-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phần 1 nhập môn khu vực học VNH | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Phần 1 "Nhập môn khu vực học VNH" trong khóa học "Cơ sở văn hóa Việt Nam" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM có thể tập trung vào các nội dung sau: Giới thiệu về khu vực học và văn hóa Việt Nam: Phần này có thể bắt đầu bằng việc giới thiệu về khái niệm và phạm vi của khu vực học, cũng như mối quan hệ giữa khu vực học và văn hóa Việt Nam.
Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Phần 1 nhập môn khu vực học VNH | Cơ sở văn hóa Việt Nam | Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM
Phần 1 "Nhập môn khu vực học VNH" trong khóa học "Cơ sở văn hóa Việt Nam" tại Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố HCM có thể tập trung vào các nội dung sau: Giới thiệu về khu vực học và văn hóa Việt Nam: Phần này có thể bắt đầu bằng việc giới thiệu về khái niệm và phạm vi của khu vực học, cũng như mối quan hệ giữa khu vực học và văn hóa Việt Nam.
Môn: Cơ sở văn hóa Việt Nam (ĐHQGHCM) 33 tài liệu
Trường: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 0.9 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40749825
Phần 1 nhập môn khu vực học VNH
Cơ sở văn hóa Việt Nam (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh) lOMoAR cPSD| 40749825
Đề tài 3: Địa chủ Nam Bộ thời Pháp thuộc
I.Bối cảnh quốc tế và khu vực nửa cuối thế kỷ XIX Tóm tắt:
Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, bối cảnh lịch sử của Việt Nam nói chung và
Nam Kỳ nói riêng có nhiều biến động mạnh mẽ. Đối với vùng đất Nam Kỳ, đây là giai đoạn
thực dân Pháp đẩy mạnh thiết lập chế độ cai trị thuộc địa. Dưới tác động của chế độ cai trị
của thực dân Pháp, lực lượng địa chủ Nam Kỳ cũng bị phân hóa rõ rệt. Dưới thời Pháp thuộc,
tầng lớp địa chủ ở Nam Kỳ ngày càng lớn mạnh và giữ địa vị chính trị cao trong chính quyền
của thực dân Pháp. Giai cấp tư sản nắm chính quyền trong các nước phương Tây và phát
triển công nghiệp, thương nghiệp, khoa học và kỹ thuật.
1. Bối cảnh quốc tế và khu vực cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Kể từ thế kỷ thứ XIX, giai cấp tư sản ở các nước phương Tây đã từng bước nắm quyền
lực chính trị. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, thương nghiệp và khoa học kỹ
thuật, thế giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Từ cuối thế kỷ XVIII, cuộc cách mạng
tư sản đã nổ ra và thành công ở Anh và Pháp. Ngoài ra, chiến tranh giành độc lập ở
Bắc Mỹ cũng đã thành công, dẫn đến việc hợp chủng quốc Hoa Kỳ độc lập. Nhờ vào
nền kinh tế hàng hoá của tư bản, các nước ngày càng tăng trưởng với việc xuất khẩu
hàng hoá và thu về nguồn tài nguyên quý giá như vàng, bạc, hương liệu và các sản phẩm
quý hiếm từ các lục địa trên thế giới.
Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, các nước tư bản phương Tây nhận ra sự hạn chế của
thị trường trong nước, và do đó họ đã bắt đầu tìm kiếm thị trường ở các khu vực khác, đặc biệt
là phương Đông. Ở đó, họ có thể bán sản phẩm công nghiệp của mình và đầu tư để kiếm lợi từ
việc khai thác nông sản và nguyên liệu có sẵn với nguồn nhân công rẻ. Các nước Châu Á đã
trở thành mục tiêu xâm lược và bóc lột của các nước tư bản Châu Âu, vì các quốc gia này
có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng. Do đó, không khó để nhận thấy các quốc gia trong
khu vực này đã trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản Phương Tây. Những quốc gia
đế quốc phương Tây đã không chỉ xâm lược và bóc lột các nước Châu
Á mà còn tìm cách mở rộng quyền lợi của họ trên khắp thế giới. Đặc biệt, đến cuối thế
kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã lan rộng đến hầu hết các quốc gia châu Á (ngoại trừ
Nhật Bản và Thái Lan). lOMoAR cPSD| 40749825
Sau cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, các đế quốc châu Âu trở nên suy yếu . Điều này
khiến các nước xâm lược ngày càng tăng cường việc vơ vét và bóc lột thuộc địa để khôi phục
và làm giàu cho chính quốc. Đặc biệt, Pháp đã gia tăng sự bóc lột và vơ vét thuộc địa, đặc
biệt là ở Đông Dương, nơi chủ yếu là Việt Nam. Đời sống của người dân Việt Nam đã trở
nên khó khăn và tình trạng bị áp bức ngày càng trầm trọng, góp phần thúc đẩy các
phong trào đấu tranh dân tộc diễn ra liên tục với nhiều hình thức đa dạng. Trong khi
các đế quốc châu Âu đang mở rộng và bóc lột thuộc địa, phong trào đấu tranh của giai cấp
công nhân ở Tây Âu đang phát triển mạnh mẽ cả về tổ chức và lý luận. Trong bối cảnh đó,
chủ nghĩa Mác-Lênin - một học thuyết khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân -
ra đời và đã lãnh đạo cách mạng giải phóng ở Nga thành công. Điều này có tác động
mạnh mẽ đến tình hình quốc tế, thay đổi hoàn toàn tương quan lực lượng và tình hình thế giới.
