Phần 3: Liên hệ thực tiễn với giai cấp công nhân Việt Nam | CNXHKH

Phần 3: Liên hệ thực tiễn với giai cấp công nhân Việt Nam | CNXHKH với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!

Phần 3: Liên hệ thực tiễn với giai cấp công nhân Việt Nam
1.Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam:
1.1 Về kinh tế:
Với tư cách là nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị trường
hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa, họ phải là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2 Về chính trị-xã hội
Với tư cách là nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị trường
hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa họ phải là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
1.3 Về văn hóa tư tưởng
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà
Nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa đấu tranh bảo vệ chủ
nghĩa mác-lênin tư tưởng Hồ Chí Minh chống lại những quan điểm sai trái xuyên
tạc của các thế lực thù địch
2. Thực tiễn phong trào đấu tranh của GCCN Việt Nam
Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nhân Việt Nam bị
ngược đãi, chèn ép, bóc lột nặng nề. Vì thế, giai cấp công nhân sớm đã giác ngoọ
cách mạng dần hình thành phong trào công nhân ngày một lớn mạnh. Từ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cho đến tận
ngày nay, giai cấp công nhân Việt Nam vẫn không ngừng khẳng định vị thế của
mình là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng nước nhà
* Thời kỳ 1919-1925
Để bù đắp những thiệt hại, tổn thất nặng nề trong chiến tranh, thực dân Pháp đẩy
mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Việt Nam khiến đời sống
của công nhân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp vô cùng cực khổ, từ
đây thúc đẩy giai cấp công nhân hăng hái đứng lên đấu tranh chống cường quyền.
Vào thời kỳ đầu, do số lượng còn ít, trình độ giác ngộ còn thấp nên những cuộc
đấu tranh của công nhân chỉ diễn ra lẻ tẻ, rời rạc ở từng xí nghiệp, từng kíp thợ,
xưởng mộc,… Mục đích đấu tranh chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế như tăng lương,
giảm giờ làm. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đập phá máy móc, đánh cai ký, chủ
thầu, phá giao kèo, bỏ trốn tập thể,… Từ năm 1922, phong trào công nhân bắt đầu
có những nét khởi sắc mới. Đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của 600 công nhân
thợ nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn được Nguyễn Ái Quốc đánh giá đây là một “dấu hiệu
của thời đại mới”, “lần đầu tiên một phong trào như thế đã nhóm lên ở thuộc địa”
Năm 1924, có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay
gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,.. Năm 1925, phong trào công nhân đã xuất
hiện nhiều cuộc bãi công có quy mô lớn và có tổ chức lãnh đạo ở một mức độ nhất
định. Điển hình nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào
tháng 8/1925 để ngăn không cho tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp
phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Gắn liền
với cuộc bãi công này là vai trò tổ chức của đồng chí Tôn Đức Thắng- người thành
lập tổ chức “Công hội” đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam.
Đặc điểm chung của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ này còn ở mức
độ thấp, phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung, mang tính chất tự phát,
chưa tỏ rõ được sức mạnh của một lực lượng chính trị độc lập, chưa có ý thức rõ
rệt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Cuộc bãi công Ba Son kết thúc thắng lợi
đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam: không chỉ nhằm
vào mục tiêu đấu tranh kinh tế mà cao hơn nữa còn nhằm vào mục đích chính trị,
thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế của công nhân Việt Nam. Có thể
khẳng định rằng, cuộc bãi công Ba Son là một mốc son rất quan trọng trong phong
trào công nhân - giai đoạn công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức
và có mục đích chính trị rõ ràng.
* Thời kỳ 1926-1930:
Từ năm 1925 trở đi, phong trào công nhân Việt Nam có nhiều tác động mớ đó là
phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, Cách mạng tháng Mười Nga
(1917), Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (7/1924), giúp cho nhân dân ta
nhận thấy rõ hơn bản chất của giai cấp tư sản, yêu cầu cấp thiết sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa,
nửa thuộc địa như Việt Nam
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thông qua những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc và nhiều người Việt Nam yêu nước khác, các sách báo cách mạng đã
được truyền bá vào nước ta. Nhờ đó, giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu biết
tới Cách mạng tháng Mười Nga, biết đến chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở đó dần
dần tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa cộng sản để từng bước thấm sâu hơn vào tinh
thần giác ngộ lý tưởng và đã bắt đầu biến thành hành động cách mạng!
Nhờ sự ra đời và hoạt động tích cực của Nguyễn Aí Quốc của Hội Việt Nam Cách
mạng thanh niên, các tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác-
Lênin đã được truyền bá rộng rãi trong công nhân và nhân dân lao động. Trên cơ
sở đó, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ và chuyển biến nhanh
chóng về chất. Các cuộc đình công, bãi công liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi. Trong hai
năm 1926-1927, đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu là cuộc bãi
công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao
su Cam Tiêm, công nhân cao su Phú Riềng,… Các cuộc đấu tranh này đều nhằm
hai mục tiêu chung là đòi tăng lương từ 20% đến 40% và đòi thực hiện ngày làm
8h như công nhân bên Pháp.
Điều đó chứng tỏ, công nhân không còn bị chi phối, lệ thuộc nặng nề vào các yêu
sách lợi ích cục bộ, địa phương mà đã biết chú ý tới lợi ích chung của giai cấp
bằng cách đề ra các yêu sách phù hợp với nguyện vọng chung của đông đảo công
nhân. Một điều kiện thuận lợi quan trọng lúc bấy giờ là một số cán bộ được
Nguyễn Ái Quốc đào tạo tại Quảng Châu được đưa về nước, trực tiếp tham gia
lãnh đạo đấu tranh. Họ tham gia vào phong trào “vô sản hóa”, cụ thể là đi vào các
nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp, thành thị, nông thôn,… Một mặt, để tự rèn
luyện, mặt khác để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho công nhân, nông dân và
những người yêu nước khác ở Việt Nam. Phong trào “vô sản hóa” phát triển mạnh
nhất vào những năm 1928-1929, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số
lượng và chất lượng. Trong hai năm 1928-1929, số lượng các cuộc đấu tranh của
công nhân đã lên tới 40 cuộc, tăng gấp 2,5 lần so với hai năm 1926-1927 [7]. Lớn
nhất là các cuộc bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định,
diêm cưa Bến Thủy, xe lửa Trường Thi (Vinh), mỏ than Mạo Khê, Hòn Gai
(Quảng Ninh),… Các cuộc đấu tranh đó đã mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài
phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương. Tình
hình đó chứng tỏ, trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân đã được nâng lên rõ rệt.
