Ôn tập cuối kỳ Cơ sở văn hóa Việt Nam | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Ôn tập cuối kỳ Cơ sở văn hóa Việt Nam môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

Thông tin:
10 trang 4 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Ôn tập cuối kỳ Cơ sở văn hóa Việt Nam | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Ôn tập cuối kỳ Cơ sở văn hóa Việt Nam môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.

38 19 lượt tải Tải xuống
lOMoARcPSD|44862240
lOMoARcPSD|44862240
Ôn tập CSVH Việt Nam
1) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở Việt Nam
truyền thống.
Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để
mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Và trong tâm thức của người Việt Nam thì chúng
ta có tín ngưỡng: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con
người. Trong đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái nhân thần nằm trong tín ngưỡng sùng
bái con người.
Đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì cơ sở hinh thàn thờ cúng tổ tiên đó là niềm tin.
Niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối, nhưng ông bà tổ
tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu. Xuất phát từ niềm tin đó Việt Nam
mình mới có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên thực chất là cúng giỗ vào ngày mất;
hằng ngày thắp hương hàng ngày trên bàn thờ gia tiên; cúng đều đặn vào các ngày mồng Một,
ngày Rằm; các dịp lễ tết và bất kì khi nào trong nhà có việc (dựng vợ gả chồng, sinh con, đi xa,
thi cử,…). Các lễ vật thường có trong tục thờ cúng tổ tiên: hương hoa; trà rượu; đồ ăn; đồ mặc,
đồ dùng, tiền (vàng mã). Trong đó: rượu có thể có hoặc không nhưng ly nước lã thì phải có vì
nước là thứ quý nhất sau đất trong tâm thức của người dân vùng văn hoá nông nghiệp. Sau khi
tàn hương, đồ, vàng mã đem đốt, chén rượu rót xuống đống tàn vàng => người chết sẽ nhận được
đồ cúng. Hương khói bay lên trời, nước (rượu) hoà với lửa thấm xuống đất => sự hoà quyện
LỬA NƯỚC (âm dương) và TRỜI ĐẤT NƯỚC (tam tài) mang tính chất triết lí sâu sắc.
Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên thì người Việt Nam mình còn sùng bái các nhân thần.
Nhân thần ở đây cúng ta sẽ thấy từ trong gia đình ra tới ngoài làng và trên phạm vi đất nước.
Trong gia đình thì có sùng bái Thổ Công là vị thần trông coi gia cư, định đoạt phúc họa cho gia
đình. Và thờ cúng Thổ Công cũng có hương hoa trà rượu như thờ cúng tổ tiên. Để không làm
mất lòng ai, người Việt Nam xếp cho tổ tiên ngự tại bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, Thổ Công
ở gian bên trái (theo Ngũ hành thì bên trái – phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung
tâm). Trong phạm vi thôn xã, quan trọng nhất là việc thờ thần làng (Thành Hoàng). Thành Hoàng
là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng. Trong phạm vi đất nước chúng ta
có thờ vua hùng. Người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ Tứ bất tử: Tản Viên,
Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.
Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, nền văn hóa Việt đã chứng kiến bao sự đổi thay
mạnh mẽ trong quá trình giao lưu và tiếp nhận các nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng từ bên
ngoài. Nhưng trong quá trình “ nội sinh hóa các yếu tố ngoại sinh” ấy, người dân Việt Nam vẫn
gìn giữ được những nét văn hóa độc đáo, riêng có, điển hình chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của dân tộc. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, dù đó không
lOMoARcPSD|44862240
phải là điều bắt buộc song đó lại là thứ “luật bất thành vǎn” của người Việt tồn tại qua bao thế
hệ.
Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt.
2) Đặc điểm của phong tục hôn nhân cổ truyền ở Việt Nam.
Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi
người thừa nhận và làm theo (phong: gió, tục: thói quen; phong tục: thói quen lan rộng). Phong
tục có trong mọi mặt đời sống, ở đây tập trung xem xét ba nhóm chủ yếu: phong tục hôn nhân,
tang ma, lễ Tết và lễ Hội. Trong đó phong tục Hôn nhân là 1 trong 3 phong tục quan trọng nhất.
Trước hết là QUYỀN LỢI CỦA GIA TỘC. Hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo
theo việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều kiện cần làm đầu tiên chưa phải là lựa
chọn một cá nhân cụ thể, mà là lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem cửa nhà hai bên có
tương xứng không, có môn đăng hộ đối không. Hôn nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng để
duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực.
Hôn nhân còn phải đáp ứng các QUYỀN LỢI CỦA LÀNG XÃ. Mối quan tâm hàng đầu
của người Việt Nam là sự ổn định của làng xã. Nhằm tạo nên sự ổn định cho làng xã, người Việt
đã hình thành quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng: Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng; Ruộng
giữa đồng, chồng giữa làng; Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn… 3 phương diện
mà hôn nhân xưa đặc biệt chú trọng: Phương diện hành chính, Phương diện tâm lí, Phương diện
kinh tế.
Về NHU CẦU RIÊNG TƯ. Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái xét một cách trừu
tượng bằng việc hỏi tuổi xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, nếu xung khắc thì thôi. Để
cho quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương có tục trao
cho nhau nắm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất đai – làng
xóm; gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn mà thủy chung. Quan hệ mẹ chồng
– nàng dâu cũng rất được chú ý. Mẹ chồng, nàng dâu vốn hay mâu thuẫn vì những chuyện không
đâu, đây cũng là do cả hai đều cảm thấy tình cảm của người con – người chồng đã không dành
trọn cho mình.
Phong tục hôn nhân xưa
+Ngoài sự đồng ý của cả hai gia đình thì điều kiện tiên quyết còn lại là căn cứ vào
hoàn cảnh của cả hai nhà. Cả hai gia đình cần phải có sự phù hợp về địa vị, kinh tế
thì cô dâu, chú rể mới được chúc phúc.
+Hôn nhân ngày xưa rất xem trọng lễ cưới, nó mang ý nghĩa hơn cả giấy chứng
nhận kết hôn. Bởi đây là dịp báo hỷ, chia vui cùng hai gia đình.
- Các nghi thức cưới hỏi xưa:
+ Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ ý
đã kén chọn ở nơi ấy.
lOMoARcPSD|44862240
+ Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh
tháng Đẻ của người con gái.
+ Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp
tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi, quan niệm thoáng hơn
người ta tìm cách hóa giải.
+ Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa
hôn chắc chắn.
+ Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.
+ Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai
mang lễ đến để rước dâu về. Phong tục hôn nhân ngày nay - Ý Nghĩa về l
cưới ngày nay:
+ Cùng với xu hướng hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, những quan niệm cùng
dần thay đổi. Việc tiến đến hôn nhân không chỉ là sự đồng ý của hai gia đình mà
điều quan trọng là sự tìm hiểu, hoà hợp và quyết định của cô dâu, chú rể.
+ Cả hai cần phải đăng ký kết hôn và ý nghĩa về lễ cưới dù thay đổi nhưng vẫn giữ
bản sắc như ngày xưa. Vẫn là chung vui của bạn bè, người thân chúc phúc cho đôi
bạn tiến đến hạnh phúc trăm năm.
- Các nghi thức cưới hỏi ngày nay:
1 Lễ dạm ngõ
Đây là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình, nhằm chính thức hóa mối quan hệ hai
bên gia đình, lễ vật thường là trầu cau.
2 Lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi ( lễ đính hôn ), lễ này nhằm thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai
họ, trong lễ ăn hỏi nhà trai đem lễ vật đến nhà gái.
3 Lễ cưới
Đây là mà hai bên chính thức trở thành người một nhà, có rất nhiều nghi lễ trong
ngày này. Tiệc cưới là phần không thể thiếu ở bất kì đám cưới nào.
3) Đặc điểm của văn hoá giao tiếp Việt Nam.
lOMoARcPSD|44862240
Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều và đồng chủ thể giữa người với người được
quy định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân. Xét tổng thể, người Việt có
6 đặc điểm trong giao tiếp sau:
Xét về THÁI ĐỘ GIAO TIẾP: Người Việt Nam vừa thích giao tiếp, vừa rất rụt rè
- Thích giao tiếp: bắt nguồn tính cộng đồng -> người Việt đặc biệt coi trọng giao tiếp và rất thích
giao tiếp. Biểu hiện: thích thăm viếng, hiếu khách.
- Rất rụt rè: bắt nguồn tính tự trị -> người Việt rất rụt rè khi ra ngoài cộng đồng, đứng trước
người lạ. Biểu hiện: không mạnh dạn trong giao tiếp, ngại bày tỏ chính kiến,…
=> Hai tính cách này tưởng như trái ngược nhưng là 2 mặt của một bản chất, là biểu hiện cho
cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.
Xét về QUAN HỆ GIAO TIẾP:
Người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
-> Người Việt sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn.
-> Khi cần cân nhắc giữa lí và tình thì tình được đặt cao hơn lí. Người Việt coi trọng tình cảm
