ôn tập triết, trường đại học ngoại ngữ - đại học Đà Nẵng
Nguồn gốc xã hội: triết học ra đời khi lực lượng sx đã đạt đến 1 trình độ nhất định, khi lao động trí óc đã trở thành một lĩnh vực độc lập tách khỏi lao động chân tay, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột.
Preview text:
20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết Buổi 1: CHƯƠNG 1: 1.
Triết học và vấn dề cơ bản của triết học 1.
Khái lược về triết học 1.
Nguồn gốc của triết học
Triết học ra đời ở TQ, Ấn Độ, Hy Lạp
Triết học là dạng tri thức lý luận xuất hiện sớm nhất trong lịch sử các
loại hình lý luận của nhân loại. Triết học có
+ Nguồn gốc nhận thức: sự phát triển của tư duy trừu tượng cho
phép trừu tượng hóa, khái quát những tri thức cụ thể, riêng lẻ thành
hệ thống tri thức lý luận chung nhất.
+ Nguồn gốc xã hội: triết học ra đời khi lực lượng sx đã đạt đến 1
trình độ nhất định, khi lao động trí óc đã trở thành một lĩnh vực độc
lập tách khỏi lao động chân tay, khi xã hội đã phân chia thành giai
cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột. (thời cổ đại, sx kém. Sau đó sx
phát triển, của cải vào túi người đứng đầu -> có giai cấp, mỗi giai
cấp theo đuổi lợi ích khác nhau -> có triết học, nhiệm vụ của triết
học là luận chứng và bảo vệ lợi ích của 1 giai cấp xác định) Câu hỏi: 1.
“Vật chất là cái bàn” đúng hay sai?
Sai. Vì vật chất còn bao gồm nhiều thứ khác nwuax (vd: đất, nước, virut,..)
(quy cái chung về cái riêng là sai) 2.
Giải thích “mẹ là gì?”
Mẹ là người phụ nữ có con. 3.
“Triết học Mỹ vì lợi ích dân Mỹ” đúng hay sai?
Sai, vì triết học chỉ bảo vệ lợi ích của 1 giai cấp xác định - đó là giai cấp cầm quyền (giai cấp tư sản) 4.
"Triết học mĩ vì lợi ích toàn thế giới"
Sai. vd khi mĩ cho đi tuần quanh thế giới (quanh biển đông), có lợi cho Vn
cũng như các nước ĐNA nhưng thực chất mĩ đang muốn chứng tỏ cho thế giới
(cho TQ) thấy tư sản mĩ còn đang rất mạnh. Buổi 2: 2. Khái niệm triết học
Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới (về vũ trụ,
về con người, về vị trí và vai trò của con người trong thế giới) 2.
Vấn đề cơ bản của Triết học
Vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại (giữa
tinh thần với tự nhiên, giữa ý thức với vật chất). 1 vấn đề có 2 mặt:
+ mặt bản thể luận: ý thức có trước vật chất hay vật chất có trước ý thức
+ mặt nhận thức luận: con người có nhận thức được thế giới không? about:blank 1/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết 1.
Mặt thứ 1 (mặt bản thể luận)
(chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm)
Chủ nghĩa duy vật: đều coi vật chất có trước, sinh ra và quyết định ý thức
+ CN duy vật chất phác (ngây thơ): coi vật chất là vật thể, quy cái
chung về cái riêng. Vd: gỗ, nước,…
+ CN duy vật siêu hình: coi vật chất là nguyên tử nhỏ nhất.
+ CN duy vật biện chứng: coi vật chất là những gì tồn tại hiện thực
khách quan ngoài ý thức - cảm giác con người.
Chủ nghĩa duy tâm: đều coi ý thức có trước, sinh ra và quyết định thế giới
+ CN duy tâm chủ quan: ý thức – cảm giác của tôi có trước, sinh ra và quyết định tất cả.