Đặc biệt, trong cuộc bãi công của 200 công nhân xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà
Nội) tháng 5/1929 đã có sự lãnh đạo của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên và Chi bộ cộng sản đầu tiên, mà người đóng vai trò chỉ đạo trực tiếp là đồng
chí Ngô Gia Tự. Để chỉ đạo công nhân đấu tranh, một Ủy ban bãi công đã được
thành lập, phát truyền đơn kêu gọi công nhân và nhân dân lao động Hà Nội hưởng
ứng và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Avia. Cuộc bãi công đã nhận được sự
hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của công nhân nhiều nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.
Tháng 7/1929, Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập, đã đề ra chương trình,
điều lệ và quyết định xuất bản tờ báo Lao động làm cơ quan ngôn luận. Sự kiện đó
vừa thể hiện bước trưởng thành của phong trào công nhân, vừa tạo điều kiện thúc
đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo thống nhất.
Nhìn chung, trong thời kỳ 1926-1929, phong trào công nhân đã có những
bước tiến bộ mới, thay đổi về chất từ có chủ nghĩa, đấu tranh mục tiêu rõ ràng, có
tổ chức thống nhất. Những cuộc đấu tranh tự phát đã giảm đi và thay vào đó là
những cuộc đấu tranh có ý thức nổ ra liên tục, rầm rộ, rộng khắp, sôi nổi và quyết
liệt hơn với số lượng người tham gia đông, có sự phối kết hợp giữa các địa
phương, đơn vị đấu tranh, có sự lãnh đạo chặt chẽ của tổ chức công hội hay thanh
niên với quy mô ngày càng lớn. Khẩu hiệu đấu tranh không chỉ giới hạn ở mục
đích kinh tế mà đã mang tính chất chính trị. Điều đó cho thấy, quá trình đấu tranh
của giai cấp công nhân Việt Nam đang chuyển dần từ đấu tranh tự phát lên đấu
tranh
Trước sự chuyển biến mạnh mẽ trong các phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân, các tầng lớp nhân dân ngày càng lên cao, “Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên” không còn đủ sức lãnh đạo. Yêu cầu phải thành lập một chính đảng cách
mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng toàn dân tộc, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc đang trở nên bức thiết đối với cách mạng
Việt Nam lúc bấy giờ tự giác. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) là sản
phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ
“rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”[8]. Từ
đây, giai cấp công nhân Việt Nam thực sự trở thành một lực lượng chính trị độc
lập, thống nhất trong cả nước. Thông qua chính đảng của mình, giai cấp công nhân
Việt Nam có sứ mệnh lãnh đạo toàn thể dân tộc vượt qua mọi thác ghềnh hiểm trở
để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ thắng lợi.
*Thời kỳ 1930-1945
1/5/1930, tại ngã ba Bến Thủy, thành phố Vinh, cuộc biểu tình của 1000 công nhân
nơi đây cùng với hành nghìn nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã mở đầu cho
cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931
1/5/1938, lễ mít-ting kỉ niệm Quốc tế Lao độnglần đâu tiên được tổ chức công khai
với sự tham gia của 25.000 công nhân tại Nhà Đấu Xảo, Hà Nội, nay chính là cung
Văn hóa Lao động hữu nghĩ Việt-Xô, sự kiện đã khẳng định vai trò của giai cấp
công nhân trong các phong trào đâu tranh cách mạng.
Những năm 1932-1935, phong trào cách mạng của GCCN Việt Nam bị thực dân
Pháp đàn áp dã man. Thêm vào đó, tình trạng khủng hoảng kinh tế vẫn rất trầm
trọng và kéo dài, làm cho 8 vạn người thất nghiệp, tình cảnh GCCN càng thêm
điêu đứng, cực khổ.
Sang đến giai đoạn 1936-1939, hàng trăm cuộc bãi công của công nhân do các hội
Ái hữu tổ chức đã giành được thắng lợi, buộc chính quyền thực dân phải hứa giải
quyết các yêu cầu thiết thực của công nhân như tăng lương, giảm giờ làm. Điển
hình là cuộc bãi công của 3 vạn công nhân khu mỏ than Hòn Gai (tháng 11/1936);
công nhân xe lửa tuyến Vinh-Dĩ An (năm 1937) và cuộc biểu dương lực lượng của
3 vạn công nhân, lao động Hà Nội (ngày 1/5/1938).
Tháng 5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập, các hội quần chúng trở thành
hội cứu quốc. Mặc dù bị địch đàn áp dã man, nhưng với tinh thần cách mạng,
GCCN và Hội công nhân cứu quốc vẫn phát triển phong trào trên các địa bàn trọng
yếu (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Sài Gòn...).
Từ tháng 5/1945, GCCN tham gia phong trào đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh
vũ trang, khởi nghĩa từng phần, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân.
Để tăng cường cung cấp vũ khí cho cách mạng, hội viên công nhân cứu quốc ở
nhiều xí nghiệp đã lấy nguyên vật liệu của nhà máy để chế tạo vũ khí, trang bị cho
các tổ tự vệ chiến đấu.
Ngày 2/9/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc,
GCCN đã trở thành lực lượng nòng cốt, cùng với nhân dân cả nước đứng lên giành
chính quyền, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á.
*Thời kỳ 1945-1954
Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn, vừa phát triển
kinh tế, xã hội, vừa chống giặc ngoại xâm. Công nhân đã tham gia chiến đấu bảo
vệ cơ sở sản xuất của chính quyền cách mạng, tham gia bãi công, bãi thị và tiến
công phá hoại các cơ sở kinh tế quan trọng của thực dân Pháp.
Tháng 6/1946, Hội công nhân cứu quốc được đổi thành “Công đoàn”. Đến ngày
20/7/1946, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chính thức được thành. Đây là một
sự kiện có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự trưởng thành của GCCN, phong trào công
nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp
tục chỉ đạo công nhân thực hiện nhiệm vụ xây dựng các cơ sở sản xuất vũ khí,
động viên công nhân, viên chức cùng lực lượng vũ trang tham gia kháng chiến
chống thực dân Pháp.
