-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ôn tập pháp luật chủ thể kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc thành lập cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Luật doanh nghiệp (LDN001) 90 tài liệu
Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Ôn tập pháp luật chủ thể kinh doanh | Trường Đại học Kinh tế – Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc thành lập cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Luật doanh nghiệp (LDN001) 90 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47025533
ÔN TẬP PHÁP LUẬT CHỦ THỂ KINH DOANH Thảo luận buổi 4
1. Người thừa kế phần vốn góp của thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở
lên sẽ trở thành thành viên của công ty đó. => Nhận định đúng
Căn cứ Điều 53 Luật Doanh Nghiệp 2020, người thừa kế phần vốn góp của thành viên
trong công ty cổ phần sẽ trở thành thành viên của công ty cổ phần đó.
2. Công ty TNHH không được huy động vốn bằng cách phát hành chứng khoán.
=> Nhận định sai.
Theo quy định tại khoản 3 điều 4 Luật Chứng khoán 2019 thì trái phiếu là loại chứng
khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ
của tổ chức phát hành. Căn cứ Khoản 4, Điều 46, “Công ty trách nhiệm hữu hạn hai
thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định
khác của pháp luật có liên quan”. Vì vậy Công ty cổ phần có thể phát hành trái phiếu
để huy động vốn từ nhà đầu tư, mà trái phiếu là chứng khoán nên công ty có thể
phát hành chứng khoán để huy động vốn.
3. Mọi tổ chức, cá nhân thuộc thành lập cấm thành lập và quản lý doanh nghiệp
đều không thể trở thành thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên. => Nhận định sai.
Khoản 2, Điều 17 Luật doanh nghiệp quy định các thành viên không được thành lập
doanh nghiệp nhưng vẫn được làm thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên
với hình thức là người góp vốn sau khi đã thành lập công ty. (Vì điều 55 quy định
tất cả các thành viên công ty là cá nhân đều thuộc hội đồng thành viên) .Ví dụ:
trường hợp người mất hành vi dân sự hay hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn là
thành viên công ty TNHH được xác lập thông quan người đại diện (Khoản 3, Điều
53) hay đói tượng Viên chức bị cấm thành lập doanh nghiệp nhưng vẫn được góp
vốn thì có thể là thành viên của công ty TNHH.
4. Mọi thành viên cá nhân của hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên
trở lên đều có thể được bầu giữ chức Chủ tịch hội đồng thành viên. lOMoAR cPSD| 47025533 => Nhận định sai
Không phải cá nhân nào cũng được thành lập và quản lý doanh nghiệp, cụ thể ở đây là chủ
tịch hội đồng thành viên , tuy nhiên vẫn được làm Hội đồng quản trị của công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
Các cá nhân đó thuộc Khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp
VD: Công chức, viên chức được làm hội đồng thành viên nhưng không được làm chủ tịch hội đồng thành viên
*Khoản 24 Điều 4 Luật doanh nghiệp quy định các chủ thể là người quản lý.
=> Lưu ý các chức danh khác được quy định trong Điều lệ công ty.
5. Trong mọi trường hợp, Thành viên hoặc nhóm thành viên công ty TNHH 2
thànhviên trở lên sở hữu dưới 10% vốn điều lệ không có quyền yêu cầu triệu
tập họp hội đồng thành viên. => Nhận định sai
2 trường hợp ngoại lệ tại Khoản 2 và khoản 3, Điều 49 Luật doanh nghiệp •
Điểm a, Khoản 2, Điều 49: Thành viên, nhóm thành viên sở hữu từ 10% vốn điều
lệ trở lên hoặc một tỉ lệ khác nhỏ hơn do Điều lệ công ty quy định có thể yêu cầu
triệu tập họp hội đồng thành viên để giải quyết các vấn đề thuộc thẩm quyền. •
Khoản 3, Điều 49: Khi công ty có 1 thành viên sở hữu trên 90% vốn điều lệ thì
nhóm thành viên còn lại cũng có quyền triệu tập họp hội đồng thành viên.
6. Mọi trường hợp tăng vốn điều lệ trong công ty TNHH 2 thành viên trở lên đềulàm
thay đổi tỷ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu. => Nhận định sai.
Căn cứ Điều 68 thì công ty TNHH có thể tăng vốn điều lệ bằng cách tăng vốn góp của
thành viên. Nếu các thành viên công ty đều góp thêm số tiền vốn đúng với tỷ lệ góp vốn
hiện tại của họ thì việc tăng vốn điều lệ không làm thay đổi tỷ lệ vốn góp giữa các thành viên.
7. Hợp đồng, giao dịch giữa công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân với chủ sở hữucông
ty phải được sự phê chuẩn của cơ quan đăng ký kinh doanh. => Nhận định sai.
CSPL: Khoản 6, Điều 86 Luật doanh nghiệp 2020 lOMoAR cPSD| 47025533
- Chỉ yêu cầu ghi chép lại và lưu giữ thành hồ sơ riêng của công ty chứ không cần sự phê
duyệt của cơ quan đăng ký kinh doanh.
8. Hợp đồng giữa công ty TNHH 1 thành viên với chủ sở hữu phải được HĐTV
hoặcChủ tịch công ty, GĐ hoặc TGĐ và KSV xem xét quyết định theo nguyên tắc đa số. =>Nhận định sai.
Khoản 3, Khoản 6, Điều 86, LDN 2020.
Khoản 3, Điều 86 quy định trừ Điều lệ công ty có quy định khác, thì mới thực hiện theo
nguyên tắc đa số, còn không sẽ thực hiện theo điều lệ công ty. VD: Điều lệ quy định 100% nhất trí, ¾,….
9. Cuộc họp của Hội đồng thành viên Công ty TNHH hai thành viên trở lên có thểhợp
lệ ngay cả khi chỉ có 1 thành viên dự họp. => Nhận định sai.
CSPL: Khoản 1, Điều 58 Luật doanh nghiệp 2020.
Cuộc họp hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65%
vốn điều lệ trở lên hoặc tỷ lệ do Điều lệ công ty quy định.
