ôn tập triết học Mác - Lê Nin, trường đại học ngoại ngữ - đại học Đà Nẵng
Các yếu tố cấu thành lãnh thổ đều phân hóa trong không gian nên sự kết hợp giữa các yếu tố và tổng thể của chúng cũng phân hóa trong không gian. Chính sự phân hóa đó đã đưa đến sự khác biệt, từ đó việc tổ chức lãnh thổ có nhiệm vụ tìm ra sự khác biệt về phương diện lãnh thổ trong sản xuất
Preview text:
9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
Chương1. Cơ sở lý luận của tổ chức lãnh thổ du lịch
1.1. Quan niệm về tổ chức lãnh thổ
Có nhiều thuật ngữ khác nhau khi bàn về vấn đề tổ chức lãnh thổ. Trong những nền
kinh tế có kế hoạch, người ta ưa thích sử dụng thuật ngữ “Kế hoạch hóa lãnh thổ”. Các nhà nghiên
cứu Anh, Mỹ lại ưa thích dùng khái niệm “Quy họach vùng”, “Quy
hoạch lãnh thổ” hay “Quy
hoạch tổng thể”..
Có thể nhận thấy rằng giữa chúng có những điểm giống nhau cơ bản giữa một bên là
quy hoạch phát triển một lãnh thổ mang tính tập hợp các kế hoạch phát triển của từng ngành riêng rẽ
(quy hoạch tổng thể ) và một bên là lãnh vực quy hoạch ứng dụng cụ thể trên từng địa bàn lãnh thổ (quy hoạch vùng) .
Khái niệm về tổ chức không gian hay tổ chức lãnh thổ đã xuất hiện từ các nước phát triển như
Mỹ, Anh, Pháp cách nay hơn nửa thế kỷ. Theo Morrille (1970) “tổ chức không gian là kinh nghiệm
của loài người về sử dụng có hiệu quả không gian trên trái đất“. Các tác giả Pháp như P. Brunet,
J.Monod (1980); Jean Paul Gaudemar (1992)... cho rằng “tổ chức không gian là sự tìm kiếm một
phân bố tối ưu về người, các hoạt động và tài sản nhằm tránh sự mất cân đối trên lãnh thổ quốc gia hay một vùng” .
Từ năm 1965, để quản lý và phát triển kinh tế có hiệu quả, ở Liên Xô (cũ) đã xác định sự cần
thiết phải ‘’...kết hợp tối ưu việc kế hoạch hóa theo ngành và theo lãnh thổ nhằm bảo đảm kế hoạch
hóa tổng hợp và giải quyết những vấn đề kinh tế quốc dân to lớn”, như vậy khái niệm kế hoạch hóa lãnh thổ tổ chức lãnh thổ
ở đây chính là vấn đề
. Về khía cạnh địa lý, “ tổ chức lãnh thổ là một
hành động của địa lý học có chủ ý nhằm hướng tới một sự công bằng về mặt không gian”. Theo
E.B.Alaev (1992) thì đó là định hướng và dự kiến phát triển kinh tế của từng ngành trong vùng
cũng như khi phát triển một cách tổng hợp tất cả các ngành kinh tế quốc dân trong phạm vi một vùng.
Từ khái niệm đó, các nhà địa lý kinh tế đã chú ý đến phương diện lãnh thổ nhằm:
• Nghiên cứu các địa điểm với toàn bộ tập hợp các mối liên hệ kinh tế - xã hội và kinh tế - kỹ thuật.
• Xác định các mối tương đồng của các hệ thống lãnh thổ nhằm xác minh những ranh giới
cũng như cơ cấu lãnh thổ của các hệ thống ấy. about:blank 1/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
• Nghiên cứu quan hệ giữa các hệ thống lãnh thổ kinh tế - xã hội này với các hệ thống không
gian tự nhiên lịch sử mà tài nguyên được lôi cuốn vào sản xuất, được con người sử dụng.
• Nghiên cứu sự hình thành cơ cấu hạ tầng cũng như vai trò và vị trí của nó trong hệ thống.
