-
Thông tin
-
Quiz
Phần bổ sung nhà nước pháp quyền | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Dưới sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Đảng, quyền lực nhà nước được tổ chức và vận hành thống nhất, dựa trên nguyên tắc: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy thác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl) 249 tài liệu
Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Phần bổ sung nhà nước pháp quyền | Trường Đại học Kinh tế – Luật
Dưới sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Đảng, quyền lực nhà nước được tổ chức và vận hành thống nhất, dựa trên nguyên tắc: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân dân ủy thác. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Lý luận nhà nước và pháp luật (llnnvpl) 249 tài liệu
Trường: Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 1.4 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
















Tài liệu khác của Trường Đại học Kinh Tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
lOMoAR cPSD| 46348410
Giá trị phổ quát và đặc trưng của Nhà nước PQXHCN VN
Có 02 đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt nam thể hiện rõ tính đặc thù của
hệ thống chính trị Việt Nam, đó là: “Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do Đảng Cộng
sản Việt Nam lãnh đạo”cơ sở pháp lý được hiến định tại Điều 4[4] Hiến pháp năm 2013, và
“Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm
soát hiệu quả giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp,
tư pháp” cơ sở pháp lý được hiến định tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013, .
08 đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là: (1) Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; (2) Nhà nước của Nhân dân, do Nhân
dân, vì Nhân dân; (3) Quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm,
bảo vệ theo Hiến pháp và pháp luật; (4) Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp
và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật; (5) Quyền lực nhà nước là thống
nhất, có sự phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ và kiểm soát hiệu quả giữa các cơ quan
nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; (6) Hệ thống pháp luật dân
chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất, kịp thời, khả thi, công khai, minh bạch,
ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh và nhất quán; (7) Độc lập của tòa án theo
thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; (8) Tôn
trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là thành
viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến
chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Ở các quốc gia có chế độ chính trị đa đảng, các đảng phái cạnh tranh, thuyết phục người dân
lựa chọn, bầu đại diện của đảng mình vào các vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước và thay
phiên nhau cầm quyền, lãnh đạo đất nước nếu thắng cử; quyền lực nhà nước được phân nhánh
rõ rệt, có sự cân bằng giữa ba quyền: Lập pháp, hành pháp và tư pháp. Ở Việt Nam, lịch sử đã
chứng minh, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố hàng đầu quyết định mọi
thắng lợi của cách mạng. Mục đích, tôn chỉ hoạt động của Đảng hoàn toàn phù hợp với những
giá trị phổ quát, tiến bộ của nhà nước pháp quyền, đã được khẳng định nhất quán trong Điều
lệ, Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp: Đảng Cộng sản Việt Nam là đại biểu trung thành lợi
ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc; gắn bó mật thiết với nhân
dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của
mình. Do vậy, “Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” lOMoAR cPSD| 46348410
là đặc trưng cơ bản, đồng thời, cũng là nguyên tắc, quan điểm nhất quán, xuyên suốt, là vấn đề
có ý nghĩa sống còn, là nền tảng vững chắc trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Dưới sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của Đảng, quyền lực nhà nước được tổ chức và vận
hành thống nhất, dựa trên nguyên tắc: Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, do nhân
dân ủy thác. Trong tổ chức bộ máy của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam cũng hình
thành ba nhánh quyền lực như mô hình tổ chức quyền lực nhà nước phổ biến trên thế giới:
Quyền lập pháp, quyền hành pháp, quyền tư pháp. Tuy nhiên, sự tương quan giữa các nhánh
quyền lực ở Việt Nam có điểm đặc thù rất rõ nét. Trong đó, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao
nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Chính phủ là cơ quan hành chính
cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, đồng thời là cơ quan chấp hành của Quốc hội; Tòa án
nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm
và báo cáo công tác trước Quốc hội; đại biểu Quốc hội do cử tri cả nước bầu ra, nhưng những
người đứng đầu của ba cơ quan này, gồm Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao, đều do Quốc hội bầu, miễn nhiệm và bãi nhiệm. Cơ cấu tổ chức này
đã hình thành trên thực tế cơ chế kiểm soát khá chặt chẽ, hiệu quả của cơ quan lập pháp đối với
cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
Tuy nhiên, ở các hướng còn lại, kết quả tổng kết thực tiễn cho thấy, vai trò kiểm soát quyền
lực nhà nước của cơ quan hành pháp đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp; của cơ quan
tư pháp đối với cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp chưa thực sự hiệu quả. Đặc trưng này
đòi hỏi cần tiếp tục có những nghiên cứu sâu sắc, thấu đáo, toàn diện để có được giải pháp phù
hợp, bảo đảm cho quyền lực nhà nước trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam được tổ
chức, vận hành đúng đắn, hiệu quả. Do vậy, Nghị quyết số 27 của Trung ương đặt ra nhiệm vụ:
“Quy định rõ hơn thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan hành pháp trong kiểm soát các cơ quan
thực hiện quyền lập pháp, quyền tư pháp; của cơ quan tư pháp trong kiểm soát các cơ quan
thực hiện quyền hành pháp, quyền lập pháp”; đồng thời, mở rộng và nhấn mạnh các kênh giám
sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng và của nhân dân. Nghị quyết yêu cầu: “Kết hợp
chặt chẽ, hiệu quả các cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực nhà nước của Đảng, Nhà
nước và nhân dân”; trong đó, phải: “Hoàn thiện cơ chế để nhân dân trực tiếp kiểm soát quyền
lực nhà nước”; cùng với đó, phải gắn kiểm soát quyền lực từ bên ngoài với siết chặt kỷ luật, kỷ
cương trong hoạt động của cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức, viên chức. Đặc biệt, Nghị
quyết số 27 đã xác lập nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước, được đúc kết từ thực tiễn lãnh lOMoAR cPSD| 46348410
đạo, chỉ đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực thời gian
qua: “Mọi quyền lực phải được kiểm soát chặt chẽ bằng cơ chế, phải được ràng buộc bằng trách
nhiệm, quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn; lạm
dụng, lợi dụng quyền lực phải bị truy cứu trách nhiệm và xử lý”.