=> Phụ thuộc vào số vốn góp chứ không phải số lượng người đi họp.
10. Giám đốc hoặc tổng giám đốc có quyền quyết định việc thay đổi trụ sở chính
củacông ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. => Nhận định sai.
Khoản 2, Điểm k Điều 55: Hội đồng thành viên có quyền thay đổi điều lệ công ty. Mà điều
lệ công ty quy định địa chỉ, mà địa chỉ phải thay đổi trong giấy đăng ký kinh doanh.
Có 2 các thức thay đổi: + Điều 61 lấy ý kiến
+ Điều 57: Tổ chức cuộc họp
11.Thành viên công ty TNHH luôn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số
vốn đã góp vào công ty. Nhận định sai.
Theo Khoản 1 Điều 46: “Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và
nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào
doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này.” lOMoAR cPSD| 47025533
Nhưng có trường hợp ngoại lệ nếu thành viên công ty chưa góp đủ hoặc
chưa đủ số vốn đã cam kết nhưng vẫn phải chịu trách nhiệm tương ứng với
tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết sẽ góp theo Khoản 4 Điều 47. (chịu trách
nhiệm trong và ngoài phần vốn đã góp – khi chưa góp hoặc chưa góp đủ số
vốn – phải góp thêm vào) rủi ro về chịu trách nhiệm hữu hạn chuyển cho
đối tác, chủ nợ của công ty và mnag lại lợi thế cho cổ đông công ty nếu họ
góp đúng và đủ số vốn.
Chịu trách nhiệm nhiều hơn và ngoài phần vốn đã góp nếu vi phạm tiến độ góp vốn.
Ngoại lệ nguyên lý TNHH:
- Định giá khống TSGV: liên đới góp thêm phần chênh lệch (Điều 16)
12.Thành viên công ty TNHH 2 thành viên trở lên chưa góp đủ số vốn đã cam
kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã góp đối với các
nghĩa vụ tài chính của công ty.
Nhận định sai. Theo Khoản 4 Điều 47
Trong phạm vi tỉ lệ vốn đã cam kết
Chịu trách nhiệm trước ngày công ty điều chỉnh vốn điều lệ.
13.Công ty TNHH một thành viên luôn có ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức quản lý.
Nhận định sai. Theo Khoản 1 Điều 79 thì Công ty TNHH MTV không bắt
buộc có Ban kiểm soát và nếu muốn lập thì phải do chủ sở hữu quyết định
– nếu là DNNN thì cần (Khoản 2)
14.Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên phải giữ chức Chủ tịch công ty
Nhận định sai. Khoản 2 Điều 85 khi chủ sở hữu công ty là cá nhân thì phải
giữ chức chủ tịch công ty. Còn nếu là tổ chức thì theo Khoản 1 Điều 81 thì
chủ sở hữu có thể bổ nhiệm chủ tịch công ty.
15.Chủ sở hữu công ty là người đại diện theo pháp luật trong công ty TNHH một thành viên.
Nhận định sai. Không nhất thiết là chủ sở hữu đại diện theo pháp luật mà
theo Khoản 3 Điều 79 thì có thể là chủ tịch HĐTV, chủ tịch công ty, giám
đốc hoặc tổng giám đốc.
*Khi nào thành lập chức danh Chủ tịch HĐTV? khi chủ sở hữu cử nhiều người quản lý công ty.
*Khi nào thành lập chức danh Chủ tịch công ty? khi chủ sở hữu của 1
người thì người đó làm chủ tịch công ty.
*Vì sao pháp luật lại quy định HĐTV của mỗi công ty lại quy định khác nhau? lOMoAR cPSD| 47025533
Công ty TNHH MTV: không lúc nào cũng có chỉ khi chủ sở hữu là tổ chức.
Công ty TNHH MTV, CTHD luôn có HĐTV
HĐTV trong công ty TNHHMTV: quản lý công ty – cơ quan quản lý –
không phải là cơ quan cuối cùng mà phải thông qua ý kiến chủ sở hữu –
quyết định theo đầu người chứ không phải vốn. HĐTV trong các công ty
khác: cơ quan chủ sở hữu.
HĐTV của công ty TNHH 2TV trở lên: theo tỷ lệ vốn góp
16.Chủ tịch HĐTV của công ty TNHH một thành viên không được kiêm nhệm
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty.
Nhận định sai. Chủ tịch HĐTV của công ty TNHH một thành viên có thể
kiêm nhiệm trừ trường hợp pháp luật, điều lệ công ty quy định khác.
Tình huống 1 :Cty có tỷ lệ vốn góp là 2 tỷ, sau tăng lên 3 tỷ, A, B, C, D với tỷ lệ vốn góp là 1:2:3:4.
a, có những cách góp vốn nào nếu tăng vốn góp lên 3 tỷ?
Điều 68 luật doanh nghiệp 2020:
+ Huy động vốn theo các thành viên hiện hữu theo đúng tỷ lệ vốn hiện hữu của họ, tỷ lệ vốn góp không đổi.
+ Huy động vốn từ thành viên mới làm thay đổi tỷ lệ góp vốn.
=> Nhận xét: *Liệu rằng các thành viên hiện hữu đồng thời cùng thành viên mới góp vốn
được không? => Được, vì pháp luật không cấm.
*Thành viên góp vốn cũ góp không theo tỷ lệ cũ được không? Được, Căn cứ khoản 2, Điều
68: Trường hợp có thành viên không góp hoặc chỉ góp một phần phần vốn góp thêm thì số
vốn còn lại của phần vốn góp được chia cho các thành viên khác theo tỷ lệ tương ứng với
phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ công ty.
b, A muốn chuyển toàn bộ phần vốn góp thì phải thực hiện theo thủ tục như nào? Các
thành viên còn lại được phép mua bao nhiêu? A có được chuyển nhượng phần vốn
góp với giá 100 triệu được không? 1 tỷ được không?