• Xác lập những trung tâm kinh tế, và mối quan hệ trong vùng, liên vùng, quốc gia và thế giới.
• Phân công lao động và chức năng (chuyên môn hóa) theo lãnh thổ.
Vậy, tính lãnh thổ của các đối tượng là đặc điểm cơ bản của nghiên cứu địa lý kinh tế nói
chung và địa lý du lịch.
Ở Việt nam, chúng ta đang giải quyết bài toán phát triển bằng cả hai cách là quy hoạch tổng thể (quy
hoạch vùng) và tổ chức lãnh thổ ( được thử nghiệm từ năm 1990 đến nay).
Các yếu tố cấu thành lãnh thổ đều phân hóa trong không gian nên sự kết hợp giữa các yếu tố và tổng
thể của chúng cũng phân hóa trong không gian. Chính sự phân hóa đó đã đưa đến sự khác biệt, từ đó
việc tổ chức lãnh thổ có nhiệm vụ tìm ra sự khác biệt về phương diện lãnh thổ trong sản xuất (đặc
trưng kinh tế địa phương), tìm ra những vùng kinh tế chuyên môn hóa khác nhau dựa trên những biểu hiện về nguồn lực.
Tổ chức lãnh thổ là công cụ quản lý vĩ mô thông qua việc hoạch định các chính sách và chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của các vùng đất nước, đặc biệt là các hệ thống cấu trúc hạ tầng kỹ thuật,
kinh tế xã hội và môi trường.
Tóm lại, có thể hiểu tổ chức lãnh thổ là “ nghệ thuật sử dụng lãnh thổ một cách đúng đắn và có hiệu
quả”. (Jean Paul De Gaudemar, 1992). “ Nghệ thuật sử dụng” này chính là tìm kiếm một tỉ lệ và
quan hệ hợp lý về phát triển kinh tế xã hội giữa các ngành trong một vùng, quốc gia và có xét đến
mối liên kết giữa các quốc gia với nhau, nhằm tạo ra một giá trị mới nhờ sự sắp xếp có trật tự và hài
hòa giữa các đơn vị lãnh thổ khác nhau trong cùng một Tỉnh, Vùng hay cả nước.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và hệ thống kinh tế mở, để sử dụng hợp lý các nguồn lực (chính
sách, điều kiện tự nhiên, tài nguyên, nhân lực, nguồn vốn) hầu đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế, giải
quyết tốt các vấn đề xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Ở một tiếp cận đầy ý nghĩa hơn thì ”Tổ chức lãnh thổ phải tạo nên của cải chứ không phải là
phân phối lại cái đang có” (DATAR-Ủy ban quy hoạch lãnh thổ và vùng của Pháp, 1963).
1.2. Tổ chức lãnh thổ du lịch
1.2.1. Vai trò của công tác tổ chức lãnh thổ du lịch
Trong quá khứ và cho đến nay vẫn còn là hiện tượng khá phổ biến, đó là vấn đề tổ chức lãnh thổ du
lịch được xem như là quá trình nhằm mở mang các khách sạn mới, đảm bảo sự lưu thông, và tổ chức
một chiến dịch xúc tiến du lịch.
Chỉ có dự án du lịch mang tính hệ thống mới lựa chọn các địa điểm du lịch hay khách sạn thích hợp
để áp dụng công tác quy hoạch cho phù hợp với thắng cảnh và tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật.
Lối tiếp cận này thành công đối với sự phát triển của các khách sạn tư nhân hay điểm du lịch quy mô about:blank 2/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
nhỏ. Tuy nhiên, sau thế chiến thứ hai, hoạt động du lịch đã phát triển một cách nhanh chóng và hàng
loạt vùng, đặc biệt là vùng Địa Trung Hải hoặc Caribê vốn dĩ phát triển du lịch bằng những hoạt động
không mang tính tổ chức đã có những trả giá cho những hậu quả về mặt xã hội và môi trường vì thiếu
tổ chức Hiện nay du lịch được phát triển để nhằm tạo ra những lợi ích kinh tế trong việc thu hút ngoại
tệ, tăng thu nhập, việc làm, đóng góp cho ngân sách quốc gia và làm thay đổi kinh tế nông nghiệp,
thủy sản, lâm nghiệp và công nghiệp...làm thay đổi cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Việc tổ chức du lịch tốt thúc đẩy vấn đề kiểm soát môi trường, bảo tồn di sản văn hóa và phát triển
kinh tế ở cả những nơi không phong phú tài nguyên.