3. Trong 06 đặc trưng còn lại của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, nội dung,
cách diễn đạt vừa chứa đựng những giá trị phổ quát, tiến bộ của Nhà nước pháp quyền
trên thế giới, đồng thời, có sự cá biệt hóa, thể hiện đúng tư tưởng, quan điểm xuyên suốt của
Đảng ta về nhà nước XHCN. Cụ thể: -
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là Nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân,
vìNhân dân. Đây là đặc trưng thể hiện bản chất dân chủ của Nhà nước có cơ sở pháp lý được
hiến định tại Điều 2 Hiến pháp năm 2013. Các tư tưởng, học thuyết về nhà nước đều chỉ ra
rằng, quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ quyền lực của nhân dân, mọi chế độ chính trị muốn
tồn tại, phát triển đều phải tổ chức và vận hành có hiệu quả quyền lực mà nhân dân giao phó,
ủy thác; khi một nhà nước không nhận được sự ủng hộ của đa số các giai tầng trong xã hội thì
sớm hay muộn sẽ dẫn đến sụp đổ. Chủ quyền của nhân dân đối với quyền lực nhà nước đặt ra
trách nhiệm của Nhà nước trên hai phương diện: Một là, Nhà nước phải tôn trọng, bảo đảm,
bảo vệ quyền công dân, tạo điều kiện để nhân dân thực hiện đầy đủ, hiệu quả quyền của mình
bằng các hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện; hai là, mọi quyết sách của Nhà nước
phải xuất phát từ lợi ích của nhân dân, phản ánh đúng đắn, đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân
dân, nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Bản chất dân chủ của Nhà nước phải được thể hiện ở
chủ trương, chính sách, pháp luật; đồng thời, được thực hiện, thi hành hiệu quả trên thực tế.
Thiếu một trong hai điều kiện này đều không bảo đảm dân chủ thực chất. Tính nhân dân của
Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đã được thể hiện đầy đủ, toàn diện, có tính khái quát
cao trong toàn bộ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 27, trên cơ sở
kế thừa nội dung các văn kiện của Đảng và Hiến pháp, trong đó nhấn mạnh: “Thể chế hóa đầy
đủ và thực hiện đúng đắn, hiệu quả cơ chế nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân
chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, nhất là dân chủ ở cơ sở. Tổng kết việc thực hiện và nghiên cứu
hoàn thiện các quy định pháp luật theo hướng phát huy tốt hơn các hình thức dân chủ trực tiếp
của nhân dân”. Trong mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ, Nghị
quyết khẳng định: Mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
đều vì lợi ích và hạnh phúc của nhân dân; cần hoàn thiện cơ chế để tăng cường và bảo đảm lOMoAR cPSD| 46348410
Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu
trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. -
Quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ
theoHiến pháp và pháp luật. Đây là đặc trưng phổ quát của Nhà nước pháp quyền có cơ sở
pháp lý được hiến định tại Điều 14 Hiến pháp năm 2013, được hình thành rất sớm trong lịch
sử tiến hóa nhà nước với sự thừa nhận các quyền cơ bản (hay còn gọi là quyền tự nhiên) của
con người, như quyền được sống, được bình đẳng, được tự do mưu cầu hạnh phúc, được pháp
luật bảo đảm, bảo vệ… Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948, các công ước
quốc tế của Liên hợp quốc năm 1966 về các quyền dân sự và chính trị và về các quyền kinh tế,
xã hội, văn hóa đều hướng trách nhiệm nhà nước vào việc tạo lập môi trường đầy đủ và thuận
lợi nhất cho việc thực hiện trên thực tế quyền con người, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người,
ngăn chặn các hành vi xâm phạm hoặc hạn chế bất hợp pháp quyền con người, đề cao công
bằng và bình đẳng, chống mọi biểu hiện phân biệt đối xử về quyền và sự bất công dựa trên
chủng tộc, tôn giáo, giới tính.
Trong nhà nước pháp quyền, quyền con người, quyền công dân được xác lập về mặt pháp
lý, trở thành giới hạn của việc xác định và thực thi quyền lực của Nhà nước. Vì vậy, “công dân
có thể làm tất cả những gì pháp luật không cấm, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức chỉ được
làm những gì pháp luật quy định” được coi là một trong những nguyên tắc cốt lõi của nhà nước
pháp quyền. Tinh thần này đã được Trung ương đưa vào Nghị quyết số 27 thành một nguyên
tắc quan trọng để bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta
là lấy con người làm trung tâm, bảo đảm quyền con người và phát triển con người toàn diện.
Tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân gắn với nhiệm vụ của Nhà
nước, của toàn bộ hệ thống chính trị và xã hội trong việc giáo dục ý thức và trách nhiệm đối
với quyền con người, quyền công dân; gắn yêu cầu bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền
công dân với các hoạt động xây dựng chính sách, pháp luật; xác định nhiệm vụ bảo vệ quyền
con người là nhiệm vụ cơ bản và quan trọng của bộ máy nhà nước. Đồng thời, việc thực hiện
quyền con người, quyền công dân phải gắn với trách nhiệm, nghĩa vụ công dân; “việc thực hiện
quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và
lợi ích hợp pháp của người khác”(1). -
Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã
hộibằng Hiến pháp và pháp luật. Đây là đặc trưng cốt lõi, nền tảng của nhà nước pháp quyền lOMoAR cPSD| 46348410
có cơ sở pháp lý được hiến định tại Điều 8 Hiến pháp năm 2013. Hiến pháp là điều kiện tiên
quyết cho sự tồn tại của nền dân chủ và nhà nước pháp quyền, thể hiện ý chí và lợi ích của
nhân dân, chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của công dân. Vì vậy, tôn trọng, thực hiện, bảo vệ sự tôn nghiêm của Hiến pháp, giám sát
tính hợp hiến trong các hoạt động quyền lực nhà nước là quyền và trách nhiệm, nghĩa vụ của
mọi thiết chế nhà nước, tổ chức và công dân. Thượng tôn Hiến pháp và pháp luật là quan điểm
xuyên suốt, nhất quán trong tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương, quan điểm của Đảng về xây
dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, được thể chế hóa, cụ thể hóa và thực hiện ngày càng
đầy đủ, chặt chẽ. Lời nói đầu của Hiến pháp năm 2013 tuyên bố: “Nhân dân Việt Nam xây
dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp này”; Điều 119 của Hiến pháp quy định: “Hiến pháp là
luật cơ bản của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”; “Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ
tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà
nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp”; “Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định”.
Từ đó, Nghị quyết số 27 của Trung ương đặt ra nhiệm vụ: Cụ thể hóa và xây dựng cơ chế
để các chủ thể thực hiện đầy đủ quyền và trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp; đưa nội dung phù hợp
về Hiến pháp và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam vào chương trình đào tạo, bồi dưỡng
của hệ thống giáo dục quốc dân. Nâng cao ý thức trách nhiệm, năng lực của cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức trong thực thi Hiến pháp, pháp luật. Đồng thời, để tăng cường trách nhiệm
của tổ chức đảng và đảng viên, Nghị quyết yêu cầu hoàn thiện cơ chế để “bảo đảm các tổ chức
đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, thực sự gương mẫu, đi
đầu trong việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật”. -
Hệ thống pháp luật dân chủ, công bằng, nhân đạo, đầy đủ, đồng bộ, thống nhất,
kịpthời, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, dễ tiếp cận, được thực hiện nghiêm minh
và nhất quán. Toàn bộ các tiêu chuẩn, tiêu chí về nội dung và hình thức của hệ thống pháp luật
và cách thức thực hiện pháp luật trong đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
là sự tích hợp đầy đủ những giá trị tiến bộ, chuẩn mực của pháp luật hiện đại, bảo đảm cho
pháp luật trở thành cơ sở, nền tảng, khuôn khổ cho mọi hoạt động trong xã hội, để công bằng,
công lý được thực thi, để quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ
hiệu quả. Hệ thống pháp luật phải hướng tới hệ các giá trị cụ thể, đó là: Pháp luật dân chủ là
pháp luật bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân; pháp luật công bằng là pháp luật bảo đảm sự
bình đẳng của mọi chủ thể trước pháp luật; pháp luật nhân đạo là pháp luật kết hợp hài hòa lOMoAR cPSD| 46348410
giữa giáo dục và trừng trị, hướng tới con người, quan tâm bảo vệ các nhóm đối tượng yếu thể,
dễ bị tổn thương; pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất là pháp luật không có kẽ hở, khoảng
trống, không chứa đựng mâu thuẫn, xung đột, điều chỉnh một cách toàn diện, nhất quán mọi
quan hệ xã hội, mọi lĩnh vực đời sống xã hội; pháp luật kịp thời, khả thi là pháp luật được xây
dựng trên cơ sở thực tiễn và nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn; pháp luật công khai, minh bạch,
ổn định, dễ tiếp cận giúp cho đối tượng điều chỉnh có điều kiện thuận lợi để nhận thức rõ và
thực hiện đúng yêu cầu của pháp luật.
Hệ thống pháp luật với tất cả những giá trị tiến bộ, chuẩn mực nêu trên phát huy tác dụng
trong thực tiễn khi và chỉ khi được thực hiện nghiêm minh và nhất quán. Điều này đòi hỏi phải
coi trọng công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật, mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải được
phát hiện nhanh chóng, xử lý kịp thời, chế tài phải tương xứng với tính chất, mức độ vi phạm,
không có vùng cấm, không có ngoại lệ; các vụ việc có tình tiết tương tự nhau phải được xử lý
theo cách thức và hệ quả pháp lý tương tự nhau. Để đạt được giá trị đặc trưng này, Nghị quyết
số 27 của Trung ương đề ra nhiều giải pháp mới trong xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện
pháp luật, điển hình như: Đa dạng hóa nguồn pháp luật; tăng cường xây dựng các đạo luật có
nội dung cụ thể, hiệu lực trực tiếp; kiên quyết chống tiêu cực, “lợi ích nhóm” trong công tác
xây dựng pháp luật; xây dựng mạng lưới, nâng cao năng lực của hệ thống dịch vụ pháp lý, trợ
giúp pháp lý và hỗ trợ pháp lý để người dân và doanh nghiệp dễ tiếp cận pháp luật; gắn kết chặt
chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật; hoàn thiện các quy định về giải thích pháp
luật; tăng cường giám sát, kiểm tra, thanh tra, phát hiện và xử lý nghiêm minh, kịp thời các
hành vi vi phạm pháp luật; phát triển nguồn nhân lực pháp luật, hiện đại hoá phương thức,
phương tiện xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật… -
Độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và
chỉtuân theo pháp luật. Đây là một đặc trưng vừa mang giá trị phổ quát của nhà nước pháp
quyền về tính độc lập của quyền tư pháp, vừa đặt sự độc lập của quyền tư pháp trong giới hạn
của cách thức tổ chức, vận hành quyền lực nhà nước của Việt Nam. Theo quan điểm nhà nước
pháp quyền phổ biến, độc lập của quyền tư pháp (independence of judicial power) hay độc lập
tư pháp (judicial independence) được hiểu đồng nhất với độc lập của tòa án, do tòa án được
xác định là cơ quan duy nhất thực hiện quyền tư pháp. Nội hàm độc lập của quyền tư pháp (hay
độc lập tư pháp) phổ biến được hiểu ở ba mức độ: (1) Vị trí độc lập trong tương quan với quyền
lập pháp và quyền hành pháp; (2) độc lập giữa các tòa án bên trong hệ thống tòa án; (3) độc lOMoAR cPSD| 46348410
lập của thẩm phán khi xét xử. Đây là điều kiện để bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền
công dân, duy trì và bảo vệ công lý.
