Ôn tập học phần cơ sở văn hóa Việt Nam (p2)| Đại học Sư Phạm Hà Nội

Ôn tập học phần cơ sở văn hóa Việt Nam (p2)| Đại học Sư Phạm Hà Nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM
NỘI DUNG ÔN TẬP
6. Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của văn hoá trong phát triển ở Việt
Nam hiện nay. Cho ví dụ minh hoạ.
9. Nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.
11. Những yếu tố cấu thành chủ nghĩa yêu nước của người Việt.
* Những yếu tố hình thành chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam.
- Khái quát chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam
- Yếu tố chủ nghĩa yêu nước
+ Yếu tố tự nhiên:
Việt Nam có điều kiện địa chất trẻ, nhiều sông, ao hồ, đồi núi…
Thời tiết đa dạng => người dân phải tự mình khai khẩn, đắp đập be bờ… mới có thể sinh sống
được
+ Yếu tố xã hội:
Việt Nam được hình thành sau làng xóm
Thời buổi đầu là liên minh các bộ lạc với phong tục “góp làng thành nước” thì vai trò của vua
nhiều khi “phép vua thua lệ làng”
Người đứng đầu làng không theo cha truyền con nối mà có quan niệm bình đẳng
+ Yếu tố lịch sử:
Đất nước sớm hình thành từ đó dẫn đến ý thức quốc gia sớm hình thành.
Thử thách qua ngàn năm lịch sử. Đất nước mà người dân luôn phải đoàn kết bảo vệ trước sự dòm
ngó của ngoại bang.
Tinh thần quốc gia dân tộc được bảo vệ nguyên vẹn mà còn được mài sắt => bản lĩnh của con
người Việt Nam.
* Vai trò của văn hóa trong phát triển ở Việt Nam hiện nay? Ví dụ.
- Văn hóa là nền tảng của xã hội
+ Một xã hội có văn hóa là một xã hội có tri thức, có tri thức là có nền văn hóa ( Sau cách mạng tháng
8/1945, hơn 90% dân số nước ta mù chữ, Bác Hồ đã đề ra chính sách “ diệt giặc dốt”.
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Muốn kinh tế - xã hội phát triển thì phải có nguồn lực lao động có văn hóa.
+ Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội (Hà Nội muốn phát triển KT-XH thì phải có
dân văn hóa, đầu tư vào giáo dục…)
*Nguồn gốc và ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên.
* Nguồn gốc bản địa:
- Nguồn gốc tâm linh => có niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn sau khi chết ( Vạn vật hữu linh)
- Nguồn gốc xã hội: gắn liền với kinh tế tiểu nông ( mỗi gia đình là một kinh tế, chế độ phụ hệ)
- Nguồn gốc tâm lý: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam thể hiện lòng biết ơn, sự tưởng nhớ đến
ông bà cùng sự sợ hãi với những người đã khuất của người đang sống
+ Sự du nhập Đạo giáo, Phật giáo => thể chế hóa, hệ thống hóa giúp hoàn chỉnh hệ thống thờ cúng tổ
tiên
* Ý nghĩa:
- Đáp ứng nhu cầu tâm linh => tạo dựng các giá trị truyền thống ( uống nước nhớ nguồn…)
- Là cội nguồn của lòng yêu nước
- Góp phần tạo nên cố kết cộng đồng ở 3 cấp độ: gia đình, dòng họ - tình làng nghĩa xóm – quốc gia
(quốc giỗ ngày mùng 10/3 âm lịch…..)
* Tác động của toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa dân tộc ? Ví dụ.
- Bản sắc văn hóa dân tộc là sự phân biệt giữa cộng đồng này và cộng đồng khác
VD: 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam
- Nếu bản sắc văn hóa là sự phân biệt thì toàn cầu hóa là quá trình xóa đi khoảng cách, lấp đi ranh giới
VD: Văn hóa đô thị
- Các dân tộc, cá nhân, doanh nghiệp buộc phải liên kết với nhau
VD: Rất nhiều nhà máy liên kết lại với nhau
- Toàn cầu hóa hàm chứa 2 khuynh hướng song song và trái ngược
+ Đặt nền móng văn hóa theo nghĩa rộng văn hóa nhân loại
VD: Văn hóa giáo thông, tri thức…..
+ Tạo ra một nhu cầu khẳng định bản sắc văn hóa đứng trước nguy cơ bị hòa tan
VD: Các nghị quyết của Đảng nêu ra phương châm “hội nhập nhưng không hòa tan”
- Với Việt Nam cần được nhận thức: nguy cơ - thách thức => mỗi cộng đồng, tộc người cần phải giữ
được bản sắc văn hóa => phát triển xã hội, tạo cuộc sống tốt đẹp và giữ được bản sắc.
CÂU 1: Định nghĩa/ Khái niệm về văn hoá. Phân biệt văn hoá với văn minh, văn hiến, văn
vật.
Phân tích định nghĩa văn hóa :
Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có rất nhiều cách định nghĩa và quan niệm,
hiện có từ vài trăm đến vài ngàn định nghĩa về văn hóa trên thế giới. Mỗi định nghĩa đều có
những cách nhìn văn hóa từ nhiều phương diện và thành tố khác nhau.Với ánh sáng văn hóa của
chủ nghĩa Mác-Lênin và sự kết tinh tinh hoa văn hóa ngàn năm của nhân dân Việt Nam, sự chắt
lọc tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với những hoạt động thực tiễn phong phú, Chủ tịch HCM
đã sớm đưa ra một định nghĩa văn hóa tiêu biểu trong mục Đọc sách ở cuối tập “Nhật kí trong tù”
(1942-1943): “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hang ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát
minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” (HCM toàn
tập, NXB CTQG, H.2000, T3, tr431).
Định nghĩa văn hóa của HCM vừa mang tính khoa học vừa mang tính sáng tạo bởi định nghĩa của
Người dựa trên các quan điểm:
- Quan điểm hệ thống: Văn hóa là một hệ thống những phát minh do con người sáng tạo ra trong
quá trình lao động. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 nhân
tố chủ yếu của đời sống xã hội. Thậm chí văn hóa có tác động chi phối đến các mặt của xã hội.
Nếu nền văn hóa của một quốc gia, một dân tộc có sự biến đổi thì các mặt kinh tế, chính trị, và
đặc biệt là xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
- Nó mang tính khoa học vì nội hàm văn hóa mà Người đưa ra không quá hẹp, không quá rộng,
nó phù hợp với mọi điều kiện đời sống xã hội trong quá trình phát triển của con người. Bản chất
văn hóa trong quanniệm của HCM là hướng đến chủ nghĩa nhân văn cao cả. Văn hóa được hiểu
đồng nghĩa với những giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Đây cũng chính là những nét tương đồng mà
UNESCO mãi đến 1982 mới thống nhất được. Đó chính là vì con người, vì sự phát triển toàn
diện của con người.
- Quan điểm phát triển: văn hóa là tổng hòa các phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của
con người, cùng với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người ngày càng hoàn thiện
hơn. Văn hóa theo HCM là nét riêng biệt chỉ có ở loài người, được hình thành từ “lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống”. Trong quá trình lao động sản xuất vật chất và tinh thần, văn
hóa thể hiện trình độ Người trong mỗi một con người. Do đó, phát triển văn hóa cũng chính là
phát triển con người.
- Quan điểm toàn diện: theo HCM, văn hóa là một kiến trúc thượng tầng mà trong đó bao gồm cả
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo…(văn hóa phi vật thể) và các công trình kiến
trúc được tạo ra do hoạt động thực tiễn của con người (văn hóa vật thể). Điểm đặc biệt trong định
nghĩa văn hóa của HCM đó chính là đã đưa tôn giáo trở thành một thành tố cấu thành nên văn
hóa. Đây là một điểm sáng tạo của người so với các định nghĩa trước đó về văn hóa, kể cả với
quan điểm của CN M-L. CN Mác cho rằng: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, ru ngủ nhân
dân”. Bác thì khẳng định: “Tôn giáo có ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần của nhân dân, đoàn
kết tôn giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn phục vụ cho cách mạng. Bản
thân Người cũng chính là sự hòa hợp của nhiều giá trị tôn giáo, của tinh thần khoan dung tôn
giáo. Tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng là một trong những quyền cơ bản của con người mà
UNESCO đã nói đến trong thập kỉ 80.
Trong định nghĩa văn hóa của HCM, con người là trung tâm, văn hoá gắn chặt với con người, thể
hiện qua khía cạnh: Văn hóa do con người sáng tạo ra, con người là chủ nhân trung tâm của
những giá trị do chính họ phát hiện, sáng tạo, chiếm hữu…; văn hóa phục vụ cho mục đích sống
của con người, cho sự sinh tồn của con người; văn hóa nâng cao giá trị của con người.
Tóm lại, theo ĐN trên, văn hóa vừa là nền tảng vật chất, tinh thần, vừa là động lực phát triển của
xã hội. ĐN văn hóa của HCM đã khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của các định nghĩa và
quan niệm trước đó, xứng đáng là một trong những định nghĩa tiêu biểu bậc nhất về văn hóa.
Phân biệt văn hóa với văn minh
Từ văn hóa và văn minh hay bị dùng nhầm lẫn với nhau, thật ra, văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giátrị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Còn văn minh là trình
độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn,
một thời đại, hoặc cả nhân loại.
Như vậy, văn minh khác với văn hóa ở 4 điểm cơ bản:
- T1, trong khi văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại
- T2, trong khi văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía
cạnh vật chất, kĩ thuật.
- T3, trong khi văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc –
quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ
biến và lây lan.
