-
Thông tin
-
Quiz
Ôn thi giữa kì Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Ôn thi giữa kì Cơ sở văn hóa Việt Nam môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVH1) 26 tài liệu
Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 405 tài liệu
Ôn thi giữa kì Cơ sở văn hóa Việt Nam | Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Ôn thi giữa kì Cơ sở văn hóa Việt Nam môn Cơ sở văn hóa Việt Nam của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (CSVH1) 26 tài liệu
Trường: Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:















Tài liệu khác của Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoARcPSD|44862240
I. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa:
ĐN: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.
a) Tính hệ thống và chức năng tổ chức xã hội:
- Tính hệ thống: mọi sự kiện, hiện tượng thuộc một nền văn hoá đều có liênquan mật thiết với nhau.
- Nhờ tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạtđộng xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội.
- Văn hóa làm tăng tính ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phươngtiện cần thiết để đối phó với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
b) Tính giá trị và chức năng điều chỉnh xã hội:
- Tính giá trị: là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.
- Phân loại các giá trị:
* Theo mục đích:
- Giá trị vật chất: phục vụ nhu cầu vật chất của con người: đường phố, chợ búa,nhà cửa …
- Giá trị tinh thần: phục vụ nhu cầu tinh thần: nghệ thuật, tôn giáo, văn học,…* Theo ý nghĩa:
- Giá trị sử dụng: sách vở, xe cộ, nhà cửa…
- Giá trị đạo đức: cứu trợ, từ thiện…
- Giá trị thẩm mĩ (chân, thiện, mĩ): bản nhạc, bức tranh…* Theo thời gian:
- Giá trị vĩnh cửu: giáo dục, hội họa, …
- Giá trị nhất thời: thời trang, quan niệm tam tòng, thủ tiết, …
=> Sự phân biệt các giá trị theo thời gian giúp ta có cái nhìn biện chứng và khách quan trong việc đánh giá giá trị của sự vật hiên tượng, tránh được xu hướng cực đoan – phủ nhận sạch trơn hoặc tán dương hết lời.
- Về mặt đồng đại: Cùng một hiện tượng có thể có giá trị nhiều hay ít tùy theo góc nhìn, theo bình diện được xem xét (sự vật hiện tượng thuộc phạm trù văn hóa hay không) xem mối tương quan giữa mức độ giá trị và phi giá trị của chúng.
Vd: Y phục có 2 giá trị: ứng phó thời tiết và làm đẹp.
- Về mặt lịch đại: một hiện tượng sẽ có thể có giá trị hay không là tùy thuộc vào chuẩn mực văn hóa của từng giai đọan lịch sử: quan niệm tam tòng, tứ đức, thủ tiết…
Nhờ thường xuyên xem xét các giá trị mà văn hóa thực hiện chức năng điều chỉnh xã hội, giúp xã hội duy trì trạng thái cân bằng động, không ngừng tự hoàn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định hướng các chuẩn mực, làm động luwjccho sự phát triển của xã hội.
c) Tính nhân sinh và chức năng giao tiếp:
- Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hoá như một hiện tượng xã hội (do conngười sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên (thiên tạo)
- Văn hoá là cái tự nhiên được biến đổi dưới tác động của con người.
- Văn hoá là sợi dây nối giữa con người với con người với con người, nó thựchiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại với nhau.
d) Tính lịch sử và chức năng giáo dục:
- Văn hóa là sản phẩm của một quá trình sáng tạo và được tích lũy qua nhiềuthế hệ.
- Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu, buộc văn hóa phảithường xuyên tự điều chỉnh, phân loại và phân bố lại các giá trị.
- Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa lànhững giá trị tương đối ổn định, được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng qua không gian và thời gian: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, lễ nghi, luật pháp…
=> Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục -> chức năng giáo dục là chức năng thứ 4 của văn hóa.
- Văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổnđịnh (truyền thống) mà bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới.
=> Văn hóa đóng vai trò quyết định trong sự hình thành nhân cách con người.