+ CN duy tâm khách quan: coi ý niệm là cái có trước (ý niệm hay đc
coi là cảm giác, ý thức, Chúa Trời, Ngọc Hoàng, Thượng Đế, Chúa Jesus, Thánh Allah)
Nhà triết học nào giải thích thế giới bằng 1 nguyên tố thì thuộc phái Nhất
nguyên luận. Nhất nguyên luận bao gồm cả duy vật lẫn duy tâm:
+ Duy vật gthich bằng 1 nguyên tố là vật chất.
+ Duy tâm gthich bằng 1 nguyên tố là ý thức.
Nhà triết học giải thích thế giới bằng 2 nguyên tố thuộc thuộc phái Nhị nguyên luận.
Nhà triết học giải thích thế giới bằng 3 ngtố trở lên thì thuộc phái Đa nguyên luận. 2.
Mặt thứ 2 (mặt nhận thức luận)
(trl cho câu hỏi “con người có nhận thức được thế giới không?”)
Duy vật tl: ý thức con người chẳng qua là sự phản ánh vật chất của óc
người -> con người có thể nhận thức dc thế giới.
Duy tâm kquan: ý niệm (hay chúa trời, ngọc hoàng) thông qua con
người nhận thức ra thế giới.
Duy tâm chủ quan: ý thức cảm giác của tôi sinh ra thế giới nên tôi
nhận thức dc cái tôi sinh ra. Kết luận:
Nhà triết học nào thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới
thì họ thuộc phái khả tri.
Nhà triết học nào ko thừa nhận con người nhận thức được thế giới thì thuộc phái bất khả tri.
Vì sao quan hệ giữa vật chất và ý thức là vấn đề cơ bản của triết học?
-> Vì vật chất và ý thức là 2 phạm trù rộng nhất thế giới, mọi cái trên
thế giới đều thuộc 1 trong 2 phạm trù này. about:blank 2/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết
Cho nên khi gthich thế giới, các nhà triết học phải chọn 1 trong 2 phạm
trù này làm điểm xuất phát để giải thích -> Từ đó nó quyết định tính
đảng của các nhà triết học.
Nếu chọn vật chất là cái có trước để giải thích thì họ thuộc đảng duy vật.
Nếu chọn ý thức là cái có trước để giải thích thì họ thuộc đảng duy tâm. 3.
Định nghĩa (Phạm trù) VẬT CHẤT của Lenin
Quan niệm vật chất trước Lenin:
+ Talet (thời cổ đại Hy Lạp) nói vật chất là nước. -> nhất nguyên luận
+ Anaximan nói vật chất là không khí (hay là gió) -> nhất nguyên luận
+ Arixtot giải thích vật chất bằng 5 nguyên tố: đất, nước, lửa, gió (không khí), ete.
+ Các nhà triết học Ấn Độ cổ đại (phái Lokayata): giải thích vật chất
gồm 4 nguyên tố: đất, nước, lửa, gió.
+ Phái ngũ hành (Trung Hoa cổ đại): vc gồm 5 ngtố: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ.
+ Phái âm dương (Trung Hoa cổ đại): giải thích vc từ 2 ngto âm và
dương. -> nhị nguyên luận. Vd: đàn ông là dương, đàn bà là âm; vật
dài là dương, vật ngắn là âm; đi lên là dương, đi xuống là âm; sông
nước là âm, núi là dương; mềm là âm, cứng là dương;… con người chết
cứng, chết thẳng -> âm thắng dương
+ Thành tựu cao nhất thời cổ đại là của ông Democrit khi ông cho rằng
vc là nguyên tử nhỏ nhất ko thể chia nhỏ hơn (duy vật siêu hình)
Các nhà triết học cổ đại đều mắc lỗi trực quan (quan sát trực tiếp,
thấy gì nói đó) và ngây thơ về thế giới và họ đều mắc lỗi quy chung
về riêng, quy vật chất về vật thể. (kể cả quan điểm của Democrit)
Quan niệm vật chất cuối thể kỷ 19 – đầu thế kỷ 20: (thời kỳ Mac-
Anghen mất, và là thời kỳ của Lenin)
+ Năm 1985: phát hiện ra tia rơn-ghen -> phát ra ánh sáng -> ánh sáng
có 2 tính chất: sóng và hạt
+ Năm 1987: phát minh ra điện tử -> đây là phát minh động trời vì nó
chứng minh dc điện tử còn nhỏ hơn nguyên tử -> động trời còn vì phát
minh này làm cho chân lý của chủ nghĩa duy vật trở nên sai lầm -> chủ
nghĩa duy tâm dựa vào đó để nói lên vật chất tiêu tan -> chủ nghĩa duy
vật đứng trên bờ vực của sự diệt vong và nó gây ra khủng hoảng về
niềm tin cho các nhà khoa học tự nhiên.