- T4, về nguồn gốc. Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn
bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tại cựu LĐ
Âu-Á (Eurasia) đã hình thành 2 vùng văn hóa lớn là “p.Đ” và “p.T”: p. T là khu vực tây-bắc gồm
toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran), p.Đ là khu vực đông-nam gồm châu Á và châu Phi. Các nền văn
hóa cổ đại lớn mà nhân loại biết đến đều xuất phát từ phương Đông: Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng
Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là Hy-La (Hi Lạp và La Mã) cũng có nguồn gốc
từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa Ai
Cập và Lưỡng Hà. Các nền văn hóa phương Đông đều
hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi có địa hình và khí hậu rất thuận tiện cho
SXNN. Ở các ngôn ngữ p.T, từ “vh” bắt nguồn từ cultus tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”, còn
từ “vm” thì bắt nguồn từchữ civitas có nghĩa là “thành phố”.
Tuy nhiên, vì vh và vm đều chỉ những thành tựu hoạt động sáng tạo của con người, nên vẫn có xu
hướnglẫn lộn hai khái niệm đó với nhau. Hơn nữa, tuy khác nhau nhưng văn hóa và vm lại có
mqh với nhau, vì:
- Sự tiến bộ kĩ thuật nói riêng, sự chuyển đổi từ nền vm này sang nền vm khác là một nhân tố
quan trọng hàng đầu làm biến đổi nền văn hóa của cộng đồng.
- Sự biến đổi văn hóa ấy có thể diễn ra theo 2 hướng: hoặc tạo nên những giá trị văn hóa mới trên
cơ sở phát huy những giá trị của truyền thống văn hóa cũ, hoặc phá hủy những giá trị truyền
thống văn hóa cũ, gây nên sự mất ổn định trong đời sống văn hóa-XH của cộng đồng, thậm chí có
thể gây nên những nguy cơ diệt vong của cộng đồng.
- Do đó, văn hóa (các giá trị văn hóa) có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ không thể đảo ngược
của vm; văn hóa không chỉ có vai trò quy định cách thức và mục đích sử dụng những tiến bộ kĩ
thuật, mà còn có vai trò quy định cả phương hướng của sự tiến bộ kĩ thuật (cách ứng xử với TN,
MT).
Ví dụ :
- Văn hóa: văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Đại Việt…
- Văn minh: văn minh VL-AL, văn minh trống đồng Đông Sơn…
C ÂU 4. Các đặc trưng cơ bản của văn hóa. Lấy ví dụ minh hoạ.
+ Là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa.Nói đến văn hóa là nói đến con người.Văn hóa là sẳn
phẩm của trình độ phát triển bản chất người,là nơi hình thành,nuôi dưỡng nhân cách con
người.Con người vừa là chủ thể,vừa là sản phẩm và còn là đại biểu mang các giá trị văn hóa.
+ Văn hóa được tạo thành bởi các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.Thuộc
tính này cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với những sản vật tự nhiên chưa qua
bàn tay sáng tạo của con người.Theo đó,1 đất nước có thể giàu khoáng sản,dầu mỏ,các nguồn lợi
thiên nhiên nhưng chưa hẳn già có về văn hóa.Văn hóa là thành quả lao động sáng tạo lao động
của nhân loại.Những thành quả ấy phải phục vụ sự phát triển toàn diện của con người.Phục vụ
cuộc sống hạnh phúc trong an toàn của toàn thể xã hội.
là cơ sở làm nên giá trị nhân văn của văn hóa.Giá trị nhân văn là thực chất của
văn hóa, là cái tạo nên nội dung,bản chất của 1 nền văn hóa. Tính hệ thống
+ Là 1 tổ hợp hữu cơ,bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau, tương tác,tương
thành,chi phối và chế ước lẫn nhau.Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
xã hội,là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội..Văn hóa là sản phẩm mang tính xã hội cao do mọi
người cùng chung sức tạo ra.
+ Đây là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của văn hóa.Một nề văn hóa bao giờ
cũng cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên chiều dài lịch sử.Văn hóa là 1 quá trình vận
động liên tục,không giá đoạn.Là sản phẩm của 1 xã hội,1 thời đại nhất định,là di sản của xã
hội,văn hóa đồng thời là 1 quá trình không ngừng tích lũy,đổi mới.Tính lịch sử của văn hóa được
duy trì bằng truyền thống văn hóa.Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính
cộng đồng. Tính giá trị
+ là đặc trưng quan trọng của văn hóa.Giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng chấp nhận và
theo đuổi.Giá trị văn hóa là “thành quả mà dân tộc hay 1 con người đạt được trong quan hệ với
thiên nhiên,với xã hội và trong sự phát triển của bản than mình.Nói tới giá trị vh là nói tới thái
độ,trách nhiệm và những quy tắc ứng xử của mọi người trong những quan hệ giữa bản thân mình
với gia đình,xã hội và thiên nhiên.Văn hóa chỉ bao gồm các giá trị,các vẻ đẹp.
+ Là đặc trưng cho ta thấy cách thức tồn tại và biểu hiện của mọi cộng đồng,mọi nền văn
hóa.Một nền văn hóa cụ thể luôn chịu sự chi phối,chế ước của hoàn cảnh tự nhiên và rất nhiều
điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.
Ví như:Có cây chè thì mới có văn hóa uống trà,có văn phòng tiếp khách và thời gian nhàn rỗi
mới có cái gọi là”văn hóa salong” của giới quý tộc châu Âu.
▪ Mỗi dân tộc sẽ có 1 ngôn ngữ chung,tuân thủ phong tục tập quán chung, cùng chia sẻ những
điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần,nuôi dưỡng thành tố chất tâm lí và tính cách chung.Đó là
biểu hiện tính dân tộc của văn hóa.
▪ Đặc trưng cơ bản của văn hóa có thể giúp chúng ta nhận thuwsc1 cách đầy đủ,toàn diện hơn về
bản chất của văn hóa.
CÂU 5. Các chức năng cơ bản của văn hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.
▪ Tính hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Khi nói đến đặc trung của văn hóa ta đã nêu
lên tính chất này để lưu ý rằng đây là một thuộc tính bản chất, thể hiện mối liên hệ khăng khít
hữu cơ, sự xâm nhập, tương tác, chi phooisvaf chế ước lẫn nhau giữa các thành tố văn hóa cùng
tạo nên diện mạo, sức sống và bản chất sâu xa của 1 nền văn hóa. Văn hóa với tư cách là 1 hiện
tượng xã hội, thẩm thấu, hiện diện và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ tính hệ
thống mà thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Đây là một chức năng quan trọng, nó duy trì
kết cấu xã hội, thực hiện sự liên kết và tổ chức đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế xã
hội-văn hóa.Thiết chế xã hội là 1 chức năng hoạt động xã hội được đặt ra để duy trì và phát triển
các chức năng của xã hội, còn được xem như là đại diện của hệ thống chuẩn mực xã hội, vận
hành trong mọi sinh hoạt kinh tế,chính trị , pháp luật,tôn giáo,văn hóa-xã hội…
▪ Đặc trưng quan trọng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Hiểu một cách ngắn gọn thì giá trị là
những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và theo đuổi.Giá trị là nhân tố quan trọng của hành
vi cá nhân.Nó điều chỉnh các nguyện vọng và hành động của 1 con người, là cơ sở để đánh giá
hành vi và định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng đồng.Do đó giá trị xác định các
tiêu chuẩn của thang bậc xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống chung.
▪ Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có nhiều nhu cầu và họ phải thường
xuyên lựa chọn các phương thức ứng xử thích hợp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình.Sự lự
chọn đó giống như 1 hành động giá trị có liên quan mật thiết với tiêu chuẩn của khung giá trị
chung của cộng đồng.Với mức ổn định lớn, khung giá trị này là cơ sở để các thành viên trong
cộng đồng lựa chọn các phương thức hoạt động, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với
yêu cầu và chuẩn mực của xã hội.Nền văn hó nào cũng có 1 bảng giá trị được coi như bộ chỉnh
của xã hội.Bảng giá trị xã hội làm nhiệm vụ định hướng cho mục tiêu phấn đấu của mỗi các nhân
và cộng đồng…Căn cứ vào đó mà xã hội thường xuyên chấp nhận, sàng lọc điều chỉnh để duy trì
sự ổn định và không ngừng tự hoàn thiện, văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ 2 là
điều tiết xã hội.
▪ Đặc trưng quan trọng thứ 3 của văn hóa đó chính là tính lịch sử.Văn hóa là sản phẩm của hoạt
động con người, chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội.Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó
bao giờ cũng hình thành trong 1 quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ.Tính lịch sử tạo cho
văn hóa một bề daỳ,1 chiều sâu.Nó tạo nên các trầm tích và truyền thống văn hóa.Nhờ đó, văn
hóa thực hiện được chức năng giáo dục.Nhân cách con người được tạo dựng và hun đúc, trước
hết bởi các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.Một đứa trẻ mới sinh chưa thực sự là con
người bởi nó chưa tiếp nhận được 1 phẩm chất xã hội nào của loài người truyền cho cả.Đúng như
nhà xã hội học người Mĩ R.E Pacco đã nói :” Người k đẻ ra người. đưa trẻ chỉ trở nên người trong
quá trình giáo dục.Truyền thống văn hó luôn thực hiện chức năng giáo dục của mình đối với con
người.Bằng con đường giáo dục hữu thức và vô thức từ khi chào đời cho đến khi trưởng thành,
con người nhận được sự dạy bảo của truyền thống văn hóa.
Trong các chức năng của văn hóa thì chức năng giáo dục là chức năng bao trùm nhất.Nó đóng vai
trò định hướng giá trị, chuẩn mực xã hội cho con người, quyết định việc hình thành và phát triển
nhân cách con người.Từ chức năng này mà văn hóa phát sinh thêm chức năng là đảm bảo tính kế
tục lịch sử.Các chức năng khác như nhận thức, thẩm mĩ, dự báo, giải trí có thể coi như là những
tiểu chức năng hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa.