Vào ngày 1 tháng 8 năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Cuộc chiến này
gây ra những đau thương to lớn cho nhân dân các nước, với hàng triệu người chết và bị tàn
phế. Đồng thời, chiến tranh cũng làm suy yếu chủ nghĩa tư bản và làm gia tăng mâu
thuẫn giữa các đế quốc tư bản đế quốc. Tình hình này đã tạo điều kiện thuận lợi cho
phong trào đấu tranh ở nhiều quốc gia, cả ở cấp quốc tế lẫn cấp dân tộc. Phong trào cách
mạng quốc tế và khu vực đã cổ vũ và hỗ trợ phong trào dân tộc ở Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn.
Trên đất nước Việt Nam, sự áp bức và bóc lột của đế quốc Pháp đã gây ra nhiều khó khăn và
khổ đau cho nhân dân. Tình trạng nghèo đói, nô lệ, và thiếu công bằng xã hội ngày càng trở
nên rõ rệt. Tuy nhiên, những đau khổ này cũng đã gợi thức và kích thích ý thức cách mạng
của nhân dân Việt Nam. Vào năm 1930, Chính Đảng Việt Nam Cách mạng - một tổ chức
chính trị được lãnh đạo bởi các cách mạng giai cấp công nhân và nhân dân lao động -
ra đời. Chính Đảng đã chấp nhận và truyền bá lý thuyết Mác-Lênin, tổ chức chính trị đã
lãnh đạo thành công cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam về sau. II.
Tình hình Việt Nam thời Pháp thuộc và quá trình thiết lập bộ máy cai trị ở Nam Kỳ
1. Giai đoạn (1862-1887)
a) Người Pháp xoá bỏ Lục Tỉnh lOMoAR cPSD| 40749825
Bản đồ Nam Kỳ thuộc Pháp (Basse Cochinchine Francaise) khoảng năm 1881, nhưng
vẽ theo hành chính của Nam Kỳ Lục tỉnh nhà Nguyễn (Basse CochinChine) trước
năm 1861. Vùng bờ bắc kênh Vĩnh Tế (thuộc các huyện Hà Âm, Tây Xuyên tỉnh An
Giang, huyện Hà Châu tỉnh Hà Tiên cũ) và vùng lồi Svay Rieng (trước là vùng rừng
Quang Hóa phủ Tây Ninh tỉnh Gia Định, mà Pháp chưa chiếm được vào thời điểm năm
1861-1863) đều bị cắt chuyển sang lãnh thổ vương quốc Campuchia thuộc Pháp.
Từ lúc kiểm soát được tỉnh Gia Định (1862) cho đến khi chiếm được toàn bộ Nam Kỳ
(1867), thực dân Pháp vẫn tạm thời duy trì cách phân chia địa giới hành chánh cũ của triều
Nguyễn một thời gian. Thời gian này, người Pháp gọi département thay cho phủ, gọi
arrondissement thay cho huyện ở những vùng họ chiếm được. Tuy nhiên, do tình trạng thiếu
hụt nhân sự, người Pháp không duy trì bộ máy hành chính ở cấp tỉnh và cấp phủ, mà cố duy
trì bộ máy hành chính cũ ở cấp huyện, với sự hợp tác của các quan lại cũ đã đầu hàng, dưới
sự giám sát của các sĩ quan Pháp.
Năm 1864, Đô đốc De la Grandière chia miền Đông Nam Kỳ làm 7 khu vực: Bà Rịa, Biên
Hòa, Cần Giuộc, Mỹ Tho, Sài Gòn – Chợ Lớn, Tân An – Gò Công và Tây Ninh. Ngày 9
tháng 11 năm 1864, Đô đốc De la Grandière chuyển chế độ hành chánh Nam Kỳ từ quân sự
sang dân sự bằng việc thiết lập tòa “Thượng thơ” (Direction de L’Intérieur) cai quản 3 tỉnh
miền Đông Nam Kỳ và thiết lập các Sở Tham biện (Inspection, còn gọi là hạt thanh tra hoặc
tiểu khu) do các quan chức người Pháp ngạch Thanh tra bản xứ vụ (inspecteur des affaires
indigènes) người Pháp chịu trách nhiệm. Mỗi thanh tra phải kiêm quản việc giám sát của
nhiều huyện trong địa bàn của hạt. Đến năm 1865, có các Tham biện: Sài Gòn, Chợ Lớn, Cần lOMoAR cPSD| 40749825
Guộc, Tây Ninh (gồm huyện Tân Ninh và Quang Hóa), Gò Công, Tân An, Mỹ Tho, Cai Lậy,
Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Long Thành, Bảo Chánh, Bà Rịa.
Tính đến năm 1867, toàn cõi Nam Kỳ bấy giờ có 27 Tham Biện như thế. Cùng năm này,
chính quyền thực dân Pháp cho đổi các địa danh tỉnh và hạt thanh tra theo địa danh đặt lỵ sở
tỉnh hoặc hạt thanh tra đó. Các tên gọi mới này chính là tục danh bằng tên Nôm của các thôn
xã nơi đặt lỵ sở hạt thanh tra vốn trước đây vào thời nhà Nguyễn độc lập lại không được dùng
chính thức trong các văn bản hành chính. Như vậy, cũng kể từ đây, chính quyền thực dân
Pháp đã dần dần chính thức hóa các tên gọi địa danh bằng tiếng Nôm này bằng những văn
bản hành chính. Mặc dù vẫn duy trì tên gọi của các tỉnh tương tự như thời Nguyễn, nhưng tên
tỉnh không còn bất kỳ một ý nghĩa hành chính đặc biệt nào b) Bộ máy Nam kỳ:
Sau khi Pháp chiếm Nam Kì, chính quyền đầu tiên của Pháp là chính quyền quân sự, đứng
đầu là các Thủy sư đô đốc. Sở dĩ Pháp thiết lập chính quyền quân sự vì phong trào đấu tranh
vũ trang của nhân dân ta tiếp tục bùng nổ. Bộ máy cai trị đầu tiên của Pháp được lập ra ở
Nam Kì trực thuộc Bộ Hải quân thuộc địa Pháp. Người đứng đầu 3 tỉnh miền Đông Nam Kì
(sau là 6 tỉnh Nam Kì), được gọi là Đô đốc toàn quyền Nam Kì. Dưới có Sở tham biện, rồi đến Tổng, Xã.