hơn mọi thứ ở đời.
=> Nói một cách khái quát, trong cuộc sống, người Việt sống có lí có tình nhưng thiên về tình
hơn
Với ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP: Người Việt có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá…
- Người Việt có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá về: tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp,
trìnhđộ học vấn… của đối tượng giao tiếp. -> Đây là sản phẩm của tính cộng đồng.
- Do đặc thù ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội, người Việt cần tìm hiểu để có cách xưng hô
thích hợp và lựa chọn đối tượng giao tiếp phù hợp hơn.
. Dưới góc độ CHỦ THỂ GIAO TIẾP: Người Việt rất trọng danh dự
- Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra tạo thành tiếng tăm, được lưu truyền,...
- Vì quá coi trọng danh dự nên người Việt mắc bệnh sĩ diện và sợ dư luận, tin đồn.
Về CÁCH THỨC GIAO TIẾP:
Người Việt ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận
- Tính tế nhị khiến người Việt có thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", không đi trực tiếp vào
vấn đề.
-> Thói quen đắn đo, cân nhắc kĩ khi nói năng, ứng xử “Ăn có nhai, nói có nghĩ”
-> Thiếu tính quyết đoán, giữ hòa thuận, không muốn mất lòng ai,…
- > Luôn chủ trương nhường nhịn: “Một sự nhịn chín sự lành”.
lOMoARcPSD|44862240
. Hệ thống NGHI THỨC LỜI NÓI: Rất phong phú
- Có tính thân mật hoá (coi cộng đồng như họ hàng);
- Có tính cộng đồng hoá cao (không có từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào địa vị, tuổi tác,…); -
Thể hiện tính tôn ti kỹ lưỡng (gọi mình khiêm nhường gọi đối tượng thì tôn kính).
- Nghi thức trong các cách nói lịch sự của người Việt Nam cũng rất phong phú: mỗi trường hợp
khác nhau lại có một cách nói khác nhau (Cảm ơn, xin lỗi, khen, …).
=> Với 6 đặc điểm của văn hóa giao tiếp như trên càng khẳng định rõ hơn nguồn gốc và đặc
trưng văn hóa của người Việt Nam.
4) Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn truyền
thống của người Việt Nam.
Để duy trì sự sống thì ăn uống luôn là việc quan trọng nhất: Có thực mới vực được đạo; việc ăn
quan trọng đến mức trời cũng không xâm phạm được Trời đánh tránh bữa ăn,…
- Việc ăn không đơn giản từ khi sinh ra chúng ta đã phải“học ăn, học nói, học gói, học mở” với
mỗi việc ăn đã phải học khi là trẻ nhỏ và mọi hành động đều lấy ăn đứng đầu: ăn mặc, ăn uống,
“ăn coi nồi ngồi coi hướng”,…
Ăn uống là văn hóa – văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên.
Cơ cấu bữa ăn
- Cơ cấu bữa ăn của người Việt rất khác với người phương Tây.
- Cơ cấu bữa ăn của người Việt bộc lộ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước.
Bữa ăn người Việt thiên về thực vật:
Đầu tiên là lúa gạo
-> Lúa gạo không chỉ là biểu tượng của vùng văn hóa nông nghiệp mà còn là lương thực, là vật
chất, là sự sống hàng ngày của chúng ta.
-> Hạt gạo rất được đề cao. “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn
phần” hay “Người sống vì gạo, cá bạo vì nước” Sau lúa gạo là rau quả
Nằm ở một trong những trung tâm trồng trọt nên Việt Nam có cả danh mục rau quả phong phú
“mùa nào thức nấy”.
-> Rau quả cũng là lương thực chủ yếu của ta.
lOMoARcPSD|44862240
-> Rau quả cũng là kí ức, là nỗi nhớ của người xa quê: “Anh đi anh nhớ quê nhà,...”.
Ngoài ra, các loại gia vị như hành, gừng, ớt tỏi, các loại rau mùi như rau răm, rau húng cũng là
những loại rau không thể thiếu tạo nên nét đặc trưng trong bữa ăn của người Việt
- Với địa hình giáp biển và nhiều sông ngòi, kênh rạch nên Việt Nam có nguồn thủy hải
sản rất lớn.
- Từ các loài thủy sản, người Việt đã chế tạo ra loại đồ chấm đặc biệt: nước mắm và các
loại mắm.
- Thịt là yếu tố nằm ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam. Các loại thịt phổ biến
như thịt gà, thịt vịt, thịt heo, thịt trâu,... được xem là đặc sản của người bình dân
Đồ uống - hút truyền thống - Cau trầu, thuốc lào, rượu gạo, nước chè, ... là những sản phẩm cổ
truyền của nghề trồng trọt ở Đông Nam Á.
Tục ăn trầu cau là phong tục lâu đời của người Việt “Miếng trầu là đầu câu chuyện”
Nếu phụ nữ xưa có thú vui là ăn trầu cau thì đối với nam giới thuốc Lào.
Là một đặc sản của vùng Đông Nam Á, rượu được nấu ra từ nếp. Mỗi vùng miền trên đất nước
có những loại nổi tiếng như rượu bàu đá ở Bình Định, rượu nếp Long An ...
Chè được sử dụng như một loại nước để trị bệnh. Ngày nay, người Việt thường uống trà tươi ướp
khô với các loại hoa, như hoa nhài, hoa cúc, hoa sen,…
Như vậy, cơ cấu bữa ăn cơm - rau - cá đã thể hiện rõ nét văn hóa truyền thống của người Việt
Nam, đó là dấu ấn truyền thống của văn hóa nông nghiệp lúa nước. Theo từng vùng miền mà
món ăn đặc trưng cũng khác nhau, tạo nên bản sắc văn hóa từng vùng khác nhau.
5) Đặc điểm của việc đi lại ở Việt Nam truyền thống.
Phương Tây là nơi của các nền văn hóa gốc du mục, họ thích đi đây đi đó lối sống thích
di chuyển, trọng động, hướng ngoại cho nên giao thông họ rất phát triển. Còn Việt Nam là một
quốc gia tiêu biểu cho loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Không thích di chuyển, thích ổn định
cuộc sống, trọng tĩnh, hướng nội bởi thế giao thông nước ta kém phát triển. Và nói tới giao thông
truyền thống nước ta thì chỉ có 2 con đường đó là đường bộ và đường thủy.
Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít
có nhu cầu di chuyển; có đi thì đi gần nhiều hơn đi xa. Hoạt động đi lại chủ yếu của người nông
nghiệp Việt Nam là đi gần – từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương. Nhiều cụ già nông thôn suốt đời
không hề bước chân ra khỏi làng mình, mặc dù đô thị chỉ cách đó vài cây số. Vì vậy dễ hiểu là tại
sao ở Việt Nam trước đây, giao thông, nhất là giao thông đường bộ, thuộc loại lĩnh vật rất kém
phát triển: Đến thế kỉ XIX mới chỉ có những con đường nhỏ, phương tiện đi lại và vận chuyển,
ngoài sứt trâu, ngựa, voi, thì phổ biến là đôi chân; quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu. Thời
lOMoARcPSD|44862240
Nguyễn mới tổ chức được hệ thống ngựa trạm; công văn chuyển từ Huế vào Gia Định đi mất 4
ngày. Ở các đô thị phổ biến loại xe tay do người kéo, sau này kết hợp với xe đạp để thành cái
xích-lô được dùng phổ biến đến tận bây giờ.
Việt Nam là vùng sông nước, nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ
biển rất dài. Phương tiện giao thông và chuyên chở trên sông nước ở Việt Nam hết sức phong
phú: thuyền, ghe, xuồng, bè, mảng, phà, tàu, Thuyền, ghe có rất nhiều loại. Chúng được xem là
có linh hồn như con người. Việt Nam có tục vẽ mắt thuyền. Người ta tin rằng con mắt ấy sẽ giúp
cho thuyền tránh khỏi bị thủy quái làm hại. Giúp cho ngư phủ tìm được nơi nhiều cá. Giúp cho
bạn hàng tìm được bến bờ nhiều tài lộc… Sông ngòi phong phú tuy thuận tiện cho giao thông
đường thủy những lại gây khó khăn cho giao thông đường bộ. Có lẽ chính vì vậy mà Việt Nam là
một trong những nước biết làm cầu di động bằng tre gỗ (cầu phao) hoặc thuyền ghép lại (cầu
thuyền) sớm nhất thế giới.
Ngày nay với sự tiến bộ của xã hội, hệ thống giao thông đường bộ hoàn thiện hơn, việc
đi lại trở nên nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn; các phương tiện như xe máy, buýt, ô tô,…
lần lượt ra đời. Bên cạnh đó, đường thủy cũng phát triển mạnh. Ngoài đường bộ, đường thủy,
Việt Nam còn có các phương tiện hiện đại là đường sắt, đường hàng không giúp cho việc mở
rộng thông thương, giao lưu kinh tế - thương mại – du lịch với các vùng miền trong nước, khu
vực và thế giới.
Giao thông thời xưa khác hẳn với nay rất nhiều và trong tương lai nó sẽ trở nên khác biệt
rất nhiều nữa. chúng ta cũng cần lưu ý là mặc cho giao thông phát triển đến mức nào đi nữa thì
văn hóa giao thông cũng là một điều quan trọng cần được duy trì và phát triển văn minh trong
mọi thời đại.
6) Đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam.
Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VI trCN; người sáng lập là thái tử
Sidharta (Tất-đạt-đa) họ là Gotama (Cồ-đàm). Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt
Nam ngay từ đầu Công nguyên. Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm
Phật giáo quan trọng. Thế kỉ IV – V có thêm luồng Phật giáo Đại Thừa Bắc Tông từ Trung Hoa
tràn vào, lấn át và thay thế luồng Nam Tông du nhập trước đó. Ba tông phái Phật giáo từ Trung
Hoa truyền vào là: Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.
Phật giáo Việt Nam tổng hợp các tông phái với nhau. Ở Việt Nam, không có tông phái
Phật giáo nào thuần khiết. Phật giáo Việt Nam cũng tổng hợp các con đường giải thoát bằng tự
lực và tha lực, phối hợp Thiền tông và Tịnh độ tông. Chùa phía Bắc là một Phật điện vô cùng
phong phú với mấy chục pho tượng Phật, Bồ Tát, La Hán của các tông phái khác nhau. Phật giáo
Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo. Phật giáo Việt Nam
kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo
