-
Thông tin
-
Quiz
Phần cầu thị trường xăng ở Việt Nam môn Thị trường giá cả | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2.1 Phần cầu thị trường xăng ở Việt Nama) Số liệu- Năm 2019: Lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh xăng dầu là 2.693 tỷ đồng,tăng 8% so với cùng kỳ 2018. Nhưng cuối năm có xu hướng giảm khoảng 4% so với năm2018. Sản lượng xuất bán xăng dầu năm 2019 là 9.927.375 m3/tấn, tăng 2% so với cùngkỳ 2018.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Thị trường giá cả ( HVNN) 17 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Phần cầu thị trường xăng ở Việt Nam môn Thị trường giá cả | Học viện Nông nghiệp Việt Nam
2.1 Phần cầu thị trường xăng ở Việt Nama) Số liệu- Năm 2019: Lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh xăng dầu là 2.693 tỷ đồng,tăng 8% so với cùng kỳ 2018. Nhưng cuối năm có xu hướng giảm khoảng 4% so với năm2018. Sản lượng xuất bán xăng dầu năm 2019 là 9.927.375 m3/tấn, tăng 2% so với cùngkỳ 2018.Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Thị trường giá cả ( HVNN) 17 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45476132
2.1 Phần cầu thị trường xăng ở Việt Nam a) Số liệu
- Năm 2019: Lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh xăng dầu là 2.693 tỷ đồng,
tăng 8% so với cùng kỳ 2018. Nhưng cuối năm có xu hướng giảm khoảng 4% so với năm
2018. Sản lượng xuất bán xăng dầu năm 2019 là 9.927.375 m3/tấn, tăng 2% so với cùng kỳ 2018.
- Năm 2020: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho hay tổng nhu cầu tiêu thụ xăng
dầu trong cả nước quý I/2020 ước giảm khoảng 30% và dự kiến còn tiếp tục giảm trong thời gian tới.
- Năm 2022: Tổng doanh thu thuần hợp nhất là 151,387 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng
kỳ. Doanh thu tăng chủ yếu do ảnh hưởng của biến động giá dầu. Tổng lợi nhuận hợp nhất
trước thuế là 293 tỷ đồng, đạt 10% kế hoạch và bằng 10% so với cùng kỳ. Tổng số nộp
ngân sách 6 tháng đầu năm 2022 là 21,393 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên,
vẫn còn biến động nhiều so với những năm trước. Chỉ có thể nói là khôi phục một phần chứ không hoàn toàn.
- Hiện nay, tổng lượng xăng dầu tiêu dùng nội địa ở Việt Nam dự kiến khoảng 18 triệu
tấn m3/năm. Cụ thể như sau:
• Xăng các loại (7 triệu m3), DO các loại (9 triệu m3), FO các loại (2 triệu tấn).
• Các hộ công nghiệp (3 triệu tấn – m3), các hộ lẻ (15 triệu tấn – m3).
• Miền Bắc (6 triệu tấn – m3), miền Trung (2 triệu tấn – m3), miền Nam (10 triệu tấn – m3).
• Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19, tiêu thụ hàng hoá nói chung và mặt hàng
xăng dầu nói riêng giảm mạnh. Điều này dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp giảm
so với những năm trước.
b) Các yếu tố tác động
- Sự sẵn có của hàng hóa thay thế: Một hàng hoá càng có nhiều hàng hoá thay thế thì
cầu về hàng hoá đó càng co giãn nhiều theo giá và ngược lại. Xăng dầu là hàng hóa thiết
yếu, ít có khả năng thay thế nên khi giá xăng tăng thì vẫn không ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng. lOMoAR cPSD| 45476132
- Thu nhập của người tiêu dùng:
• Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân. Thunhập
càng cao, nhu cầu sẽ càng lớn. Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc
vào bản chất của hàng hóa đang được xem xét. Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa
bình thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, trong khi thu nhập
giảm sẽ làm giảm cầu. Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm
giảm nhu cầu và ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu.
• Xăng dầu là mặt hàng thiết yếu của nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu rất lớn trong đờisống
xã hội. Giá xăng giảm mạnh trong thời gian qua là một sự hỗ trợ rất lớn về tiêu dùng, đặc
biệt trong bối cảnh bệnh dịch hiện nay. Khi ô tô, xe máy giảm giá một nửa thì người tiêu
dùng sẽ mua ô tô, xe máy nhiều hơn. Ngược lại, khi giá xăng giảm giá một nửa thì lượng
cầu về xăng hầu như không thay đổi.
- Khoảng thời gian giá thay đổi: Thông thường trong dài hạn cầu co giãn nhiều hơn
trong ngắn hạn. Xe máy, ô tô là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Việt Nam.
Khi giá xăng dầu tăng, người tiêu dùng không thể ngay lập tức thay thế xe máy chạy
xăng bằng phương tiện gì khác. Do đó, độ co giãn của cầu về xăng trong một thời gian
ngắn là thấp. Tuy nhiên, nếu giá xăng tiếp tục tăng cao trong dài hạn thì người tiêu dùng
có thể sử dụng xe điện để thay thế xe máy.