Từ 1864 đến 1867 thực dân Pháp chiếm luôn ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ, các cấp quản lí
chính quyền từ Trung ương đến địa phương bắt đầu hình thành và tồn tại đến 1887.
Đến năm 1879, chính quyền quân sự đổi thành chính quyền dân sự, đứng đầu chính quyền
Nam kì là một viên quan Toàn quyền, giúp việc có một số sĩ quan thực dân làm nhiệm vụ
quản lí nội chính, chia thành các bộ phận đối nội, đối ngoại để cai trị và liên hệ với chính quốc. Bộ máy: +Ở trung ương:
Đứng đầu là Thống Đốc và các cơ quan phụ tá giúp việc cho Thống Đốc lOMoAR cPSD| 40749825
Bốn viên chức thực dân nêu trên hợp lại thành hội đồng Tư Mật , dưới sự chủ trì của thống đốc.
-Ngoài ra còn có một số tổ chức cấp cao khác như Nha nội chính và hội đồng Tư Mật. + Ở cấp khu:
Năm 1876, người Pháp chia Nam Kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn, gọi là các phân khu
hành chính (circonscription administrative), mỗi phân khu lại được chia nhỏ thành các “hạt”
hay “tiểu khu” (arrondissement) như sau: NAM KÌ MỸ THO SÀI GÒN BÁC XÁC VĨNH Mỹ Tho Tây Ninh LONG Châu Đốc Thủ Dầu Một Gò Công Vĩnh Long Hà Tiên Biên Hòa Tân An Bến Tre Long Xuyên Bà Rịa Chợ Lớn Trà Vinh Rạch Gíá Vũng Tàu Sa Đéc Cần Thơ
-Mỗi khu hành chính do 3 viên chức phối hợp thực hành. Sóc Trăng
Hạng 1: Tổng biện lí (phụ trách về Tư Pháp)
Hang 2: Giám đốc nội chính (phụ trách về hành chính) lOMoAR cPSD| 40749825
Hạng 3: Chánh chủ trị (phụ trách về thuế, khóa) + Cấp tiểu khu:
-Từ ngày 1/10/1900 tiểu khu đổi tên thành tỉnh.
-Đứng đầu tiểu khu là tỉnh do người Pháp cai trị, chia thành các trung tâm hành chính, do
viên chức người Việt đảm nhận.
-Tuy nhiên bấy giờ Nam kì không chia cấp phủ, huyện nên chức Tri Phủ, Tri Huyện ở đây
chỉ là chức vị tương đương với chức Tri Phủ và Tri huyện thời phong kiến, còn chức đốc phủ
sứ tương đương với chức tuần phủ thời trước.
+ Cấp tổng: Mỗi tiểu khu chia thành nhiều tổng. Đứng đầu là chánh tổng và phó tổng người Việt.
+ Cấp xã: Dưới mỗi tổng chia thành nhiều xã. Đứng đầu là xã trưởng và phó lí. + Cấp thành phố:
-Ngày 8/1/1877 tổng thống Pháp kí sắc lệnh thành lập ra thành phố Sài Gòn, đứng đầu là Đốc
Lí, phụ tá cho Đốc Lí là Phó Đốc Lí.
-Ngày 20/10/1879 theo nghị định của thống đốc Nam Kì đã thành lập thành phố Chợ Lớn,
đứng đầu là Đốc Lí, phụ tá cho Đốc Lí là Uỷ Ban thành phố.
-Có 2 hội đồng thành phố
+ Hội đồng thuộc địa Nam Kì (tư vấn cho chính quyền các vấn đề liên quan đến quyền lợi
kinh tế và tài chính cho cả người Pháp và người Việt.)
+ Hội đồng tiểu khu (tư vấn cho chính quyền các vấn đề liên quan đến địa phương).
Nhưng cả 2 hội đồng này đều tuyệt đối không được bàn tới chính trị
2. Giai đoạn 1887-1945: Sau khi thành lập Liên minh Đông Dương: a) Bộ máy ở Nam kì:
-Sau khi thiết lập chế độ toàn quyền Đông Dương (17/10/1887), Nam Kì là đất “thuộc địa”,
vì vậy viên quan người Pháp đứng đầu ở đây gọi là Thống đốc và quan trọng hơn là chính
quyền của thực dân Pháp được tổ chức tới tất cả các cấp. Khác với Bắc và Trung Kì chỉ tổ chức tới cấp tỉnh. -Thống đốc Nam kì có các cơ quan phụ tá như sau:
+ Tòa Thống đốc Nam Kì được thành lập (1868).
+ Hội đồng tư mật Nam kì (1869) tương dương với hội đồng bảo hộ ở Bắc kì và trung kì.
+ Hội đồng thuộc địa Nam kì (1880) tương đương với cả 2 hội đồng lí-tài của người Pháp và
viện dân biểu ở Bắc Kì và Trung Kì. lOMoAR cPSD| 40749825
+ Phòng thương mại Nam kì (1888)
+ Phòng canh nông Nam kì (1897)
+ Hội đồng học chánh Nam kì (1923)
+Ủy ban khai thác thuộc địa Nam kì (1937)
Bản đồ hành chính Liên bang Đông Dương năm 1937
Nghị định ngày 16 tháng 1 năm 1899, đổi tên hạt thành tỉnh (province), và từ ngày 1 tháng 1
năm 1900, toàn cõi Nam Kỳ chia thành 20 tỉnh như sau:
Tỉnh Gia Định (cũ) chia thành 5 tỉnh: Gia Định, Chợ Lớn, Tân An, Tây Ninh, Gò Công.