Trước tình hình đó, chủ nghĩa duy tâm đã lợi dụng triệt để và nói rằng
Chúa tạo ra thế giới (đây là duy tâm khách quan).
Khi đó, Lenin đã cứu chủ nghĩa duy vật bằng cách cm vật chất ko tiêu
tan mà chỉ có cách hiểu cũ ko đúng về vật chất tiêu tan. Và Lenin đưa
ra cách hiểu: vật chất là những gì tồn tại thực tại khách quan ngoài
ý thức – cảm giác con người. about:blank 3/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết
mặt người trong gương (dưới nước) là vật chất hay ý thức? -> vật chất
(mặt trong gương là phản mặt của chúng ta)
Phản vật chất cũng là vật chất
Vd: bóng người dc mặt trời chiếu xuống đất là ý thức
Định nghĩa vật chất của Lenin:
Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
dem lại cho con người trong cảm giác – ý thức được cảm giác của
chúng ta chép lại, chụp lại phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác – ý thức.
+ Phạm trù triết học về vật chất là gì? -> là kết quả của sự khái quát hóa,
trừu tượng hóa những đặc điểm chung nhất của vật chất. Và đặc điểm
chung nhất của mọi vật chất là thực tại khách quan.Do đó ở góc độ
này có thể nói vật chất là thực tại khách quan, hoặc có thể nói thực tại khách quan là vật chất.
Vd: thuộc tính chung nhất của mọi người mẹ trên thế giới là có con, và
có thể nói mẹ là người phụ nữ có con hay người phụ nữ có con là mẹ.
+ Thực tại khách quan là gì? Là những gì tồn tại hiện thực khách quan
ngoài ý thức – cảm giác con người.
Phân biệt vật chất ở góc độ trừu tượng và cụ thể:
+ Ở góc độ trừu tượng (góc độ chung): vật chất là những gì tồn tại hiện
thực khách quan ngoài ý thức cảm giác con người. (cho phép ta xác định
dc những cái rất nhỏ con người ko phát hiện dc nhma nó có đặc điểm là
tồn tại hiện thực khách quan ngoài ý thức cảm giác con người -> nó là vật chất)
+ Ở góc độ cụ thể: vật thể là vật chất. -> nói gỗ là vật chất là đúng
nhưng chưa đủ, gỗ là vật chất nhưng vật chất còn là những gì tồn tại
hiện thực khách quan ngoài ý thức cảm giác con người.
Vật chất thì tồn tại hiện thực khách quan, vậy ý thức con người có
tồn tại hiện thực không? -> có, nằm trong bộ não người (óc người) ->
nó tồn tại chủ quan (vì nó nằm trong não người, ta ko sờ, ko thấy được)
Tồn tại hiện thực khách quan là vật chất, tồn tại hiện thực chủ quan là ý thức.
Tồn tại là vật chất hay ý thức? -> Tồn tại hiện thực khách quan là
vật chất, tồn tại hiện thực chủ quan là ý thức.
+ Vật chất được đem lại cho con người trong cảm giác ý thức -> vật
chất có trước, ý thức có sau.
+ Vật chất tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác – ý thức -> vật chất quyết định ý thức.
