử nước sôi cũng lớn hơn so với nước lạnh.
Và đó là cách thức phát triển của mọi sự vật trên thế giới. Cách thức đó gọi là lượng đổi dẫn
đến chất đổi và ngược lại.
Quy luật nào chỉ ra cách thức phát triển của sự vật? -> quy luật lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại.
Một danh y nói: tất cả đều là thuốc dộc, tất cả đều là thuốc tiên, vấn đề là liều lượng,
hỏi danh y nói đến phạm trù nào trong quy luật lượng chất? -> đây là khái niệm độ.
Uống thuốc đúng liều thì khỏi bệnh, đây là thuốc tiên. Uống quá liều nguy hiểm đến tính mạng là thuốc độc.
Trong cuộc sống, quy luật này dc sử dụng rất nhiều. Vd: việc nấu cơm(ko dùng nồi cơm
điện), khi chưa đủ độ thì cơm sống, khi quá độ thì cơm khê.
Chứng minh bước nhảy vọt trên thế giới diễn ra như thế nào:
Trong tự nhiên, lượng tích lũy đủ thì sự vật biến đổi về chất: quá trình hoa đến thì, thì hoa
phải nở (thì: điểm nút). Trong tự nhiên, con người có thể tác động để hoa nở sớm hơn.
Nhưng trong xã hội, con gái đã đến tuổi, đủ điều kiện lấy chồng (biến đổi về chất) nhưng
vẫn chưa lấy chồng là vì chưa muốn. Đó chính là yếu tố chủ quan. Khách quan đã có
nhưng chủ quan chưa tương đồng nên ko có chất mới xảy ra.
Xét về quy mô, người ta có thể chia thành bước nhảy vọt lớn hay nhỏ.
Xét về tốc độ, có bước nhảy nhanh hay chậm.Vd: sóng thần, động đất, bom nguyên tử xảy
ra ở Nhật Bản chỉ vài giây vài phút, làm biến đổi nhiều thứ liên quan. hay quá trình hình
thành con người là quá trình tích lũy về lượng kéo dài suốt cả trăm năm, nghìn năm.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật này
+ Quy luật này chỉ ra cách thức phát triển nói chung của sự vật trên thế giới. (cách thức đó
là lượng đổi dẫn đến chất đổi và ngược lại)
+ Quy luật này yêu cầu con người phải tôn trọng hành động đúng quy luật khách quan. Làm
trái quy luật, con người phải trả giá cho hành vi của mình. Vd: chúng ta làm cháy rừng U
Minh, để khôi phục lại rừng ta phải mất 4000 năm. Hay trong cuộc sống nếu tìm hiểu ko kĩ
mà đã cưới thì có khi phải trả giá cho việc tìm hiểu ko kĩ (ko tích lũy về lượng)
+ Trong khi thực hiện quy luật, cần tránh 2 cực siêu hình:
tả khuynh (con người nóng vội, chủ quan, ko chịu tích lũy về lượng, bắt sự vật nhảy vọt về
chất và đi đến thất bại -> quá trình nhập tỉnh ở VN sau giải phóng (từ 1976) -> nhập xong
làm ăn ko được -> lại phải tách ra)
hữu khuynh (khi sự vật đã tích lũy đủ lượng nhưng con người lại kìm hãm, ko cho nó nhảy
vọt về chất, dẫn đến thất bại -> sau giải phóng năm 1975, chúng ta vẫn duy trì chính sách
thời chiến áp dụng cho thời bình, ko thay đổi mô hình, đó là chính sách bao cấp, bình quân
->sa vào khủng hoảng, xém mất nước trong thời bình vì chính sách ko có lợi cho dân ->
kinh tế VN phát triển với tốc độ âm -> đời sống nhân dân khổ cực, xã hội loạn lạc -> đến
năm 1986 mới phát động chính sách đổi mới, có lợi cho dân -> VN có gạo xuất khẩu) Buổi 9:
CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sx -
Lực lượng sản xuất là gì? -> là lực lượng mà xã hội dùng để tác động đến đối tượng lao
động thỏa mãn nhu cầu con người, thể hiện sự trao đổi chất giữa xã hội (người lđ) và tự
nhiên (đối tượng lao động).
khái niệm nói lên quan hệ giữa xã hội và tự nhiên? -> khái niệm ll sx. Trong đó xã hội là
người lđ và tự nhiên là đối tượng lao động.
