-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Ôn tập trắc nghiệm 2024 có đáp án - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân
1. Theo quy luật giá trị, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhân tố nào? Giá cả phụ thuộc vào giá trị hàng hóa2. Vị trí của quy luật giá trị.Quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất hàng hóa Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Kinh tế chính trị (POS 151) 110 tài liệu
Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Ôn tập trắc nghiệm 2024 có đáp án - Kinh tế chính trị | Trường Đại Học Duy Tân
1. Theo quy luật giá trị, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhân tố nào? Giá cả phụ thuộc vào giá trị hàng hóa2. Vị trí của quy luật giá trị.Quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất hàng hóa Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Kinh tế chính trị (POS 151) 110 tài liệu
Trường: Đại học Duy Tân 1.8 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Duy Tân
Preview text:
II. CÂU HỎI NGẮN
1. Theo quy luật giá trị, giá cả hàng hóa phụ thuộc vào nhân tố nào?
Giá cả phụ thuộc vào giá trị hàng hóa
2. Vị trí của quy luật giá trị.
Quy luật kinh tế cơ bản nhất của sản xuất hàng hóa
3. Vì sao hàng hóa có hai thuộc tính giá trị và giá trị sử dụng?
Vì lao động sản xuất ra hàng hóa có tính 2 mặt, lao động cụ thể và lao động trừu tượng
4. Năng suất lao động ảnh hưởng như thế nào đến lượng giá trị hàng hóa?
Năng suất lao động tỷ lệ nghịch với lượng giá trị hàng hóa.
5. Đặc trưng của mô hình công nghiệp hóa ở Nhật và các nước Nics Đẩy mạnh
6.Viết công thức chung của tư bản T-H-T’
7. Mục đích của lưu thông tư bản là gì?
Tìm kiếm giá trị tăng thêm hay giá trị thặng dư
8. Những hạn chế của sản xuất hàng hóa
Phân hóa giàu nghèo, cạnh tranh k lành mạnh, ô nhiễm môi trường….
9. Khi xuất hiện độc quyền có thủ tiêu cạnh tranh không? Vì sao?
Không, vì cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan của sản xuất hàng hóa
10. Ý nghĩa của việc phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến.
Làm rõ bộ phận tư bản tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất giá trị thặng dư 11. Công thức tính m’, M
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’= m/v*100%
Khối lượng giá trị thặng dư: M=m’*V
12. Ý nghĩa của phạm trù tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư
Tỷ suất giá trị thặng dư: m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản
Khối lượng giá trị thặng dư: M phản ánh quy mô giá trị thặng dư nhà tư bản thu về
13. Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì?
Công dụng của vật phẩm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng
14. Các chức năng của tiền tệ
Chức năng thước đo giá trị
Chức năng phương tiện lưu thông
Chức năng phương tiện cất trữ
Chức năng phương tiện thanh toán Tiền tệ thế giới
15. Biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư tuyệt đối
Kéo dài ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi
16. Biện pháp cơ bản để có giá trị thặng dư siêu ngạch
Tăng năng suất lao động xã hội, hạ thấp giá trị cá biệt làm giảm thời gian lao động tất yếu
khi thời gian lao động trong ngày không đổi
17. Khi nào tiền chuyển hóa thành tư bản
Khi tiền được sử dụng để tìm kiếm giá trị tăng thêm
18.Các hình thức cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền
Cạnh tranh giữa các tổ chức độc quyền với tổ chức ngoài độc quyền
Cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền
19. Các thành phần kinh tế hiện nay ở Việt Nam ( kể tên)
Kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài…. 20. Cạnh tranh là gì?
Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể trong sản xuất và trao đổi hàng hóa nhằm thu
được những ưu thế về sản xuất cũng như tiêu thụ và thông qua đó mà thu được lợi ích tối đa
21.Trình bày công thức tính giá trị hàng hóa. G/W = c + v + m
22.Các chủ thể tham gia thị trường?
Chủ thể sản xuất, người tiêu dùng, chủ thể trung gian, nhà nước
23.Các quy luật kinh tế của kinh tế thị trường? Quy luật giá trị Quy luật cung – cầu Quy luật cạnh tranh
Quy luật lưu thông tiền tệ
24.Trình bày tác động của cung - cầu đến giá cả hàng hóa.
Cung = cầu Giá cả = Giá trị
Cung > Cầu Giá cả < Giá trị
Cung < Cầu Giá cả > Giá trị
25.Trình bày các thuộc tính của hàng hóa?
Giá trị và giá trị sử dụng
26. Điểm đặc biệt của hàng hóa sức lao động là gì?
Khả năng tạo ra giá trị tăng thêm hay tạo ra giá trị thặng dư
26.Nêu các mô hình kinh tế thị trường mà anh/chị biết.
Mô hình KTTT tự do điển hình (Mỹ)
Mô hình KTTT xã hội (Đức)
Mô hình KTTT của các nước NICs (Nhật Bản)
Mô hình KTTT XHCN (Trung Quốc)
27.Đặc trưng của CMCN 4.0
Liên kết giữa thế giới thực và ảo để thực hiện công việc thông minh và hiệu quả
28. Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hướng đến xác lập một xã hội như thế nào?
Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
29. Đâu là tiêu chuẩn cơ bản để chọn phương án triển khai CNH, HĐH ở nước ta
Hiệu quả kinh tế -xã hội
30. Xuất khẩu tư bản chủ yếu thực hiện dưới hình thức nào?
Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp
III. CÂU HỎI TỰ LUẬN
1. Phân tích quy luật giá trị và quy luật lưu thông tiền tệ (vận dụng vào thực tiễn làm
rõ ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy luật) Quy luật giá trị
-Vị trí: Quy luật giá trị là một quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hoá, nó chi
phối sản xuất và trao đổi hàng hoá cũng như các quy luật kinh tế khác.
-Nội dung quy luật: Sản xuất và trao đổi hàng hóa dựa trên cơ sở giá trị xã hội, tức
là dựa trên cơ sở HAO PHÍ LAO ĐỘNG XÃ HỘI CẦN THIẾT.
+ Trong sản xuất: giá trị cá biệt < giá trị xã hội (hao phí lao động xã hội cần thiết)
+ Trong lưu thông: Người tham gia trao đổi hàng hóa phải trên nguyên tắc ngang giá.
-Phương thức vận động của quy luật giá trị
Trên thị trường, sự vận động của quy luật giá trị được thể hiện qua sự vận động của
giá cả hàng hóa dưới tác động của quy luật cung – cầu.
Cung = cầu giá cả = giá trị
Cung < Cầu giá cả > giá trị
Cung > Cầu giá cả < giá trị
-Tác động của quy luật giá trị
Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
Kích thích cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý, năng suất lao động
Phân hóa (tự nhiên) người sản xuất thành kẻ giàu – người nghèo.
VẬN DỤNG: Các vấn đề liên quan tới tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp hoặc
tác động tiêu cực của quy luật giá trị
Quy luật lưu thông tiền tệ
- Yêu cầu của quy luật (vị trí): Quy luật lưu thông tiền tệ yêu cầu việc lưu thông tiền
tệ phải căn cứ trên yêu cầu của lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
- Công thức xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông
M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông
P: giá cả hàng hoá, dịch vụ
Q: khối lượng hàng hóa đưa vào lưu thông
V: số vòng lưu thông của tiền
- Công thức xác định lượng tiền cần thiết cho lưu thông khi thanh toán không dùng
tiền mặt trở nên phổ biến
M: số lượng tiền cần thiết trong lưu thông
P.Q: Tổng giá cả hàng hoá, dịch vụ
G1: Tổng giá cả hàng hóa bán chịu
G2: Tổng giá cả hàng hóa khấu trừ cho nhau
G3: Tổng giá cả hàng hóa đến kỳ thanh toán
V: tốc độ chu chuyển bình quân/ số vòng quay của tiền VẬN DỤNG: LẠM PHÁT -
Định nghĩa: LẠM PHÁT là sự GIA TĂNG LIÊN TỤC trong mức giá chung.
HOẶC là sự suy giảm sức mua trong nước của đồng nội tệ. -
Chỉ số CPI là thước đo chính của lạm phát. - Phân loại lạm phát:
Lạm phát tự nhiên: 0 – dưới 10%
Lạm phát phi mã: 10% đến dưới 1000% Siêu lạm phát: trên 1000% - Nguyên nhân Lạm phát do cầu kéo Lạm phát do chi phí đẩy
Lạm phát do xuất khẩu hoặc nhập khẩu
Lạm phát tiền tệ (Tiền > Hàng)
2. Các phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối
Phương pháp sản xuất giá trị tương đối
Phương pháp sản xuất giá trị siêu ngạch
Điểm chung của các phương pháp: Áp dụng các phương pháp sản xuất giá trị
thặng dư đều làm tăng trình độ bóc lột (m’) của chủ tư bản cũng như tăng khối
lượng giá trị thặng dư (M) cho chủ tư bản. Tăng áp lực lao động lên những người
lao động làm thuê, bần cùng hóa đời sống của họ (thất nghiệp, giảm lương…).
Lưu ý: pp sản xuất giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của pp
sản xuất giá trị thặng dư tương đối vi cả hai đều là giá trị thặng dư, đều là kết
quả bóc lột lao động không công của công nhân làm thuê, đặc biệt chúng đều dựa
trên cơ sở tăng năng suất lao động.
3. Tính tất yếu khách quan của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Vì sao phải
tiến hành công nghiệp hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức. * Tính tất yếu
- Công nghiệp hóa là quy luật kinh tế khách quan nhằm phát triển lực lượng sản
xuất. Đây là quá trình tất yếu của các quốc gia nhất là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam.
- Công nghiệp hóa là quá trình cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật cho
Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
- Công nghiệp hóa để tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài, phát huy tiềm năng
trong nước, thúc đẩy phát triển kinh tế hướng đến xây dựng xã hội văn minh, hiện đại.
* Vì sao VN tiến hành CNH phải gắn với hiện đại hóa và kinh tế tri thức
- Rút ngắn, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
- Nhằm chuyển dịch sản xuất sang hướng tăng hàm lượng tri thức và tăng hàm lượng lao động trí óc.
- Tăng ứng dụng KH-CN cao vào khu vực sản xuất….