Năm 1950, công nhân đã sản xuất được trên 350.000 nông cụ các loại, 200 máy
bơm nước, 40 xe đạp nước cung cấp cho nông nghiệp. Tính đến tháng 11/1950,
công nhân lao động vùng tự do đã quyên góp, ủng hộ cho Nhà nước 1.076.000
đồng. Ủng hộ nhân dân vùng bị nạn và bộ đội 16.000 bộ quần áo, 6.000 chiếc ba
lô, 1.200 áo trấn thủ… Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực vận động
GCCN cùng với giai cấp nông dân xây dựng được khối liên minh công nông vững
chắc, làm nòng cốt xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
Những hoạt động trên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và GCCN đã góp
phần tích cực vào Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu, kết thúc vẻ vang 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian
khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam.
*Thời kỳ 1945-1954
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam tạm thời bị chia thành hai miền, miền
Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH),
miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.
Miền Bắc tiến hành công cuộc tái thiết đất nước, khó khăn tiếp tục đặt lên vai
người công nhân. Với trách nhiệm chủ nhân của đất nước, đội ngũ công nhân, viên
chức, lao động (CNVCLĐ) đã đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí. Nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn hoạt động sản xuất tại các cơ sở công nghiệp
đã phục hồi, những điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của GCCN được
lan tỏa, như “Sóng Duyên Hải”, “Hợp tác xã Thành Công”, “Ba quyết tâm”… Qua
các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều CNVCLĐ tiêu biểu được Đảng, Nhà
nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động, là những tấm gương sáng trong
học tập, lao động sản xuất và chiến đấu.
Ở miền Nam, phong trào công nhân, Công đoàn hoạt động trong điều kiện vô cùng
khó khăn, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm ra sức khủng bố, đàn áp.
Các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp bị đình đốn, đời sống của CNVCLĐ khó
khăn. Trước tình hình đó, Đảng đã chỉ đạo các cơ sở trong nội thành, trong các đồn
điền phải tìm mọi cách bám đất, bám dân phát triển lực lượng, tổ chức cho công
nhân đấu tranh.
Ngày 5/11/1957, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 108-
SL/L10 về ban hành Luật Công đoàn đã tạo cơ sở pháp lý, nâng cao vị trí của tổ
chức Công đoàn, củng cố vai trò lãnh đạo của GCCN trong tình hình mới.
Trước những yêu cầu mới, Đại hội lần thứ II Công đoàn Việt Nam được tổ chức tại
Hà Nội từ ngày 23 đến 27/2/1961, đã quyết định đổi tên “Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam” thành “Tổng Công đoàn Việt Nam”. Mục tiêu của Đại hội là “Các
cấp Công đoàn phải phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây
dựng CNXH với năng suất lao động, hiệu quả công tác, phục vụ và tham gia chiến
đấu, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Năm 1965 Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam được thành lập đã không
ngừng củng cố và phát triển, vừa tổ chức cho CNVCLĐ các thành phố đấu tranh,
vừa động viên CNVCLĐ vùng giải phóng đẩy mạnh sản xuất phục vụ chiến đấu.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968 và Chiến dịch Hồ Chí
Minh, Công đoàn giải phóng đã vận động CNVCLĐ ở các đô thị đồng loạt nổi dậy,
phối hợp với lực lượng vũ trang tiêu diệt địch, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
*Thời kỳ 1975-1986
Đầu năm 1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, đã tạo điều kiện
cơ bản để thống nhất tổ chức Công đoàn trên phạm vi cả nước. Ngày 6/6/1976, Hội
nghị Công đoàn toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định
thống nhất Công đoàn hai miền Nam, Bắc thành “Tổng Công đoàn Việt Nam”.
Trong 10 năm đầu xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (1975-
1985), Công đoàn đã phối hợp với chính phủ tìm cách tháo gỡ khó khăn trong sản
xuất và đời sống, tham gia với xí nghiệp, nhà máy thực hiện Chỉ thị 25/CP và
26/CP của Hội đồng Chính phủ về sản xuất và phân phối các ngành sản xuất công
nghiệp; phát động phong trào thi đua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
trong sản xuất; tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ các hiện tượng tiêu cực, thực hiện
nghiêm luật pháp, chính sách của Nhà nước; thực hiện tốt chủ trương phát triển
một số ngành công nghiệp nặng quan trọng phục vụ phát triển nông nghiệp, phát
triển sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, tìm các biện pháp chăm
lo đời sống CNVC.
Kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-8/7/1984), Nhà
nước đã tặng Tổng Công đoàn Việt Nam Huân chương Sao Vàng - Huân chương
cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam.
*Thời kỳ 1986-nay
Đất nước hòa bình, thống nhất, nhưng hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề;
thêm vào đó, chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc đã làm cho tình
hình kinh tế, xã hội ở nước ta mất ổn định, đời sống của CNVCLĐ và nhân dân
gặp muôn vàn khó khăn. Trong điều kiện đó, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của
Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, giải phóng mọi tiềm
năng sẵn có, phát triển nhiều thành phần kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại, thực
hiện chương trình kinh tế. Tháng 10/1988, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ
VII quyết định đổi tên “Tổng Công đoàn Việt Nam” thành “Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam”.
Qua hơn 35 năm đổi mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và GCCN Việt
Nam ngày càng khẳng định và phát huy vai trò của mình trong thực tiễn xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại
hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao
động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỷ lệ khoảng 14% số dân
và 27% lực lượng lao động xã hội. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề
nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có
tri thức, nắm vững khoa học-công nghệ tiên tiến đã tăng lên. Hình thành lớp công
nhân trẻ có trình độ học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp,
được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng
tiên tiến.
Công tác Công đoàn và phong trào công nhân đã đạt được kết quả toàn diện, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ. Công
đoàn đã có những sáng tạo, đề xuất và tổ chức được nhiều chương trình hoạt động
mới, như: chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn; tổ chức "Tết Sum vầy" cho
người lao động; xây dựng các thiết chế công đoàn, góp phần tháo gỡ những vấn đề
bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hoá… cho người lao động. Đã có
nhiều biện pháp linh hoạt, kịp thời cùng hệ thống chính trị giải quyết những vụ,
việc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, quyền lợi, đời sống của
CNVNLĐ. Tổ chức đối thoại, thương lượng thoả ước lao động tập thể, góp phần
bảo đảm chế độ, chính sách và từng bước nâng cao phúc lợi, bảo đảm an sinh xã
hội cho người lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng quan hệ
lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục tạo được
sức lan toả trong hệ thống. Phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ có sự
chuyển biến tích cực. Tổ chức công đoàn ngày càng được củng cố và phát triển.