+ Thủ tục: Căn cứ Điều 52 luật doanh nghiệp 2020 lOMoAR cPSD| 47025533
+ Các thành viên còn lại được mua phần vốn góp theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp
của họ trong công ty, cách tính: phần vốn góp của A: 2 tỷ x10%=200tr B= 20%:( số phần
trăm của B+C+D) x200%= 44,4 triệu. C= (30: 90)x200%=66,7 triệu D=200-44,4-66,7=88,9 triệu.
+ Có thể rao bán với giá 100 Tr hay 1 tỷ đều được tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các thành
viên. Vì việc bán đó không làm thay đổi vốn điều lệ của công ty mà chỉ ảnh hưởng đến
phần lời lãi của người bán.
d, B bỏ phiếu không tán thành quyết định của Hội đồng thành viên thì có thể yêu cầu
công ty mua lại phần vốn góp của mình không.
Căn cứ khoản 1 Điều 51:Thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của
mình nếu thành viên đó đã bỏ phiếu không tán thành đối với nghị quyết, quyết định của
Hội đồng thành viên về một số vấn đề được nêu, còn nếu phản đối các vấn đề không được
nêu thì không được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp.
e, nếu B yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp đó, B có thể bán phần vốn đó với giá 1 tỷ đồng.
Căn cứ khoản 3, điều 51, luật doanh nghiệp 2020 quy định công ty phải mua lại phần vốn
góp đó theo giá thị trường hoặc giá xác định theo nguyên tắc được xác định trong Điều lệ
trừ trường hợp hai bên thỏa thuận được về giá. Tức là nếu B thỏa thuận được với công ty
sẽ bán với giá 1 tỷ thì vẫn được bán hoặc điều lệ công ty cho phép thì được bán với giá 1
tỷ. Tuy nhiên phải đáp ứng điều kiện công ty phải đáp ứng thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.
f, nếu công ty mua lại vốn điều lệ của B với giá 1 tỷ thì vốn điều lệ thay đổi như thế nào?
+ Công ty giảm 1 tỷ trên tổng tài sản của công ty + Công ty giảm 400 tr
vốn điều lệ. g, Anh chị sau này có được trở thành thành viên của công ty không?
+ Được A tặng toàn bộ phần vốn góp. Căn cứ khoản 6, điều 53 LDN thì người dc tặng phải
là đối tượng thừa kế, nếu không phải được hội đồng thành viên chấp thuận.
+ N được thừa kế phần vốn góp của B. Khoản 1, Điều 53 LDN. lOMoAR cPSD| 47025533
*Tại sao công ty hợp danh nếu muốn có thành viên hợp danh mới theo diện thừa kế thì cần
sự đồng ý của thành viên hợp danh còn công ty TNHH thì không?
=> Cty hợp danh là công ty đối nhân trong khi TNHH vừa đối nhân vừa đối vốn tuy nhiên
yếu tố đối vốn mạnh hơn đối nhân. Cho nên trong công ty hợp danh, lợi ích đi liền với
trách nhiệm tài sản vô hạn thì cần biết rõ được người muốn gia nhập hội đồng thành viên
mới nhue thế nà, cần được cân nhắc kỹ lưỡng.
+ Y được C trả nợ bằng toàn bộ phần vốn góp: Khoản 7 điều 53: Nếu được hội đồng thành viên chấp nhận.
Tình huống 2: Công ty TNHH có 5 thành viên: Vốn điều lệ của công ty là 1 tỷ đồng.
a, A có sở hữu 10% thì A có quyền yêu cầu triệu tập HĐTV không?
Khoản 2, Khoản 3, Điều 57 mới có quyền triệu tập cuộc họp, A chỉ được quyền yêu cầu
chủ tịch hội đồng thành viên phải triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên. Sau 15 ngày mà
chủ thể có quyền không tổ chức cuộc họp thì A mới đứng ra tổ chức. b, Cuộc họp HDTV
chỉ có 1 thành viên dự họp có thể hợp lệ không?
Có thể khai mạc cuộc họp HDTV ngay cả khi có 1 thành viên dự họp. Căn cứ Khoản 1,
Điều 58 , số thành viên dự họp sở hữu vốn từ 65% vốn điều lệ trở lên (Nếu Điều lệ không
quy định) hoặc một tỷ lệ do Điều lệ công ty quy định chứ không quan trọng số lượng người
đi họp mà phụ thuộc vào vốn.
c, Cuộc họp HDTV chỉ có số thành viên sở hữu 10% VĐL dự họp thì thì có thể hợp lệ không?
Căn cứ khoản 1, Điều 58, luật doanh nghiệp 2020 Cuộc họp hội đồng thành viên được tiến
hành khi có số thành viên dự họp sở hữu từ 65% vốn điều lệ trở lên mới là cuộc họp hợp lệ. Tình huống 3:
a. 1/2021, bà Hương xảy ra mâu thuẫn, nên sau đó cty tổ chức họp HĐTV và thôngqua
nghị quyết với ndung mua lại toàn bộ phần vốn góp của bà Hương với giá hai tỷ
đồng để bà Hương rút lui khỏi cty.
=> Trái với quy định pháp luật. lOMoAR cPSD| 47025533
Căn cứ Điều 51. Phần vốn góp là tài sản của thành viên nên việc mua lại cần theo ý chí
của thành viên. Thành viên phải yêu cầu công ty mới có quyền mua lại phần vốn góp.
b. Bà Hương muốn cùng em trai thành lập Cty hợp danh và bà làm tổng giám đốc.=>
Được phép vì pháp luật không cấm căn cứ vào những đối tượng được liệt kê theo Khoản 2, Điều 17.
c. Công ty X quyết định tăng vốn điều lệ bằng cách huy động vốn từ thành viên
mới,công ty Hưng thịnh góp thêm 5 tỷ đồng . 2/2022, công ty X mua phần vốn góp
từ một thành viên cty TNHH Hưng Thịnh.
+ Về vấn đề đầu tiên, công ty muốn huy động vốn từ thành viên mới tuy nhiên công ty HT
đã là thành viên của cty X.