▪ Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân bản(nhân sinh).Đây là thuộc tính cốt lõi của văn
hóa.Nó cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên.văn hóa là cái
tự nhiên được biến đổi bởi con người.Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính
chất như khai khoáng, đẽo gỗ hoặc tinh thần như đặt tên, tạo truyền thống cho các cảnh quan
thiên nhiên.
▪ Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội,, văn hóa trở thành 1 công
cụ giao tiếp quan trọng.Thông qua ngôn ngữ, chữ viết, con người tiếp xúc với nhau, trao đổi với
vói nhau, thông báo cho nhau, yêu cầu hoặc tiếp nhận ở nhau các thông tin cần thiết về hoạt động
của cộng đồng..Cùng với ngôn ngữ và vượt lên trên tính trực tiếp của ngôn ngữ,văn hóa bằng hệ
thống các giá trị chi phối cách ứng xử và giáo tiếp của cá nhân với bản thân, gia đình và cộng
đồng. Mọi nền văn hóa đều hướng đến con người,vì cuộc sống của con người và cộng đồng.Nhờ
đặc điểm chung này, văn hóa còn đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa các thế hệ, các dân tộc, quốc
gia, tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa.Bằng tính vị nhân sinh, văn hóa thwucj
hiện được chức năng thứ 4 của mình đó là chức năng giao tiếp.Nếu ngôn ngữ là hình thức của
giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Văn hóa được coi là sợi dây nối liền nhân dân các nước
và các dân tộc…Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng lẫn nhau xưa nay đều thể hiện sâu
sắc qua văn hóa,nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con
người.
CÂU 7: Những thành tựu và đặc điểm nổi bật của nền văn minh Đại Việt.
Lĩnh vực Thành tựu
Kinh tế
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo và được các triều đại quan tâm.
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
Chính trị
- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được xây dựng và
phát triển đến đỉnh cao dưới thời Lê Thánh Tông.
Tư tưởng, tôn giáo - Tư tưởng: dân tộc và thân dân.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tín ngưỡng này tạo nên tinh
thần cởi mở, hòa đông tôn giáo của người Việt.
- Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo có điều kiện phát triển ở Việt Nam
ở từng thời kì
Giáo dục và văn học
- Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự
cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt.
- Văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học dân gian tiếp tục phát
triển.
Khoa học
- Sử học: đã hình thành nên các cơ quan chép sử của nhà nước được gọi là
Quốc sử, nhiều bộ sử được biên soạn.
- Địa lý học: công trình như Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ sách, Đại Nam
nhất thống chí, Gia Định thành thông chí,…
- Toán học: tác phẩm như Lập thành toán pháp, Toán pháp đại thành, Khải
minh toán học,…
- Khoa học quân sự: có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều phát minh như
súng đại bác, thuyền chiến có pháo. Tư tưởng quân sự cũng được xây dựng
và hoàn thiện.
-Y học: bộ sách Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư, Hải
Thương y tông tâm lĩnh,…Có nhiều danh y như Nguyễn Bá Tĩnh, Lê Hữu
Trác,…
Nghệ thuật
- Âm nhạc:
+ Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm,…
+ Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng, gắn liền với quốc
thể.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm đã trở thành truyền thống chung của
các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
- Nghệ thuật:
+ Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần.
+ Điêu khắc trên đá, trên gốm rất độc đáo, mang đậm đà bản sắc dân tộc và
có sự tiếp thu nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc và Chăm-pa.
Thành tựu mà em ấn tượng nhất đó chính là sự ra đời của chữ Nôm, vì:
- Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai
trò, địa vị của tiếng Việt.
- Chữ Nôm ra đời đã đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của nền văn hóa dân tộc, giai
đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất.
- Xuất hiện những thể loại văn học mới, như: ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát, song thất lục bát
và truyện thơ luật Đường, đây là những thể loại sử dụng ngôn ngữ thi ca dân tộc.
CÂU 8. Chức năng của phong tục tập quán trong văn hóa Việt Nam.
3.1.1. Trong văn hóa Việt Nam:
Phong tục, tập quán là một lĩnh vực của văn hóa, là những di sản văn hóa vô giá, làm nên sự khác
biệt của văn hóa dân tộc, và như đã nói, là lĩnh vực rộng lớn nhất của văn hóa. Nói tới phong tục,
tập quán là nói tới diện văn hóa, để phân biệt với lễ hội là điểm văn hóa. Cũng giống như các lĩnh
vực văn hóa khác, phong tục, tập quán mang đặc điểm dân tộc, lịch sử, giai cấp rõ nét. Mỗi dân
tộc, sắc tộc lại có phong tục, tập quán của riêng mình. Phong tục, tập quán góp phần làm nên bộ
mặt của văn hóa từng thời đại, bởi tính lịch sử của nó. Phong tục, tập quán cũng mang tính giai
cấp, tính chính trị hay tư tưởng nhất định, nhất là những tư tưởng của giai cấp thống trị. Những
“thói quen” của các đấng bề trên, cả những thói quen tốt lẫn những thói quen xấu đều dễ dàng
được các tầng lớp xã hội bên dưới tập nhiễm, học theo. Không ít những phong tục, tập quán quá
khứ trở thành những nét đẹp văn hóa muôn đời, những mĩ tục, được nâng niu, gìn giữ qua các thế
hệ người Việt. Nhưng cũng coi không ít những phong tục, tập quán quá khứ là những cái lạc hậu,
tiêu cực, những thủ tục cản trở con người trong cuộc sống, nhất là những thủ tục về hôn nhân, ma
chay, cưới xiu, những thủ tục mê tín dị đoan hay những thủ tục trói buộc tự do và quyền bình
đẳng của con người… Ngay trong thời hiện đại, nhiều thói quen văn hóa tốt đẹp đã hình thành,
trở thành những phong tục, tập quán tốt đẹp của xã hội văn minh. Nhưng cũng xuất hiện những
thói quen văn hóa, những phong tục tập quán làm tổn hại đến đạo đức, nhân phẩm, tính trung
thực, trọng hiền tài, tính công minh chính đại của việc hành pháp. Phong tục, tập quán mang
nhũng giá trị văn hóa phố quát của cả cộng đồng. Đó là những nguyên tắc, quy định, quy phạm
văn hóa của cộng đồng, được mọi người công nhận và thuân thủ theo. Phong tục, tập quán vừa là
kết quả do con người tạo ra, vừa là một yếu tố khách thế chi phối đời sống con người, như những
luật lệ văn hóa bất thành văn…
Vai trò của phong tục, tập quán trong nền văn hóa còn thấy rõ ở chỗ nó phản ánh, hay là kết quả,
của những điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống cụ thể của từng
dân tộc, từng vùng miền. Nó cũng phản ánh đời sống tinh thần, tâm hồn con người qua các thời
kỳ lịch sử khác nhau. Phong tục, tập quán thể hiện thói quen, nếp sống, điều kiện sống dân tộc,
thể hiện đời sống tâm linh, tôn giáo của các dân tộc khác nhau; nó cũng thể hiện nhu cầu, khát
vọng sống của con người, có tác dụng kích thích sản xuất, tiêu dùng, điều tiết sinh hoạt xã hội,
hay củng cố cấu trúc gia đình, làng xã, cộng đồng, chính quyền truyền thông
CÂU 10. Vai trò của Phật giáo và Nho giáo trong đời sống văn hoá người Việt.
PHẬT GIÁO là một tôn giáo lớn được truyền bá vào VN ngay từ đầu Công nguyên bằng cả 2
con đường: đường thủy thông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ, đường bộ thông
qua giao lưu vh với TQ. Phật giáo VN mang cả 2 sắc thái: đại thừa và tiểu thừa của TQ và Ấn
Độ. Phật giáo sớm hòa nhập vào vh bản địa VN, góp phần KĐ sự gắn bó của vh VN với cơ tầng
vh Đông Nam Á tiền sử. Phật giáo có vai trò rất lớn trong đs vh VN.
- Đối với dân tộc, Phật giáo đã từng là cơ sở của khối đại đoàn kết DT, luôn gắn bó với qtr đtr
dựng và giữ nước của DTVN.
+ Trong bc gần ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo VN đã hòa mình, gắn bó với DT thông qua việc
vận động tín đồ, Phật tử và nhân dân đoàn kết để phò vua, cứu nước, đánh đuổi ngoại xâm, giành
lại đl DT.
LSDT CMR Phật giáo đã có nhiều đóng góp vào sn dựng và giữ nước. Tín đồ Phật giáo cũng
hiểu rằng ĐN có đl thì Phật giáo mới ổn định, phát triển và hưng thịnh.
+ Phật giáo được xem là quốc giáo vào hai thời Lý (1010-1225) và Trần (1225-1400). Các vị vua
thời này đã tạo nên một triều đại lấy đức từ bi làm căn bản cho chính trị và luôn sống vì dân nên
đã cố kết lòng dân để vua tôi, dân chúng đoàn kết chung lòng chống ngoại xâm, XD ĐN.
- Phật giáo còn thể hiện rõ tinh thần nhập thế, góp phần vào nhiệm vụ phát triển chung của ĐN
trong nhiều thế kỉ.
+ Phật giáo VN kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng nào
VN, Phật giáo trở nên rất nhập thế.
+ Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. 971, vua
Đinh Tiên Hoàng phong cho đại sư Khuông Việt làm tăng thống; ông cùng pháp sư Đỗ Thuận
từng được giao tiếp sứ thần nhà Tống. Trước khi xuất quân đánh Tống, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý
kiến Sư Vạn Hạnh. Thời Lí, thiền sư Vạn Hạnh trở thành cố vấn về mọi mặt cho vua Lí Thái Tổ.
