Ôn tập lý thuyết Quản trị học | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Ôn tập lý thuyết Quản trị học | Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị học (QTH12)
Trường: Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học
CHƯƠNG 1: Khái Quát Về Quản Trị
Khái niệm Quản Trị
Quản trị học là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi con người kết hợp với nhau trong
các tổ chức nhằm đạt được những mục tiêu chung.
★ Mary Parker Follet cho rằng “Quản trị là nghệ thuật đạt được mục đích thông qua người khác”.
★ Koontz và O’Donnell định nghĩa: “mọi nhà quản trị ở mọi cấp độ và trong mọi cơ sở đều có một
nhiệm vụ cơ bản là thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau
trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục đích đã định”.
★ James Stoner và Stephen Robbins: “Quản trị là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm
soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra”.
=> Quản trị là quá trình tác động thường xuyên, liên tục và có tổ chức của chủ thể quản trị đến đối
tượng quản trị nhằm phối hợp các hoạt động giữa các bộ phận, các cá nhân, các nguồn lực với nhau để
đạt đến mục tiêu của tổ chức.
1. Quản trị là hoạt động có hướng (mục tiêu).
2. Quản trị là sử dụng các nguồn lực có hiệu quả để đạt được mục tiêu.
3. Quản trị là hoạt động được tiến hành thông qua con người.
4. Hoạt động quản trị chịu sự tác động của môi trường đang biến đổi không ngừng.
Mục tiêu của quản trị
● Hiệu quả (Efficiency):
+ Làm việc đúng cách (do things right)
+ Gắn liền với phương tiện
=> Tỷ lệ giữa đầu ra đạt được so với chi phí đầu vào.
● Kết quả (Effectiveness):
+ Làm đúng việc (do right things)
+ Gắn liền với mục tiêu
=> Tỷ lệ giữa đầu ra đạt được so với mục tiêu đề ra.
Đối tượng của quản trị
Tiếp cận theo quá trình hoạt động
Tiếp cận theo chức năng quản trị about:blank 1/53 08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học
Các quan điểm quản trị
Hướng tiếp cận quản trị
Quản trị công công việc ● Năng suất, hiệu quả
Tiếp cận theo lĩnh vực hoạt động ● Quy trình, nguyên tắc Quản trị con người
● Phát triển mối quan hệ
● Tạo động lực làm việc Quản trị sản xuất
● Phần mềm, mô hình, lý thuyết ● Ra quyết định
Tính khoa học và nghệ thuật của quản trị Quản trị khoa học: -
Khoa học là một lĩnh vực tri thức gồm những kinh
nghiệm đã được tổng kết và khái quát hóa, nó có thể
áp dụng tổng quát trong mọi trường hợp. Cung cấp cho
nhà quản trị cách suy nghĩ có hệ thống. -
Cung cấp cho nhà quản trị các quan niệm và ý niệm
nhằm phân tích, đánh giá và nhận diện bản chất các vấn đề. -
Cung cấp cho nhà quản trị những kỹ thuật, phương
pháp giải quyết vấn đề (kỹ thuật thiết lập chiến lược,
kỹ thuật thiết kế cơ cấu,...)
Nghệ thuật quản trị có được qua kinh nghiệm, nghiên cứu và quan sát,... => Nghệ thuật thể hiện thông
qua việc áp dụng những lý thuyết, nguyên tắc quản trị vào tình huống cụ thể.
Sử dụng người (“Dùng người như dùng mộc” - (Khổng Tử)) => Giáo dục người (Khen, phê bình,
thuyết phục,...) => Ứng xử (nói thẳng, triết lý, gợi ý,...) => Sử dụng người.
+ Khoa học: sự hiểu biết kiến thức có hệ thống
+ Nghệ thuật: sự tinh lọc kiến thức
=> Nghệ thuật phải dựa trên nền tảng khoa học
=> Khoa học và nghệ thuật không đối lập, loại trừ mà bổ sung cho nhau.
Chức năng của quản trị
1. Hoạch định
+ Hoạch định liên quan đến dự báo và tiên liệu tương lai nhằm nhận ra cơ hội, rủi ro.