Tỉnh Biên Hòa (cũ) chia thành 3 tỉnh: Biên Hòa, Bà Rịa, Thủ Dầu Một.
Tỉnh Định Tường (cũ) đổi thành Mỹ Tho.
Tỉnh Vĩnh Long (cũ) chia thành 3 tỉnh: Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh. lOMoAR cPSD| 40749825
Tỉnh An Giang (cũ) chia thành 5 tỉnh: Châu Đốc, Long Xuyên, Sa Đéc, Sóc Trăng, Cần Thơ.
Tỉnh Hà Tiên (cũ) chia thành 3 tỉnh: Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu.
Ngoài ra còn có 3 thành phố độc lập là Sài Gòn, Chợ Lớn và Cap Saint Jacques không thuộc hạt nào.
Danh xưng người đứng đầu cũng thay đổi, từ Chánh tham biện đổi thành Chủ tỉnh (chef de la
province), Tòa tham biện gọi là Tòa bố.
Đến đầu thập niên 1900, thực dân Pháp phân chia đơn vị hành chính tỉnh thành các quận
(circonscription) hoặc đại lý hành chánh (délégation) dưới quyền chủ quận hay phái viên
hành chánh; quận chia ra tổng (canton), đứng đầu là cai tổng (chef de canton). Tổng chia
thành các xã. Hệ thống hành chính cũ của nhà Nguyễn bị xoá bỏ hoàn toàn trên cõi Nam Kỳ.
Nam kì cũng có một số thành phố cấp 3. Tương đương với thành phố cấp 3 ở ngoài Bắc như
là Bạc Liêu, Cần Thơ, Rạch Giá, Long Xuyên, Mỹ Tho.
-Ở cấp tỉnh, tổng, xã thì tương đối giống so với lúc trước (giai đoạn năm 1862 đến nắm 1886)
III. Sự hình thành và phát triển của giai cấp địa chủ ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc
1. Những chính sách của thực dân Pháp ở Nam Kỳ
1.1 Tình hình của Nam Kỳ giai đoạn đầu thời Pháp thuộc
Giai đoạn đầu tiên, miền Đông Nam Kỳ trở thành địa bàn gánh chịu hệ quả của chế độ
thực dân sớm nhất, là giai đoạn “thủ công” do thực dân Pháp lúc này chưa có kinh
nghiệm khai thác, những cơ sở phục vụ cho việc khai thác cũng chưa được củng cố,
thực dân Pháp phải tập trung cai trị, trấn áp các cuộc đấu tranh của nhân dân Bắc Kỳ.
Đến năm 1897, công cuộc khai thác thuộc địa do mở rộng ra toàn cõi Đông Dương,
trong đó chú trọng đến Nam Kỳ. Nam Kỳ trở thành nơi “thí điểm” chính sách của
Pháp trước khi thi hành ra toàn Đông Dương. Do nhiều điều kiện khác biệt, nên ở Nam
Kỳ thực dân Pháp cũng áp dụng một số chính sách khác biệt nhất định.
Nam Kỳ, dù là vùng đất được khai phá muộn, nhưng lại là vùng nông nghiệp trù phú
với các mặt hàng thóc gạo, nông sản đã được xuất khẩu ra thị trường bên ngoài từ thế kỷ
XVII - XVIII. Do vậy, kinh tế nông nghiệp, thương mại đã có bước phát triển vượt trội
so với các vùng đất khác. Việc tích tụ và bao chiếm ruộng đất của địa chủ cũng đã diễn ra
trong một thời gian dài dưới sự hậu thuẫn của chính quyền triều Nguyễn. Sau khi Pháp
xâm lược Nam Kỳ, một bộ phận địa chủ đã tham gia kháng chiến, hoặc sơ tán,... hoặc
bất hợp tác với chính quyền Pháp, khiến nhiều ruộng đất trở thành đất “vô chủ”.
1.2 Những chính sách của chính quyền thực dân Pháp tác động đến lực lượng địa chủ ở Nam Kỳ lOMoAR cPSD| 40749825
Mục đích của thực dân Pháp là biến Việt Nam trở thành thuộc địa khai thác của
Pháp, cung cấp nguyên liệu cho chính quốc mà chủ yếu là sản xuất lúa gạo và khai
thác mỏ. Để thực hiện mục đích đó, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành một loạt các
chính sách nhằm tập trung ruộng đất diện tích lớn để tăng năng suất sản xuất.
Tháng 3-1863 chính quyền thực dân Pháp ban hành việc: “tịch thu ruộng đất của
những người tham gia phong trào chống Pháp và của cả những người mà trong vòng
một tháng không chịu đầu hàng” nhằm mở đường cho việc lôi kéo, lợi dụng một bộ
phận địa chủ thân Pháp phục vụ cho chính sách cai trị của Pháp ở Nam Kỳ.
Đến năm 1913, chính quyền thực dân lại ra Nghị định tiếp tục chủ trương bán đất hoang
dưới hình thức đấu giá đối với những diện tích trên 10ha. Tư nhân có thể mua không giới
hạn số diện tích còn hoang hóa, miễn là có khả năng khai thác sau đó nộp thuế”.
Thực dân Pháp tiến hành quốc hữu hóa đất hoang và khuyến khích nông dân tự do
khai phá những vùng đất vô chủ. Tuy nhiên, sau đó, do thiếu vốn và công cụ, lại bị o ép
của chính quyền, thành quả khẩn hoang của nông dân bị bán, sang nhượng, gán nợ cho
địa chủ người Pháp và người Việt.