Về mặt xã hội, tổ chức lãnh thổ du lịch cung cấp các phương tiện văn hóa, giải trí, thương mại và
những dịch vụ được sử dụng cho cả khách du lịch và người dân sở tại. Nó còn cung cấp cơ hội giáo
dục ý thức người dân về việc tôn trọng văn hóa và môi trường ở nơi khác như là những tài sản của
chính quốc gia họ vậy. Đó chính là sự thúc đẩy việc xích lại gần nhau của con người và các quốc gia
trên thế giới và làm cho du lịch có tính trao đổi xuyên văn hóa.
Việc tổ chức lãnh thổ du lịch không có tính khoa học sẽ làm mất đi những lợi ích kinh tế tiềm năng và
làm méo mó kinh tế địa phương, làm suy giảm môi trường, làm mất đi sự thống nhất và bản sắc văn hóa…
Định nghĩa TCLTDL: “Tổ chức lãnh thổ du lịch được hiểu là một hệ thống liên kết không gian của
các đối tượng du lịch và các cơ sở phục vụ có liên quan dựa trên việc sử dụng tối ưu các nguồn tài
nguyên du lịch (tự nhiên, nhân văn), kết cấu hạ tầng và các nhân tố khác nhằm đạt hiệu quả (kinh tế,
xã hội, môi trường ) cao nhất “.
Nhìn chung, việc tổ chức lãnh thổ du lịch có thể đạt được nhiều hiệu quả tốt nếu được thực hiện thống
nhất trong chương trình và dự án ở tầm mức vĩ mô của quốc gia.
1.2.2. Những mục tiêu của việc tổ chức lãnh thổ du lịch
TCLTDL có thể cung cấp một sự cải thiện về du lịch nếu như nó hướng trực tiếp đến hàng loạt các
mục tiêu chủ yếu. Những mục tiêu này sẽ tạo tiền đề cho sự thực hiện các chính sách du lịch. Theo
Clare A. Gunn (1993), có 4 mục tiêu cơ bản cần phải nhắm đến khi tiến hành TCLTDL:
Đáp ứng sự hài lòng và thỏa mãn của khách du lịch.
Đạt được những thành quả về kinh doanh và kinh tế.
Bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch.
Bảo đảm sự thống nhất ở vùng du lịch và cộng đồng.
Bốn mục tiêu này phải được xem như những yêu cầu bắt buộc đối với tất cả những bên liên quan
tham gia vào trong dự án du lịch và phải phát triển những chiến lược và hoạt động cần thiết nhằm
thực hiện chúng cho bằng được. Các bên liên quan
Là một người hoặc một nhóm người sở hữu cổ phần trong một doanh nghiệp
Là một người chẳng hạn như nhân viên, khách hàng hoặc công dân có liên quan đến một tổ chức, xã about:blank 3/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
hội, v.v. và do đó có trách nhiệm đối với tổ chức đó và quan tâm đến sự thành công của tổ chức đó.
Các bên liên quan trong hệ thống du lịch
Sự phát triển du lịch thành công phụ thuộc rất lớn vào sự hợp tác và giao tiếp tuyệt vời giữa tất cả các
bên liên quan tham gia vào hệ thống du lịch, do đó du lịch là một hệ thống xã hội phức tạp. Các bên
liên quan trong điểm đến du lịch là: người dânđịa phương, công ty địa phương, giới truyền thông,
nhân viên, chính phủ, đối thủ cạnh tranh, khách du lịch, hiệp hội doanh nghiệp, nhà hoạt động và nhà phát triển du lịch.