Thời Trần, các sử Đa Bảo, Viên Thông…đều tham gia chính sự.
+ Sự gắn bó đạo – đời còn thể hiện ở việc nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của
phái Thảo Đường thì có tới 9ng là vua quan đương nhiệm, vua Trần sau khi lên làm Thái Thượng
hoàng thì xuất gia sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm....; ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần
có chiếc vạc đồng lớn (1
trong 4 “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.
+ Vẫn truyền thống đó, đầu TK XX, Phật tử VN hang hái tham gia vào các hoạt động XH (cuộc
vđ đòi ân xá PBC và đám tang PCT). Thời Diệm-Thiệu, Phật tử Miền Nam đã tham gia tích cực
vào pt đtr đòi hb và ddlDT, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đtr phản đối nền độc tài của
GĐ họ Ngô, đỉnh cao là sk hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.
- Phật giáo đóng góp cho vh VN nhiều công trình kiến trúc quan trọng, đặc sắc.
+ Một trong những đóng góp qtr của vh Phật giáo là ngôi chùa, rất đb mà cũng vô cùng gần gũi,
gắn bó với ng dân. Chùa đã hòa nhập vào làng xã mà biến thành Chùa làng. Chùa làng là chùa
của làng, nhiều nơi lấy tên làng để đặt tên cho chùa và thường không phải chùa của sư, tuy rằng
vẫn có sư trụ trì. Vai trò của chùa làng rất quan trọng trong đs tinh thần của nhân dân vì ngôi
chùa góp phần hình thành tư tưởng đạo đức, nhân cách cho dân làng, trong đó phải kể đến vai trò
to lớn của nhà sư. “Chùa có sư như nhà có nóc”. Bởi vậy, một trong những điều đặc biệt là ĐN bị
xâm chiếm nhưng làng xã VN không mất, các sinh hoạt trong cộng đồng làng xã, trong đó ngôi
chùa vẫn cơ bản giữ được truyền thống, ít bị đồng hóa. Người dân từ nhiềuđời đã coi ngôi chùa là
trung tâm vh, là trường học góp phần GD nền đạo đức, lòng từ bi nên khi vừa dời đô về Thăng
Long, Lý Thái Tổ đã cho XD nhiều chùa và tuyển chọn hàng nghìn người ở kinh thành Thăng
Long xuất gia đi tu. Vì thế, thời Lí-Trần, trung tâm sinh hoạt vh dân gian ở các làng xã quanh các
ngôi chùa.
Sang thời Lê, khi khi những ngôi đình xh và phát triển thì chùa làng vẫn không giảm đi phần
quan trọng.
Các ngôi chùa nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay: chùa Phật Tích, chùa Dạm, Phổ Minh, Yên Tử,
Một Cột…
+ Sách vở Trung Hoa đời Minh truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là
An Nam tứ đại khí: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháo Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ
Minh. Đáng tiếc là tuyệt đại bộ phận các thành tựu văn hóa đều đã bị quân Minh tàn phá dã man.
- Đv mỗi ng dân VN dù là Phật tử hay không thì Phật giáo cũng góp phần nuôi dưỡng, củng cố,
phát triển CN nhân đạo, đức tính hòa hợp, tinh thần vị tha, những phẩm chất quý báu của con ng
VN. Người Việt tiếp nhận Phật giáo, đồng thời tiếp nhận những tư tưởng bình đẳng, bác ái, vô
ngã, vô thường…ở đạo Phật,những tư tưởng này cùng với tư tưởng cộng đồng cổ truyền đã làm
cản trở quá trình phân hóa g/c, làm dịu những cung đột g/c trong XH.
Sự đoàn kết, hòa hợp của Phật giáo và phát huy truyền thống hòa quyện giữa Phật giáo với Dân
tộc trên con đường phát triển của mình chắc hẳn sẽ làm cho Phật giáo đã, đang phát triển và sẽ
còn sống mãi trong lòng DT và giữa nền văn hóa DG của VN. Hiện nay, những giá trị văn hóa
truyền thống DT nói chung và vh Phật giáo nói riêng đang có dấu hiệu bị phai nhạt. Nhiều người
không hiểu giáo lí Phật giáo mặc dù đi chùa thường xuyên, trong đó có giới trẻ. Trong khi đó, sự
cám dỗ về vc ngày càng lớn, đạo đức XH xuống cấp nghiêm trọng, tệ nạn XH tràn lan, gây bất ổn
cho không ít GĐ và phức tạp cho XH, nhưng nhiều ng lại không tu học, không hiểu nhiều, hiểu
sâu. Đó là vđ cần được quan tâm để giữ gìn sự trong sáng của vh Phật giáo ở VN.
NHO GIÁO là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức XH có hiệu quả, được cho là do
Khổng Tử sáng lập. Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ: Tứ thư và Ngũ kinh. Nho giáo được
các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ra sức truyền bá một cách áp đặt
vào nước ta từ đầu Công nguyên. Trải qua hơn 2000 năm, Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến
nhiều mặt đs vh người Việt, đb là đs tinh thần và tổ chức XH.
- Nho giáo vào VN là Nho giáo của gđ PK tập quyền chứ không phải Nho giáo nguyên thủy
mang màu sắc phân quyền thời Khổng Tử nên nó là ý thức hệ đặc trưng của tầng lớp cai trị PK.
Sự thẩm thấu của Nho giáo vào đs ND vì thế cũng hạn chế.
+ Người dân coi Nho giáo là học vấn của g/c thống trị nên chỉ giữ thái độ “kính nhi viễn chi”. Họ
học Nho giáo để đi thi, làm quan nhiều hơn là học về lối sống. Người dân tiếp thu nhân sinh quan
của Nho giáo trong một chừng mực nhất định, không xung đột với phong tục và không trái lệ
làng.
+ Nhà Nho không tách thành một giai tầng đặc biệt, đỗ đạt thì ra làm quan, không đỗ/thôi quan
thì trở về làm người dân bình thường.
- Trong các hoạt động văn hóa, Nho giáo tác động chủ yếu vào các hoạt động văn hóa tinh thần:
+ Trong văn hóa tổ chức cộng đồng, ở cấp độ GĐ, Nho giáo phối hợp với văn hóa Hán làm hình
thành chế độ GĐ phụ hệ đi đôi với nam quyền cực đoan, tồn tại song hành với truyền thống trọng
nam đi đôivới trọng nữ của vh DG. Trong GĐ, gia tộc, quốc gia, Nho giáo trực tiếp làm hình
thành chế độ tông pháp, trao quyền thừa kế, thừa tự cho con trai trưởng chính dòng, song hành
với tập quán trao quyền thừa kế, thùa tự cho con trai út của DG. Trên bình diện QG, Nho giáo là
cơ sở làm hình thành tổ chức nhà nước của Đại Việt, bao gồm hệ thống hành chính, tổ chức quân
sự, quan chế, lương bổng…mô phỏng Trung Hoa, tồn tại song hành với tổ chức cộng đồng cấp
làng quê ra đời từ thời VL-ÂL
+ Về tín ngưỡng, nhà nho VN coi Nho giáo như tôn giáo, gạt bỏ, bài xích các tôn giáo khác ngoại
trừ những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vào thiên mệnh, việc
| 1/22

Preview text:

HỌC PHẦN: CƠ SỞ VĂN HOÁ VIỆT NAM NỘI DUNG ÔN TẬP
6. Vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò của văn hoá trong phát triển ở Việt
Nam hiện nay. Cho ví dụ minh hoạ.
9. Nguồn gốc và ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam.
11. Những yếu tố cấu thành chủ nghĩa yêu nước của người Việt.
* Những yếu tố hình thành chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam.
- Khái quát chủ nghĩa yêu nước của người Việt Nam
- Yếu tố chủ nghĩa yêu nước + Yếu tố tự nhiên: 
Việt Nam có điều kiện địa chất trẻ, nhiều sông, ao hồ, đồi núi… 
Thời tiết đa dạng => người dân phải tự mình khai khẩn, đắp đập be bờ… mới có thể sinh sống được + Yếu tố xã hội: 
Việt Nam được hình thành sau làng xóm 
Thời buổi đầu là liên minh các bộ lạc với phong tục “góp làng thành nước” thì vai trò của vua
nhiều khi “phép vua thua lệ làng” 
Người đứng đầu làng không theo cha truyền con nối mà có quan niệm bình đẳng + Yếu tố lịch sử: 
Đất nước sớm hình thành từ đó dẫn đến ý thức quốc gia sớm hình thành. 
Thử thách qua ngàn năm lịch sử. Đất nước mà người dân luôn phải đoàn kết bảo vệ trước sự dòm ngó của ngoại bang. 
Tinh thần quốc gia dân tộc được bảo vệ nguyên vẹn mà còn được mài sắt => bản lĩnh của con người Việt Nam.
* Vai trò của văn hóa trong phát triển ở Việt Nam hiện nay? Ví dụ.
- Văn hóa là nền tảng của xã hội
+ Một xã hội có văn hóa là một xã hội có tri thức, có tri thức là có nền văn hóa ( Sau cách mạng tháng
8/1945, hơn 90% dân số nước ta mù chữ, Bác Hồ đã đề ra chính sách “ diệt giặc dốt”.
- Văn hóa là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội
+ Muốn kinh tế - xã hội phát triển thì phải có nguồn lực lao động có văn hóa.