Cấu trúc của ll sản xuất gồm 2 yếu tố: người lao động và tư liệu sx
trong 2 yếu tố tạo nên ll sx thì yếu tố nào qđ? -> người ld vì nếu ko có người ld thì ko thể sx
được, dù tl sx có hiện đại đến mấy mà ko có người ld thì cũng vô nghĩa.
+ người lao động: trước đây là người nặng về cơ bắp sức lực (nô lệ, nông dân, công nhân);
ngày nay vai trò của trí tuệ tăng lên, tham gia vào sx có cả trí thức, những người có trình độ từ
cao đẳng trở lên, cho đến các giáo sư tiến sĩ, và tương lai loài người thuộc về lao động trí óc.
+ tư liệu sản xuất gồm 2 yếu tố: tư liệu lao động và đối tượng lao động
Tư liệu lao động: là vật, hay là phức hợp vật thể mà con người đặt giữa mình với đối
tượng lao động để truyền tác động của con người đến đối tượng. nó bao gồm các thứ cụ thể sau:
máy móc, kho tàng, bến bãi, cầu cống, đường sá, sân bay, bến cảng, người máy, đặc biệt là mạng wifi ....
-> dgl cơ sở hạ tầng kỹ thuật của 1 quốc gia, 1 vùng, 1 miền hay 1 tỉnh. Nó cũng
dc coi là chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh hay cấp vùng.
-> Quan trọng nhất trong tư liệu lao động là công cụ sx (hay công cụ lao động)
-> nó dc coi là thước đo của các thời đại kinh tế.
Thước đo của các thời đại kinh tế là gì? -> công cụ sản xuất. Vì Mac đã phát biểu: các thời đại
kinh tế khác nhau ko phải là nó sx cái gì, mà khác nhau ở chỗ nó sx bằng cái gì.
Thời đại đầu tiên của loài người là thời đại đồ đá -> đồ đồng -> đồ sắt -> thời máy tính điện tử,
tin học, tri thức (kinh tế tri thức)
Đối tượng lao động: có 2 loại
- loại có sẵn trong tự nhiên (như tài nguyên, khoáng sản, đất đai, hầm mỏ, sức gió, sức
nước, biển,…): trình độ thấp, khai thác nguy hiểm. Vd: đang khai thác mỏ -> gặp mưa
-> sập hầm; ở biển đang đánh cá -> gặp bão -> lật thuyền
- loại nhân tạo (ko có trong tự nhiên) (như vật liệu siêu bền, vật liệu nano, nhựa, vải,…) : trình độ rất cao
sinh viên là đối tượng lao động nhân tạo (là đối tượng của giáo sư, giảng viên)
trẻ con mới ra đời là đối tượng lao động tự nhiên
con người (sinh viên, giarng viên,…) là đối tượng của ngành y
Tính chất của ll sản xuất
+ một người với công cụ đơn giản tự tạo ra sản phẩm, ko cần đến người khác thì người ta
gọi là ll sản xuất mang tính chất cá thể. (đây là tính chất tự cung tự cấp của nông dân) vd nông
dân tự trồng tre -> dùng tre đan rổ đem ra chợ bán.
thế nào là ll sx mang tc cá thể? tự 1 mình người đó với công cụ đơn giản tạo ra sản phẩm không cần đến người khác
+ nếu 1 sản phẩm phải qua tay nhiều người mới ra đời, mỗi người chỉ biết 1 việc trong đó
thì ngta gọi ll sx mang tính chất xã hội hóa (có từ thời tư bản)
Vd: muốn có vải, người ta phải trồng dâu -> nuôi tằm -> kéo tơ -> dệt vải,...
có vải rồi, muốn có áo người thợ may phải cắt vải -> người may cổ người may tay người
may áo, đóng khuy,.... -> ra cái áo -> cái áo là sp của xh hóa
Vd: sinh viên từ nhỏ do cha mẹ sinh ra, đến thầy cô các cấp dạy -> sinh viên
Trình độ của ll sản xuất
Là trình độ của người lao động có thường xuyên dc nâng cao tay nghề ko, trình độ phân
công lao động khoa học không, trình độ đối tượng cao hay thấp, trình độ phân phối sản phẩm.