Below illustrates the range of potential stakeholders who may be involved in sustainable
tourism and regional and rural CBT (Community Based Tourism).
1.3. Hệ thống lãnh thổ du lịch
Hệ thống lãnh thổ du lịch được tạo thành bởi nhiều phân hệ khác nhau về bản chất nhưng có
mối liên hệ mật thiết với nhau. Đó là các phân hệ khách du lịch; tổng thể tài nguyên tự nhiên, lịch
sử, văn hóa; công trình kỹ thuật; cán bộ phục vụ và tổ chức điều khiển.
a) Phân hệ khách du lịch: là phân hệ trung tâm, có tính chủ động, quyết định các yêu cầu
đối với các thành phần khác của hệ thống bởi vì các thành phần này có tính phụ thuộc vào những
yêu cầu của khách du lịch (những đặc điểm về xã hội, dân tộc, quốc tịch) Những đặc trưng của
phân hệ khách du lịch chính là sở thích, động cơ, nhu cầu, tính lựa chọn, tính mùa và tính đa
dạng của các luồng khách.
Phân hệ tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa: được xem như là những hấp dẫn vật chất và tinh
thần nhằm thỏa mãn nhu cầu nghĩ ngơi của khách du lịch. Phân hệ này phản ánh những nét riêng và
có tính đặc thù theo lãnh thổ. about:blank 4/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
Phân hệ này có những đặc trưng về sức chứa, độ tin cậy, tính ổn định và tính hấp dẫn. Nó được đặc
trưng bằng số lượng, chất lượng, diện tích phân bố và thời gian khai thác. Dựa trên các điều kiện của
phân hệ này mà trong hoạt động du lịch, có thể phân chia thành các loại hình du lịch khác nhau.
b) Phân hệ công trình kỹ thuật: đảm bảo cho cuộc sống và hoạt động của khách du lịch
như là sự phục vụ và đáp ứng các yêu cầu (ăn ở, đi lại) và những sự thỏa mãn về phương diện giải
trí hay nhu cầu khác (tham quan, giải trí, vui chơi, chữa bệnh..). Nét đặc trưng của phân hệ này là
sức chứa, tính đa dạng, tính thích hợp, mức độ chuẩn bị khai thác.
c) Phân hệ đội ngũ phục vụ: có chức năng cung ứng dịch vụ cho khách du lịch và đảm bảo
cho các cơ sở du lịch hoạt động bình thường. Số lượng, trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, đạo
đức… của đội ngũ những người làm công tác phục vụ và mức độ đảm bảo lực lượng lao động là
những đặc trưng chủ yếu của phân hệ này.
d)Phân hệ tổ chức - điều khiển: có nhiệm vụ giữ cho cả hệ thống và từng phân hệ nói
riêng hoạt động một cách tối ưu. Chủ yếu là bộ phận quản lý và điều hành hoạt động du lịch, như là
các tổ chức nhà nước và tư nhân.
*Hệ thống du lịch chức năng của Gunn (1993) bao gồm các nhân tố cần thiết đảm bảo cho hoạt
động du lịch diễn ra thuận lợi như lãnh đạo, tổ chức, tài chính, lao động, các đại lý hay tư nhân, cộng
đồng, sự cạnh tranh, chính sách nhà nước, tài nguyên tự nhiên và văn hóa. about:blank 5/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
1.4.Các nhân tố ảnh hưởng
1.4.1.Tài nguyên du lịch
Du lịch là một trong những ngành có sự định hướng tài nguyên rất rõ rệt. Tài nguyên du lịch ảnh
hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành, chuyên môn hoá các
vùng du lịch, ảnh hưởng đến việc xây dựng và tổ chức các loại hình hoạt động du lịch cũng như mang
lại hiệu quả kinh tế của hoạt động dịch vụ.
Theo Luật DLVN 2017: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và
các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp
ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa.”.