trở nên rất nhập thế: các cao tăng được nhà nước mời tham chính, cố vấn trong những việc hệ
trọng; Phật tử hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, phong trào đấu tranh,…
Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông sang Việt Nam biến thành Phật Ông- Phật
lOMoARcPSD|44862240
Bà: Bồ tát Quán Thế Âm đã được biến thành Phật Quan Âm với nghìn mắt nghìn tay; Một số
vùng, Phật tổ Thích Ca cũng được coi phụ nữ (Tày, Nùng); Người Việt Nam cũng tạo ra
những Phật Bà riêng.
Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng mình: Nàng Man,
cô gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật Mẫu,…
Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi
chùa: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa,.. Coi trọng truyền thống thờ cha mẹ
hơn là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu,… Đồng nhất cha mẹ,
ông bà với Phật. Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền
thống (có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa). Tượng Phật Việt Nam mang
dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian: ông Nhịn ăn mà mặc, ông Nhịn mặc mà ăn,
ông Bụt Ốc,.. Trên đầu Phật Bà chùa Hương còn lấp ló lọn tóc đuôi gà của phụ nữ Việt; Chùa
Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với hình thức mái cong, có 3 gian
hai chái, năm gian hai chái. Chùa Một Cột như một lễ vật dâng lên Phật Bà với hình bông sen
thanh thoát ở trên và trụ đá tròn trong hồ vuông ở dưới biểu hiện ước vọng phồn thực; Cùng với
mái đình, ngôi chùa trở thành công trình công cộng quan trọng thứ hai ở mỗi làng: con người có
thể ghé chùa xin nghỉ tạm, xin ăn,…
Sự cải biến linh hoạt trên cơ sở tổng hợp đạo Phật với đạo ông bà đã tạo nên Phật giáo
Hòa Hảo. Phật giáo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ làm căn bản rồi kết hợp với đạo của dân tộc
thờ ông bà tổ tiên mà đề ra thuyết tứ ân (ơn): Ơn tổ tiên cha mẹ, Ơn đất nước, Ơn tam bảo, Ơn
đồng bào và nhân loại.
7) Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt Nam trên
phương diện văn hoá vật chất.
Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt Nam trên phương diện văn hoá
vật chất đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng nền
văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại. Cho đến bây giờ, người Việt Nam đã không ngừng chọn lọc
những tinh hoa văn hóa tốt đẹp của phương Tây, bổ sung vào nền văn hóa truyền thống của dân
tộc làm cho nó đẹp hơn, hiện đại hơn. Trong quá trình ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu
cầu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của chúng ta ngày càng cao. Đáp ứng được nhu cầu
văn hóa tinh thần chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người
và xã hội. Điều này làm cho cuộc sống của con người ngày càng phát triển, tốt đẹp hơn.
Trên lĩnh vực đô thị, từ cuối thế kỉ XIX, đô thị Việt Nam từ hình cổ truyền với chức
năng trung tâm chính trị đã chuyển sang phát triển theo mô hình đô thị công – thương nghiệp chú
trọng chức năng kinh tế. các đô thị lớn dần hình thành một tầng lớp sản dân tộc; nhiều
ngành công nghiệp khác nhau ra đời (khai mỏ, chế biến nông lâm sản…). Các đô thị thị trấn
nhỏ cũng dần dần phát triển.
lOMoARcPSD|44862240
Về kiến trúc: xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây
với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam. Chẳng hạn, các tòa nhà của
Trường Đại học Đông Dương (nay Đại học Quốc gia Hà Nội), Bộ Ngoại giao, Viện Viễn
Đông Bác cổ (nay Bảo tàng lịch sử Nội)… đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam
quan, lầu hình bát giác… làm nổi bật tính dân tộc; đưa các mái hiên, mái che cửa sổ ra xa để
tránh nấng chiếu và mưa hắt…
Còn trên lĩnh vực giao thông, hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ
thống đường bộ đến các đồn điền, hầm mỏ, … Hệ thống đường thủy ngày càng phát triển, nhất là
tàu thuyền nay đã hiện đại hơn để chở nhiều hàng xuất khẩu theo đường biển; Hệ thống đường
sắt với những đường hầm xuyên núi, những cây cầu lớn ngày càng được kéo dài, ví dụ là cây cầu
sắt bắc qua sông Hồng mang tên Doumer, naycầu Long Biên.hệ thống đường hàng không
cũng đã phát triển khá phổ biến ở Việt Nam, nhiều hảng hàng không ra đời.
8) Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt Nam trên
phương diện văn hoá tinh thần.
Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt Nam trên phương diện văn hoá
tinh thần đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa Việt Nam. Cho đến bây giờ, người Việt Nam
đã không ngừng chọn lọc những tinh hoa văn hóa tốt đẹp của phương Tây, bổ sung vào nền văn
hóa truyền thống của dân tộc làm cho nó đẹp hơn, hiện đại hơn. Trong quá trình ngày càng phát
triển như hiện nay thì nhu cầu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của chúng ta ngày càng
cao.
Sau thời Trung Cổ nặng nề khiến cho sự giao lưu bị gián đoạn, sách Khâm định Việt sử
thông giám cương mục ghi nhận “vào năm Nguyên Hòa thứ 1 đời vua Trang Tông (1533)
một người Tây dương tên là I-nê-khu (= Ignatio) theo đường biển lẻn vào giảng đạo Gia Tô ở các
làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà (thuộc Nam Định cũ) “. Từ đó, các giáo Bồ Đào Nha
Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông. Ban đầu, do chưa quen thông thổ và không thạo ngôn ngữ
nên việc truyền giáo ít thu được kết quả. Dần dần công việc tiến triển ngày càng khá hơn. Theo
tài liệu của giáo hội thì đến năm 1593, Nghệ An đã đến 12 làng công giáo toàn tòng. Ki-tô
giáo đã mở đầu cho sự giao lưu giữa văn hoá Việt Nam với phương Tây.
Khi truyền giáo, các nhà truyền giáo người Tây Ban Nha, Ý, Pháp sang truyền giáo tại
Việt Nam gặp khó khăn đầu tiên là vấn đề ngôn ngữ. Vì thế, giáo sĩ Alexandre de Rhodes và một
số giáo khác đã dùng mẫu tự Latinh, bổ sung thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt. Đó
sở hình thành chữ Quốc ngữ. dễ học, dễ nhớ, chữ Quốc ngữ ngày càng được nhiều người
học đã góp phần rất lớn trong việc phổ cập giáo dục nâng cao dân trí cho người Việt
Nam.
lOMoARcPSD|44862240
Sự kiện thứ ba do việc thâm nhập của văn hóa phương Tây đưa lại sự ra đời của báo
chí. Việc này trước hết nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin cai trị của thực dân Pháp. Gia Định
báo tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ (số đầu ra ngày 15-1-1865). Sau Gia
Định báo, Sài Gòn Nội lần lượt xuất hiện nhiều tờ báo khác bằng chữ Quốc ngữ, chữ
Hán. Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thức tỉnh ý thức dân tộc và tăng
cường tính năng động của người Việt Nam.
Sự tiếp xúc với phương Tây đã nảy sinh trong lĩnh vực văn học thể loại tiểu thuyết hiện
đại, đây vốn cái VH truyền thống Việt Nam không có. Ngoài ra, sự tiếp xúc với phương
Tây còn ảnh hưởng đến lĩnh vực truyền thống lâu đời như thơ => sự bùng nổ của dòng thơ
mới.
Trong lĩnh vực nghệ thuật: hội hoạ điêu khắc: văn hóa Việt Nam đã thực sự chịu ảnh
hưởng tiếp nhận nền hội hoạ điêu khắc phương Tây: bút pháp tả thực, những thể loại tranh
sơn dầu, tranh bột màu,…;Nghệ thuật sân khấu: bút pháp tả thực của nghệ thuật phương Tây
thêm tính phân biệt ràng các thể loại bi, hài kịch đã xuất hiện trên sân khấu Việt Nam. Thể
loại kịch nói + nghệ thuật sân khấu cổ truyền dẫn đến sự ra đời của nghệ thuật cải lương. Nghệ
thuật âm nhạc: các thể loại Jazz – Disco – Pop – Rock,… đều trở nên quen thuộc và phổ biến với
giới trẻ Việt Nam. Các tác phẩm cổ điển của Môzart, Bethoven, Chopin,… cũng được người Việt
Nam tiếp nhận một cách trân trọng từ người thưởng thức đến người biểu diễn.
Thời trang thuần tuý trong văn hóa Việt Nam cho tới thời Pháp thuộc thường áo tứ
thân, yếm, guốc gỗ dành cho phụ nữ; khố, quần áo sớ, áo ngắn,… giày dành cho nam giới. Khi
phương Tây vào Việt Nam, thời trang của họ cũng bắt đầu hiện diện ở Việt Nam. Theo thời gian,
người Việt Nam tiếp nhận càng ngày càng mạnh mẽ từ quần Tây áo Veston, quần Jean, Jupe,
giày dép, v.v…Đây là bước ngoặt mở đầu cho quá trình phát triển thời trang ở Việt Nam.
Trong lĩnh vực giáo dục tưởng nước ta bị ảnh hưởng từ Pháp. Và mãi tới hôm nay, tuy hệ
thống giáo dục nước ta phần nào sự thay đổi về nhiều mặt: hình thức tổ chức, bằng cấp,
chương trình học, thi cử,… nhưng sâu xa vẫn bị ảnh hưởng hệ thống giáo dục Pháp. Việc thi cử ở
nước ta hầu như chỉ ba kỳ thi chính: Thi Hương, thi Hội thi Đình. Đến thời Pháp thuộc,
thời kỳ khởi đầu cho nền giáo dục hiện đại của Việt Nam, hệ thống giáo dục được bước sang một
hình thức mới. Hệ thống giáo dục mới cùng với sách vở phương Tây góp phần giúp người Việt
Nam mở rộng tầm mắt, tiếp xúc với các tưởng dân chủ sản, rồi sau tưởng Mácxít.
Vượt ra ngoài ý đồ của bọn thực dân, sự áp đặt thô bạo của chúng dẫn đến hậu quả khích lệ
tinh thần dân tộc, lòng yêu nước chống Pháp. Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng tìm hiểu, chắt
lọc cái hay của văn minh phương Tây để giải phóng dân tộc là Nguyễn Ái Quốc.
| 1/10