II. Định vị văn hóa Việt Nam:
Căn cứ vào nguồn gốc của hai khu vực văn hóa, có hai loại hình văn hóa:
- Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp (nóng, ẩm, mưa nhiều) định cư, thích hợptrồng trọt.
- Loại hình văn hóa gốc du mục (lạnh, khô) đồng cỏ mênh mông, thích hợp chănnuôi.
a) Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp:
Trong ứng xử với môi trường tự nhiên:
- Nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch.
- Có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên (lạy trời, ơn trời, nhờ trời; trông trời…).
Về mặt tư duy, nhận thức:
- Tư duy tổng hợp – biện chứng: Cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải từng yếu tố riêng rẽ mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng:
- Tổng hợp: bao quát mọi yếu tố
- Biện chứng: chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng.
- Coi trọng kinh nghiệm và đôi khi còn chủ quan, cảm tính trong nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
- Về mặt tổ chức cộng đồng:
- Ưa sống theo nguyên tắc trọng tình: cư xử tình nghĩa
- Thái độ: trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ
- Trọng đức: quý trọng đạo đức
- Trọng văn: trọng người có văn hóa – sĩ, nông… - Trọng phụ nữ: vợ quản lí kinh tế, tài chính,..
- Tư duy tổng hợp biện chứng + trọng tình => lối sống linh hoạt, ứng biến, thích nghi với từng hoàn cảnh cụ thể dẫn đến triết lí sống
- Trọng tình: con người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau => nền dân chủ làng mạc => tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể, làm gì cũng nghĩ đến tập thể.
Mặt trái của tính linh hoạt: Thói tùy tiện, tính tổ chức kém: giờ cao su, thiếu tôn trọng pháp luật …
Lối sống trọng tình cũng dẫn đến nhiều tiêu cực trong công việc, trong nhận định, đánh giá,…
- Về lối sống ứng xử với môi trường xã hội:
- Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt => thái độ dung hợp trong tiếp nhận (tôn giáo nào cũng thu nhận: Nho, Phật, Đạo, Thiên chúa giáo,…), mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó với chiến tranh xâm lược.
- Trọng tình: con người phải biết tôn trọng và cư xử bình đẳng, dân chủ với nhau => nền dân chủ làng mạc => tâm lí coi trọng cộng đồng, tập thể, làm gì cũng nghĩ đến tập thể.
Mặt trái của tính linh hoạt: Thói tùy tiện, tính tổ chức kém: giờ cao su, thiếu tôn trọng pháp luật …
Lối sống trọng tình cũng dẫn đến nhiều tiêu cực trong công việc, trong nhận định, đánh giá,…
Về lối sống ứng xử với môi trường xã hội:
- Tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt => thái độ dung hợp trong tiếp nhận (tôn giáo nào cũng thu nhận: Nho, Phật, Đạo, Thiên chúa giáo,…), mềm dẻo, hiếu hòa trong đối phó với chiến tranh xâm lược.
TIÊU CHÍ VĂN HOÁ GỐC NÔNG NGHIỆP
Đặc trưng Khí hậu Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều gốc Nghề chính Trồng trọt
Ứng xử với môi trường tự Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước mong sống hoà hợp
nhiên với thiên nhiên
Thiên về tổng hợp và biện chứng (trong quan hệ); chủ
Lối nhận thức, tư duy
quan, cảm tính và kinh nghiệm
Tổ chức Nguyên tắc Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ cộng đồng Cách thức Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể
Ứng xử với môi trường xã hội
Dung hợp trong tiếp nhận;
mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó
Phân biệt hai loại hình văn hóa:
Về điều kiện tự nhiên và môi trường:
Loại hình văn hóa gốc chăn nuôi du mục hình thành ở phương Tây (Châu Âu), do điều kiện khí hậu lạnh khô, địa hình chủ yếu là thảo nguyên, đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi vì vậy nghề truyền thống của cư dân phương Tây cổ xưa là chăn nuôi.
