Phần 2: Thẩm quyền điều tra - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế
Phần 2: Thẩm quyền điều tra - Luật hình sự | Trường đại học Luật, đại học Huế được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Luật hình sự(DHLH)
Trường: Trường Đại học Luật, Đại học Huế
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Phần 2: Thẩm quyền điều tra ( Điều 163 – BLTTHS)
Điều 163. Thẩm quyền điều tra
1. Cơ quan điều tra của Công an nhân dân điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm
quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
3. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
điều tra tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm về tham nhũng, chức vụ quy định tại Chương
XXIII và Chương XXIV của Bộ luật hình sự xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ,
công chức thuộc Cơ quan điều tra, Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền tiến
hành hoạt động tư pháp.
4. Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của
mình. Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được địa điểm
xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị
can cư trú hoặc bị bắt.
5. Việc phân cấp thẩm quyền điều tra như sau:
a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội
phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;
b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa
án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy
ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuô Oc thành phố trực thuô Oc
trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
Cơ quan điều tra quân sự cấp quân khu điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét
xử của Tòa án quân sự cấp quân khu hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra
cấp khu vực nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra;
c) Cơ quan điều tra Bô O Công an, Cơ quan điều tra Bô O Quốc phòng điều tra vụ án hình sự về tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về
tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vụ
án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
*) Thẩm quyền điều tra một vụ án hình sự được quy định cụ thể tại Điều 163 BLTTHS
2015. Theo đó, việc xác định cơ quan có thẩm quyền điều tra dựa vào ba yếu tố:
- Một là, Theo hệ thống tổ chức của Cơ quan điều tra – loại Cơ quan điều tra;
- Hai là, Theo lãnh thổ – nơi xảy ra tội phạm.
- Ba là, Theo phân cấp Cơ quan điều tra;
-> Trong trường hợp mà không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra
thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị
bắt. Khi có tranh chấp về thẩm quyền điều tra thì Viện kiểm sát có trách nhiệm giải quyết.
1, Thẩm quyền điều tra theo vụ việc ( Căn cứ theo khoản 1, 2 và khoản 3 điều 163- BLTTHS )
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra của Công an nhân dân này rất rộng, các cơ
quan này có quyền điều tra tất cả các tội phạm, trừ những tội phạm thuộc thẩm quyền
điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân và Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
+) Cơ quan An ninh điều tra: điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Chương
XIII, Chương XXVI và các tội phạm quy định tại các điều 207, 208, 282, 283, 284, 299,
300, 303, 304, 305, 309, 337, 338, 347, 348, 349 và 350 của Bộ luật Hình sự năm 2015.
+) Cơ quan Cảnh sát điều tra: điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các
chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của BLHS năm 2015, trừ các tội phạm thuộc
thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân ninh Điều tra của Công
an nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra của công an nhân dân.
+) Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát
quân sự Trung ương c có thẩm quyền điều tra đối với hai nhóm tội: tội phạm về chức vụ
và tội xâm phạm hoạt động tư pháp của BLHS năm 2015. -> Các tội phạm này phải xảy
ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ, công chức thuộc Cơ quan điều
tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án, người có thẩm quyền
tiến hành hoạt động tư pháp.
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân: Cơ quan điều tra
trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
- Thẩm quyền điều tra của các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
-> 1 số cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như Thẩm
quyền điều tra của Bộ đội biên phòng Bộ đội biên phòng ,Thẩm quyền điều tra của Hải
quan Cơ quan Hải quan , Thẩm quyền điều tra của Kiểm lâm Cơ quan Kiểm lâm
- Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai
lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án hình sự, khám nghiệm hiện
trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan
trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện
pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển
hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra vụ án định khởi tố
2. Phân cấp thẩm quyền điều tra trong vụ án hình sự
*) Căn cứ Theo khoản 4 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì Cơ quan điều tra có
thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình.
- Về nguyên tắc, tội phạm xảy ra ở đâu thì Cơ quan điều tra nơi đó có thẩm quyền điều
tra. Nơi tội phạm xảy ra có thể sẽ chứa nhiều dấu vết về tội phạm, thống tin về tội phạm
và người phạm tội. Do vậy, quy định này tạo thuận lợi cho hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử đối với vụ án đó.
- Trường hợp tội phạm được thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được
địa điểm xảy ra tội phạm thì thẩm quyền điều tra sẽ theo thứ tự ưu tiên sau: nơi phát hiện
tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt.
*) Việc phân cấp thẩm quyền điều tra vụ án hình sự Thẩm quyền điều tra theo đối tượng
căn cứ khoản 5 Điều 163 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:
- Vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương, vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức
tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra.
- Cơ quan điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc có yếu tố nước ngoài xét thấy cần
trực tiếp điều tra. Nếu thấy cần thiết, Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh có thể trực tiếp
tiến hành điều tra các tội phạm này. Quy định này thu hẹp thẩm quyền về phạm vi các vụ
án mà Cơ quan điều tra Công an cấp tỉnh xét thấy cần trực tiếp điều tra so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003.
- Các cơ quan này chỉ có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự trong các trường hợp sau: vụ
án hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng và các vụ án này phải do Hội đồng Thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại; vụ án hình sự về tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; vụ án
hình sự về tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp liên quan đến nhiều quốc gia nếu xét
thấy cần trực tiếp điều tra.
*) Vậy ai có thẩm quyền điều tra vụ án hình sự về tội đặc biệt nghiêm trọng?
Căn cứ theo điểm b khoản 5 điều 163 bộ luật tố tung hình sự 2015 Để xác định tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
- Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS 2015. Theo đó,
để xác định các loại tội phạm, các nhà làm luật căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm
cho xã hội của người phạm tội. Điều 9 BLHS 2015 quy định rõ tội phạm được phân thành 4 loại:
- Tội phạm ít nghiêm trọng - Tội phạm nghiêm trọng
- Tội phạm rất nghiêm trọng
- Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Ngoài ra, để quyết định hình phạt đối với một tội phạm, các cơ quan có thẩm quyền
không chỉ căn cứ vào mức độ nguy hiểm cùng tính chất của hành vi phạm tội mà còn căn
cứ vào các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng, nhân thân của người phạm tội….