- Chính sách của Chính phủ:
• Xăng dầu là mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, được Nhà nước điều hành giá trên cơsở
Luật Giá và Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu. Quỹ vai trò như một chiếc 23
van để đóng mở giá xăng dầu trước những biến động trên thị trường thế giới. Nhà nước
giao cho Bộ Công Thương và một số Bộ, ngành phối hợp quản lý từ sản xuất, nhập khẩu
và cả hệ thống phân phối. Với vai trò điều tiết của Nhà nước mà cụ thể là liên Bộ Công Thương.
• Tài Chính hiện nay, quyền lợi của người tiêu dùng luôn được bảo đảm cùng với vai
trò ổn định kinh tế vĩ mô.
• Theo Nghị định 83/2014 về kinh doanh xăng dầu, cơ cấu giá xăng có 4 sắc thuế:Thuế
nhập khẩu 10%, thuế tiêu thụ đặc biệt 10%, thuế giá trị gia tăng 10% và thuế bảo vệ môi
trường là 3800 – 4000 đồng/lít.
- Kỳ vọng của người tiêu dùng: Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa là
kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả hàng hóa trong tương lai. Nếu giá của một mặt
hàng nào đó dự kiến sẽ tăng trong tương lai gần, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa lOMoAR cPSD| 45476132
đó hơn so với thường ngày. Trong tình huống đó, họ sẽ tránh phải trả tiền cao hơn trong
tương lai. Thói quen “mua xăng dự trữ” của người tiêu dùng Việt Nam: Nếu giá xăng dự
kiến sẽ tăng trong vài ngày tới, mọi người sẽ vội vã đi đổ xăng. Tương tự, khi người tiêu
dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa sẽ giảm, thì ở hiện tại họ sẽ tạm hoãn
một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm. Xăng là mặt
hàng có giá thay đổi thất thường vì do nhiều yếu tố tác động.
- Các yếu tố khách quan:
• Dịch bệnh Covid-19 trên thế giới và trong nước có diễn biến phức tạp đã ảnh
hưởngđến khả năng phục hồi kinh tế của các nước theo đó tác động đến nhu cầu sử dụng xăng.
• Ngày 20-4, lần đầu tiên giá dầu thô thế giới rơi xuống mức âm (dưới 0 USD/thùng)và
đây là mức giá thấp nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa New York (NYMEX) từ năm 1983.
Nguyên nhân là do sản xuất vượt giới hạn tồn trữ. Trong tình hình đó, chúng ta có thể
thấy rõ, nhu cầu tiêu thụ xăng dầu trên thế giới đã sụt giảm nghiêm trọng vì ảnh hưởng
của đại dịch Covid-19, cung vượt cầu, các doanh nghiệp đang tìm mọi cách để đẩy hàng, giảm tồn kho.
• Trong quý I/2020, giá dầu thế giới giảm hơn 60%, kéo giá xăng dầu tại Việt Namgiảm
theo nhưng sức mua rất yếu. Chính vì thế, nhiều công ty kinh doanh xăng dầu lỗ
nặng. Trong một báo cáo vừa gửi lên Ủy ban Quản lý vốn nhà nước (CSCM), Tập đoàn
Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) cho biết quý I-2020 đã lỗ ròng 572 tỉ đồng.
• Do dự trữ kho để đảm bảo nhu cầu thiết yếu nên khi giá xăng dầu thế giới giảm quá
nhanh với biên độ lớn, với mức giảm 60% đã tác động đến giá vốn tồn kho của Petrolimex.
• Trong khi đó, các hãng hàng không trong nước và quốc tế sẽ tiếp tục dừng các
chuyến bay trong nước và quốc tế; nhu cầu vận tải đường thủy, đường bộ sụt giảm mạnh
khiến sản lượng xuất bán xăng dầu thấp, dự trữ tồn kho tăng cao. Hệ quả là nhu cầu thế
giới về hàng hóa, trong đó có xăng dầu sụt giảm mạnh. Cầu suy giảm nhưng cung sản
xuất dầu không giảm, do các nước từ chối cắt sản lượng dẫn đến dư thừa dầu. ❖ NHẬN XÉT CHUNG:
Với sự phát triển và tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong 5 năm tới, tổng nhu cầu
tiêu thụ xăng dầu trong cả nước từ năm 2019 đến năm 2022 trung bình đạt khoảng 6,5 triệu
tấn xăng và 8,5 triệu tấn dầu DO. Trong khi đó, với công suất thiết kế của NMLD Dung Quất
và NSRP hiện tại thì từ năm 2018 tổng nguồn cung xăng cả nước khoảng gần 6 triệu tấn/năm
và tổng nguồn cung dầu khoảng gần 7 triệu tấn/năm (tương ứng khoảng 92% và 82% nhu cầu nội địa). lOMoAR cPSD| 45476132
Như vậy, với tình hình cân đối cung cầu xăng dầu hiện tại thì mỗi năm thị trường Việt
Nam vẫn đang thiếu hụt trung bình khoảng 0,8 triệu tấn xăng và 1,8 triệu tấn dầu DO. Nguồn
xăng dầu thiếu hụt này sẽ được nhập khẩu về Việt Nam từ các nước trong khu vực như
Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Trung Quốc.
Và cung, cầu xăng dầu tại thị trường Việt Nam đến năm 2035 được dự báo sẽ có biến động rất nhiều.
H. 1.7. Biểu đồ dự báo cung cầu xăng dầu thị trường Việt Nam đến năm 2035
(Nguồn: Viện Dầu khí Việt Nam (VPI))