+ Vật chất được cảm giác – ý thức của chúng ta chép lại, chụp lại và
phản ánh -> con người nhận thức được thế giới.
Lenin nói về kính hiển vi: about:blank 4/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết
Kính hiển vi là việc nối dài giác quan của con người. Nhờ khả năng này
mà con người chinh phục được thế giới (mắt người tinh hơn mắt kiến,
tai người thính hơn tai chó).
Ý nghĩa phương pháp luận của định nghĩa vật chất: 1.
Định nghĩa vc của Lenin đã giải quyết đc 2 mặt vấn đề cơ bản của triết
học trên lập trường duy vật biện chứng 1 cách toàn vẹn. 2.
Chống chủ nghĩa duy tâm (vì duy tâm nói ý thức có trước còn Lenin nói vc có trước.) 3.
Chống thuyết bất khả tri. 4.
Tạo niềm tin cho các nhà khoa học đi sâu vào khám phá thế giới vật
chất bao la. (khắc phục dc cuộc khủng hoảng tự nhiên cuối tk 19 – đầu
tk 20) (thế giới của chúng ta chính là vật chất đang vận động trong
không gian và thời gian) 5.
Khắc phục dc cách hiểu chưa đúng của chủ nghĩa duy vật ngây thơ và
siêu hình về vật chất. (vì 2 chủ nghĩa này đều mắc lỗi quy chung về
riêng, quy vật chất về vật thể. Lenin khắc phục bằng cách định nghĩa
vật chất ở trình độ sâu sắc hơn, cho rằng vật chất là những gì tồn t
hiện thực khách quan ngoài ý thức cảm giác con người) Buổi 3:
Các hình thức tồn tại của vật chất: 1. Vận động
Định nghĩa vận động của Anghen:
+ Vận động là mọi thay đổi nói chung, từ sự di chuyển vị trí trong
không gian, đến sự thay đổi trong vũ trụ, và trong tư duy (ý thức).
Vd: trong không gian: tay chân chúng ta khua lên hay đi lại; trong vũ
trụ: các thiên thạch, các ngôi sao di chuyển; trong tư duy: tư duy, ý
thức con người vận động từ chỗ chưa biết đến biết)
+ Vận động là thuộc tính cố hữu của vật chất (thuộc tính cố hữu là
thuộc tính bản chất, nếu bỏ nó đi thì ko còn là vật chất nữa) (mỗi dạng
vật chất có 1 thuộc tính cố hữu riêng, đặc trưng cho nó).
Vd: sinh viên có thuộc tính đi học, tự học, thi cử, lao động trí óc còn
nông dân có thuộc tính là lao động chân tay.
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất. (phương thức là cách/
hình thức) -> vật chất tồn tại bằng cách vận động
+ Vận động là tuyệt đối vì nó diễn ra từ đầu đến cuối sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Vật chất có đứng im không? -> có
Đứng im là tương đối trong một phạm vi quy ước.
Vd: khi ngủ, con người đứng im trong phạm vi cơ học, nhưng vẫn thở,
thở là vận động sinh vật. (nói cách khác, khi ngủ, vận động cơ học đứng
im nhưng vận động lí hóa vẫn diễn ra)
Vd: cái bàn đứng im trong phạm vi cơ học, nhưng trái đất vẫn quay -> bàn cũng quay theo. about:blank 5/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết
Vật chất vận động ngay cả khi nó đứng im do nguyên nhân bên
trong, đó là do mâu thuẫn giữa các mặt đối lập ở bên trong sự
vật. (trong sự vật luôn có sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập).
Vd: trong con người luôn có 2 mặt đối lập là tính cực và tiêu cực.
Cuộc đấu tranh này dẫn đến sự vật tự thân vận động, ko cần đến cú
hít bên ngoài (ban đầu) của chúa.
(Thành tựu khoa học không có tội, tội lỗi là tại người sử dụng.)