Người ta thường dc trả lương theo 2 các: tiền và sản phẩm -
Quan hệ sản xuất là gì? -> là quan hệ giữa người với người trong sản xuất được biểu hiện bằng 3 mối quan hệ sau:
+ quan hệ trong việc sở hữu tư liệu sản xuất:
Nếu tư liệu sản xuất thuộc về ít người thì người ta gọi là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất
(chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sx)
Nếu tư liệu sản xuất thuộc về nhiều người thì người ta gọi là chế độ công hữu về tư liệu
sản xuất (chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sx)
chế độ tư hữu là gì, bắt đầu có từ thời kỳ nào? -> là chế độ mà tư liệu sx thuộc về ít người, có từ thời nô lệ.
chế độ công hữu là gì, bắt đầu có từ thời kỳ nào? -> là chế độ mà tư liệu sx thuộc về nhiều
người, có từ thời nguyên thủy.
có 5 thời kỳ (5 chế độ): nguyên thủy, nô lệ, phong kiến, tư bản, xhcn.
hiện nay nước Mỹ có chế độ công hữu về tư liệu sx ko? -> có, như công viên, đường hàng
không, sân bay, không khí, lầu 5 góc,… (tất cả những cái tư nhân ko động tới thì nhà nước nắm quyền)
+ quan hệ trong việc phân công lao động
+ quan hệ trong việc phân phối sản phẩm
trong 3 quan hệ nói trên, qh nào quyết định tất cả? -> qh sở hữu tư liệu sx vì người nào nắm
vật chất sẽ là người quyết định tất cả. người sở hữu sẽ có quyền phân công ld và hưởng dc nhiều sp hơn. - Nội dung quy luật
Lực lượng sx và quan hệ sx là 2 mặt đối lập để tạo ra 1 phương thức sx khi chúng có sự thống nhất (phù hợp) với nhau.
Phương thức sx là gì? -> là cách thức sản xuất ra của cải vật chất của xã hội loài người ở 1 giai đoạn nhất định.
Mỗi 1 thời đại có 1 cách thức sản xuất (phương thức sx) của cải vc nhất định, đặc trưng cho thời
đại đó. Ứng với mỗi phương thức sx thì ta có các hình thái kinh tế xã hội (với tên gọi giống nhau):
+ phương thức sx nguyên thủy – hình thái kinh tế xh nguyên thủy + nô lệ + phong kiến + tư bản + xhcn
Trong mối quan hệ này, lực lượng sx là nội dung, quan hệ sx là hình thức. -> lực lượng sx là cái
quyết định, biểu hiện bằng 4 ý:
Lực lượng sx nào thì quy định quan hệ sx ấy
Lực lượng sx biến đổi thì quan hệ sx phải biến đổi theo
Lực lượng sx cũ mất đi thì quan hệ sx cũ phải mất theo
Lực lượng sx mới ra đời thì quan hệ sx mới phải ra đời theo
Cặp phạm trù nội dung – hình thức ứng với khái niệm nào trong lực lượng sx và qh sx? ->
nội dung ứng với ll sx; hình thức ứng với qh sx. Và ll sx là cái quyết định.
Mâu thuẫn giữa lực lượng sx và quan hệ sản xuất
Lực lượng sx là cái bên trong, thường xuyên biến đổi, rõ nhất là trong công cụ sx.
Quan hệ sx là cái bên ngoài, ổn định hơn, chậm biến đổi hơn.
Lực lượng sx đại diện cho giai cấp lao động bị bóc lột.
Quan hệ sx đại diện cho giai cấp thống trị bóc lột
Mâu thuẫn về kinh tế bên trên trở thành mâu thuẫn giữa 2 giai cấp thống trị và bị trị. Để giải quyết
mâu thuẫn thì phải dùng đấu tranh giai cấp, đấu tranh giai cấp đạt đến đỉnh cao gọi là cách mạng
xã hội -> phải có đổ máu. Cuộc cách mạng xã hội này làm nhiệm vụ: xóa bỏ giai cấp thống trị (xóa
bỏ quan hệ sx cũ, xóa bỏ hình thức cũ, xóa bỏ phương thức sx cũ và hình thái ktxh cũ) để thiết lập
nên quan hệ sx mới, hình thức mới, phương thức sx mới, ứng với nó là thay hình thái xh mới để
mở đường cho sự vật đi lên.