+ Văn hóa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội (Hà Nội muốn phát triển KT-XH thì phải có
dân văn hóa, đầu tư vào giáo dục…)
*Nguồn gốc và ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên. * Nguồn gốc bản địa:
- Nguồn gốc tâm linh => có niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn sau khi chết ( Vạn vật hữu linh)
- Nguồn gốc xã hội: gắn liền với kinh tế tiểu nông ( mỗi gia đình là một kinh tế, chế độ phụ hệ)
- Nguồn gốc tâm lý: tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam thể hiện lòng biết ơn, sự tưởng nhớ đến
ông bà cùng sự sợ hãi với những người đã khuất của người đang sống
+ Sự du nhập Đạo giáo, Phật giáo => thể chế hóa, hệ thống hóa giúp hoàn chỉnh hệ thống thờ cúng tổ tiên * Ý nghĩa:
- Đáp ứng nhu cầu tâm linh => tạo dựng các giá trị truyền thống ( uống nước nhớ nguồn…)
- Là cội nguồn của lòng yêu nước
- Góp phần tạo nên cố kết cộng đồng ở 3 cấp độ: gia đình, dòng họ - tình làng nghĩa xóm – quốc gia
(quốc giỗ ngày mùng 10/3 âm lịch…..)
* Tác động của toàn cầu hóa đến bản sắc văn hóa dân tộc ? Ví dụ.
- Bản sắc văn hóa dân tộc là sự phân biệt giữa cộng đồng này và cộng đồng khác
VD: 54 dân tộc trên đất nước Việt Nam
- Nếu bản sắc văn hóa là sự phân biệt thì toàn cầu hóa là quá trình xóa đi khoảng cách, lấp đi ranh giới VD: Văn hóa đô thị
- Các dân tộc, cá nhân, doanh nghiệp buộc phải liên kết với nhau
VD: Rất nhiều nhà máy liên kết lại với nhau
- Toàn cầu hóa hàm chứa 2 khuynh hướng song song và trái ngược
+ Đặt nền móng văn hóa theo nghĩa rộng văn hóa nhân loại
VD: Văn hóa giáo thông, tri thức…..
+ Tạo ra một nhu cầu khẳng định bản sắc văn hóa đứng trước nguy cơ bị hòa tan
VD: Các nghị quyết của Đảng nêu ra phương châm “hội nhập nhưng không hòa tan”
- Với Việt Nam cần được nhận thức: nguy cơ - thách thức => mỗi cộng đồng, tộc người cần phải giữ
được bản sắc văn hóa => phát triển xã hội, tạo cuộc sống tốt đẹp và giữ được bản sắc. CÂU 1:
Định nghĩa/ Khái niệm về văn hoá. Phân biệt văn hoá với văn minh, văn hiến, văn vật.
Phân tích định nghĩa văn hóa :
Trong ngôn ngữ của nhân loại, khái niệm văn hóa có rất nhiều cách định nghĩa và quan niệm,
hiện có từ vài trăm đến vài ngàn định nghĩa về văn hóa trên thế giới. Mỗi định nghĩa đều có
những cách nhìn văn hóa từ nhiều phương diện và thành tố khác nhau.Với ánh sáng văn hóa của
chủ nghĩa Mác-Lênin và sự kết tinh tinh hoa văn hóa ngàn năm của nhân dân Việt Nam, sự chắt
lọc tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với những hoạt động thực tiễn phong phú, Chủ tịch HCM
đã sớm đưa ra một định nghĩa văn hóa tiêu biểu trong mục Đọc sách ở cuối tập “Nhật kí trong tù”
(1942-1943): “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những
công cụ cho sinh hoạt hang ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh đó tức là văn hóa.
Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người
đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.” (HCM toàn
tập, NXB CTQG, H.2000, T3, tr431).
Định nghĩa văn hóa của HCM vừa mang tính khoa học vừa mang tính sáng tạo bởi định nghĩa của
Người dựa trên các quan điểm:
- Quan điểm hệ thống: Văn hóa là một hệ thống những phát minh do con người sáng tạo ra trong
quá trình lao động. Văn hóa được đặt ngang hàng với chính trị, kinh tế, xã hội, tạo thành 4 nhân
tố chủ yếu của đời sống xã hội. Thậm chí văn hóa có tác động chi phối đến các mặt của xã hội.
Nếu nền văn hóa của một quốc gia, một dân tộc có sự biến đổi thì các mặt kinh tế, chính trị, và
đặc biệt là xã hội cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.
- Nó mang tính khoa học vì nội hàm văn hóa mà Người đưa ra không quá hẹp, không quá rộng,
nó phù hợp với mọi điều kiện đời sống xã hội trong quá trình phát triển của con người. Bản chất
văn hóa trong quanniệm của HCM là hướng đến chủ nghĩa nhân văn cao cả. Văn hóa được hiểu
đồng nghĩa với những giá trị Chân – Thiện – Mỹ. Đây cũng chính là những nét tương đồng mà
UNESCO mãi đến 1982 mới thống nhất được. Đó chính là vì con người, vì sự phát triển toàn diện của con người.
- Quan điểm phát triển: văn hóa là tổng hòa các phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần của
con người, cùng với quá trình xây dựng và phát triển văn hóa, con người ngày càng hoàn thiện
hơn. Văn hóa theo HCM là nét riêng biệt chỉ có ở loài người, được hình thành từ “lẽ sinh tồn
cũng như mục đích của cuộc sống”. Trong quá trình lao động sản xuất vật chất và tinh thần, văn
hóa thể hiện trình độ Người trong mỗi một con người. Do đó, phát triển văn hóa cũng chính là phát triển con người.
- Quan điểm toàn diện: theo HCM, văn hóa là một kiến trúc thượng tầng mà trong đó bao gồm cả
ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, tôn giáo…(văn hóa phi vật thể) và các công trình kiến
trúc được tạo ra do hoạt động thực tiễn của con người (văn hóa vật thể). Điểm đặc biệt trong định
nghĩa văn hóa của HCM đó chính là đã đưa tôn giáo trở thành một thành tố cấu thành nên văn
hóa. Đây là một điểm sáng tạo của người so với các định nghĩa trước đó về văn hóa, kể cả với
quan điểm của CN M-L. CN Mác cho rằng: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân, ru ngủ nhân
dân”. Bác thì khẳng định: “Tôn giáo có ảnh hưởng đến đời sống và tinh thần của nhân dân, đoàn
kết tôn giáo cũng chính là đoàn kết dân tộc, tạo nên sức mạnh to lớn phục vụ cho cách mạng. Bản
thân Người cũng chính là sự hòa hợp của nhiều giá trị tôn giáo, của tinh thần khoan dung tôn
giáo. Tự do tín ngưỡng tôn giáo cũng là một trong những quyền cơ bản của con người mà
UNESCO đã nói đến trong thập kỉ 80.
Trong định nghĩa văn hóa của HCM, con người là trung tâm, văn hoá gắn chặt với con người, thể
hiện qua khía cạnh: Văn hóa do con người sáng tạo ra, con người là chủ nhân trung tâm của
những giá trị do chính họ phát hiện, sáng tạo, chiếm hữu…; văn hóa phục vụ cho mục đích sống
của con người, cho sự sinh tồn của con người; văn hóa nâng cao giá trị của con người.
Tóm lại, theo ĐN trên, văn hóa vừa là nền tảng vật chất, tinh thần, vừa là động lực phát triển của
xã hội. ĐN văn hóa của HCM đã khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của các định nghĩa và
quan niệm trước đó, xứng đáng là một trong những định nghĩa tiêu biểu bậc nhất về văn hóa. 
Phân biệt văn hóa với văn minh
Từ văn hóa và văn minh hay bị dùng nhầm lẫn với nhau, thật ra, văn hóa là một hệ thống hữu cơ
các giátrị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội. Còn văn minh là trình
độ phát triển nhất định của văn hóa về phương diện vật chất, đặc trưng cho một khu vực rộng lớn,
một thời đại, hoặc cả nhân loại.
Như vậy, văn minh khác với văn hóa ở 4 điểm cơ bản:
- T1, trong khi văn hóa có bề dày của quá khứ thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại
- T2, trong khi văn hóa bao gồm cả văn hóa vật chất lẫn tinh thần thì văn minh chỉ thiên về khía
cạnh vật chất, kĩ thuật.
- T3, trong khi văn hóa mang tính dân tộc rõ rệt thì văn minh thường mang tính siêu dân tộc –
quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ biến và lây lan.
- T4, về nguồn gốc. Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn
bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tại cựu LĐ
Âu-Á (Eurasia) đã hình thành 2 vùng văn hóa lớn là “p.Đ” và “p.T”: p. T là khu vực tây-bắc gồm
toàn bộ châu Âu (đến dãy Uran), p.Đ là khu vực đông-nam gồm châu Á và châu Phi. Các nền văn
hóa cổ đại lớn mà nhân loại biết đến đều xuất phát từ phương Đông: Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng
Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là Hy-La (Hi Lạp và La Mã) cũng có nguồn gốc
từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa Ai
Cập và Lưỡng Hà. Các nền văn hóa phương Đông đều
hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi có địa hình và khí hậu rất thuận tiện cho
SXNN. Ở các ngôn ngữ p.T, từ “vh” bắt nguồn từ cultus tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”, còn
từ “vm” thì bắt nguồn từchữ civitas có nghĩa là “thành phố”.
Tuy nhiên, vì vh và vm đều chỉ những thành tựu hoạt động sáng tạo của con người, nên vẫn có xu
hướnglẫn lộn hai khái niệm đó với nhau. Hơn nữa, tuy khác nhau nhưng văn hóa và vm lại có mqh với nhau, vì:
- Sự tiến bộ kĩ thuật nói riêng, sự chuyển đổi từ nền vm này sang nền vm khác là một nhân tố
quan trọng hàng đầu làm biến đổi nền văn hóa của cộng đồng.