Loại hình văn háo gốc nông nghiệp là văn hóa phương Đông (Châu Á và Châu Phi), khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, có nhiều sông lớn, đồng bằng trù phú, phì nhiên thích hợp cho trồng trọt.
Về đặc điểm:
Loại hình văn hóa phương Tây chăn nuôi gia súc đòi hỏi phải sống du cư, lối sống di chuyển, hướng ngoại. Còn loại hình văn hóa phương Đông, do nghề trồng trọt nên con người phải sống định cư, lâu dài, thích ổn định, trọng tĩnh, hướng nội.
Loại hình văn hóa phương tây vì luôn di chuyển nên cuộc sống của dân du mục không phụ thuộc vào thiên nhiên, nảy sinh tâm lý coi thường thiên nhiên và có tham vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên. Trong khi loại hình văn háo phương Đông, do nghề trồng trọt phụ thuộc vào thiên nhiên nên cư dân rất tôn trọng và sùng bái thiên nhiên, với mong muốn sống hòa hợp với thiên nhiên.
Vì sống du cư nên tính gắng kết cộng đồng của dân du mục không cao, đề cao tính cá nhân. Trong khi loại hình văn hóa phương Đông lại đề cao tính cộng đồng do cuộc sống nông nghiệp, phụ thuộc vào tự nhiên, buộc cư dân phải sống định cư, tính cộng đồng gắn kết, liên kết sức mạnh.
Do cuộc sống du cư nên cần đến sức mạnh để bảo vệ dân cư trong bộ tộc chống lại sự xâm chiếm của các bộ tộc khác nên văn hóa phương Tây người đàn ông có vai trò quan trọng, tư tưởng trọng sức mạnh. Văn hóa phương Đông lại trọng tình nghĩa, trọng văn, trọng phụ nữ, vai trò của người phụ nữ được đề cao. Người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình, chăm lo vun vén cho gia đình và làm các công việc đồng án.
Loại hình văn hóa phương Tây thiên về tư duy phân tích, coi trọng vai trò của các yếu tố khách quan, nhề chăn nuôi du mục đòi hỏi sự khẳng định vai trò cá nhân, đối tượng tếp xúc hành ngày là đàn gia súc. Còn loại hình van hóa phương Đông thì thiên về tư duy tổng hợp – biện chứng, coi trọng các mối qua hệ, thiên về kinh nghiệm chủ quan cảm tính hơn là coi trọng khách quan và khoa học thực nghiệm do trồng trọt của cư dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố như trời, đất, nắng, mưa…
Loại hình văn hóa phương Tây có lối sống trọng lí, ứng cxử theo nguyên tắc, thói quen tôn trọng pháp luật khác với loại hình văn hóa phương Đông do cuộc sống cộng đồng, gắn kết với nhau nên sống trọng tình, thái độ ứng xử mềm dẻo, linh hoạt.
* Loại hình văn hóa Việt Nam:
- Do vị trí nằm ở tận cùng phía Đông Nam Châu Á nên Việt Nam thuộc loại hìnhvăn hóa gốc nông nghiệp điển hình.
- Đặc điểm:
+ Khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, nhiều sông lớn (sông Hồng, sông Mekong…) nhiều vùng đồng bằng phù sa màu mỡ là điều kiện thuận lợi để phát triển nông nghiệp lúa nước nên văn hóa Việt Nam thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp điển hình.
+ Người Việt thích cuộc sống định cư, ổn định, tình cảm gắn bó với quê hương xứ sở, với làng, nước
+ Do cư dân Việt Nam sống bằng nghề nông nghiệp nên rất sùng bái tự nhiên, luôn mong muốn mưa thuận gió hòa để có cuộc sống no đủ “Lạy trời, ơn trời…”, có nhiều tín ngưỡng, lễ hội sùng bái tự nhiên vì vậy phổ biến ở các tộc người trên khắp mọi miền đất nước.
Cuộc sống định cư tạo cho người Việt có tiinh1 gắn kết cộng đồng cao, xem nhẹ vai trò cá nhân: “Bán anh em xa mua láng giềng gần, Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”
Lối sống trọng tình nghĩa, các quan hệ ứng xử thường đặt tình cao hơn lí, ứng xử nhiều hóa, nhân ái, không thích sức mạnh, bạo lực.
