Ôn tập kiến thức bổ sung - Luật Dân Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội

Ôn tập kiến thức bổ sung - Luật Dân Sự | Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!

Câu 1: Một cây lớn được trồng trên đất nhà Huỳnh Đảo chìa một cành to sang khu
đất của Lý Cố. Trên cành cây này xuất hiện một loại cây thuốc chữa bệnh quý hiếm,
thân leo sống nhờ vào cành cây này. Tôn Lâm là một người chuyên đi rừng tìm các
loại cây thuốc quý hiếm phát hiện ra cây thuốc này và trèo lên lấy xuống đem về.
Huỳnh Đảo cho rằng cây thuốc đó thuộc quyền sở hữu của mình nên đòi lại. Lý Cố
cũng cho rằng cây thuốc đó thuộc về mình. Tôn Lâm không trả lại cây thuốc đó cho
bất kỳ người nào vì cho rằng cây thuốc đó là của mình. Biết rằng ở địa phương nơi
cây thuốc hoang dại, dù mọc ở đâu, đều thuộc quyền sở hữu của người đó; và cũng
biết rằng khu đất nói trên của Lý Cố luôn luôn mở ra cho mọi người qua lại và có
thể hái lượm hoa trái trong vườn để ăn mà không vần xin phép Lý Cố.
Hỏi: Tìm quy tắc pháp lý để khẳng định quyền sở hữu cây thuốc đó thuộc về ai, nếu
vụ việc được đưa ra tòa án?
Trả lời:
Cây lớn hiện tại được trồng trên diện tích đất nhà Huỳnh Đảo vì vậy Huỳnh Đảo
chính là chủ sở hữu của cây lớn và có quyền sở hữu với hoa lợi (sản vật tự nhiên mà tài
sản mang lại) thu được. Tuy nhiên, Huỳnh Đảo chỉ có quyền sở hữu toàn bộ đối với cây
và cây thuốc quý hiếm mọc trên cây lớn đó khi không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng
đất liền kề của Lý Cố.
Trong tình huống thì cành cây mọc cây thuốc quý lại chìa sang đất nhà Lý Cố mà
Huỳnh Đảo và Lý Cố không có bất kì thoả thuận nào trước về việc nếu hoa lợi phát sinh
trên cành cây này sẽ ra phân chia như thế nào.
Căn cứ theo Điều 190 Bộ Luật Dân sự “Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí
của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.” Và Khoản 2 Điều 175
“Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh
giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến
việc sử dụng đất của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc
khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác
định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt
quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
=> Như vậy theo điều 190 BLDS 2015 cành cây to có chứa cây thuốc quý đã làm
ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp khi lấn sang nhà Lý Cố và theo khoản 2 Điều 175 BLDS
2015 thì Huỳnh Đảo không có quyền sử dụng đối với cành cây to mọc cây thuốc quý vì
cành cây đó đã mọc chìa sang nhà Lý Cố và giữa họ chưa có sự thoả thuận nào nên cây
thuốc quý thuộc quyền sở hữu của Lý Cố
Tôn Lâm là người phát hiện cây thuốc quý và ở làng có có tập quán quy định, ai tìm
được cây thuốc hoang dại dù mọc ở đâu, đều thuộc quyền sở hữu của người đó và cũng
biết rằng khu đất nói trên của Lý Cố luôn luôn mở ra cho người qua lại hái lượm hoa trái
trong vườn mà không cần xin phép Lý Cố, tuy nhiên việc chiếm hữu cây thuốc quý đang
thuộc về Lý Cố và trong BLDS 2015 có quy định về quyền của chủ sở hữu với tài sản
theo Điều 190 BLDS 2015 nêu trên và theo Điều 579 BLDS 2015:
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn
cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với
tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài
sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy
định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người
khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ
trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
=> Việc Tôn Lâm chiếm hữu cây thuốc cần phải được hoàn trả về cho Lý Cố vì đó là
tài sản của Lý Cố - chủ sở hữu của cây thuốc quý. Và dựa vào căn cứ xác lập quyền sở
hữu đối với hoa lợi cho người chiếm hữu ngay tình thì Tôn Lân phải trả lại hoa lợi bằng
tiền.
Việc không áp dụng tập quán trong trường hợp này vì theo Điều 5 BLDS 2015 quy
định, việc hoa lợi là cây thuốc quý thuộc quyền sở hữu của ai thì đã được qui định trong
BLDS 2015 và được giải thích bên trên cho nên trường hợp này đã được quy định trong
điều luật nên ta không sử dụng tập quán để giải quyết trong trường hợp này.
Câu 2: Thị Tèo có một phiến đá thô để nhờ tại vườn nhà Trần Cung. Cả hai đều làm
nghề chế tác đá. Người cung cấp đá cho Trần Cung chưa kịp mang đá tới. Có ý
tưởng nghệ thuật lớn, Trần Cung lấy phiến đá của Thị Tèo thể hiện ý tưởng nghệ
thuật của mình và đồng thời gắn thêm vào phiến đá đó một vài vật phụ liên quan tới
