Phần 1 chuỗi cung ứng - Vận hành dịch vụ Logistics | Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều doanh nghiệp để cung ứng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho loại nhu cầu nào đó của khách hàng trên thị trường. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

PHẦN 1:
1. Cơ sở lý thuyết:
1.1. Khái niệm:
Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều
doanh nghiệp để cung ứng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho loại nhu cầu nào đó của
khách hàng trên thị trường.
Từ góc độ học thuật, khái niệm khá phổ biến của Christopher (1992) cho rằng:
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thông qua các
liên kết xuôi và ngược, bao gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo nên giá trị
cho sản phẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng”.
Học giả Lambert và các cộng sự (1998) thì định nghĩa: “Chuỗi cung ứng không
chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà còn là mối quan hệ thương mại giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp và với thị trường”.
Theo Govil và Proth (2002), chuỗi cung ứng là “Một hệ thống cáctổ chức, con
người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản
phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng”.
Tuy nhiên ở góc độ tiếp cận từ doanh nghiệp có vai trò là công ty trung tâm thì
khái niệm chuỗi cung ứng được hiểu như sau: Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh
nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và
phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường.
Theo khái niệm này, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành viên, trong đó có các
thành viên cơ bản như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, họ sở hữu
và tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi, phân phối dòng vật chất từ các nguyên
liệu thô ban đầu thành thành phẩm và đưa tới thị trường. Các quá trình này tập trung chủ
yếu vào các hoạt động biến đổi (tạo ra) các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành
phẩm thành sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh và đưa tới (duy trì và phân phối) người tiêu
dùng cuối cùng.
Mỗi chuỗi cung ứng gắn liền với một loại sản phẩm và một thị trường mục tiêu cụ
thể, đồng thời vận hành như một thực thể độc lập để đáp ứng nhu cầu thị trường và mang
lại lợi ích tổng thể cho mọi thành viên trong chuỗi.
Có 3 dòng chảy chính là dòng vật chất, dòng tài chính và dòng thông tin.
Dòng vật chất: Con đường dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hoá và
dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số lượng cũng như chất
lượng.
Dòng tài chính: Thể hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà cung
cấp, bao gồm các giao dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy thác, các dàn xếp về
trao đổi quyền sở hữu.
Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch
chuyển của hàng hoá, chứng từ giữa người gửi và người nhận, thể hiện sự trao đổi thông
tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung
ứng, giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả.
1.2. Mô hình chuỗi cung ứng và các thành viên cơ bản:
Các thành viên cơ bản (trực tiếp) của chuỗi bao gồm các nhóm: Nhà cung cấp, nhà
sản xuất, nhà phân phối bán buôn, nhà bán lẻ. Hỗ trợ cho các công ty này là các nhà cung
cấp dịch vụ vận chuyển, kho bãi, thiết kế sản phẩm, tư vấn thủ tục hải quan, dịch vụ công
nghệ thông tin...
a) Nhà cung cấp: Là các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên liệu,
bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tập trung vào 2
nhóm chính:
+ Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Chuỗi cung ứng bắt đầu từ những vật liệu
thô, được khai thác từ dưới lòng đất như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và nông sản.
+ Nhà cung cấp bán thành phẩm: Từ quặng sắt, các công ty thép sẽ chế tạo thành
các loại thép tròn, thép thanh, thép tấm với kích cỡ và tính chất khác nhau để phục vụ cho
ngành xây dựng hoặc công nghiệp chế tạo.
Theo cách nhìn rộng hơn, mọi thành viên trong chuỗi cung ứng cũng đều được gọi
là các nhà cung cấp, các thành viên đứng trước là nhà cung cấp của thành viên đứng sau.
Vì vậy nhà sản xuất cũng được gọi là nhà cung cấp của doanh nghiệp bán buôn hay bán
lẻ.
b) Là các doanh nghiệp thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi Nhà sản xuất:
cung ứng. Họ sử dụng nguyên liệu và các bán thành phẩm của các công ty khác để sản
xuất ra thành phẩm hay các sản phẩm cuối cùng, nhờ đó NTD có thể sử dụng một cách
thuận tiện, dễ dàng.
