Ôn tập kinh tế chính trị Mác Lênin-Trường đại học Văn Lang
: Hãy phân tích các thuộc tính của hàng hóa và mối liên hệ giữa nó với tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận này?Tài liệu giúp bạn tham khảo. ôn tập và đạt kết quả cao.Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị Mác -Lênin (022)
Trường: Đại học Văn Lang
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47840737
Câu 1: Hãy phân tích các thuộc tính của hàng hóa và mối liên hệ giữa nó với tính
chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa? Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận này?
-Khái niệm hàng hóa: là sản phẩm của lao động, thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người (giá trị sử dụng), thông qua trao đổi mua bán.
Hai thuộc tính của hàng hóa:
- Giá trị sử dụng :
+Giá trị sử dụng HH: là công dụng của vật phẩm, có thể thỏa mãn một nhu cầu
nào đó của con người; nhu cầu đó có thể là nhu cầu vật chất hoặc nhu cầu tinh thần;
cũng có thể là nhu cầu cho tiêu dùng cá nhân hoặc tiêu dùng cho SX. (Giá trị sử dụng
của cơm là để ăn, của áo là để mặc)
Giá trị sử dụng của HH do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên
HH đó quy định. Nền SX càng phát triển, khoa học, công nghệ càng tiên tiến, càng giúp
cho con người phát hiện ra nhiều và phong phú các giá trị sử dụng của HH khác nhau.
Giá trị sử dụng của HH là mục đích và yêu cầu của người mua, người tiêu dùng,
thuộc tính này do LĐ cụ thể tạo ra, nó tồn tại gắn liền với HH. - Giá trị:
+ Giá trị của HH là do lao động của người sản xuất HH kết tinh trong HH đó.
+ Lao động hao phí để sản xuất ra HH là cơ sở chung để trao đổi
-> giá trị HH là do lao động xã hội của người sản xuất ra HH đã hao phí để sản xuất ra
HH đã kết tinh trong hàng hóa đó.
-> Giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị, giá trị là nội dung, là cơ sở của giá trị trao đổi.
-> Thực chất họ chỉ trao đổi hao phí lao động bên trong của HH đó thôi. + Đặc trưng:
°Là một phạm trù lịch sử gắn với sản xuất HH
°Biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội, tức là những mối quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất HH
* Mối quan hệ giữa hai thuộc tính của HH
+ Nó vừa thống nhất vừa mâu thuẫn nhau:
° Thống nhất: 2 thuộc tính tồn tại đồng thời trong 1 HH ° Mâu thuẫn:
- Người bán quan tâm đến giá trị của HH
- Người mua quan tâm đến GTSD
-> Quá trình thực hiện GTSD và GT là 2 quá trình khác nhau về thời gian và không gian.
Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa -
LĐ cụ thể là LĐ có ích dưới một hình thức cụ thể của những nghề nghiệp
chuyên môn nhất định. Mỗi LĐ cụ thể có mục đích LĐ riêng, đối tượng LĐ riêng,
công cụ LĐ riêng, phương pháp LĐ riêng và kết quả riêng. LĐ cụ thể tạo ra giá trị sử lOMoAR cPSD| 47840737
dụng của hàng hoá. Các loại LĐ cụ thể khác nhau về chất nên tạo ra những sản phẩm
cũng khác nhau về chất và mỗi sản phẩm có một giá trị sử dụng riêng. LĐ cụ thể
phản ánh hệ thống phân công LĐ XH. (lao động cụ thể của người thợ may, mục đích
là sản xuất quần, áo, giày dép, đối tượng lao động là vải, da,..., phương pháp của
người đó là các thao tác về cắt, khâu, may, dệt,...phương tiện được sử dụng là kéo,
máy khâu, kim, chỉ; kết quả lao động là tạo ra nhưng bộ quàn áo, đôi giày, đôi dép.) -
LĐ trừu tượng là LĐ XH của người SX HH không kể đến hình thức cụ thể của
nó; đó là sự hao phí sức LĐ nói chung của người SX HH về cơ bắp, thần kinh, trí óc.