1.4.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Định nghĩa: Tài nguyên du lịch tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi
trường tự nhiên bao quanh chúng ta làm cho con người ưa thích. Chỉ có các thành phần và các thể
tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch,
phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên. Các thành phần
tự nhiên tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên thường là điạ hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật. a) Địa hình
Là hình dạng bề mặt đất được hình thành trải qua một quá trình địa chất lâu dài do tác động của các
nhân tố nội sinh và ngoại sinh. Các dạng địa hình hấp dẫn chính là núi đồi, cao nguyên, đồng bằng,
thung lũng và chúng thu hút khách du lịch nhờ sự tương phản cao trong hình thái và chúng có vai trò tạo nền cho phong cảnh.
Địa hình đồi núi, cao nguyên
Có sự tương phản về độ cao lớn, hiểm trở, không khí mát mẽ trong lành. Chúng tạo cho cảnh quan
những nét thoáng đảng, hùng vĩ và làm tăng tính ưa mạo hiểm của du khách. Miền đồi núi còn là địa
bàn cư trú của đồng bào dân tộc ít người với đời sống văn hoá xã hội đặc sắc. Trung du miền núi Việt
Nam có các địa điểm hấp dẫn như Sapa- Fan si pang, Mộc châu, Tây Nguyên
Địa hình đá vôi / Karst
Là địa hình thành tạo do nước hoà tan ở các miền đá vôi, thạch cao để tạo thành các hang động ngầm.
Đây là dạng tài nguyên du lịch đặc sắc và rất hấp dẫn du khách. Ở VN có động Phong Nha (Quảng
Bình) được công nhận là kỳ quan thế giới dài 8 km rộng 25m và cao 10m hay các hang động ở Vịnh Hạ Long, Ngũ Hành Sơn b) Khí hậu
Khí hậu đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động DL. Tài nguyên khí hậu là sự tổng hợp
của nhiều yếu tố tự nhiên như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất không khí, gió, ánh nắng mặt trời...chúng tạo
cho con người cảm giác thoải mái dễ chịu, và góp phần tăng cường sức khoẻ. Nghiên cứu các làn about:blank 6/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
sóng DL chúng ta dễ dàng nhận thấy một nét chung rằng những người ở xứ lạnh phương Bắc thường
đi nghỉ Đông ở những vùng ấm áp phương Nam. Người ở xứ nóng trong những ngày hè oi bức
thường đi nghỉ mát ở các vùng biển hay núi cao, nơi có khí hậu mát mẻ.
Ở nước ta, các điều kiện khí hậu lý tưởng được
nghiên cứu là: Nhiệt độ trung bình tháng: 15-
23oC. Độ ẩm tuyệt đối: 14-21mb, độ ẩm tương đối 85-90%, tốc độ gió 0,3- 0,6m/s, lượng mưa
>1500mm/năm, số giờ nắng trung bình 5-6h/ngày. Chính tài nguyên khí hậu đã dẫn đến tính mùa vụ
trong du lịch. Những nơi đáp ứng chỉ tiêu khí hậu này là Đà Lạt, SaPa, Bạch Mã, Bà Nà, Tam
Đảo..Đây đều là những trung tâm nghỉ mát nổi tiếng ở nước ta.
Tài nguyên khí hậu còn có giá trị chửa một số bệnh như huyết áp, tim mạch, thần kinh, hô
hấp..nếu như có đầy đủ các điều kiện thuận lợi về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất không khí, lượng
Oxy trong lành trong không khí. Những nơi có khí hậu tốt đều thích hợp với việc xây dựng các nhà
an dưỡng (Sanatorium). Cần lưu ý rằng thời thiết khí hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch du
lịch, trong điều kiện khí hậu hay thời tiết diễn biến không thuận tiện như bão tố, gió mùa đông bắc,
nắng và bụi trong mùa khô nóng, lũ lụt, sương mù...thì đi du lịch là không thuận tiện, chính điều này
đã làm cho hoạt động du lịch mang tính mùa vụ. c) Thủy văn
Việt nam đứng thứ 27/156 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, hầu hết là các bãi tắm
đẹp.Việt Nam là 1/12 quốc gia có vịnh đẹp nhất thế giới là vịnh Hạ Long, vịnh Lăng Cô và vịnh Nha
Trang. Vùng biển thích hợp cho các loại hình thể thao, giải trí như dạo chơi, bơi lội, tàu lượn, thả diều,
đua thuyền, lướt ván, lặn nông sâu, câu cá, thể thao bãi biển...Vùng biển cũng cần chú ý đến các yếu tố
sinh thái như thuỷ triều (thuỷ triều lớn-bãi biển rộng), sóng lừng (giá trị lướt sóng), dòng biển và xoáy
biển (nguy hiểm chết người), cá mập và sứa biển...