- Sự biến đổi văn hóa ấy có thể diễn ra theo 2 hướng: hoặc tạo nên những giá trị văn hóa mới trên
cơ sở phát huy những giá trị của truyền thống văn hóa cũ, hoặc phá hủy những giá trị truyền
thống văn hóa cũ, gây nên sự mất ổn định trong đời sống văn hóa-XH của cộng đồng, thậm chí có
thể gây nên những nguy cơ diệt vong của cộng đồng.
- Do đó, văn hóa (các giá trị văn hóa) có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ không thể đảo ngược
của vm; văn hóa không chỉ có vai trò quy định cách thức và mục đích sử dụng những tiến bộ kĩ
thuật, mà còn có vai trò quy định cả phương hướng của sự tiến bộ kĩ thuật (cách ứng xử với TN, MT).  Ví dụ :
- Văn hóa: văn hóa Bắc Sơn, Hòa Bình, Đại Việt…
- Văn minh: văn minh VL-AL, văn minh trống đồng Đông Sơn… C ÂU 4.
Các đặc trưng cơ bản của văn hóa. Lấy ví dụ minh hoạ.
+ Là đặc trưng quan trọng nhất của văn hóa.Nói đến văn hóa là nói đến con người.Văn hóa là sẳn
phẩm của trình độ phát triển bản chất người,là nơi hình thành,nuôi dưỡng nhân cách con
người.Con người vừa là chủ thể,vừa là sản phẩm và còn là đại biểu mang các giá trị văn hóa.
+ Văn hóa được tạo thành bởi các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.Thuộc
tính này cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với những sản vật tự nhiên chưa qua
bàn tay sáng tạo của con người.Theo đó,1 đất nước có thể giàu khoáng sản,dầu mỏ,các nguồn lợi
thiên nhiên nhưng chưa hẳn già có về văn hóa.Văn hóa là thành quả lao động sáng tạo lao động
của nhân loại.Những thành quả ấy phải phục vụ sự phát triển toàn diện của con người.Phục vụ
cuộc sống hạnh phúc trong an toàn của toàn thể xã hội.
là cơ sở làm nên giá trị nhân văn của văn hóa.Giá trị nhân văn là thực chất của
văn hóa, là cái tạo nên nội dung,bản chất của 1 nền văn hóa. Tính hệ thống
+ Là 1 tổ hợp hữu cơ,bao gồm nhiều thành tố có quan hệ khăng khít với nhau, tương tác,tương
thành,chi phối và chế ước lẫn nhau.Văn hóa bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người và
xã hội,là cơ sở tồn tại và phát triển của xã hội..Văn hóa là sản phẩm mang tính xã hội cao do mọi
người cùng chung sức tạo ra.
+ Đây là thuộc tính được xác định bởi bề dày và chiều sâu của văn hóa.Một nề văn hóa bao giờ
cũng cũng được hình thành qua nhiều thế hệ trên chiều dài lịch sử.Văn hóa là 1 quá trình vận
động liên tục,không giá đoạn.Là sản phẩm của 1 xã hội,1 thời đại nhất định,là di sản của xã
hội,văn hóa đồng thời là 1 quá trình không ngừng tích lũy,đổi mới.Tính lịch sử của văn hóa được
duy trì bằng truyền thống văn hóa.Đặc trưng của truyền thống lại biểu hiện ở tính di tồn và tính
cộng đồng. Tính giá trị
+ là đặc trưng quan trọng của văn hóa.Giá trị là những chuẩn mực được cộng đồng chấp nhận và
theo đuổi.Giá trị văn hóa là “thành quả mà dân tộc hay 1 con người đạt được trong quan hệ với
thiên nhiên,với xã hội và trong sự phát triển của bản than mình.Nói tới giá trị vh là nói tới thái
độ,trách nhiệm và những quy tắc ứng xử của mọi người trong những quan hệ giữa bản thân mình
với gia đình,xã hội và thiên nhiên.Văn hóa chỉ bao gồm các giá trị,các vẻ đẹp.
+ Là đặc trưng cho ta thấy cách thức tồn tại và biểu hiện của mọi cộng đồng,mọi nền văn
hóa.Một nền văn hóa cụ thể luôn chịu sự chi phối,chế ước của hoàn cảnh tự nhiên và rất nhiều
điều kiện sinh hoạt vật chất của con người.
Ví như:Có cây chè thì mới có văn hóa uống trà,có văn phòng tiếp khách và thời gian nhàn rỗi
mới có cái gọi là”văn hóa salong” của giới quý tộc châu Âu.
▪ Mỗi dân tộc sẽ có 1 ngôn ngữ chung,tuân thủ phong tục tập quán chung, cùng chia sẻ những
điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần,nuôi dưỡng thành tố chất tâm lí và tính cách chung.Đó là
biểu hiện tính dân tộc của văn hóa.
▪ Đặc trưng cơ bản của văn hóa có thể giúp chúng ta nhận thuwsc1 cách đầy đủ,toàn diện hơn về bản chất của văn hóa. CÂU 5.
Các chức năng cơ bản của văn hoá. Lấy ví dụ minh hoạ.
▪ Tính hệ thống là thuộc tính hàng đầu của văn hóa. Khi nói đến đặc trung của văn hóa ta đã nêu
lên tính chất này để lưu ý rằng đây là một thuộc tính bản chất, thể hiện mối liên hệ khăng khít
hữu cơ, sự xâm nhập, tương tác, chi phooisvaf chế ước lẫn nhau giữa các thành tố văn hóa cùng
tạo nên diện mạo, sức sống và bản chất sâu xa của 1 nền văn hóa. Văn hóa với tư cách là 1 hiện
tượng xã hội, thẩm thấu, hiện diện và bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nhờ tính hệ
thống mà thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Đây là một chức năng quan trọng, nó duy trì
kết cấu xã hội, thực hiện sự liên kết và tổ chức đời sống cộng đồng thông qua các thiết chế xã
hội-văn hóa.Thiết chế xã hội là 1 chức năng hoạt động xã hội được đặt ra để duy trì và phát triển
các chức năng của xã hội, còn được xem như là đại diện của hệ thống chuẩn mực xã hội, vận
hành trong mọi sinh hoạt kinh tế,chính trị , pháp luật,tôn giáo,văn hóa-xã hội…
▪ Đặc trưng quan trọng thứ 2 của văn hóa là tính giá trị. Hiểu một cách ngắn gọn thì giá trị là
những chuẩn mực được cộng đồng thừa nhận và theo đuổi.Giá trị là nhân tố quan trọng của hành
vi cá nhân.Nó điều chỉnh các nguyện vọng và hành động của 1 con người, là cơ sở để đánh giá
hành vi và định đoạt lợi ích xã hội của các thành viên trong cộng đồng.Do đó giá trị xác định các
tiêu chuẩn của thang bậc xã hội, làm nền tảng cho cuộc sống chung.
▪ Trong cuộc sống hằng ngày, mỗi cá nhân hay nhóm xã hội có nhiều nhu cầu và họ phải thường
xuyên lựa chọn các phương thức ứng xử thích hợp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình.Sự lự
chọn đó giống như 1 hành động giá trị có liên quan mật thiết với tiêu chuẩn của khung giá trị
chung của cộng đồng.Với mức ổn định lớn, khung giá trị này là cơ sở để các thành viên trong
cộng đồng lựa chọn các phương thức hoạt động, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với
yêu cầu và chuẩn mực của xã hội.Nền văn hó nào cũng có 1 bảng giá trị được coi như bộ chỉnh
của xã hội.Bảng giá trị xã hội làm nhiệm vụ định hướng cho mục tiêu phấn đấu của mỗi các nhân
và cộng đồng…Căn cứ vào đó mà xã hội thường xuyên chấp nhận, sàng lọc điều chỉnh để duy trì
sự ổn định và không ngừng tự hoàn thiện, văn hóa thực hiện được chức năng quan trọng thứ 2 là điều tiết xã hội.
▪ Đặc trưng quan trọng thứ 3 của văn hóa đó chính là tính lịch sử.Văn hóa là sản phẩm của hoạt
động con người, chứa đựng vốn kinh nghiệm xã hội.Tính lịch sử của văn hóa thể hiện ở chỗ nó
bao giờ cũng hình thành trong 1 quá trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ.Tính lịch sử tạo cho
văn hóa một bề daỳ,1 chiều sâu.Nó tạo nên các trầm tích và truyền thống văn hóa.Nhờ đó, văn
hóa thực hiện được chức năng giáo dục.Nhân cách con người được tạo dựng và hun đúc, trước
hết bởi các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng.Một đứa trẻ mới sinh chưa thực sự là con
người bởi nó chưa tiếp nhận được 1 phẩm chất xã hội nào của loài người truyền cho cả.Đúng như
nhà xã hội học người Mĩ R.E Pacco đã nói :” Người k đẻ ra người. đưa trẻ chỉ trở nên người trong
quá trình giáo dục.Truyền thống văn hó luôn thực hiện chức năng giáo dục của mình đối với con
người.Bằng con đường giáo dục hữu thức và vô thức từ khi chào đời cho đến khi trưởng thành,
con người nhận được sự dạy bảo của truyền thống văn hóa.
Trong các chức năng của văn hóa thì chức năng giáo dục là chức năng bao trùm nhất.Nó đóng vai
trò định hướng giá trị, chuẩn mực xã hội cho con người, quyết định việc hình thành và phát triển
nhân cách con người.Từ chức năng này mà văn hóa phát sinh thêm chức năng là đảm bảo tính kế
tục lịch sử.Các chức năng khác như nhận thức, thẩm mĩ, dự báo, giải trí có thể coi như là những
tiểu chức năng hỗ trợ cho việc thực hiện chức năng giáo dục của văn hóa.