+ Hoạch định nhằm nhận diện điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. about:blank 2/53 08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học about:blank 3/53 08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học
- Đơn giản => Phức tạp
- Ổn định => Năng động
+ Mối quan hệ: Mối quan hệ trong nội bộ và bên ngoài trở nên chặt chẽ
Lý thuyết quản trị cổ điển
1.1 Lý thuyết quản trị khoa học
Frededric W.Taylor (1856 - 1915)
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người và công việc.
- Giảm thời gian bằng tối ưu hóa công việc.
* Thiết kế công việc khoa học, tiêu chuẩn hóa quy trình thực hiện công việc.
* Lập kế hoạch, phân chia trách nhiệm rõ ràng.
* Tuyển chọn và huấn luyện công nhân đạt yêu cầu.
* Khen thưởng bằng vật chất.
Frank (1886 - 1924) và Lillian Gilbreth (1878 - 1972)
- Nghiên cứu thời gian và cách thức làm việc +
Chia công việc thành nhiều phần nhỏ +
Tổ chức hợp lý công việc
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa người lao động và tinh thần
=> Cải thiện môi trường làm việc
=> Tinh thần người lao động
=> Nâng cao năng suất lao động Henry Gantt (1861 - 1919)
⇔ Ưu điểm : quan tâm đến hiệu quả và năng suất
⇔ Nhược điểm : Chú trọng tính kỹ thuật và kinh tế, ít chú trọng tính nhân văn.
1.2 Lý thuyết quản trị hành chính Max Weber (1864 - 1920)
1. Phân công lao động theo chuyên môn và năng lực
2. Tổ chức phải có cơ cấu hệ thống thứ bậc hình tháp
3. Các quy tắc và thủ tục chính thức bằng văn bản
4. Tuân thủ tính nguyên tắc, luật lệ để đảm bảo tính khách quan
5. Đánh giá lao động dựa trên kết quả lao động Henry Fayol (1841 - 1925)
1. Phân công lao động: sự phân chia công việc, đảm bảo sự chuyên môn hóa là rất cần thiết. Nó đảm bảo công
việc được hoàn thành nhanh chóng và có chất lượng cao.
2. Quyền hành và trách nhiệm: có quan hệ mật thiết với nhau. Quyền hạn phải gắn liền với trách nhiệm. Giao
trách nhiệm mà không giao quyền thì công việc không hoàn thành được. Có quyền quyết định mà không chịu trách
nhiệm về quyết định đã đưa ra thì sẽ dẫn tới thói vô trách nhiệm và hậu quả xấu. about:blank 4/53 08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học
3. Tính kỷ luật: là sự tôn trọng những thỏa thuận đạt đến sự tuân lệnh, tính chuyên cần. Fayol tuyên bố rằng kỷ
luật đòi hỏi có những người lãnh đạo tốt ở mọi cấp, chất lượng và hiệu quả cao trong kinh doanh.
4. Thống nhất chỉ huy : Nguyên tắc này có nghĩa là nhân viên chỉ được nhận mệnh lệnh từ một thượng cấp mà thôi.
5. Hệ thống quyền hành : theo nguyên tắc này thì một nhóm hoạt động có cùng một mục tiêu phải có người đứng
đầu và phải có kế hoạch thống nhất. Nguyên tắc này có liên quan đến đoàn nhóm hơn là đối với cá nhân, nhân viên như ở nguyên tắc trên.
6. Lợi ích chung : nguyên tắc này tự nó đã giải thích rõ. Tuy nhiên, theo H. Fayol khi có sự khác biệt không thống
nhất giữa lợi ích cá nhân và lợi ích chung thì cấp quản trị phải hòa giải hợp lý.
7. Trả thù lao thỏa đáng
8. Tập trung hóa khi ra quyết định 9. Thông tin thông suốt
10. Sinh hoạt theo trật tự H.Fayol cho rằng vật nào, người nào cũng có chỗ riêng của nó. Phải đặt cho đúng vật
nào, người nào vào chỗ nấy. Đây là một nguyên tắc quan trọng trong việc sắp xếp, sử dụng người và dụng cụ, máy móc. 11. Tính công bằng
12. Duy trì ổn định công việc sự ổn định nhiệm vụ là nguyên tắc cần thiết trong quản trị. Nó đảm bảo cho sự
hoạt động với mục tiêu rõ ràng và có điều kiện để chuẩn bị chu đáo. Sự thay đổi luôn luôn không cần thiết và thiếu
căn cứ tạo nên những nguy hiểm do thiếu ổn định kèm theo những lãng phí và phí tổn to lớn.