Các hình thức vận động của vật chất:
+ vận động cơ học (thấp nhất): sự di chuyển vị trí trong không gian
+ vận động vật lý: sự vận động của nhiệt, điện từ, ánh sáng
+ vận động hóa học: sự vận động của các phân từ
+ vận động sinh vật: sự trao đổi giữa cơ thể và môi trường thông qua đồng hóa và dị hóa
+ vận động xã hội (cao nhất): tổng hợp cả 4 hình thức trên
Vd: việc sv ngồi học là hình thức vận động cao nhất vì nó tổng hợp
cả 4 cái trên. Chúng ta phải thỉnh thoảng đi lại (cơ học), hay việc
dùng máy tính, điện thoại chỉ có con người mới biết sử dụng.
Giữa các hình thức vận động này, có sự khác nhau về chất. Cho nên ko thể quy
hình thức này về hình thức kia. Nếu quy thì chúng ta sẽ mắc lỗi siêu hình, máy
móc, thậm chí phản động.
Chứng minh: ở thế kỷ 17 – 18, ngta quy tất cả mọi hình thức vận
động về hình thức cơ học, coi tất cả như 1 cái máy, ví con người như
1 cái máy cơ học (chân người ví như 2 bánh xe, máu ví như dầu
nhớt, trái tim ví như lò xo)
hình thức vận động cơ học có chứa trong nó hình thức vận động
nào ko? -> ko vì hthuc cơ học là thấp nhất.
Chứng minh lỗi phản động:
Vào thế kỷ 20, ngta áp dụng các luật sinh vật vào trong xã hội (sinh
vật thấp hơn xã hội). Trên rừng có luật chọn lọc tự nhiên (luật rừng),
và ngta đem luật rừng này vào trong xã hội. Trong đó Hitle áp dụng nó mạnh mẽ nhất…
Ở Anh, khi dịch covid bùng phát, ban đầu thực hiện chế độ tự do,
chọn lọc tự nhiên, nhưng sau đó vì chết quá nhiều, nên đã siết chặt,
chế tạo vacxin phòng ngừa. 2. Không gian và thời gian
Không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất, là thuộc tính của vật chất.
Không gian và thời gian là vật chất hay ý thức? -> kgian và tgian là
hình thức tồn tại, là thuộc tính của vật chất.
Vật chất vận động ở trong không gian và thời gian.
Không gian có 3 chiều: cao, rộng, sâu. Thời gian có 1 chiều: từ quá khứ đến tlai. about:blank 6/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết
Không gian và thời gian vô tận và vô hạn.
vật thể ở mặt đất dài 2cm, khi lên tàu vũ trụ sẽ ngắn lại.
ở mặt đất khi ăn bánh mì 5p, khi lên tàu vũ trụ thời gian sẽ dài hơn.
chúng ta lúc 5 tuổi, và chúng ta bây giờ có khác nhau.
-> sự vật ở không/ thời gian này sẽ khác với chính nó ở không/thời gian
khác. người nào nói giống nhau sẽ mắc lỗi siêu hình máy móc Ý THỨC 1. Nguồn gốc 1. Các quan niệm sai:
Duy vật tầm thường: mọi vật từ hòn đá đến cỏ cây đều có ý thức linh hồn -
> thờ cúng thần đất, con người theo đạo hồi thờ hòn đá màu đen
trường phái duy vật nào cho rằng mọi sự vật đề có linh hồn ý thức? -> duy vật tầm thường
Duy tâm khách quan: ý thức linh hồn là do chúa mang đến cho con người
(chúa tạo ra thế giới trong vòng 6 ngày, đến ngày cuối cùng chúa tạo ra con
người, tạo ra ông (Adam) trước và bà (Eva) bằng cách rút xương sườn của
Adam nặn ra bà Eva và chúa trao ý thức linh hồn cho con người ) 2. Quan niệm đúng
Duy vật biện chứng: ý thức có 2 nguồn gốc: tự nhiên và xã hội + tự nhiên:
bộ óc con người( bth ko thần kinh, ko bệnh hoạn, bộ óc của người
trưởng thành) dc coi là chủ thể của nhận thức.
cái tác động đến óc người là thế giới vật chất, đc gọi là đối tượng/ khách thể nhận thức.