c) Còn gọi là doanh nghiệp bán buôn, thực hiện chức năng duy trì và Nhà phân phối:
phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Nhà bán buôn mua hàng từ các nhà sản xuất
với khối lượng lớn và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc các doanh nghiệp khác để sử dụng
vào mục đích kinh doanh. Đối với các nhà sản xuất, bán buôn là nơi điều phối và cân
bằng cung cầu trên thị trường bằng cách dự trữ hàng hóa và thực hiện các hoạt động tìm
kiếm và phục vụ khách hàng. Đối với bán lẻ, các nhà bán buôn thực hiện chức năng dự
trữ và tổ chức mặt hàng đa dạng để đáp ứng yêu cầu của mạng lưới bán lẻ rộng khắp, bao
trùm đúng thời gian và địa điểm.
d) : Là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa và bán hàng cho Nhà bán lẻ
người tiêu dùng cuối. Bán lẻ thường mua hàng từ nhà bán buôn hoặc mua trực tiếp từ nhà
sản xuất để bán tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp bán lẻ phối hợp nhiều
yếu tố như: mặt hàng đa dạng phong phú, giá cả phù hợp, tiện ích và thoải mái trong mua
sắm,... để thu hút khách hàng tới các điểm bán của mình.
e) Nhà cung cấp dịch vụ: Đây là nhóm các thành viên hỗ trợ, tham gia gián tiếp vào
chuỗi cung ứng và cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau cho các thành viên chính
trong chuỗi. Các doanh nghiệp dịch vụ đóng góp những lợi ích thiết thực cho chuỗi cung
ứng qua nỗ lực giúp các thành viên chính trong chuỗi có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần,
cho phép người mua và người bán giao tiếp một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp phục
vụ các thị trường xa xôi, giúp tiết kiệm chi phí trong vận tải nội địa và quốc tế, giúp phục
vụ tốt khách hàng với tổng chi phí thấp nhất có thể.
g) : Khách hàng là thành tố quan trọng nhất của chuỗi cung ứng, vì không có Khách hàng
khách hàng thì không cần tới chuỗi cung ứng và các hoạt động kinh doanh. Mục đích
then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến
trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn
đặt hàng của khách hàng là người tiêu dùng cuối và kết thúc khi họ nhận được hàng hóa
và thanh toán theo giá trị đơn đặt hàng.
Khách hàng của chuỗi cung ứng được chia làm hai nhóm là NTD (consumers) và
khách hàng tổ chức (organizations). Hai nhóm khách hàng này có vai trò hoàn toàn khác
nhau. Khách hàng tổ chức là các thành viên chuỗi cung ứng hay mọi thành viên chuỗi
cung ứng luôn là khách hàng tổ chức của các thành viên mà nó đứng sau.
Các thành viên trong chuỗi cung ứng luôn cố gắng tối ưu hóa hoạt động của mình
nhằm hướng tới mục tiêu chung của chuỗi. Để vận hành hiệu quả, cần có một doanh
nghiệp có sức mạnh đủ lớn đóng vai trò lãnh đạo chuỗi cung ứng (Focal firm).
1.3. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng
1.3.1. Hoạch định:
Quy trình này sẽ bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch,
tổ chức hoạt động cho các quy trình còn lại.
Trong hoạch định chúng ta cần lưu ý đến 3 hoạt quan trọng:
- Dự báo lượng cầu: Cần xác định lượng rõ nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường
để doanh nghiệp dễ dàng tổ chức sản xuất sao cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và
tồn kho quá mức.
- Định giá sản phẩm: Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp; bởi nó
mang tính cạnh tranh và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục đích quản lý mức độ và số lượng hàng tồn kho
của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là giúp làm giảm lượng chi phí cho
việc lưu kho xuống mức tối thiểu; giúp loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối
cùng.
1.3.2. Tìm kiếm nguồn hàng:
Mục đích của việc tìm kiếm nguồn hàng giúp doanh nghiệp thể so sánh được điểm
mạnh yếu của nhà cung cấp khác nhau. Từ đó làm sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn
hảo nhất cho phía doanh nghiệp. Trong việc tìm kiếm nguồn hàng thì doanh nghiệp cần
phải lưu ý 2 hoạt động chính đó là thu mua, bán chịu.
1.3.3. Sản xuất:
Đây được xem là hoạt động quan trọng nhất bao gồm 3 hoạt động chính:
Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về tính chất của sản phẩm đối với nhu
cầu của khách hàng.
Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian về sản xuất sao cho phù hợp nhất đáp
ứng nhu cầu khách hàng.
