Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt - Luật Hình Sự II | Trường Đại học Kiểm Sát Hà NộiPhân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt - Luật Hình Sự II | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội
Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt - Luật Hình Sự II | Trường Đại học Kiểm Sát Hà Nội được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
1
VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIỂM SÁT HÀ NỘI ----------*****---------- BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1
Đề tài: Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt. Họ và tên : Lớp : K10 Mã số sinh viên : Hà Nội, 2023 2 MỤC LỤC
A. MỞ BÀI:..............................................................................................................3
B. NỘI DUNG:.........................................................................................................4
1. Giống nhau:......................................................................................................4
2. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt:.............................4
2.1 Khái niệm:....................................................................................................4
2.2 Bản chất:......................................................................................................4
2.3 Đối tượng áp dụng:.....................................................................................4
2.4 Điều kiện áp dụng:......................................................................................5
2.5 Thẩm quyền áp dụng:...............................................................................11
2.6 Ví dụ:.........................................................................................................11
C. KẾT BÀI:..........................................................................................................13
D. CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT:.............................................................................14
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO:...............................................................................14 3 A. MỞ BÀI
Miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt đều là những chế định quan trọng
trong pháp luật hình sự thể hiện chính sách khoan hồng, nhân đạo, nhân văn của
Đảng và Nhà nước đối với hành vi do người phạm tội thực hiện. Cũng như việc
miễn trách nhiệm hình sự, bằng các quy phạm có tính chất nhân đạo của chế định
miễn hình phạt, nhà làm luật không phải dùng các biện pháp mang tính trấn áp
(trừng trị) về mặt hình sự và do đó, sẽ loại trừ được việc áp dụng hình phạt trong
những trường hợp mặc dù hình phạt có được Tòa án quyết định đi chăng nữa
nhưng trên thực tế là bất hợp lý vì các mục đích của nó không thể đạt được. Tuy
nhiên, đây là 2 chế định hoàn toàn khác nhau, còn nhiều người vẫn còn nhầm lẫn
giữa 2 chế định này. Bài phân tích dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn và phân
biệt được miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt. 4 B. NỘI DUNG 1. Giống nhau:
- Tính chất: Đều là chính sách thể hiện tính chất nhân đạo, khoan hồng và nhân
văn trong hệ thống pháp luật hình sự Việt Nam.
- Điều kiện áp dụng: Chỉ áp dụng khi người phạm tội đáp ứng đủ các điều kiện luật định.
- Hậu quả: không có án tích và đều không thực hiện biện pháp cách ly người phạm
tội khỏi xã hội, tạo điều kiện cho họ có cơ hội được sống và làm việc với môi
trường bên ngoài xã hội, tái hòa nhập cộng đồng, giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội.
2. Phân biệt miễn trách nhiệm hình sự và miễn hình phạt: 2.1 Khái niệm:
- Miễn TNHS là việc không bắt buộc người phạm tôi phải chịu TNHS về tội mà
người đó đã thực hiện.
- Miễn hình phạt là việc không buộc người phạm tội đã bị kết án phải chịu hình
phạt về tội mà họ đã thực hiện. 2.2 Bản chất:
- Miễn TNHS: Người phạm tội đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm
nhưng không phải chịu TNHS.
- Miễn hình phạt: Người phạm tội đã thỏa mãn các yếu tố cấu thành tội phạm và: + Phải chịu TNHS. + Phải chịu hình phạt.
+ Không phải chấp hành (thi hành án) toàn bộ hoặc một phần bản án. 5
2.3 Đối tượng áp dụng:
- Miễn TNHS: Người không bị kết án.
- Miễn hình phạt: Người bị kết án.
2.4 Điều kiện áp dụng:
Miễn trách nhiệm hình sự: Được thực hiện khi có điều kiện theo quy định
của BLHS. Theo đó, BLHS quy định 2 loại điều kiện miễn TNHS, bao gồm: các
điều kiện chắc chắn được miễn TNHS và các điều kiện có thể được xem xét miễn TNHS, cụ thể:
- Theo khoản 1 Điều 29 BLHS 2015, người phạm tội được miễn trách nhiệm
hình sự khi có các căn cứ sau:
+ Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp
luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây là trường
hợp sau khi tội phạm xảy ra, người thực hiện tội phạm bị điều tra, truy tố, xét xử
nhưng Nhà nước có sự thay đổi chính sách, pháp luật, như ban hành luật sửa đổi,
bổ sung hoặc ban hành Bộ luật hình sự mới mà hành vi phạm tội đó không còn
được coi là tội phạm nữa. Trường hợp này được coi là phi tội phạm hóa trong luật hình sự.