Quan hệ sx sẽ ko phù hợp (mâu thuẫn) trong 2 trường hợp sau:
+ khi qh sx có trình độ quá cao so với trình độ của ll sx
Vd: khi cơ thể ta còn nhỏ (ll sx còn nhỏ) mà lại mang bộ quần áo quá rộng (quan hệ sx quá rộng)
-> thì đứa trẻ sẽ bơi trong sự thùng thình đó.
+ khi qh sx có trình độ quá thấp so với trình độ của ll sx
Vd: khi cơ thể đã lớn, đã phát triển (ll sx đã lớn) mà ta vẫn mang 1 bộ quần áo quá chật (qh sx
chật) -> bó buộc cơ thể, ko cho phát triển
Trong 2 TH trên, để phát triển, con người buộc phải xóa bỏ quan hệ sx cũ, hình thức cũ bằng việc tiến hành cách mạng.
Thực chất mọi sự biến trong lịch sử dc giải thích bằng quy luật này.
Ý nghĩa phương pháp luận
Quy luật này là biểu hiện của quy luật mâu thuẫn (quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập) trong xh loài người.
Nếu như ql mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc, nguyên nhân hay động lực bên trong của sự phát triển nói
chung của sự vật trên thế giới, thì quy luật này chỉ ra nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát
triển xã hội loài người từ khi có con người cho đến khi loài người còn tồn tại.
Dưới sự tác động của quy luật này, lịch sử loài người lần lượt đi qua 5 phương thức sx, ứng với nó
là 5 hình thái kinh tế xã hội (từ nguyên thủy -> nô lệ -> pkien -> tư bản -> xhcn) như 1 quá trình
lịch sử tự nhiên 1 cách khách quan ko phải do con người gán ghép.
Tuy nhiên do điều kiện lịch sử của từng quốc gia khác nhau, nên mỗi quốc gia có thể bỏ qua 1 vài
phương thức sx (hay 1 vài hình thái kinh tế xh) để tiến lên phương thức cao hơn.
Vd: VN bỏ qua nô lệ và tư bản.
(vn bỏ qua nô lệ cũng tốt, nhưng vì bỏ qua tư bản nên chúng ta đau khổ vì ko có nền công
nghiệp cơ khí của tư bản khi tiếp nhận công nghệ mới -> 1 trong những nguyên nhân khiến
cho VN phát triển chậm)
Vd: Mỹ bỏ qua 3 phương thức đầu tiên -> hiện nay trở thành nước hàng đầu thế giới.
Mỹ kế thừa và phát triển từ nước Anh -> đi lên Buổi cuối:
1. Bộ phận nào quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất? Người lao động
2. Thước đo của các thời đại kinh tế là gì? Công cụ sản xuất
3. Tính chất xã hội hóa của lao động là gì?(xem lại)
Là tính chất dây chuyền sản xuất, 1 sản phẩm phải qua tay nhiều người làm và mỗi người có 1
vai trò riêng trong đó, tính chất này có từ thời tư bản
4. Thời nguyên thủy là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, còn tư hữu thì có từ thời nô lệ
5. Phân biệt cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kĩ thuật:
- Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm các quan hệ sản xuất
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật bao gồm cơ sở vật chất của xã hội, máy móc, kho tàng, bến bãi, cầu cống.
6. Khái niệm cơ sở hạ tầng của xã hội:
Bao gồm các quan hệ sản xuất hợp thành 1 cơ cấu kinh tế của 1 xã hội nhất định. Cấu trúc cơ
sở hạ tầng bao gồm 3 quan hệ sản xuất sau: - QHSX tàn dư
- QHSX thống trị đương thời
- Qhsx mầm móng của XH tương lai
VÍ DỤ: Xét phương thức sản xuất phong kiến thì QHSX thống trị là QHSX phong kiến.