Công tác tập hợp công nhân, người lao động đạt nhiều kết quả, số lượng đoàn viên
tăng nhanh so với các nhiệm kỳ trước, xuất hiện nhiều hình thức tập hợp công
nhân, viên chức, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở rộng khắp trong
các doanh nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức công đoàn đang được hoàn
thiện; chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn từng bước được nâng cao. Trên khắp
các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, CNVCLĐ đi đầu và
thành công trong lao động sản xuất kinh doanh, khẳng định vai trò của tổ chức
công đoàn trong hệ thống chính trị, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Công
đoàn Việt Nam.
Trước sự tác động của cuộc CMCN 4.0 và toàn cầu hóa, GCCN Việt Nam cũng
đang có những biến đổi. Bên cạnh đội ngũ công nhân truyền thống, đã xuất hiện
đội ngũ công nhân trong các ngành nghề mới sử dụng công nghệ hiện đại. Trong
tương lai, sự phổ biến ngày càng rộng rãi của phương thức kinh tế chia sẻ như:
Uber, Grab trong lĩnh vực vận tải hay Airbnb trong lĩnh vực lưu trú, cho đến
phương thức bán hàng trực tuyến thông qua các nền tảng của Facebook, Lazada…
sẽ tiếp tục làm thay đổi thị trường việc làm. Những việc làm mới này đã cho ra đời
nhiều công nhân sử dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra, những tiến bộ trong công
nghệ máy tính đã làm tăng giá trị dữ liệu, định hướng các quyết định quan trọng và
quản lý các lĩnh vực nghiên cứu mới trong kinh doanh, khoa học, chính sách, điều
hành chính phủ và rất nhiều lĩnh vực khác của xã hội. Trước tìnhhình đó, số lượng
công nhân sử dụng thành thạo công nghệ thông tin cũng tăng lên nhanh chóng
trong vài năm gần đây. Hiện nay, cơ cấu GCCN nước ta trong các ngànhkinh tế là:
ngành công nghiệp chiếm 46,1%;ngành xây dựng chiếm 15%; thương mại,dịch vụ
chiếm 25,9%; vận tải chiếm 4,7%;các ngành khác chiếm 8,3% [6, tr.279-
284].Trong tương lai, số lượng công nhân ở các nhất là trong lớp công nhân trẻ.
Những năm gần đây, trình độ GCCN Việt Nam có chuyển biến tích cực. Công
nhân trong các doanh nghiệp có trình độ văn hoá khá cao (100% biết chữ, 80% có
trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông); lao động ở nước ta có 37% qua
đào tạo, trong đó 25% đã qua đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là
55%, trong đó cao đẳng nghề, trung cấp nghề chiếm khoảng 20%-25%. Bộ phận
công nhân có trình độ đại học (thực chất là công nhân - trí thức) ngày càng tăng.
Xu hướng hình thành đội ngũ công nhân - trí thức ngày càng rõ và phát triển, tập
trung ở một số ngành kinh tế mũi nhọn và khu vực doanh nghiệp công nghệ cao.
Cuộc CMCN 4.0 đã có những tác động tích cực đến quá trình phát triển của GCCN
Việt Nam. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với GCCN Việt
Nam trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động không có trình độ
chuyên môn kỹ thuật. Trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp đã ảnh
hưởng không nhỏ tới việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm. Mặc dù số liệu thống kê cho thấy trình độ văn hóa, trình độ tay
nghề của công nhân mỗi năm một cao hơn, nhưng chuyển biến này vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu thị trường sức lao động và những yêu cầu mới của nền công
nghiệp đang phát triển như vũ bão hiện nay. Các khu công nghiệp, khu chế xuất sử
dụng nhiều lao động phổ thông, phần lớn là công nhân, lao động trẻ, xuất thân từ
nông dân, không được đào tạo cơ
bản. Hằng năm, mặc dù với hơn một triệu lao động trẻ ra nhập thị trường lao động,
nhưng công tác đào tạo vẫn tồn tại nhiều yếu kém kéo dài, dẫn đến chất lượng
nguồn nhân lực vẫn không được cải thiện đáng kể
| 1/10

Preview text:

Phần 3: Liên hệ thực tiễn với giai cấp công nhân Việt Nam
1.Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam: 1.1 Về kinh tế:
Với tư cách là nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị trường
hiện đại, định hướng xã hội chủ nghĩa, họ phải là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
1.2 Về chính trị-xã hội
Với tư cách là nhân lực lao động chủ yếu tham gia phát triển nền kinh tế thị trường
hiện đại định hướng xã hội chủ nghĩa họ phải là lực lượng đi đầu trong sự nghiệp
đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa
1.3 Về văn hóa tư tưởng
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc mà
Nội dung cốt lõi là xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa đấu tranh bảo vệ chủ
nghĩa mác-lênin tư tưởng Hồ Chí Minh chống lại những quan điểm sai trái xuyên
tạc của các thế lực thù địch
2. Thực tiễn phong trào đấu tranh của GCCN Việt Nam
Sinh ra và lớn lên ở một nước thuộc địa nửa phong kiến, công nhân Việt Nam bị
ngược đãi, chèn ép, bóc lột nặng nề. Vì thế, giai cấp công nhân sớm đã giác ngoọ
cách mạng dần hình thành phong trào công nhân ngày một lớn mạnh. Từ sau chiến
tranh thế giới thứ nhất đến khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và cho đến tận
ngày nay, giai cấp công nhân Việt Nam vẫn không ngừng khẳng định vị thế của
mình là lực lượng đi đầu trong phong trào cách mạng nước nhà * Thời kỳ 1919-1925
Để bù đắp những thiệt hại, tổn thất nặng nề trong chiến tranh, thực dân Pháp đẩy
mạnh cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) ở Việt Nam khiến đời sống
của công nhân Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp vô cùng cực khổ, từ
đây thúc đẩy giai cấp công nhân hăng hái đứng lên đấu tranh chống cường quyền.