Căn cứ Điều 68 tại điểm a, khoản 1 thì công ty có thể tăng vốn
Căn cứ vào Điểm đ, khoản 1, điều 49 LDN2020 thành viên hội đồng thành viên được ưu
tiên góp thêm vốn khi công ty tăng vốn điều lệ, vì vậy việc góp vốn trên phù hợp
với quy định của pháp luật.
+ Về vấn đề công ty X mua một phần vốn góp từ một thành viên công ty TNHH Hưng Thịnh
CHƯƠNG 5: CÔNG TY CỔ PHẦN I.Nhận định
1. Mọi cổ đông của CTCP đều có quyền sở hữu tất cả các loại cổ phần của CTCP. Nhận định: Sai.
Giải thích: Căn cứ Khoản 1. Khoản 2, KHoản 3, Điều 114, Điều 116, cổ phần của
công ty cổ phần bao gồm cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi. Mọi cổ đông đều
có quyền sở hữu cổ phần phổ thông, tuy nhiên đối với cổ phần ưu đãi thì đối tượng
được mua theo Khoản 3, Điều 144, Luật doanh nghiệp 2020. Ngoài ra, cổ phần ưu
đãi biểu quyết do cổ đông sáng lập và tổ chức Chính phủ ủy quyền nắm giữ theo khoản 1, Điều 116.
*Công ty quy định cổ đông sở hữu 0,2% cổ phần phổ thông trở lên mới được đi họp?
=> Điều 115 điểm a khoản 1 cổ đông có quyền tham dự cuộc họp đại hội đồng cổ đông. lOMoAR cPSD| 47025533
Điều 16 khoản 2 quy định ngăn cấm ngăn cản cổ đông thực hiện quyền của họ.
Điều 119 khoản 3, cổ đông phải tuân theo điều lệ của công ty nếu điều lệ đó không trái với pháp luật.
2. HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớnhơn
35% tổng giá trị tài sản ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu điều
lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Nhận định: Đúng.
Giải thích: Căn cứ điểm h khoản 2 Điều 153 Luật doanh nghiệp 2020 sđ, bs 2022
quy định về HĐQT như sau: “Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp
đồng, giao dịch khác có giá trị từ 35% tổng giá trị tài sản trở lên được ghi trong báo
cáo tài chính gần nhất của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tỷ lệ
hoặc giá trị khác và hợp đồng giao dịch thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ
đông…”. Như vậy nếu không có quy định khác Điều lệ công ty quy định và thẩm
quyền khác do ĐHĐ cổ đông nắm giữ, thì HĐQT CTCP có thẩm quyền chấp thuận
các hợp đồng, giao dịch có giá trị lớn hơn 35% tổng giá trị ghi trong báo cáo tài chính gần nhất.
3. Sau thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanhnghiệp,
cổ đông CTCP có quyền tự do chuyển nhượng các cổ phần thuộc sở hữu của mình cho người khác. Nhận định: Đúng.
Giải thích: Căn cứ Điều 116, Điều 117, Điều 118 và Điều 120 LDN 2020 sđ,bs 2022
quy định lần lượt về quyền tự do chuyển nhượng các loại cổ phần của cổ đông sáng
lập cho người khác. Thì chỉ duy nhất có một loại cổ phần là cổ phần ưu đãi biểu
quyết sau thời hạn 3 năm mới được tự do chuyển nhượng và phải chuyển đổi thành
cổ phần phổ thông. Nhưng sau 3 năm thì tất cả cổ phần đều được tự do chuyển quyền sở hữu.
4. Cổ đông nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết luôn có số phiếu biểu quyết cao hơncổ
đông nắm giữ cổ phần phổ thông. Nhận định: Sai.
+ Dựa vào số lượng phiếu cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần phổ thông.
5. Tất cả các cổ đông CTCP đều có quyền tham dự và biểu quyết tại Đại hội đồng cổđông. Nhận định: Đúng. lOMoAR cPSD| 47025533
Giải thích: Căn cứ khoản 1 Điều 138 LDN 2020 sđ, bs 2022 quy định về quyền và
nghĩa vụ của Đại hội đồng cổ đông, thì Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả cổ
đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Mà
đã có quyền biểu quyết thì sẽ được tham gia cuộc họp Đại hội đồng cổ đông, như
vậy nhận định trên là đúng.
6. CTCP có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với số lượng không hạnchế. Nhận định: Sai -
Công ty cổ phần không có quyền mua lại tất cả các loại cổ phần đã bán với
sốlượng không hạn chế. Căn cứ Điều 133 Luật doanh nghiệp 2022
+ Đối với cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán, công ty được phép mua lại một phần hoặc
toàn bộ cổ phần theo quyết định của công ty.
+ Đối với cổ phần phổ thông đã bán, công ty chỉ được mua lại không quá 30% tổng
số cổ phần phổ thông.
=> Tức là công ty chỉ có quyền mua lại toàn bộ cổ phần ưu đãi cổ tức đã bán.
7. CTCP có trên 11 cổ đông phải có Ban Kiểm soát. => Sai -
Không phải trong trường hợp nào công ty cổ phần có trên 11 cổ đông cũng phảicó ban kiểm soát.
Căn cứ Theo Khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp thì, công ty cổ phần có 2 mô hình:
Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị , Ban kiểm soát, Giám
đốc hoặc Tổng giám đốc. Không buộc có ban kiểm soát khi dưới 11 cổ đông và cổ
đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty. Loại hình này mới
là loại hình cần có ban kiểm soát khi có trên 11 cổ đông.
Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng
giám đốc. Có nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập
và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. => Tại mô hình này không
thành lập ban kiểm soát.