LĐ trừu tượng tạo ra giá trị của HH là cơ sở để so sánh, trao đổi các giá trị sử dụng
khác nhau. (lao động của người thợ mộc và lao động của người thợ may, nếu xét về
mặt lao động cụ thể thì hoàn toàn khác nhau, nhưng nếu gạt bỏ tất cả những sự
khác nhau ấy sang một bên thì chúng chỉ còn có một cái chung, đều phải hao phí sức
óc, sức bắp thịt và sức thần kinh của con người.) -
Nhờ phát hiện ra tính hai mặt của LĐ SX HH, C.Mác chỉ ra quan hệ chặt chẽ
giữa người SX và người tiêu dùng HH. LĐ cụ thể phản ánh tính chất tư nhân của LĐ
SX HH bởi việc SX cái gì, ở đâu, bao nhiêu, bằng công cụ nào... là việc riêng của mỗi
chủ thể SX. Ngược lại, LĐ trừu tượng phản ánh tính chất XH của LĐ SX HH, bởi LĐ của mỗi
người là một bộ phận của LĐ XH, nằm trong hệ thống phân công LĐ XH
Ý nghĩa thực tiễn -
Về lý luận, giúp phân biệt sản phẩm với HH, nắm vững phát minh khoa học về
tính hai mặt của LĐ SX HH để hiểu bản chất phạm trù giá trị làm cơ sở nhận thức các phạm trù KT khác. -
Về thực tiễn, vận dụng trong công tác hạch toán KT, phân tích chi phí tài chính,
giải quyết các quan hệ KT, quan hệ lợi ích, thúc đẩy SX kinh doanh hiệu quả, tránh
xung đột, mâu thuẫn trong SX đời sống.
Câu 2. Hãy phân tích lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của
hàng hóa ? Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận này ? -
Thời gian LĐ XH cần thiết là thời gian yêu cầu để SX một đơn vị giá trị HH
trong điều kiện trung bình với trình độ thành thạo trung bình, cường độ LĐ trung
bình trong những điều kiện bình thường XH. -
Lượng giá trị của một đơn vị HH là lượng thời gian hao phí LĐ XH cần thiết để SX rađơn vị HH đó. -Lượng giá trị HH:
+ Chi phí lao động tạo ra chip ,phần máy , màn hình .
+ Chi phí lao động của công nhân . - Thước đo giá trị HH:
-> Sản xuất và trao đổi phải dựa trên cơ sở và thời gian lao động xã hội cần thiết . lOMoAR cPSD| 47840737
* Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị HH: + Năng suất lao động + Cường độ lao động
+ Tính chất phức tạp hay giản đơn của lao động.
-> Phân tích rõ những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị HH:
Năng suất lao động :
- Năng suất LĐ là năng lực SX của người LĐ, được tính bằng số lượng sản phẩm SX ra
trong một đơn vị thời gian, hay số lượng thời gian hao phí để SX ra một đơn vị sản phẩm.
- Trong thời gian không đổi , khi năng suất lao động thì thời gian hao phí cho
một đơn vị sản xuất giảm ➙ Giá trị một đơn vị HH giảm
Ví dụ : xe máy trước kia 40 triệu , nay có thể 20 triệu và hiện đại .
-Năng suất lao động tăng ➙ TGCT để sản xuất ra HH giảm ➙ lượng giá trị của
một đơn vị sản phẩm càng ít .
-Năng suất lao động giảm ➙ TGCT để sản xuất ra HH tăng ➙ lượng giá trị của
một đơn vị sản phẩm càng nhiều .
➔Muốn giảm giá trị của mỗi đơn vị HH xuống , thì phải tăng năng suất lao động .
*Năng suất lao động phụ thuộc vào 4 yếu tố sau:
- Trình độ người lao động ( sức khỏe năng lực…)
- Sự phát triển của KHCN và ứng dụng chung vào sản xuất
- Trình độ quản lý vận hành - Điều kiện tự nhiên
Cường độ lao động:
- Cường độ LĐ là mức độ hao phí của lao động hay mức khẩn trương nặng nhọc của lao động .
- CĐLĐ tăng ➙ mức độ khẩn trương nặng nhọc tăng ➙ tổng sản phẩm làm ra tăng ➙ tổng hao phí tăng
- Bản chất : tăng CĐLĐ = tăng thời gian.
*Tính chất giản đơn hay phức tạp:
- LĐ giản đơn là LĐ chưa qua đào tạo, là LĐ không đòi hỏi có quá trình đào tạo một
cách hệ thống, chuyên sâu về chuyên môn, kỹ năng, nghiệp vụ cũng có thể thao tác được.
LĐ phức tạp là LĐ qua đào tạo, là những hoạt động LĐ yêu cầu phải trải qua một quá
trình đào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ theo yêu cầu của những nghề nghiệp chuyên môn nhất định
*Ý nghĩa của việc nghiên cứu lý luận:
- Trong hoạt động thực tiễn trên thị trường các chủ thể cạnh tranh gay gắt vớinhau,
lợi thế luôn thuộc về người SX có năng suất LĐ cao nhất tức chi phí SX thấp nhất,
ngược lại sẽ gặp bất lợi và nguy cơ phá sản. Vì thế cạnh tranh để tăng năng suất LĐ, lOMoAR cPSD| 47840737
giảm chi phí LĐ có ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp, do vậy các yếu tố tác động
tới năng suất LĐ được đặc biệt quan tâm ứng dụng.