Vào thời kỳ đầu, do số lượng còn ít, trình độ giác ngộ còn thấp nên những cuộc
đấu tranh của công nhân chỉ diễn ra lẻ tẻ, rời rạc ở từng xí nghiệp, từng kíp thợ,
xưởng mộc,… Mục đích đấu tranh chủ yếu là đòi quyền lợi kinh tế như tăng lương,
giảm giờ làm. Hình thức đấu tranh chủ yếu là đập phá máy móc, đánh cai ký, chủ
thầu, phá giao kèo, bỏ trốn tập thể,… Từ năm 1922, phong trào công nhân bắt đầu
có những nét khởi sắc mới. Đáng chú ý nhất là cuộc bãi công của 600 công nhân
thợ nhuộm Sài Gòn-Chợ Lớn được Nguyễn Ái Quốc đánh giá đây là một “dấu hiệu
của thời đại mới”, “lần đầu tiên một phong trào như thế đã nhóm lên ở thuộc địa”
Năm 1924, có nhiều cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt, rượu, xay
gạo ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương,.. Năm 1925, phong trào công nhân đã xuất
hiện nhiều cuộc bãi công có quy mô lớn và có tổ chức lãnh đạo ở một mức độ nhất
định. Điển hình nhất là cuộc bãi công của 1000 công nhân Ba Son (Sài Gòn) vào
tháng 8/1925 để ngăn không cho tàu chiến Pháp chở lính sang tham gia đàn áp
phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc. Gắn liền
với cuộc bãi công này là vai trò tổ chức của đồng chí Tôn Đức Thắng- người thành
lập tổ chức “Công hội” đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam.
Đặc điểm chung của phong trào công nhân Việt Nam thời kỳ này còn ở mức
độ thấp, phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung, mang tính chất tự phát,
chưa tỏ rõ được sức mạnh của một lực lượng chính trị độc lập, chưa có ý thức rõ
rệt về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình. Cuộc bãi công Ba Son kết thúc thắng lợi
đánh dấu một bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam: không chỉ nhằm
vào mục tiêu đấu tranh kinh tế mà cao hơn nữa còn nhằm vào mục đích chính trị,
thể hiện tình đoàn kết giai cấp, đoàn kết quốc tế của công nhân Việt Nam. Có thể
khẳng định rằng, cuộc bãi công Ba Son là một mốc son rất quan trọng trong phong
trào công nhân - giai đoạn công nhân Việt Nam bắt đầu đi vào đấu tranh có tổ chức
và có mục đích chính trị rõ ràng. * Thời kỳ 1926-1930:
Từ năm 1925 trở đi, phong trào công nhân Việt Nam có nhiều tác động mớ đó là
phong trào cách mạng dân tộc dân chủ ở Trung Quốc, Cách mạng tháng Mười Nga
(1917), Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản (7/1924), giúp cho nhân dân ta
nhận thấy rõ hơn bản chất của giai cấp tư sản, yêu cầu cấp thiết sự lãnh đạo của
giai cấp công nhân trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở các nước thuộc địa,
nửa thuộc địa như Việt Nam
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thông qua những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn
Ái Quốc và nhiều người Việt Nam yêu nước khác, các sách báo cách mạng đã
được truyền bá vào nước ta. Nhờ đó, giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu biết
tới Cách mạng tháng Mười Nga, biết đến chủ nghĩa Mác-Lênin, trên cơ sở đó dần
dần tiếp thu ánh sáng của chủ nghĩa cộng sản để từng bước thấm sâu hơn vào tinh
thần giác ngộ lý tưởng và đã bắt đầu biến thành hành động cách mạng!
Nhờ sự ra đời và hoạt động tích cực của Nguyễn Aí Quốc của Hội Việt Nam Cách
mạng thanh niên, các tư tưởng của Cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác-
Lênin đã được truyền bá rộng rãi trong công nhân và nhân dân lao động. Trên cơ
sở đó, phong trào công nhân ngày càng phát triển mạnh mẽ và chuyển biến nhanh
chóng về chất. Các cuộc đình công, bãi công liên tiếp nổ ra ở nhiều nơi. Trong hai
năm 1926-1927, đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân, tiêu biểu là cuộc bãi
công của 1000 công nhân nhà máy sợi Nam Định, của 500 công nhân đồn điền cao
su Cam Tiêm, công nhân cao su Phú Riềng,… Các cuộc đấu tranh này đều nhằm
hai mục tiêu chung là đòi tăng lương từ 20% đến 40% và đòi thực hiện ngày làm
8h như công nhân bên Pháp.
Điều đó chứng tỏ, công nhân không còn bị chi phối, lệ thuộc nặng nề vào các yêu
sách lợi ích cục bộ, địa phương mà đã biết chú ý tới lợi ích chung của giai cấp
bằng cách đề ra các yêu sách phù hợp với nguyện vọng chung của đông đảo công
nhân. Một điều kiện thuận lợi quan trọng lúc bấy giờ là một số cán bộ được
Nguyễn Ái Quốc đào tạo tại Quảng Châu được đưa về nước, trực tiếp tham gia
lãnh đạo đấu tranh. Họ tham gia vào phong trào “vô sản hóa”, cụ thể là đi vào các
nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, xí nghiệp, thành thị, nông thôn,… Một mặt, để tự rèn
luyện, mặt khác để truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin cho công nhân, nông dân và
những người yêu nước khác ở Việt Nam. Phong trào “vô sản hóa” phát triển mạnh
nhất vào những năm 1928-1929, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả về số
lượng và chất lượng. Trong hai năm 1928-1929, số lượng các cuộc đấu tranh của
công nhân đã lên tới 40 cuộc, tăng gấp 2,5 lần so với hai năm 1926-1927 [7]. Lớn
nhất là các cuộc bãi công ở nhà máy xi măng Hải Phòng, nhà máy sợi Nam Định,
diêm cưa Bến Thủy, xe lửa Trường Thi (Vinh), mỏ than Mạo Khê, Hòn Gai
(Quảng Ninh),… Các cuộc đấu tranh đó đã mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài
phạm vi một xưởng, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương. Tình
hình đó chứng tỏ, trình độ giác ngộ của giai cấp công nhân đã được nâng lên rõ rệt.