Việt Nam có các trung tâm du lịch biển ở Nha Trang, Phú Quốc, Bình Thuận, Đà Nẵng, Vũng Tàu, Hạ Long…
Ở các vùng Hồ, Đầm, Sông, Suối
Đều tạo nên những phong cảnh đẹp, yên tỉnh. Không khí trong lành nơi đây thích hợp cho du lịch dã
ngoại cắm trại, câu cá, bơi lội, chèo thuyền. Việt Nam có du lịch Hồ Ba Bể, Hồ Gươm, Biển hồ, Hồ
Xuân Hương. Sông Hâu Giang, sông Sê rê pốc, sông Hàn, sông Hương, sông Ngô Đồng, sông Nho
Quế. Suối Yến, Voi, Mơ, Mooc, Tiên, Cẩm Lương…
Các điểm nước khoáng hay suối nước nóng
Đây là các loại nước có giá trị cao đối với du lịch tham quan, nghỉ dưỡng, chửa bệnh. Có nhiều
nguồn nước khoáng giàu các nguyên tố vi lượng hoà tan (Br, F, I, As, Fe, H2SiO3, H2S, khí CO ,2 ..)
dùng để uống trực tiếp như Vĩnh Hảo, Đảnh Thạnh, Phú Ninh, Kim Bôi (Hoà Bình) rất có giá trị chửa
một số bệnh như thần kinh, tiêu hoá, da liễu, nội tiết...
d) Sinh vật (fauna and flora)
Việt Nam là quốc gia nằm ở vùng nhiệt đới, có nhiều điều kiện cho các sinh vật phát triển và tạo
ra sự phong phú của nhiều loài động thực vật và nhiều hệ sinh thái khác nhau. Thực vật có 12.000 about:blank 7/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
loài thực vật bậc cao (thực vật hạt trần; thực vật hạt kín; nấm; tảo; rêu; dương xỉ và các loài có nguồn
gốc hàn đới và nhiệt đới khác. Động vật có 300 loài thú; 830 loài chim; bò sát; ếch nhái; côn trùng; cá
nước ngọt; cá biển; động vật không xương sống. DI SẢN THẾ GIỚI
Di sản thế giới do Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO- The United
Nations Educational, Scientific and Cultural Organization ) công nhận những địa điểm có thể là
rừng, dãy núi, hồ, sa mạc, tòa nhà, quần thể kiến trúc hay thành phố…là di sản thế giới.Tính đến nay,
có 190 quốc gia thành viên. Năm 2021, có tất cả 1121 di sản, trong đó có 869 di sản về văn hóa, 213
di sản tự nhiên và 39 di sản hỗn hợp ở 167 quốc gia. Ý và Trung Quốc có 55 di sản, Tây Ban Nha có 48 di sản.