+ Khi có quyết định đại xá. Đại xá là biện pháp khoan hồng nhân đạo của Nhà
nước đối với những người phạm tội ở một số tội nhất định. Trong lịch sử, Việt
Nam đã có 2 lần đại xá vào năm 1945, 19541. Theo quy định của Hiến pháp nước
CHXHCN Việt Nam thì chỉ có Quốc hội mới có thẩm quyền quyết định đại xá
(Khoản 11 Điều 70 Hiến pháp năm 2013). Quốc hội sẽ căn cứ vào tình hình phát
triển kinh tế xã hội, đời sống chính trị và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội
và tình trạng phạm tội để quyết định về việc đại xá hay không đại xá đối với những
1 Quyết định đại xá theo Sắc lệnh số 52- SL ngày 20/10/1945 về việc xá miễn cho một số tội
phạm trước ngày 19/8/1945 và thông tư số 413-TTg ngày 09/11/1954 của Thủ tướng Chính phủ
về đại xá nhân dịp giải phóng Thủ đô. 6
hành vi phạm tội hoặc loại tội phạm nào. Đại xá được áp dụng trên phương diện
rộng, với hàng loạt hành vi phạm tội hoặc người phạm tội theo điều kiện nhất định.
- Theo khoản 2, 3 Điều 29 Bộ luật hình sự năm 2015, người phạm tội được xem
xét miễn trách nhiệm hình sự khi có các căn cứ sau:
+ Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa. Căn cứ này có thể được hiểu theo
hai nghĩa: thứ nhất, do chuyển biến của bản thân người phạm tội mà người phạm
tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, như họ đã ăn năn hối cải, hoàn lương nỗ
lực phấn đấu để trở thành người tốt, chăm chỉ làm ăn, tham gia các hoạt động có
ích cho xã hội...; thứ hai, do chuyển biến của tình hình kinh tế, xã hội, hoàn cảnh
cụ thể đã thay đổi nên người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, ví dụ:
người phạm tội phải thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt mà thiếu họ thì nhiệm vụ đó
khó hoàn thành, nên các cơ quan tiến hành tố tụng đã miễn trách nhiệm hình sự
cho họ để họ nhận nhiệm vụ đặc biệt đó.
+ Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn
đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa. Đây là một điểm mới thể
hiện tính nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam. Người mắc bệnh hiểm nghèo là
người mắc các bệnh dễ dẫn đến tử vong, bệnh hiểm nghèo do Hội đồng giám định y
khoa xác định. Nếu người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo nhưng họ vẫn còn nguy
hiểm cho xã hội thì họ không được miễn trách nhiệm hình sự. Việc đánh giá một
người không còn nguy hiểm cho xã hội nữa phải căn cứ vào nhiều yếu tố, phải khách
quan toàn diện và hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đây là trường hợp miễn trách nhiệm hình sự có tính tùy nghi, vì vậy có những quan
điểm khác nhau khi áp dụng.
+ Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc,
góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến
mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, 7
được Nhà nước và xã hội thừa nhận. Lập công lớn là trường hợp người phạm tội đã
giúp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện, truy bắt, điều tra tội phạm; cứu
được người khác trong tình thế hiểm nghèo hoặc đã cứu tài sản của Nhà nước, của
tập thể, của công dân trong thiên tai, hỏa hoạn; có phát minh, sáng chế hoặc sáng
kiến có giá trị hoặc thành tích xuất sắc đột xuất khác được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.
+ Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng
gây thiệt hại về tính mạng sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người
khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được
người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và
đề nghị miễn trách nhiệm hình sự.
- Ngoài các trường hợp trên, Bộ luật hình sự năm 2015 còn quy định các trường
hợp miễn trách nhiệm hình sự sau:
+ Trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. Điều 16 BLHS quy định:
“Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến
cùng, tuy không có gì ngăn cản. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiện
có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệm hình
sự về tội này”. Có thể khẳng định, tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là một
trường hợp phạm tội đặc biệt, khi người phạm tội hoàn toàn có khả năng và điều
kiện để thực hiện hành vi phạm tội đến cùng mặc dù không có gì ngăn cản nhưng
người phạm tội đã lựa chọn cách thức xử sự là không tiếp tục thực hiện hành vi
phạm tội của mình một cách tự nguyện và dứt khoát khi tội phạm đang ở giai đoạn
chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành. Chính việc lựa chọn
cách thức xử sự này đã phần nào thể hiện thái độ ăn năn, hối cải, sự thức tỉnh
lương tâm của người phạm tội và đối với họ thiết nghĩ việc áp dụng các hình thức
trách nhiệm hình sự là không thực sự cần thiết. Với ý nghĩa đó, Nhà nước quy định 8
trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì người phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự về tội định phạm.
+ Miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp xử lý chuyển hướng đối với
người dưới 18 tuổi phạm tội (khiển trách; hòa giải tại cộng đồng; giáo dục tại xã,
phường, thị trấn)2. Khoản 2 Điều 91 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổsung năm 2017)
quy định: “Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây
và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không
thuộc trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có thể được miễn trách
nhiệm hình sự và áp dụng một trong các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương
này: a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, phạm tội
nghiêm trọng, trừ tội phạm quy định tại các điều 134, 141, 171, 248, 249, 250, 251
và 252 của Bộ luật này; b) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội rất
nghiêm trọng quy định tại khoản 2 Điều 12 của Bộ luật này, trừ tội phạm quy định
tại các điều 123, 134, 141, 142, 144, 150, 151, 168, 171, 248, 249, 250, 251 và
252 của Bộ luật này; c) Người dưới 18 tuổi là người đồng phạm có vai trò không
đáng kể trong vụ án”.
+ Người nhận gián điệp tại Khoản 4 Điều 110 BLHS quy định: “Người đã nhận
làm gián điệp, nhưng không thực hiện nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn
khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm hình sự
về tội này”. Đây là trường hợp người phạm tội đã đồng ý, chấp thuận hoặc tiếp
nhận mục đích về việc sẽ thực hiện một trong các hành vi như: Hoạt động tình báo,
phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam; gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo
của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực
2 TS. Hoàng Minh Đức (2016), Tìm hiểu về biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa
thành niên phạm tội trong Bộ luật Hình sự năm 2015, Tạp chí Nghề luật, Học viện Tư pháp, số 04/2016. 9
hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại; cung cấp
hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp
tin tức,tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhưng trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người
phạm tội đã không thực hiện nhiệm vụ như đã hứa hẹn, thỏa thuận, dự định, đồng
thời, người phạm tội đã tự thú, thành khẩn khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền thì được miễn trách nhiệm hình sự.
+ “Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi
bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự và được trả lại một phần
hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ” ( Khoản 7 Điều 364).
+ “Người môi giới hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát giác, thì có thể
được miễn trách nhiệm hình sự” ( Khoản 6 Điều 365).
+ “Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn
chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình
phạt” ( Khoản 2 Điều 390).
+ Người phạm tội trồng cây thuốc phiện, cây cô ca, cây cần sa, cây khác có chứa
chất ma túy nhưng đã tự nguyện phá bỏ, giao nộp cho cơ quan chức năng có thẩm
quyền trước khi thu hoạch, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự (Khoản 4 Điều 247). Miễn hình phạt:
- Theo quy định tại Điều 59 Bộ luật hình sự năm 2015, người phạm tội có thể
được miễn hình phạt nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
54 Bộ luật hình sự năm 2015, đáng được khoan hồng đặc biệt nhưng chưa đến mức
được miễn trách nhiệm hình sự. Như vậy, để được xem xét miễn hình phạt người
phạm tội phải thoả mãn 3 điều kiện sau: 10
+ Thứ nhất, thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 54 Bộ luật
hình sự năm 2015. Cụ thể: Có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ được quy định tại
khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 và là người giúp sức có vai trò không
đáng kể, phạm tội lần đầu. Thông thường loại tội phạm mà người phạm tội thực
hiện là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng nhưng không có tình
tiết tăng nặng hoặc có tình tiết tăng nặng nhưng không đáng kể.
+ Thứ hai, người phạm tội thuộc trường hợp được khoan hồng đặc biệt trong
những trường hợp được khoan hồng theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 3 Bộ
luật hình sự năm 2015: “Người tự thú, đầu thú, thành khẩn khai báo, tố giác đồng
phạm, lập công chuộc tội, tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc
phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án, ăn năn hối cải, tự
nguyện sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra”. Có cơ sở để đánh giá người
phạm tội có khả năng tự giáo dục, cải tạo, không phạm tội lại mà không cần phải áp dụng hình phạt.
+ Thứ ba, người phạm tội không có căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự theo quy
định của Bộ luật hình sự.
- Ngoài ra, Điều 88 BLHS năm 2015 quy định: “Pháp nhân thương mại phạm
tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi thường
toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra”. Quy định này nhằm khuyến khích
pháp nhân tích cực sửa chữa, khắc phục hậu quả, bồi thường toàn bộ thiệt hại do
hành vi phạm tội gây ra nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực có thể mang lại từ
việc áp dụng hình phạt. Bộ luật Hình sự không quy định trường hợp miễn trách
nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại phạm tội mà chỉ quy định miễn hình
phạt, nếu pháp nhân thương mại phạm tội đã khắc phục toàn bộ hậu quả và đã bồi
thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra thì có thể được miễn hình phạt. 11
- Tại Khoản 2 Điều 390 BLHS năm 2015 quy định về trường hợp có thể được
miễn hình phạt: “Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm
tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự
hoặc miễn hình phạt”.