QHSX tàn dư là QHSX của XH nô lệ
QHSX mầm mống là QHSX tư bản
7. Khái niệm kiến trúc thượng tầng là gì:
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ các hiện tượng bên trên của XH bao gồm các tư tưởng XH,
các thể chế tương ứng và các quan hệ thượng tầng được dựng lên trên 1 cơ sở hạ tầng nhất
định. Cấu trúc của kiến trúc thượng tầng gồm 3 nhóm:
- Các tư tưởng XH: gồm chính trị, pháp luật, khoa học ,triết học, văn hóa, nghệ thuật, tôn giáo…
- Các thể chế tương ứng (Các cơ quan điều hành các bộ phận bên trên hoạt động): Điều hành
văn hóa có bộ văn hóa, thông tin; Điều hành khoa học có bộ phận Khoa học công nghệ và
Bộ giáo dục; Điều hành luật pháp có Bộ Tư pháp, Quốc hội, Nhà nước, Viện kiểm soát, Công an, Tòa án, Dân ô
- Các quan hệ thượng tầng: Quan hệ của các bộ phận bên trên của kiến trúc thượng tầng, ví
dụ như quan hệ giữa Pháp luật với Văn hóa, Pháp luật với Khoa học, PL với Tôn giáo, PL
với Chính trị, PL với đạo đức…
VÍ DỤ: Hiện nay khoa học có thể thay tim ghép thận cho con người nhưng PL phải can
thiệp làm thế nào để tránh trường hợp bắt người để mổ tim, gan, thận để bán
PL không cấm theo đạo nào nhưng cấm dùng Tôn giáo để chống chế độ.
Trong các bộ phận của kiến trúc thượng tầng, có 1 số tác động trực tiếp tới cơ sở hạ tầng
như pháp luật, chính trị. Ví dụ: phạm luật thì phạt trực tiếp bằng tiền hoặc đi tù. Còn các bộ
phận còn lại tác động gián tiếp, ví dụ: Không thể bắt toàn dân phải học đại học vì luật không yêu cầu điều đó
8. Mạnh nhất của kiến trúc thượng tầng là Nhà nước, vì nắm trong tay quân đội, cảnh sát, nhà
tù, các cơ quan quyền lực
9. Thượng tầng kiến trúc của Việt Nam đóng ở Hà Nội vì tập trung những đầu mối trung ương ở đấy
10. Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Trong mối quan hệ này, cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, biểu hiện bằng 4 ý:
- Cơ sở hạ tầng nào quy định kiến trúc thượng tầng ấy
- Cơ sở hạ tầng biến đổi, kiến trúc thượng tầng biến đổi theo
- Cơ sở hạ tầng cũ mất đi, kiến trúc thượng tầng cũ mất theo
- Cơ sở hạ tầng mới ra đời, kiến trúc thương tầng mới ra đời theo
Nếu cơ sở hạ tầng có mâu thuẫn thì nó phản ánh lên kiến trúc thượng tầng phải tìm cách giải
quyết để tránh mất ổn định. Ví dụ, Việc học liên quan đến toàn dân nên đợt dịch vừa qua ảnh
hướng đến rất nhiều người học không hiệu quả, đó là học sinh, đặc biệt là cấp 1 (lớp 1, lớp 2)
Tác động trở lại của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng: KTTT tác động đến CSHT theo 2 bước:
Nếu kiến trúc thượng tầng tác động cùng chiều với cơ sở hạ tầng thì thúc đẩy cơ sở hạ tầng phát triển.
Nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược chiều với cơ sở hạ tầng thì kìm hãm hay huỷ diệt cơ sở hạ tầng sinh ra nó.
- Nếu các chính sách, đường lối từ kiến trúc thượng tầng, tức là từ Nhà nước, Chính phủ đưa
xuống phản ánh đúng quy luật và có lợi cho dân thì nó thúc đẩy XH đi lên. Nếu các chính
sách đó phản ánh sai quy luật và không có lơi cho dân thì kìm hãm XH phát triển. Ví dụ, Từ
1975-1986, chúng ta vẫn duy trì chính sách bao cấp bình quân. Thời chống Mỹ, không kịp
nhận thức để thay đổi chính sách đó nên nó không phản ánh đúng quy luật không có lợi
cho dân, dẫn đến kinh tế Việt Nam đi vào suy thoái, kinh tế phát triển với tốc độ âm (bao
nhiêu %?, nghe lại lúc 12;15..) 1986, bác Nguyễn Văn Linh- tổng bí thư đề ra chính sách
đổi mới đúng, khoán sản phẩm đến người lao động, chính sách này lập tức kích thích lợi ích
của nhân dân. Và lần đầu tiên, từ 1 nước đói, thiếu ăn, vay nợ để ăn, Việt Nam có gạo xuất khẩu.