Đặc biệt, trong cuộc bãi công của 200 công nhân xưởng sửa chữa ôtô Avia (Hà
Nội) tháng 5/1929 đã có sự lãnh đạo của Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh
niên và Chi bộ cộng sản đầu tiên, mà người đóng vai trò chỉ đạo trực tiếp là đồng
chí Ngô Gia Tự. Để chỉ đạo công nhân đấu tranh, một Ủy ban bãi công đã được
thành lập, phát truyền đơn kêu gọi công nhân và nhân dân lao động Hà Nội hưởng
ứng và ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Avia. Cuộc bãi công đã nhận được sự
hỗ trợ, giúp đỡ tích cực của công nhân nhiều nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn Hà
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định.
Tháng 7/1929, Tổng công hội đỏ Bắc Kỳ được thành lập, đã đề ra chương trình,
điều lệ và quyết định xuất bản tờ báo Lao động làm cơ quan ngôn luận. Sự kiện đó
vừa thể hiện bước trưởng thành của phong trào công nhân, vừa tạo điều kiện thúc
đẩy giai cấp công nhân đi dần vào đấu tranh có tổ chức, có lãnh đạo thống nhất.
Nhìn chung, trong thời kỳ 1926-1929, phong trào công nhân đã có những
bước tiến bộ mới, thay đổi về chất từ có chủ nghĩa, đấu tranh mục tiêu rõ ràng, có
tổ chức thống nhất. Những cuộc đấu tranh tự phát đã giảm đi và thay vào đó là
những cuộc đấu tranh có ý thức nổ ra liên tục, rầm rộ, rộng khắp, sôi nổi và quyết
liệt hơn với số lượng người tham gia đông, có sự phối kết hợp giữa các địa
phương, đơn vị đấu tranh, có sự lãnh đạo chặt chẽ của tổ chức công hội hay thanh
niên với quy mô ngày càng lớn. Khẩu hiệu đấu tranh không chỉ giới hạn ở mục
đích kinh tế mà đã mang tính chất chính trị. Điều đó cho thấy, quá trình đấu tranh
của giai cấp công nhân Việt Nam đang chuyển dần từ đấu tranh tự phát lên đấu tranh
Trước sự chuyển biến mạnh mẽ trong các phong trào đấu tranh của giai cấp công
nhân, các tầng lớp nhân dân ngày càng lên cao, “Hội Việt Nam Cách mạng thanh
niên” không còn đủ sức lãnh đạo. Yêu cầu phải thành lập một chính đảng cách
mạng có đủ khả năng tập hợp lực lượng toàn dân tộc, đảm nhiệm vai trò lãnh đạo
sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc đang trở nên bức thiết đối với cách mạng
Việt Nam lúc bấy giờ tự giác. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (03/02/1930) là sản
phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam chứng tỏ
“rằng giai cấp vô sản ta đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng”[8]. Từ
đây, giai cấp công nhân Việt Nam thực sự trở thành một lực lượng chính trị độc
lập, thống nhất trong cả nước. Thông qua chính đảng của mình, giai cấp công nhân
Việt Nam có sứ mệnh lãnh đạo toàn thể dân tộc vượt qua mọi thác ghềnh hiểm trở
để đưa con thuyền cách mạng Việt Nam cập bến bờ thắng lợi. *Thời kỳ 1930-1945
1/5/1930, tại ngã ba Bến Thủy, thành phố Vinh, cuộc biểu tình của 1000 công nhân
nơi đây cùng với hành nghìn nông dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, đã mở đầu cho
cao trào cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931
1/5/1938, lễ mít-ting kỉ niệm Quốc tế Lao độnglần đâu tiên được tổ chức công khai
với sự tham gia của 25.000 công nhân tại Nhà Đấu Xảo, Hà Nội, nay chính là cung
Văn hóa Lao động hữu nghĩ Việt-Xô, sự kiện đã khẳng định vai trò của giai cấp
công nhân trong các phong trào đâu tranh cách mạng.
Những năm 1932-1935, phong trào cách mạng của GCCN Việt Nam bị thực dân
Pháp đàn áp dã man. Thêm vào đó, tình trạng khủng hoảng kinh tế vẫn rất trầm
trọng và kéo dài, làm cho 8 vạn người thất nghiệp, tình cảnh GCCN càng thêm điêu đứng, cực khổ.
Sang đến giai đoạn 1936-1939, hàng trăm cuộc bãi công của công nhân do các hội
Ái hữu tổ chức đã giành được thắng lợi, buộc chính quyền thực dân phải hứa giải
quyết các yêu cầu thiết thực của công nhân như tăng lương, giảm giờ làm. Điển
hình là cuộc bãi công của 3 vạn công nhân khu mỏ than Hòn Gai (tháng 11/1936);
công nhân xe lửa tuyến Vinh-Dĩ An (năm 1937) và cuộc biểu dương lực lượng của
3 vạn công nhân, lao động Hà Nội (ngày 1/5/1938).
Tháng 5/1941, Mặt trận Việt Minh được thành lập, các hội quần chúng trở thành
hội cứu quốc. Mặc dù bị địch đàn áp dã man, nhưng với tinh thần cách mạng,
GCCN và Hội công nhân cứu quốc vẫn phát triển phong trào trên các địa bàn trọng
yếu (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai, Sài Gòn...).
Từ tháng 5/1945, GCCN tham gia phong trào đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh
vũ trang, khởi nghĩa từng phần, thành lập chính quyền cách mạng của nhân dân.
Để tăng cường cung cấp vũ khí cho cách mạng, hội viên công nhân cứu quốc ở
nhiều xí nghiệp đã lấy nguyên vật liệu của nhà máy để chế tạo vũ khí, trang bị cho
các tổ tự vệ chiến đấu.
Ngày 2/9/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc,
GCCN đã trở thành lực lượng nòng cốt, cùng với nhân dân cả nước đứng lên giành
chính quyền, làm nên cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, khai sinh ra nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á. *Thời kỳ 1945-1954
Sau Cách mạng Tháng Tám, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn, vừa phát triển
kinh tế, xã hội, vừa chống giặc ngoại xâm. Công nhân đã tham gia chiến đấu bảo
vệ cơ sở sản xuất của chính quyền cách mạng, tham gia bãi công, bãi thị và tiến
công phá hoại các cơ sở kinh tế quan trọng của thực dân Pháp.