Nhận thức là sự tác động qua lại giữa khách thể và chủ thể (đây là tác động 2 chiều)
-> Nếu thấy 1 chiều thế giới vc tác động đến óc người sinh ra hiểu biểt thì
chúng ta sa vào duy vật siêu hình. Nếu thấy 1 chiều óc người sinh ra thế giới thì mắc duy tâm.
Thuộc tính của vật chất liên quan đến sự ra đời của ý thức -> thuộc tính phản ánh
Phản ánh là năng lực phổ biến của mọi dạng vật chất, từ hòn đá đến cỏ cây.
Năng lực này gần giống với cảm giác – ý thức con người nhưng không phải là
cảm giác – ý thức của con người.
Sự tiến hóa của phản ánh trên thế giới:
+ đối với giới vô cơ: phản ánh vật lý là đặc trưng của nó (như con người soi gương)
+ đối với thế giới sinh vật bậc thấp: phản ánh bằng tính kích thích và tính cảm
ứng -> sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển. VD: lá cây
hướng về phía có ánh sáng, rễ cây hướng về phía có nước, các loài sâu muốn
tránh kẻ thù thì thay đổi màu sắc theo màu là cây để thích nghi.
+ đối với động vật bậc cao (con người, con chó, mèo, bồ câu,…): about:blank 7/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết
Phân biệt phản ánh của óc người với óc chó mèo? -> Giống: phản ứng tâm
lý (hờn giận thương yêu) của chó mèo giống con người. Khác: nhưng con
người hơn chó mèo ở chỗ óc người còn biết phản ứng bằng ý thức. Đây là đặc
sản riêng có ở óc người.
-> Ý thức là đặc sản chỉ có ở dạng vật chất cao cấp nhất thế giới, đó là óc người.
- có óc người (chủ thể), khi vật chất (khách thể) tác động đến thì đã có hiểu biết về vật
chất chưa? -> chưa -> do đó cần có nguồn gốc thứ 2: xã hội
+ xã hội: gồm 2 yếu tố: lao động và ngôn ngữ
Vai trò lao động: làm cho con vật biến thành con người, làm cho con người
có dáng đi thẳng, làm cho vật chất bộc lộ các đặc điểm để con người nhận thức và
chinh phục thế giới. Trong quá trình lao động, con người phát minh ra lửa. Lửa là
cái để phân biệt con người với con vật (vd con người dùng lửa để giảm bớt mùi
tanh, nhưng con vật lại thích đồ tanh).
Trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra đời (ngôn ngữ gồm tiếng nói và chữ viết)
ngôn ngữ là vật chất hay ý thức?/ tiếng nói là vc hay ý thức?/ chữ viết là vc
hay ý thức? -> là vật chất. ngôn ngữ/ tiếng nói/ chữ viết là vật chất, là hệ
thống tín hiệu, là phương tiện vật chất để chở ý thức từ trong óc ra bên ngoài
để làm cho con người hiểu nhau.
Vai trò của ngôn ngữ: ngôn ngữ giúp con người truyền đạt kinh nghiệm sản
xuất lại cho đời sau, thể hiện sự bất tử về mặt tinh thần của con người.
Vd: Nguyễn Trãi, Oclit chưa chết vì trong sách vở, trên đường phố vẫn còn tên.
có 2 loại người bất tử: người tài giỏi và người tàn ác (dc lưu lại trong sách vở, tên đường)
Trăm năm bia đá thì mòn -> bia đá là vật chất
Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ -> bia miệng là ý thức
Vai trò thứ 2 của ngôn ngữ: giúp con ng trao đổi tình cảm với nhau, làm
con người văn minh hơn con vật. Vd: con vật tỏ tình bằng hành động, con
người tỏ tình bằng lời nói và chữ viết.