Cuộc sống định cư ổn định của nghề nông nghiệp trồng trọt cần đến vai trò chăm lo thú vén của người phụ nữ, vai trò của người phụ nự được tôn trọng và đề cao.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng, nặng về kinh nghiệm chủ quan cảm tính cũng thể hiện rõ trong văn hóa nhận thức, ứng xử của người Việt, coi trọng kinh nghiệm chủ quan hơn là cơ sở khách quan và tri thức khoa học. Kiểu tư duy thiên về chủ quan, cảm tính kêt hợp lối sống trọng tình đã tạo nên thói quen tư duy, ứng xử tùy tiện.
Lối tư duy tổng hợp – biện chứng cũng là nguyên nhân dẫn đến lối ứng xử mềm dẻo, linh hoạt.
Như vậy, loại hình văn hóa Việt Nam được xem là loại hình văn hóa gốc nông nghiệp trồng trọt điển hình, đều được thể hiện rõ nét trong cách tổ chức đời sống phương thức tư duy, lối ứng xử của người Việt và được xem là nét đặc trưng trong văn hóa Việt Nam.
III. Tiến trình văn hóa Việt Nam:
1. Lớp văn hóa bản địa:
Văn hóa bản địa được hình thành qua hai giai đoạn: văn hóa tiền sử, văn hóa Văn Lang – Âu Lạc.
a) Giai đoạn văn hóa tiền sử: ( 2879 TCN )
- Thời gian : cách đây 50 vạn năm đến 3000 năm TCN.
- Các nền văn hóa tiêu biểu: VH Hòa Bình (12.000-10.000TCN), VH Bắc Sơn (10.000-8.000TCN).
- Tổ chức xã hội: tiến từ bầy người thành bộ lạc (biết làm nhà, thuần dưỡng gia súc…)
- Thành tựu lớn nhất cư dân ĐNA: hình thành nghề nông nghiệp lúa nước. (ĐNA là một trong những trung tâm phát sinh NN sớm nhất).
- Kỹ thuật mài đá và chế tác gốm phát triển.
b) Giai đoạn văn hóa Văn Lang – Âu Lạc: ( Từ thiên niên kỷ 3TCN đến năm 179 TCN )
- Về mặt không gian:
- Nước Xích Quỷ (thần đỏ): từ Bắc Trung Bộ đến hồ Động Đình (TQ).
- Là địa bàn của người Nam Á – Bách Việt.
- Nước Văn Lang của các vua Hùng.
- Về mặt thời gian (mốc truyền thuyết là năm 2879):
- Ứng với đầu thời đại đồ đồng (thời kỳ hình thành chủng Nam Á –BáchViệt).
- Thành quả chủ yếu: nghề luyện kim đồng (đồ Đồng Sơn)
*Thời kỳ này, Việt Nam có chữ viết, vì:
+ Thời kỳ này Văn hoá phương Nam đã có những thành tựu rực rỡ.
+ Sử sách Trung Quốc ghi về một thứ chữ “khoa đẩu” (hình con nòng nọc bơi) của người phương Nam.
+ Các cứ liệu về dấu vết chữ viết đã được phát hiện (Gs. Hà VănTấn: sự tồn tại của một nền văn tự “trước Hán và khác Hán”).
2. Lớp văn hóa giao lưu Trung Hoa và khu vực:
Hình thành qua 2 giai đoạn: giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc và giai đoạn văn hóa Đại Việt.
a) Giai đoạn văn hóa chống Bắc thuộc: (111 TCN -938)
Hai xu hướng song song tồn tại: Hán hóa / chống Hán hóa và VN hóa các ảnh hưởng Trung Hoa.
Ý thức đối kháng bất khuất và thường trực trước nguy cơ xâm lăng từ phía phong kiến phương Bắc.