▪ Đặc trưng thứ 3 của văn hóa là tính nhân bản(nhân sinh).Đây là thuộc tính cốt lõi của văn
hóa.Nó cho phép phân biệt văn hóa như 1 hiện tượng xã hội với các giá trị tự nhiên.văn hóa là cái
tự nhiên được biến đổi bởi con người.Sự tác động của con người vào tự nhiên có thể mang tính
chất như khai khoáng, đẽo gỗ hoặc tinh thần như đặt tên, tạo truyền thống cho các cảnh quan thiên nhiên.
▪ Do gắn liền với con người và hoạt động của con người trong xã hội,, văn hóa trở thành 1 công
cụ giao tiếp quan trọng.Thông qua ngôn ngữ, chữ viết, con người tiếp xúc với nhau, trao đổi với
vói nhau, thông báo cho nhau, yêu cầu hoặc tiếp nhận ở nhau các thông tin cần thiết về hoạt động
của cộng đồng..Cùng với ngôn ngữ và vượt lên trên tính trực tiếp của ngôn ngữ,văn hóa bằng hệ
thống các giá trị chi phối cách ứng xử và giáo tiếp của cá nhân với bản thân, gia đình và cộng
đồng. Mọi nền văn hóa đều hướng đến con người,vì cuộc sống của con người và cộng đồng.Nhờ
đặc điểm chung này, văn hóa còn đóng vai trò là chiếc cầu nối giữa các thế hệ, các dân tộc, quốc
gia, tạo nên sự tiếp xúc, giao lưu giữa các nền văn hóa.Bằng tính vị nhân sinh, văn hóa thwucj
hiện được chức năng thứ 4 của mình đó là chức năng giao tiếp.Nếu ngôn ngữ là hình thức của
giao tiếp thì văn hóa là nội dung của nó. Văn hóa được coi là sợi dây nối liền nhân dân các nước
và các dân tộc…Sự hiểu biết lẫn nhau, sự học tập và tôn trọng lẫn nhau xưa nay đều thể hiện sâu
sắc qua văn hóa,nơi tập trung những biểu hiện rực rỡ nhất của tâm huyết và sức sáng tạo của con người. CÂU 7:
Những thành tựu và đặc điểm nổi bật của nền văn minh Đại Việt. Lĩnh vực Thành tựu
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ đạo và được các triều đại quan tâm. Kinh tế
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển.
- Nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền được xây dựng và Chính trị
phát triển đến đỉnh cao dưới thời Lê Thánh Tông. Tư tưởng, tôn giáo
- Tư tưởng: dân tộc và thân dân.
- Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và tổ tiên: tín ngưỡng này tạo nên tinh
thần cởi mở, hòa đông tôn giáo của người Việt.
- Phật giáo, Đạo giáo, Thiên Chúa giáo có điều kiện phát triển ở Việt Nam ở từng thời kì
- Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự
cường và khẳng định vai trò, địa vị của tiếng Việt. Giáo dục và văn học
- Văn học chữ Hán, văn học chữ Nôm và văn học dân gian tiếp tục phát triển.
- Sử học: đã hình thành nên các cơ quan chép sử của nhà nước được gọi là
Quốc sử, nhiều bộ sử được biên soạn.
- Địa lý học: công trình như Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ sách, Đại Nam
nhất thống chí, Gia Định thành thông chí,…
- Toán học: tác phẩm như Lập thành toán pháp, Toán pháp đại thành, Khải minh toán học,… Khoa học
- Khoa học quân sự: có sự phát triển mạnh mẽ với nhiều phát minh như
súng đại bác, thuyền chiến có pháo. Tư tưởng quân sự cũng được xây dựng và hoàn thiện.
-Y học: bộ sách Nam dược thần hiệu, Hồng nghĩa giác tư y thư, Hải
Thương y tông tâm lĩnh,…Có nhiều danh y như Nguyễn Bá Tĩnh, Lê Hữu Trác,… - Âm nhạc:
+ Phát triển với nhiều thể loại: múa rối nước, ca đối đáp, hát ví giặm,…
+ Từ thời Lê, âm nhạc cung đình có vai trò quan trọng, gắn liền với quốc thể.
+ Nhiều lễ hội được tổ chức hằng năm đã trở thành truyền thống chung của Nghệ thuật
các cộng đồng dân tộc Việt Nam. - Nghệ thuật:
+ Kiến trúc phát triển mạnh dưới thời Lý – Trần.
+ Điêu khắc trên đá, trên gốm rất độc đáo, mang đậm đà bản sắc dân tộc và
có sự tiếp thu nghệ thuật điêu khắc của Trung Quốc và Chăm-pa.
Thành tựu mà em ấn tượng nhất đó chính là sự ra đời của chữ Nôm, vì:
- Chữ Nôm đánh dấu bước phát triển của nền văn hóa dân tộc, ý thức tự cường và khẳng định vai
trò, địa vị của tiếng Việt.
- Chữ Nôm ra đời đã đáp ứng được phần nào nhu cầu phát triển của nền văn hóa dân tộc, giai
đoạn nước Đại Việt vững bước trong kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất.
- Xuất hiện những thể loại văn học mới, như: ca trù, diễn ca, truyện thơ lục bát, song thất lục bát
và truyện thơ luật Đường, đây là những thể loại sử dụng ngôn ngữ thi ca dân tộc. CÂU 8.
Chức năng của phong tục tập quán trong văn hóa Việt Nam.
3.1.1. Trong văn hóa Việt Nam:
Phong tục, tập quán là một lĩnh vực của văn hóa, là những di sản văn hóa vô giá, làm nên sự khác
biệt của văn hóa dân tộc, và như đã nói, là lĩnh vực rộng lớn nhất của văn hóa. Nói tới phong tục,
tập quán là nói tới diện văn hóa, để phân biệt với lễ hội là điểm văn hóa. Cũng giống như các lĩnh
vực văn hóa khác, phong tục, tập quán mang đặc điểm dân tộc, lịch sử, giai cấp rõ nét. Mỗi dân
tộc, sắc tộc lại có phong tục, tập quán của riêng mình. Phong tục, tập quán góp phần làm nên bộ
mặt của văn hóa từng thời đại, bởi tính lịch sử của nó. Phong tục, tập quán cũng mang tính giai
cấp, tính chính trị hay tư tưởng nhất định, nhất là những tư tưởng của giai cấp thống trị. Những
“thói quen” của các đấng bề trên, cả những thói quen tốt lẫn những thói quen xấu đều dễ dàng
được các tầng lớp xã hội bên dưới tập nhiễm, học theo. Không ít những phong tục, tập quán quá
khứ trở thành những nét đẹp văn hóa muôn đời, những mĩ tục, được nâng niu, gìn giữ qua các thế
hệ người Việt. Nhưng cũng coi không ít những phong tục, tập quán quá khứ là những cái lạc hậu,
tiêu cực, những thủ tục cản trở con người trong cuộc sống, nhất là những thủ tục về hôn nhân, ma
chay, cưới xiu, những thủ tục mê tín dị đoan hay những thủ tục trói buộc tự do và quyền bình
đẳng của con người… Ngay trong thời hiện đại, nhiều thói quen văn hóa tốt đẹp đã hình thành,
trở thành những phong tục, tập quán tốt đẹp của xã hội văn minh. Nhưng cũng xuất hiện những
thói quen văn hóa, những phong tục tập quán làm tổn hại đến đạo đức, nhân phẩm, tính trung
thực, trọng hiền tài, tính công minh chính đại của việc hành pháp. Phong tục, tập quán mang
nhũng giá trị văn hóa phố quát của cả cộng đồng. Đó là những nguyên tắc, quy định, quy phạm
văn hóa của cộng đồng, được mọi người công nhận và thuân thủ theo. Phong tục, tập quán vừa là
kết quả do con người tạo ra, vừa là một yếu tố khách thế chi phối đời sống con người, như những
luật lệ văn hóa bất thành văn…
Vai trò của phong tục, tập quán trong nền văn hóa còn thấy rõ ở chỗ nó phản ánh, hay là kết quả,
của những điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, hoàn cảnh lịch sử, điều kiện sống cụ thể của từng
dân tộc, từng vùng miền. Nó cũng phản ánh đời sống tinh thần, tâm hồn con người qua các thời
kỳ lịch sử khác nhau. Phong tục, tập quán thể hiện thói quen, nếp sống, điều kiện sống dân tộc,
thể hiện đời sống tâm linh, tôn giáo của các dân tộc khác nhau; nó cũng thể hiện nhu cầu, khát
vọng sống của con người, có tác dụng kích thích sản xuất, tiêu dùng, điều tiết sinh hoạt xã hội,
hay củng cố cấu trúc gia đình, làng xã, cộng đồng, chính quyền truyền thông CÂU 10.
Vai trò của Phật giáo và Nho giáo trong đời sống văn hoá người Việt.
PHẬT GIÁO là một tôn giáo lớn được truyền bá vào VN ngay từ đầu Công nguyên bằng cả 2
con đường: đường thủy thông qua con đường buôn bán với thương gia Ấn Độ, đường bộ thông
qua giao lưu vh với TQ. Phật giáo VN mang cả 2 sắc thái: đại thừa và tiểu thừa của TQ và Ấn
Độ. Phật giáo sớm hòa nhập vào vh bản địa VN, góp phần KĐ sự gắn bó của vh VN với cơ tầng
vh Đông Nam Á tiền sử. Phật giáo có vai trò rất lớn trong đs vh VN.
- Đối với dân tộc, Phật giáo đã từng là cơ sở của khối đại đoàn kết DT, luôn gắn bó với qtr đtr
dựng và giữ nước của DTVN.