Trong 2 nguồn gốc tạo ra ý thức (tự nhiên và xã hội), cái nào quyết
định bản chất ý thức? -> xã hội. vì nguồn gốc tự nhiên chỉ là điều kiện
cần để có ý thức, muốn có ý thức một cách đầy đủ thì con người phải có
nguồn gốc xã hội là lao động và ngôn ngữ. tách khỏi xã hội con người sẽ
mất ý thức, mặt dù trước đó đã có ý thức. những người khiếm khuyết về
mặt ý thức (mù chữ, câm điếc, ngọng, ít học…) thì ý thức rất kém phát triển. Buổi 4: 1.
*Cấu trúc ý thức theo chiều ngang gồm: + đời sống tinh thần
+ tình cảm, ước mơ, hoài bão, lý tưởng, ý chí about:blank 8/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết
+ tri thức (quan trọng nhất) vì: thiếu tri thức thì mọi ước mơ của con người
sẽ ko thực hiện được (trở nên vô nghĩa)
Bộ phận nào quan trọng nhất trong ý thức con người? -> tri thức. vì thiếu
tri thức thì mọi ước mơ của con người sẽ trở nên vô nghĩa (ko thực hiện được)
Muốn có tri thức thì con người phải học. Tri thức được đúc kết từ 2 trường:
+ trường đời (có tri thức kinh nghiệm đúc kết qua qua sát học hỏi nhưng
nó ko chính xác hoàn toàn. Vd: “chuồn chuồn bay thấp thì mưa” ko
đúng vì có lúc chuồn chuồn bay thấp trời ko mưa. Vd: trước khi đi thi
nên ăn các loại đậu, ko nên ăn trứng, nhưng ko chắc như vậy đã đậu.)
+ trường học: tri thức từ trường học chính xác vì đã được chứng minh
trường học và trường đời đều tốn thời gian và tiền bạc, trường đời còn tốn thêm máu
Tri thức là nd cốt lõi của ý thức, thiếu tri thức thì ý thức là cái vỏ trống
rỗng, vô hồn. Tri thức còn dc coi là chỉ số để đo con người (chỉ số IQ – chỉ số thông minh)
Tri thức, ý thức cấu trúc theo chiều ngang chỉ dc coi là phần nổi của tảng băng
chìm (tảng băng 3 nổi 7 chìm) -> theo chiều ngang chỉ 3 phần
*Cấu trúc theo chiều dọc gồm: (các cấp độ của ý thức) – đây là phần tiềm ẩn
bên trong con người, con người ít khi nói ra.
+ tự ý thức: con người tự nhận thức, tự đánh giá bản thân mình để thấy dc điểm
mạnh điểm yếu của mình, tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với thế giới.
Có 3 cực khi đánh giá về bản thân: tự tin/ tự hào – tự cao tự đại – tự ti
+ tiềm thức: là ý thức con người chìm ẩn dưới các tầng sâu của bộ não, có lúc
xuất hiện bằng những giấc mơ
Nhiều loại giấc mơ: giấc mơ sai sự thật và đúng sự thật, giấc mơ thiên tài,
giấc mơ xấu (ác mộng) và giấc mơ đẹp
Giá trị của giấc mơ: giải tỏa tâm lý con người (theo kiểu cầu được ước
thấy, cái gì ngoài đời thường ko đạt thì trong giấc mơ sẽ đạt)
+ vô thức: là những hoạt động mang tính bản năng, vô điều kiện, ko thể tránh
khỏi. vd: đói phải ăn, khát phải uống, buồn ngủ thì có hành vi ngáp, cảm cúm
có hành vi hắt xì hơi,… -> ngáp, hắt xì hơi có văn hóa (có ý thức) và ngáp, hắt xì hơi vô văn hóa
Trong cuộc sống, có khi đói nhưng chúng ta ko ăn, no nhưu chúng ta phải ăn.