ý tưởng nghệ thuật. Khi thể hiện xong tác phẩm này có giá trị gấp hàng chục lần giá
trị của phiến đá thô. Thị Tèo đòi phiến đá và cho rằng phiến đá đó thuộc quyền sở
hữu của mình. Trần Cung không đồng ý và đề nghị trả phiến đá khác hoặc trả tiền
tương đương với giá trị của phiến đá.
Hỏi:
- Vấn đề pháp lý liên quan đến tình huống này là gì? Phân tích?
- Quyền đối với phiến đá nên được giải quyết như thế nào? Tại sao?
Trả lời:
- Vấn đề pháp lý liên quan đến tình huống này là tranh chấp quyền sở hữu. Trong
tình huống trên, Thị Tèo và Trần Cung đang xảy ra tranh chấp, cụ thể là tranh viên đá
thuộc quyền sở hữu của bản thân mình.
- Quyền đối với phiến đá cần được giải quyết như sau:
+ Đầu tiên, cần xác định được rằng ai là chủ sở hữu đối với vật và phải đảm bảo cân
bằng về quyền và lợi ích giữa 2 bên.
Căn cứ Khoản 3, Điều 227 BLDS xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến
“Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có
quyền yêu cầu giao lại vật mới”. Trong tình huống, ta thấy Trần Cung đã thực hiện chế
biến lên phiến đá thô, Trần Cung có thể biết hoặc không biết rằng bản thân mình có
quyền đối với phiến đá
=> Mặc dù lúc đầu, phiến đá thô thuộc quyền sở hữu của Thị Tèo. Lúc này viên đá
này chỉ là 1 viên đá bình thường mà chưa có giá trị gì. Nhưng qua quá trình mà Trần
Cung chế biến, thể hiện ý tưởng nghệ thuật của mình và đồng thời gắn thêm vào phiến đá
đó một vài vật phụ liên quan tới ý tưởng nghệ thuật thì viên đá thô trở nên có giá trị hơn
só với ban đầu => Trần Cung là người chế biến, có công nhưng hành vi chiếm hữu của
Trần Cung sẽ không tính công vì nó không ngay tình, nên phải hoàn trả lại giá trị ban đầu
cho Thị Tèo.
Nên mặc dù không có nhưng Thị Tèo vẫn là chủ sở hữu của tác phẩm nghệ thuật do
viên đá thô thuộc quyền sở hữu của Thị Tèo. Nên Trần Cung phải giao lại phiến đá đã chế
tác cho Thị Tèo chứ không được giao phiến đá khác hoặc bồi thường tiền.
+ Nhưng ở đây ta cũng có thể thấy được 1 sự bất cập trong điều luật, chưa có sự cân
bằng giữa người chế biến và chủ sở hữu
Bài tập 3: A thuê B câu cá giúp mình mỗi ngày 2 tiếng, B câu được một con cá
quý, sau đó C hỏi mua, B bảo rằng chỉ là người câu thuê cho A, tuy nhiên C
cho rằng, cá ở biển là vật vô chủ nên người chiếm hữu đầu tiên B là chủ sở
hữu, do vậy B hoàn toàn có quyền định đoạt con cá. B sau đó bán lại con cá
cho C. Biết C mua lại con cá quý từ B, A yêu cầu C hoàn trả lại con cá cho
mình, C có phải hoàn trả kahi con cá không? Giải quyết tình huống trên.
C là người thứ 3 ngay tình. Căn cứ điều 228, trên thực tế, các động vật, thực vật
sống trong tự nhiên được gọi là vật vô chủ.
Căn cứ khoản 1, Điều 228 quy định: “Người đã phát hiện, người đang quản lý tài
sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy
định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.”
B được coi là chủ sở hữu con cá, có quyền bán cho C `2
Ông A trước khi chết để lại di chúc cho B con trai trưởng quyền sở hữu và con gái
C quyền hưởng dụng ngôi nhà X
TH1: Sống trong ngôi nhà một thời gian, điện nước sinh hoạt trong nhà không còn
tốt C thuê người sửa chữa, sau đó yêu cầu B hoàn trả phí sửa chữa cho mình. Yêu
cầu của C có được chấp thuận không? Không
Yêu cầu C trong trường hợp này không được chấp thuận. Bởi chị C đã sống
trong ngôi nhà một thời gian nghĩa là điện nưóc đã có sẵn. Đồng thời C- Người
hưởng dụng có nghĩa vụ: bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho
việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu
quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt.
TH2: Ngôi nhà C yêu cầu B sửa chữa khi bão tới, B không có nguy cơ sập nên
đồng ý vì cho rằng C sử dụng, C phải có nghĩa vụ sửa chữa. Sau đó C thuê người
sửa chữa, và yêu cầu B hoàn trả, yêu cầu của C có được tòa chấp thuận không? Có
Yêu cầu của C được TÒA chấp thuận
Bởi ngôi nhà có nguy cơ sập sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, hạ tầng ngôi nhà. Căn cứ
pháp lý khoản 4 điều 263 chủ sở hữu B thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo
đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất
toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.
TH3: Sống trong ngôi nhà C đứng ra nộp thuế đất hằng năm cho B, sau đó có thể
yêu cầu B hoàn trả lại chi phí này không?
B sẽ phải hoàn trả lại chi phí. Bởi trên mặt giấy tờ, pháp lý thì B là chủ sở hữu
của căn nhà đồng thời chưa có quy định hành chính với ngưòi hưởng dụng nên B
sẽ hoàn trả chi phí.
| 1/4