- Về cơ sở hạ tầng của nước Việt nam hiện nay, NN chủ trương giải phóng sức lao động,
khuyến khích các thành phần kinh tế làm giàu miễn là đúng Pháp luật và tạo sân chơi bình
đẳng giữa các thành phần kinh tế, cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân
- Về kiến trúc thượng tầng: Tiếp tục lấy tư tưởng Mac-Leenin, tư tưởng HCM làm kim chỉ
nam để định hướng, phát triển Nhà nước theo hướng Dân giàu-Nước mạnh-dân chủ- Công
bằng-Văn minh- Hạnh phúc. Nếu như trước dây chỉ đưa ra khẩu hiện là Dân biết-Dân bàn-
Dân làm- Dân kiểm tra thì đến đại hội XIII đã thêm được mấy chữ là: Dân hưởng. Mọi
chính sách phải giám sát đến dân, có lợi cho dân, xuất phát từ lợi ích của dân.
11. QUAN HỆ GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ Ý THỨC XÃ HỘI
- Tồn tại XH là cái vật chất trong XH, bao gồm các điều kiện sinh hoạt vật chất, đó là môi
trường địa lý, dân số, phương thức sản xuất( yếu tố quan trọng nhất) – đó chính là yếu tố
quyết định 1 nước mạnh hay yếu. Yếu tố tài nguyên tuy quan trọng nhưng không quyết
định, nhiều nước giàu dầu mỏ nhưng không phát triển hàng đầu. Nhiều nước dân số đông
nhưng không phát triển hàng đầu như Ấn độ. Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất là phương thức
sản xuất, tức là cách thức sản xuất ra của cải, vật chất.
- Khái niệm ý thức XH là gì: Ý thức XH là toàn bộ đời sống tinh thần của XH bao gồm: thói
quen, truyền thống, tình cảm, tập quán, dư luận, và các quan điểm lý luận, phản ánh tồn tại
XH ở những trình độ khác nhau. Cấu trúc của ý thức XH gồm 2 phần: Tâm lý xã hội và Hệ tư tưởng
+ Tâm lý XH bao gồm thói quen, truyền thống, tình cảm, tập quán, dư luận, phản ánh tồn
tại XH ở trình độ thấp, trình độ này có mặt ở mọi người dân. Tâm lý XH được hình thành
trực tiếp và tự phát từ tác động của tồn tại XH lên ý thức XH nên nó chưa thể phản ánh bản
chất bên trong của sự vật mà mới chỉ dừng lại ở những nét bề ngoài. Ở trình độ tâm lý XH
có sự đan xen giữa cái lý và cái tình, giữa đúng và sai Dẫn đến con người dễ lúng túng
trước những trường hợp cụ thể. Ví dụ: Ở phổ thông, các thầy cô dạy 1 điều rất đúng:”Thấy
của rơi đồng thời trả lại” nhưng người VN thường không như vậy, hay bỏ túi.
+ Hệ tư tưởng: Bao gồm các quan điểm lý luận phản ánh tồn tại XH ở trình độ cao, trình độ
này có mặt những người học hành đầy đủ, ví dụ ở sinh viên. Ví dụ nói quan điểm Triết học
“Cái riêng là cái chung” sinh viên có thể hiểu được nhưng người bình thường không học thì chưa chắc hiểu.
“Cái riêng là cái chung” đúng nhưng chưa đủ, ví dụ nói “tôi là người”, tôi là riêng còn
người là chung nhưng ở ngoài kia còn có những người có ý thức và biết lao động như tôi
Tương tự, “cái bàn là vật chất” đúng nhưng chưa đủ, vì ngoài cái bàn ra vật chất còn là những thứ khác nữa.
Hệ tư tưởng được các nhà bác học, lý luận khái quát gián tiếp và tự giác tồn tại xh, nó phản
ánh được bản chất của sự vật
- Đặc điểm của ý thức xã hội: Có 2 tính:
+ Tính giai cấp: Ở trình độ tâm lý xh, mỗi giai cấp có tình cảm, thói quen riêng, giấc mơ của
người nông thôn khác với người thành phố, thói quen của người thành phố khác với người nông
thôn. Sang đến trình độ hệ tư tưởng, nó phản ánh lợi ích của các giai cấp trong việc cai trị xã
hội. Tuy nhiên, trong các giai cấp bị bóc lột, chỉ có công nhân có hệ tư tưởng riêng, còn nông
dân và nô lệ thì không có hệ tư tưởng, cho nên nông dân và nô lệ không lãnh đạo được cách
mạng, họ chỉ đi theo giai cấp khác thì mới làm nên lịch sử. Còn giai cấp công nhân có kỷ luật,
có tổ chức nên họ mới lãnh đạo được cánh mạng.