Các nghị định của Bộ Chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp đã ban hành ngày 20-20-
1862, 16-5-1863 và 22-6-1863, điều chỉnh tình trạng sở hữu quyền ruộng đất, nhằm
mục đích tịch thu cho nhà nước tất cả những diện tích không phải tài sản của dân bản xứ
hay không bị dân bản xứ chiếm hữu.
Chính quyền thực dân đã sử dụng biện pháp hành chính nhằm xóa bỏ thế quân bình tài sản
của xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn, thay thế bằng nền kinh tế mang yếu tố tư bản hóa;
góp phần tạo điều kiện cho tư bản chính quốc và tay sai bản xứ xác lập quyền trưng khẩn
ruộng đất ở Nam Kỳ. Thông qua Nghị định 29-10-1881 và 22-8-1882 quy định phần
đất nào không ghi vào địa bộ có sở hữu chủ rõ rệt thì phải bị sung vào công thổ và
Thống đốc có quyền cấp phát giấy phép trưng khẩn.
Năm 1869, thực dân Pháp bắt đầu thành lập cơ quan địa chính và tiến hành đo đạc,
phân định đất đai nhằm tiến tới thống nhất đơn vị đo đạc mới (hecta), trong đó có bản
đồ rải thửa kèm theo, giúp việc quản lý ruộng đất chặt chẽ hơn, hạn chế được tình trạng ẩn
lậu ruộng đất ngoài sổ sách,...
Nghị định ban hành ngày 27 tháng 8 năm 1904 mà thực dân Pháp ban hành đã can
thiệp trực tiếp vào việc cai trị làng xã ở Nam Kỳ nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo
đó Toàn quyền Đông Dương thành lập Hội đồng Hương chức gồm 12 chức vụ: Hương cả,
Hương chủ, Hương sư, Hương trưởng, Hương chánh, Hương giáo, Hương quản, Hương
bộ, Hương thân, Thôn trưởng và Hương hào, Chánh Lục bộ.
Chính quyền thực dân cũng khá quan tâm áp dụng máy móc trong sản xuất và các biện
pháp về kỹ thuật, nhất là tuyển chọn giống, tạo giống thuần chủng, kết hợp với các biện
pháp chọn lúa khi thu mua và kỹ thuật xay xát, công tác thủy lợi bước đầu được chú ý,...
nên việc trồng lúa rất phát triển. Ngoài lúa, cây công nghiệp cũng được Pháp chú ý phát triển
nhằm đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các ngành công nghiệp ở chính quốc và khả năng xuất
khẩu. Nhiều loại cây công nghiệp được du nhập và nhanh chóng thích ứng ở miền Đông Nam
Kỳ, nhất là cao su, cà phê, ca cao,... Sự ra đời và hoạt động mạnh của những công ty lOMoAR cPSD| 40749825
kinh doanh nông nghiệp ở Nam Kỳ thời kỳ này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển của
nền kinh tế, trong đó chú trọng sản xuất, kinh doanh lúa gạo và cao su.
> . Mục đích chính trị của các nghị định này là để vừa trừng phạt những phần tử chống
đối bỏ làng đi theo kháng chiến hay những người bất hợp tác với Pháp bỏ xứ đi về vùng
khác, đồng thời tạo cơ hội để mua chuộc tay sai bản xứ. Dưới tác động của chính sách cai
trị của thực dân Pháp tại Nam Kỳ, ngoài mục đích cai trị và khai thác thuộc địa còn là bóc lột
nhân dân ta một cách triệt để. Tuy nhiên chính sách này cũng tạo thuận lợi cho công cuộc
khai khẩn Nam Kỳ thành vựa lúa lớn cho tới ngày nay.
>. Với chính sách ruộng đất và khai thác nông nghiệp, thực dân Pháp đã biến vùng
đất Nam Kỳ trở thành vùng nông nghiệp quảng canh, độc canh với lúa gạo dồi dào trở
thành hàng hóa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu trong và ngoài nước.
2. Sự hình thành và phát triển của giai cấp địa chủ ở Nam Kỳ thời Pháp thuộc
2.1 Địa chủ người Pháp:
Dưới sự dung dưỡng và các chính sách của thực dân Pháp, hàng loạt các đồn điền của địa
chủ người Pháp được thành lập. Đại đa số các đồn điền đều do người Pháp làm chủ và
làm việc theo chế độ dưới danh nghĩa là “Hợp tác khai khẩn Pháp Việt”. Hình thức
canh tác khá đa dạng và được đầu tư khai thác triệt để với các loại hình sản phẩm như lúa,
cao su, chăn nuôi gia súc,... Ở Nam Kỳ, những vùng đất đỏ bazan được các điền chủ
người Pháp tận dụng canh tác các loại cây công nghiệp như cao su. Còn các vùng trũng
tập trung canh tác các loại cây bản địa như lúa và chăn nuôi.
Những năm Pháp tiến hành đào kênh tại vùng Tứ giác Long Xuyên, các điền chủ người
Pháp đua nhau vào khai khẩn hoặc chiếm đoạt ruộng đất trắng trợn từ nông dân khai
khẩn.“Điền chủ người Pháp chiếm 308.000 ha ruộng tốt, gần sông rạch”. Họ tiến hành canh
tác các cánh đồng ruộng lúa lớn và thu lại nhiều nguồn lợi lớn.
*Theo Pierre Gourou, năm 1870 ở Nam Kỳ diện tích canh tác là 522000 hecta, sản
lượng gạo xuất khẩu 229000 tấn, đến năm 1910 diện tích canh tác đã tăng lên
1528000 hecta, sản lượng gạo xuất khẩu 1109000 tấn.