Căn cứ quy định của Hiến pháp năm 2013: “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” (Khoản 1, Điều 102) và “Thẩm phán,
Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can
thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm” (Khoản 2, Điều 103), Nghị quyết số 27 của
Trung ương xác định rõ độc lập của quyền tư pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam chính là độc lập của tòa án theo thẩm quyền xét xử, thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập
và chỉ tuân theo pháp luật; độc lập của tòa án được đặt trong khuôn khổ quyền lực nhà nước là
thống nhất, do Đảng lãnh đạo. Từ đó, Nghị quyết tiếp tục đề ra hệ thống các nhiệm vụ, giải
pháp về cải cách tư pháp vừa cấp thiết, vừa có tính chiến lược, nhất là các nhiệm vụ, giải pháp
về tiếp tục hoàn thiện tổ chức, bộ máy của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra, cơ quan
Thi hành án và các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử. Điển hình như: Hoàn thiện cơ chế phòng
ngừa, ngăn chặn, xử lý mọi hành vi can thiệp trái pháp luật vào hoạt động tư pháp; hoàn thiện
cơ chế để khắc phục tình trạng quan hệ giữa các cấp tòa án là quan hệ hành chính, bảo đảm độc
lập giữa các cấp xét xử và độc lập của thẩm phán, hội thẩm khi xét xử; tăng cường kiểm soát
bên trong việc thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động xét xử phù hợp với nguyên tắc
thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; tiếp tục rà soát, điều chỉnh, hoàn
thiện chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của cơ quan điều tra, góp phần bảo đảm quyền con
người, quyền công dân đối với người bị giữ, bị bắt, tạm giữ, tạm giam... -
Tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa XHCN
ViệtNam là thành viên, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên
tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Trong lý thuyết về nhà
nước pháp quyền nói chung, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người, bảo vệ công bằng,
công lý, tinh thần thượng tôn pháp luật là những giá trị mang tính phổ quát, các tiêu chí cụ thể
được thể hiện trong các văn kiện của Liên hợp quốc và pháp luật quốc tế đã được thừa nhận
rộng rãi. Các quốc gia trên cơ sở điều kiện kinh tế - chính trị cụ thể của mình, chủ động tham
gia và cam kết thực hiện ở mức độ phù hợp.
Trong 05 quan điểm của Nghị quyết số 27 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam trong giai đoạn mới, tầm quan trọng, sự cần thiết phải thiết lập
mối quan hệ gắn kết, chặt chẽ giữa các phạm trù: Thực tiễn đất nước - xu thế phát triển của thời lOMoAR cPSD| 46348410
đại; thành tựu trong nước - kinh nghiệm quốc tế; sức mạnh dân tộc - sức mạnh thời đại; sức
mạnh quốc gia - sức mạnh quốc tế tiếp tục được khẳng định, thể hiện sự nhất quán trong đường
lối phát triển đất nước của Đảng trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng. Điểm đặc biệt là, từ
quan điểm này, Nghị quyết số 27 đưa cam kết tôn trọng và bảo đảm thực hiện các điều ước
quốc tế mà Việt Nam tham gia thành một trong 08 đặc trưng của Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam. Đây có thể coi là một luận điểm mới của Đảng ta về nhà nước pháp quyền hiện đại,
phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế trong thời đại ngày nay.
Với đặc trưng này, Đảng ta khẳng định, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam không chỉ là vấn đề tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước trong phạm vi
quốc gia, mà đòi hỏi các mục tiêu, giá trị pháp quyền mà chúng ta hướng tới phải phù hợp với
các chuẩn mực quốc tế, được cộng đồng quốc tế thừa nhận, ủng hộ; đồng thời, thể hiện trách
nhiệm đóng góp tích cực của Việt Nam vào việc xây dựng, định hình các thể chế đa phương và
trật tự quốc tế, vì hòa bình, dân chủ và tiến bộ trên toàn thế giới.
(1) Khoản 4, Điều 15 Hiến pháp năm 2013.
TS. Nguyễn Cảnh Lam Nguồn: Noichinh.vn
Quyết định Giám đốc thẩm số 45/2021/KDTM-GĐT của Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao tại TP.HCM.
UBTP TAND Cấp cao tại TP HCM đã quyết định:
- Thứ nhất, chấp nhận toàn bộ kháng nghị của VKSND Cấp cao tại TP HCM.
- Thứ hai, hủy toàn bộ 2 bản án sơ phúc thẩm trước đó của TAND quận 7 và TP HCM về vụ kiện Hòa Lân.