Preview text:

Câu 1: Một cây lớn được trồng trên đất nhà Huỳnh Đảo chìa một cành to sang khu
đất của Lý Cố. Trên cành cây này xuất hiện một loại cây thuốc chữa bệnh quý hiếm,
thân leo sống nhờ vào cành cây này. Tôn Lâm là một người chuyên đi rừng tìm các
loại cây thuốc quý hiếm phát hiện ra cây thuốc này và trèo lên lấy xuống đem về.
Huỳnh Đảo cho rằng cây thuốc đó thuộc quyền sở hữu của mình nên đòi lại. Lý Cố
cũng cho rằng cây thuốc đó thuộc về mình. Tôn Lâm không trả lại cây thuốc đó cho
bất kỳ người nào vì cho rằng cây thuốc đó là của mình. Biết rằng ở địa phương nơi
cây thuốc hoang dại, dù mọc ở đâu, đều thuộc quyền sở hữu của người đó; và cũng
biết rằng khu đất nói trên của Lý Cố luôn luôn mở ra cho mọi người qua lại và có
thể hái lượm hoa trái trong vườn để ăn mà không vần xin phép Lý Cố.

Hỏi: Tìm quy tắc pháp lý để khẳng định quyền sở hữu cây thuốc đó thuộc về ai, nếu
vụ việc được đưa ra tòa án?
Trả lời:
Cây lớn hiện tại được trồng trên diện tích đất nhà Huỳnh Đảo vì vậy Huỳnh Đảo
chính là chủ sở hữu của cây lớn và có quyền sở hữu với hoa lợi (sản vật tự nhiên mà tài
sản mang lại) thu được. Tuy nhiên, Huỳnh Đảo chỉ có quyền sở hữu toàn bộ đối với cây
và cây thuốc quý hiếm mọc trên cây lớn đó khi không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng
đất liền kề của Lý Cố.
Trong tình huống thì cành cây mọc cây thuốc quý lại chìa sang đất nhà Lý Cố mà
Huỳnh Đảo và Lý Cố không có bất kì thoả thuận nào trước về việc nếu hoa lợi phát sinh
trên cành cây này sẽ ra phân chia như thế nào.
Căn cứ theo Điều 190 Bộ Luật Dân sự “Chủ sở hữu được sử dụng tài sản theo ý chí
của mình nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân
tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.”
Và Khoản 2 Điều 175
“Người sử dụng đất được sử dụng không gian và lòng đất theo chiều thẳng đứng từ ranh
giới của thửa đất phù hợp với quy định của pháp luật và không được làm ảnh hưởng đến
việc sử dụng đất của người khác. Người sử dụng đất chỉ được trồng cây và làm các việc
khác trong khuôn viên đất thuộc quyền sử dụng của mình và theo ranh giới đã được xác
định; nếu rễ cây, cành cây vượt quá ranh giới thì phải xén rễ, cắt, tỉa cành phần vượt
quá, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