8. Chủ tịch HĐQT luôn là người đại diện theo pháp luật của CTCP. => Nhận định sai.
Tồn tại trường hợp chủ tịch hội đồng quản trị không là người đại diện theo pháp
luật của công ty cổ phần. Căn cứ theo Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp quy
định: trong trường hợp công ty chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì GIÁM
ĐỐC HOẶC TỔNG GIÁM ĐỐC có thể là người đại diện theo pháp luật của công
ty nếu Điều lệ công ty quy định (chủ tịch hội đồng quản trị có thể được làm). lOMoAR cPSD| 47025533
9. CTCP có thể tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu. => Nhận định đúng
Giải thích: Khi CTCP phát hành cổ phiếu hoặc trái phiếu chuyển đổi thì vốn điều lệ của
công ty mới tăng lên, còn phát hành những loại trái phiếu khác thì vốn điều lệ giữ nguyên.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 130 LDN 2020.
Căn cứ khoản 1, Điều 123=> Chào bán cổ phần là việc công ty tăng thêm số lượng cổ phần,
loại cổ phần được quyền chào bán để tăng vốn điều lệ.
10. Thành viên HĐQT CTCP không được là thành viên HĐQT của CTCP khác. => Nhận định: Sai
Thành viên Hội đồng quản trị cty cổ phần có thể là HDQT của công ty cổ phần khác.
Căn cứ Điểm c Khoản 1 Điều 155 Luật Doanh nghiệp 2020 “thành viên hội đồng quản trị
công ty có thể đồng thời là thành viên hội đồng quản trị của công ty khác.”
11. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phầnphổ
thông được quyền chào bán của công ty. => Nhận định: Sai
Các cổ đông không cần cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông
được quyền chào bán của công ty mà chỉ cần mua mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ
thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Tức là, cổ phiếu phổ
thông chào bán sau thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp thì cổ đông sáng lập không bắt buộc mua.
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 Điều 120 LDN
12. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập bị hạn chế chuyển nhượng trong thờihạn
3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. => Nhận định đúng
Căn cứ khoản 3 điều 120 luật doanh nghiệp 2020 thì trong 3 năm kể từ ngày công ty được
cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cổ đông sáng lập chỉ được chuyển cho cổ đông sáng lập khác.
+ Cổ phần và cổ đông có thêm sau thành lập doanh nghiệp ko bị giới hạn + Cổ phần
đã được chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập
13. Cổ đông có quyền dùng cổ phần để trả nợ. => Nhận định sai. lOMoAR cPSD| 47025533
Cổ phần của cổ đông sáng lập trong 3 năm đầu công ty được thành lập thì không dc dùng để trả nợ.
14. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được tự do chuyển nhượng sau thờihạn
3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp => Nhận định sai.
Khoản 1, điều 127 trong TH điều lệ cty quy định.
16. Cổ đông biểu quyết phản đối quyết định của Đại Hội đồng cổ đông về việc thayđổi
trụ sở công ty có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần của mình. => Nhận định sai.
Căn cứ khoản 1 Điều 132 luật doanh nghiệp 2020. Chỉ biểu quyết không thông qua nghị
quyết về việc tổ chức lại công ty hoặc thay đổi quyền, nghĩa vụ của cổ đông quy định tại
Điều lệ công ty mới có quyền yêu cầu mua lại cổ phần chứ phản đối thay đổi trụ sở không
có quyền yêu cầu mua lại cổ phần.
17. Hội đồng quản trị có quyền quyết định giá bán cổ phần thấp hơn giá trị trường => Nhận định sai.
Điều 126 Hội đồng quản trị quyết định giá bán cổ phần tuy nhiên không được thấp hơn giá
thị trường tại thời điểm bán..
18. Việc thay đổi người đại diện của công ty cổ phần do hội đồng quản trị quyếtđịnh.
=> Nhận định sai: vừa hội đồng quản trị vừa đại hội đồng cổ đông quyết định tùy theo từng tình huống nhất định.
+ HĐQT có sự thay đổi người đại diện nhưng không làm thay đổi điều lệ công ty ( tức là thay đổi nhân sự)
+ĐHĐCĐ: sự thay đổi đại diện làm thay đổi điều lệ công ty. II. Lý thuyết:
1. Phân biệt các loại cổ phần của CTCP (CP phổ thông với CP ưu đãi/Cổ phần ưu
đãi với nhau). Nếu có thể lựa chọn, bạn sẽ chọn loại cổ phần nào để sở hữu? Giải thích lý do?
Tiêu chí Cổ phần phổ Cổ phần ưu đãi cổ Cổ phần ưu đãi Cổ phần ưu đãi thông tức hoàn lại biểu quyết lOMoAR cPSD| 47025533 Định Cổ phần phổ
Cổ phần ưu đãi cổ tức Cổ phần ưu đãi Cổ phần ưu đãi nghĩa
thông là cổ phần là cổ phần được trả cổ hoàn lại là cổ biểu quyết là cổ
bắt buộc phải có tức với mức cao hơn
phần được công phần phổ thông của doanh
so với mức cổ tức của ty hoàn lại vốn có nhiều hơn nghiệp, được cổ phần phổ thông góp theo yêu phiếu biểu quyết phân chia dựa hoặc mức ổn định cầu của người so với cổ phần
trên vốn điều lệ hằng năm. sở hữu hoặc phổ thông của công ty. theo các điều khác;số phiếu kiện được ghi biểu quyết của tại cổ phiếu của một cổ phần ưu cổ phần ưu đãi đãi biểu quyết do
hoàn lại và Điều Điều lệ công ty lệ công ty. quy định. Cơ sở Điều 117 Luật Doanh
pháp lý Điều 114, Điều nghiệp 2020 Điều 118 Luật Điều 116 Luật 115 Luật Doanh Doanh nghiệp Doanh nghiệp nghiệp 2020 2020 2020
Chủ sở Người sở hữu cổ Điều lệ công ty quy
Điều lệ công ty Chỉ có tổ chức hữu
phần phổ thông định hoặc do Đại hội quy định hoặc do được Chính phủ là cổ đông phổ đồng cổ đông quyết
Đại hội đồng cổ ủy quyền và cổ thông. định.