+ Trong bc gần ngàn năm Bắc thuộc, Phật giáo VN đã hòa mình, gắn bó với DT thông qua việc
vận động tín đồ, Phật tử và nhân dân đoàn kết để phò vua, cứu nước, đánh đuổi ngoại xâm, giành lại đl DT.
LSDT CMR Phật giáo đã có nhiều đóng góp vào sn dựng và giữ nước. Tín đồ Phật giáo cũng
hiểu rằng ĐN có đl thì Phật giáo mới ổn định, phát triển và hưng thịnh.
+ Phật giáo được xem là quốc giáo vào hai thời Lý (1010-1225) và Trần (1225-1400). Các vị vua
thời này đã tạo nên một triều đại lấy đức từ bi làm căn bản cho chính trị và luôn sống vì dân nên
đã cố kết lòng dân để vua tôi, dân chúng đoàn kết chung lòng chống ngoại xâm, XD ĐN.
- Phật giáo còn thể hiện rõ tinh thần nhập thế, góp phần vào nhiệm vụ phát triển chung của ĐN trong nhiều thế kỉ.
+ Phật giáo VN kết hợp chặt chẽ việc đạo với việc đời. Vốn là một tôn giáo xuất thế, nhưng nào
VN, Phật giáo trở nên rất nhập thế.
+ Các cao tăng được nhà nước mời tham chính hoặc cố vấn trong những việc hệ trọng. 971, vua
Đinh Tiên Hoàng phong cho đại sư Khuông Việt làm tăng thống; ông cùng pháp sư Đỗ Thuận
từng được giao tiếp sứ thần nhà Tống. Trước khi xuất quân đánh Tống, vua Lê Đại Hành đã hỏi ý
kiến Sư Vạn Hạnh. Thời Lí, thiền sư Vạn Hạnh trở thành cố vấn về mọi mặt cho vua Lí Thái Tổ.
Thời Trần, các sử Đa Bảo, Viên Thông…đều tham gia chính sự.
+ Sự gắn bó đạo – đời còn thể hiện ở việc nhiều vua quan quý tộc đi tu. Trong 6 thế hệ đệ tử của
phái Thảo Đường thì có tới 9ng là vua quan đương nhiệm, vua Trần sau khi lên làm Thái Thượng
hoàng thì xuất gia sáng lập ra Thiền phái Trúc Lâm....; ở sân chùa Phổ Minh, quê hương nhà Trần
có chiếc vạc đồng lớn (1
trong 4 “An Nam tứ đại khí”) tượng trưng cho quyền lực.
+ Vẫn truyền thống đó, đầu TK XX, Phật tử VN hang hái tham gia vào các hoạt động XH (cuộc
vđ đòi ân xá PBC và đám tang PCT). Thời Diệm-Thiệu, Phật tử Miền Nam đã tham gia tích cực
vào pt đtr đòi hb và ddlDT, nổi bật là sự kiện Phật tử xuống đường đtr phản đối nền độc tài của
GĐ họ Ngô, đỉnh cao là sk hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu vào mùa hè 1963.
- Phật giáo đóng góp cho vh VN nhiều công trình kiến trúc quan trọng, đặc sắc.
+ Một trong những đóng góp qtr của vh Phật giáo là ngôi chùa, rất đb mà cũng vô cùng gần gũi,
gắn bó với ng dân. Chùa đã hòa nhập vào làng xã mà biến thành Chùa làng. Chùa làng là chùa
của làng, nhiều nơi lấy tên làng để đặt tên cho chùa và thường không phải chùa của sư, tuy rằng
vẫn có sư trụ trì. Vai trò của chùa làng rất quan trọng trong đs tinh thần của nhân dân vì ngôi
chùa góp phần hình thành tư tưởng đạo đức, nhân cách cho dân làng, trong đó phải kể đến vai trò
to lớn của nhà sư. “Chùa có sư như nhà có nóc”. Bởi vậy, một trong những điều đặc biệt là ĐN bị
xâm chiếm nhưng làng xã VN không mất, các sinh hoạt trong cộng đồng làng xã, trong đó ngôi
chùa vẫn cơ bản giữ được truyền thống, ít bị đồng hóa. Người dân từ nhiềuđời đã coi ngôi chùa là
trung tâm vh, là trường học góp phần GD nền đạo đức, lòng từ bi nên khi vừa dời đô về Thăng
Long, Lý Thái Tổ đã cho XD nhiều chùa và tuyển chọn hàng nghìn người ở kinh thành Thăng
Long xuất gia đi tu. Vì thế, thời Lí-Trần, trung tâm sinh hoạt vh dân gian ở các làng xã quanh các ngôi chùa.
Sang thời Lê, khi khi những ngôi đình xh và phát triển thì chùa làng vẫn không giảm đi phần quan trọng.
Các ngôi chùa nổi tiếng còn tồn tại đến ngày nay: chùa Phật Tích, chùa Dạm, Phổ Minh, Yên Tử, Một Cột…
+ Sách vở Trung Hoa đời Minh truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ thuật lớn mà họ gọi là
An Nam tứ đại khí: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, Tháo Báo Thiên, Chuông Quy Điền, Vạc Phổ
Minh. Đáng tiếc là tuyệt đại bộ phận các thành tựu văn hóa đều đã bị quân Minh tàn phá dã man.
- Đv mỗi ng dân VN dù là Phật tử hay không thì Phật giáo cũng góp phần nuôi dưỡng, củng cố,
phát triển CN nhân đạo, đức tính hòa hợp, tinh thần vị tha, những phẩm chất quý báu của con ng
VN. Người Việt tiếp nhận Phật giáo, đồng thời tiếp nhận những tư tưởng bình đẳng, bác ái, vô
ngã, vô thường…ở đạo Phật,những tư tưởng này cùng với tư tưởng cộng đồng cổ truyền đã làm
cản trở quá trình phân hóa g/c, làm dịu những cung đột g/c trong XH.
Sự đoàn kết, hòa hợp của Phật giáo và phát huy truyền thống hòa quyện giữa Phật giáo với Dân
tộc trên con đường phát triển của mình chắc hẳn sẽ làm cho Phật giáo đã, đang phát triển và sẽ
còn sống mãi trong lòng DT và giữa nền văn hóa DG của VN. Hiện nay, những giá trị văn hóa
truyền thống DT nói chung và vh Phật giáo nói riêng đang có dấu hiệu bị phai nhạt. Nhiều người
không hiểu giáo lí Phật giáo mặc dù đi chùa thường xuyên, trong đó có giới trẻ. Trong khi đó, sự
cám dỗ về vc ngày càng lớn, đạo đức XH xuống cấp nghiêm trọng, tệ nạn XH tràn lan, gây bất ổn
cho không ít GĐ và phức tạp cho XH, nhưng nhiều ng lại không tu học, không hiểu nhiều, hiểu
sâu. Đó là vđ cần được quan tâm để giữ gìn sự trong sáng của vh Phật giáo ở VN.
NHO GIÁO là hệ thống giáo lí của các nhà nho nhằm tổ chức XH có hiệu quả, được cho là do
Khổng Tử sáng lập. Sách kinh điển của Nho giáo gồm 2 bộ: Tứ thư và Ngũ kinh. Nho giáo được
các quan lại Trung Hoa như Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp ra sức truyền bá một cách áp đặt
vào nước ta từ đầu Công nguyên. Trải qua hơn 2000 năm, Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến
nhiều mặt đs vh người Việt, đb là đs tinh thần và tổ chức XH.
- Nho giáo vào VN là Nho giáo của gđ PK tập quyền chứ không phải Nho giáo nguyên thủy
mang màu sắc phân quyền thời Khổng Tử nên nó là ý thức hệ đặc trưng của tầng lớp cai trị PK.
Sự thẩm thấu của Nho giáo vào đs ND vì thế cũng hạn chế.
+ Người dân coi Nho giáo là học vấn của g/c thống trị nên chỉ giữ thái độ “kính nhi viễn chi”. Họ
học Nho giáo để đi thi, làm quan nhiều hơn là học về lối sống. Người dân tiếp thu nhân sinh quan
của Nho giáo trong một chừng mực nhất định, không xung đột với phong tục và không trái lệ làng.
+ Nhà Nho không tách thành một giai tầng đặc biệt, đỗ đạt thì ra làm quan, không đỗ/thôi quan
thì trở về làm người dân bình thường.
- Trong các hoạt động văn hóa, Nho giáo tác động chủ yếu vào các hoạt động văn hóa tinh thần:
+ Trong văn hóa tổ chức cộng đồng, ở cấp độ GĐ, Nho giáo phối hợp với văn hóa Hán làm hình
thành chế độ GĐ phụ hệ đi đôi với nam quyền cực đoan, tồn tại song hành với truyền thống trọng
nam đi đôivới trọng nữ của vh DG. Trong GĐ, gia tộc, quốc gia, Nho giáo trực tiếp làm hình
thành chế độ tông pháp, trao quyền thừa kế, thừa tự cho con trai trưởng chính dòng, song hành
với tập quán trao quyền thừa kế, thùa tự cho con trai út của DG. Trên bình diện QG, Nho giáo là
cơ sở làm hình thành tổ chức nhà nước của Đại Việt, bao gồm hệ thống hành chính, tổ chức quân
sự, quan chế, lương bổng…mô phỏng Trung Hoa, tồn tại song hành với tổ chức cộng đồng cấp
làng quê ra đời từ thời VL-ÂL
+ Về tín ngưỡng, nhà nho VN coi Nho giáo như tôn giáo, gạt bỏ, bài xích các tôn giáo khác ngoại
trừ những nội dung được Nho giáo chấp nhận và khuyến khích, như lòng tin vào thiên mệnh, việc