Tháng 6/1946, Hội công nhân cứu quốc được đổi thành “Công đoàn”. Đến ngày
20/7/1946, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam chính thức được thành. Đây là một
sự kiện có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự trưởng thành của GCCN, phong trào công
nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tiếp
tục chỉ đạo công nhân thực hiện nhiệm vụ xây dựng các cơ sở sản xuất vũ khí,
động viên công nhân, viên chức cùng lực lượng vũ trang tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.
Năm 1950, công nhân đã sản xuất được trên 350.000 nông cụ các loại, 200 máy
bơm nước, 40 xe đạp nước cung cấp cho nông nghiệp. Tính đến tháng 11/1950,
công nhân lao động vùng tự do đã quyên góp, ủng hộ cho Nhà nước 1.076.000
đồng. Ủng hộ nhân dân vùng bị nạn và bộ đội 16.000 bộ quần áo, 6.000 chiếc ba
lô, 1.200 áo trấn thủ… Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tích cực vận động
GCCN cùng với giai cấp nông dân xây dựng được khối liên minh công nông vững
chắc, làm nòng cốt xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân.
Những hoạt động trên của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và GCCN đã góp
phần tích cực vào Chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu, kết thúc vẻ vang 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp đầy hy sinh, gian
khổ và anh dũng của dân tộc Việt Nam. *Thời kỳ 1945-1954
Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt Nam tạm thời bị chia thành hai miền, miền
Bắc được giải phóng và bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH),
miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ.
Miền Bắc tiến hành công cuộc tái thiết đất nước, khó khăn tiếp tục đặt lên vai
người công nhân. Với trách nhiệm chủ nhân của đất nước, đội ngũ công nhân, viên
chức, lao động (CNVCLĐ) đã đẩy mạnh sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí. Nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn hoạt động sản xuất tại các cơ sở công nghiệp
đã phục hồi, những điển hình trong phong trào thi đua yêu nước của GCCN được
lan tỏa, như “Sóng Duyên Hải”, “Hợp tác xã Thành Công”, “Ba quyết tâm”… Qua
các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều CNVCLĐ tiêu biểu được Đảng, Nhà
nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng lao động, là những tấm gương sáng trong
học tập, lao động sản xuất và chiến đấu.
Ở miền Nam, phong trào công nhân, Công đoàn hoạt động trong điều kiện vô cùng
khó khăn, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai Ngô Đình Diệm ra sức khủng bố, đàn áp.
Các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp bị đình đốn, đời sống của CNVCLĐ khó
khăn. Trước tình hình đó, Đảng đã chỉ đạo các cơ sở trong nội thành, trong các đồn
điền phải tìm mọi cách bám đất, bám dân phát triển lực lượng, tổ chức cho công nhân đấu tranh.
Ngày 5/11/1957, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 108-
SL/L10 về ban hành Luật Công đoàn đã tạo cơ sở pháp lý, nâng cao vị trí của tổ
chức Công đoàn, củng cố vai trò lãnh đạo của GCCN trong tình hình mới.
Trước những yêu cầu mới, Đại hội lần thứ II Công đoàn Việt Nam được tổ chức tại
Hà Nội từ ngày 23 đến 27/2/1961, đã quyết định đổi tên “Tổng Liên đoàn Lao
động Việt Nam” thành “Tổng Công đoàn Việt Nam”. Mục tiêu của Đại hội là “Các
cấp Công đoàn phải phát động phong trào thi đua lao động sản xuất, cần kiệm xây
dựng CNXH với năng suất lao động, hiệu quả công tác, phục vụ và tham gia chiến
đấu, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Năm 1965 Liên hiệp Công đoàn giải phóng miền Nam được thành lập đã không
ngừng củng cố và phát triển, vừa tổ chức cho CNVCLĐ các thành phố đấu tranh,
vừa động viên CNVCLĐ vùng giải phóng đẩy mạnh sản xuất phục vụ chiến đấu.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu thân 1968 và Chiến dịch Hồ Chí
Minh, Công đoàn giải phóng đã vận động CNVCLĐ ở các đô thị đồng loạt nổi dậy,
phối hợp với lực lượng vũ trang tiêu diệt địch, góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân,
toàn quân giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. *Thời kỳ 1975-1986
Đầu năm 1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời, đã tạo điều kiện
cơ bản để thống nhất tổ chức Công đoàn trên phạm vi cả nước. Ngày 6/6/1976, Hội
nghị Công đoàn toàn quốc được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định
thống nhất Công đoàn hai miền Nam, Bắc thành “Tổng Công đoàn Việt Nam”.
Trong 10 năm đầu xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa (1975-
1985), Công đoàn đã phối hợp với chính phủ tìm cách tháo gỡ khó khăn trong sản
xuất và đời sống, tham gia với xí nghiệp, nhà máy thực hiện Chỉ thị 25/CP và
26/CP của Hội đồng Chính phủ về sản xuất và phân phối các ngành sản xuất công
nghiệp; phát động phong trào thi đua nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
trong sản xuất; tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ các hiện tượng tiêu cực, thực hiện
nghiêm luật pháp, chính sách của Nhà nước; thực hiện tốt chủ trương phát triển
một số ngành công nghiệp nặng quan trọng phục vụ phát triển nông nghiệp, phát
triển sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, tìm các biện pháp chăm lo đời sống CNVC.
Kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929-8/7/1984), Nhà
nước đã tặng Tổng Công đoàn Việt Nam Huân chương Sao Vàng - Huân chương
cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam. *Thời kỳ 1986-nay
Đất nước hòa bình, thống nhất, nhưng hậu quả của chiến tranh để lại rất nặng nề;
thêm vào đó, chiến tranh biên giới Tây Nam, biên giới phía Bắc đã làm cho tình
hình kinh tế, xã hội ở nước ta mất ổn định, đời sống của CNVCLĐ và nhân dân
gặp muôn vàn khó khăn. Trong điều kiện đó, Đại hội toàn quốc lần thứ VI của
Đảng (12/1986) đề ra đường lối đổi mới toàn diện, sâu sắc, giải phóng mọi tiềm
năng sẵn có, phát triển nhiều thành phần kinh tế, mở rộng kinh tế đối ngoại, thực
hiện chương trình kinh tế. Tháng 10/1988, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ
VII quyết định đổi tên “Tổng Công đoàn Việt Nam” thành “Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam”.