- Thứ ba, giao hồ sơ vụ án cho TAND quận 7 giải quyết sơ thẩm lại. lOMoAR cPSD| 46348410
Quyết định GĐT số 45/2021/KDTM-GĐT cho thấy UBTP TAND Cấp cao tại TP HCM bị đánh
giá đã có những vi phạm tố tụng nghiêm trọng, sơ sót sai lầm, dẫn đến phán quyết trên.
Thứ nhất, sai sót về “đơn đề nghị” Hòa Lân là dự án bất động sản 50ha tại TP Thuận An,
Bình Dương, thành hình từ đầu những năm 2000. Cty TNHH Sản xuất Thương mại Thiên
Phú, chủ đầu tư ban đầu của dự án, đã thế chấp dự án vay vốn của Aggribank Chợ Lớn. Thiên
Phú không trả được nợ, dự án được bán đấu giá thu hồi nợ xấu. Cty CP Đầu tư Phát triển Kim
Oanh TP HCM là doanh nghiệp (DN) đấu giá trúng. Sau cuộc đấu giá, bất ngờ xuất hiện thông
tin “có vi phạm trong cuộc bán đấu giá”. Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo. Thanh tra
Bộ Tư pháp vào cuộc. Kết luận thanh tra không hủy kết quả bán đấu giá.Sự việc chưa dừng lại
khi ông Bùi Thế Sơn, nguyên GĐ Cty Thiên Phú, người từng mang dự án Hòa Lân đi thế chấp
và đồng ý cho phát mãi, nay lại khởi kiện ra tòa đòi hủy kết quả bán đấu giá, đòi lại dự án Hòa
Lân. Hai cấp tòa sơ và phúc thẩm đã không hủy kết quả bán đấu giá, bác yêu cầu của nguyên
đơn. Sau nhiều năm khổ sở vì chi ra gần 2.000 tỷ mua tài sản trúng đấu giá mà dự án vẫn
không được triển khai, Cty Kim Oanh tưởng đã “thoát kiếp nạn”. Bất ngờ, ngày 22/6/2021,
Viện phó VKSND Cấp cao tại TP HCM Phạm Đình Cúc ký Quyết định kháng nghị
174/QĐKNGĐT-VKS-KDTM, đề nghị UBTP TAND Cấp cao tại TP HCM xử GĐT theo hướng
hủy hai bản án nêu trên. Cơ sở kháng nghị là Văn bản 78/2021/CV-KTCKVN ngày 20/4/2021
của một tạp chí điện tử trụ sở tại Hà Nội, cho rằng quá trình bán đấu giá Hòa Lân “có vi phạm
pháp luật, xâm phạm nghiêm trọng lợi ích Nhà nước”. Thế nhưng, trong hồ sơ chuyển sang
TAND Cấp cao lại hoàn toàn không có Văn bản số 78 làm “cơ sở kháng nghị” này. Trong Quyết
định GĐT 45 khẳng định chỉ thấy Văn bản “số 82/2021/CV-KTCKVN ngày 27/4/2021” của
tạp chí điện tử trên. Trong Quyết định kháng nghị 174, VKSND Cấp cao nêu rõ có Văn bản
78/2021/CV-KTCKVN của tạp chí điện tử, nên có thể hiểu đây là trường hợp kháng nghị sau
khi nhận được đơn. Điều 326, 327, 328 Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) cũng quy định rõ
muốn kháng nghị bản án theo thủ tục GĐT thì phải có người phát hiện ra bản án sai sót và có
đơn. Thế nhưng, thực tế trên đã cho thấy VKSND Cấp cao có dấu hiệu kháng nghị dù không
có đơn (Văn bản số 78), vi phạm Điều 326, 327, 328 BLTTDS. UBTP TAND Cấp cao đã bỏ
lọt vi phạm này của VKSND Cấp cao.
Thứ hai, vi phạm Điều 328, 329 Bộ luật Tố tụng Dân sự. Vi phạm tố tụng thứ hai của VKSND
Cấp cao và UBTP TAND Cấp cao là không tuân thủ Điều 328, 329 BLTTDS. “Cơ sở kháng
nghị” GĐT vụ kiện này (Văn bản số 82/2021/CV-KTCKVN ngày 27/4/2021 của tạp chí “tố
cáo” – xét theo quan điểm của UBTP TAND Cấp cao) có nội dung rất chung chung. Đơn cho lOMoAR cPSD| 46348410
rằng “theo phản ánh của báo chí, việc không hủy kết quả bán đấu giá quyền sử dụng đất của
Cty Thiên Phú tại khu dân cư Hòa Lân có thể gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước”. Và quá
trình bán đấu giá dự án Hòa Lân “vi phạm nguyên tắc công bằng giữa những người cùng đấu
giá”. Đơn này cho rằng Cty Kim Oanh trúng đấu giá dự án Hòa Lân “có nhiều vi phạm, có sự
giúp sức của Agribank, Cty đấu giá và Văn phòng Công chứng”; nhưng không nêu rõ đó là
những “vi phạm, giúp sức” nào rồi “xin kính chuyển các thông tin và đề nghị VKSND Cấp cao
tại TP HCM xem xét giải quyết theo thẩm quyền và quy định của pháp luật”. Theo Điều 328
BLTTDS, đơn đề nghị GĐT phải ghi rõ “đề nghị xem xét theo thủ tục GĐT” với bản án nào;
Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị; Kèm theo đơn phải có bản án, tài liệu, chứng cứ
chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. Lá đơn này không có bất
kỳ một chữ “giám đốc thẩm” nào; không đảm bảo các nội dung luật định nêu trên. Khoản 2
Điều 329 BLTTDS quy định rõ với đơn đề nghị GĐT, thì “VKS chỉ thụ lý đơn đề nghị khi có
đủ các nội dung quy định tại Điều 328. Trường hợp đơn không có đủ điều kiện theo quy định
thì VKS yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong 1 tháng. Hết thời hạn này mà người gửi
đơn không sửa đổi, bổ sung thì VKS trả lại đơn”. Lẽ ra phải trả lại đơn và sẽ không có Quyết
định kháng nghị, không có phiên GĐT xảy ra, nhưng lá đơn bất hợp lệ này vẫn được VKSND
Cấp cao làm cơ sở để kháng nghị GĐT. Rồi UBTP TAND Cấp cao tại TP HCM cũng không
phát hiện ra vi phạm tố tụng này; là sai sót thứ hai.