+ Tính dân tộc: Mỗi cá nhân thuộc về 1 giai cấp, mỗi giai cấp thuộc về 1 dân tộc. Điều này giải
thích vì sao cùng là nông dân nhưng nông dân Mỹ khác với nông dân Việt Nam. Trước hết, họ
khác nhau ở tính dân tộc. Khác ở phương thức sản xuất, cách thức sx quy định tính cách của
từng dân tộc, từng giai cấp. Nông dân Mỹ phun thuốc trừ sâu bằng máy bay còn Việt Nam phun
thuốc trừ sâu bằng tay. 1 nông dân Mỹ nuôi được 72 người, 1 nông dân Việt nam nuôi được 2
người. Về năng suất lao động, 1 Hecta cà chua của Mỹ 1 năm được 100 tấn, còn Việt Nam
khoảng 20 tấn. Từ tđó, chúng quy định tính cách con người của mỗi giai cấp là khác nhau. Cách
sx nhanh thì quy định tính cách con người cũng khác nhau.
- Quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội: Tồn tại XH quyết định ý thức XH:
+ Tồn tại XH cũ mất đi, ý thức XH cũ mất theo
+ Tồn tại XH mới ra đời, ý thức XH mới ra đời theo
+ Tồn tại XH biến đổi thì ý thức XH biến đổi theo
+ tồn tại XH nào thì quy định ý thức XH ấy.
Sự tác động trở lại của ý thức XH đến tồn tại xã hội (hay tính độc lập tương đối của ý thức xã hội
đối với tồn tại xã hội):
+ Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội.
Vì sao ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội?
+ Vì ý thức xã hội là cái có sau tồn tại xã hội
+ Ý thức xã hôi được sự ủng hộ và níu kéo của 1 số hình thái ý thức xã hội lạc hậu, bảo thủ như
đạo đức, với các thế lực như thầy bói, thầy đồng nên nó được duy trì, nên dẫn đến tồn tại xã hội
biển đổi, nó chưa biến đổi kịp hoặc không biến đổi do sự ủng hộ của tập tục về đạo đức hay tôn
giáo nên nó không theo kịp. +
Ý thức xã hội có khả năng vượt trước tồn tại xã
hội, cho ví dụ chứng minh :
Đó là trường hợp của các ý thức xã hội tiến bộ có thể dự đoán được tồn tại XH, như ý thức xã
hội khoa học, chính trị có thể dự báo được tương lai, vượt trước tồn tại XH. Cụ thể, ông Mac
sống trong XH tư bản nhưng vẫn dự báo sự ra đời của chủ nghĩa xã hội; Bác Hồ năm 1964, dự
báo Việt Nam có thắng Mỹ thì thắng trên bầu trời Hà Nội bằng cách đánh thắng Mỹ máy bay B52
+ Ý thức xã hội có sự kế thừa lẫn nhau: Có 2 loại: Kế thừa theo chiều dọc (theo truyền thống
lịch sử) và kế thừa theo chiều ngang (Những ngước cùng thời đại kế thừa nhau), ví dụ VN chưa
sx được máy bay nhưng chúng ta có tiền mua máy bay và thuê phi công lái.
+ Ý thức xã hội có sự tác động qua lại lẫn nhau nên trong 1 số trường hợp, 1 vài hình thái ý
thức xã hội nổi lên chi phối XH, ví dụ hiện nay, Covid- hình thái ý thức xh khoa học chi phối
toàn thế giới. Và cuộc đua tranh trên thê sgiowis là cuộc đua tranh tạo ra vaxin, và ngoại giao
vaxin cũng liên quan đến chính trị. Hay ví dụ khác, trước khi đi đâu cũng phải xem TV mục
thời tiết(khoa học), hay vùng mình đến có khủng bố không(chính trị).