Ôn tập giữa kỳ - Lịch Sử Đảng Cộng Sản Việt Nam | Đại học Tôn Đức Thắng
Chủ trương và sách lược Đảng trong việc đối phó với các thế lực đế quốc sauCMT8 nhằm mục đích: Tránh tình thế cùng một lúc đương đầu với nhiều kẻthù, tranh thủ thời gian cho cuộc kháng chiến. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐT121)
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
CHƯƠNG 2
I. Chống Pháp xâm lược (1945-1954)
Nhà nước VN dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước công nông đầu tiên ở ĐNA. Sau CMT8 (1945):
● Tình hình KT của VN: CN bị đình đốn, NN ruộng đất bị bỏ hoang (bởi nạn đói năm 1945).
● Tình hình CT của VN: ngân khố nhà nước trống rỗng
○ → CP đã khắc phục tình trạng này do nhân dân ta hưởng ứng phong trào
“Tuần lễ vàng” (17-24/09/1945): người dân tình nguyện đem vàng để
hỗ trợ TC nước nhà được 370kg vàng, 60 triệu đồng từ quỹ độc lập, 40
triệu đồng trong quỹ đảm phụ quốc phòng.
● Đối ngoại: chưa có quốc gia nào ủng hộ lập trường độc lập và công nhận địa vị
pháp lý về mặt nhà nước của VN.
● Bp giải quyết nạn đói CP đề ra:
○ Bãi bỏ thuế thân và các thứ thuế vô lý;
○ TH chính sách giảm tô 25%;
○ TH “Hũ gạo tiết kiệm”, “ngày đồng tâm”.
● Và phong trào xóa nạn đói là “Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm”.
● Phong trào giải quyết và chống nạn mù chữ: “Bình dân học vụ”.
Kẻ thù dọn đường cho Pháp quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ 2 là quân Anh ● Đánh vào Nam Bộ
● Các nước có mặt ở VN: Tình thế “Ngàn cân treo sợi tóc” ○ Ở MN có Anh, Pháp;
○ Ở MB có Nhật, Tưởng;
○ Bọn nội phản: Việt Quốc, Việt Cách.
● Kẻ thù chính: Pháp (Ban chấp hành TW Đảng ra Chỉ thị kháng chiến kiến
quốc -25/11/1945: xây dựng và bảo vệ chính quyền 1945-1946)
Cuộc bầu cử Quốc Hội đầu tiên ở nước ta (06/01/1946) ● Khó khăn:
○ KT kiệt quệ và nạn đói hoành hành;
○ Hơn 90% dân số không biết chữ;
○ Các thế lực đế quốc, phản động bao vây, chống phá. (Không còn chế độ
PK vì đã chấm dứt 30/08/1945 - Vị hoàng đế cuối cùng Bảo Đại)
● Ban chấp hành TW Đảng ra Chỉ thị kháng chiến kiến quốc - 25/11/1945: xây
dựng và bảo vệ chính quyền 1945-1946)
○ Chiến lược : “Dân tộc trên hết , Tổ quốc trên hết”
○ Ngoại giao: Hoa -Việt thân thiện. Trên nguyên tắc: Thêm bạn bớt thù
tranh đương đầu nhiều kẻ thù cùng lúc
● Chủ trương và sách lược Đảng trong việc đối phó với các thế lực đế quốc sau
CMT8 nhằm mục đích: Tránh tình thế cùng một lúc đương đầu với nhiều kẻ
thù, tranh thủ thời gian cho cuộc kháng chiến.
○ Và kẻ thù đầu tiên Đảng ta lựa chọn hòa hoãn là: Tưởng (MB) và bọn
tay sai, chúng ta đã nhân nhượng một số quyền lợi về kinh tế và chính trị
(Chấp nhận tiêu tiền TQ là Quan Kim và Quốc tệ, cung cấp lương thực
cho quân Tưởng). → nhân nhượng có nguyên tắc.
○ Và hòa hoãn với Tưởng vào 9/1945 → 3/1946
● Thành tựu trong việc xây dựng và củng cố chính quyền CM sau 1945:
○ Xây dựng và ptr các lực lượng vũ trang nhân dân;
○ Tổ chức tổng tuyển cử và ban hành Hiến Pháp;
○ Củng cố và mở rộng mặt trận Việt Minh.