Preview text:

lOMoARcPSD|44862240

Ôn tập CSVH Việt Nam

1) Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái các nhân thần ở Việt Nam truyền thống.

Tín ngưỡng là hệ thống các niềm tin mà con người tin vào để giải thích thế giới và để mang lại sự bình an cho cá nhân và cộng đồng. Và trong tâm thức của người Việt Nam thì chúng ta có tín ngưỡng: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng bái con người. Trong đó tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và sùng bái nhân thần nằm trong tín ngưỡng sùng bái con người.

Đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên thì cơ sở hinh thàn thờ cúng tổ tiên đó là niềm tin. Niềm tin rằng chết là về với tổ tiên nơi chín suối, tin rằng tuy ở nơi chín suối, nhưng ông bà tổ tiên vẫn thường xuyên đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu. Xuất phát từ niềm tin đó Việt Nam mình mới có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Thờ cúng tổ tiên thực chất là cúng giỗ vào ngày mất; là hằng ngày thắp hương hàng ngày trên bàn thờ gia tiên; cúng đều đặn vào các ngày mồng Một, ngày Rằm; các dịp lễ tết và bất kì khi nào trong nhà có việc (dựng vợ gả chồng, sinh con, đi xa, thi cử,…). Các lễ vật thường có trong tục thờ cúng tổ tiên: hương hoa; trà rượu; đồ ăn; đồ mặc, đồ dùng, tiền (vàng mã). Trong đó: rượu có thể có hoặc không nhưng ly nước lã thì phải có vì nước là thứ quý nhất sau đất trong tâm thức của người dân vùng văn hoá nông nghiệp. Sau khi tàn hương, đồ, vàng mã đem đốt, chén rượu rót xuống đống tàn vàng => người chết sẽ nhận được đồ cúng. Hương khói bay lên trời, nước (rượu) hoà với lửa thấm xuống đất => sự hoà quyện LỬA NƯỚC (âm dương) và TRỜI ĐẤT NƯỚC (tam tài) mang tính chất triết lí sâu sắc.