=> Như vậy theo điều 190 BLDS 2015 cành cây to có chứa cây thuốc quý đã làm
ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp khi lấn sang nhà Lý Cố và theo khoản 2 Điều 175 BLDS
2015 thì Huỳnh Đảo không có quyền sử dụng đối với cành cây to mọc cây thuốc quý vì
cành cây đó đã mọc chìa sang nhà Lý Cố và giữa họ chưa có sự thoả thuận nào nên cây
thuốc quý thuộc quyền sở hữu của Lý Cố
Tôn Lâm là người phát hiện cây thuốc quý và ở làng có có tập quán quy định, ai tìm
được cây thuốc hoang dại dù mọc ở đâu, đều thuộc quyền sở hữu của người đó và cũng
biết rằng khu đất nói trên của Lý Cố luôn luôn mở ra cho người qua lại hái lượm hoa trái
trong vườn mà không cần xin phép Lý Cố, tuy nhiên việc chiếm hữu cây thuốc quý đang
thuộc về Lý Cố và trong BLDS 2015 có quy định về quyền của chủ sở hữu với tài sản
theo Điều 190 BLDS 2015 nêu trên và theo Điều 579 BLDS 2015:
1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn
cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với
tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài
sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy
định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người
khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ
trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

=> Việc Tôn Lâm chiếm hữu cây thuốc cần phải được hoàn trả về cho Lý Cố vì đó là
tài sản của Lý Cố - chủ sở hữu của cây thuốc quý. Và dựa vào căn cứ xác lập quyền sở
hữu đối với hoa lợi cho người chiếm hữu ngay tình thì Tôn Lân phải trả lại hoa lợi bằng tiền.
Việc không áp dụng tập quán trong trường hợp này vì theo Điều 5 BLDS 2015 quy
định, việc hoa lợi là cây thuốc quý thuộc quyền sở hữu của ai thì đã được qui định trong
BLDS 2015 và được giải thích bên trên cho nên trường hợp này đã được quy định trong
điều luật nên ta không sử dụng tập quán để giải quyết trong trường hợp này.
Câu 2: Thị Tèo có một phiến đá thô để nhờ tại vườn nhà Trần Cung. Cả hai đều làm
nghề chế tác đá. Người cung cấp đá cho Trần Cung chưa kịp mang đá tới. Có ý
tưởng nghệ thuật lớn, Trần Cung lấy phiến đá của Thị Tèo thể hiện ý tưởng nghệ
thuật của mình và đồng thời gắn thêm vào phiến đá đó một vài vật phụ liên quan tới
ý tưởng nghệ thuật. Khi thể hiện xong tác phẩm này có giá trị gấp hàng chục lần giá
trị của phiến đá thô. Thị Tèo đòi phiến đá và cho rằng phiến đá đó thuộc quyền sở
hữu của mình. Trần Cung không đồng ý và đề nghị trả phiến đá khác hoặc trả tiền
tương đương với giá trị của phiến đá.
Hỏi:
- Vấn đề pháp lý liên quan đến tình huống này là gì? Phân tích?
- Quyền đối với phiến đá nên được giải quyết như thế nào? Tại sao?
Trả lời:
- Vấn đề pháp lý liên quan đến tình huống này là tranh chấp quyền sở hữu. Trong
tình huống trên, Thị Tèo và Trần Cung đang xảy ra tranh chấp, cụ thể là tranh viên đá
thuộc quyền sở hữu của bản thân mình.
- Quyền đối với phiến đá cần được giải quyết như sau:
+ Đầu tiên, cần xác định được rằng ai là chủ sở hữu đối với vật và phải đảm bảo cân
bằng về quyền và lợi ích giữa 2 bên.
Căn cứ Khoản 3, Điều 227 BLDS xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế biến
“Trong trường hợp người chế biến không ngay tình thì chủ sở hữu nguyên vật liệu có
quyền yêu cầu giao lại vật mới”. Trong tình huống, ta thấy Trần Cung đã thực hiện chế
biến lên phiến đá thô, Trần Cung có thể biết hoặc không biết rằng bản thân mình có
quyền đối với phiến đá
=> Mặc dù lúc đầu, phiến đá thô thuộc quyền sở hữu của Thị Tèo. Lúc này viên đá
này chỉ là 1 viên đá bình thường mà chưa có giá trị gì. Nhưng qua quá trình mà Trần
Cung chế biến, thể hiện ý tưởng nghệ thuật của mình và đồng thời gắn thêm vào phiến đá
đó một vài vật phụ liên quan tới ý tưởng nghệ thuật thì viên đá thô trở nên có giá trị hơn
só với ban đầu => Trần Cung là người chế biến, có công nhưng hành vi chiếm hữu của
Trần Cung sẽ không tính công vì nó không ngay tình, nên phải hoàn trả lại giá trị ban đầu cho Thị Tèo.
Nên mặc dù không có nhưng Thị Tèo vẫn là chủ sở hữu của tác phẩm nghệ thuật do
viên đá thô thuộc quyền sở hữu của Thị Tèo. Nên Trần Cung phải giao lại phiến đá đã chế
tác cho Thị Tèo chứ không được giao phiến đá khác hoặc bồi thường tiền.
+ Nhưng ở đây ta cũng có thể thấy được 1 sự bất cập trong điều luật, chưa có sự cân
bằng giữa người chế biến và chủ sở hữu
Bài tập 3: A thuê B câu cá giúp mình mỗi ngày 2 tiếng, B câu được một con cá
quý, sau đó C hỏi mua, B bảo rằng chỉ là người câu thuê cho A, tuy nhiên C
cho rằng, cá ở biển là vật vô chủ nên người chiếm hữu đầu tiên B là chủ sở
hữu, do vậy B hoàn toàn có quyền định đoạt con cá. B sau đó bán lại con cá
cho C. Biết C mua lại con cá quý từ B, A yêu cầu C hoàn trả lại con cá cho
mình, C có phải hoàn trả kahi con cá không? Giải quyết tình huống trên.