1.4.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn thường có quan hệ gắn bó chặt chẽ với hoạt động sản xuất của con
người, chúng là những đối tượng hay hiện tượng được tạo ra trong điều kiện nhân tạo và được xem
như là những sản phẩm văn hoá. Loại tài nguyên này thường mang lại những giá trị về nhận thức và
nghiên cứu bổ ích. Mặt khác, sinh hoạt của các dân tộc trên thế giới rất khác nhau cho nên văn hoá
của mỗi dân tộc cũng mang những bản sắc riêng và có sức thu hút du khách đến thăm và tìm hiểu,
nghiên cứu, chiêm ngưỡng. Chừng nào bản sắc văn hoá riêng của các dân tộc còn được gìn giữ, bảo
vệ thì chừng đó chúng còn có giá trị thu hút khách du lịch.
a) 7 kỳ quan cổ đại
Đây là các công trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kỳ cổ đại. Danh sách này lập ra trong thế kỷ 2
BC gồm các công trình quanh Địa Trung Hải thể hiện văn minh của nhân loại. Vườn treo Babylon
Tượng thần mặt trời Helios Lăng mộ vua Mausolus Đền nữ thần Artemis Hải đăng Alexandria Tượng thần Zeus Kim tự tháp Ai Cập
Chỉ trừ Kim tự tháp còn đang tồn tại, sáu kỳ quan nói trên đã bị tàn phá bởi sự khắc nghiệt của thời gian
7 kỳ quan văn hóa thế giới mới (2007)
Cuộc bình chọn qua mạng lưới toàn cầu để tìm ra bảy tuyệt tác kiến trúc nghệ thuật mới của văn
minh nhân loại. Sự kiện này không được UNESCO công nhận. Danh sách của Bảy kỳ quan
thế giới mới đã được công bố vào thứ 7, ngày 7 tháng 7 năm 2007 tại Lisboa, Bồ Đào Nha .
Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc)
Thành phố cổ Petra (Jordan). about:blank 8/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
Tượng Chúa Cứu thế (Brazil)
Pháo đài Machu Picchu (Peru)
Khu di tích Chichen Itza (Mexico) Đấu trường La Mã (Ý)
Đền thờ Taj Mahal (Ấn Độ)
7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới (2011)
Bảy kỳ quan thiên nhiên của thế giới (New7Wonders of Nature) là một cuộc bình chọn do công ty tư
nhân NewOpenWorld (NOW Corporation), đặt trụ sở tại Thụy Sĩ. Quá trình bình chọn đã kết thúc
vào lúc 11 giờ 11 phút (GMT) 11 Tháng 11 2011. Kết quả tạm thời 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới đã được công bố: Rừng rậm Amazon (Nam Mỹ) Vịnh Hạ Long (Việt Nam)
Thác Iguazu (Argentina và Brazil) Đảo Jeju (Hàn Quốc) Đảo Komodo (Indonesia)
Vườn quốc gia sông ngầm Puerto Princesca (Philippines) Núi Bàn (Nam Phi).
b) Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh
Là những công trình xây dựng, địa điểm lịch sử, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử,
khoa học, nghệ thuật...hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hoá - xã hội.
Tính đến năm 2020, Việt Nam có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 4.000 di tích được
xếp hạng di tích quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích
nhiều nhất ở 10 tỉnh vùng đồng bằng song Hồng (chiếm 56% số di tích quốc gia và 46% tổng số di tích).
Các di tích khảo cổ học
Các di tích loại này bị vùi lấp dưới lòng đất hay hiện diện trên bề mặt đất. Chúng có thể là các di chỉ
cư trú (Settlement site) và thường thấy trong các hang động hay ngoài trời (Động người xưa-Cúc
Phương, động Huyền Không-dấu vết cư trú người Chăm cổ) và di tích mộ táng (Burial site). Di tích
khảo cổ còn là cổ vật gốm sứ khai quật ở xác tàu thuyền cổ bị đắm (Cù lao Chàm, Hòn Cau-BRVT,
Hòn Dầm-Kiên Giang) có niên đại 15-18 xuất xứ từ Chu Đậu-Hải Dương, Cảnh Đức Trấn- Quảng
Châu- T.Quốc, hay Xavankhalốc-Thái Lan.