Quản lý phương tiện
1.3.4. Phân phối:
Hoạt động cuối cùng đó là phân phối sản phẩm, tức là sẽ đưa sản phẩm đến tay người tiêu
dùng. Các hoạt động phân phối sẽ bao gồm:
- Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, địa điểm, thời gian…
mà khách hàng của bạn cần.
- Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất thể nhằm đáp
ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất, đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
- Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo
đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
- Quy trình đổi trả hàng: Hoạt động này là khi những sản phẩm bị hư hỏng, doanh nghiệp
phải bố trí chuyển chở những loại hàng hóa đó về tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu
cần.
Với những giải đáp chuỗi cung ứng vừa rồi cũng cho thấy được vai trò quan trọng của
chúng trong quá trình vận hành, phát triển của doanh nghiệp. Hãy cân nhắc quản
thật tốt các khâu trong chuỗi cung ứng, điều này sẽ giúp việc quản trị tổng thể sẽ dễ dàng
hơn.
| 1/6

Preview text:

PHẦN 1: 1. Cơ sở lý thuyết: 1.1. Khái niệm:
Chuỗi cung ứng là một thuật ngữ kinh tế mô tả đơn giản sự liên kết của nhiều
doanh nghiệp để cung ứng hàng hóa và dịch vụ đáp ứng cho loại nhu cầu nào đó của
khách hàng trên thị trường.
Từ góc độ học thuật, khái niệm khá phổ biến của Christopher (1992) cho rằng:
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thông qua các
liên kết xuôi và ngược, bao gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo nên giá trị
cho sản phẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng”.
Học giả Lambert và các cộng sự (1998) thì định nghĩa: “Chuỗi cung ứng không
chỉ là một chuỗi của các doanh nghiệp với nhau, mà còn là mối quan hệ thương mại giữa
doanh nghiệp với doanh nghiệp và với thị trường”.
Theo Govil và Proth (2002), chuỗi cung ứng là “Một hệ thống cáctổ chức, con
người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan tới công tác chuyển sản
phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu của khách hàng”.
Tuy nhiên ở góc độ tiếp cận từ doanh nghiệp có vai trò là công ty trung tâm thì
khái niệm chuỗi cung ứng được hiểu như sau: Chuỗi cung ứng là tập hợp các doanh
nghiệp hoặc tổ chức tham gia trực tiếp và gián tiếp vào các quá trình tạo ra, duy trì và
phân phối một loại sản phẩm nào đó cho thị trường.
Theo khái niệm này, chuỗi cung ứng bao gồm nhiều thành viên, trong đó có các
thành viên cơ bản như nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà bán buôn, nhà bán lẻ, họ sở hữu
và tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển đổi, phân phối dòng vật chất từ các nguyên
liệu thô ban đầu thành thành phẩm và đưa tới thị trường. Các quá trình này tập trung chủ
yếu vào các hoạt động biến đổi (tạo ra) các nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, bán thành
phẩm thành sản phẩm/dịch vụ hoàn chỉnh và đưa tới (duy trì và phân phối) người tiêu dùng cuối cùng.
Mỗi chuỗi cung ứng gắn liền với một loại sản phẩm và một thị trường mục tiêu cụ
thể, đồng thời vận hành như một thực thể độc lập để đáp ứng nhu cầu thị trường và mang
lại lợi ích tổng thể cho mọi thành viên trong chuỗi.
Có 3 dòng chảy chính là dòng vật chất, dòng tài chính và dòng thông tin.
Dòng vật chất: Con đường dịch chuyển của vật liệu, bán thành phẩm, hàng hoá và
dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng, đảm bảo đúng và đủ về số lượng cũng như chất lượng.
Dòng tài chính: Thể hiện các hoạt động thanh toán của khách hàng với nhà cung
cấp, bao gồm các giao dịch tín dụng, các quá trình thanh toán và ủy thác, các dàn xếp về
trao đổi quyền sở hữu.
Dòng thông tin: Dòng giao và nhận của các đơn đặt hàng, theo dõi quá trình dịch
chuyển của hàng hoá, chứng từ giữa người gửi và người nhận, thể hiện sự trao đổi thông
tin hai chiều và đa chiều giữa các thành viên, kết nối các nguồn lực tham gia chuỗi cung
ứng, giúp chuỗi cung ứng vận hành một cách hiệu quả.