Qua hơn 35 năm đổi mới, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và GCCN Việt
Nam ngày càng khẳng định và phát huy vai trò của mình trong thực tiễn xây dựng,
bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại
hình doanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao
động trong các doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỷ lệ khoảng 14% số dân
và 27% lực lượng lao động xã hội. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề
nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện. Số công nhân có
tri thức, nắm vững khoa học-công nghệ tiên tiến đã tăng lên. Hình thành lớp công
nhân trẻ có trình độ học vấn, văn hóa, được đào tạo nghề theo chuẩn nghề nghiệp,
được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại, phương pháp làm việc ngày càng tiên tiến.
Công tác Công đoàn và phong trào công nhân đã đạt được kết quả toàn diện, đáp
ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của đoàn viên, CNVCLĐ. Công
đoàn đã có những sáng tạo, đề xuất và tổ chức được nhiều chương trình hoạt động
mới, như: chăm lo phúc lợi cho đoàn viên công đoàn; tổ chức "Tết Sum vầy" cho
người lao động; xây dựng các thiết chế công đoàn, góp phần tháo gỡ những vấn đề
bức xúc về nhà ở, nhà trẻ, nơi sinh hoạt văn hoá… cho người lao động. Đã có
nhiều biện pháp linh hoạt, kịp thời cùng hệ thống chính trị giải quyết những vụ,
việc liên quan đến công tác bảo đảm an ninh, trật tự, quyền lợi, đời sống của
CNVNLĐ. Tổ chức đối thoại, thương lượng thoả ước lao động tập thể, góp phần
bảo đảm chế độ, chính sách và từng bước nâng cao phúc lợi, bảo đảm an sinh xã
hội cho người lao động, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng quan hệ
lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục tạo được
sức lan toả trong hệ thống. Phong trào thi đua yêu nước trong CNVCLĐ có sự
chuyển biến tích cực. Tổ chức công đoàn ngày càng được củng cố và phát triển.
Công tác tập hợp công nhân, người lao động đạt nhiều kết quả, số lượng đoàn viên
tăng nhanh so với các nhiệm kỳ trước, xuất hiện nhiều hình thức tập hợp công
nhân, viên chức, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở rộng khắp trong
các doanh nghiệp. Mô hình tổ chức bộ máy, tổ chức công đoàn đang được hoàn
thiện; chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn từng bước được nâng cao. Trên khắp
các lĩnh vực đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình tiên tiến, CNVCLĐ đi đầu và
thành công trong lao động sản xuất kinh doanh, khẳng định vai trò của tổ chức
công đoàn trong hệ thống chính trị, tô thắm thêm truyền thống vẻ vang của Công đoàn Việt Nam.
Trước sự tác động của cuộc CMCN 4.0 và toàn cầu hóa, GCCN Việt Nam cũng
đang có những biến đổi. Bên cạnh đội ngũ công nhân truyền thống, đã xuất hiện
đội ngũ công nhân trong các ngành nghề mới sử dụng công nghệ hiện đại. Trong
tương lai, sự phổ biến ngày càng rộng rãi của phương thức kinh tế chia sẻ như:
Uber, Grab trong lĩnh vực vận tải hay Airbnb trong lĩnh vực lưu trú, cho đến
phương thức bán hàng trực tuyến thông qua các nền tảng của Facebook, Lazada…
sẽ tiếp tục làm thay đổi thị trường việc làm. Những việc làm mới này đã cho ra đời
nhiều công nhân sử dụng công nghệ thông tin. Ngoài ra, những tiến bộ trong công
nghệ máy tính đã làm tăng giá trị dữ liệu, định hướng các quyết định quan trọng và
quản lý các lĩnh vực nghiên cứu mới trong kinh doanh, khoa học, chính sách, điều
hành chính phủ và rất nhiều lĩnh vực khác của xã hội. Trước tìnhhình đó, số lượng
công nhân sử dụng thành thạo công nghệ thông tin cũng tăng lên nhanh chóng
trong vài năm gần đây. Hiện nay, cơ cấu GCCN nước ta trong các ngànhkinh tế là:
ngành công nghiệp chiếm 46,1%;ngành xây dựng chiếm 15%; thương mại,dịch vụ
chiếm 25,9%; vận tải chiếm 4,7%;các ngành khác chiếm 8,3% [6, tr.279-
284].Trong tương lai, số lượng công nhân ở các nhất là trong lớp công nhân trẻ.
Những năm gần đây, trình độ GCCN Việt Nam có chuyển biến tích cực. Công
nhân trong các doanh nghiệp có trình độ văn hoá khá cao (100% biết chữ, 80% có
trình độ trung học cơ sở và trung học phổ thông); lao động ở nước ta có 37% qua
đào tạo, trong đó 25% đã qua đào tạo nghề. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề là
55%, trong đó cao đẳng nghề, trung cấp nghề chiếm khoảng 20%-25%. Bộ phận
công nhân có trình độ đại học (thực chất là công nhân - trí thức) ngày càng tăng.
Xu hướng hình thành đội ngũ công nhân - trí thức ngày càng rõ và phát triển, tập
trung ở một số ngành kinh tế mũi nhọn và khu vực doanh nghiệp công nghệ cao.
Cuộc CMCN 4.0 đã có những tác động tích cực đến quá trình phát triển của GCCN
Việt Nam. Tuy nhiên, CMCN 4.0 cũng đặt ra nhiều thách thức đối với GCCN Việt
Nam trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động không có trình độ
chuyên môn kỹ thuật. Trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp đã ảnh
hưởng không nhỏ tới việc tiếp thu khoa học - kỹ thuật, năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm. Mặc dù số liệu thống kê cho thấy trình độ văn hóa, trình độ tay
nghề của công nhân mỗi năm một cao hơn, nhưng chuyển biến này vẫn chưa đáp
ứng được nhu cầu thị trường sức lao động và những yêu cầu mới của nền công
nghiệp đang phát triển như vũ bão hiện nay. Các khu công nghiệp, khu chế xuất sử
dụng nhiều lao động phổ thông, phần lớn là công nhân, lao động trẻ, xuất thân từ
nông dân, không được đào tạo cơ
bản. Hằng năm, mặc dù với hơn một triệu lao động trẻ ra nhập thị trường lao động,
nhưng công tác đào tạo vẫn tồn tại nhiều yếu kém kéo dài, dẫn đến chất lượng
nguồn nhân lực vẫn không được cải thiện đáng kể