 C là người thứ 3 ngay tình. Căn cứ điều 228, trên thực tế, các động vật, thực vật
sống trong tự nhiên được gọi là vật vô chủ.
Căn cứ khoản 1, Điều 228 quy định: “Người đã phát hiện, người đang quản lý tài
sản vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, trừ trường hợp luật có quy
định khác; nếu tài sản là bất động sản thì thuộc về Nhà nước.”

 B được coi là chủ sở hữu con cá, có quyền bán cho C `2
Ông A trước khi chết để lại di chúc cho B con trai trưởng quyền sở hữu và con gái
C quyền hưởng dụng ngôi nhà X
TH1: Sống trong ngôi nhà một thời gian, điện nước sinh hoạt trong nhà không còn
tốt C thuê người sửa chữa, sau đó yêu cầu B hoàn trả phí sửa chữa cho mình. Yêu
cầu của C có được chấp thuận không? Không 
 Yêu cầu C trong trường hợp này không được chấp thuận. Bởi chị C đã sống
trong ngôi nhà một thời gian nghĩa là điện nưóc đã có sẵn. Đồng thời C- Người
hưởng dụng có nghĩa vụ: bảo dưỡng, sửa chữa tài sản theo định kỳ để bảo đảm cho
việc sử dụng bình thường; khôi phục tình trạng của tài sản và khắc phục các hậu
quả xấu đối với tài sản do việc không thực hiện tốt.
TH2: Ngôi nhà có nguy cơ sập nên C yêu cầu B sửa chữa khi bão tới, B không
đồng ý vì cho rằng C sử dụng, C phải có nghĩa vụ sửa chữa. Sau đó C thuê người
sửa chữa, và yêu cầu B hoàn trả, yêu cầu của C có được tòa chấp thuận không? Có
 Yêu cầu của C được TÒA chấp thuận
Bởi ngôi nhà có nguy cơ sập sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc, hạ tầng ngôi nhà. Căn cứ
pháp lý khoản 4 điều 263 chủ sở hữu B thực hiện nghĩa vụ sửa chữa tài sản để bảo
đảm không bị suy giảm đáng kể dẫn tới tài sản không thể sử dụng được hoặc mất
toàn bộ công dụng, giá trị của tài sản.
TH3: Sống trong ngôi nhà C đứng ra nộp thuế đất hằng năm cho B, sau đó có thể
yêu cầu B hoàn trả lại chi phí này không?
 B sẽ phải hoàn trả lại chi phí. Bởi trên mặt giấy tờ, pháp lý thì B là chủ sở hữu
của căn nhà đồng thời chưa có quy định hành chính với ngưòi hưởng dụng nên B sẽ hoàn trả chi phí.