● Để gạt mũi nhọn tiến công của kẻ thù Đảng ta đã tuyên bố: Tự giải tán, rút vào
hoạt động bí mật, lập Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin ở Đông Dương.
● Sau khi kí hiệp ước Hoa-Pháp vào 28/2/1946, Đảng ta đã có giải pháp:
Thương lượng và hòa hoãn với Pháp để đuổi 20 vạn Tưởng về nước. (Pháp và
VN ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946)
Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946 quy định những điều sau đây:
● Người đại diện kí là Hồ Chí Minh
● Nội dung đầu tiên: Pháp công nhận VN Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự
do, có chính phủ, nghị viện, quân đội và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
● Thỏa thuận: Chấp nhận pháp đưa quân ra Bắc thay thế quân Tưởng, đóng ở
những nơi quy định, sau 5 năm rút về nước.
● Chứng tỏ: Đường lối chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng
● Vì sao VN ký Hiệp định sơ bộ ngày 6/3/1946: Lực lượng còn non yếu so với
Pháp, tránh đụng độ nhiều kẻ thù.
● Trưởng đoàn đại biểu VN tham dự cuộc đàm phán tại Phôngtennơblô (Tháng
5→9/1946) là ông Phạm Văn Đồng. → Thất bại vì Pháp muốn tái chiếm VN,
không có thiện chí đàm phán.
Đối với 2 kẻ thù Tưởng và Pháp, Đảng và Bác đã thực hiện nhiều chủ trương, biện
pháp. Chủ trương được xem là đau đớn nhất để cứu vãn tình hình: Đảng cộng sản
Đông dương tuyên bố giải tán, sự thật là rút vào bí mật.
● Tạm ước 14/09/1946, VN nhân nhượng cho Pháp một số vấn đề: Một số quyền
lợi về kinh tế và văn hóa.
● Hòa hoãn với Pháp vào 3/1946→12/1946 (cho đến khi Toàn quốc kháng chiến 12/12/1946)
Cuộc họp TW Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược là: Cuộc họp ban thường vụ TW Đảng mở rộng (18→19/12/1946)
● VN phải phát động cuộc kháng chiến trên toàn quốc vì Pháp bội ước.
● Cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ 19/12/1946 vì sự nhân nhượng đã
đến giới hạn, dân tộc ta không thể lùi thêm được nữa, không còn sự lựa chọn nào.
● Cương lĩnh kháng chiến của Đảng ta:
○ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (HCM);
○ Chỉ thị toàn dân kháng chiến (TW Đảng);
○ Tác phẩm kháng chiến nhất định thắng lợi 1947;
● Phương châm chiến lược: Toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức
mình là chính. Thể hiện trên tất cả các lĩnh vực :quân sự, chính trị, ngoại giao,
kinh tế, tư tưởng và văn hóa
● Chúng ta có 2 thắng lợi:
○ Việt Bắc-Thu Đông 1947 (kẻ thù chủ động tấn công ta)
○ Biên giới Thu Đông 1950 ta chủ động giành thắng lợi
Trong kháng chiến chống Pháp vào tháng 6/1950, lần đầu tiên TW Đảng quyết
định mở chiến dịch tiến công có quy mô lớn, đó là chiến dịch Biên giới. Lần đầu
tiên chủ động đánh Pháp trên chiến trường. Giải phóng được đường biên giới dài
750km từ Cao Bằng đến Lạng Sơn.
● VN đặt qhe ngoại giao chính thức TQ, Liên Xô và một số nước khác vào năm
1950 (đầu tiên là TQ 18/01/1950)
● Sau 16 năm lãnh đạo CMVN, lần đầu tiên Đảng tuyên bố ra công khai tiến
hành đại hội lần thứ 2. Lưu ý:
- Kháng chiến kiến quốc - 25/11/1945: đây là xây dựng để bảo vệ chính quyền (1945→1946)
- Toàn dân kháng chiến - 12/12/1946: đây là đường lối kháng chiến chống Pháp
Mỹ bắt đầu can thiệp vào chiến tranh Đông dương vào thời điểm 1950
Cải cách ruộng đất: 1953 → Cuối năm 1953, chúng ta thông qua Cương lĩnh ruộng đất
và tiến hành cải cách thí điểm.