Trong các đồn điền của Pháp, với sự hỗ trợ vay vốn và kỹ thuật của chính quyền thực dân,
như máy cày, máy gặt, phân hóa học, các giống lúa mang lại năng suất cao. Các đại điền
chủ người Pháp đã làm cho sản lượng lúa không ngừng tăng lên nhờ vào các kĩ thuật và
phương tiện nông nghiệp này.
Như vậy, có thể thấy rằng, các điền chủ người Pháp dưới các chính sách che chở từ chính
quyền thuộc địa đã sở hữu đất đai rộng lớn và canh tác các loại cây công nghiệp và cây
bản địa. Từ diện tích lớn đó dưới sự bóc lột nhân công nặng nề, họ thu lại năng suất cao
cũng như là sản lượng lớn. Càng ngày họ lại càng giàu hơn và đem lại nguồn lợi lớn cho
chính quốc cũng như chính quyền thực dân và bản thân họ.
2.2 Địa chủ người Việt
Đại địa chủ người Việt tại Nam Kỳ vốn đã xuất hiện từ thời nhà Nguyễn và gia tăng số lượng
nhanh chóng dưới thời Pháp thuộc nhờ vào các chính sách cướp đất của chính quyền thực lOMoAR cPSD| 40749825
dân. Tầng lớp ngày càng xuất hiện nhiều, các địa chủ vừa và nhỏ dần dần bị phá sản. Vì
vậy mà các cánh đồng ruộng lớn của địa chủ được chia nhỏ cho tá điền thuê mướn chủ yếu
sản xuất lúa dưới hình thức cũ và thu lại lợi nhuận theo kiểu phát canh thu tô. Cũng có nơi
đại địa chủ sẽ lấy một phần sản phẩm làm huê lợi. Các loại cây canh tác trên các cánh
đồng cũng đa dạng, chủ yếu là lúa, cây ăn quả và các loại cây trái phục vụ cho việc xuất
khẩu sang thị trường của Pháp.
Sau khi Pháp tiến hành đào kênh, các diện tích lớn ruộng đất chưa được khẩn hoang được
các địa chủ nhanh chóng trưng dụng và sở hữu, diện tích sở hữu của địa chủ tăng lên khiến
sản lượng lúa gạo cũng tăng lên đáng kể. Sản lượng lúa không ngừng tăng qua các năm cho
thấy sự giàu có và trù phú từ các vùng đất mà đại địa chủ sở hữu mang lại.
> Có thể nói dưới sự bóc lột tàn bạo và sự chiếm đoạt trắng trợn ruộng đất của địa chủ
người Pháp và cả người Việt, các đại địa chủ này mang lại nhiều nguồn lợi lớn từ việc canh
tác nông nghiệp thông qua các giống cây trồng cũ như lúa hay các giống mới như cao su, hồ
tiêu. Diện tích tăng kèm theo là sản lượng tăng nên nguồn lợi thu về cũng tăng ngày càng
làm giàu thêm cho địa chủ. Giai cấp đại địa chủ phát triển ngày càng nhanh trong xã hội
Nam Kỳ. Đây cũng là thời kỳ giai cấp địa chủ ở Nam Kỳ có sự phân hóa sâu sắc. Trong
đó, hình thành bộ phận địa chủ người Việt thân Pháp, trở thành tay sai đắc lực phục vụ
cho công cuộc cai trị của Pháp ở Nam Kỳ. Bên cạnh đó là một bộ phận địa chủ yêu nước,
có nhiều đóng góp trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam nửa đầu thế
kỷ XX. Tùy thuộc vào quan điểm và lợi ích kinh tế khác nhau, mỗi bộ phận địa chủ sẽ có
thái độ chính trị khác nhau trong giai đoạn này.
2.3 Sự phát triển của địa chủ ở Nam Kỳ
Phần lớn các địa chủ sống nhờ vào việc phát canh thu tô, có thể là sản vật, có thể là tiền
nhưng đa phần là sản vật như lúa gạo hay các loại cây trồng khác mà nông dân sản xuất
trên đất của địa chủ. Sở hữu ruộng đất rộng lớn, cho nên tại Nam Kỳ có tới “345.000 gia
đình nông dân chuyên sống bằng lĩnh canh ruộng đất của địa chủ, chiếm 57% số hộ
nông dân, 63% ruộng đất được đem phát canh và số chủ ruộng có phát canh lên đến 90.285 người”.
Năm 1943, tổng diện tích ruộng đất của địa chủ tại Nam Kỳ lên đến 1.253.773 ha (khoảng
60% tổng diện tích cày cấy), có thể điểm một vài đại địa chủ sử dụng hình thức bóc lột địa tô
kiểu phong kiến hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp và rất nặng nề từ 60-80% thu hoạch.
Sự tập trung ruộng đất vào tay địa chủ trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ là một
hình thức để địa chủ nắm nhiều tiền trong tay. Những người không có ruộng đất bán sức lao
động để mưu sinh, vì vậy mà địa chủ đã bỏ tiền ra tập hợp thành lập hội buôn, mở xưởng
thợ kinh doanh theo hướng Tư bản Chủ nghĩa. Với việc tích tụ ruộng đất ngày càng cao,
bắt đầu từ cuối thế kỉ XIX đầu XX, một số địa chủ đã tư sản hoá.
Các đồn điền chủ người Pháp có chế độ riêng đối với tá điền, người quản lí. Chủ đất thường
giao việc quản lí cho hai, ba người Pháp làm thuê được mang súng, lại có những “cạp rằn”
người Việt chuyên tuần tra với gậy gộc để trấn áp tá điền. Đến mùa thu hoạch, việc canh
phòng quanh khu vực canh tác rất nghiêm ngặt để ngăn chặn việc tá điền đem lúa bán lOMoAR cPSD| 40749825
ra ngoài. Trường hợp lúa bán ra ngoài phải có giấy chứng nhận là đã đóng đủ địa tô cho chủ ruộng.