Thứ ba, xác định sai người là đại diện “nguyên đơn”. Tại Quyết định GĐT số 45/2021/KDTM-
GĐT, UBTP TAND Cấp cao cho rằng trước khi có phiên tòa này, còn có đơn đề nghị GĐT của
ông Bùi Thế Sơn, đại diện cho Cty Thiên Phú (nguyên đơn). Thế nhưng, các chứng cứ cho thấy
UBTP TAND Cấp cao đã xác định sai tư cách của ông Sơn và lá đơn nếu có là lá đơn giả mạo.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký DN cấp cho Cty Thiên Phú, từ 8/2/2021, người đại diện cho
Cty Thiên Phú là ông Nguyễn Văn Tú. Ông Sơn chỉ là thành viên góp vốn. Theo khoản 3 Điều
189 BLTTDS, nếu Cty Thiên Phú muốn có đơn đề nghị GĐT thì ông Tú phải ký đơn, đóng dấu
Cty. Ông Tú không ký đơn, con dấu của Thiên Phú thì khóa két sắt cất nơi cẩn mật, người giữ
con dấu khẳng định không ai có thể tiếp cận. Thế thì làm sao có thể “có đơn đề nghị GĐT của
ông Bùi Thế Sơn, đại diện cho Cty Thiên Phú” như UBTP TAND Cấp cao nói? Hay đã xảy ra
hành vi ngụy tạo đơn thư chứng cứ do ai đó thực hiện? Còn một điều vô cùng bất thường khác.
Đúng ngày 15/11/2021, khi UBTP TAND Cấp cao ra Quyết định GĐT số 45, xác định ông Bùi
Thế Sơn là “đại diện cho Cty Thiên Phú”; thì sáng đó cơ quan chức năng Bình Dương đã ra
Giấy chứng nhận đăng ký DN lần thứ 18 cho Thiên Phú; khẳng định trước đó ông Sơn đã
chuyển nhượng toàn bộ cổ phần cho người khác, ông Tú vẫn là người đại diện theo pháp luật lOMoAR cPSD| 46348410
của Cty; ông Sơn không còn bất cứ liên quan gì đến Thiên Phú. Chứng cứ này cho thấy UBTP
TAND Cấp cao đã xác định sai tư cách của “người đại diện nguyên đơn”. Trước quyết định
GĐT có nhiều dấu hiệu vi phạm tố tụng nêu trên, bà Đặng Thị Kim Oanh, đại diện Cty Kim
Oanh cho biết sẽ có đơn gửi Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng VKSND Tối cao, Chánh án TAND Tối cao;
đề nghị xem xét lại Quyết định GĐT số 45/2021/KDTM-GĐT của UBTP TAND Cấp cao tại
TP HCM. Những chứng cứ trên cho thấy phía sau vụ kiện Hòa Lân nhiều năm nay có thể là
một nhóm lợi ích chi phối, xúi giục ông Bùi Thế Sơn đâm đơn kiện tụng “đòi” dự án để nhận
lại lợi ích vật chất hàng chục tỷ đồng; gây “nhiễu nhương” hoạt động đúng đắn của cơ quan
công quyền và tòa án; làm Nhà nước và các đương sự tốn công, tốn của. PLVN sẽ công bố các
hình ảnh, chứng cứ trong các số báo sau. |
QĐ Giám đốc thẩm số 175/2018/DS-GĐT
Căn nhà số 132/1B/67 Tô Hiến Thành, P15Q10 (đến cuối năm 2012 đổi thành số 40/1A Nguyễn
Giản Thanh, P15Q10) do vợ chồng ông Đỗ Quốc Chinh, bà Vũ Thị Hà tự xây cất, chưa được
cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu. Ngày 10/11/2009, ông Chinh, bà Hà (bên A) ký hợp đồng
(HĐ) cho vợ chồng ông Huỳnh Kim Đạt, bà Huỳnh Phụng (bên B) thuê căn nhà trên để kinh doanh.
Theo HĐ, bên A không lấy tiền thuê nhà trong 2 năm (từ ngày 10/11/2009 đến 10/11/2011);
bên B cho bên A mượn số tiền 200 triệu đồng, thời hạn 2 năm không tính tiền lãi. Hết hạn thuê,
bên B trả lại nhà, bên A hoàn lại 200 triệu đồng.
Ngày 01/12/2011, hai bên tiếp tục lập HĐ thuê nhà mới. Theo đó, bên A cho bên B thuê nhà
trong thời gian 5 năm (từ ngày 01/12/2011 đến 30/12/2016) với giá 7 triệu đồng/tháng. Bên B
đưa trước cho bên A 300 triệu đồng, số tiền này được trừ vào tiền thuê nhà hàng tháng. Ngày
01/7/2014, ông Chinh, bà Hà ký HĐ bán toàn bộ nhà đất 40/1A Nguyễn Giản Thanh cho vợ
chồng ông Đạt, bà Phụng với giá 2 tỷ đồng. Tại HĐ này, hai con ông Chinh - bà Hà là Đỗ Quốc
Anh và Đỗ Tùng Lâm cùng ký xác nhận.