Bước sang năm 1953, thái độ của Pháp về cuộc chiến tranh ở Đông Dương có thay
đổi: muốn rút khỏi cuộc chiến tranh trong danh dự.
Nơi diễn ra trận đấu giằng co và ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ: Đồi A1
II. Chống Mỹ (1954-1975)
Bộ chính trị đã thông qua phương án mở chiến dịch ĐBP vào thời gian: ngày 6/12/1953.
- Chiến dịch thắng lợi làm phá sản kế hoạch Nava của Pháp và Mỹ.
- Đảng quyết định thay đổi phương châm chỉ đạo chiến dịch Điện Biên Phủ như
thế nào: Đánh chắc, tiến chắc, chủ động, linh hoạt
- Thay đổi của đại tướng Võ Nguyên Giáp mang tính bước ngoặt lịch sử trong
chiến dịch Điện Biên Phủ: thay đổi phương châm đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.
- Hình thức vận tải độc đáo của dân công phục vụ chiến dịch ĐBP: Vận chuyển bằng xe đạp thồ.
- Kết quả lớn nhất của chiến thắng ĐBP 1954: Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava,
làm xoay chuyển cục diện chiến tranh, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao.
- Ngay khi kết thúc chiến dịch ĐBP, Hội nghị quốc tế về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương đã họp ở Giơnevơ được ký kết 21/07/1954.
Hiệp định Giơnevơ quy định điều khoản:
● Pháp rút quân khỏi 3 nước Đông Dương.
● Vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở VN.
● VN sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do và thống nhất đất nước 2 năm sau khi ký kết hiệp định
- Trưởng đoàn đại biểu VN đến dự hội nghị Giơnevơ: Phạm Văn Đồng
Nội dung nằm trong hiệp định Giơnevơ:
● Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản.
● VN sẽ thực hiện thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do vào tháng 7/1956
● Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người đã ký kết và những
người kế tục nhiệm vụ của họ.
- Hội nghị Giơnevơ đánh dấu sự thắng lợi Kháng chiến chống Pháp của VN.
Ngày 10/10/1954 sự kiện quan trọng nào đã xảy ra? → Quân ta tiến vào tiếp quản Thủ đô Hà Nội.
● Thủ đô HN được giải phóng vào: 10/10/1954
● Miền Bắc hoàn toàn giải phóng: 5/1955
Sau 1945, nhiệm vụ cơ bản nhất của CM nước ta là:
● Miền Bắc xây dựng CNXH, chi viện cho Miền Nam, MN tiến hành CM dân
chủ nhân dân, bảo vệ MB thực hiện thống nhất đất nước.
● Đặc điểm cơ bản của nước ta sau tháng 7/1954 là: Bị chia cắt làm 2 miền. (MB
thì hóa độ lên CNXH, miền Nam bị Mỹ biến thành thuộc địa kiểu mới).
● Khẩu hiệu chủ yếu trong các cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam
sau 1954 là: Đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, đòi hiệp thương tổng tuyển cử.
● Đề hoàn thành nhiệm vụ chung của CMVN 1954-1975, MB có vai trò: MB là
hậu phương, có vai trò quyết định nhất.
○ Nhiệm vụ chính của CM miền Bắc trong 3 năm 1958-1960 là: Cải tạo
qh sản xuất, bước đầu phát triển KTXH.
○ Nhiệm vụ của CMMB sau năm 1954 là: Chuyển sang tiến hành cách mạng XHCN.
● Nhiệm vụ chính của CM miền Nam: tiến hành cuộc CM dân tộc, dân chủ. Có
vai trò quyết định trực tiếp.
● Đường lối thể hiện sự sáng tạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ cứu
nước là: Tiến hành đồng thời CM dân tộc dân chủ ở MN và CM xã hội ở MB.
● “Thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu một người” là khẩu hiệu dùng để
chỉ: Sự chi viện của hậu phương MB cho tiền tuyến MN trong kháng chiến chống Mỹ.
Nghị quyết nào của Đảng soi sáng cho phong trào Đồng Khởi ở miền Nam?
● Nghị quyết 15 (khóa II) tháng 1/1959: mở đường cho CMMN tiến lên, đưa ra
đường lối CMVN ở MN, chuyển từ đấu tranh vũ trang sang đấu tranh chống
Mỹ và tay sai của Mỹ, sử dụng 2 lực lượng chính: chính trị và vũ trang.