Câu 3: Hãy phân tích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản? Vì sao hàng
hóa sức lao động là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn này? 1.
Phân tích công thức tư bản và mâu thuẫn của nó
a. Định nghĩa tư bản: Tư bản thể hiện ra trước hết là một số tiền, nhưng
không phải mọi thứ tiền đều là tư bản và tư bản không phải chỉ là tiền.
Tư bản là tiền hay các hình thức giá trị khác được sử dụng nhằm mục đích thu về
một số tiền lớn hơn, một lượng giá trị lớn hơn, bằng cách bóc lột sức lao động của
người công nhân làm thuê.
b. Công thức tư bản:
Tư bản có hai thuộc tính là sinh lợi và vận động. Sự vận động, lưu thông của tư
bản được thể hiện qua công thức chung của nó là: T - H - T'.
c. Mâu thuẫn của công thức tư bản:
Trong công thức chung của tư bản, do mục đích của lưu thông tư bản là giá trị và
giá trị lớn hơn, nên phải có T’ > T, T = T’ - T được C.Mac gọi là giá trị thặng dư và ký hiệu là m.
Mâu thuẫn của công thức tư bản thể hiện ra là dường như m có được là nhờ
lưu thông, nhưng lưu thông không tạo ra giá trị mà chỉ phân phối lại nó mà thôi.
Lý giải cho mâu thuẫn này là trong số những hàng hóa mà nhà tư bản mua về, có
một thứ hàng hóa đặc biệt có khả năng làm gia tăng giá trị, tạo ra giá trị mới lớn hơn
giá trị bản thân nó. Đó là hàng hóa sức lao động. 2.
Hàng hoá sức lao động là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong
côngthức chung của tư bản: a.
Sức lao động: là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong cơ thể một con người,
trong nhân cách sinh động của con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm
cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích.
Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi: Người lao động phải được tự do về thân
thể, làm chủ được sức lao động của mình và có quyền bán sức sức lao động của mình
như một hàng hóa; Người có sức lao động phải bị tước đoạt hết mọi tư liệu sản xuất
và tư liệu sinh hoạt trở thành “vô sản”, để tồn tại anh ta buộc phải bán sức lao động
của mình để kiếm sống.
Sức lao động biến thành hàng hóa là điều kiện quyết định để tiền biến thành tư
bản. Nhưng trước CNTB thì hàng hóa sức lao động chưa xuất hiện. Chỉ dưới CNTB thì
hàng hóa sức lao động mới xuất hiện và trở thành phố biến. b.
Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động: Giá trị của hàng hóa sức lao động
cũng do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái sản xuất ra nó quyết
định. Giá trị sức lao động được quy về giá trị của toàn bộ các tư liệu sinh hoạt cần lOMoAR cPSD| 47840737
thiết để sản xuất và tái sản xuất sức lao động, để duy trì đời sống của công nhân làm thuê và gia đình họ.
Giá trị hàng hóa sức lao động khác với hàng hóa thông thường ở chỗ nó bao hàm cả
yếu tố tinh thần và yếu tố lịch sử, phụ thuộc vào hoàn cảnh lịch sử của từng nước,
từng thời kỳ, phụ thuộc vào trình độ văn minh đã đạt được, vào điều kiện lịch sử
hình thành giai cấp công nhân và cả điều kiện địa lý, khí hậu.
Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động thể hiện ở quá trình tiêu dùng (sử dụng)
sức lao động, tức là quá trình lao động để sản xuất ra một hàng hóa, một dịch vụ nào đó.
Trong quá trình lao động, sức lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị
của bản thân nó; phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư. Đó
chính là đặc điểm riêng có của giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động. Đặc điểm
này là chìa khoá để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản đã trình bày ở trên.
Câu 4: Hãy phân tích hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư và giá trị thặng
dư siêu ngạch? Trên cơ sở đó, hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa chúng?
Phương pháp sản xuấi giá trị thặng dư tuyệt đối là phương pháp nâng cao tỷ suất
giá trị thặng dư bằng cách kéo dài ngày lao động trong khi thời gian lao động cần
thiết là không đổi, do đó gia tăng tương ứng thời gian lao động thặng dư.