Ngày 14/5/2015, ông Chinh khởi kiện, yêu cầu tuyên bố HĐ ngày 01/7/2014 vô hiệu vì chưa
được công chứng. Ông hoàn trả 2 tỷ đồng cho bên mua nhà. lOMoAR cPSD| 46348410 lOMoAR cPSD| 46348410
Ngày 27/9/2016, TAND Q10 ban hành Quyết định (QĐ) số 345 công nhận sự thỏa thuận của
các đương sự. Theo đó, các bên tiếp tục thực hiện HĐ mua bán nhà. Bên mua đồng ý thanh lOMoAR cPSD| 46348410
toán thêm cho ông Chinh - bà Hà 1,7 tỷ đồng, chia thành 3 đợt: Ngay sau khi có QĐ hòa giải
thành, giao 500 triệu đồng; ngày 08/11/2016 giao 1 tỷ đồng; còn lại 200 triệu đồng giao khi
hoàn tất thủ tục hợp thức hóa và sang tên giấy tờ nhà cho ông Đạt và bà Phụng.
Ngày 04/01/2017, Chánh án TAND Q10 Cao Thanh Hùng ký văn bản số 01/TAQ10, đề nghị
kháng nghị Giám đốc thẩm QĐ số 345. Lý do: Việc thỏa thuận giao nhận tiền của các đương
sự có dấu hiệu nhằm trốn tránh nghĩa vụ THA của ông Chinh - bà Hà đối với Bản án số
1297/2008/DSPT (Bản án 1297) ngày 30/10/2008 của TAND TPHCM. Ngoài ra, ngày
29/12/2016, ông Chinh đến TAND Q10 trưng ra HĐ mua bán nhà đất ký ngày 01/7/2003 giữa
ông Chinh - bà Hà với ông Đạt và bà Phụng, có nội dung khác với HĐ đã xuất trình cho Tòa
án trước đó. Hai con của nguyên đơn có ký tên trong HĐ mua bán nhà nhưng tòa sơ thẩm
không đưa vào tham gia tố tụng.
Ngày 15/5/2018, TAND Cấp cao tại TPHCM mở phiên Giám đốc thẩm, ban hành QĐ Giám
đốc thẩm số 175/2018/DS-GĐT, tuyên hủy QĐ số 345, giao hồ sơ vụ án cho TAND Q10 giải
quyết lại sơ thẩm. Theo HĐXX Giám đốc thẩm, nhà đất tranh chấp theo chứng thư thẩm định,
có giá trị gần 6,5 tỷ đồng. Tại thời điểm TAND Q10 ban hành QĐ số 345, ông Chinh bà Hà
đang phải thực hiện Bản án 1297. Các bên thỏa thuận mua bán nhà giá 2 tỷ đồng là không phù
hợp thực tế, có dấu hiệu tẩu tán tài sản, nhằm trốn tránh nghĩa vụ thi hành án. Ngoài ra, ông
Chinh xuất trình HĐ mua bán nhà đất ký ngày 01/7/2003 khác với HĐ mà hai bên ký kết ghi
ngày 01/7/2014. Thực tế có hai HĐ, nhưng chưa được làm rõ. Tòa cấp sơ thẩm bỏ sót người
tham gia tố tụng là hai con của nguyên đơn. Thực tế thì sao?
Chi cục trưởng Chi cục THADS Q10 Võ Giang xác định bằng văn bản: Theo Bản án 1297, ông
Chinh - bà Hà phải hoàn trả cho ông Nguyễn Ngọc Long và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn 149,1
lượng vàng SJC và 24,94 triệu đồng. Quá trình THA, Chi cục THADS Q10 phát hiện ông Chinh
đã bán nhà 40/1A Nguyễn Giản Thanh theo QĐ số 345 của TAND Q10. Nhận thấy việc chuyển
nhượng ảnh hưởng đến quyền lợi của ông Long - bà Nhàn nên ngày 11/11/2016, Chi cục
THADS Q10 ra QĐ số 16 ngăn chặn giao dịch căn nhà trên.
Tại biên bản làm việc ngày 08/12/2016, đại diện ông Long - bà Nhàn với ông Đạt và bà Phụng
cùng thỏa thuận: Số tiền 500 triệu đồng ông Chinh đã nhận, ông Long - bà Nhàn không có yêu
cầu; đối với 1,2 tỷ đồng còn lại, đề nghị ông Đạt và bà Phụng nộp tại Chi cục THADS Q10 để
xử lý theo quy định. Sau khi ông Đạt và bà Phụng nộp đủ 1,2 tỷ đồng, ông Long - bà Nhàn
đồng ý để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà, ông không thắc mắc, khiếu nại đối với QĐ số 345. lOMoAR cPSD| 46348410
Căn cứ QĐ số 345 đã có hiệu lực pháp luật và đơn yêu cầu THA của ông Đạt, ngày 15/12/2016,
Chi cục THADS Q10 ra QĐ THA và tống đạt hợp lệ cho các đương sự. Sau khi ông Đạt và bà
Phụng nộp đủ số tiền THA, căn cứ quy định pháp luật, Chi cục THADS Q10 đã ra các QĐ
cưỡng chế THA, chuyển số tiền ông Chinh - bà Hà được nhận sang nộp án phí, thu phí THA
vào ngân sách; số còn lại chi trả cho ông Long - bà Nhàn.