Địa chủ Việt Nam sẽ bóc lột nông dân, tá điền bằng địa tô, nợ lãi và thuê mướn nhân
công. Trong đó có thể thấy địa tô chính là hình thức bóc lột đặc trưng và phổ biến của
giai cấp địa chủ và nợ lãi cũng thuộc diện này. Địa tô có hình thức phổ biến là hiện vật,
ngoài ra còn có tiền. Bên cạnh đó, địa chủ còn có hình thức địa tô phụ dưới các dạng như là
biếu xén, không trả công ngày lễ hay giỗ chạp tại nhà địa chủ. Nợ lãi là hình thức địa chủ
cho tá điền vay bằng thóc hoặc tiền, ngoài ra lúa non cũng được địa chủ áp dụng như một
hình thức cho vay cắt cổ, mà lời thường là 100%, nếu đến hạn mà không thể trả thì tá điền
buộc phải đợ đất, đợ nhà, đợ vợ, đợ con,... Bên cạnh đó, địa chủ sử dụng hình thức bóc lột
nhân công bằng các thủ đoạn như: công năm, công tháng, công mùa và công ngày, những
người đi làm công năm thường là người có thể lực tốt, có khả năng lao động cao. Ngoài ra,
đàn bà và trẻ em cũng được địa chủ thuê mướn cả năm để làm việc nhà, chăn trâu, cắt cỏ,
gánh nước,… Thường quan hệ này không chỉ thuần tuý là tá điền và chủ đất mà là quan hệ
giữa chủ nợ và con nợ, khi con nợ không trả được lãi hoặc địa tô.
Bên cạnh sự bóc lột của các địa chủ người Việt, người dân Nam Kỳ còn phải chịu sự bóc
lột của các địa chủ người Pháp trong các đồn điền mà đặc biệt là đồn điền cao su và
ruộng lúa. Có đến 1 triệu ha thực dân Pháp chiếm đoạt của người nông dân thì 1/3 là ruộng
lúa. Thông thường, địa chủ người Pháp sử dụng phương thức phát canh thu tô để bóc lột
nông dân Việt. Chúng dùng bọn quản lí và quá điền người Việt để tiện bề bóc lột người nông
dân. Không chỉ phải nộp địa tô, nông dân tá điền còn còn phải cống nạp chủ đồn điền trong
những dịp lễ, tết. Còn trong các đồn điền cây công nghiệp mà không thể không nhắc đến đó
là cao su, những địa chủ đồn điền áp dụng bóc lột sức lao động của công nhân triệt để nhằm
tăng lợi nhuận như: kéo dài thời gian lao động, tăng cường độ lao động, sử dụng lao động trẻ
em, trả tiền lương ít,…
Sự phân hoá xã hội hết sức sâu sắc giữa đại điền chủ sống giàu có, khét tiếng tàn ác với
những người lao động thật thà, nhưng nghèo khổ bần hàn. Công sức lao động làm ra
đều rơi vào tay giai cấp địa chủ và những tập đoàn tư bản lớn. Đời sống khổ cực của
những phu cao su ở các đồn điền đã dẫn đến những nổi dậy đấu tranh chống áp bức, bóc lột
của giai cấp tư bản đối với công nhân cao su để giải phóng cho người lao động và cho cả dân tộc.
Sẽ chẳng có gì để nói nếu cuộc sống của những công nhân này có sự công bằng và dễ thở,
nhưng dưới sự cai trị và bạo tàn, mong muốn gom góp lợi nhất về cho mẫu quốc, tận dụng
nguồn nhân công rẻ mạt. Vì vậy mà người công nhân cao su bị bóc lột hết sức nặng nề
với đồng lương chết đói. Những người phụ nữ và trẻ em bị dụ dỗ và làm việc tại các đông
điền với mức lương chỉ bằng 1/3 hoặc 1/2 người công nhân nam. Họ phải đi hạ cây, phát bụi,
phơi khô rồi đốt lên sưởi mủ non, có người đi hạ cây bị đè chết. Họ phải dậy sớm thức khuya
chịu sự đánh đập, hành hạ của bọn cai và chủ đồn điền. Đồng lương ít ỏi, thức ăn nghèo nàn
chủ yếu là gạo lứt và mắm hạng xấu, nhưng lại bán với giá cao và hầu như không được mua
hay dùng đồ từ bên ngoài. Ngoài việc chịu đựng sự bóc lột, đánh đập của chủ đồn điền,
người phu cao su còn phải chịu thêm sự khắc nghiệt của vùng rừng thiêng nước độc, bị sốt
rét do muỗi,... Môi trường ăn ở, sinh hoạt mất vệ sinh. lOMoAR cPSD| 40749825
Chính tình trạng áp bức bóc lột về thuế khóa cũng như cướp đoạt ruộng đất mà thực dân và
địa chủ gây nên dẫn đến sự mâu thuẫn giữa nông dân và công nhân trong các đồn điền.
Tiêu biểu là vụ án Nọc Nạng năm 1928, Phú Riềng, Cuối 1927 - đầu 1928.
2.4 Một số đại địa chủ tiêu biểu của Nam Kỳ thời Pháp thuộc
Đại điền chủ Lê Phát Đạt (Huyện Sỹ):
Huyện Sỹ có tên thật là Lê Phát Đạt. Ông sinh năm 1841 tại Cầu Kho, Sài Gòn (quê quán
ở Tân An, Long An). Thuở nhỏ, ông có tên là Sỹ và tên thánh là Philipphê. Ông được các tu sĩ
người Pháp đưa sang du học ở Pénang, Malaysia. Ở đây, ông Sỹ được học các ngôn ngữ:
như tiếng La Tinh, tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Quốc ngữ. Khi về nước, ông
được Chính phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi từ năm 1880 làm Ủy viên
Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ.