● Ý nghĩa phong trào Đồng Khởi: Đánh dấu bước phát triển của CMMN chuyển
từ thế giữ gìn lực lượng sang thế chủ động tiến công địch.
● “Phong trào Đồng Khởi đã đánh dấu bước phát triển của CMMN chuyển từ giữ
gìn lực lượng sang thế tiến công”.
Chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của đế quốc Mỹ ở MN diễn ra trong thời gian nào? ● 1954 → 1960
● Chủ trương: Đấu tranh chính trị là chủ yếu
Đại hội III của Đảng là “Đại hội xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình
thống nhất nước nhà”.
Đặc điểm nổi bật nhất trong quá trình xây dựng CNXH ở miền Bắc (1961-1965): Từ
một nền kinh tế NN lạc hậu, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa.
Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất Đại hội III của Đảng (1960): 1961→1965
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam VN được thành lập vào ngày 20/12/1960, Tây Ninh.
Tháng 2/1961, các lực lượng vũ trang ở MN được thống nhất với tên gọi mới: Quân giải phóng MNVN
Thủ đoạn chủ yếu được Mỹ coi là xương sống của chiến tranh đặc biệt ở MN là:
Xây dựng ấp chiến lược.
● Chỗ dựa là: Ấp chiến lược và lực lượng quân đội ngụy.
● Biện pháp được Mỹ áp dụng trong quá trình thực hiện chiến lược:
○ Trang bị phương tiện CT hiện đại, phổ biến chiến thuật “trực thăng
vận”, “thiết xa vận” cho quân ngụy.
○ Tiến hành các cuộc hành quân càn quét quy mô lớn vào các căn cứ CM.
○ Tăng cường viện trợ quân sự cho chính quyền VN Cộng hòa.
● Một phong trào thi đua ở MN: Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công.
Vì sao hệ thống đường Trường Sơn được gọi là đường 559: Tên con đường này được
đặt bằng thời gian mà TW Đảng quyết định mở đường (tháng 5/1959)
Đường biển có tên 759 (tháng 7/1959)
“Tàu không số” là khái niệm dùng để chỉ: Những con tàu vận chuyển hàng hóa vào
chi viện Miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Để lấy cớ gây chiến tranh phá hoại ra MB lần thứ nhất, Mỹ đã “dựng lên sự kiện Vịnh Bắc Bộ”.
Nhằm: phá hoại tiềm lực KT, quốc phòng, công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc.
Chiến tranh cục bộ khác chiến tranh đặc biệt ở chỗ: “Chiến tranh cục bộ” được
tiến hành bằng quân chủ lực Mỹ, quân chư hầu và quân Ngụy.
● Mỹ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam và mở rộng chiến tranh
phá hoại ra Miền Bắc.
● Sử dụng lực lượng Hải quân và Không quân để tiến công phá hoại MB
Quân đội những nước: Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Thái Lan và Philippines từng
tham gia vào cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở MNVN.
Thắng lợi to lớn của cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 là: Làm phá sản
hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với VN.
Tháng 12/1967, Bộ chính trị ra quyết định lịch sử, chuyển cuộc chiến tranh CM Miền
Nam sang thời kỳ mới, thời kỳ tiến lên giành thắng lợi quyết định bằng phương pháp:
Tổng tấn công, tổng công kích.
Sau khi thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã dùng chiến lược nào để
thay thế, nhằm tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở VN?
Chiến lược VN hóa chiến tranh
Điểm nổi bật của Chiến lược VN hóa chiến tranh mà Mỹ thực hiện ở MNVN
(1969-1975): dùng người VN đánh người VN.
Câu nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do” được chủ tịch HCM nói vào năm 1966.
“Vì độc lập, vì tự do; đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” là những câu thơ chúc
Tết của Chủ tịch HCM vào năm 1969.
Sau khi thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã dùng chiến lược nào để
thay thế, nhằm tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở VN?
Chiến lược VN hóa chiến tranh
Điểm nổi bật của Chiến lược VN hóa chiến tranh mà Mỹ thực hiện ở MNVN
(1969-1975): dùng người VN đánh người VN.