Bên cạnh việc thờ cúng tổ tiên thì người Việt Nam mình còn sùng bái các nhân thần.

Nhân thần ở đây cúng ta sẽ thấy từ trong gia đình ra tới ngoài làng và trên phạm vi đất nước. Trong gia đình thì có sùng bái Thổ Công là vị thần trông coi gia cư, định đoạt phúc họa cho gia đình. Và thờ cúng Thổ Công cũng có hương hoa trà rượu như thờ cúng tổ tiên. Để không làm mất lòng ai, người Việt Nam xếp cho tổ tiên ngự tại bàn thờ tôn kính nhất ở gian giữa, Thổ Công ở gian bên trái (theo Ngũ hành thì bên trái – phương Đông là nơi quan trọng thứ hai sau trung tâm). Trong phạm vi thôn xã, quan trọng nhất là việc thờ thần làng (Thành Hoàng). Thành Hoàng là vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng. Trong phạm vi đất nước chúng ta có thờ vua hùng. Người Việt Nam còn có một tín ngưỡng đặc biệt là tục thờ Tứ bất tử: Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Liễu Hạnh.

Trải qua bao thăng trầm trong lịch sử, nền văn hóa Việt đã chứng kiến bao sự đổi thay mạnh mẽ trong quá trình giao lưu và tiếp nhận các nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng từ bên ngoài. Nhưng trong quá trình “ nội sinh hóa các yếu tố ngoại sinh” ấy, người dân Việt Nam vẫn gìn giữ được những nét văn hóa độc đáo, riêng có, điển hình chính là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của dân tộc. Có thể nói, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, dù đó không phải là điều bắt buộc song đó lại là thứ “luật bất thành vǎn” của người Việt tồn tại qua bao thế hệ.

Thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của người dân Việt.

2) Đặc điểm của phong tục hôn nhân cổ truyền ở Việt Nam.

Phong tục là những thói quen ăn sâu vào đời sống xã hội từ lâu đời, được đại đa số mọi người thừa nhận và làm theo (phong: gió, tục: thói quen; phong tục: thói quen lan rộng). Phong tục có trong mọi mặt đời sống, ở đây tập trung xem xét ba nhóm chủ yếu: phong tục hôn nhân, tang ma, lễ Tết và lễ Hội. Trong đó phong tục Hôn nhân là 1 trong 3 phong tục quan trọng nhất.

Trước hết là QUYỀN LỢI CỦA GIA TỘC. Hôn nhân tuy là của hai người nhưng lại kéo theo việc xác lập quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy, điều kiện cần làm đầu tiên chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể, mà là lựa chọn một dòng họ, một gia đình xem cửa nhà hai bên có tương xứng không, có môn đăng hộ đối không. Hôn nhân là công cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển nguồn nhân lực.

Hôn nhân còn phải đáp ứng các QUYỀN LỢI CỦA LÀNG XÃ. Mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định của làng xã. Nhằm tạo nên sự ổn định cho làng xã, người Việt đã hình thành quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng: Ruộng đầu chợ, vợ giữa làng; Ruộng giữa đồng, chồng giữa làng; Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn… 3 phương diện mà hôn nhân xưa đặc biệt chú trọng: Phương diện hành chính, Phương diện tâm lí, Phương diện kinh tế.

Về NHU CẦU RIÊNG TƯ. Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái xét một cách trừu tượng bằng việc hỏi tuổi xem đôi trai gái có hợp tuổi nhau hay không, nếu xung khắc thì thôi. Để cho quan hệ vợ chồng được bền vững, khi cưới, đôi vợ chồng trẻ thời Hùng Vương có tục trao cho nhau nắm đất và gói muối: nắm đất tượng trưng cho lời nguyền gắn bó với đất đai – làng xóm; gói muối là lời chúc cho tình nghĩa giữa hai người mặn mà thủy chung. Quan hệ mẹ chồng – nàng dâu cũng rất được chú ý. Mẹ chồng, nàng dâu vốn hay mâu thuẫn vì những chuyện không đâu, đây cũng là do cả hai đều cảm thấy tình cảm của người con – người chồng đã không dành trọn cho mình.

 Phong tục hôn nhân xưa

+Ngoài sự đồng ý của cả hai gia đình thì điều kiện tiên quyết còn lại là căn cứ vào hoàn cảnh của cả hai nhà. Cả hai gia đình cần phải có sự phù hợp về địa vị, kinh tế thì cô dâu, chú rể mới được chúc phúc.

+Hôn nhân ngày xưa rất xem trọng lễ cưới, nó mang ý nghĩa hơn cả giấy chứng nhận kết hôn. Bởi đây là dịp báo hỷ, chia vui cùng hai gia đình.

- Các nghi thức cưới hỏi xưa:

+ Lễ nạp thái: sau khi nghị hôn, nhà trai mang sang nhà gái một cặp “nhạn” để tỏ ý đã kén chọn ở nơi ấy.

+ Lễ vấn danh: là lễ do nhà trai sai người làm mối đến hỏi tên tuổi và ngày sinh tháng Đẻ của người con gái.

+ Lễ nạp cát: lễ báo cho nhà gái biết rằng đã xem bói được quẻ tốt, nam nữ hợp tuổi nhau thì lấy được nhau, nếu tuổi xung khắc thì thôi, quan niệm thoáng hơn người ta tìm cách hóa giải.

+ Lễ nạp tệ (hay nạp trưng): là lễ nạp đồ sính lễ cho nhà gái, tang chứng cho sự hứa hôn chắc chắn.

+ Lễ thỉnh kỳ: là lễ xin định ngày giờ làm rước dâu tức lễ cưới.

+ Lễ thân nghinh (tức lễ rước dâu hay lễ cưới): đúng ngày giờ đã định, họ nhà trai mang lễ đến để rước dâu về.  Phong tục hôn nhân ngày nay - Ý Nghĩa về lễ cưới ngày nay:

+ Cùng với xu hướng hiện đại hoá và hội nhập với thế giới, những quan niệm cùng dần thay đổi. Việc tiến đến hôn nhân không chỉ là sự đồng ý của hai gia đình mà điều quan trọng là sự tìm hiểu, hoà hợp và quyết định của cô dâu, chú rể.

+ Cả hai cần phải đăng ký kết hôn và ý nghĩa về lễ cưới dù thay đổi nhưng vẫn giữ bản sắc như ngày xưa. Vẫn là chung vui của bạn bè, người thân chúc phúc cho đôi bạn tiến đến hạnh phúc trăm năm.

- Các nghi thức cưới hỏi ngày nay:

  1. Lễ dạm ngõ

Đây là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình, nhằm chính thức hóa mối quan hệ hai bên gia đình, lễ vật thường là trầu cau.

  1. Lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi ( lễ đính hôn ), lễ này nhằm thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, trong lễ ăn hỏi nhà trai đem lễ vật đến nhà gái.

  1. Lễ cưới

Đây là mà hai bên chính thức trở thành người một nhà, có rất nhiều nghi lễ trong ngày này. Tiệc cưới là phần không thể thiếu ở bất kì đám cưới nào.