- Sự ra đời của quốc hiệu Nam Việt. Rất nhiều cuộc khởi nghĩa: Bà Trưng, Bà Triệu (246), Lí Bôn (544-548)…
- Sự suy tàn của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
- Bắt nguồn từ:
+ Sự suy thoái tự nhiên có tính quy luật của một nền văn hóa sau khi đạt đến đỉnh cao.
+ Sự tàn phá cố tình của kẻ xâm lược phương Bắc với âm mưu đồng hóa thâm độc.
- Mở đầu quá trình giao lưu –tiếp nhận văn hóa Trung Hoa và khu vực:
- Tiếp nhận tam giáo (Nho, Phật, Lão), nhưng chưa nhiều.
- Xu hướng chống Hán hóa và Việt hóa các ảnh hưởng văn hóa Trung Hoa.
b) Giai đọan VH Đại Việt (939 – TK XV):
- Các triều Ngô – Đinh – Tiền Lê: VH VN khôi phục và thăng hoa nhanh chóng.
Văn hoá Đại Việt trở thành đỉnh cao thứ hai của Văn hóa VN:
- Triều Lý – Trần (1010 – 1400): Ảnh hưởng sâu đậm Phật giáo, tiếp nhận Nho giáo - tinh thần tổng hợp bao dung - tiếp thu Đạo giáo. Ảnh hưởng tam giáo (tam giáo đồng quy), văn hóa Lý Trần phát triển mạnh mọi phương diện.
- Triều Lê: Thời kỳ Nho giáo thịnh vượng nhất, nắm trong tay mọi guồng máy xã hội => Xu hướng tiếp nhận văn hoá Trung Quốc trở thành chủ đạo.
- Nho giáo trở thành quốc giáo => tính cách trọng động (cứng rắn, độc tôn…) thâm nhập vào VN => pháp luật theo phỏng theo Trung Hoa => phụ nữ bị khinh rẻ.
Văn hoá Việt Nam thời kì này chuyển sang một đỉnh cao kiểu khác: Văn hoá Nho giáo.
* Chữ Nôm: chữ của người phương Nam (sản phẩm của giao lưu VH Trung Hoa).
- Manh nha từ thời Bắc thuộc.
- Hình thành trong thời Lí – Trần.
- Phát triển rực rỡ dưới thời Lê (Vua Quang Trung sử dụng chữ Nôm làm văn tự chính thức) với nhiều tác phẩm bất hủ: Quốc âm thi tập (NT), Truyện Kiều…
3. Lớp văn hóa giao lưu phương Tây:
Gồm hai giai đoạn: văn hóa Đại Nam, văn hóa hiện đại
a) Giai đoạn văn hóa Đại Nam (1838): TK XVI -XX
- Được chuẩn bị từ thời các chúa Nguyễn và kéo dài đến thời Pháp thuộc và chống Pháp.
- Hai xu hướng: Âu hóa/ chống Âu hóa và Việt Nam hóa các ảnh hưởng phương Tây.
* Đặc điểm VH Đại Nam:
- Nước ta được thống nhất lãnh thổ và tổ chức hành chính từ Đồng Văn đến Cà Mau.
- Nho học lại được phục hồi làm quốc giáo, nhưng ngày một suy tàn.
- Là thời kí đầu văn hoá Việt Nam hội nhập vào nền văn hóa nhân lọai. Văn hoá Việt Nam biến đổi về mọi phương diện:
+ Lối tư duy phân tích của phương Tây bổ sung khá nhuần nhuyễn cho lối tư duy tổng hợp truyền thống.
+ Ý thức vai trò cá nhân được nâng cao.
+ Đô thị giữ vai trò quan trọng, quá trình đô thị diễn ra ngày một nhanh hơn.
b) Giai đoạn văn hóa hiện đại:
- Tư tưởng Marx- Lênin được phổ biến.
- Nền văn hoá hiện đại đang định hình.