13. Chủ động trong công việc (sáng kiến) sáng kiến được quan niệm là sự nghĩ ra và thực hiện công việc một
cách sáng tạo. Fayol khuyên các nhà quản trị nên ‘hy sinh lòng tự kiêu cá nhân’ để cho phép cấp dưới thực hiện
sáng kiến của họ. Điều này rất có lợi cho công việc. 14. Tinh thần tập thể
⇔ Ưu điểm : Đưa ra các nguyên tắc đảm bảo sự ổn định của tổ chức (Cơ cấu rõ ràng, Đảm bảo nguyên tắc).
⇔ Nhược điểm : Chưa chú ý đến nhu cầu xã hội của nhân viên và tác động của môi trường.
Lý thuyết quản trị cổ điển ➔ Đóng góp
◆ Đặt nền tảng cho quản trị học hiện đại
◆ Việc quản trị trong các cơ sở kinh doanh ở phương Tây được cải tiến rõ rệt trong những
thập niên đầu thế kỷ XX ➔ Hạn chế
◆ Xem con người là “con người thuần lý kinh tế”
◆ Tổ chức là một hệ thống khép kín
◆ Lý thuyết xuất phát từ kinh nghiệm, thiếu cơ sở của nghiên cứu khoa học ➔ Kết luận
◆ Quan tâm đến hiệu quả lao động thông qua tăng năng suất lao động
◆ Taylor : Tăng năng suất lao động xuất phát từ công nhân
◆ Fayol : Tăng năng suất lao động xuất phát từ quản trị
Lý thuyết quản trị hành vi (tâm lý xã hội)
⇔ Ưu điểm : Quan tâm đến nhu cầu xã hội của con người. about:blank 5/53 08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học about:blank 6/53 08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học
1.4 Lý thuyết quản trị chất lượng - Edwards Deming (IOS)
Quản trị chất lượng là tập hợp các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ
chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách
chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng
và cải tiến chất lượng.
1.5 Lý thuyết quản trị theo mục tiêu - Peter Drucker
Quản trị theo mục tiêu tức là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và
sau đó hướng hoạt động của người lao động vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đã được thiết lập.
MBO là một quá trình gồm 5 bước:
- Thiết lập và xem xét mục tiêu của tổ chức
- Thiết lập mục tiêu của từng bộ phận và cá nhân - Kiểm soát quá trình - Đánh giá hiệu quả
- Ghi nhận kết quả, thành tích đạt được.
CHƯƠNG 2: Nhà Quản Trị
I. Khái niệm nhà quản trị +
Nhà quản trị là người nắm giữ những vị trí đặc biệt quan trọng trong tổ chức, được giao quyền
hạn và trách nhiệm để điều khiển và giám sát công việc của những người khác nhằm hoàn thành mục tiêu chung của tổ chức about:blank 7/53 08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học +
Trong bất kỳ tổ chức nào cũng tồn tại một hệ thống phân cấp các thành viên, mỗi thành viên
đảm nhiệm các vị trí và vai trò khác nhau. Trong đó phân cấp ra 2 lớp người quản trị và người thừa hành. -
Người thừa hành là người trực tiếp làm các công việc có tính chuyên môn tác nghiệp cụ
thể và không có trách nhiệm giám sát công việc của người khác -
Ngược lại, nhà quản trị có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành các hoạt động của những
người khác trong tổ chức
II. Cấp bậc quản trị
1. Các cấp bậc của nhà quản trị +
Điều khác biệt cơ bản giữa nhà quản trị và người
thừa hành chính là nhà quản trị làm việc theo cơ chế báo
cáo, theo hệ thống chỉ huy, cấp dưới báo cáo trực tiếp công
việc cho cấp trên, có thể bằng việc bằng văn bản.
+ Trong một tổ chức, thông thường nhà quản trị được phân
thành 3 cấp: quản trị viên cấp cơ sở, cấp trung và cấp cao.