3) Đặc điểm của văn hoá giao tiếp Việt Nam.

Giao tiếp là tiếp xúc tâm lý có tính đa chiều và đồng chủ thể giữa người với người được quy định bởi các yếu tố văn hóa, xã hội và đặc trưng tâm lý cá nhân. Xét tổng thể, người Việt có 6 đặc điểm trong giao tiếp sau:

Xét về THÁI ĐỘ GIAO TIẾP: Người Việt Nam vừa thích giao tiếp, vừa rất rụt rè

  • Thích giao tiếp: bắt nguồn tính cộng đồng -> người Việt đặc biệt coi trọng giao tiếp và rất thích giao tiếp. Biểu hiện: thích thăm viếng, hiếu khách.
  • Rất rụt rè: bắt nguồn tính tự trị -> người Việt rất rụt rè khi ra ngoài cộng đồng, đứng trước người lạ. Biểu hiện: không mạnh dạn trong giao tiếp, ngại bày tỏ chính kiến,…

=> Hai tính cách này tưởng như trái ngược nhưng là 2 mặt của một bản chất, là biểu hiện cho cách ứng xử linh hoạt của người Việt Nam.

Xét về QUAN HỆ GIAO TIẾP:

Người Việt lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.

-> Người Việt sống có lí có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn.

-> Khi cần cân nhắc giữa lí và tình thì tình được đặt cao hơn lí. Người Việt coi trọng tình cảm hơn mọi thứ ở đời.

=> Nói một cách khái quát, trong cuộc sống, người Việt sống có lí có tình nhưng thiên về tình hơn

Với ĐỐI TƯỢNG GIAO TIẾP: Người Việt có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá…

  • Người Việt có thói quen ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá về: tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trìnhđộ học vấn… của đối tượng giao tiếp. -> Đây là sản phẩm của tính cộng đồng.
  • Do đặc thù ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội, người Việt cần tìm hiểu để có cách xưng hô thích hợp và lựa chọn đối tượng giao tiếp phù hợp hơn.

. Dưới góc độ CHỦ THỂ GIAO TIẾP: Người Việt rất trọng danh dự

  • Danh dự gắn với năng lực giao tiếp: Lời hay nói ra tạo thành tiếng tăm, được lưu truyền,...
  • Vì quá coi trọng danh dự nên người Việt mắc bệnh sĩ diện và sợ dư luận, tin đồn.

Về CÁCH THỨC GIAO TIẾP:

Người Việt ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận

  • Tính tế nhị khiến người Việt có thói quen giao tiếp "vòng vo tam quốc", không đi trực tiếp vào vấn đề.

-> Thói quen đắn đo, cân nhắc kĩ khi nói năng, ứng xử “Ăn có nhai, nói có nghĩ”

-> Thiếu tính quyết đoán, giữ hòa thuận, không muốn mất lòng ai,… - > Luôn chủ trương nhường nhịn: “Một sự nhịn chín sự lành”.

. Hệ thống NGHI THỨC LỜI NÓI: Rất phong phú

  • Có tính thân mật hoá (coi cộng đồng như họ hàng);
  • Có tính cộng đồng hoá cao (không có từ xưng hô chung mà phụ thuộc vào địa vị, tuổi tác,…); - Thể hiện tính tôn ti kỹ lưỡng (gọi mình khiêm nhường gọi đối tượng thì tôn kính).
  • Nghi thức trong các cách nói lịch sự của người Việt Nam cũng rất phong phú: mỗi trường hợp khác nhau lại có một cách nói khác nhau (Cảm ơn, xin lỗi, khen, …).

=> Với 6 đặc điểm của văn hóa giao tiếp như trên càng khẳng định rõ hơn nguồn gốc và đặc trưng văn hóa của người Việt Nam.

4) Quan niệm về ăn và dấu ấn nông nghiệp trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt Nam.

Để duy trì sự sống thì ăn uống luôn là việc quan trọng nhất: Có thực mới vực được đạo; việc ăn quan trọng đến mức trời cũng không xâm phạm được Trời đánh tránh bữa ăn,…

  • Việc ăn không đơn giản từ khi sinh ra chúng ta đã phải“học ăn, học nói, học gói, học mở” với mỗi việc ăn đã phải học khi là trẻ nhỏ và mọi hành động đều lấy ăn đứng đầu: ăn mặc, ăn uống, “ăn coi nồi ngồi coi hướng”,…

Ăn uống là văn hóa – văn hóa tận dụng môi trường tự nhiên.

Cơ cấu bữa ăn

  • Cơ cấu bữa ăn của người Việt rất khác với người phương Tây.
  • Cơ cấu bữa ăn của người Việt bộc lộ dấu ấn của truyền thống văn hóa nông nghiệp lúa nước.

Bữa ăn người Việt thiên về thực vật:

Đầu tiên là lúa gạo

-> Lúa gạo không chỉ là biểu tượng của vùng văn hóa nông nghiệp mà còn là lương thực, là vật chất, là sự sống hàng ngày của chúng ta.

-> Hạt gạo rất được đề cao. “Ai ơi bưng bát cơm đầy, dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần” hay “Người sống vì gạo, cá bạo vì nước” Sau lúa gạo là rau quả

Nằm ở một trong những trung tâm trồng trọt nên Việt Nam có cả danh mục rau quả phong phú “mùa nào thức nấy”.

-> Rau quả cũng là lương thực chủ yếu của ta.

-> Rau quả cũng là kí ức, là nỗi nhớ của người xa quê: “Anh đi anh nhớ quê nhà,...”.

Ngoài ra, các loại gia vị như hành, gừng, ớt tỏi, các loại rau mùi như rau răm, rau húng cũng là những loại rau không thể thiếu tạo nên nét đặc trưng trong bữa ăn của người Việt

  • Với địa hình giáp biển và nhiều sông ngòi, kênh rạch nên Việt Nam có nguồn thủy hải sản rất lớn.
  • Từ các loài thủy sản, người Việt đã chế tạo ra loại đồ chấm đặc biệt: nước mắm và các loại mắm.
  • Thịt là yếu tố nằm ở vị trí cuối cùng trong cơ cấu bữa ăn Việt Nam. Các loại thịt phổ biến như thịt gà, thịt vịt, thịt heo, thịt trâu,... được xem là đặc sản của người bình dân

Đồ uống - hút truyền thống - Cau trầu, thuốc lào, rượu gạo, nước chè, ... là những sản phẩm cổ truyền của nghề trồng trọt ở Đông Nam Á.

Tục ăn trầu cau là phong tục lâu đời của người Việt “Miếng trầu là đầu câu chuyện” Nếu phụ nữ xưa có thú vui là ăn trầu cau thì đối với nam giới thuốc Lào.

Là một đặc sản của vùng Đông Nam Á, rượu được nấu ra từ nếp. Mỗi vùng miền trên đất nước có những loại nổi tiếng như rượu bàu đá ở Bình Định, rượu nếp Long An ...

Chè được sử dụng như một loại nước để trị bệnh. Ngày nay, người Việt thường uống trà tươi ướp khô với các loại hoa, như hoa nhài, hoa cúc, hoa sen,…

Như vậy, cơ cấu bữa ăn cơm - rau - cá đã thể hiện rõ nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam, đó là dấu ấn truyền thống của văn hóa nông nghiệp lúa nước. Theo từng vùng miền mà món ăn đặc trưng cũng khác nhau, tạo nên bản sắc văn hóa từng vùng khác nhau.

5) Đặc điểm của việc đi lại ở Việt Nam truyền thống.

Phương Tây là nơi của các nền văn hóa gốc du mục, họ thích đi đây đi đó lối sống thích di chuyển, trọng động, hướng ngoại cho nên giao thông họ rất phát triển. Còn Việt Nam là một quốc gia tiêu biểu cho loại hình văn hóa gốc nông nghiệp. Không thích di chuyển, thích ổn định cuộc sống, trọng tĩnh, hướng nội bởi thế giao thông nước ta kém phát triển. Và nói tới giao thông truyền thống nước ta thì chỉ có 2 con đường đó là đường bộ và đường thủy.