đông quyết định. đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. lOMoAR cPSD| 47025533 Đặc điểm Cổ phần phổ Cổ phần ưu đãi có
Cổ phần ưu đãi Cổ phần ưu đãi có
thông không thể thể chuyển đổi thành có thể chuyển thể chuyển đổi chuyển đổi cổ phần phổ thông đổi thành cổ thành cổ phần phổ thành cổ phần
theo nghị quyết của phần phổ thông thông theo nghị ưu đãi; Đại hội đồng cổ
theo nghị quyết quyết của Đại hội đông. của Đại hội đồng cổ đông. Mỗi cổ phần đồng cổ đông. phổ thông có Cổ tức được chia
một phiếu biểu hằng năm gồm cổ quyết.
tức cố định và cổ tức thưởng. Cổ tức cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của công ty. Mức cổ tức cố định cụ thể và phương thức xác định cổ tức thưởng được ghi rõ trong cổ phiếu của cổ phần ưu đãi cổ tức.
Quyền Thực hiện quyền Không có quyền biểu Không có quyền Biểu quyết về các biểu biểu quyết trực
quyết trừ trường hợp biểu quyết,trừ vấn đề thuộc thẩm quyết quy định tại khoản 6 tiếp hoặc thông
trường hợp quy quyền của Đại hội Điều 148 của Luật qua người đại
định tại khoản 5 đồng cổ đông. Doanh nghiệp 2020. diện theo ủy Điều 114 và quyền hoặc hình khoản 6 Điều 148 thức khác do Luật Doanh Điều lệ công ty, nghiệp 2020. pháp luật quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết. lOMoAR cPSD| 47025533
Chuyển Tự do chuyển Được quyền Được quyền Cổ đông sở hữu
nhượng nhượng cổ phần chuyển nhượng.
chuyển nhượng cổ phần ưu đãi
cổ phần của mình cho biểu quyết không người khác, trừ được chuyển trường hợp quy nhượng cổ phần định tại khoản 3 đó cho người Điều 120, khoản 1 Điều 127 Luật khác, trừ trường Doanh nghiệp 2020 hợp chuyển và quy định khác nhượng theo bản của pháp luật có án, quyết định liên quan. của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc thừa kế.
Nếu được lựa chọn, nhóm em sẽ chọn sở hữu cổ phần phổ thông vì các lý do sau: •
Thứ nhất, đây là loại cổ phần mà mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền sở hữu
chỉ trừ mỗi trường hợp tại khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. •
Thứ hai, về chuyển nhượng cổ phần cũng sẽ khá dễ dàng vì đây là loại cổ
phần được tự do chuyển nhượng chỉ trừ một số trường hợp tại khoản 3 Điều
120 và khoản 1 Điều 127 Luật Doanh nghiệp 2020 •
Thứ ba, khi sở hữu cổ phần phổ thông thì tương ứng với mỗi cổ phần phổ
thông có một phiếu biểu quyết, nên sẽ dễ dàng trong việc tham gia và quyết
định các hoạt động của công ty.
2. Phân tích và cho ví dụ về nguyên tắc bầu dồn phiếu trong CTCP.
Bầu dồn phiếu là cách thức bầu cử độc đáo trong công ty cổ phần. Bầu dồn phiếu được
coi là công cụ pháp lý quan trọng và riêng có của công ty cổ phần giúp bảo vệ các cổ
đông nhỏ. Tuy nhiên, để công cụ này thực sự phát huy hết hiệu quả, các cổ đông nhỏ
cần phải hiểu rõ và hơn hết là dám sử dụng nó. lOMoAR cPSD| 47025533
Theo phương thức này, khi bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, một
cổ đông sẽ được quyền nhân số cổ phần của mình với số thành viên Hội đồng quản trị
hoặc Ban kiểm soát để ra số phiếu biểu quyết, rồi dồn toàn bộ số phiếu biểu quyết cho
một hoặc một vài ứng viên.
Mục đích cơ bản của việc bầu dồn phiếu chính là tăng cường sự hiện diện của các cổ
đông thiểu số trong Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát của công ty cổ phần, đảm bảo
điều hoà được quyền hành và kiểm soát công ty giữa các nhóm cổ đông với nhau.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 3 Điều 144 Luật Doanh nghiệp thì:
3. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định khác, việc biểu quyết bầu thành viên Hội
đồng quản trị và Ban kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, theo đó
mỗi cổ đông có tổng số phiếu biểu quyết tương ứng với tổng số cổ phần sở hữu nhân với
số thành viên được bầu của Hội đồng quản trị hoặc Ban kiểm soát và cổ đông có quyền
dồn hết hoặc một phần tổng số phiếu bầu của mình cho một hoặc một số ứng cử viên.
Người trúng cử thành viên Hội đồng quản trị hoặc Kiểm soát viên được xác định theo số
phiếu bầu tính từ cao xuống thấp, bắt đầu từ ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất cho đến
khi đủ số thành viên quy định tại Điều lệ công ty. Trường hợp có từ 02 ứng cử viên trở lên
đạt cùng số phiếu bầu như nhau cho thành viên cuối cùng của Hội đồng quản trị hoặc Ban
kiểm soát thì sẽ tiến hành bầu lại trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau
hoặc lựa chọn theo tiêu chí quy chế bầu cử hoặc Điều lệ công ty.
Trong trường hợp khi có từ hai ứng cử viên trở lên đạt cùng số phiếu bầu như nhau
cho thành viên cuối cùng (chỉ cho thành viên cuối cùng) thì lúc ấy, công ty mới phải
tiến hành bầu lại, nhưng sẽ bầu trong số các ứng cử viên có số phiếu bầu ngang nhau
mà thôi. Nếu công ty đã đưa ra các tiêu chí chọn thành viên Hội đồng quản trị và Ban
kiểm soát trong quy chế bầu cử hoặc điều lệ, công ty có thể dựa vào các tiêu chí này
để chọn người trúng cử mà không cần bầu cử lại.