Nhiệm vụ chung của nhà quản trị là giám sát hoạt động của
nhân viên thừa hành hoặc các quản trị viên cấp thấp hơn.
Tùy vào tính chất công việc và quy mô của tổ chức mà các
nhà quản trị cũng có thể tham gia vào một số công việc cụ thể: -
Quản trị viên cấp cơ sở thường được gọi là giám sát viên. Họ có thể là trưởng nhóm tư vấn
khách hàng, là huấn luyện viên trong các đội bóng đá, hoặc là người tổ chức thời khóa biểu các
môn học. Quản trị viên cấp cơ sở chịu trách nhiệm giám sát công việc hàng ngày của các nhân viên thừa hành. -
Quản trị viên cấp trung sẽ có nhiệm vụ giám sát quản trị viên cấp cơ sở và có thể là 1 số nhân
viên thừa hành. Có trách nhiệm chính là chuyển tải những mục tiêu chung do quản trị viên cấp
cao đề ra thành những mục tiêu cụ thể mà cấp quản trị thấp hơn có thể thực hiện được. -
Quản trị viên cấp cao có thể là các giám đốc điều hành hoặc là chủ tịch hội đồng quản trị ở các
doanh nghiệp, họ chịu trách nhiệm ra các quyết định về đường lối cho tổ chức và thiết lập các
chính sách mang tầm ảnh hưởng tới tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đó.
2. Mối quan hệ giữa cấp bậc quản trị và chức năng quản trị
Bất kể nhà quản trị ở các vị trí, cấp độ nào cũng
đều thực hiện 4 chức năng là: hoạch định, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm soát. -
QTV cấp cao: hoạch định, tổ chức -
QTV cấp trung: tổ chức, lãnh đạo -
QTV cấp cơ sở: lãnh đạo about:blank 8/53 08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học about:blank 9/53 08:43 22/02/2024
QUẢN TRỊ HỌC - Ôn tập lý thuyết quản trị học
IV. Năng lực nhà quản trị
1. Các năng lực của nhà quản trị Tư duy -
Là năng lực khó hình thành nhất và cần thiết nhất của quản trị cấp cao -
Hiểu biết nhiều lĩnh vực -
Thấu hiểu & giảm thiểu mức độ phức tạp -
Phán đoán và phản ứng nhanh nhạy các tình huống phát sinh Nhân sự
- Hiểu biết nhu cầu, động cơ, thái độ của con người
- Truyền đạt thông điệp, động viên, phân bổ công việc
- Liên hệ với con người
- Tạo động lực và thúc đẩy con người qua lời nói, chữ viết, cử chỉ, hành động... Chuyên môn
- Kỹ năng cần thiết cho quản trị viên cấp cơ sở
- Khả năng áp dụng được kiến thức chuyên môn, cụ thể và chuyên biệt để thực hiện và giải quyết các công việc
- Gắn với công việc cụ thể của từng bộ phận
- Công ty phân chia ra những bộ phận khác nhau và những nhà quản trị phụ trách từng bộ phận riêng biệt
2. Mối quan hệ giữa năng lực quản trị và cấp bậc quản trị
NQT có đầy đủ năng lực tư duy, nhân sự và chuyên môn sẽ có nhiều khả năng thành công
trong quản trị. Tùy vào cấp bậc quản trị khác nhau mà yêu cầu về năng lực cũng khác nhau.
Năng lực tư duy sẽ cần thiết hơn cho quản trị viên cấp cao và ít cần thiết hơn cho quản trị
viên cấp cơ sở. Ngược lại năng lực chuyên môn sẽ cần thiết hơn cho qtv cấp cơ sở và ít quan trọng
hơn so với quản trị viên cấp cao. trong khi đó, năng lực nhân sự thì quan trọng hơn như nhau ở 3 cấp.
Cũng có quan điểm cho rằng, qtv cấp cơ sở sẽ cần năng lực nhân sự nhiều nhất. Vì qtv cấp
cơ sở phải động viên nhân viên dưới quyền cải tiến hoạt động, đưa ra phải hồi cho công việc của
nhân viên, giải quyết các vấn đề về mối quan hệ nhân viên, giám sát công việc của từng cá nhân about:blank 10/53