Các công trình kiến trúc cổ: ở VN có Hoàng thành Thăng long; Thành phố cổ (Thánh địa Bà la môn
giáo ở Cát Tiên-Đồng Nai) about:blank 9/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi
Các di tích lịch sử
Các di tích lịch sử của nước ta bao gồm:
Dấu tích ghi nhận về dân tộc học: sự ăn ở, sinh hoạt của các tộc người.
Di tích ghi dấu sự kiện chính trị quan trọng tiêu biểu, có ý nghĩa quyết định chiều hướng
phát triển của đất nước, địa phương (Bến Bình Than nơi có Hội nghị Diên Hồng, cây đa Tân Trào,
rừng Trần Hưng Đạo, bến Nhà Rồng...)
Di tích ghi dấu chiến công chống xâm lược (Bạch Đằng, Đống Đa, Điện Biên Phủ). Di tích
ghi dấu những kỷ niệm như đài tưởng niệm, tượng đá, dấu chân Phật ở Ceylon (Xrilanca)...
Di tích ghi dấu tội ác của xâm lược (chuồng cọp Côn Đảo (đã có 115 năm dưới ách thực
dân Pháp với nghĩa trang Hàng Dương ghi dấu 2 vạn ngôi mộ của bao anh hùng liệt sĩ), làng Sơn
Mỹ (Quảng Ngãi), trại giam Phú Lợi (Huế), trại tập trung Auschwitz- Balan, các mộ chôn người tập
thể ở tỉnh Strungreng -Campuchia..).
Các di tích văn hóa kiến trúc nghệ thuật
Là dạng đặc biệt của của các di tích lịch sử văn hoá, gồm những công trình kiến trúc có giá trị, các tác
phẩm nghệ thuật như tượng đài, bích hoạ. Chúng không chỉ chứa đựng giá trị kiến trúc mà cả văn hoá
xã hội, văn hoá tinh thần... Ví
dụ: các đô thị cổ phương Tây như Paris, London, Kyoto.. hay Tháp
Eiffel, Đền Taj Mahal, Vạn lý trường thành, nhà hát Opera Sidney (Uc), tháp đôi Petronas (với 88
tầng, cao 452m là niềm tự hào của người Malaysia). Ở Việt Nam có kinh thành Huế, đô thị cổ Hội
An, phố phường cổ Hà Nội, Văn miếu Quốc tử giám, chùa Một Cột, Toà thánh Tây Ninh...
Danh lam thắng cảnh
Là khu vực thiên nhiên có cảnh đẹp hoặc có công trình xây dựng nổi tiếng do bàn tay và khối óc con
người dàn dựng. Ở Việt Nam, danh thắng gắn liền với chùa chiền như Hương Tích (Hà Tây) có cả
một hệ thống chùa như Long Vân, Thiên Trù, Giải Oan...Động Tam Thanh-Lạng Sơn có chùa Tiên,
Ngũ Hành Sơn có chùa Tam Thai, Linh Ứng...
TÀI NGUYÊN DU LỊCH VIỆT NAM
Tính đến năm 2020, Việt Nam có hơn 41.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn
4.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 9.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Việt nam có
117 bảo tàng (38 trung ương, 79 địa phương). Hai bảo tàng quốc gia là Cách mạng Việt Nam và Lịch sử Việt Nam.
8 Danh hiệu UNESCO di sản thế giới vật thể
1/Quần thể di tích Cố đô Huế (1993) 2/Vịnh Hạ Long 3/Phố (1994&2000) cổ Hội An (1999)
4/Thánh địa Mỹ Sơn (1999) 5/Vườn
quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (2003) 6/Hoàng Thành Thăng
Long (2010) 7/ Thành Nhà Hồ (2011) 8/Quần thể danh thắng Tràng An (2014)
13 Danh hiệu UNESCO di sản thế giới phi vật thể
Nhã nhạc cung đình Huế (2003): Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa PVT (Vietnamese Court Music) about:blank 10/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 11/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 12/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 13/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 14/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 15/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 16/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 17/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 18/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 19/42 9/11/24, 10:40 AM
Bai giảng Tcltdlvn 2022 Phần 1-đã chuyển đổi about:blank 20/42