Như vậy, khác với Luật Doanh nghiệp 2005 là việc biểu quyết bầu thành viên Hội
đồng quản trị và Ban Kiểm soát phải thực hiện theo phương thức bầu dồn phiếu, khoản
3 điều 144 Luật Doanh nghiệp quy định nếu điều lệ công ty không quy định khác việc
biểu quyết bầu thành viên Hội đồng quản trị và Ban Kiểm soát phải thực hiện theo
phương thức bầu dồn phiếu. Như vậy, công ty cổ phần có thể quyết định phương thức
bầu dồn phiếu theo quy định của Điều lệ công ty.
3. Thế nào là cổ đông thiểu số? Hãy phân tích các quy định mang tính chất bảo vệ
quyền lợi cổ đông thiểu số của Luật Doanh nghiệp 2020.
Cổ đông thiểu số là cổ đông sở hữu một tỷ lệ cổ phần nhỏ trong công ty cổ phần và
không có khả năng chi phối, kiểm soát hoạt động của công ty một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp. Cổ đông thiểu số là những cổ đông sở hữu ít vốn, một tỷ lệ cổ phần
nhỏ có quyền biểu quyết trong công ty cổ phần. Cổ đông thiểu số không chi phối
đến công ty, không có khả năng áp đặt đường lối sách lược của mình cho công ty, lOMoAR cPSD| 47025533
không thể quyết định được việc lựa chọn đa số thành viên trong Hội đồng quản trị
hay Ban kiểm soát. Không có khả năng ảnh hưởng trong việc quản lý và điều hành công ty.
v Các quy định mang tính chất bảo vệ quyền lợi cổ đông thiểu số của Luật Doanh nghiệp 2020.
Quyền bán lại cổ phần: khi cổ đông bỏ phiếu không tán thành khi thông qua quyết định của
công ty. Quy định này bảo vệ quyền lợi của cổ đông thiểu số, do bởi, tỷ lệ sở hữu vốn của
họ thấp nên không làm thay đổi được quyết định của công ty. Mà quyết định được thông
qua mà không đúng với nguyện vọng của anh, thì anh được quyền rút vốn khỏi công ty. Đó
là lý do Luật doanh nghiệp quy định về 2 trường hợp: trường hợp chuyển nhượng vốn và
trường hợp mua lại phần vốn góp. Chuyển nhượng không phải lúc nào cũng có người mau.
Còn khi rơi vào trường hợp mua lại phần vốn góp, thì công ty có nghĩa vụ phải mua.
Tỷ lệ thông qua nghị quyết cuộc họp: càng tăng càng bảo vệ cổ đông thiểu số
Nhóm cổ đông: khoản 2 Điều 115 Luật doanh nghiệp 2020 III. Tình huống 1. Tình huống 1
a. Tháng 01/2022, bà C muốn chuyển nhượng toàn bộ 15.000 cổ phần ưu đãi cổ
tứccho bạn thân của bà là bà M nhưng bị các cổ đông còn lại phải đối vì chưa được
Đại hội đồng cổ đông chấp thuận.
=> bà C chuyển nhượng là hợp pháp, công ty không có. quyền cấm
b. Do nhu cầu tăng vốn điều lệ và mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, CTCPBình
Minh đã thỏa thuận với hai CTCP khác để thực hiện hoạt động sáp nhập công ty, theo
đó CTCP Bình Minh là công ty nhận sáp nhập. Anh (chị) hãy cho biết việc sáp nhập
này có phù hợp với quy định của pháp luật không? Vì sao? Nếu việc sáp nhập này là
hợp pháp, anh (chị) hãy cho biết hậu quả pháp lý đối với các công ty tham gia sáp nhập? •
Việc sáp nhập này phù hợp với quy định của pháp luật:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020.
“1. Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập
vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển
toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.” •
Nếu việc sáp nhập này là hợp pháp thì hai công ty cổ phần khác bị chấm dứt sự tồn tại. lOMoAR cPSD| 47025533
· Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 201 Luật doanh nghiệp 2020
“c) Sau khi công ty nhận sáp nhập đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt
tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách
nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài
sản khác của công ty bị sáp nhập. Các công ty nhận sáp nhập đương nhiên kế thừa toàn
bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp pháp của các công ty bị sáp nhập theo hợp đồng sáp nhập.”
→ CTCP Bình Minh được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các
nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của
hai CTCP khác. CTCP Bình Minh được thừa kế toàn bộ quyền, nghĩa vụ, và lợi ích hợp
pháp của hai công ty đó. 2. Tình huống 2:
A, B, C, D và E cùng nhau thành lập CTCP X với tổng số 100.000 cổ phần,
trong đó có 70% cổ phần phổ thông (CPPT), 20% cổ phần ưu đãi biểu quyết
(ƯĐBP), 10% cổ phần ưu đãi cổ tức (ƯĐCT) và ưu đãi hoàn lại (ƯĐHL). Theo
Điều lệ công ty, 01 cổ phần ưu đãi biểu quyết sẽ tương ứng với 02 phiếu biểu quyết.
CTCP X được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào ngày
10/05/2015. Tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp, các cổ đông sáng lập là A, B,
C, D và E đã đăng ký mua cổ phần cụ thể như sau:
A đăng ký mua 10.000 CPPT;
B đăng ký mua 10.000 CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBP; C đăng ký
mua 20.000 CPPT và 10.000 cổ phần ƯĐBP;
D đăng ký mua 5000 CPPT, E đăng ký mua 5000 CPPT.
Giả định Điều lệ của CTCP X không có quy định khác với Luật Doanh nghiệp, anh/chị
hãy cho biết ý kiến của mình về các vấn đề pháp lý sau đây:
a. Vốn điều lệ của Công ty X tại thời điểm đăng ký thành lập doanh nghiệp là baonhiêu? Điều 112.1 LDN 2020: VĐL = (A + B + C + D + E)
Mệnh giá = (10.000 + 20.000 + 30.000 + 5000 + 5000) = 70.000
Mệnh giá (tất cả các loại cổ phần của cùng một công ty thì có chung mệnh giá) (không phải
mệnh giá là 10.000đ) lấy 70.000 x 10.000= 7000.000.000 tr lOMoAR cPSD| 47025533
b. Cổ đông B đang có dự định bán toàn bộ cổ phần của mình cho người khác
(biếtrằng vào tháng 7/2021, cổ đông B đã mua 10.000 cổ phần phổ thông từ cổ đông C).