Khi Pháp chiếm được Nam Kỳ, chúng ra sức bán đất với giá rẻ, tuy nhiên không ai dám mua
vì sợ triều đình khép tội theo Pháp. Thực dân đã sử dụng chiêu thức ép các địa chủ mua đất.
Năm 1904, đất Gò Công bỏ hoang rất nhiều, không ai đứng ra đóng thuế để mua. Lê Phát
Đạt lúc bấy giờ mua liều, mấy năm liền trúng mùa, ông nhanh chóng giàu có.
Sự giàu có của ông Huyện Sỹ được mô tả rằng: khi đang xây nhà thờ Chợ Đũi, chính là nhà thờ
Huyện Sỹ theo yêu cầu của giáo dân vùng Bảy Hiền, người ta đã cắt bớt một gian giữa của nhà
thờ này để lấy tiền đó xây nhà thờ Chí Hòa. Trong đám cưới của Nam Phương Hoàng Hậu năm
1934, ông đã tặng một triệu đồng tiền mặt (tương đương 20.000 lượng vàng). Đỗ Hữu Phương
Đỗ Hữu Phương sinh ở Chợ Đũi, Sài Gòn năm 1840, mất ngày 5.5.1915. Ông là một
trong tứ đại phú hộ của Sài Gòn (nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định), người
Minh Hương. Năm 1861, Pháp chiếm thành Sài Gòn mở cửa buôn bán với thế giới bên
ngoài. Đỗ Hữu Phương thấy được cơ hội mới, ông đã tiếp xúc và làm việc với người
Pháp, lúc này còn chân ướt chân ráo cố gắng tuyển dụng người thiết lập một nền hành
chính còn rất sơ khai ở Sài Gòn - Chợ Lớn.
Theo sử cũ ghi lại thì Đỗ Hữu Phương tham gia nhiều trận cho người Pháp. Một mặt,
Phương ra sức giúp người Pháp tiêu diệt các lực lượng khởi nghĩa song mặt khác,
ông lại bí mật giúp một số nhân sĩ yêu nước. Điển hình là trường hợp của Thủ khoa
Nguyễn Hữu Huân (Thủ khoa Huân), chiến đấu bên các lãnh tụ nghĩa quân Trương Định, u Dương Lân…
Đỗ Hữu Phương chiếm được cảm tình từ chính quyền Pháp cho tới các thương gia người
Hoa và cả các chí sĩ yêu nước. Trong thời gian làm quan chức tại Sài Gòn, Đỗ Hữu Phương
thường coi là người trung gian để môi giới cho giới thương gia người Hoa quan hệ với
chính quyền Pháp. Nhờ giao thiệp rộng, lại nhanh nhạy với việc làm ăn buôn bán nên ông
Phương đã gầy dựng, mở mang các mối làm ăn thông qua các chuỗi cửa hiệu trong vùng Chợ Lớn.
Nhớ đến nguồn gốc Minh Hương của mình, Đỗ Hữu Phương đã xây dựng nên Nghĩa Nhuận
hội quán trên đường Gò Công, xây dựng Trường Collège de Jeunes Filles Indigènes nay là lOMoAR cPSD| 40749825
Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai). Ngoài ra ông ta cũng bỏ nhiều tiền tu bổ rất
nhiều chùa chiền miếu mạo quanh vùng nên được dân chúng ghi công. Hội đồng Trạch
Trần Trinh Trạch (1872-1942) là thành viên của Hội đồng Tư mật Nam kỳ , người
Minh Hương, tổ tiên ông theo Trần Thượng Xuyên vào Cù lao Phố (Biên Hòa - Đồng
Nai) lập nghiệp rồi phiêu dạt về ấp Cái Dầy (xã Châu Hưng, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc
Liêu), Trần Trinh Trạch được sinh ra tại đây. Do đi làm mướn cho một gia đình địa chủ
nên ông được nhập quốc tịch Tây. Theo lệ thời đó, con cái của dân “Tây tịch” phải đi học
tiếng Pháp và thế là Trần Trinh Trạch được mướn đi học thế cho con địa chủ.
Sau ông kết hôn cùng con gái Bá hộ Phan Hộ Biết, giàu có nhất Bạc Liêu nên được
cha vợ chia đất và giúp vốn để kinh doanh nhiều ruộng đất khác mà trở nên giàu có.
Nhờ kiến thức hiểu biết về luật pháp khi còn làm việc ở Tòa Bố nên lần lượt thu mua tài
sản, đất đai của những địa chủ thất vận.
Sự thịnh vượng của ông Trần Trinh Trạch ngày càng tấn tới khi ông đầu tư vào ruộng muối,
đến khi ông trúng thầu trở thành nhà cung cấp muối cho cả Nam Kỳ hoa lợi từ ruộng lúa và
ruộng muối đã không thể kể xiết, từ đó ông tiếp tục mua thêm ruộng và trở thành đại điền
chủ có số ruộng đất nhiều nhất Đông Dương.
Năm 1927, Trần Trinh Trạch cũng tham gia thành lập Ngân hàng đầu tiên với tên
gọi Ngân hàng Việt Nam, do ông làm chánh hội trưởng. III.
Tài liệu tham khảo 1.
Việt Nam sơ lược (Trần Trọng Kim) NXB văn học. 2.
Tiến Trình Lịch sử Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc chủ biên) NXB giáo dục. 3.
Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở Việt Nam (1858-
1897) NXB Hồng Đức 4.
Lịch sử Việt Nam (Ts.Nguyễn Văn Hiệp)