Lý tưởng mạnh hơn cái chết, ko phải lúc nào cái chết cũng thắng tất cả (vd trong chiến tranh) 2.
Bản chất của ý thức:
ý thức là hình ảnh chủ quan của con người về thế giới khách quan (thế giới vật
chất) -> muốn phản ánh đúng vc thì phải làm cho ý thức con người phù hợp
với vc, ko được bắt vc phụ thuộc vào ý thức.
ý thức là cái vật chất dc di chuyển vào óc người và dc cải biến lại trong đó (cải
biến có thể là tích cực hoặc tiêu cực) vd: nhìn thấy con chim bay, con người about:blank 9/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết
nghĩ đến việc chế tạo máy bay, nghĩ đến cá bơi con người nghĩ đến chế tạo tàu
thuyền -> tích cực; nhìn gà hóa quốc (tiêu cực)
ý thức là sự phản ánh chủ động và sáng tạo về thế giới. khi con người ko chủ
động phản ánh thì ko có hình ảnh về sự vật. vd: khi chúng ta đang ngồi học mà
nói chuyện buồn thì sẽ khó học vào. 3.
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
2 quan niệm sai: duy tâm (đề cao quá mức vai trò của ý thức, đến mức coi ý
thức là cái sinh ra và qdinh vc), duy vật tầm thường (bgio cũng coi vc là cái
quyết định, coi thường vai trò của ý thức)
quan niệm đúng đắn: duy vật biện chứng: cho rằng vật chất quyết định ý thức
Biểu hiện bằng các ý:
+ vc nào thì quy định ý thức ấy
+ vc biến đổi thì ý thức cũng biến đổi theo
+ vc cũ mất đi thì ý thức cũ cũng mất theo
+ vc mới ra đời thì ý thức mới cũng ra đời
4 ý trên được lặp lại với các cặp phạm trù sau đây:
1. nội dung quyết định hình thức
2. lực lượng sx qdinh quan hệ sx
3. cơ sở hạ tầng qdinh kiến trúc thượng tầng
4. tồn tại xã hội qdinh ý thức xã hội
Vd: so sánh cặp vật chất ý thức với cặp nd hình thức
+ nd nào thì quy định hình thức ấy
+ nd biến đổi thì hình thức cũng biến đổi theo
+ nd cũ mất đi thì hình thức cũ cũng mất theo
+ nd mới ra đời thì hình thức mới cũng ra đời
cặp phạm trù nào nói lên quan hệ giữa cái tồn tại hiện thực khách quan và
cái tồn tại hiện thực chủ quan -> cặp phạm trù vật chất và ý thức
Vai trò của ý thức đối với vật chất
(sự tác động trở lại của ý thức đối với vật chất)
Cùng 1 điều kiện vật chất như nhau, nhưng:
+ Ý thức nếu phản ánh đúng vật chất, dựa vào đó con người đề ra
phương án, hành động đúng thì sẽ cho kết quả cao.
+ Nếu ý thức phản ánh sai vật chất, con người ko thể đưa ra dc phương
án đúng -> kết quả thấp hoặc thất bại.
Vd: cùng 1 thầy dạy, cùng 1 cơ sở vật chất như nhau nhưng khi thi sv sẽ
có kq khác nhau (có giỏi, khá, trung bình) -> vai trò của ý thức
Về mối quan hệ này, Mac đã nói: lực lượng vc chỉ có thể bị đánh bại bởi
lực lượng vc, song lí luận (ý thức) đúng khi thâm nhập vào quần chúng
nhân dân (quần chúng ndân là vc) sẽ biến thành lực lượng vật chất to
lớn, đánh bại lực lượng vật chất khác.
gthich vì sao VN là đất nước nhỏ mà đánh bại dc những nước có vũ khí mạnh hơn như Mỹ,... Buổi 5: about:blank 10/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 11/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 12/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 13/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 14/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 15/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 16/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 17/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 18/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 19/29 20:42 9/9/24 ôn-tập-Triết about:blank 20/29