1.2. Mô hình chuỗi cung ứng và các thành viên cơ bản:
Các thành viên cơ bản (trực tiếp) của chuỗi bao gồm các nhóm: Nhà cung cấp, nhà
sản xuất, nhà phân phối bán buôn, nhà bán lẻ. Hỗ trợ cho các công ty này là các nhà cung
cấp dịch vụ vận chuyển, kho bãi, thiết kế sản phẩm, tư vấn thủ tục hải quan, dịch vụ công nghệ thông tin...
a) Nhà cung cấp: Là các tổ chức cung cấp các yếu tố đầu vào như hàng hóa, nguyên liệu,
bán thành phẩm, dịch vụ cho các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng và tập trung vào 2 nhóm chính:
+ Nhà cung cấp nguyên vật liệu thô: Chuỗi cung ứng bắt đầu từ những vật liệu
thô, được khai thác từ dưới lòng đất như quặng sắt, dầu mỏ, gỗ và nông sản.
+ Nhà cung cấp bán thành phẩm: Từ quặng sắt, các công ty thép sẽ chế tạo thành
các loại thép tròn, thép thanh, thép tấm với kích cỡ và tính chất khác nhau để phục vụ cho
ngành xây dựng hoặc công nghiệp chế tạo.
Theo cách nhìn rộng hơn, mọi thành viên trong chuỗi cung ứng cũng đều được gọi
là các nhà cung cấp, các thành viên đứng trước là nhà cung cấp của thành viên đứng sau.
Vì vậy nhà sản xuất cũng được gọi là nhà cung cấp của doanh nghiệp bán buôn hay bán lẻ.
b) Nhà sản xuất: Là các doanh nghiệp thực hiện chức năng tạo ra hàng hóa cho chuỗi
cung ứng. Họ sử dụng nguyên liệu và các bán thành phẩm của các công ty khác để sản
xuất ra thành phẩm hay các sản phẩm cuối cùng, nhờ đó NTD có thể sử dụng một cách thuận tiện, dễ dàng.
c) Nhà phân phối: Còn gọi là doanh nghiệp bán buôn, thực hiện chức năng duy trì và
phân phối hàng hóa trong chuỗi cung ứng. Nhà bán buôn mua hàng từ các nhà sản xuất
với khối lượng lớn và bán lại cho các nhà bán lẻ hoặc các doanh nghiệp khác để sử dụng
vào mục đích kinh doanh. Đối với các nhà sản xuất, bán buôn là nơi điều phối và cân
bằng cung cầu trên thị trường bằng cách dự trữ hàng hóa và thực hiện các hoạt động tìm
kiếm và phục vụ khách hàng. Đối với bán lẻ, các nhà bán buôn thực hiện chức năng dự
trữ và tổ chức mặt hàng đa dạng để đáp ứng yêu cầu của mạng lưới bán lẻ rộng khắp, bao
trùm đúng thời gian và địa điểm.
d) Nhà bán lẻ: Là các doanh nghiệp có chức năng phân chia hàng hóa và bán hàng cho
người tiêu dùng cuối. Bán lẻ thường mua hàng từ nhà bán buôn hoặc mua trực tiếp từ nhà
sản xuất để bán tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Doanh nghiệp bán lẻ phối hợp nhiều
yếu tố như: mặt hàng đa dạng phong phú, giá cả phù hợp, tiện ích và thoải mái trong mua
sắm,... để thu hút khách hàng tới các điểm bán của mình.
e) Nhà cung cấp dịch vụ: Đây là nhóm các thành viên hỗ trợ, tham gia gián tiếp vào
chuỗi cung ứng và cung cấp các loại hình dịch vụ khác nhau cho các thành viên chính
trong chuỗi. Các doanh nghiệp dịch vụ đóng góp những lợi ích thiết thực cho chuỗi cung
ứng qua nỗ lực giúp các thành viên chính trong chuỗi có thể mua sản phẩm ở nơi họ cần,
cho phép người mua và người bán giao tiếp một cách hiệu quả, giúp doanh nghiệp phục
vụ các thị trường xa xôi, giúp tiết kiệm chi phí trong vận tải nội địa và quốc tế, giúp phục
vụ tốt khách hàng với tổng chi phí thấp nhất có thể.
g) Khách hàng: Khách hàng là thành tố quan trọng nhất của chuỗi cung ứng, vì không có
khách hàng thì không cần tới chuỗi cung ứng và các hoạt động kinh doanh. Mục đích
then chốt của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến
trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt động của chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn
đặt hàng của khách hàng là người tiêu dùng cuối và kết thúc khi họ nhận được hàng hóa
và thanh toán theo giá trị đơn đặt hàng.