- Chữ Quốc ngữ ra đời và phổ biến thông dụng
1
. Lớp VH Bản địa
2
. Lớp VH giao
lưu với TH và khu
vực
3
. Lớp VH giao
lưu với phương
Tây
Giai đoạn
Văn hóa
. Giai đoạn VH tiền
1
sử
. Giai đoạn VH
3
chống Bắc thuộc
5
. Giai đoạn VH
Đại Nam
2
. Giai đoạn VH Văn
lang – Âu Lạc
4
. Giai đoạn VH
Đại Việt
6
. Giai đoạn VH
hiện đại
Giai đoạn
văn tự
A. Giai đoạn văn tự
cổ
B. Giai đoạn chữ
Hán – chữ Nôm
C. Giai đoạn chữ
Quốc ngữ
IV. Triết lý âm dương:
1. Bản chất và khái niệm:
- Tư duy lưỡng phân-lưỡng hợp của cư dân nông nghiệp: phân chia vũ trụ thànhtừng cặp biểu tượng vừa đối lập vừa thống nhất.
- Âm và dương được xem là hai tố chất cơ bản hình thành nên vũ trụ vạn vật.
- Đất được đồng nhất với mẹ, trời được đồng nhất với cha. Việc hợp nhất hai cặp “mẹ - cha” và “đất – trời” chính là sự khái quát hóa đầu tiên trên con đường dẫn tới triết lí âm dương.
- Từ quan niệm âm dương với hai cặp đối lập gốc “mẹ - cha” và “đất – trời”, người xưa đã dần suy ra vô số cặp đối lập mà đến lượt mình, lại trở thành cơ sở suy ra những cặp đối lập mới.
Ví dụ: tối (âm) – sáng (dương), thấp (âm) – cao (dương)…
2. Quy luật của triết lý âm dương:
a) Quy luật về thành tố:
Không có gì là hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, ttrong âm có dương và trong dương có âm.
- Muốn xác định được tính chất âm dương của một vật, trước hết phải xác định được đối tượng so sánh.
Ví dụ: Màu trắng so với đen là dương, so với đỏ lại là âm, ngũ giác so với vuông là dương nhưng so với tròn lại là âm.
- Để xác định được tính chất âm dương của một vật, sau khi xác định được đối tượng so sánh, còn phải xác định cơ sở so sánh.
Đối với cùng một cặp hai vật, với các cơ sở so sánh khác nhau sẽ cho ta những kết quả khác nhau.
Ví dụ: Nữ giới so với nam giới về sinh lý là âm nhưng so về tính cách lại là dương.
b) Quy luật về quan hệ:
Âm và dương luôn gắn bó mật thiết và chuyển hóa cho nhau: âm cực sinh dương, dương cực sinh âm.
Ví dụ: ngày và đêm; mưa và nắng, nóng và lạnh, trồng trọt và chăn nuôi…
Biểu tượng âm dương phản ánh đầy đủ hai quy luật về bản chất hòa quyện và quan hệ chuyển hóa của triết lý âm dương.
V. Triết lí âm dương và tính cách người Việt:
1. Tư duy lưỡng phân, lưỡng hợp:
Khuynh hướng cặp đôi:
- Vật tổ là một cặp đôi trừu tượng: Tiên - Rồng (vật tổ của người Việt, Con Rồng cháu Tiên)
- Mọi thứ thường đi đôi từng cặp: cha - mẹ (Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra); ông Đồng – bà Cốt…
- Tổ quốc là một khối âm dương: Đất – Nước; Núi – Nước; Non – Nước; Lửa – Nước…
- Những khái niệm vay mượn cũng được nhân đôi: ông Tơ - bà Nguyệt; Phật ông – Phật bà;…
- Biểu tượng âm dương truyền thống: vuông – tròn, bánh chưng – bánh giày
2. Nhận thức về hai quy luật của triết lý âm dương:
- Triết lí sống quân bình, hài hòa. Ví dụ: Ông Thiện – Ông Ác (Thiện trước Ác sau)
- Khả năng thích nghi với mọi hoàn cảnh, lối sống linh hoạt.
- Tinh thần lạc quan. Ví dụ: khổ trước sướng sau ( thời trẻ khổ thì già sẽ sướng)