2.5 Thẩm quyền áp dụng:
- Miễn TNHS là các cơ quan tiến hành tố tụng bao gồm: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
- Miễn hình phạt: chỉ có Tòa án có thẩm quyền. 2.6 Ví dụ:
- Trường hợp có thể được miễn TNHS: A, B, C và D tổ chức buôn bán ma túy
từ Lào về Việt Nam, toàn bộ 2 bánh heroin được vận chuyển trót lót vào Thành
phố Hồ Chí Minh và chuẩn bị phân phối cho các tụ điểm, đại lý để bán lẻ đến các
con nghiện trên địa bàn. C sau đó tự thú khai nhận hành vi của mình và đồng bọn,
A, B và D lần lượt bị bắt, 2 bánh heroin bị thu giữ trước khi bị phân tán đi tiêu thụ.
Chúng ta thấy việc tự thú của C giúp Cơ quan có thẩm quyền ngăn chặn và bắt giữ
tội phạm, kịp thời tịch thu các bánh heroin, bên cạnh đó từ lời khai của C mà Cơ
quan điều tra có cơ sở xác định được A, B, D có liên quan đến hàng loạt vụ án
buôn bán trọng điểm ma túy khác. Rõ ràng hành vi tự thú của C đã mang lại một
lợi ích rất lớn trong việc xử lý tội phạm ma túy trên địa bàn nên hoàn toàn có cơ sở
xem xét áp dụng chế định miễn trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp có thể được miễn hình phạt: A bị phạm tội về tội trộm cắp tài sản
(theo quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi khoản 34
Điều 1 Bộ luật Hình sự năm 2017) và bị phạt 3 năm tù vì đã chiếm đoạt tượng 12
bằng vàng (trị giá là 50.000.000 đồng). Nhưng A có 03 tình tiết giảm nhẹ (A tự
nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại; A đã đến cơ quan công an tự thú và đây là
lần đầu tiên A phạm tội), do đó tòa án quyết định giảm hình phạt cho A xuống 02
năm tù. Đồng thời, hoàn cảnh kinh tế của A khó khăn (bố mẹ không còn, A lại
đang mắc bệnh hiểm nghèo,...) nên Tòa có thể xem xét trường hợp của A được miễn hình phạt. 13 C. KẾT BÀI
Với việc áp dụng miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt, Nhà nước
không cách ly khỏi xã hội những người bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội
phạm và như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm thích nghi với các yêu cầu
của trật tự pháp luật để trở lại cuộc sống bình thường trong cộng đồng xã hội, phấn
đấu làm người lương thiện và có ích cho gia đình và xã hội. Đồng thời qua đó nhằm
động viên, khuyến khích người phạm tội lập công chuộc tội, nhanh chóng hòa nhập
cộng đồng và giúp họ trở thành người có ích cho xã hội. Do đó, giải quyết tốt vấn đề
trách nhiệm hình sự và áp dụng đúng đắn các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự
sẽ tạo cơ sở pháp lý tốt cho việc đấu tranh phòng, chống tội phạm nhằm bảo vệ có
hiệu quả lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. 14
D. CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
- TNHS: trách nhiệm hình sự - BLHS: Bộ luật Hình sự
- CHXHCN: cộng hòa xã hội chủ nghĩa
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]Bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017);
[2] Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
[3] TS. Mai Đắc Biên, Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam (phần chung), Trường
Đại học Kiểm sát Hà Nội- năm 2020 (xuất bản lần thứ hai, có chỉnh sửa, bổ sung);
[4] TS. Hoàng Minh Đức, Trang TaiLieu.vn “Bàn về các căn cứ miễn trách nhiệm
hình sự trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)”:
https://tailieu.vn/doc/ban-ve-cac-can-cu-mien-trach-nhiem-hinh-su-trong-bo-luat-
hinh-su-nam-2015-sua-doi-bo-sung-nam-2017-2321446.html
[5] Trang Thư viện Pháp luật “Bàn về miễn hình phạt trong BLHS 2015”:
https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/ban-ve-mien-hinh-phat-trong-blhs-2015- 323#google_vignette
[6] Trang Thư viện Pháp luật “Bàn về chế định đình chỉ miễn trách nhiệm hình sự
theo quy định của pháp luật ”: https://thuvienphapluat.vn/banan/tin-tuc/ban-ve-
che-dinh-dinh-chi-mien-trach-nhiem-hinh-su-theo-quy-dinh-cua-phap-luat-1765
[7] Luật sư Nguyễn Thị Xuân, Trang Luật Minh Khuê “Miễn hình phạt là gì? Lấy
ví dụ về miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt”:
https://luatminhkhue.vn/mien-hinh-phat-la-gi.aspx 15