Khách hàng của chuỗi cung ứng được chia làm hai nhóm là NTD (consumers) và
khách hàng tổ chức (organizations). Hai nhóm khách hàng này có vai trò hoàn toàn khác
nhau. Khách hàng tổ chức là các thành viên chuỗi cung ứng hay mọi thành viên chuỗi
cung ứng luôn là khách hàng tổ chức của các thành viên mà nó đứng sau.
Các thành viên trong chuỗi cung ứng luôn cố gắng tối ưu hóa hoạt động của mình
nhằm hướng tới mục tiêu chung của chuỗi. Để vận hành hiệu quả, cần có một doanh
nghiệp có sức mạnh đủ lớn đóng vai trò lãnh đạo chuỗi cung ứng (Focal firm).
1.3. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng 1.3.1. Hoạch định:
Quy trình này sẽ bao gồm tất cả các công đoạn cần thiết liên quan đến việc lên kế hoạch,
tổ chức hoạt động cho các quy trình còn lại.
Trong hoạch định chúng ta cần lưu ý đến 3 hoạt quan trọng:
- Dự báo lượng cầu: Cần xác định lượng rõ nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường
để doanh nghiệp dễ dàng tổ chức sản xuất sao cho phù hợp, tránh trường hợp dư thừa và tồn kho quá mức.
- Định giá sản phẩm: Đây là nhân tố cực kỳ quan trọng đối với doanh nghiệp; bởi nó
mang tính cạnh tranh và lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Quản lý lưu kho: Việc này nhằm mục đích quản lý mức độ và số lượng hàng tồn kho
của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của hoạt động này là giúp làm giảm lượng chi phí cho
việc lưu kho xuống mức tối thiểu; giúp loại bỏ chi phí thừa trong giá thành sản phẩm cuối cùng.
1.3.2. Tìm kiếm nguồn hàng:
Mục đích của việc tìm kiếm nguồn hàng giúp doanh nghiệp có thể so sánh được điểm
mạnh yếu của nhà cung cấp khác nhau. Từ đó làm cơ sở để chọn ra nhà cung cấp hoàn
hảo nhất cho phía doanh nghiệp. Trong việc tìm kiếm nguồn hàng thì doanh nghiệp cần
phải lưu ý 2 hoạt động chính đó là thu mua, bán chịu. 1.3.3. Sản xuất:
Đây được xem là hoạt động quan trọng nhất bao gồm 3 hoạt động chính:
 Thiết kế sản phẩm: Đáp ứng mong muốn về tính chất của sản phẩm đối với nhu cầu của khách hàng.
 Lập quy trình sản xuất: Tính toán thời gian về sản xuất sao cho phù hợp nhất đáp ứng nhu cầu khách hàng.  Quản lý phương tiện 1.3.4. Phân phối:
Hoạt động cuối cùng đó là phân phối sản phẩm, tức là sẽ đưa sản phẩm đến tay người tiêu
dùng. Các hoạt động phân phối sẽ bao gồm:
- Quản lý đơn hàng: Quản lý đơn hàng của khách hàng về số lượng, địa điểm, thời gian…
mà khách hàng của bạn cần.
- Lập lịch biểu giao hàng: Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể nhằm đáp
ứng nhu cầu khách hàng tốt nhất, đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
- Lập lịch giao hàng sao cho thuận tiện nhất có thể, đáp ứng nhu cầu khách hàng theo
đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
- Quy trình đổi trả hàng: Hoạt động này là khi những sản phẩm bị hư hỏng, doanh nghiệp
phải bố trí chuyển chở những loại hàng hóa đó về tiến hành sửa chữa hoặc tiêu hủy nếu cần.
Với những giải đáp chuỗi cung ứng vừa rồi cũng cho thấy được vai trò quan trọng của
chúng trong quá trình vận hành, phát triển của doanh nghiệp. Hãy cân nhắc và quản lý
thật tốt các khâu trong chuỗi cung ứng, điều này sẽ giúp việc quản trị tổng thể sẽ dễ dàng hơn.