(1) Tại thời điểm đăng ký TLDN:59o\
+ 10.000 CPPT + B (là CĐSL) + Mua tại thời điểm thành lập doanh nghiệp + thời gian B
chuyển còn trong 3 năm (10/5/2015 – 10/5/2016) => Áp dụng Điều 120.3 LDN: B chuyển
nhượng CĐSL khác thì tự do, B chuyển nhượng cho người khác không phải CĐSL thì
phải sự chấp thuận của ĐHĐCĐ
+ 10.000 CP ưu đãi biểu quyết + của B là CĐSL + thời gian B muốn chuyển nhượng còn
trong 3 năm => CPPT ưu đãi biểu quyết chưa chuyển đổi thành CPPT => Không được
chuyển cho người khác trừ trường hợp theo bản án của tòa án hoặc thừa kế (Điều 116.3 LDN)
(2) Sau thời điểm đăng ký TLDN: tháng 7/2015
+ 10.000 CPPT: tự do chuyển nhượng cho người khác (Điều 120.4.a LDN)
c. Tháng 07/2015, công ty X tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông để quyết định việc
thay đổi cơ cấu tổ chức công ty và xem xét chấp thuận cho cổ đông A bán cổ phần
của mình cho ông M là bạn của A. Tại cuộc họp này, cổ đông D không tham dự và
khi bỏ phiếu thì cổ đông B bỏ phiếu không tán thành. bài làm:
- Phân tích 3 khía cạnh:
+ Có đủ điều kiện tiến hành cuộc họp được không: Căn cứ khoản 2 ¸điều 145 thì nếu Điều
lệ công ty không có quy định khác, các cuộc họp phải tổ chức cuộc họp để lấy ý kiến biểu
quyết. Điều 147 quy định về trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản. + Có thuộc thẩm quyền
đại hội đồng cổ đông hay không.(thẩm quyền của ai?) + Có đủ điều kiện để thông qua nghị quyết hay không.
*Về vấn đề Thay đổi cơ cấu tổ chức công ty
Bước 1: Điều kiện để cuộc họp diễn ra hợp lệ
Điều 145.1 LDN: trên 50% tổng số phiếu biểu quyết tham dự cuộc họp Tổng
số phiếu biểu quyết của Công ty:
A + B + C +D + E: 10.000 + 10.000 + 20.000 + 20.000 +20.000 + 5.000 + 5.000 = 90.000
Tổng số phiếu biểu quyết tham dự cuộc họp:
A + B + C +E = 90.000 – 5.000 = 85.000 PHIẾU (D không dự họp)
=>Tỷ lệ: 85.000/90.000 x 100% = 94,4% > 50% =>Cuộc họp hợp lệ
Bước 2: Điều kiện để nghị quyết được thông qua
=> Xem xét vấn đề có thuộc thẩm quyền của đại cổ đông hay không? Căn cứ Điều 138,
Khoản 2, Điểm đ thì việc thay đổi cơ cấu tổ chức công ty thuộc thẩm quyền quyết định
của Đại hội đồng cổ đông về thay đổi điều lệ.
Điểm c Khoản 1 Điều 148 LDN 2020: từ 65% tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp tán thành. lOMoAR cPSD| 47025533
- Tổng số phiếu biểu quyết của các cổ đông dự họp: 85.000 phiếu
- Tổng số phiếu của cổ đông chấp thuận:
A + C + E = 85.000 – B = 85.000 – 30.000 = 55.000 PHIẾU (B không chấp thuận)
- Tỷ lệ: 55.000/85.000 100% = 64,7% < 65%
=> Nghị quyết không được thông qua
*Về vấn đề Chấp thuận A bán cổ phần cho ông M
A là CĐSL muốn chuyển nhượng 10.00 CPPT mua tại thời điểm thành lập doanh nghiệp
cho M không phải là CĐSL trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng
nhận Đăng ký doanh nghiệp (10/5/2015 – 07/2015) => Áp dụng Điều 120.3 LDN => Cổ
đông A là người có liên quan cho nên ông A không được tham gia biểu quyết
Bước 1: Điều kiện để cuộc họp diễn ra hợp lệ
Tổng số phiếu biểu quyết của công ty: B + C + D + E = 90.000 – A = 90.000 – 10.000 = 80.000 PHIẾU.
Tổng số phiếu biểu quyết tham dự cuộc họp: B + C +E = 80.000 – D = 80.000 – 5.000 = 75.000 PHIẾU
- Tỷ lệ: 75.000/ 80.000 100% = 93,7% > 50%
=> Cuộc họp diễn ra hợp lệ (Khoản 1 Điều 145 LDN 2020)
Bước 2: Điều kiện để nghị quyết được thông qua
=> thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông vì Đại hội đồng cổ đông có quyền biểu quyết
- Tổng số phiếu biểu quyết tham dự cuộc họp: 75.000 phiếu
- Tổng số phiếu biểu quyết chấp thuận: C + E = 75.000 – B = 75.000 – 30.000 = 45.000 PHIẾU
- Tỷ lệ: 45.000/75.000 100% = 60% > 50%
=> Nghị quyết này thông qua (Khoản 2 Điều 148 LDN 2020)
d. Tháng 7/2021, công ty X tiến hành họp ĐHĐCĐ để bầu 3 thành viên HĐQT.
Anh/chị hãy xác định số phiếu để bầu thành viên HĐQT của các cổ đông công ty này
Khoản 3 Điều 148 LDN 2020=> Bầu thành viên HĐQT thì sẽ bầu theo phương thức bầu dồn phiếu.
A = 10.000 x 3 = 30.000 phiếu
B =(10.000 + 10.000) x 3 = 60.000 phiếu
C =(20.000 + 10.000) x 3 = 90.000 phiếu
D = E = 5.000 x 3 = 15.000 phiếu