Ở xã hội Việt Nam cổ truyền, do bản chất nông nghiệp sống định cư cho nên con người ít có nhu cầu di chuyển; có đi thì đi gần nhiều hơn đi xa. Hoạt động đi lại chủ yếu của người nông nghiệp Việt Nam là đi gần – từ nhà ra đồng, từ nhà lên nương. Nhiều cụ già nông thôn suốt đời không hề bước chân ra khỏi làng mình, mặc dù đô thị chỉ cách đó vài cây số. Vì vậy dễ hiểu là tại sao ở Việt Nam trước đây, giao thông, nhất là giao thông đường bộ, thuộc loại lĩnh vật rất kém phát triển: Đến thế kỉ XIX mới chỉ có những con đường nhỏ, phương tiện đi lại và vận chuyển, ngoài sứt trâu, ngựa, voi, thì phổ biến là đôi chân; quan lại thì di chuyển bằng cáng, kiệu. Thời Nguyễn mới tổ chức được hệ thống ngựa trạm; công văn chuyển từ Huế vào Gia Định đi mất 4 ngày. Ở các đô thị phổ biến loại xe tay do người kéo, sau này kết hợp với xe đạp để thành cái xích-lô được dùng phổ biến đến tận bây giờ.

Việt Nam là vùng sông nước, nơi đây có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt và bờ biển rất dài. Phương tiện giao thông và chuyên chở trên sông nước ở Việt Nam hết sức phong phú: thuyền, ghe, xuồng, bè, mảng, phà, tàu, Thuyền, ghe có rất nhiều loại. Chúng được xem là có linh hồn như con người. Việt Nam có tục vẽ mắt thuyền. Người ta tin rằng con mắt ấy sẽ giúp cho thuyền tránh khỏi bị thủy quái làm hại. Giúp cho ngư phủ tìm được nơi nhiều cá. Giúp cho bạn hàng tìm được bến bờ nhiều tài lộc… Sông ngòi phong phú tuy thuận tiện cho giao thông đường thủy những lại gây khó khăn cho giao thông đường bộ. Có lẽ chính vì vậy mà Việt Nam là một trong những nước biết làm cầu di động bằng tre gỗ (cầu phao) hoặc thuyền ghép lại (cầu thuyền) sớm nhất thế giới.

Ngày nay với sự tiến bộ của xã hội, hệ thống giao thông đường bộ hoàn thiện hơn, việc đi lại trở nên nhanh chóng và tiết kiệm thời gian hơn; các phương tiện như xe máy, buýt, ô tô,… lần lượt ra đời. Bên cạnh đó, đường thủy cũng phát triển mạnh. Ngoài đường bộ, đường thủy, Việt Nam còn có các phương tiện hiện đại là đường sắt, đường hàng không giúp cho việc mở rộng thông thương, giao lưu kinh tế - thương mại – du lịch với các vùng miền trong nước, khu vực và thế giới.

Giao thông thời xưa khác hẳn với nay rất nhiều và trong tương lai nó sẽ trở nên khác biệt rất nhiều nữa. chúng ta cũng cần lưu ý là mặc cho giao thông phát triển đến mức nào đi nữa thì văn hóa giao thông cũng là một điều quan trọng cần được duy trì và phát triển văn minh trong mọi thời đại.

6) Đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam.

Đạo Phật hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ VI trCN; người sáng lập là thái tử

Sidharta (Tất-đạt-đa) họ là Gotama (Cồ-đàm). Theo đường biển, các nhà sư Ấn Độ đã đến Việt Nam ngay từ đầu Công nguyên. Luy Lâu, trị sở quận Giao Chỉ, đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng. Thế kỉ IV – V có thêm luồng Phật giáo Đại Thừa Bắc Tông từ Trung Hoa tràn vào, lấn át và thay thế luồng Nam Tông du nhập trước đó. Ba tông phái Phật giáo từ Trung Hoa truyền vào là: Thiền tông, Tịnh Độ tông và Mật tông.

Phật giáo Việt Nam tổng hợp các tông phái với nhau. Ở Việt Nam, không có tông phái Phật giáo nào thuần khiết. Phật giáo Việt Nam cũng tổng hợp các con đường giải thoát bằng tự lực và tha lực, phối hợp Thiền tông và Tịnh độ tông. Chùa phía Bắc là một Phật điện vô cùng phong phú với mấy chục pho tượng Phật, Bồ Tát, La Hán của các tông phái khác nhau. Phật giáo Việt Nam tổng hợp chặt chẽ với các tôn giáo khác: Phật với Nho, với Đạo. Phật giáo Việt Nam kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là tôn giáo xuất thế, nhưng vào Việt Nam, Phật giáo trở nên rất nhập thế: các cao tăng được nhà nước mời tham chính, cố vấn trong những việc hệ trọng; Phật tử hăng hái tham gia các hoạt động xã hội, phong trào đấu tranh,…

Các vị Phật Ấn Độ xuất thân vốn là đàn ông sang Việt Nam biến thành Phật Ông- Phật

Bà: Bồ tát Quán Thế Âm đã được biến thành Phật Bà Quan Âm với nghìn mắt nghìn tay; Một số vùng, Phật tổ Thích Ca cũng được coi là phụ nữ (Tày, Nùng); Người Việt Nam cũng tạo ra những Phật Bà riêng.

Ngay từ đầu, người Việt Nam đã tạo ra một lịch sử Phật giáo cho riêng mình: Nàng Man, cô gái làng Dâu Bắc Ninh, một trong những đệ tử đầu tiên của Phật giáo, trở thành Phật Mẫu,… Vốn có đầu óc thiết thực, người Việt Nam coi trọng việc sống phúc đức, trung thực hơn là đi chùa: Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa,.. Coi trọng truyền thống thờ cha mẹ hơn là thờ Phật: Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là chân tu,… Đồng nhất cha mẹ, ông bà với Phật. Vào Việt Nam, Phật được đồng nhất với những vị thần trong tín ngưỡng truyền thống (có khả năng cứu giúp mọi người thoát khỏi mọi tai họa). Tượng Phật Việt Nam mang dáng dấp hiền hòa với những tên gọi rất dân gian: ông Nhịn ăn mà mặc, ông Nhịn mặc mà ăn, ông Bụt Ốc,.. Trên đầu Phật Bà chùa Hương còn lấp ló lọn tóc đuôi gà của phụ nữ Việt; Chùa Việt Nam được thiết kế theo phong cách ngôi nhà cổ truyền với hình thức mái cong, có 3 gian hai chái, năm gian hai chái. Chùa Một Cột như một lễ vật dâng lên Phật Bà với hình bông sen thanh thoát ở trên và trụ đá tròn trong hồ vuông ở dưới biểu hiện ước vọng phồn thực; Cùng với mái đình, ngôi chùa trở thành công trình công cộng quan trọng thứ hai ở mỗi làng: con người có thể ghé chùa xin nghỉ tạm, xin ăn,…

Sự cải biến linh hoạt trên cơ sở tổng hợp đạo Phật với đạo ông bà đã tạo nên Phật giáo Hòa Hảo. Phật giáo Hòa Hảo lấy pháp môn Tịnh Độ làm căn bản rồi kết hợp với đạo của dân tộc thờ ông bà tổ tiên mà đề ra thuyết tứ ân (ơn): Ơn tổ tiên cha mẹ, Ơn đất nước, Ơn tam bảo, Ơn đồng bào và nhân loại.

7) Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt Nam trên phương diện văn hoá vật chất.

Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt Nam trên phương diện văn hoá vật chất đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa Việt Nam, đồng thời góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, hiện đại. Cho đến bây giờ, người Việt Nam đã không ngừng chọn lọc những tinh hoa văn hóa tốt đẹp của phương Tây, bổ sung vào nền văn hóa truyền thống của dân tộc làm cho nó đẹp hơn, hiện đại hơn. Trong quá trình ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của chúng ta ngày càng cao. Đáp ứng được nhu cầu văn hóa tinh thần chính là đảm bảo sự phát triển ngày càng nhiều của cải vật chất cho con người và xã hội. Điều này làm cho cuộc sống của con người ngày càng phát triển, tốt đẹp hơn.

Trên lĩnh vực đô thị, từ cuối thế kỉ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm chính trị đã chuyển sang phát triển theo mô hình đô thị công – thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế. Ở các đô thị lớn dần hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc; nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời (khai mỏ, chế biến nông lâm sản…). Các đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển.

Về kiến trúc: xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam. Chẳng hạn, các tòa nhà của Trường Đại học Đông Dương (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), Bộ Ngoại giao, Viện Viễn Đông Bác cổ (nay là Bảo tàng lịch sử Hà Nội)… đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác… làm nổi bật tính dân tộc; đưa các mái hiên, mái che cửa sổ ra xa để tránh nấng chiếu và mưa hắt…

Còn trên lĩnh vực giao thông, hàng chục vạn dân đinh đã được huy động xây dựng hệ thống đường bộ đến các đồn điền, hầm mỏ, … Hệ thống đường thủy ngày càng phát triển, nhất là tàu thuyền nay đã hiện đại hơn để chở nhiều hàng xuất khẩu theo đường biển; Hệ thống đường sắt với những đường hầm xuyên núi, những cây cầu lớn ngày càng được kéo dài, ví dụ là cây cầu sắt bắc qua sông Hồng mang tên Doumer, nay là cầu Long Biên. Và hệ thống đường hàng không cũng đã phát triển khá phổ biến ở Việt Nam, nhiều hảng hàng không ra đời.

8) Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt Nam trên phương diện văn hoá tinh thần.

Ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với văn hoá Việt Nam trên phương diện văn hoá tinh thần đã làm phong phú, đa dạng thêm văn hóa Việt Nam. Cho đến bây giờ, người Việt Nam đã không ngừng chọn lọc những tinh hoa văn hóa tốt đẹp của phương Tây, bổ sung vào nền văn hóa truyền thống của dân tộc làm cho nó đẹp hơn, hiện đại hơn. Trong quá trình ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu về văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của chúng ta ngày càng cao.

Sau thời Trung Cổ nặng nề khiến cho sự giao lưu bị gián đoạn, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi nhận “vào năm Nguyên Hòa thứ 1 đời vua Lê Trang Tông (1533) có một người Tây dương tên là I-nê-khu (= Ignatio) theo đường biển lẻn vào giảng đạo Gia Tô ở các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Vũ (thuộc Nam Định cũ) “. Từ đó, các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông. Ban đầu, do chưa quen thông thổ và không thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo ít thu được kết quả. Dần dần công việc tiến triển ngày càng khá hơn. Theo tài liệu của giáo hội thì đến năm 1593, ở Nghệ An đã có đến 12 làng công giáo toàn tòng. Ki-tô giáo đã mở đầu cho sự giao lưu giữa văn hoá Việt Nam với phương Tây.

Khi truyền giáo, các nhà truyền giáo người Tây Ban Nha, Ý, Pháp sang truyền giáo tại Việt Nam gặp khó khăn đầu tiên là vấn đề ngôn ngữ. Vì thế, giáo sĩ Alexandre de Rhodes và một số giáo sĩ khác đã dùng mẫu tự Latinh, có bổ sung thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt. Đó là Cơ sở hình thành chữ Quốc ngữ. Vì dễ học, dễ nhớ, chữ Quốc ngữ ngày càng được nhiều người học và nó đã góp phần rất lớn trong việc phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí cho người Việt Nam.

Sự kiện thứ ba do việc thâm nhập của văn hóa phương Tây đưa lại là sự ra đời của báo chí. Việc này trước hết nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin cai trị của thực dân Pháp. Gia Định báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ (số đầu ra ngày 15-1-1865). Sau Gia Định báo, ở Sài Gòn và Hà Nội lần lượt xuất hiện nhiều tờ báo khác bằng chữ Quốc ngữ, chữ Hán. Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thức tỉnh ý thức dân tộc và tăng cường tính năng động của người Việt Nam.

Sự tiếp xúc với phương Tây đã nảy sinh trong lĩnh vực văn học thể loại tiểu thuyết hiện đại, đây vốn là cái mà VH truyền thống Việt Nam không có. Ngoài ra, sự tiếp xúc với phương Tây còn ảnh hưởng đến lĩnh vực có truyền thống lâu đời như thơ => sự bùng nổ của dòng thơ mới.

Trong lĩnh vực nghệ thuật: hội hoạ – điêu khắc: văn hóa Việt Nam đã thực sự chịu ảnh hưởng và tiếp nhận nền hội hoạ – điêu khắc phương Tây: bút pháp tả thực, những thể loại tranh sơn dầu, tranh bột màu,…;Nghệ thuật sân khấu: bút pháp tả thực của nghệ thuật phương Tây thêm tính phân biệt rõ ràng các thể loại bi, hài kịch đã xuất hiện trên sân khấu Việt Nam. Thể loại kịch nói + nghệ thuật sân khấu cổ truyền dẫn đến sự ra đời của nghệ thuật cải lương. Nghệ thuật âm nhạc: các thể loại Jazz – Disco – Pop – Rock,… đều trở nên quen thuộc và phổ biến với giới trẻ Việt Nam. Các tác phẩm cổ điển của Môzart, Bethoven, Chopin,… cũng được người Việt Nam tiếp nhận một cách trân trọng từ người thưởng thức đến người biểu diễn.

Thời trang thuần tuý trong văn hóa Việt Nam cho tới thời Pháp thuộc thường là áo tứ thân, yếm, guốc gỗ dành cho phụ nữ; khố, quần áo sớ, áo ngắn,… giày dành cho nam giới. Khi phương Tây vào Việt Nam, thời trang của họ cũng bắt đầu hiện diện ở Việt Nam. Theo thời gian, người Việt Nam tiếp nhận càng ngày càng mạnh mẽ từ quần Tây áo Veston, quần Jean, Jupe, giày dép, v.v…Đây là bước ngoặt mở đầu cho quá trình phát triển thời trang ở Việt Nam.

Trong lĩnh vực giáo dục và tư tưởng nước ta bị ảnh hưởng từ Pháp. Và mãi tới hôm nay, tuy hệ thống giáo dục nước ta phần nào có sự thay đổi về nhiều mặt: hình thức tổ chức, bằng cấp, chương trình học, thi cử,… nhưng sâu xa vẫn bị ảnh hưởng hệ thống giáo dục Pháp. Việc thi cử ở nước ta hầu như chỉ có ba kỳ thi chính: Thi Hương, thi Hội và thi Đình. Đến thời Pháp thuộc, thời kỳ khởi đầu cho nền giáo dục hiện đại của Việt Nam, hệ thống giáo dục được bước sang một hình thức mới. Hệ thống giáo dục mới cùng với sách vở phương Tây góp phần giúp người Việt Nam mở rộng tầm mắt, tiếp xúc với các tư tưởng dân chủ tư sản, rồi sau là tư tưởng Mácxít. Vượt ra ngoài ý đồ của bọn thực dân, sự áp đặt thô bạo của chúng dẫn đến hậu quả là khích lệ tinh thần dân tộc, lòng yêu nước chống Pháp. Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng tìm hiểu, chắt lọc cái hay của văn minh phương Tây để giải phóng dân tộc là Nguyễn Ái Quốc.