Ngày 16/12/2016, Chi cục THADS Q10 ra QĐ số 33 giải tỏa việc ngăn chặn đối với nhà đất
40/1A Nguyễn Giản Thanh. Như vậy, QĐ số 345 của TAND Q10 đã được Chi cục THADS Q10 thi hành xong.
Nghiên cứu hồ sơ vụ án, Luật sư (LS) Trần Hải Đức (Đoàn LS TPHCM) nêu quan điểm: Chánh
án TAND Q10 ký văn bản đề nghị kháng nghị đối với QĐ số 345 vì cho rằng các đương sự có
dấu hiệu "trốn tránh" nghĩa vụ thi hành Bản án 1297. Đồng thời, Chánh án TAND Q10 còn căn
cứ vào QĐ ngăn chặn số 16 ngày 11/11/2016 của Chi cục THADS Q10.
Thực tế, "dấu hiệu" mà Chánh án nêu không còn tồn tại; còn QĐ số 16 đã bị Chi cục THADS
Q10 triệt tiêu bằng QĐ số 33 ban hành trước khi Chánh án ký văn bản số 01/TAQ10 đến 3 tuần
lễ! Như vậy, điểm mấu chốt mà Chánh án Q10 đưa ra đã được giải quyết xong nên không thể
lấy làm căn cứ để đề nghị kháng nghị.
Về HĐ mua bán nhà đất đề ngày 01/7/2003: Dễ nhận thấy đây là HĐ không có thật. Hồ sơ thể
hiện rõ, đến năm 2009 căn nhà vẫn thuộc quyền của ông Chinh - bà Hà nên mới ký HĐ ngày
10/11/2009 cho vợ chồng ông Đạt, bà Phụng thuê trong 2 năm. Sau đó, hai bên ký tiếp HĐ thuê mới thời gian 5 năm.
Ngày 24/12/2012, UBND Q10 ban hành văn bản số 34/UBND-CNSN "chứng nhận số nhà”,
xác định: "Căn nhà bà Vũ Thị Hà (vợ ông Chinh) đang sử dụng được mang số 40/1A Nguyễn
Giản Thanh, P15Q10". Như vậy, đến cuối năm 2012, căn nhà vẫn thuộc quyền sử dụng của vợ
chồng ông Chinh - bà Hà và được đổi sang số nhà mới 40/1A Nguyễn Giản Thanh (trước đó là
số 132/1B/67 Tô Hiến Thành, P15Q10). Điều này càng chứng minh "HĐ mua bán nhà đất số
40/1A Nguyễn Giản Thanh ngày 01/7/2003" là hoàn toàn không có thật. Do đó, TAND Q10
căn cứ HĐ mua bán nhà ngày 01/7/2014 để ra QĐ số 345 là có cơ sở, đúng thực tế diễn ra.
Liên quan QĐ Giám đốc thẩm số 175/2018/DS-GĐT (QĐ số 175), LS Trần Hải Đức chỉ ra
nhiều điểm "nhầm" đến mức khó tin! Cụ thể:
Thứ nhất, vụ án được Chánh án TAND Cấp cao tại TPHCM kháng nghị theo thủ tục Giám đốc
thẩm, nhưng QĐ số 175/2018/DS-GĐT lại ghi "HĐXX tái thẩm" là không đúng. QĐ số 175
áp dụng các Điều 351, Điều 352 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để giải quyết vụ án là không phù
hợp trong việc áp dụng pháp luật theo thủ tục Giám đốc thẩm. lOMoAR cPSD| 46348410
Thứ hai, QĐ số 345 của TAND Q10 công nhận sự thỏa thuận của các đương sự bị kháng nghị
nhưng QĐ số 175 biến thành QĐ số 345 công nhận sự thoả thuận của các đương sự thành "bản
án dân sự phúc thẩm" là hoàn toàn sai.
Thứ ba, nhà đất 40/1A Nguyễn Giản Thanh chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu,
nhưng QĐ số 175 xác định nhà, đất do ông Chinh, bà Hà "đứng tên chủ sở hữu" là không đúng.
Thứ tư, nhà đất được hai bên thỏa thuận nâng giá mua bán lên 3,7 tỷ đồng, thể hiện rõ trong
QĐ số 345. Vậy mà QĐ số 175 lại xác định số tiền mua bán nhà chỉ 2 tỷ đồng. Đây là điểm
mấu chốt để làm căn cứ Giám đốc thẩm, nhưng bị sai nghiêm trọng.
Thực tế, nhà đất số 40/1A Nguyễn Giản Thanh chưa có giấy chủ quyền, hai bên thương thảo
mua bán giá 3,7 tỷ đồng là phù hợp, không có ai khiếu nại về giá cả. Chi cục THADS Q10 đã
THA xong QĐ số 345, việc trốn tránh nghĩa vụ THA không xảy ra, phía được thi hành Bản án
1297 cũng không có khiếu nại hay tố cáo. QĐ số 175 làm cho vụ tranh chấp thêm phức tạp,
kéo dài, không đáng có. Hơn nữa QĐ này có quá nhiều vi phạm nghiêm trọng cả tố tụng lẫn
nội dung. Do đó, căn cứ khoản 1 Điều 326 và khoản 3 Điều 327 Bộ luật Tố tụng dân sự, ông
Đạt và bà Phụng có văn bản đề nghị Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối
cao xem xét kháng nghị theo thủ tục Giám đốc thẩm đối với QĐ số 175…
https://vov.gov.vn/tranh-chap-du-an-hoa-lan-huy-quyet-dinh-cua-toa-cap-cao-giu-nguyen-
anphuc-tham-dtnew-375093?keyDevice=true