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối là phương pháp nâng cao tỷ suất
giá trị thặng dư bằng cách rút ngăn thời gian lao động cần thiết, do đó kéo dài thời
gian lao động thặng dư trong khi độ dài ngày lao động khôsng thay đổi hoặc thậm chí rút ngắn lOMoAR cPSD| 47840737 Sự giống nhau: •
Cả hai đều nói về sự tạo ra giá trị thặng dư thông qua quá trình sản xuất. •
Cả hai đều quan tâm đến mối quan hệ giữa lao động và vốn trong
quá trình tạo ra giá trị. Sự khác biệt: •
Phương pháp sản xuấi giá trị thặng dư tuyệt đối tập trung vào mối
quan hệ sở hữu tư bản và lao động, trong khi phương pháp sản
xuất giá trị thặng dư tương đối tập trung vào cung và cầu trên thị trường. •
Phương pháp sản xuấi giá trị thặng dư tuyệt đối thường chú trọng
vào khía cạnh xã hội và lịch sử của việc sản xuất giá trị thặng dư,
trong khi phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối thường
tập trung vào quá trình sản xuất và thị trường trong ngày nay. •
Cách tính toán và đánh giá giá trị thặng dư cũng khác nhau giữa hai phương pháp này.
Tóm lại: mặc dù cả hai phương pháp đều nghiên cứu về việc tạo ra giá trị
thặng dư, nhưng chúng có góc nhìn và tiêu cực khác nhau và sử dụng các
phương pháp và lý thuyết riêng biệt để giải thích hiện tượng này.
Liên hệ thực tiễn: -
Ở nước ta hiện nay, phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư tuyệtđối dược sử dụng khá phổ biến. Người công nhân
phải làm tăng ca, thêm giờ, cường độ lao động cao,... trong khi
tiền lương thấp là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều cuộc đình
công. Thực tế này đòi hỏi Nhà nước phải tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, nâng cao
vai trò của công đoàn để bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động. -
Trong điều kiện điểm xuất phát của nước ta còn thấp,
để thúc đẩytăng trưởng kinh tế, cần tận dụng triệt để các nguồn
lực. Về cơ bản và lâu dài, cần phải coi trọng việc tăng năng suất
lao động xã hội, coi đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền
kinh tế quốc dân là giải pháp cơ bản để tăng năng suất lao động
xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. lOMoAR cPSD| 47840737
Câu 5: Hãy phân tích khái niệm, bản chất, biểu hiện và vai trò của lợi
ích kinh tế? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lý luận này?
Khái niệm và bản chất: •
Lợi ích kinh tế là sự thu được một giá trị hoặc lợi nhuận từ một
hoạt động kinh tế cụ thể. Nó thường được đo lường bằng tiền và
thể hiện sự khái quát về sự hài lòng hay lợi nhuận mà một cá nhân
hoặc tổ chức đạt được từ các quyết định và hành động kinh doanh. •
Bản chất của lợi ích kinh tế thường liên quan đến việc tối đa hóa
lợi nhuận, tăng cường hiệu suất và nâng cao sự thịnh vượng của cá nhân hoặc tổ chức.
Biểu hiện và vai trò: •
Biểu hiện của lợi ích kinh tế có thể thấy qua các chỉ số như doanh
số bán hàng, lợi nhuận, tỷ suất sinh lời, tăng trưởng GDP, và các chỉ số kinh tế khác. •
Lợi ích kinh tế có vai trò quan trọng trong xác định sự thành công
của một tổ chức kinh doanh hoặc một nền kinh tế. Nó giúp định
hình các quyết định chiến lược, đầu tư, và phát triển kinh doanh. •
Một số quan hệ lợi ích trong nền kinh tế thị trường như : Quan hệ
lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động , Quan hệ lợi
ích giữa những người sử dụng lao động , Quan hệ lợi ích giữa
những người lao động , Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội .
Ý nghĩa lý luận và thực tiễn -
Về lý luận: Con người tiến hành các hoạt động kinh tế
- xã hộitrước hết là để thỏa mãn các nhu cầu vật chất. Do vậy,
lợi ích kinh tế chính là động lực, là mục tiêu của các hoạt động
kinh tế - xã hội. Mác đã chỉ rõ: “Cội nguồn phát triển của xã hội
không phải là quá trình nhận thức, mà là các quan hệ của đời
sống vật chất, tức là các lợi ích kinh tế của con người”. -
Về thực tiễn: Ở Việt Nam trong một thời gian dài, vấn
đề lợi íchkinh tế, nhất là lợi ích cá nhân, đã không được quan
tâm đúng mức. Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, cần
quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng - Nhà nước ta: xem lợi
ích kinh tế là động lực của sự phát triển, tôn trọng lợi ích cá nhân
chính đáng, lạo động lực cho sự phát triển đất nước.